Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tiểu luận an sinh xã hội hiện chính sách xã hội đối với người có công với cách mạng tại xã lương sơn, huyện lương sơn, tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.93 KB, 14 trang )

Đề Bài: Trên cơ sở nội dung, kiến thức đã học qua học phần
An sinh xã hội – CTXH, anh chị hãy lựa chọn 1 đề tài nghiên
cứu ứng dụng (cấp độ 1) và thiết kế 1 đề cương nghiên cứu ở
trình độ sau đại học.

ĐỀ TÀI :
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI
CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TẠI XÃ LƯƠNG SƠN,
HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH

LỜI NÓI ĐẦU
1


1. Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử Việt Nam trải qua hàng ngàn năm chống giặc ngoại xâm để dựng
nước và giữ nước. Trong các cuộc đấu tranh cách mạng ấy có biết bao người con
đất Việt đã anh dũng chiến đấu không quản gian khó hi sinh một phần xương
máu và thậm chí là cả cuộc đời mình để viết nên những trang sử hào hùng của
dân tộc và bảo vệ cho tổ quốc.
Cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước đã lùi sâu vào quá khứ nhưng những
hậu quả để lại cho đất nước, cho người dân Việt Nam là quá lớn. Nó không chỉ
tàn phá nặng nề nền kinh tế vốn đã nghèo nàn và lạc hậu của nước ta, mà những
vết tích của chiến tranh vẫn còn theo mãi với những người con ưu tú của dân
tộc. Đó là những thương tật, bệnh tật mà họ sẽ phải sống và mang trên mình suốt
phần đời còn lại, nó ảnh hưởng đến mọi khía cạnh đời sống của những người có
công. Tuy nhiên, những tổn hại về kinh tế - xã hội vẫn có thể vựng dậy sau chiến
tranh, nhưng những nỗi đau của con người thì không gì có thể bù đắp hết. Bởi
nhiều gia đình đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn khi mất đi người thân,
người trụ cột trong gia đình, họ ra đi và mãi mãi không bao giờ có thể trở lại, và
còn nỗi đau nào hơn khi hàng ngày phải chứng kiến những đứa con thân yêu


quoằn quoại trong nỗi đau thể xác, đó là những đứa trẻ bị tật nguyền dị dạng, dị
tật, những nạn nhân chất độc màu da cam…
Công lao của những người đã quyên mình vì nước ấy sẽ mãi mãi được lưu
danh, ghi nhớ. Bởi vậy, Chăm lo mọi mặt đời sống người và gia đình người có
công với cách mạng vừa là trách nhiệm, nghĩa vụ của Đảng, Nhà nước vừa là
trách nhiệm, tình cảm của nhân dân ta.
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, dù nền kinh tế xã hội đã có nhiều đổi
thay nhanh chóng nhưng công tác ưu đãi người có công luôn được Đảng và Nhà
nước quan tâm chỉ đạo thực hiện đạt nhiều kết quả. Hiện tại cả nước đã có hơn 8
triệu người có công với cách mạng được hưởng chế độ ưu đãi một lần và hàng
2


tháng. Trong đó, khoảng 1,5 triệu người hưởng trợ cấp hàng tháng, hàng chục
nghìn con thương binh, con liệt sỹ được hưởng chế độ ưu đãi về giáo dục đào
tạo, chăm sóc y tế, hơn 1000 cán bộ lão thành cách mạng được hỗ trợ cải thiện
nhà ở…
Cùng với các chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước còn có sự quan tâm
hỗ trợ của cộng đồng và đặc biệt quan trọng nhất vẫn là sự nỗ lực vươn lên của
đối tượng. Bởi vậy hiện nay 90% người có công với cách mạng đã có mức sống
bằng hoặc cao hơn so với mặt bằng mức sống nơi cư trú.
Chăm lo đời sống cho người và gia đình người có công với cách mạng
cùng với nguồn kinh phí của nhà nước, các phong trào đền ơn đáp nghĩa với 5
chương trình cụ thể: chương trình xây dựng nhà tình nghĩa; tặng sổ tiết kiệm
tình nghĩa; chăm sóc bố, mẹ, vợ liệt sỹ già yếu con liệt sỹ mồ côi không nơi
nương tựa; xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa, và chương trình ổn định đời sống
thương bệnh binh đã tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội. Cả nước đã cùng
chia sẻ với những khó khăn chung của những người có công với cách mạng đạt
nhiều kết quả, hàng năm “Qũy đền ơn đáp nghĩa” được đóng góp, xây dựng
hàng tỷ đồng, hàng nghìn sổ tiết kiệm đã được trao tặng cho các gia đình chính

