Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

giáo án hệ thống bôi trơn cưỡng bức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 22 trang )

1


Phần I
Ngày...
tháng...
năm
2018
Ý ĐỊNH
HUẤN
LUYỆN
PHÊ DUYỆT
CỦA CHỦ NHIỆM KỸ THUẬT
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
A. Mục đích:
1. Phê duyệt giáo án: HUẤN LUYỆN KỸ THUẬT
Trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về phương pháp bôi trơn
5: Làm
Hệ thống
trơntốt
cưỡng
cưỡngBài
bức.
cơ sởbôi
để làm
công bức
tác bảo dưỡng sửa chữa tại đơn vị và vận
dụngCủa
trongđồng
quá chí:
trìnhPhạm


chiến Bá
đấuMai
sau này.
Cấp bậc: Thiếu úy
B. Yêu
cầuvụ: Trợ lý kỹ thuật
Chức
Đơn vị: Phòng kỹ thuật
1. Về kiến thức:
2. Địa điểm phê duyệt:
- Hiểu rõ cấu tạo và nguyên lí hoạt động của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.
a)
Thông cứu
qua được
tại: các mô hình cắt bổ, từ đó chỉ được nguyên lý hoạt động
- Nghiên
của các
bộ phận.
- Địa
điểm: Phòng giao ban Cơ quan Kỹ thuật
2. Về kỹ năng:
-- Thành
Thời gian;
…năng
giờ …
phút,
ngày
tháng
… một
nămsố

2018
thạo kĩ
bảo
dưỡng
và…khắc
phục
hư hỏng thông
thường
. duyệt tại:
b) Phê
3. Về thái độ:
- Địa điểm: Phòng giao ban Cơ quan Kỹ thuật
- Chấp hành nghiêm quy định lớp học.
-- Nghiêm
Thời gian:
giờnghe,
… phút,
ngày …
tháng
năm
2018
túc,…
lắng
ghi chép,
phát
biểu…
xây
dựng
bài.
II. NỘI

DUNG
3. Nội
dung phê duyệt:
1. Nội dung chính của bài giảng:
Phần nội
của giáo
án:........................................................................
-a)Nguyên
lí dung
hoạt động
phương
pháp bôi trơn cương bức.
- .....................................................................................................................
Các bộ phận chính trong hệ thống bôi trơn
Phầndưỡng
thực hành
thuấn
luyện......................................................................
-b)Bảo
và một
số hư
hỏng thông thường cách khắp phục.
2. Trọng
tâm:
.....................................................................................................................
4.
Kết luận:
..................................................................................................
- Nguyên
lí hoạt

động phương pháp bôi trơn cưỡng bức.
.......................................................................................................................
III. THỜI GIAN
.......................................................................................................................
A. Thời
gian chuẩn bị huấn luyện :
.......................................................................................................................
- Thời gian thông qua
giáoNHIỆM
án :......................................................................
CHỦ
KỸ THUẬT
- Thời gian thục luyện giáo án :.....................................................................
- Thời gian hoàn thành công tác chuẩn bị :...................................................
B. Thời gian thực hành huấn luyện :
- Tổng thời gian toàn bài :

90 phút

2
Thượng tá Nghiêm Xuân Thành


- Thủ tục huấn luyện :

5 phút

- Thời gian lên lớp lý thuyết :

75 phút


- Thời gian kiểm tra kết thúc huấn luyện : 10 phút
IV. ĐỊA ĐIỂM
Phòng học: 52 - 6
V. TỔ CHỨC, PHƯƠNG PHÁP
1. Tổ chức: Lớp học tập trung thành một khối tại phòng học.
2. Phương pháp: Thuyết trình, giảng giải, thảo luận, nêu vấn đề,...
a) Chuẩn bị huấn luyện:
- Chuẩn bị giáo án, bài giảng, vật chất huấn luyện, giáo án điện tử,...
b) Thực hành huấn luyện:
- Giáo viên lên lớp lý thuyết, thuyết trình kết hợp trình chiếu , đưa ra mô
hình trực quan để nghiên cứu.
VI. VẬT CHẤT BẢO
1. Tài liệu tham khảo:
- Giáo trình Kết cấu động cơ đốt trong tập 2_Trường SQKT Quân Sự.
2. Trang bị Vật chất :
- Giáo án, phấn bảng, mô hình dụng cụ, bảng, học cụ trực quan, máy chiếu.

