Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

TIEU LUAN nguyễn anh tuấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (714.4 KB, 15 trang )

Học viên: nguyễn anh tuấn

lớp xdctgt k22.2

Tiểu luận môn học: địa kỹ thuật
1. Học viên thực hiện:
Tel: 0979.268.286

Nguyễn Anh Tuấn
mail:

2. Lớp :

XDCTGT K22.2

3. Giáo viên:

TS. Nguyễn Đức Mạnh

Tên đề tài tiểu luận: Phân tích nguyên nhân, xác định các yếu tố ảnh
hưởng, tính toán sơ bộ và lập phương án xử lý 1 điểm sự cố lún nền
đường trên đất yếu tại mặt cắt Km227+600.00 dự án đường cao tốc
Cầu Giẽ Ninh Bình.

Học viên thực hiện

Nguyễn Anh Tuấn

1



Học viên: nguyễn anh tuấn

lớp xdctgt k22.2

Phần mở đầu
Với đặc thù dự án công trình giao thông, đặc biệt với những dự án đường
cấp cao và những dự án đường cao tốc thường xuyên phải đi qua những vùng
địa chất chất phức tạp, trong đó thường gặp là vùng đất yếu. Khi tuyến đường
đi qua vùng đất yếu đòi hỏi công tác khảo sát, thiết kế, thi công và nghiệm thu
phải chặt chẽ hơn.
Hiện nay trên Thế giới và Việt Nam đang có rất nhiều các công nghệ xử
lý nền đất yếu như: phương pháp cọc cát (SD) với gia tải trước, phương pháp
bấc thấm (PVD) với gia tải trước, phương pháp PVD với bơm hút chân chông
(VCM) và gia tải trước, phương pháp cọc xi măng đất,. Mỗi phương pháp
đòi hỏi quy trình kiểm soát thi công và nghiệm thu khác nhau để để giảm
được tối đa các sự cố, hư hỏng công trình khi xây dựng trên nền đất yếu.
Trong phạm vi đề tài Em xin trình bầy nguyên nhân, các yếu tố ảnh
hưởng, tính toán sơ bộ và lập phương án xử lý 1 điểm lún nền đường đắp trên
đất yếu của tại mặt cắt Km227+600.00 dự án cao tốc Cầu Giẽ Ninh Bình.

2


Học viên: nguyễn anh tuấn

lớp xdctgt k22.2

Phần I:
giới thiệu chung về dự án
I. Giới thiệu chung


Dự án đường cao tốc Cầu Giẽ Ninh Bình bắt đầu từ Km210+000 trên
QL1A thuộc xã Đại Xuyên, huyên Phú Xuyên, Tỉnh Hà Tây cũ (nay là Hà
Nội) đến QL10 thuộc xã Yên Quang, huyên ý Yên, tỉnh Nam Định. Tổng
chiều dài tuyến là 50km.
Gói thầu 3.1A là một trong 10 gói thầu của dự án đường cao tốc Cầu Gĩe
Ninh Bình. Hướng tuyến của gói thầu cắt qua các xã Tiên Hiệp và xã Tiên
Hải thuộc huện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam có chiều dài là L=2180.785m.
II. Quy mô dự án:
1. Chiều dài tuyến
Phạm vi gói thầu số 3.1A (gồm toàn bộ đường chính, đường đầu cầu và
BTN mặt cầu: TL 9710, Châu Giang ):
+ Điểm đầu : Km 227 + 500 thuộc địa phận xã Tiên Hiệp huyện Duy
Tiên tỉnh Hà Nam.
+ Điểm cuối : Km 229 + 841.866 thuộc địa phận xã Tiên Hải huyện Duy
Tiên tỉnh Hà Nam.
+ Chiều dài tuyến : L = 2180.785m.
2. Quy mô đầu tư:
+ Đường cao tốc:
- Loại đường : Đường cao tốc loại A.
- Cấp đường : 120 - vận tốc thiết kế 120Km/h.
+ Đường 971 mới:
- Loại đường : Đường cấp II đồng bằng.
- Cấp đường : 80 - vận tốc thiết kế 80Km/h.
+ Đường nhánh: Tất cả các đường nhánh trong nút Liêm Tuyền được thiết
kế với vận tốc tối thiểu 60Km/h. Chiều rộng nền đường thay đổi từ 10.5 m
đến 21.0 m.
3. Mặt cắt ngang điển hình
+ Đường cao tốc:
Được quy hoạch hoàn chỉnh cho 6 làn xe ô tô cao tốc (nền đường