sách còn khó khăn, hàng trăm ngôi nhà tình nghĩa được xây mới và sửa chữa...
Những việc làm tình nghĩa đó đã phần nào bù đắp những mất mát hy sinh, góp
phần cải thiện chất lượng đời sống cho người và gia đình người có công với
cách mạng được tốt hơn.
Xã …….., huyện Lương Sơn, tỉnh HÒA BÌNH với số lượng dân cư tập
trung tương đối đông, trong đó số lượng người có công chiến số lượng cũng
tương đối lớn. Người dân nơi đây không chỉ kiên cường, anh dũng trong đấu
tranh giải phóng dân tộc bảo vệ tổ quốc mà còn giàu truyền thống cần cù, chịu
khó, biết đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, có tình nghĩa thủy chung, biết
ơn những người đã “Vì nước quên thân vì dân phục vụ”. Trong những năm gần
đây chính quyền, đảng bộ và nhân dân xã đã có nhiều cố gắng trong việc quan
tâm, chăm lo mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần đối với người có công với
cách mạng và gia đình của họ bằng nhiều việc làm thiết thực. Do vậy, đời sống
3


của nhiều gia đình chính sách đã phần nào được ổn định và cải thiện. Song, với
điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn bởi vậy việc chăm sóc, giúp đỡ mới
chỉ có thể đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu của người có công mà chưa thể
đáp ứng những nhu cầu đa dạng khác. Do đó đẩy mạnh phong trào toàn dân
chăm sóc Người có công trên địa bàn xã có ý nghĩa rất quan trọng góp phần
nâng cao đời sống của người có công trên mọi phương diện.
Vì những lý do trên tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Thực hiện chính
sách xã hội đối với Người có công với cách mạng tại Xã Lương Sơn, huyện
Lương sơn, tỉnh Hòa Bình”
2. Tổng quan vấn đế nghiên cứu
Lịch sử dân tộc ta gắn liền với nhiều cuộc chiến tranh trường kỳ, gian
khổ. Để có được những chiến thắng và đất nước ta được như ngày hôm nay, thì
chúng ta không thể không nói đến những người con ưu tú của dân tộc đã hy sinh
cho sự nghiệp cách mạng giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Họ là những

người có công lao to lớn mà Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân đời đời ghi
nhớ. Biết ơn và có nghĩa vụ bù đắp với những hy sinh mất mát đó là trách nhiệm
của toàn Đảng toàn dân và việc hoàn thiện hệ thống chính sách về công tác ưu
đãi xã hội là cấp thiết.
Theo Bộ LĐTB&XH, “Chính sách đối với thương binh, bệnh binh, liệt sỹ
và gia đình liệt sỹ, người và gia đình người có công với cách mạng”. Hà Nội,
năm 1991 cho thấy: Việc ưu tiên, ưu đãi thương binh, gia đình liệt sỹ, người và
gia đình có công giúp đỡ cách mạng thể hiện tinh thần đền ơn trả nghĩa, và là
một bộ phận của chính sách đối với những người, những gia đình đã hy sinh,
cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Tạo những điều kiện cần thiết
để các đối tượng chính sách, bằng sức lao động của mình để cải thiện đời sống,
đảm bảo cho họ có mức sống không thấp hơn mức sống trung bình của nhân dân
địa phương. Gắn việc thực hiện tốt chính sách ưu tiên, ưu đãi các đối tượng
chính sách với việc xây dựng nông thôn mới, gia đình văn hoá mới phù hợp với
khả năng chung trong đó cần đặc biệt quan tâm đến những gia đình có nhiều khó
khăn, những người đã bị hạn chế nhiều về sức lao động.
4


