Tải bản đầy đủ (.pdf) (277 trang)

Luận án Tiến sĩ Sử học: Chính sách của Mỹ đối với Việt Nam từ 1940 đến 1956

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.48 MB, 277 trang )

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHAN VĂN HOÀNG

CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI VIỆT
NAM
TỪ 1940 ĐẾN 1956

Chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
Mã số: 5.03.15

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC

Người hướng dẫn khoa học
GIÁO SƯ TRẦN VĂN GIÀU
PCS.TS NGUYỄN PHAN QUANG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2002

2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án này là trung thực.
Những kết luận của luận án chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ cô


trình nào khác.
Tác giả luận án

Phan Văn Hoàng

2


MỤC LỤC

DẪN LUẬN ............................................................................................................................... 7
1. Lý do chọn đề tài – mục đích nghiên cứu .......................................................................... 8
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 10
3. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................................. 11
4. Các nguồn tƣ liệu ............................................................................................................. 13
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................................... 13
6. Những đóng góp của luận án ........................................................................................... 19
7. Cấu trúc của luận án ......................................................................................................... 23
CHƢƠNG MỞ ĐẦU: VIỆT NAM TRONG TẦM NGẮM CỦA MỸ (TRƢỚC 1940) ........ 26
1. Chủ nghĩa bành trƣớng: bản chất của Mỹ ........................................................................ 27
2. Mỹ quan tâm đến Việt Nam (trƣớc 1940)........................................................................ 32
CHƢƠNG I: VIỆT NAM TRONG CHÍNH SÁCH CỦA MỸ THỜI CHIẾN TRANH CHÂU
Á - THÁI BÌNH DƢƠNG (TỪ GIỮA NĂM 1940 ĐẾN GIỮA NĂM 1945) ........................ 39
1. Việt Nam trong quan hệ Mỹ - Nhật ................................................................................. 41
1.1. Mỹ mƣợn tay Nhật loại Pháp khỏi Việt Nam ........................................................... 41
1.2. Mỹ muốn trung lập hóa Việt Nam ............................................................................ 45
1.3. Việt Nam là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến chiến tranh Mỹ - Nhật .. 47

3



2. Việt Nam trong quan hệ Mỹ - Pháp ................................................................................. 49
2.1. Mỹ tìm mọi cách loại Pháp khỏi Đông Dƣơng ......................................................... 50
2.2. Mỹ chủ trƣơng đặt Việt Nam dƣới sự ủy trị quốc tế................................................. 61
CHƢƠNG II: VIỆT NAM TRONG "CHIẾN TRANH UỶ NHIỆM" CỦA MỸ (1945-1954)
.................................................................................................................................................. 71
Tiết 1: Mỹ giúp Pháp tái chiếm Việt Nam (1945 – 1950) ................................................... 78
1.1. Mỹ muốn loại bỏ cách mạng Việt Nam .................................................................... 79
1.2. Mỹ giúp Pháp tái chiếm Việt Nam ........................................................................... 83
1.3. Mỹ dùng "lá bài Bảo Đại". ........................................................................................ 88
Tiết 2: Mỹ giúp Pháp đẩy mạnh chiến tranh chống Việt Nam (1950 – 1952)................... 101
2.1. Sau thắng lợi của Cách mạng Trung Quốc ............................................................. 102
2.2. Sau khi chiến tranh Triều Tiên bùng nổ.................................................................. 106
Tiết 3: Mỹ giúp Pháp kéo dài chiến tranh chống Việt Nam (1953 - giữa 1954) ............... 112
3.1. Mỹ và "Kế hoạch Navarre". .................................................................................... 120
3.2. Mỹ với Chiến cuộc Điện Biên Phủ. ........................................................................ 125
3.3. Mỹ phá hoại Hội nghị Genève 1954 về Đông Dƣơng. ........................................... 139
CHƢƠNG III: MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG Ý ĐỒ BÀNH TRƢỚNG THẾ LỰC CỦA
MỸ (TỪ GIỮA 1954 ĐẾN GIỮA 1956) .............................................................................. 149
1. Mỹ thay ảnh hƣởng của Pháp bằng thế lực của Mỹ....................................................... 150
1.1. Mỹ gạt Pháp ra khỏi Miền Nam Việt Nam. ............................................................ 150
1.1.1. Mỹ loại bỏ dần các "con cờ" của Pháp. ........................................................... 150
1.1.2. Mỹ loại Pháp ra khỏi Miền Nam Việt Nam. .................................................... 161

4


- Mỹ viện trợ trực tiếp cho Ngô Đình Diệm: ......................................................... 161
- Mỹ buộc Pháp rút quân khỏi Miền Nam Việt Nam. ............................................ 162
1.2. Mỹ biến Miền Nam Việt Nam thành một khu vực ảnh hƣởng của Mỹ: ................. 164

1.2.1. Mỹ xây dựng chính quyền và quân đội thân Mỹ ở Miền Nam Việt Nam: ...... 164
1.2.2. Mỹ gia tăng số quân nhân Mỹ và đổ vũ khí vào Miền Nam Việt Nam. .......... 171
2. Mỹ núp dƣới bóng SEATO để can thiệp quân sự trực tiếp vào Việt Nam .................... 172
2.1. Mỹ âm mƣu quốc tế hóa sự can thiệp quân sự vào Việt Nam ................................ 172
2.2. Con đƣờng đi đến SEATO: ..................................................................................... 173
2.3. SEATO và Việt Nam. ............................................................................................. 177
3. Mỹ phá hoại Hiệp định Genève, nhen lại ngọn lửa chiến tranh ở Việt Nam. ................ 179
3.1. Mỹ phá hoại tổng tuyển cử để tái thống nhất Việt Nam ......................................... 180
3.2. Mỹ trả thù và phân biệt đối xử những ngƣời Việt Nam yêu nƣớc .......................... 183
CHƢƠNG KẾT LUẬN: CHỦ NGHĨA BÀNH TRƢỚNG : SỢI CHỈ XUYÊN SUỐT CHÍNH
SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI VIỆT NAM TỪ 1940 ĐẾN 1956.............................................. 186
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ............................................................. 203
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 204