35.5m, mặt đường 32.5m). Giai đoạn I xây dựng mặt đường 4 làn xe với mặt
cắt ngang gồm:
- Phần xe chạy (4 làn cao tốc) = 2x(2x3.75)=15.0 m.
- Lề trồng cỏ:
= 2x1.0=2.0 m.
Tổng cộng:
= 28.0 m.
+ Kết cấu dải dừng xe khẩn cấp (t trên xuống dưới): giống như kết cấu
phần mặt đường cao tốc nhưng không có lớp CPĐD loại II dày 27cm.

3


Học viên: nguyễn anh tuấn

lớp xdctgt k22.2

4. Quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật
Tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế
Đơn vị Đường cao tốc

Tên chỉ tiêu

Đường gom

Loại đường

Cao tốc loại A

N.Thôn loại A


Tiêu chuẩn kiến nghị

TCVN 5729-97

22TCN 210-92

Tốc độ tính toán Vtt

km/h

100-120

20

Độ dốc siêu cao lớn nhất

%

7

6

Bán kính nhỏ nhất Rmin

m

450

Bán kính nhỏ nhất


m

650

15

Bán kính không cần cấu tạo siêu cao

m

4000

100

Chiều dài đường cong chuyển tiếp ứng với Rmin m

210

Chiều dài đường cong chuyển tiếp ứng với bánm
kính nhỏ nhất thông thường

125

Chiều dài đường cong chuyển tiếp ứng với bánm
kính có trị số trong ngoặc

1125

Chiều dài hãm xe (hay tầm nhìn dừng xe)


m

230

20

Độ dốc dọc lên dốc lớn nhất

%

4

9

Độ dốc dọc xuống dốc lớn nhất

%

5,5

9

Bán kính đường cong đứng lồi tối thiểu

m

12 000

200


Bán kính đường cong đứng lõm tối thiểu

m

5 000

100

Bề rộng nền đường Bmin

m

28

5.5

Độ dốc ngang

%

2

Độ dốc lề trồng cỏ

%

6

4


6


Học viên: nguyễn anh tuấn

lớp xdctgt k22.2

5. Mặt cắt ngang điển hình xử lý nền đường:
a) Mặt cắt ngang điển hình hoạn có cấu tạo siêu cao, đường gom trái kết hợp với bệ phản
áp xử lý nền đất yếu:
áp dụng cho đoạn: Km227+500 Km227+760

b) Mặt cắt ngang điển hình đoạn có đường gom bên trái kết hợp với bệ phản áp xử lý nền
đất yếu:
áp dụng cho đoạn: Km227+760 Km227+840 và Km229+500 Km229+700

5


Học viên: nguyễn anh tuấn

lớp xdctgt k22.2

c) Mặt cắt ngang điển hình nền đường đắp có bệ phản áp xử lý nền đất yếu:
áp dụng cho đoạn: Km227+840 Km228+106.63

chi ti?t A-1

chi ti?t A-1


d) Mặt cắt ngang điển hình nền đường đắp có bệ phản áp xử lý nền đất yếu và có cấu tạo
siêu cao:
áp dụng cho đoạn: Km228+106.63 Km228+225
e) Mặt cắt ngang điển hình đoạn có đường có siêu cao và đường gom bên trái:
áp dụng cho đoạn: Km228+225 Km229+004.16
f) Mặt cắt ngang điển hình đoạn nền đường đắp có đường gom bên trái:
áp dụng cho đoạn: Km229+004.16 Km229+500
g) Mặt cắt ngang điển hình nền đắp có bệ phản áp:
áp dụng cho đoạn: Km229+500 Km229+841.86
6