Chính phủ Việt Nam coi vấn đề chính sách xã hội với người có công là
mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển an sinh xã hội của đất nước.Tuy
nhiên các quan điểm về chính sách an sinh xã hội vẫn còn tồn tại dưới nhiều góc
độ đơn thuần, chưa đáp ứng được hết các nhu cầu của người có công với cách
mạng trong cuộc sống.
Vì vậy, để hiểu rõ hơn về các chính sách xã hội đối với người có công với
cách mạng đang được thực hiện như thế nào thì cần đi sâu nghiên cứu và tìm
hiểu một cách thực tế nhất tại các địa phương.
Trên cơ sở vận dụng những kiến thức đã học và kế thừa những
nghiên cứu đi trước, tôi đã lựa chọn đề tài: “Thực hiện chính sách xã hội
đối với người có công với cách mạng tại Xã LƯƠNG SƠN, huyện Lương

sơn, tỉnh HÒA BÌNH”. Đề tài này sẽ góp phần tiếng nói vào lĩnh vực
nghiên cứu trong lĩnh vực chăm sóc người có công trên địa bàn tỉnh Cao
Bằng nói riêng và toàn đất nước Việt Nam nói chung.
3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa lý luận
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
4. Đối tượng phạm vi và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng công tác xã hội hóa chăm sóc Người có công với cách
mạng tại xã LƯƠNG SƠN huyện Lương sơn tỉnh HÒA BÌNH
4.2. Khách thể nghiên cứu
- Người có công với cách mạng.
- Cán bộ thực hiện công tác Thương binh - xã hội
- Các cán bộ cơ sở địa phương, các ban nghành đoàn thể của phường trong việc
tham gia công tác xã hội hóa chăm sóc người có công.
4.3 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Ủy ban Nhân dân xã LƯƠNG SƠN huyện Lương sơn tỉnh HÒA
BÌNH
- Thời gian: từ……………………………………
5


5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
5.1.Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng công tác xã hội hóa chăm sóc Người có công tại xã
LƯƠNG SƠN huyện Lương sơn tỉnh HÒA BÌNH. Từ đó đưa ra một số giải
pháp, kiến nghị nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa chăm
sóc Người có công.
5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ khái niệm: Người có công, chính sách ưu đãi người có công và các khái

niệm liên quan.
Tìm hiểu thực tế thực hiện chế độ ưu đãi với người có công trên địa bàn xã
LƯƠNG SƠN huyện Lương sơn tỉnh HÒA BÌNH Tìm hiểu những kết quả đã
đạt được, những tồn tại cũng như những nguyên nhân của kết quả và hạn chế đó.
Đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị khác phục.
6. Câu hỏi nghiên cứu
- Hiện nay tình hình thực hiện chính sách xã hội với người có công tại xã
LƯƠNG SƠN huyện Lương sơn tỉnh HÒA BÌNH như thế nào?
- Giải pháp nâng cao hiệu quả của chính sách xã hội với người có công xã
LƯƠNG SƠN huyện Lương sơn tỉnh HÒA BÌNH?
7. Giả thuyết và giải pháp nghiên cứu
- Giả thuyết nghiên cứu: Chính sách ưu đãi xã hội với người có công trên địa
bàn được thực hiện hiệu quả với đầy đủ các chế độ theo quy định của Nhà nước.
Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số khó khăn nhất định cần được khắc phục trong
thời gian tới.
- Giải pháp nghiên cứu: khắc phục các nhu cầu còn thiếu trong đời sống của
người có công, thực hiện các chính sách chăm lo đến đời sống, đảm bảo về mọi
chế độ ưu đãi đối với người có công.
8.Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu phân tích tài liệu: Các tài liệu, các nghị định,
chính sách ưu đãi người có công, các tài liệu có liên quan đến công tác xã hội
hóa chăm sóc người có công với cách mạng. phân tích các tài liệu, văn bản, các
6


thông tin đã thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau. Phân tích và tổng hợp các
thông tin trên cơ sở đó đưa ra các nhận xét, đánh giá.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Tiến hành phỏng vấn sâu đối với cán bộ
thương binh xã hội của phường, các cán bộ địa phương, phỏng vấn sâu đối với 1
số người có công với cách mạng tại xã.