3


Phần II
NỘI DUNG HUẤN LUYỆN
MỞ ĐẦU
Trong quá trình hoạt động các chi tiết của động cơ chuyển động tương đối
với nhau xảy ra hiện tượng ma sát trong động cơ. Để khắc phục điều này hệ
thống bôi trơn đảm bảo động cơ làm việc êm dịu tránh xảy ra ăn mòn do ma
sát.Cần phải hiểu được nguyên lí hoạt động, kết cấu các bộ phận chính trong hệ
thống bôi trơn để thuận tiện cho bảo dưỡng sửa chữa động cơ ô tô...
NỘI DUNG

I. Các phương pháp bôi trơn thường dùng trong động cơ.
- Bôi trơn định kỳ (bôi trơn thủ công).
- Vung té dầu.
- Bôi trơn bằng phương pháp pha dầu bôi trơn vào nhiên liệu.
- Phương pháp bôi trơn cưỡng bức.
II. Phương pháp bôi trơn cưỡng bức.
Hệ thống bôi trơn cưỡng bức của động cơ đốt trong thường bao gồm các
bộ phận cơ bản sau: Thùng chứa dầu hoặc đáy dầu, bơm dầu bôi trơn, bầu lọc
thô và lọc tinh dầu bôi trơn, két làm mát dầu bôi trơn, các đường dẫn, đồng hồ
báo áp suất và nhiệt độ của dầu bôi trơn.
Theo vị trí chứa dầu bôi trơn, chia thành 2 loại:
- Hệ thống bôi trơn đáy dầu (cacte) ướt
- Hệ thống bôi trơn đáy dầu khô
Căn cứ vào hình thức lọc phân thành 2 loại:
- Hệ thống bôi trơn lọc thấm.
- Hệ thống bôi trơn lọc ly tâm

4


A. Phương pháp bôi trơn cưỡng bức đáy dầu (cácte) ướt
Sơ đồ hệ thống được thể hiện trên hình 1 là hệ thống bôi trơn cácte ướt bởi vì
toàn bộ lượng dầu bôi trơn được chứa trong cácte của động cơ.

Hình 1. Hệ thống bôi trơn cácte ướt.
1- Cacte dầu; 2- Phao hút dầu; 3- Bơm dầu; 4- Van an toàn bơm dầu; 5Bầu lọc thô; 6- Van an toàn lọc dầu; 7- Đồng hồ báo áp suất dầu; 8- Đường dầu
chính; 9- Đường dầu bôi trơn trục khuỷu; 10- Đường dầu bôi trơn trục cam; 11Bầu lọc tinh; 12- Két làm mát dầu; 13- Van khống chế lưu lượng dầu qua két
làm mát; 14- Đồng hồ báo nhiệt độ dầu; 15- Nắp rót dầu; 16- Thước thăm dầu.
Nguyên lý làm việc: Bơm dầu được dẫn động từ trục cam hoặc trục
khuỷu. Dầu trong cácte 1 được hút vào bơm qua phao hút dầu 2. Phao 2 có lưới

chắn để lọc sơ bộ những tạp chất có kích thước lớn. Ngoài ra phao có khớp tùy
động nên luôn nổi trên mặt thoáng để hút được dầu, kể cả khi động cơ nghiêng.
Sau bơm, dầu có áp suất cao (sấp sỉ 10 kG/cm2) chia thành hai nhánh. Một
nhánh đến két 12 để làm mát rồi về cácte. Nhánh còn lại qua bầu lọc thô 5 đến
đường dầu chính 8. Từ đường dầu chính, dầu theo đường nhánh 9 đi bôi trơn
trục khuỷu sau đó đến bơi trơn đầu to thanh truyền, chốt piston và theo đường
dầu 10 đi bôi trơn trục cam … Cũng từ đường dầu chính một lượng dầu khoảng
15  20% lưu lượng dầu chính đến bầu lọc tinh 11. tại đây những phần tử tạp
chất nhỏ được giữ lại nên dầu được lọc rất sạch. Sau khi ra khỏi lọc tinh áp suất
nhỏ dầu được chảy về cácte 1.