5


PHỤ LỤC............................................................................................................................... 228
1. MỘT SỐ TƢ LIỆU GỐC .............................................................................................. 229
2. MỘT SỐ HÌNH ẢNH .................................................................................................... 238
3. TIỂU LUẬN: ................................................................................................................. 242

6


DẪN LUẬN
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI - MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4. CÁC NGUỒN TƢ LIỆU

5. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

7


1. Lý do chọn đề tài – mục đích nghiên cứu
1.1. Ngày 8-5-1963, lại kỳ họp lần thứ 6, khóa II của Quốc hội nƣớc Việt Nam dân
chủ cộng hòa, chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Việt Nam xa cách Hoa Kỳ hàng vạn dặm. Nhân
dân Việt Nam và nhân dân Hoa Kỳ không thù, oán gì nhau" [17,X,94].
Thế thì tại sao, trong nửa sau của thế kỷ XX, nhiều chính phủ liên tiếp của Mỹ đã tiến
hành một cuộc chiến tranh vô cùng khốc liệt, trên một quy mô lớn, trong một thời gian dài,
chống lại nhân dân Việt Nam?
Để trả lời thỏa đáng câu hỏi trên, không thể không tìm hiểu tiến trình dính líu của Mỹ
vào Việt Nam trƣớc 1954, vì - nhƣ V.I. Lê-nin đã chỉ ra -"liệu ngƣời ta có thể giải thích đƣợc
một cuộc chiến tranh mà lại không vạch ra những mối liên hệ gắn liền cuộc chiến tranh đó
với đƣờng lối chính trị trƣớc đây của một quốc gia nhất định, của một hệ thống quốc gia nhất
định, của những giai cấp nhất định hay chăng?". V.I. Lênin nhấn mạnh: "Đây chính là vấn đề
cơ bản mà ngƣời ta thƣờng hay quên và nếu không hiểu rõ vấn đề đó thì chín phần mƣời
những cuộc bàn cãi về chiến tranh đều biến thành những cuộc đấu khẩu vô vị, những cuộc
chửi bới lẫn nhau, và không hiểu gì về cuộc chiến tranh đó cả" [15, XXXII, 104].
1.2. Cuộc chiến tranh của Mỹ xâm lƣợc Việt Nam và cuộc kháng chiến của nhân dân
Việt Nam chống đế quốc Mỹ lừ 1954 đến 1975 đã đƣợc các nhà sử học Việt Nam và nƣớc
ngoài nghiên cứu rất kỹ. Một sử gia Mỹ, Slanley Karnow, viết: "Không có cuộc chiến tranh
nào trong lịch sử lại đƣợc nghiên cứu một cách tỉ mỉ nhƣ thế ngay trong lúc nó đang diễn ra"
[133, 146].

8



Song quan hệ giữa hai nƣớc trong thời kỳ trƣớc 1954 lại "ít đƣợc biết đến, ngay cả
đối với những nhà chuyên môn" nhƣ nhận xét của một sử gia Mỹ khác, Bernard B. Fall
[165, 118].
Trong tiến trình dính líu ngày càng sâu vào Việt Nam, những ngƣời cầm quyền ở Mỹ
đƣa ra những chính sách khác nhau, thậm chí trái ngƣợc nhau (khi thì ngăn cản Pháp trở lại
Việt Nam, khi thì giúp Pháp tái chiếm Việt Nam). Do đó, không thể nhận ra "mẫu số chung"
của các chính sách ấy nếu không thấy đƣợc ý đồ sâu xa và nhất quán của Washington.
1.3. Tìm hiểu lịch sử nƣớc Mỹ từ khi lập quốc đến nay, chúng tôi nhận thấy: Mỹ luôn
tìm cách bành trƣớng thế lực mọi mặt của mình ra mọi nơi trên thế giới.
Để che đậy những hành động xấu xa của mình, Mỹ đƣa ra các chiêu bài hoa mỹ nhƣ
"châu Mỹ của ngƣời châu Mỹ" (America for Americans), "cửa mở" (Open Door) để tạo
"cơ hội đồng đều" (equal opportunilies)... Riêng đối với Việt Nam, trong 16 năm (19401956), Mỹ lần lƣợt đƣa ra các chiêu bài "trung lập hóa", "chống chủ nghĩa thực dân [Pháp]",
"bảo vệ thế giới tự do"…
Nắm vững bản chất đế quốc chủ nghĩa của Mỹ, chúng tôi tìm ra "sợi chỉ xuyên suốt"
các chính sách khác nhau của Mỹ đối với Việt Nam, không chỉ trong 16 năm nói trên mà
ngay cả hiện nay. Từ đó, chúng ta có thể rút ra những kết luận có ích cho việc xây dựng
chính sách ngoại giao đối với Mỹ trong hiện tại và trong tƣơng lai.

9


2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu Việt Nam trong ý đồ bành trƣớng thế lực của Mỹ từ 1940 đến
1956, trải qua ba đời tổng thống Mỹ: Franklin D. Roosevelt, Harry S. Truman và Dwight D.
Eiscnhowcr.
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là Việt Nam, mặc dù lúc đó quốc hiệu này đã bị
xóa trên bản đồ thế giới:
Giặc cướp hết non cao biển rộng,
Cướp cả tên nòi giống tổ tiên.

