Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tiểu luận chuyên đề chống tham nhũng dành cho lớp chuyên viên, chuyên viên chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.67 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
Trang
I.
II.

ĐẶT VẤN ĐỀ
NỘI DUNG TÌNH HUỐNG:

2
3

1. Bối cảnh xúât hiện tình huống

3

2. Diễn biến tình huống

5

III.

9

PHÂN TÍCH XỬ LÝ TÌNH HUỐNG:

1. Cơ sở lý luận

9

2. Phân tích xử lý tình huống


11

IV.

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ:

13

V.

KẾT LUẬN

16

1


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ
nghĩa với các nội dung chính: Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần,
vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, mở cửa giao
lưu Quốc tế trong đó nhiệm vụ trọng tâm là thực hiện công nghiệp hoá hiện
đại hoá; Đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng và từng bước hoàn thiện nền
dân chủ xã hội chủ nghĩa. Cùng với đó, công cuộc cải cách hành chính của
nước ta đã và đang đi được những chặng đường có ý nghĩa sâu sắc, góp phần
quan trọng vào sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Mặc dù đã có rất nhiều thay đổi so với những năm trước, nhưng nền
hành chính nước ta vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng được những yêu cầu của cơ
chế quản lý mới cũng như yêu cầu phục vụ nhân dân trong tình hình hiện
nay. Hoạt động quản lý hành chính Nhà nước vẫn chưa đáp ứng một cách tốt

nhất đòi hỏi của cuộc sống, của công cuộc đổi mới. Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ IX đã đánh giá tiến trình cải cách hành chính trong giai đoạn trước
khi Đại hội tiến hành như sau: “Cải cách hành chính tiến hành chậm, thiếu
cương quyết và hiệu quả thấp”. Chỉ thị số 09/2005/CT-TTg của Thủ tướng
Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính cũng nêu
rõ: “So với yêu cầu và mục tiêu đề ra, nhìn chung công tác cải cách hành
chính vẫn còn bộc lộ nhiều khuyết điểm, yếu kém, tiến độ cải cách còn
chậm, hiệu quả thấp, chưa đồng bộ”.
Thời gian qua, thủ tục hành chính của nhiều cơ quan Nhà nước các
cấp ban hành rất rườm rà, không rõ ràng, thiếu thống nhất và chồng chéo lên
nhau. Nhiều thủ tục không được công khai, tùy tiện và luôn thay đổi, do đó
đã gây nhiều phiền hà, giảm lòng tin của dân đối với cơ quan Nhà nước. Tệ
quan liêu, thiếu trách nhiệm của công chức là một trong những vấn đề cơ bản
mà cải cách thủ tục hành chính cần phải giải quyết kiên trì, triệt để, vì mọi sự
thành bại của đất nước đều phụ thuộc không nhỏ vào yếu tố con người.
Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng, phục vụ tốt nhất cho
công cuộc đổi mới kinh tế-chính trị-xã hội và cải cách bộ máy quản lý hành
chính Nhà nước trong giai đoạn mới nhằm góp phần thực hiện Nghị quyết
2


Đại hội IX và Đại hội lần thứ X của Đảng. Chính phủ đã ban hành Nghị
quyết 38/CP ngày 04/5/1994 về Cải cách một bước thủ tục hành chính trong
giải quyết công việc của công dân và tổ chức, xác định rõ đây là yêu cầu bức
xúc của nhân dân và cũng là của Nhà nước, khâu đột phá trong công cuộc cải
cách nền hành chính quốc gia.
Những bài học thu được trong cải cách hành chính thời gian qua cũng như
yêu cầu xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ
nghĩa hiện nay là cơ sở để Chính phủ quyết định triển khai Chương trình tổng thể
cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001–2010 (ban hành kèm theo Quyết