5


Van an toàn 4 có tác dụng trả dầu về phía trước bơm khi động cơ làm việc
ở tốc độ cao. Bảo đảm áp suất dầu trong hệ thống không đổi ở mọi tốc độ làm
việc của động cơ.
Khi bầu lọc thô 5 bị tắc, van an toàn 6 của bầu lọc thô sẽ mở, dầu bôi trơn
vẫn lên được đường ống chính. Bảo đảm cung cấp lượng dầu đầy đủ để bôi trơn
các bề mặt ma sát.
Khi nhiệt độ quá cao (khoảng 80C) do độ nhớt giảm, van khống chế lưu
lượng 13 sẽ đóng hoàn toàn để dầu qua két làm mát rồi trở về cácte.
Hệ thống bơi trơn cácte ướt có điểm hạn chế là do dầu bôi trơn chứa hết
trong cácte, nên cácte sâu và làm tăng chiều cao động cơ. Dầu bôi trơn tiếp xúc
với khí cháy nên gỉam tuổi thọ của dầu.
B. Phương pháp bôi trơn cưỡng bức đáy dầu (cacte)khô.

Hình 2. Hệ thống bôi trơn cácte khô
1- Cacte dầu; 2- Bơm chuyển; 3- Thùng dầu; 4- Lưới lọc sơ bộ; 5- Bơm
dầu đi bôi trơn; 6- Bầu lọc thô; 7- Đồng hồ báo áp suất dầu; 8- Đường dầu

chính; 9- Đường dầu bôi trơn trục khuỷu; 10- Đường dầu bôi trơn trục cam; 11Bầu lọc tinh; 12- Đồng hồ báo nhiệt độ dầu; 13- Két làm mát dầu.
Sơ đồ hệ thống bôi trơn cácte khô được thể hiện trên hình 2. Hệ thống này
khác với hệ thống bôi trơn cácte ướt ở chỗ, có hai bơm 2 làm nhiệm vụ chuyển
dầu sau khi bôi trơn rơi xuống cácte, từ cácte qua két làm mát 13 ra thùng chứa
3 bên ngoài cácte động cơ. Từ đây dầu được bơm vận chuyển đi bôi trơn giống
như ở hệ thống cácte ướt.
6


Hệ thống này khắc phục nhược điểm của hệ thống bơi trơn cácte ướt. Cụ
thể cacte không sâu nên động cơ thấp hơn, tuổi thọ dầu được kéo dài nên chu kỳ
thay dầu dài hơn. Ngoài ra động cơ có thể làm việc lâu dài ở địa hình dốc mà
không sợ thiếu dầu do phao không hút được dầu. Tuy nhiên hệ thống này phức
tạp hơn vì có thêm bơm chuyển. Hệ thống bôi trơn cacte khô thường được sử
dụng cho động cơ điêzel lắp trên xe tăng, thiết giáp, máy ủi, máy kéo, tàu
thuỷ,... Tuy nhiên hệ thống phức tạp vì có thêm các bơm chuyển và các bộ phận
để dẫn động chúng.
III. Một số bộ phận chính
A. Bơm dầu
1. Nhiệm vụ:
Bơm dầu bôi trơn là cụm chi tiết tạo ra động lực để dầu tuần hoàn trong hệ
thống, là một trong những bộ phân quan trọng của động cơ. Hút dầu từ nơi chứa
dầu cung cấp cho hệ thống dưới một áp suất nhất định.
2. Phân loại:
Bơm dầu dùng trong động cơ đốt trong thường là bơm thể tích, có các loại:
- Bơm pít tông, Bơm cánh gạt, Bơm bánh răng ăn khớp ngoài hoặc ăn khớp
trong, Bơm trục vít.
Trong đó bơm bánh răng được dùng rất phổ biến vì nó có các ưu điểm như:
Nhỏ, gọn, áp suất bơm cao, cung cấp liên tục, làm việc an toàn, độ tin cậy cao, ít
mòn.

a) Bơm dầu kiểu bánh răng.

 Bơm bánh răng ăn khớp ngoài
Bánh răng chủ động 4 được dẫn động từ trục khủyu hay trục cam. Khi cặp
bánh răng quay, dầu bôi trơn từ đường dầu áp suất thấp được lùa sang đường
dầu áp suất cao theo chiều mũi tên. Để tránh hiện tượng chèn dầu giữa các răng
khi vào khớp, trên mặt dầu của nắp bơm có phay rãnh giảm áp 3. Van an toàn
gồm lò xo 10 và bi cầu 11. Khi áp suất trên đường ra vượt quá giá trị cho phép,
áp lực dầu thắng sức căng lò xo mở bi cầu 11 để tạo ra dòng dầu chảy ngược về
đường dầu áp suất thấp.