Lưỡi gươm cắt đất ngăn miền
Núi sông một khúc ruột liền chia ba(*)
Lúc đó, thế giới chỉ biết đến Đông Dƣơng thuộc Pháp bao gồm năm xứ: Bắc Kỳ,
Trung Kỳ, Nam Kỳ, Lào và Cam-bốt.
Tuy nhiên, Việt Nam - bao gồm Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ - chiếm hơn 44,5%
diện tích và hơn 83,5% dân số của toàn Đông Dƣơng, luôn là yếu tố quan trọng nhất và năng
động nhất. Do đó trong nhiều trƣờng hợp, nói đến Đông Dƣơng là nói đến Việt Nam, và
ngƣợc lại.
Năm 1940 đƣợc chọn làm thời điểm mở đầu luận án, vì từ năm đó, do nhiều yếu tố
khách quan và chủ quan, Mỹ bắt đầu quan tâm nhiều đến Việt Nam.
Trong cuộc họp báo trên tàu Quincy ngày 23-2-2945, tổng thống Roosevelt nói:
"Trong suốt hai năm nay, tôi ƣu tƣ khủng khiếp về vấn đề Đông Dƣơng" [102,562].
Có lẽ căn cứ vào lời tuyên bố đó mà Nguyễn Thành viết: "Tổng thống Mỹ Ph. Ru-dơven quan tâm đến Đông Dƣơng chậm nhất là từ tháng 3 năm 1943" [157, 15] và Phạm Xanh
cũng có ý kiến tƣơng lự: "Có lẽ là nƣớc Mỹ, với tƣ

(*)

Tố Hữu – Ba mươi năm đời ta có Đảng.

10


cách là một quốc gia, quan tâm tới Đông Dƣơng là dƣới thời tổng thống F. Ru-dơ-ven. Bắt
đầu từ Hội nghị Cai-rô (Ai Cập) năm 1943, F. Ru-dơ-ven đã nghĩ đến nó" [158,27].
Chúng tôi nghĩ khác. Chúng tôi tin rằng Mỹ quan tâm đến Đông Dƣơng sớm hơn thế,
từ năm 1940, khi Đức quốc xã chiếm đóng nƣớc Pháp và quân phiệt Nhật tiến vào Việt Nam:
đây là thời cơ để Mỹ tính tới việc loại Pháp ra khỏi Việt Nam, thay thế ảnh hƣởng của Pháp
tại đó bằng thế lực của Mỹ.
Một số tác giả Mỹ cũng chọn năm 1940 làm thời điểm mở đầu công trình nghiên cứu
của họ, nhƣ Bernard B. Fall (tác giả luận văn U.s. Policies in Indochina 1940-1960), Edward

R. Drachman (tác giả cuốn U.S. Policy toward Vietnam 1940-1945), Gary R. Hess (tác giả
cuốn The United States' Emergence as a Southeast Asian Power 1940-1950) v.v... Drachman
viết: "Từ cuối năm 1940, Mỹ bắt đầu nhận thấy ý nghĩa chiến lƣợc quan trọng của Việt Nam"
[55, 62].
Luận án dừng lại ở năm 1956. Với việc những lính viễn chinh Pháp cuối cùng rời
khỏi Miền Nam Việt Nam, ảnh hƣởng của Pháp ở đó bị thay thế bằng ảnh hƣởng của Mỹ trên
mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, quân sự ... Đến đây, Mỹ đạt đƣợc ý đồ mà họ đã có từ 16 năm
trƣớc: "Vào cuối năm 1956, Miền Nam Việt Nam rời hẳn quỹ đạo của Pháp để bị buộc chặt
vào Mỹ" [135,183].

3. Phương pháp nghiên cứu
Trong chƣơng "Dẫn nhập phƣơng pháp luận" Introduction méthodologique) của cuốn
Les Communistes français et la guerre d'Indochine 1944-1954, tiến sĩ sử học Alain Ruscio
viết: "Viết lịch sử hiện đại (...) gặp một trở ngại nguy hiểm, đó là thành kiến chính trị
(passion politique). Sử học

11


hiện đại thƣờng bị chỉ trích ở chỗ nó dính líu vào đời sống chính trị đến mức cuối cùng nó
hoà lẫn với chính trị" [143,15].
Đặc biệt, đề tài nghiên cứu của luận án có liên quan đến một nƣớc từng giúp đỡ kẻ
thù của dân tộc ta, sau đó trực tiếp xâm lƣợc nƣớc ta, gây ra vô vàn tội ác dã man đối với
nhân dân ta, và hiện nay chƣa phải đã từ bỏ thái độ ngạo mạn, hiếu chiến. Điều đó dễ khiến
ngƣời viết luận án thiếu sự khách quan trong cách trình bày và nhận định các vấn đề.
Vì vậy, để tránh điều mà A. Ruscio gọi là "thành kiến chính trị", chúng tôi kết hợp
phƣơng pháp lịch sử với phƣơng pháp lô-gíc.
Chúng tôi cố gắng sƣu tầm những sự kiện có độ chính xác cao (có thời gian và không
gian cụ thể, liên quan đến những nhân vật và bối cảnh lịch sử nhất định), chọn ra những sự
kiện có ý nghĩa đối với đề tài nghiên cứu, cố gắng tái hiện quá khứ đúng nhƣ nó đã diễn ra, vì

- nhƣ V.I. Lê-nin đã nói -"những sự kiện chính xác, những sự kiện không thể chối cãi đƣợc...
là điều rất cần thiết, nếu muốn tìm hiểu một cách tƣờng tận, nghiêm túc một vấn đề phức tạp,
khó" [15, XXIII, 66].
Nhƣng chúng tôi không dừng lại ở từng sự kiện đơn lẻ, trong trạng thái tĩnh, mà tìm
hiểu những chuỗi sự kiện trong quá trình phát sinh và phát triển của nó, lý luận để tìm ra bản
chất của nó, từ đó rút ra những nhận định, những đánh giá. Việc đó "tự nó sẽ đến khi quá
trình nghiên cứu kết thúc, chứ không phải là ngay từ lúc đầu" [143, 16] nhƣ A. Ruscio đã nói.
Ở đây, phƣơng pháp lịch sử giữ vai trò chủ yếu, kết hợp chặt chẽ với phƣơng pháp
lôgic, mối quan hệ giữa sự kiện với lý luận đƣợc xử lý để hiểu đƣợc quá khứ một cách trung
thực và rút ra những bài học cần thiết cho hiện tại và tƣơng lai.