Học viên: nguyễn anh tuấn

lớp xdctgt k22.2

6. Thiết kế kết cấu mặt đường phần xe chạy
Bê tông nhựa tạo nhám
Bê tông nhựa hạt min
Bê tông nhựa hạt trung

t= 3cm
t= 5cm
t= 7cm

đá dăm đen

t= 10cm


Cấp phối đá dăm loại I

t= 27cm

Cấp phối đá dăm loại II

t= 27cm

K98

t= 30cm

III. đặc điểm địa hình, địa mạo:

1. Đặc điểm địa hình.
Đoạn tuyến nằm trong vùng đồng bằng Đông Bắc Bộ, thuộc địa phận tỉnh
Hà Nam. Địa hình khu vực tương đối bằng phẳng, bề mặt địa hình bị phân
cắt bởi sông Châu Giang và hệ thống kênh mương thuỷ lợi. Thành tạo nên
bề mặt địa hình là các trầm tích Đệ tứ bao gồm: sét, sét pha, cát pha. ...
2. Đặc điểm địa tầng.
Địa tầng khu vực nghiên cứu được mô tả theo thứ tự từ trên xuống bao gồm
các lớp đất sau:
Lớp đất trồng trọt và đất đắp (Đ): Thành phần chủ yếu là sét pha, cát pha
lẫn sạn, phân bố ngay trên bề mặt địa hình trong phạm vi nền đường.
Lớp số 2: Sét màu nâu, xám nâu, loang lổ trạng thái dẻo chảy đến dẻo
cứng.
Lớp số 3:
+ Phụ lớp 3a: bùn sét pha xen kẹp các lớp sét, cái bột mỏng. màu
xám xanh, nâu. Phân bố từ Km 227+500 đến Km 229+500.
+ Phụ lớp 3b: Sét pha lẫn hữu cơ màu xám đen, xám nâu, trạng thái

dẻo chảy, xen kẹp các dải mỏng cát hạt nhỏ, hạt mịn.
Lớp số 4: Cát hạt vừa màu nâu xám, xám trắng, xám vàng, kết cấu rất rời
rạc đến rời rạc, bão hoà nước, gặp tại một số lỗ khoan cấu Châu Giang.
Lớp số 5: Cát hạt nhỏ, cát bụi lẫn ít sỏi sạn, màu xám, rời rạc đến chặt
vừa, bão hòa nước.
Lớp số 6:
+ Phụ lóp 6a: Bùn cát pha xen kẹp cát hại nho. màu xám xanh, xám
nâu. Phụ lớp này nằm ngay dưới phụ lớp 3a và 2c.
+ Phụ lớp 6b: Cát pha màu xám nâu, xám xanh. trạng thái dẻo.
Lớp số 7 :
7


Học viên: nguyễn anh tuấn

lớp xdctgt k22.2

+ Phụ lớp 7a: Bùn sét pha, màu xám náu, lẫn hữu cơ. Lớp này phân
bố cục bộ trong đoạn Km 229+680 đến Km230+500. Chiều dày lớp thay
đổi từ 4,40m cho đến 13,70m. Cường độ quy ước R'+ Phụ lớp 7b: Sét pha, màu xám nâu, xám tro, lẫn hữu cơ, trạng thái
dẻo chảy. Lớp này phân bố khá phổ biến trên tuyến khảo sát từ lý trình Km
230+500 đến Km 232+0.00.
Lớp số 8 :
+ Phụ lớp 8a: Sét màu nâu xám, lẫn thúc vật, trạng thái dẻo mềm.
+ Phụ lớp 8b: Sét màu nâu xám, xám nâu, trạng thái dẻo cứng.
+ Phụ lớp 8c: Sét lẫn hữu cơ. xen kẹp các lớp mỏng cát pha và cát
hạt nhỏ, màu xám xanh. xám nâu, trạng thái dẻo mềm
Lớp số 9:
+ Phụ lớp 9a: Sét pha kẹp các lớp cát pha và cát hạt nhỏ. màu xám

xanh, xám nâu, trạng thái dẻo mềm.
+ Phụ lớp 9b: Sét pha màu nâu xám. xám nâu, xám tro, trạng thái
dẻo cứng (có nơi nửa cứng).
- Lớp số 10: Cát pha màu xám nâu, nâu xám
Lớp số 11: Cát bụi, màu xám. kết cấu chặt đến rất chặt, bão hòa nước.
Lớp số 12: Cát hạt vừa màu xám vàng, xám trắng, xám xanh, xám đen
bão hoà nước.