- Phương pháp điều tra bảng hỏi: Tiến hành phát phiếu hỏi cho 30 đối
tượng người có công với cách mạng của xã.
- Phỏng vấn cán bộ phụ trách mảng người có công của Ủy ban Nhân dân xã
LƯƠNG SƠN huyện Lương sơn tỉnh HÒA BÌNH .
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHÍNH SÁCH XÃ
HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TẠI XÃ LƯƠNG
SƠN HUYỆN LƯƠNG SƠN TỈNH HÒA BÌNH
1. Khái niệm Người có công với cách mạng và các khái niệm có liên quan
1.1 Khái niệm Người có công với cách mạng
1.2 Khái niệm xã hội hóa chăm sóc người có công với cách mạng.
1.2.1 Khái niệm xã hội hóa
1.2.2. Xã hội hóa chăm sóc người có công với cách mạng
1.3. Các khái niệm liên quan
1.3.1. Chính sách xã hội
1.3.2. An sinh xã hội
1.3.3. Ưu đãi xã hội
2. Các lý thuyết
3. Một số văn bản pháp luật liên quan đến thực hiện chính sách xã hội đối
với người có công.
Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐỐI VỚI
NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TẠI XÃ LƯƠNG SƠN, HUYỆN
LƯƠNG SƠN , TỈNH HÒA BÌNH.
I.Tổng quan về địa bàn thực tập
7


1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội của Đề Thám ảnh hưởng đến
việc thực hiện chính sách đối với người có công
1.1. Điều kiện tự nhiên:
1.2.Kinh tế:

1.3.Về An ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội:
1.4.Về Văn hóa xã hội, thể dục – thể thao:
II.Thực trạng đời sống người có công tại xã LƯƠNG SƠN, huyện Lương
sơn, tỉnh HÒA BÌNH.
Sau những ngày lăn lội nơi chiến trường nay trở về với cuộc sống đời thường
những người có công với cách mạng họ gặp nhiều khó khăn hơn để theo kịp
nhịp sống thay đổi từng ngày. Bởi hầu hết họ tuổi đã cao, sức khỏe suy giảm
nhiều vì thương tật, bệnh tật, thiếu thốn kinh nghiệm trong làm ăn, không có
nguồn vốn để đầu tư, trình độ tay nghề thấp hoặc không có, chính vì vậy đời
sống người và gia đình người có công với cách mạng hầu hết còn gặp nhiều khó
khăn, mức sống của họ chưa thể bằng so với mức sống người dân nơi cư trú. Kết
quả khảo sát bằng phiếu hỏi cho thấy 70/100 người có công cho rằng hoàn cảnh
gia đình còn khó khăn, 20/100 phiếu trả lời nhận định hoàn cảnh gia đình ở mức
trung bình. Và chỉ có 10/30 người có công có hoàn cảnh gia đình mức khá giả.
Với những nơi điều kiện kinh tế phát triển như các thành phố lớn, trung
tâm huyện thị cơ hội việc làm cho người có công và thân nhân của họ mặc dù
không lớn nhưng cũng đáp ứng phần nào nhu cầu làm việc và tạo ra thu nhập cho
họ. Ở những nơi điều kiện kinh tế kém phát triển hơn như khu vực vùng sâu, vùng
xa, vùng điều kiện khó khăn thì việc làm không chỉ đối với người có công mà cả
thân nhân của họ còn quá xa vời. Cuộc sống của bản thân và gia đình chỉ có thể
trông chờ vào khoản trợ cấp hàng tháng ít ỏi so với những khoản chi tiêu hàng
ngày. Xã LƯƠNG SƠN là một xã thuốc huyện Lương sơn, trước đây điều kiện
kinh tế còn kém phát triển, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, người có
công còn nhiều khó khăn hơn. Trong hai năm trở lại đây, thị Xã LƯƠNG SƠN
bước đầu phát triển đời sống người dân được cải thiện, nhiều gia đình chính sách
đã có điều kiện phát triển kinh tế gia đình, tìm kiếm việc làm tạo ra thu nhập cho
8