7


Hình 3. Bơm dầu bánh răng ăn khớp ngoài
1- thân bơm; 2- Bánh răng bị động; 3- Rãnh giảm áp; 4- Bánh răng chủ
động; 5- Đường dầu ra; 6- Đường dầu vào; 7- Đệm làm kín; 8- Nắp van
điều chỉnh; 9- Tấm đệm điều chỉnh; 10- Lò xo; 11- Van bi
 Bơm bánh răng ăn khớp trong
Thường dùng cho động cơ ô tô du lịch do yêu cầu kết cấu gọn nhẹ. Loại
bơm này làm việc tương tự như bơm bánh răng ăn khớp ngoài theo nguyên lý
lùa dầu. Sơ đồ nguyên lý được thể hiện trên hình 4

Hình 4. Bơm dầu bánh răng ăn khớp trong
1- Thân bơm; 2- Bánh răng bị động; 3- Đường dẫn dầu vào;
4,7- Rãnh dẫn dầu; 5- Trục dẫn động; 6- Bánh răng chủ động; 8- Đường
dẫn dầu ra.
 Bơm phiến trượt (Bơm cánh gạt)
8



Sơ đồ kết cấu như hình 5. Rôto 5 lắp lệch tâm với thân bơm 1, trên thân
rôto có rãnh lắp các phiến trượt 3. Khi rôto quay, do lực ly tâm và lực ép của lò
xo 7, phiến trượt 3 luôn tỳ sát vào bề mặt của vỏ bơm 1 tạo thành các không
gian kín và do đó lùa dầu từ đường dầu có áp suất thấp 2 sang đường dầu có áp
suất cao 4.

Hình 5. Bơm cánh gạt
1- Thân bơm; 2- Đường dầu vào; 3- Cánh gạt; 4- Đường dầu ra; 5- Rôto;
6- Trục dẫn động; 7- Lòxo.
Bơm phiến trượt có ưu điểm: Đơn giản, nhỏ gọn nhưng có nhược điểm là
mài mòn bề mặt tiếp xúc giữa phiến trượt và thân bơm rất nhanh.
B. Bầu lọc dầu bôi trơn
1. Nhiệm vụ:
Lọc sạch tạp chất, bụi bẩn có lẫn trong dầu bôi trơn, để đảm bảo tính năng
lý hóa của dầu bôi trơn.
2. Phân loại:
Dựa vào mức độ lọc có thể chia thành 2 loại: Bầu lọc thô, Bầu lọc tinh.
Dựa vào kiểu, phương pháp lọc có thể chia thành: Bầu lọc thấm, Bầu lọc ly tâm
3. Yêu cầu:
- Lọc sạch, Lực cản bầu lọc nhỏ, Dễ bố trí, chăm sóc, bảo dưỡng
- Sức cản của loại bầu lọc không được quá lớn.Loại bầu lọc chỉ lọc được
các cặn bẩn có kích thước lớn hơn 0,03mm thường được gọi là bầu lọc thô. Các
bầu lọc tinh thường phải lắp mạch rẽ vì sức cản bầu lọc rất lớn.. Các loại lọc tinh
9


có thể lọc sạch các tạp chất có kích thước rất nhỏ (0,1  m). Sau khi lọc tinh dầu
thường trở về đáy dầu.
a) Bầu lọc thấm:

Bầu lọc thấm hiện nay được dùng khá phổ biến. Khi làm việc dầu bôi trơn
có áp suất cao chui qua (thấm qua) các khe lọc nhỏ (khe có kích thước  0,1 
m) của phần tử lọc, do đó các tạp chất có đường kính hạt lớn hơn kích thước khe
lọc đều bị giữ lại vì vậy dầu được lọc sạch.
Phần tử lọc của bầu lọc thấm có thể là các tấm lọc kim loại, các dải lọc kim
loại quấn quanh ống lõi; hoặc bằng giấy xốp, len, dạ…
Thông thường bầu lọc thô kiểu thấm dùng phần tử lọc là các tấm lọc kim
loại, dải lọc kim loại, lưới lọc, những phần tử lọc loại này có khe hở lớn nhưng
có ưu điểm độ bền cao, dễ chăm sóc bảo dưỡng không phải thay lõi.

Hình 6. Nguyên lý bầu lọc thấm lõi lọc bằng da dùng làm lọc tinh.
1- Thân bầu lọc; 2- Đường dầu vào; 3- Lõi lọc bằng da; 4- Nắp bầu lọc;
5- Đường dầu ra; 6- Trục bầu lọc

10


Hình7. Nguyên lý bầu lọc thấm tấm lọc kim loại dùng làm lọc thô.
1-Nắp bầu lọc; 2- Đường dầu ra; 3- Thân bầu lọc; 4- Đường dầu vào; 5Phiến lọc; 6- Phiến gạt; 7- Phiến cách.