8


Học viên: nguyễn anh tuấn

lớp xdctgt k22.2

Phần iI:
cơ sở lý thuyết tính toán
I. Khái niệm đất yếu:
Đất yếu là những loại đất có khả năng chịu tải nhỏ (vào khoảng 0,5 1
daN/cm2), có tính nén lún lớn, hầu như bão hòa nước, có hệ số rỗng lớn
(e>1), mô đun biến dạng nhỏ (thường thì E0=50daN/cm2), khả năng kháng
cắt yếu
Một số đặc trưng của đất yếu:
Khả năng chịu tải:
0,5kG/cm2 1kG/cm2;
Mô đun tổng biến dạng E0<50kG/cm2;
Hệ số rỗng:
>1;
Hệ số nén tương đối:
a0>0,05-0,1 cm2/kG;

Góc nội ma sát:
= 5100;
Lực dính:
C=0,05 0.1kG/cm2.
II. Các vấn đề về nền đắp trên đất yếu:
1. Các yêu cầu về khảo sát phục vụ thiết kế:
Phải điều tra xác định được phạm vi phân bố của các vùng đất yếu về
phân bố, chiều sâu, nguồn gây ẩm, khả năng thoát nước,
Lấy mẫu và tiến hành các thí nghiệm trong phòng và thí nghiệm hiện
trường để xác định loại đất yếu, chi tiêu phục vụ cho tính toán.
2. Các yêu cầu về thi công:
Về ổn định: nền đắp trên đất yếu phải đảm bảo ổn định, không bị
phá hoại do trượt trồi trong quá trình thi công xây đắp và trong suốt quá
trình đưa vào khai thác sử dụng sau đó.
Về tính toán lún: ( độ lún dư - độ lún sau khi thi công): tính toán dự
báo được độ lún tổng cộng kể từ khi hết lún hết hoàn toàn để đắp phòng
lún.
Xác định các tải trọng tính toán: Tải trọng tính toán khi kiểm tra ổn
định và dự báo lún của nền đất như: tải trọng đắp nền, đắp gia tải trước, tải
trọng xe cộ, tải trọng đất,
3. Các tiêu chuẩn về thiết kế:
Quy trình kỹ thuật thi công và nghiệm thu bấc thấm trong xây dựng
nền đường trên đất yếu 22TCN 236-97
Quy trình thiết kế xử lý đất yếu bằng bấc thấm trong xây dựng nền
đường 22TCN 244-98
Vải địa kỹ thuật trong xây dựng nền đắp trên đất yếu tiêu chuẩn
thiết kế thi công và nghiệm thu 22TCN248-98
Quy trình khảo sát thiết kế nền đường ô tô đắp trên đất yếu tiêu
chuẩn thiết kế 22TCN-2000.
III. Thiết kế giếng cát:


9


Học viên: nguyễn anh tuấn

lớp xdctgt k22.2

1. Khái niệm: Giếng cát là một biện pháp xử lý nền đất yếu, có tác
dụng thoát nước lỗ rỗng, tăng nhanh quá trình cố kết, làm cho độ lún của
nền nhanh chóng ổn định, làm tăng sức chịu tải của nền là phụ.
2. Cơ sở tính toán và thiết kế giếng cát
Cấu tạo của giếng cát gồm có ba bộ phận chính là hệ thống các giếng cát,
cát đệm và lớp gia tải.
a. Đệm cát: Có nhiệm vụ tạo điều kiện cho công trình lún đều, chiều
dày lớp đệm cát tính theo công thức kinh nghiệm:
hđ= S+(0.3 - 0.5m)
Trong đó:
hđ: chiều dày lớp đệm cát;
S: độ lún tính toán của nền đất
b. Lớp gia tải:
Xác định chiều cao của lớp gia tải:
h=/
Trong đó:
: áp lực do tải trọng ngoài
Rtc hay qat
Rtc tính với đất yếu =0 và đất đắp ngay trên mặt đất nên h=0; vì vậy
Rtc=c. Nếu điều kiện trên không thỏa mãn thì phải đắp lớp gia tải nhiều
lần hoặc dùng bệ phản áp.
Qat=.(h+2c.ctg)/(ctg+-/2)+ h

c. Giếng cát:
Đường kính giếng cát dc=35-45cm, chiều dài của giếng thường lấy bằng
chiều sâu chịu nén cực hạn của đất nền dưới móng:
Móng đơn: lgy2-3b (b: chiều rộng móng)
Móng băng: lgy4b
Móng bè:
Nếu nền đất yếu có gốc là đất loại sét, thì lg
9m+0.15b
Nếu nền đất yếu có gốc là đất loại cát, thì lg6m+0.10b
Khoảng cách giữa các giếng cát: phụ thuộc vào đường kính giếng cát
cũng như tốc dộ cố kết của nền đất. Theo kinh nghiệm, khoảng cách giữa
các going cát từ 1,0 5,0m,
d. Tính biến dạng của nền:
Độ lún của nền khi chưa có giếng cát:
S=