định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ).
Mục tiêu chung của Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà
nước giai đoạn những năm tiếp theo là xây dựng một nền hành chính dân
chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu
lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa
dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm
chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng và phát triển đất
nước. Đến năm 2010, hệ thống hành chính về cơ bản được cải cách phù hợp
với yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa.
II. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
1. Bối cảnh ra đời của tình huống
Vào thời điểm năm 2001, khi trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc
hội, nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn đã nhận xét: Từ đầu năm đến
nay có tới 18.000 lượt người, 470 đoàn đông người kéo lên khiếu kiện ở
Trung ương và ngay từ đầu kỳ họp Quốc hội (tháng 12/2001) đã có tới 621
người kéo đến địa điểm họp và vào tận nhà lãnh đạo. Con số này phần nào
nói lên tình trạng khiếu kiện hết sức bức xúc của người dân. Khi đó, ông
Nguyễn Công Tạn nhận định: “Dân có bất bình mới khiếu kiện. Mà phần sai
là thuộc về Nhà nước chúng ta”, Ông cũng chỉ rõ một số cái sai của cơ quan
Nhà nước: Sai mà không nhận, nhận mà không sửa, sửa thì cũng không đến
nơi đến chốn nên dân đấu tranh tới cùng. Ông nhấn mạnh cần phải xử lý cán
bộ của mình rồi nói lại cho dân thì dân sẽ không khiếu kiện nữa.
3


Không chỉ ở vào thời kỳ đầu những năm 2000, tình trạng này vẫn còn
tiếp diễn và có chiều hướng gia tăng. Người dân bức xúc không chỉ chờ đến
khi Quốc hội họp mới khiếu kiện, kêu oan mà sự việc này diễn ra thường
xuyên ở các tuyến đường Hùng Vương, đường Trần Hưng Đạo, đường Trần
Phú... nơi tập trung nhiều cơ quan của Đảng và Nhà nước. Mới đây, trước kỳ

họp Quốc hội tháng 10/2008, nhiều đoàn người cũng đã tập trung ở các
tuyến đường xung quanh Hội trường Ba Đình để gửi đơn khiếu kiện và kêu
cứu.
Nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ Đỗ Quang Trung đã thừa nhận: “Thủ
tục hành chính còn nhiều mặt tồn tại, hành dân còn nhiều”. Ông nhận định
cải cách hành chính là rất cần thiết, muốn thực hiện cải cách hành chính thì
một trong những biện pháp là phải làm từ trên xuống, đồng bộ, cụ thể và
kiên quyết vì nó đụng chạm đến lợi ích con người và tổ chức bộ máy.
Xuất phát từ tình hình thực tế đó, trong tiểu luận này, bằng 2 sự việc
có thật đã xảy ra ở Nghệ An và Thái Bình, đồng thời với những kiến thức
thu nhận được qua lớp Bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà nước chương trình
chuyên viên chính, tôi muốn trình bày một vấn đề đang tạo những bức xúc
trong xã hội. Đó là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết các vấn
đề khiếu kiện của công dân nhằm đảm bảo cho pháp luật được tuân thủ
nghiêm minh, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được tôn trọng và
được bảo đảm thực hiện theo đúng pháp luật. Qua đó cho thấy rõ những ách
tắc, khiếm khuyết của thủ tục hành chính thông qua những sự việc có thật.
Trên cơ sở đó tôi cũng mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị đối với Nhà nước,
hy vọng góp một phần nhỏ vào việc cải cách một bước thủ tục hành chính.
2. Diễn biến của tình huống:
Câu chuyện thứ nhất xảy ra ở Diễn Châu, Nghệ An.
Tại xã Diên Hồng, Diễn Châu, Nghệ An có gia đình bà Nguyễn Thị H
là mẹ liệt sĩ Trần Văn C hy sinh tại chiến trường Quảng Trị năm 1972. Bà H
gửi một lá đơn kêu cứu đẫm nước mắt đến các cấp chính quyền nhờ xử lý vụ
ngang nhiên đập phá nhà mẹ liệt sĩ. Bà H trình bày: vào ngày 22/6/2006, “Khi
tôi đã khoá cửa đi chợ để chuẩn bị giỗ con trai là Liệt sĩ Trần Văn C thì nghe
4