bản thân và gia đình. Kết quả nghiên cứu cho thấy 4/30 người có công chiếm

13,3% cho rằng có việc làm thường xuyên giúp tạo ra thu nhập ổn định cho chính
bản thân và gia đình họ. Tỷ lệ này tuy chưa cao và còn 9/30 người có công chiếm
30% cho rằng không có việc làm. Nhưng những kết quả trên đã thể hiện được
phần nào thực trạng đời sống của người có công và gia đình chính sách có công
với cách mạng.
Để tìm hiểu thực trạng đời sống người có công với cách mạng tại xã
LƯƠNG SƠN, huyện Lương sơn , tình HÒA BÌNH, đề tài đã sử dụng phương
pháp quan sát, phiếu hỏi với số lượng 100 phiếu được phát cho 100 đối tượng
người có công khác nhau rải rác khắp địa bàn xã, kết hợp với phỏng vấn sâu, từ
đó thấy được sự đánh giá của bản thân người có công với cuộc sống thực tại của
họ, những tâm tư nguyện vọng cũng như việc thực hiện các chính sách ưu đãi
chăm sóc người có công ở địa phương được thực hiện ra sao và hiệu quả mà nó
đem lại như thế nào.
2.1.Thực trạng về sức khỏe
2.2. Đặc điểm tâm lý
2.3.Thực trạng về việc làm
2.4. Nhu cầu đời sống người có công tại xã LƯƠNG SƠN huyện Lương sơn
tỉnh HÒA BÌNH.
3. Chính sách Ưu đãi xã hội đối với người có công với cách mạng tại tại xã
LƯƠNG SƠN huyện Lương sơn tỉnh HÒA BÌNH.
III. Các yếu tố tác động đến việc thực hiện chính sách.
3.1. Yếu tố khách quan
Qua nghiên cứu tìm hiểu, thu thập số liệu cho thấy vấn đề kinh tế, tình trạng
việc làm tạo thu nhập cho gia đình, việc chăm sóc sức khỏe cho người có công
là yếu tố tác động trực tiếp đến đời sống của người có công trên toàn xã.
- Phần lớn các gia đình người có công đều có hoàn cảnh tương đối khó khắn,
thiếu thốn về cả vật chất và tinh thần. Sau chiến tranh, họ trở về và đa số họ đều
bị những di chứng của chiến tranh đem lại. Các chất độc hóa học len lỏi trong cơ
thể của họ cũng phần nào làm ảnh hưởng lớn đến đời sống. Họ không có một
9



sức khỏe ổn định để giúp gia đình phát triển kinh tế, chính vì thế mà gia đình
của người có công thường là các hộ gia đình có kinh tế không ổn định, kếm phát
triển.
- Do địa hình chủ yếu là đồi núi nên việc triển khai các chính sách đến từng hộ
gia đình còn gặp khó khăn.
3.2. Yếu tố chủ quan
- Chính quyền địa phương đôi lúc do lượng công việc còn nhiều nên chưa tập
trung chỉ đạo triển khai các kế hoạch, chính sách một cách tốt nhất.
- Các cán bộ thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với người có công đôi khi
vẫn còn lơ là, coi nhẹ tầm quan trọng của việc chăm sóc, đáp ứng các nhu cầu
của người có công còn thiếu thốn và hạn chế.
- Người dân vẫn coi nhẹ việc thực hiện các chính sách ưu tiên với người có
công, việc rà soát đôi lúc chưa đầy đủ.
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÃ
HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁC MẠNG TẠI XÃ LƯƠNG
SƠN HUYỆN LƯƠNG SƠN TỈNH HÒA BÌNH
I. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác xã hôi chăm sóc người có
công.
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động
- Nội dung tuyên truyền:
- Hình thức tuyên truyền:
2. Các ngành đoàn thể địa phương cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động
chăm sóc người có công
3. Học hỏi và nhân rộng các mô hình chăm sóc người có công với cách
mạng có hiệu quả trong và ngoài Tỉnh
4. Cần đẩy mạnh phong trào xã phường làm tốt công tác chăm sóc người có
công với cách mạng.
Để công tác chăm sóc thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ đạt hiệu quả tốt hơn,

trước hết các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, xây dựng chương trình tình nghĩa
10