Hình 8. Nguyên lý lọc thấm dùng lưới lọc.
1- Thân bầu lọc; 2- Đường dầu vào; 3- Nắp bầu lọc; 4- Đường dầu ra; 5Phần tử lọc; 6- Lưới của phần tử lọc.

11


Trên hình 9 giới thiệu bầu lọc thấm dùng tấm lọc kim loại.

Hình 9. Kết cấu bầu lọc thô lọc thấm dùng tấm lọc kim loại.
1 và 2- Tấm lọc; 3- Trục lõi lọc; 4- Tấm gạt cặn bẩn; 5- Trục tấm gạt;

6- Van an toàn; 7- Khoang chứa dầu sạch; 8- Đường dầu vào lọc; 9- Tay
gạt.
Phần tử lọc (lõi lọc) gồm các tấm (1) và (2) sắp xếp xen kẽ nhau tạo thành
khe lọc có kích thước bằng chiều dài của các tấm (2). Các tấm (1) và (2) lắp trên
trục (3), các tấm gạt (4) lắp trên trục (5) cố định trên nắp bầu lọc, khi động cơ
làm việc dầu bẩn theo đường (8) vào không gian phía dưới của bầu lọc. Dầu bôi
trơn có áp suất cao chui qua khe lọc (theo chiều mũi tên trên hình vẽ) rồi lên
khoang (7) sau đó đi bôi trơn. Khi xoay tay gạt (9) trên trục (3), lõi lọc quay
theo nên các phiến gạt (4) sẽ gạt sạch các tạp chất bám phía ngoài lõi lọc. Nếu
lõi lọc bị tắc dầu bôi trơn không qua lọc được, lúc này dưới tác dụng của áp suất
dầu bôi trơn, van an toàn (6) mở ra để dầu bôi trơn đi thẳng vào đường dầu
chính. Loại bầu lọc thấm dùng tấm lọc kim loại thường dùng làm bầu lọc thô,
lắp nối tiếp trên mạch dầu chính.
Nếu bầu lọc thấm dùng để lọc tinh thì phần tử lọc thường làm bằng len, dạ,
giấy vv… ưu điểm là lọc sạch nhưng có nhược điểm là lực cản lớn, lưu lượng
thông qua nhỏ, định kỳ thay thế, thường áp dụng trên xe đời mới. Để đảm bảo
lưu lượng thông qua thì bầu lọc thường được chế tạo sao cho diện tích lọc đủ
lớn, hoặc dùng hai bầu lọc lắp song song.
12


b) Bầu lọc ly tâm:
Hiện nay bầu lọc kiểu ly tâm được dùng rất rộng rãi.
+ Ưu điểm.
* Do không dùng lõi lọc (các phần tử lọc) nên khi bảo dưỡng định kỳ
không cần thay thế các phần tử lọc.
* Khả năng lọc tốt hơn nhiều so với loại lọc thấm dùng lõi lọc.
* Tính năng lọc ít phụ thuộc vào mức độ cặn bẩn lắng đọng trong bầu
lọc.
* Khả năng thông qua không phụ thuộc vào số lượng tạp chất lắng

đọng trong bầu lọc.
+ Nhược điểm: Cấu tạo phức tạp, khó bố trí.
Tuỳ theo cách lắp bầu lọc ly tâm trong hệ thống bôi trơn người ta phân nó
thành : Bầu lọc ly tâm không hoàn toàn; Bầu lọc ly tâm hoàn toàn.

 Bầu lọc dầu ly tâm hoàn toàn.
Trong hệ thống bôi trơn lọc ly tâm hoàn toàn, bầu lọc lắp nối tiếp trên mạch
dầu như sơ đồ trên hình (10). do đó toàn bộ dầu bôi trơn do bơm dầu cung cấp
đều đi qua bầu lọc.

Hình 10. Sơ đồ hệ thống bôi trơn dùng lọc ly tâm hoàn toàn.
13


1- Bơm dầu kiểu bánh răng; 2- Bầu lọc ly tâm; 3- Van an toàn.