bà con trong xã báo tin nhà tôi đang ở bị một số người dùng xe công nông,

búa và xà beng húc đổ và đập phá. Tôi vội vàng chạy về thì thấy cảnh tượng
thật khủng khiếp: Kẻ lái xe công nông sau khi húc đổ quán bán hàng nhà tôi,
tiếp tục lái xe húc đổ tường và cột trụ bê tông nhà, còn hơn chục người khác
thì đang dùng búa và xà beng đập phá tường, trèo lên nóc nhà dỡ ngói ném
xuống, họ hùng hổ phá hoại tài sản công dân bất chấp bà con can ngăn. Cầm
đầu những người phá nhà tôi là vợ chồng Phạm Văn N và Nguyễn Thị M, là
người cùng xã, hiện sống tại Hà Nội và mở xưởng đúc sắt thép tại xã Diên
Hồng. Khi anh Trần Xuân T, con trai của tôi ở gần đó chạy đến yêu cầu không
được đập phá, chờ pháp luật quyết định và chờ sự có mặt của chủ nhà, thì N
và M tuyên bố: Mất tiền tỷ tôi cũng đền được, tôi còn có thể mua được cả ông
trời. Những kẻ đến phá nhà tôi đều là thợ làm công ở xưởng đúc của N và
M”...
Cũng theo đơn của bà H, khi những người kia đang ngang nhiên đập
phá nhà bà thì có một số người là cán bộ xã như ông Th. – Phó chủ tịch kiêm
trưởng công an xã, ông Ch. và ông S. – công an viên đứng ở đó, nhưng họ
không có phản ứng gì, bất chấp tiếng kêu khóc van xin của một bà mẹ Liệt sĩ
già yếu mà lẽ ra phải được chính quyền địa phương bảo vệ, chăm sóc.
Vì sao một gia đình có công với cách mạng, hiền lành và ngoài người
con trai cả đã hy sinh thì còn có những 3 người con trai cũng từng là công an
các cấp (riêng anh T từng là phó Công an xã) nay lại rơi vào thảm cảnh như
vậy?
Ngôi nhà bà H đang ở nằm trên mảnh đất 330 m 2 (mặt đường 1A) do
UBND xã Diên Hồng bán cho bà năm 1991 theo tiêu chuẩn gia đình Liệt sĩ.
Năm 1992 con trai út của bà H là Trần Văn A. đi lao động ở Liên Xô (cũ) về
đã cưới vợ là Hồ Thị X (người xã Quỳnh Lương, huyện Quỳnh Lưu, cùng đi
lao động với A), bà H cho vợ chồng A mượn mảnh đất này để ở. Mặc dù bản
thân trở lại làm ruộng, nhưng A đã tạo điều kiện cho vợ đi học Trung cấp sư
phạm và X trở thành cô giáo tại xã Diễn Vạn, Diễn Châu...
Năm 2000, không hiểu vì lý do gì, X. đưa đơn ly hôn A. và làm mọi
thủ tục với TAND huyện Diễn Châu. Toà án nhân dân huyện Diễn Châu