không những cần tăng về số lượng mà còn phải đảm bảo về chất lượng, phù hợp
với điều kiện kinh tế xã hội, có khả năng huy động cao nguồn lực trong nhân
dân. Các quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” cũng cần được quản lý và sử dụng hiệu quả
hơn, thu hút được sự đóng góp của nhiều tầng lớp nhân dân, đơn vị, cơ quan, tổ
chức chính trị xã hội, doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn xã, với tinh thần và
trách nhiệm thực sự. Có như vậy, thế chân kiềng “Nhà nước – cộng đồng – bản
thân người có công” mới phát huy được sức mạnh tối đa trong lĩnh vực chăm
sóc thương bệnh binh, thân nhân liệt sỹ.
Cần đẩy mạnh phong trào xã phường làm tốt công tác chăm sóc đời sống
người có công, nhằm phát huy tính tự lực, tự cường của các gia đình chính sách.
Thành lập ban chỉ đạo làm tốt công tác thương binh liệt sỹ, đồng thời xây dựng
kế hoạch, triển khai trực tiếp xuống các xóm, tổ, các gia đình chính sách.
Trong công tác xã hội chăm sóc người có công thì việc xây dựng xã
phường làm tốt công tác chăm sóc thương binh, Liệt sỹ, người có công với cách
mạng là trung tâm để đẩy mạnh toàn diện phong trào toàn dân chăm sóc người
có công. Vì vậy cần đẩy mạnh hơn nữa phong trào này, để xây dựng phường làm
tốt công tác chăm sóc người có công cần phải:
- Ban chỉ đạo xã cần căn cứ và tình hình cụ thể của địa phương mà đề ra
tiêu chuẩn xây dựng kế hoạch phối hợp hoạt động và xác định trách nhiệm của
các ngành đoàn thể trong việc chăm sóc thương binh, Liệt sỹ, người có công với
cách mạng. Đặc biệt là các qui định đóng góp quỹ, hình thức đóng góp, và một
số ưu tiên hơn cho các doanh nghiệp có sự tham gia đóng góp tích cực hơn,
nhiều hơn cho quỹ Đền ơn đáp nghĩa… vì xã LƯƠNG SƠN đang ngày càng thu
hút nhiều hơn các doanh nghiệp, đơn vị hoạt động trên địa bàn.
- Từng ngành, đoàn thể phường cần căn cứ vào kế hoạch chung của ban
chỉ đạo xã mà rà soát việc thực hiện các chính sách thuộc trách nhiệm của mình

để có các biện pháp khắc phục, phát huy.
- Các thành viên ban chỉ đạo theo sự phân công sẽ kiểm tra việc thực
hiện, triển khai kế hoạch của các ngành, đoàn thể địa phương.
11


- Tổ chức kiểm tra để đánh giá kết quả đạt được trong công tác chăm sóc
người có công và gia đình chính sách của các ban ngành đoàn thể, các tổ chức,
doanh nghiệp, các cá nhân trên địa bàn xã.
Đồng thời xã cần giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để đối tượng chính
sách được phát huy truyền thống, năng lực sở trường của mình khắc phục những
khó khăn, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, phần đấu vươn lên trong cuộc
sống, làm giàu bằng chính khả năng của bản thân và gia đình mình, phù hợp với
hoàn cảnh, điều kiện kinh tế mới. Các tổ, xóm trên địa bàn xã cần thường xuyên
tổ chức họp mặt trao đổi kinh nghiệm làm ăn, biểu dương khen thưởng những
gia đình chính sách tiêu biểu. Tổ chức cho nhân dân trên địa bàn xã bình xét và
công nhận các danh hiệu “Người công dân kiểu mẫu”, “Gia đình cách mạng
gương mẫu” trong thương bệnh binh và gia đình liệt sỹ.
Quan tâm tu bổ, nâng cấp để các công trình ghi công liệt sỹ luôn khang
trang, sạch đẹp. Tổ chức cho nhân dân và thân nhân liệt sỹ đến thăm viếng mộ
liệt sỹ, tưởng niệm các liệt sỹ đã hy sinh vì độc lập tự do của tổ quốc. Đặc biệt
cần xây dựng bia tưởng niệm ghi tên các anh hùng liệt sỹ của địa phương, bởi
nó có ý nghĩa rất lớn trong việc tôn vinh những người con quê hương, các gia
đình có công với cách mạng và có ý nghĩa giáo dục cao, vận động tham gia
đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp cá nhân, trường học trên địa bàn
phường, đặc biệt là đối với nhà máy gang thép, nhà máy xi măng, các doanh
nghiệp tư nhân...
Nhà bia ghi tên liệt sỹ cần được đặt ở trung tâm văn hóa của xã, hoặc gần
Đài tưởng niệm liệt sỹ. Họ tên liệt sỹ, những người con của quê hương được
khắc trên bia đá và đặt tại vị trí trang trọng của nhà bia. Các ngày lễ tết, ngày

giỗ của liệt sỹ các cấp ủy, đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân địa phương đến
thắp hương tưởng nhớ các liệt sỹ.
5. Tăng cường công tác lãnh đạo của các cấp chính quyền địa phương đối
với việc chăm sóc người có công với cách mạng.
6. Nâng cao năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức cho các cán bộ làm
công tác thương binh xã hội.
12


II. Kết luận và kiến nghị:

13


14



×