e1 e2

1 + e1


h


Trong đó: e1đ ; e2đ ; hệ số rỗng của đất ở xung quanh giếng cát trước và
sau khi có tải trọng.
h: chiều dày lớp đất yếu có giếng cát.
Khi nền đất có nhiều lớp khác nhau thì dùng phương pháp tổng độ lún để
xác định.


10


Học viên: nguyễn anh tuấn

lớp xdctgt k22.2

Độ lún của nền khi có giếng cát, xác định theo công thức kinh
nghiệm của Evgenev:
S=

e1 e2 d c2

2 h
L
1 + e0

Trong đó:
eo: hệ số rỗng của nền đất ở trạng thái tự nhiên;
ep: hệ số rỗng của nền đất khi có tải trọng ngoài;
dc: đường kính going cát;
L: khoảng cách giữa các trục giếng cát;
H: chiều dày lớp đất có giếng cát;
Độ lún theo thời gian:
St =

mv
h[q Pn ( z , r , t )]
1 + e1


Mức độ cố kết:
Ut =

P ( z, r , t )
St
= 1 M z .M r
= 1 n
q
S

Trong các công thức trên:
mv: hệ số nén của đất;
e1: hệ số rống ban đầu của đất;
q: tải trọng bố đều của công trình;
Pn(z,r,t): áp lực nước lỗ rỗng;
h: chiều dày lớp đất có giếng cát.

11


Học viên: nguyễn anh tuấn

lớp xdctgt k22.2

Phần iII:
Phân tích nguyên nhân, xác định các yếu tố ảnh
hưởng, tính toán sơ bộ và lập phương án xử lý lún tại
mặt cắt km227+600
I. Các thông tin thiết kế và thi công tại mặt cắt Km227+600.00
1. Thông tin thiết kế

Đoạn tuyến Km227+500 Km228+070 nằm trên đoạn đường xử lý nền
đất yếu bằng giếng cát. Tại mặt cắt km227+600.00 được thiết kế như sau:
-

Vét bùn, đào hữu cơ: 0.3m

-

Trải vải địa kỹ thuật không dệt 12 kN/m

-

Đắp trả cát đến cao độ tự nhiên

-

Lắp đặt thiết bị quan trắc lún

-

Đắp trả, đắp cát đen K90: 1,12m

-

Đắp cát hạt trung: chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 đắp 0.4m, giai đoạn 2
đắp 0.2m (sau khi thi công xong giếng cát);

-

Thi công giếng cát (chiều sâu 19,0m; khoảng cách 2,0m) sau khi đắp giai

đoạn 1 0,4m cát hạt trung;

-

Đắp cát hạt trung 0,2m

-

Đắp cát đen K95 giai đoạn 1: 2,28m

-

Chờ lún giai đoạn 1: 145 ngày

-

Đắp cát đen K95 giai đoạn 2: 2,40m

-

Chờ lún giai đoạn 2: 60 ngày

-

Dỡ tải đến cao độ đáy nền K98

-

Thi công K98, Cp1, Cp2, BTN mặt đường.


Ghi chú: Tốc độ đắp nền đường 10cm/ ngày; thời gian thi công đắp nền
169 ngày.
Độ lún thiết kế tại tim đường Km227+600 là 0,75m
12


Học viên: nguyễn anh tuấn

lớp xdctgt k22.2

2. Thông tin thi công:
-

Trong quá trình thi công Nhà thầu đã thi công đúng trình tự theo thiết kế
và tuân theo tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu của dự án. Tuy nhiên còn
những nguyên nhân khách quan khác dẫn đến chất lượng thi công không
đảm bảo.