12


4. Các nguồn tư liệu
Các tác phẩm chính luận của V.I. Lê-nin, Hồ Chí Minh và các lãnh tụ cộng sản khác
về chủ nghĩa đế quốc nói chung và chủ nghĩa đế quốc Mỹ nói riêng giúp chúng tôi định
hƣớng quan điểm chính trị cho luận án.
Chúng tôi coi trọng việc khai thác các tƣ liệu gốc của Việt Nam và của Mỹ. Trong
chuyến đi nghiên cứu tại Mỹ trong năm 2001, chúng tôi đã đọc hàng nghìn đơn vị tƣ liệu gốc
ở thƣ viện Trƣờng Đại học công nghệ Texas (Texas Tech University), ở tủ sách Trung tâm
Việt Nam (The Vietnam Center) và ở kho lƣu trữ của Thƣ khố Việt Nam (The Vietnam
Archives) tại thành phố Lubbock, bang Texas.
Chúng tôi kế thừa có chọn lọc những công trình nghiên cứu của các nhà sử học Việt
Nam, Mỹ, Pháp...
Hồi ký của các chính khách và tƣớng lĩnh Việt Nam, Mỹ, Pháp, Anh... cung cấp một
số thông tin mà chính sử không nhắc đến.

5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nhƣ đã trình bày ở phần đầu của Dẫn luận, trƣớc đây, quan hệ giữa hai nƣớc Việt Mỹ trƣớc năm 1954 "ít đƣợc biết đến, ngay cả đối với những nhà chuyên môn" (Bernard B.

Fall) [165, 118]. Cho mãi đến năm 1965, nhà sử học Mỹ Robert Scheer còn nhận xét: "Con
đƣờng dính líu chậm chạp, từng bƣớc và tăng lên một cách đều đặn [của Mỹ] ở Việt Nam
chƣa bao giờ đƣợc khảo sát một cách đầy đủ" [105, 1].
Bernard B. Fall có lẽ là ngƣời đầu tiên quan tâm đến thời kỳ trƣớc 1954. Ngay từ năm
1955, trên tạp chí "Chronique de Politique Étrangère" (XX số 3 tháng 7-1955), ông có
bài "Chính sách của Mỹ tại Việt Nam" (La politique américaine au Vietnam) dài 24 trang
(từ trang 299 đến trang 322). Chín năm

13


sau, tại Hội nghị quốc tế về lịch sử châu Á, tổ chức lại Trƣờng Đại học Hongkong (tháng 91964), ông đọc bản tham luận "Chính sách của Mỹ ở Đông Dƣơng 1940-1960" (U.S. Policies
in Indochina 1940-1960) dài 31 trang (sau khi ông chết tại Việt Nam, bản tham luận nói trên
đƣợc in trong cuốn Last Reflections on a War xuất bản năm 1967 từ trang 118 đến trang
148).
Ngày 8-3-1965, hai tiểu đoàn thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ lên bãi biển Đà Nẵng,
mở đầu quá trình Mỹ đổ quân ồ ạtvà trực tiếp tham chiến ở Miền Nam Việt Nam. Hành động
đó của chính quyền Johnson khiến dƣ luận trên thế giới, đặc biệt tại Mỹ, ngày càng quan tâm
đến vấn đề Việt Nam.
Theo yêu cầu của Trung tâm nghiên cứu các định chế dân chủ (The Ceiiler for the
Study of Democvatic Institutions) thuộc Quỹ Cộng Hòa (The Fund for the Republic), Roberl
Schecr soạn bản báo cáo "Mỹ dính líu đến Việt Nam nhƣ thế nào" (How the Uniled States
Got Involved in Vietnam) dày 80 trang, trong đó ông dành khoảng 10 trang cho thời kỳ trƣớc
1954. Cùng năm ấy, Viclor Balor viết cuốn: "Bi kịch ngoại giao Việt Nam: Nguồn gốc việc
dính líu của Mỹ" (Vietnam Diplomalic Tragedy - The Origins of the Uniled Slalcs
Involvement). Năm 1970, Edward Drachman tìm hiểu "Chính sách của Mỹ đối với Việt Nam
từ 1940 đến 1945" (United States Policy toward Vielnant 1940-1945).
Từ 17-6-1967, bộ trƣởng Quốc phòng Mỹ Robert S. McNamara chỉ thị lập một nhóm
gồm 36 nhà nghiên cứu để tìm hiểu "nhƣ thế nào và vì sao Mỹ đã dính líu sâu vào Việt
Nam". Sau một năm rƣỡi biên soạn, bộ lịch sử về tiến trình dính líu của Mỹ ở Việt Nam từ

Chiến tranh thế giới lần thứ II đến tháng 8-1968 gồm 47 lập, dày hơn 7000 trang (gồm hơn
4000 trang tƣ liệu gốc và 3000 trang phân tích) đƣợc viết xong và đƣợc bảo quản bí mật tuyệt
đối: chỉ in 15 bản để lƣu hành hạn chế trong giới cầm quyền cao cấp nhất. Thế nhƣng bộ