5


nhanh chóng ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn cho X. với A. mà A.
và gia đình bà H không hề hay biết. Có thể nói đây là vụ án ly hôn lạ lùng
trong lịch sử tư pháp Việt Nam vì người chồng bị vợ bỏ, toà án cho ly hôn
mà người chồng không được biết, hai năm sau đó vẫn chung sống với vợ và
con gái. Mãi đến năm 2002, khi Đội thi hành án huyện Diễn Châu đến yêu
cầu A. phải trả nhà và đất ở (mảnh đất mượn của bà H.) theo như quyết định
số 52/2000 mà TAND huyện đã phán quyết 2 năm trước, thì A. mới biết là
mình bị vợ lừa đau đớn. Do anh không biết có bản án, không được toà mời
đến xét xử, không được tống đạt bản án nên không thể kháng án. Vì vậy, án
sơ thẩm có hiệu lực đã tước mất quyền kháng cáo của anh.
Bất bình với quyết định ly hôn trái pháp luật của TAND huyện, nhưng
A. vẫn phải bàn giao chìa khoá và ra khỏi nhà cho đội thi hành án niêm
phong nhà (ngày 17/12/2002). Sau đó do X. không hề về ở và không có nhu
cầu ở, mà bà H. lại bức xúc vì bỗng dưng bị tước đoạt mất tài sản của mình
nên bà xé niêm phong vào ở. Thế là A. bị lôi ra vành móng ngựa. TAND
huyện Diễn Châu xử 6 tháng tù giam vì tội “không chấp hành án”, TAND
tỉnh Nghệ An xử phúc thẩm cũng y án, bất chấp tiếng kêu oan của A., bất
chấp việc luật sư bào chữa cho anh đã vạch ra những sai trái của án ly hôn,
đó là: trong hồ sơ vẫn còn lưu lời khai mới nhất của A. trước thẩm phán
Hoàng Thị Hg. là nếu ly hôn phải trả lại mảnh đất mượn của mẹ. Trên thực tế
bà H. không hề làm thủ tục cho, tặng, bán mảnh đất cho vợ chồng A., nhưng
trong thời gian ở nhờ, X. – A. đã bán 1/2 diện tích (165 m 2) cho ông bác của
X. lấy tiền gửi bố đẻ X. hưởng lãi 3%/tháng. Vậy mà TAND huyện đã làm
một việc trái pháp luật nghiêm trọng, ra 2 quyết định cùng số, cùng ngày,
cùng một người ký (là thẩm phán Hoàng Thị Hg.) nhưng có nội dung khác
nhau cho một vụ án ly hôn của A. – X. với mục đích có lợi cho X., toà cho
X. hưởng toàn bộ 165 m2 đất còn lại sau khi trả cho A. 2 triệu đồng (trong số

42,5 triệu đồng tiền bán 165 m2 đất mà bố X. đang giữ). Mặt khác 165 m2 đất
Toà quyết định giao cho X. cũng không chỉ rõ đó là nửa nào, trong khi ngôi
nhà nằm giữa khu đất 330 m2, vì vậy đội thi hành án cũng không biết phải thi
hành phần đất nào nên đã giao toàn bộ 330 m2 đất của bà H. cho X.
6


Như vậy, chỉ vì một quyết định cho ly hôn trái pháp luật của TAND
huyện Diễn Châu đã cùng lúc tước bỏ của A. tất cả: Vợ, con, tài sản, nhà cửa,
đẩy anh ra khỏi nhà với hai bàn tay trắng, đồng thời bản án còn “giúp” cô con
dâu Hồ Thị X. tước đoạt khu đất hợp pháp của mẹ chồng. Còn anh trai của A.
là Trần Xuân T., Phó trưởng công an xã vì “không vận động được mẹ và em
chấp hành án nên đã bị xã buộc thôi việc” (theo giải trình của lãnh đạo xã).
Trong khi con trai (A.) bị đi tù, bà H. tiếp tục gửi đơn kiện đòi xem xét
trả lại mảnh đất của bà, nhưng chưa được các cấp ngành ở Nghệ An lắng
nghe, giải quyết thoả đáng. Bà cũng không biết vợ chồng N. – M. lấy tư cách
gì để đến đập phá nhà bà? Phải chăng pháp luật ở xã Diên Hồng hoặc huyện
Diễn Châu chỉ nằm trong tay những người có tiền?
Câu chuyện thứ hai xẩy ra ở xã Vũ Hoà, huyện Kiến Xương, tỉnh
Thái Bình.
Ông N.T.T có con trai là N.V.S nhập ngũ ngày 16/4/1963, đến ngày
01/8/1963 trong khi làm nhiệm vụ tại tỉnh Nghệ An, anh S đã hy sinh.
Sau khi con trai hy sinh, ông N.T.T nhận được giấy báo tử số 21 ngày
05/10/1963 do thiếu tá N.X.T – Phó chính uỷ Công an vũ trang tỉnh Nghệ An
ký, với nội dung “Chúng tôi thương tiếc báo tin: Đồng chí N.V.S, cấp bậc
binh nhì, chức vụ chiến sỹ, đơn vị Đồn biên phòng 141 Công an vũ trang
tỉnh Nghệ An, nguyên quán: xã Vũ Hoà, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình;
nhập ngũ ngày 16/4/1963, hy sinh ngày 01/8/1963 tại bản Xốp Linh, xã
Thông Thụ, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An. Hy sinh trong trường hợp tuần
tra bảo vệ biên giới. Được xác nhận là liệt sĩ”.