Hình 11. Sơ đồ cấu tạo bầu lọc ly tâm hoàn toàn
1- Đế bầu lọc; 2- Đường dầu về cacte; 3- Dầu từ bơm đến; 4- Van thông
qua; 5- Đường dầu đi bôi trơn; 6- Ổ bi chặn; 7- Rôto; 8- Thân bơm; 9- Vít
chặn; 10- Trục; 11- Lỗ tia phun.
Hình 11 trình bày nguyên lý cấu tạo bầu lọc ly tâm hoàn toàn. Dầu có áp
suất cao theo đường (3) vào rôto (7) của bầu lọc. Rôto được lắp trên vòng bi đỡ
(6) và trên rôto có các lỗ phun (11). Dầu trong rôto khi phun ra các lỗ phun 11
tạo ra ngẫu lực làm quay rôto với tốc độ có thể đạt tới 5000- 6000 vg/ph sau đó
chảy trở về cacte theo đường 2. Dưới tác dụng của phản lực, rôto bị nâng lên và
tỳ vào vít điều chỉnh 9. Do ma sát với bề mặt trong của rôto nên dầu cũng quay
theo. Cặn bẩn có trong dầu có tỷ trọng lớn hơn tỷ trọng của dầu sẽ văng ra xa sát
vách rôto (theo dạng đường parabol), nên dầu càng gần tâm rôto càng sạch. Dầu
sạch theo đường ống 10 đến đường 5 đi bôi trơn.
 Bầu lọc ly tâm không hoàn toàn:

Trong hệ thống bôi trơn dùng lọc ly tâm không hoàn toàn thì bầu lọc ly tâm
lắp song song với đường dầu chính bôi trơn. Thường thì có một ngăn bơm dầu
cung cấp dầu riêng cho bầu lọc

14


Hình 12. Sơ đồ hệ thống bôi trơn dùng lọc ly tâm không hoàn toàn.
1, 2- Bơm dầu; 3- Bầu lọc ly tâm không hoàn toàn.
Dầu từ bơm vào đường dầu chính có thể lẫn dầu bẩn, không phải hoàn toàn
là dầu sạch.
Dầu sau khi được bầu lọc dầu lọc sạch được phun qua lỗ phun rồi trở về
đáy dầu. Cấu tạo của bầu lọc dầu loại này được giới thiệu trên hình vẽ ( hình 13)

Hình13. Bầu lọc ly tâm không hoàn toàn.
+ Nguyên lý hoạt động.
Khi động cơ làm việc, dầu từ ngăn dưới tới lỗ khoan rỗng của trục bầu lọc,
qua hai lỗ khoan hướng kính trên trục bầu lọc, qua lỗ khoan trên trục đế rôto
15


điền đầy khoang chứa dầu trước khi lọc (là khoang giới hạn bởi mặt trong vỏ
rôto, đế rôto và phía ngoài ống chụp), lên phía trên, chui qua lưới lọc vào không
gian dầu sau lọc xuống dưới 2 lỗ phun rồi phun ra ngoài. Khi dầu phun ra, phản
lực của nó tác dụng lên đế rôto tạo thành ngẫu lực làm đế rôto quay với tốc độ
có thể đạt (5000 6000) vg/ph làm dầu trong rôto quay theo, dưới tác dụng của
lực ly tâm, những cặn bẩn có trọng lượng lớn hơn dầu bị văng xa tâm và bám
chặt vào mặt trong vỏ rôto, ở khu vực gần tâm quay là dầu sạch. Dầu sạch chảy
về cácte
IV. BẢO DƯỠNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC MỘT SỐ HƯ HỎNG THÔNG

THƯỜNG
A. BẢO DƯỠNG
Thực hiện các nội dung quy định về công tác bảo dưỡng hệ thống bôi trơn
trên động cơ. Các bước tiến hành bảo dưỡng:
Bước 1. Tháo hệ thống bôi trơn
Bước 2. Kiểm tra các chi tiết
Bước 3. Sửa chữa, thay thế các chi tiết hư hỏng
Bước 4. Lắp hệ thống bôi trơn
Bước 5. Kiểm tra, điều chỉnh hệ thống bôi trơn
Bước 6. Phán đoán và xử lý những hư hỏng thông thường của hệ thống bôi
trơn
B. CÁCH KHẮC PHỤC MỘT SỐ HƯ HỎNG THÔNG THƯỜNG
Những hư hỏng thông thường của hệ thống bôi trơn là dầu bôi trơn ít quá
hoặc nhiều quá, dầu bị loãng, bẩn và bị rò, áp suất không đủ. Cụ thể về hiện
tượng và nguyên nhân và phương pháp khắc phục như sau:
1. Dầu không đủ, mức dầu thấp
Nguyên nhân của hiện tượng này là do rót thêm dầu không đủ, bị rò dầu
hoặc động cơ làm việc có dầu bôi trơn từ các te sục lên buồng cháy do khe hở
giữa xéc măng và xi lanh lớn. Nếu xẩy ra trường hợp này, trước hết phải kiểm
tra xem có chỗ nào bị rò không, kiểm tra bugi có đóng muội than nhiều không.
Nếu không có hiện tượng trên thì do dầu bôi trơn không đủ. Cần bổ sung thêm
dầu bôi trơn vào các te đến mức quy định và sửa chữa những chỗ rò dầu.