14


lịch sử tối mật ấy đã bị tiết lộ và đƣợc công bố trên tờ "The New York Times" từ chủ nhật 136-1971 dƣới nhan đề "Lịch sử quá trình hình thành các quyết định của Mỹ về chính sách ở
Việt Nam" (History of U.S. Decision-Making Process on Vietnam Policy). Cũng trong năm
1971, bộ lịch sử ấy đƣợc in thành sách với nhan đề "Tài liệu Lầu Năm Góc" (The Pentagon
Papers) gồm 2 ấn bản khác nhau:
- ấn bản của báo The New York Times (gồm 1 tập, dày 702 trang)
- ấn bản của thƣợng nghị sĩ Gravel (gồm 4 tập, dày 2890 trang).
Cùng năm ấy, theo yêu cầu của Ủy ban quân vụ Hạ viện Mỹ, Bộ quốc phòng Mỹ soạn
cuốn "Quan hệ Mỹ - Việt Nam 1945-1967" (United States -Vietnam Relations 1945-1967)
gồm 12 tập. Thƣợng viện Mỹ cũng tổ chức nhiều buổi nghe báo cáo về nguyên nhân, nguồn
gốc của chiến tranh Việt Nam và những bài học rút ra từ sự kiện ấy (về sau in thành hai cuốn:
"Hearings on the Causes, Origins, and Lessons of the Vietnam War" và "The United States
and Vietnam 1944-1947".
Việc tiết lộ hàng nghìn tài liệu mật - mà lâu nay công chúng cũng nhƣ các nghị sĩ,
chính khách Mỹ... không hề hay biết - gây xôn xao dƣ luận Mỹ, đồng thời thôi thúc giới sử
học Mỹ tìm hiểu thời kỳ trƣớc 1954: Marvin Kalb và Elie Abel viết cuốn "Nguồn gốc của sự
dính líu - nƣớc Mỹ ở châu Á 1784-1971" (Roots of Involvement - The U.S. in Asia 17841971) (1971), Gene J. Garfield bảo vệ luận án tiến sĩ "Căn nguyên của sự dính líu" (The
Genesis of Involvinent) tại Đại học Soulliern Illinois (1972), Russel Fifield viết cuốn "Ngƣời
Mỹ ở Đông Nam Á: Nguồn gốc của việc cam kết" (Americans in Southeast Asia: The Roots
of Commitment) (1973) v.v...
Hai năm sau khi quân viễn chinh Mỹ rút khỏi Miền Nam Việt Nam, chính quyền do
Mỹ dựng lên ở Sài Gòn đổ nhào: những thất bại liên tiếp đó là

15



những vết đen trong lịch sử 200 năm nƣớc Mỹ (1776-1975), khiến giới sử học càng đẩy
mạnh hơn nữa việc tìm hiểu nguồn gốc của sự dính líu của Mỹ vào Việt Nam. Có thể kể một
số công trình tiêu biểu nhƣ:
- Nguồn gốc của việc cam kết: Chính sách của Mỹ đối với Việt Nam 1945-1950 (The
Roots of Commitment: U.S. Policy tovvard Vietnam 1945-1950), luận án tiến sĩ của Noel
Eggleston (1977)
- Nhiều lý do tại sao: Sự dính líu của Mỹ vào Việt Nam (Many Reason Why: The
American Involvement in Vietnam) của Michael Charllon và Anthony Moncrieff (1978)
- Tại sao chúng ta ở Việt Nam (Why we were in Vetnam) của Norman
Podhoretz(1982)
- Con đƣờng đến Việt Nam: Nguồn gốc của việc Mỹ cam kết với Đông Nam Á (The
Path to Vietnam: Origins of the American Commitment to the Southeast Asia) của Andrew J.
Rotler (1987)
- Lý do tại sao: Cuộc tranh luận về những nguyên nhân Mỹ dính líu vào chiến tranh
Việt Nam (To Reason Why: The Debate about the Causes of U.S: Involvement in the Vielnam
War) của Jeffrey P. Kimball (1990)
v.v...
Năm 1984, theo yêu cầu của Ủy ban quan hệ với nƣớc ngoài của Thƣợng viện Mỹ,
Phòng nghiên cứu Quốc hội thuộc Thƣ viện của Quốc hội Mỹ nhờ tiến sĩ William C.
Gibbons soạn bộ sách "Chính phủ Mỹ và chiến tranh Việt Nam" (The U.S. Government and
the Vietnam War gồm 4 tập, tập I bàn về thời kỳ 1945-1961).
Một phần tƣ thế kỷ sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, Waltcr L. Hixson còn tiếp
tục tìm hiểu "những căn nguyên của chiến tranh Việt Nam".

16


trong The Roots of the Vietnam War. Điều đó cho thấy vấn đề Việt Nam vẫn còn là nỗi ám

ảnh chƣa phai mờ đối với giới nghiên cứu Mỹ.
Ở Việt Nam trƣớc 1975, có rất ít công trình nghiên cứu về quan hệ Việt - Mỹ trong
giai đoạn trƣớc 1954.
Ở Miền Bắc, bài "Quá trình xâm nhập của đế quốc Mỹ vào nƣớc ta từ giữa thế kỷ
XIX đến năm 1954" của tác giả Huỳnh Lứa (nay là phó giáo sƣ, chủ tịch Hội khoa học lịch
sử thành phố Hồ Chí Minh) trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử của Viện sử học Việt Nam số 46
(tháng 1-1963) có lẽ là bài đầu tiên đề cập đến thời kỳ trƣớc 1954.
Ở Miền Nam, Nguyễn Phƣơng (linh mục Công giáo, đƣợc đào tạo tại Mỹ) cho xuất
bản cuốn "Liên lạc giữa Mỹ và Việt Nam" (1957) với lập trƣờng thân Mỹ. Tám năm sau, tạp
chí Đối Diện xuất bản ở Sài Gòn đăng bài "Diễn tiến cuộc xây dựng và phát triển chính sách
thực dân mới của Mỹ tại Việt Nam (từ 1941 đến 1954)" của Võ Việt Quốc(1).
Sau khi Tài liệu Lầu Năm Góc đƣợc in thành sách ở Mỹ (1971), Thông tấn xã Việt
Nam (ở Hà Nội) và tạp chí Trình Bày (ở Sài Gòn) có tổ chức dịch một phần ra tiếng Việt.
Sau năm 1975, giới nghiên cứu quan tâm đến thời kỳ trƣớc 1954 nhiều hơn.
Trên các tạp chí Lịch sử quân sự, Nghiên cứu lịch sử xuất hiện các bài nhƣ "Quá trình
can thiệp của đế quốc Mỹ trong chiến tranh xâm lƣợc của thực dân Pháp ở Đông Dƣơng và
đối sách của Đảng ta" (của Nguyễn Thành), "Đông Dƣơng lọt vào mắt xanh của đế quốc Mỹ
từ bao giờ?" (của Phạm Xanh) ... Một số sách viết về thời kỳ này đƣợc xuất bản nhƣ "Quan
hệ Việt - Mỹ trong Cách mạng tháng Tám" (của Trần Hữu Đính - Lê Trung Dũng),

(1)

Nguyên văn bằng tiếng Pháp, bản dịch của Linh Sơn và Hồng Việt.