-

Độ lún thực tế tại tim đường Km227+600 là 0,75m
II. Tính toán sơ bộ:
1. Tính toán phương án xử lý nền đất yếu
- Với các thông số đã nói ở trên :
Trọng lượng riêng 0=1840 (t/cm3);
Góc nội ma sát

=280

- Nền đường được xử lý bằng giếng cát kết hợp vải địa không dệt; giếng

cát có đường kính D=0.4m, chiều dài 19m, khoảng cách giữa các giếng cát là
2x2m; nền đường đắp thành 2 giai đoạn, tổng chiều cao đắp là 6,40m; bệ phản
áp mỗi bên rộng 13m, cao 2m
- Kết quả tính toán:
o Hệ số ổn định Fs:

1,602

o Độ cố kết (%)

80,6

o Độ lún còn lại(cm)

15,7

o Chiều dày bù lún (m)

0,75

2. So sánh kết quả tính toán độ lún thiết kế và độlún quan trắc thực tế
thi công
- Độ lún thiết kế là 0,75m < độ lún thi công 0,80m là 5cm
III.

Phân tích nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng

1. Các nguyên nhân gây lún:
- Xử lý vét bùn, hữu cơ chưa gọn gàng và triệt để: khó kiểm soát toàn bộ
công tác nghiệm thu cao độ kích thước đúng theo bản vẽ; công tác vận chuyển


13


Học viên: nguyễn anh tuấn

lớp xdctgt k22.2

thải không gọn gàng, đất thải sau khi vét bỏ Nhà thầu không vận chuyển đổ bỏ
ra ngoài phạm vi thi công của công trường;
- Tốc độ đắp nền đường quá nhanh không tuân theo quy định gây lún cục
bộ vượt tốc độ cố kết nền đường;
- Công tác thi công, giải phóng mặt bằng không đồng nhất: tạ vị trí thi
công phạm vi giải phỏng mặt bằng chưa đủ;
- Công tác thi công không gọn gàng và trình tự: thi công chưa tuân theo
đúng tiêu chuẩn chỉ dẫn kỹ thuật, trình tự chưa tuân theo biện pháp thi công đề
ra, các hạng mục thi công chồng lấn nhau gây các hiện tượng biến dạng, dịch
chuyển nền không đồng nhất;
- Điều kiện thời tiết: mưa nhiều ngấm vào lớp cát ở dưới làm tăng tải trọng
nền gây lún, ảnh hưởng tiến độ và chất lượng thi công.
- Vật liệu: chất lượng vật liệu chưa đồng nhất và đảm bảo theo đúng tiêu
chuẩn của dự án.
- Thời gian thi công: kéo dài hơn so với thiết kế ban đầu, làm giảm tác
dụng của hệ thống giếng cát, ảnh hưởng đến hiện tượng cố kết dưới nền
đường.
2. Các yếu tố ảnh hưởng lún:
- Cỏc nguyờn nhõn thuc nhúm cỏc yu t t nhiờn gm cú: kh nng lỳn,
trt ca lp t ỏ di nn múng cụng trỡnh v cỏc hin tng a cht
cụng trỡnh, a cht thu vn, s co gión ca t ỏ, thay i ca cỏc iu kin
thu vn theo nhit , m v mc nc ngm.

- Nhúm cỏc yu t con ngi bao gm: nh hng ca trng lng bn
thõn cụng trỡnh, s thay i cỏc tớnh cht c lý t ỏ do vic quy hoch cp
thoỏt nc, cỏc sai lch trong kho sỏt a cht cụng trỡnh, a cht thu vn,
quỏ trỡnh suy yu ca nn múng do thi cụng cỏc cụng trỡnh ngm trong lũng
t, nh hng ca vic xõy dng cỏc cụng trỡnh lõn cn khỏc, s rung ng
ca nn múng do vn hnh mỏy c gii v tỏc ng ca cỏc phng tin giao
thụng.
IV. Phương án xử lý: Tăng chiều dày lớp cát bù lún 5cm và kết hợp với
quan trắc kiểm tra độ lún cố kết trong quá trình khai thác tại mặt cát
Km227+600
14


Học viên: nguyễn anh tuấn

lớp xdctgt k22.2

1. Tính toán phương án xử lý:
- Giả định tăng chiều dầy lớp đắp tính ngược lại độ lún dư và hệ số ổn định
nền đất yếu
Độ lún dư phải đảm bảo S 20cm;
Hệ số ổn định trong quá trình thi công Fs 1,20 (theo phương pháp Bishop)
Hệ số ổn định trong quá trình khai thác Fs 1,40 (theo phương pháp
Bishop)
2. Kết luận: Phương án trên đảm bảo các vấn đề về ổn định, độ lún dư, độ
cố kết nền đường.

15




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×