16


Nếu dầu bôi trơn sục lên buồng cháy nhưng không nghiêm trọng thì động cơ có
thể tiếp tục hoạt động được. Nếu dầu sục lên buồng cháy nhiều thì phải thay xéc
măng.
2. Dầu quá nhiều, mức dầu quá cao

Nếu dầu trong cácte quá nhiều, khi động cơ hoạt động trong động cốc tiếng
dầu tung toé tương đối lớn. Động cơ quay yếu, ống giảm thanh xả ra khói khói
màu xam xám. Nguyên nhan do dầu trong các te quá nhiều hoặc màng bơm
xăng bị rách, xăng chảy xuống các te.
Cách phán đoán: Rút thươc thăm dầu bôi trơn ra để kiểm tra xem trên thước có
giọt nước hay không và trong dầu có mùi xăng không, khi cần thiết thì tháo một
phần dầu dưới các te ra xem có nước động hay không.
Phương pháp xử lý: Nếu do dầu quá nhiều thì xả bớt dầu ra. Nếu có nước lẫn
hoặc xăng trong dầu thì phải xác định được chỗ rò để sửa chữa, sau đó thay dầu
mới đúng chủng loại do nhà chế tạo quy định.
3. Dầu quá loãng
Nguyên nhân: do sử dụng dầu bôi trơn không phù hợp với thời tiết, ví dụ mùa hè
dùng dầu mùa động. Màng bơm xăng bị rách, đai ốc thanh kéo màng bơm bị
lỏng, xăng chảy xuống các te. Cần dùng thước để kiểm tra mức dầu. Dùng ngón
tay trỏ và ngón tay cái thấm một ít dầu để kiểm tra độ nhớt, nếu dầu còn tốt thì
thì khi tách hai ngón tay ra, giữa hai ngón tay phải có những sợi dầu dài 2 – 3
mm, nếu không quá loãng, đồng thời kiểm tra trong dầu bôi trơn có mùi xăng
không.
Cách xử lý: Thay dầu bôi trơn mới theo đúng loại phụ hợp với mùa hoặc sửa
chữa những chỗ bị rò của bơm xăng.
4. Áp suất dầu giảm
Nguyên nhân: Do dầu ở đường dầu chính bị rò, bơm dầu và các cổ trục bị
mòn, mức dầu ở các tư thấp, độ nhớt của dầu không đúng tiêu chuẩn, van giảm
áp bị kẹt ở vị trí mở, dầu bị rò ở các chỗ nối hoặc chảy qua các vết nứt ở ống dẫn
dầu.
Phương pháp xử lý: Xiết chặt các chỗ nối và nút xả dầu, ống dẫn dầu bị nứt thì
phải thay ống khác, các hư hỏng của bơm dầu, van giảm áp và các ổ trục do bị
mòn thì phải sửa chữa. Mức dầu ở cácte bị giảm có thể do dầu bị đốt cháy, rò
chảy qua phớt chắn dầu ở đầu trục khuỷu hoặc do phớt chắn dầu hỏng. Nếu dầu
bôi trơn bị bẩn hoặc dùng dầu không đảm bảo độ nhớt thì phải thay dầu mới

đúng tiêu chuẩn.

17


5. Áp suất dầu tăng
Nguyên nhân do: Các ống dẫn dầu bị tắc, dùng dầu có độ nhớt cao quá, van
giảm áp bị kẹt ở vị trí đóng.
Phương pháp xử lý: ống dẫn bị tắc thì dùng dây thép thông sạch (tháo động cơ),
rửa sạch bằng dầu hoả và thổi sạch bằng khí nén. Để kiểm tra xem đồng hồ áp
suất báo có chính xác không, ta vặn ống nối của áp kế kiểm tra vào một đường
ống xả của đường dẫn dầu chính rồi cho động cơ hoạt động và so sánh giá trị ở
đồng hồ áp suất, nếu không có sự thay đổi thì do đồng hồ áp suát bị hỏng, cần
sửa chữa hoặc thay thế.