17


"Pháp tái chiếm Đông Dương và chiến tranh lạnh" (của Lƣu Văn Lợi và Nguyễn Hồng
Thạch) v.v... Một số công trình nghiên cứu của các tác giả Mỹ đƣợc dịch ra tiếng Việt nhƣ
"Nước M ỹ và Đông Dương từ Ru-dơ-ven đến Ních-xơn" của Peter A. Poole (bản dịch của

Vũ Bích Hợp), "Cuộc chiến tra n h dài ngày nhất của nước Mỹ" của George C. Herring (bản
dịch của Lê Phƣơng Thúy) v.v...
Nhìn chung, sách báo, kể cả các bản dịch, viết về thời kỳ trƣớc 1954 ở Việt Nam
không nhiều và nhất là chƣa tái hiện quá khứ một cách có hệ thống.
Ngay cả sách giáo khoa dành cho sinh viên cao đẳng và đại học cũng đề cập đến thời
kỳ trƣớc 1954 một cách sơ sài. Chẳng hạn cuốn "Lịch sử Việt Nam 1945-1975"(*) hoàn loàn
không đề cập đến quan hệ Việt - Mỹ trong những năm 40 và viết về thời kỳ 1950-1954 trong
chƣa đầy một trang (trong tổng số 196 trang của cuốn sách). Mƣời năm sau, cuốn "Đại
cương lịch sử Việt Nam" tập III(**) (dày 273 trang) cũng chỉ dành cho thời kỳ trƣớc 1954 hơn
một trang.
Có lẽ vì chƣa có những công trình nghiên cứu thời kỳ trƣớc 1954 một cách chuyên
sâu và có hệ thống nên trên sách, báo xuất bản trong nƣớc, thỉnh thoảng còn một số chi tiết
chƣa đƣợc chính xác. Chẳng hạn:
"Tháng 2-1945, Roosevvelt [sic] công nhận lực lƣợng chống Nhật của Pháp ở Đông
Dƣơng trong hàng ngũ Đồng minh và quyết định ủng hộ lực lƣợng đó.

(*)

của Trần Thục Nga (chủ biên), Bạch Ngọc Anh, Trần Bá Độ và Nguyễn Xuân Minh, NXB Giáo Dục Hà Nội,
1987.
(**)
của Lê Mậu Hãn (chủ biên), Trần Bá Độ, Nguyễn Văn Thƣ, NXB Giáo Dục, Hà Nội, 1997, lập III: 1945
1995.

18


Cuối tháng 3-1945, những máy bay của tƣớng Mỹ Chemeult [sic] đƣợc lệnh chở vũ khí tiếp
tế cho những nhóm kháng chiến của Pháp ở Đông Dƣơng"(*).
"Nhƣ vậy, sau chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, Đông Dƣơng đã trở thành khu

vực tranh chấp giữa hai tập đoàn đế quốc, một bên là Mỹ - Tƣởng và bên kia là Anh-Pháp"(**)
"Để chặn chân thực dân Pháp thực hiện mƣu đồ trở lại Đông Dƣơng, một mặt đế quốc
Mỹ thông qua việc thực hiện chƣơng trình Tru-man và kế hoạch Mác-san ở Pháp để ức chế
tập đoàn tƣ bản phản động Pháp; mặt khác Mỹ thỏa thuận cho Anh và Trung Quốc chia nhau
giải giáp quân đội Nhật ở Đông Dƣơng"(***)
v.v...

6. Những đóng góp của luận án
6.1. Về mặt lý luận:
Nghiên cứu quá trình dính líu của Mỹ vào Việt Nam trong thời kỳ trƣớc 1954 có ý
nghĩa quan trọng đối với việc tìm hiểu bản chất cuộc chiến tranh xâm lƣợc Việt Nam mà Mỹ
tiến hành sau 1954 cũng nhƣ chính sách đối với Việt Nam mà Mỹ đang theo đuổi hiện nay.
Thế nhƣng, nhƣ đã trình bày ở trên, các công trình trong nƣớc viết về đề tài này còn
ít. Vào cuối thế kỷ XX, các lác giả cuốn "Quan hệ Việt - M ỹ trong Cách mạng tháng Tám"
(xuất bản năm 1997) còn viết: "Cho đến nay, một số ngƣời vẫn băn khoăn: Động lực nào đã
thúc đẩy Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt đề xƣớng việc loại bỏ chủ quyền của thực dân
Pháp ở

(*)

Đ.P., 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam, Viện nghiên cứu khoa học thị trƣờng - giá cả, Hà Nội, 1991 tr.21.
Nhiều tác giả, Cuộc chiến tranh xâm lƣợc thực dân mới của đế quốc Mỹ ở Việt Nam, Hà Nội 1991 tr.10
(***)
N.T., Quá trình can thiệp của đế quốc Mỹ trong chiến tranh xâm lƣợc của thực dân Pháp ở Đông Dƣơng và
đối sách của Đảng ta, tạp chí Lịch sử quân sự, số 12-1986, tr. 16.
(**)

19



Việt Nam và Đông Dƣơng sau chiến tranh? Và tại sao những ngƣời kế nhiệm Roosevelt lại
khƣớc từ những lời kêu gọi khẩn thiết" của Việt Nam? [8, 8]. Trong khi đó, sách báo của các
tác giả nƣớc ngoài tuy nhiều, song cách nhìn vấn đề của họ không phải lúc nào cũng phù hợp
với chúng ta.
Khi tổng thống Roosevelt lên án Pháp, chúng tôi không nghĩ nhƣ Stanley Karnow
"Ngƣời Mỹ từng đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân Anh nên tự nhiên họ không thích nô
dịch các dân tộc khác" [133, 13], nhƣ Nguyễn Phƣơng ở Miền Nam trƣớc 1975 "Từ khi trở
nên một cƣờng quốc, Mỹ vốn bênh vực những quốc gia nhƣợc tiểu ... Chính sách tổng quát
của Mỹ là phản đế quốc, phản thực dân" [23, 10-11], hay nhƣ các tác giả một cuốn sách mới
xuất bản năm 2002 ở Hà Nội "Phản đối chủ nghĩa thực dân... ủng hộ giải phóng dân lộc [là]
điều mà Mỹ theo đuổi trong suốt những năm chiến tranh thế giới [thứ II]" [16, 171]. Theo
chúng tôi, khi lớn tiếng đả kích Pháp, Mỹ chỉ nhằm loại Pháp ra khỏi Việt Nam để thay ảnh
hƣởng của Pháp ở đó bằng thế lực của Mỹ, thay chủ nghĩa thực dân kiểu cũ lộ liễu, lỗi thời
bằng chủ nghĩa thực dân kiểu mới tinh vi, giấu mặt. Nói một cách khác Mỹ hành động vì lợi
ích của Mỹ, chứ không phải vì lợi ích của Việt Nam. Việc Mỹ lên án Pháp chỉ là một chủ
trƣơng nhất thời, mang tính giai đoạn, chứ không phải là một hành động có tính thiện chí hay
lý tƣởng của Mỹ. Do đó, một khi tình hình thay đổi vào đầu năm 1945, Roosevelt nhanh
chóng điều chỉnh chủ trƣơng của mình, bắt đầu bằng việc cho Pháp tham gia vào việc ủy trị
quốc tế ở Đông Dƣơng, sau đó đồng ý chỉ đặt Đông Dƣơng dƣới chế độ ủy trị quốc tế nếu
Pháp tự nguyện làm điều đó (mặc dù Mỹ biết chắc là không bao giờ Pháp hành động nhƣ
vậy). Sau khi Roosevelt chết, Truman nhanh chóng thủ tiêu khẩu hiệu

20


"chống chủ nghĩa thực dân [Pháp]" của ngƣời tiền nhiệm mà hành động theo chiều hƣớng
ngƣợc lại.
Chúng tôi cũng không nghĩ rằng, trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ
II, Mỹ chủ trƣơng "không dính líu" (non-involvement) vào Việt Nam nhƣ Bernard Fall nói
[165, 118], "trung lập trong chiến tranh giữa Pháp với Việt Minh" (neutrality in the Franco Viet Minh war) nhƣ một tài liệu của Bộ quốc phòng Mỹ [113, A-28], "không can thiệp vào

cuộc chiến ở Đông Dƣơng... phản đối chủ nghĩa thực dân của Pháp... từ chối ủng hộ các nỗ
lực quân sự của Pháp" nhƣ cuốn sách mới xuất bản ở Hà Nội năm 2002 nói trên [16, 180].
Thật ra, từ trƣớc ngày Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, Mỹ đã lên tiếng công nhận
chủ quyền của Pháp ở Việt Nam. Sau đó, Mỹ tuyên bố không ngăn cản việc Pháp quay trở lại
Việt Nam và, trong thực tế, còn giúp phƣơng tiện cùng tiền bạc để Pháp tái chiếm lại thuộc
địa cũ này.
Chúng tôi cũng không đồng ý với ý kiến cho rằng "chiến tranh Đông Dƣơng [19451954] càng ngày càng gột bỏ tính chất của một cuộc chiến để tái chiếm thuộc địa và trở thành
một cuộc chiến tranh chống cộng sản" [2, 375], do đó "Hoa Kỳ không thể khoanh tay để
nhân dân vùng Đông Nam Á [trong đó có Việt Nam] chịu áp bức dƣới chế độ độc tài cộng
sản, Hoa Kỳ có bổn phận phải giúp đỡ nhân dân vùng Đông Nam Á bảo tồn nền nếp cổ
truyền, bảo tồn thuần phong mỹ tục, bảo tồn phẩm cách, tự do của con ngƣời" [35, 445-446].
Chúng tôi cũng không nghĩ rằng, "sự ủng hộ của Mỹ [cho thực dân Pháp ở Việt Nam] là có
giới hạn để tránh mang tiếng là Mỹ trở thành ngƣời ủng hộ chủ nghĩa thực dân mà Mỹ từng
phê phán" [16,180] nhƣ cuốn sách xuất bản năm 2002 viết.

21


Thật ra, từ 1945 đến 1954, nhân dân Việt Nam đã tiến hành cuộc kháng chiến anh
dũng chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ để bảo vệ độc lập và tự do mà Cách mạng tháng
Tám 1945 đã đem lại cho mình. Trong chín năm ấy, Mỹ đã ủng hộ và giúp đỡ Pháp - ban đầu
gián tiếp, về sau trực liếp - với mức độ ngày càng tăng(*), chứ không phải chỉ là "sự ủng hộ
có giới hạn". Khi hành động nhƣ vậy, Mỹ không sợ "mang tiếng là ngƣời ủng hộ chủ nghĩa
thực dân" mà công khai kêu gọi "thế giới tự do phải biết ơn ngƣời Pháp và những lực lƣợng
của Các quốc gia liên kết [Đông Dƣơng] về những hy sinh to lớn của họ cho chính nghĩa lự
do"