KẾT LUẬN
Hầu hết các động cơ đốt trong ngày nay đều dùng phương pháp bôi trơn
cưỡng bức, dầu bôi trơn trong hệ thống bôi trơn được bơm dầu đẩy đến các bề
mặt ma sát dưới một áp suất nhất định, do đó hoàn toàn đảm bảo yêu cầu bôi
trơn, làm mát và tẩy rửa mặt ma sát của ổ trục.Qua bài học chúng ta cần hiểu các
ý cơ bản sau:
- Nguyên lý hệ thống bôi trơn cưỡng bức cacte ướt, cácte khô.
- Nhiệm vụ, cấu tạo các bộ phận chính trong hệ thống bôi trơn.
CÂU HỎI
1. Nguyên lý hệ thống bôi trơn cưỡng bức cácte ướt, cácte khô.So sánh ưu
nhược điểm hai phương pháp này.
2. Cấu tạo,nguyên lý hoạt động của bầu lọc thấm,bầu lọc li tâm,bơm cánh
gạt.
3. Các hư hỏng thông thường trên hệ thống bôi trơn?


18


Phần III
KIỂM TRA KẾT THÚC HUẤN LUYỆN
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
A. Mục đích:
Nhằm kiểm tra đánh giá nhận thức của người học với yêu cầu nội dung của
bài đã đề ra từ đó rút kinh nghiệm cho người dạy chuyển tải thông tin và cách
tiếp thu bài giảng ngay trên lớp của người học để đạt chất lượng huấn luyện cao
hơn.
B. Yêu cầu:
Người học sau khi ôn luyện nắm được những nội dung chính trọng tâm,
trọng điểm của bài.
II. NỘI DUNG
- Nguyên lí hoạt động hệ thống bôi trơn động cơ
- Các bộ phận chính trong hệ thống bôi trơn
- Nguyên lí hoạt động hệ thống bôi trơn điển hình
III. THỜI GIAN : 10 phút
IV. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP
A. Tổ chức:
Lấy đội hình lớp để kiểm tra.
B. Phương pháp:
- Giáo viên: Nêu câu hỏi lấy tinh thần xung phong của người học trả lời
vấn đáp, gọi bổ sung khi còn thiếu và giáo viên kết luận hệ thống kiến thức lại
bài học.
- Phương pháp đánh giá:
+ Trả lời đúng, đủ nội dung, lưu loát: đạt giỏi.
+ Trả lời được 70% nội dung: đạt khá.
+ Trả lời được 50% nội dung: đạt yêu cầu.

V. THÀNH PHẦN, ĐỊA ĐIỂM
A. Thành phần: Tất cả các đồng chí tham gia huấn luyện.
B. Địa điểm: Tại phòng học 52-6.
19


VI. BẢO ĐẢM
- Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kết cấu động cơ đốt trong
- Vật chất bảo đảm: Giáo án, phấn, bảng, tranh vẽ, học cụ trực quan.

20


VII. KẾT THÚC HUẤN LUYỆN
A. Hướng dẫn ôn tập:
1. Nguyên lý hệ thống bôi trơn cưỡng bức cacte ướt, cacte khô.So sánh ưu
nhược điểm hai phương pháp này.
2. Cấu tạo,nguyên lý hoạt động của bầu lọc thấm,bầu lọc li tâm,bơm cánh
gạt.
B. Nhận xét buổi học phổ biến bài học tiếp theo:
- Nhận xét về kết quả buổi học:
* Về công tác chuẩn bị huấn luyện:………………………………………
* Những điểm mạnh, yếu trong quá trình huấn luyện:
+ Điểm mạnh: …………………………………………………………...
+ Điểm yếu: ……………………………………………………………..
* Kết quả luyện tập và kiểm tra:…………………………………………
- Phổ biến nhiệm vụ tiếp theo: ……………………………………………
* Công tác lau chùi bảo quản bảo dưỡng mô hình học cụ sau buổi học:
…………………………………………………………………………...
* Công tác chuẩn bị cho bài học tiếp theo: ……………………………..

KẾT QUẢ KIỂM TRA
T
T

Họ và tên

Cấp
bậc

Kết quả

Nội dung

Điểm

1
2
3
4
5
6
7
C. Kết thúc huấn luyện:
21

XL

Ghi chú



- Phân công thu dọn lớp học.
- Ghi nhật ký huấn luyện, và tổ chức xuống lớp.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 5 năm 2018
NGƯỜI SOẠN GIÁO ÁN

Thiếu úy Phạm Bá Mai

22



×