[ ].
Trƣớc khi nhận định các sự kiện đã diễn ra liên quan đến hai nƣớc Việt Nam và Mỹ


trong thời kỳ 1940-1956, luận án dành hẳn một chƣơng để xác định bản chất của Mỹ: Mỹ là
một đế quốc, nhƣng lại là một đế quốc sinh sau đẻ muộn, ra đời vào lúc thế giới đã bị các đế
quốc khác - Pháp, Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha ... - chia nhau rồi. Là "đế quốc tƣơi trẻ hơn cả,
mạnh mẽ hơn cả, cuối cùng hơn cả" - nhƣ nhận xét của V.I. Lênin [ ] -, Mỹ luôn luôn tìm
cách bành trƣớng thế lực mọi mặt ra mọi nơi trên thế giới để chia lại thế giới đã bị chia rồi.
Mọi chủ trƣơng, chính sách của Mỹ đối với Việt Nam trong 16 năm nói trên không
nằm ngoài ý định đó. Luận án chứng minh rằng những khẩu hiệu mà Mỹ đƣa ra nhƣ "chống
chủ nghĩa thực dân [Pháp]" (thời Roosevelt), "bảo vệ thế giới tự do" (thời Truman,
Eisenhovver) chỉ là những chiêu bài giả dối nhằm che đậy ý đồ bành trƣớng đế quốc chủ
nghĩa của Mỹ mà thôi. Tin những khẩu hiệu ấy xuất phái từ "lý tƣởng" hay "thiện chí" của
Mỹ nhƣ một số tác giả nêu trên là cố tình biện hộ cho Mỹ hoặc vô tình bị những chiêu bài
của Mỹ huyễn hoặc.

(*)

Xem tiểu luận “Về viện trợ của Mỹ cho Pháp trong thời kỳ 1945 – 1954” ở phần Phụ lục cuối luận

án.

22


6.2. Về mặt thực tiễn
Chúng ta đang thực hiện đƣờng lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phƣơng hóa
trong tinh thần Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nƣớc cùng phấn đấu vì hòa bình, độc lập
và phát triển.
Chính sách ngoại giao của chúng ta đối với Mỹ không nằm ngoài đƣờng lối đó.
Tuy nhiên, ngày nào Mỹ còn là một đế quốc hiếu chiến, nuôi tham vọng bá chủ thế
giới, thì việc vạch trần bản chất của nó vẫn cần thiết.
Trong suy nghĩ đó, chúng tôi hy vọng luận án này có thể góp một phần nhỏ vào việc

hoạch định chính sách ngoại giao của chúng ta trong hiện tại và trong tƣơng lai, đẩy mạnh
quan hệ hợp tác mọi mặt với Mỹ trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và hai bên cùng có
lợi, tranh thủ những yếu tố tích cực để phục vụ công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa
đất nƣớc, đồng thời đề cao cảnh giác để giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ,
bảo vệ hòa bình, an ninh chính trị và ổn định xã hội, ngăn chặn mọi âm mƣu phá hoại, thực
hiện thành công sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thân yêu.

7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần dẫn luận, nội dung chính của luận án gồm chƣơng mở đầu, 3 chƣơng
chính và chƣơng kết luận.
Chương mở đầu: Xác định bản chất của Mỹ là một đế quốc sinh sau đẻ muộn luôn
tìm cách chia lại thế giới đã bị các đế quốc trƣớc đó phân chia; duyệt lại sự quan tâm của Mỹ
đối với Việt Nam trƣớc 1940.
Chương I (giữa 1940 - giữa 1945): Lợi dụng việc Đức chiếm đóng Pháp và Nhật tiến
vào Việt Nam, Mỹ định "chia lại" Việt Nam với Nhật nhƣng

23


không thành. Từ cuối 1941, chính phủ Roosevelt vừa đánh nhau với Nhật, vừa tìm cách ngăn
cản Pháp trở lại Việt Nam sau chiến tranh.
Chương II (1945-1954): Mỹ thay đổi chính sách, bỏ chủ trƣơng ngăn cản Pháp,
ngƣợc lại giúp đỡ ngày càng nhiều để Pháp chiếm lại Việt Nam.
Chƣơng này chia làm ba tiết:
Tiết 1 (giữa 1945 - cuôi 1949): Chính phủ Truman công nhận chủ quyền của Pháp ở
Việt Nam, giúp Pháp chiếm lại Việt Nam.
Tiết 2 (1950 - 1952) và Tiết 3 (1953- giữa 1954): Sau khi cách mạng Trung Quốc
thành công và chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, các chính phủ Truman và Eisenhower giúp
Pháp một cách trực tiếp hơn và trên quy mô ngày càng lớn hơn chống lại cuộc kháng chiến
của nhân dân Việt Nam.

Chương III (giữa 1954 - cuối 1956): Sau khi Pháp thua ở Điện Biên Phủ, ngồi vào
bàn Hội nghị Genève và ký Hiệp định đình chiến, Mỹ quyết định loại Pháp ra khỏi Việt Nam,
thay ảnh hƣởng của Pháp ở Miền Nam Việt Nam bằng thế lực của Mỹ.
Trong Chương kết luận, luận án chứng minh những khẩu hiệu "chống chủ nghĩa
thực dân [Pháp]", "bảo vệ thế giới tự do" của các đời tổng thống Mỹ Roosevelt, Truman và
Eisenhower chỉ là những chiêu bài giả dối, không có thực chất. Các chính sách sai lầm của
Mỹ đối với Việt Nam lừ 1940 đến 1956 để lại những hậu quả hết sức nghiêm trọng không chỉ
cho Việt Nam mà cả cho Mỹ nữa: đó là hai cuộc chiến tranh liên tiếp trong suốt 30 năm tàn
phá đất nƣớc Việt Nam, khiến cho hàng triệu ngƣời Việt Nam, Pháp, Mỹ thƣơng vong, làm
xáo trộn xã hội Mỹ...
Sau Chƣơng kết luận là Thư mục những sách mà tác giả luận án đã đọc (tại các thƣ
viện trong nƣớc cũng nhƣ tại Mỹ) và trích dẫn vào luận án.

24


×