Kèm theo giấy báo tử là biên bản quân tư trang và một Huân chương
kháng chiến hạng Ba do Nhà nước trao tặng.
Sau khi có giấy báo tử, Đảng ủy, UBND xã và địa phương đã tổ chức
lễ truy điệu cho liệt sĩ N.V.S. Ông N.T.T, bố của liệt sĩ đã được hưởng chế độ
liệt sĩ từ tháng 8/1963 đến tháng 11/1968.
Từ tháng 12/1968 đến tháng 12/2000, do tách huyện Vũ Tiên (nay là
huyện Vũ Thư), xã Vũ Hoà thuộc về huyện Kiến Xương. Do việc bàn giao
7


hồ sơ của cơ quan chính sách thiếu cẩn trọng, đã dẫn tới quyền lợi của thân
nhân liệt sĩ N.V.S bị bỏ quên... và đến thời điểm của đầu năm 2001 vẫn chưa
được giải quyết.
Khi còn sống ông N.T.T làm nhiều đơn thư gửi Phòng Tổ chức – Lao
động – Thương binh – Xã hội huyện Kiến Xương, Sở LĐ-TB-XH tỉnh Thái
Bình và Bộ LĐ-TB-XH đòi giải quyết chế độ liệt sĩ, yêu cầu được cấp bằng
Tổ quốc ghi công. Song đơn thư chỉ được các cơ quan chức năng kính
chuyển rồi trở lại gia đình. Năm 1996 ông N.T.T qua đời, con trai ông T (em
trai của liệt sĩ) là N.T.M thay cha thờ anh và lại tiếp tục gửi đơn đến các cơ
quan chức năng. Nhưng rồi đơn thư vòng vo về xã, lên huyện, lên tỉnh, lên
Bộ, rồi lại trở về gia đình.
Ngày 17/9/1997, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An đã có
công văn số 782 do phó chỉ huy trưởng Nguyễn Văn Lương ký, gửi Sở LĐTB-XH tỉnh Thái Bình và phòng Tổ chức LĐ-TB-XH huyện Kiến Xương đề
nghị giải quyết chế độ chính sách cho gia đình Liệt sĩ N.V.S.
Phòng tổ chức LĐ-TB-XH huyện Kiến Xương, phòng Chính sách Sở
LĐ-TB-XH tỉnh Thái Bình yêu cầu: Gia đình liệt sĩ phải làm đơn đề nghị Bộ
chỉ huy Biên phòng tỉnh Nghệ An cần làm giấy báo tử lại, trong khi đã có giấy
báo tử số 21 ngày 05/10/1963 của Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Nghệ An rồi.
Vậy là một người hy sinh cách đây 38 năm, có đầy đủ giấy báo tử,
giấy chứng nhận quân tư trang, có Huân chương kháng chiến hạng Ba do

Nhà nước truy tặng, mà vẫn không được cấp bằng Tổ quốc ghi công và suốt
33 năm (tính đến năm 2000) gia đình liệt sĩ không được thụ hưởng chế độ
liệt sĩ.
Và cứ thế, một việc tưởng như đơn giản, ai cũng thấy được sự vô lý
trong kết quả giải quyết của các cơ quan hành chính Nhà nước, thế mà suốt
hơn 3 thập kỷ qua đi khiếu kiện, cho đến lúc qua đời ông T. vẫn không được
yên tâm nhắm mắt xuôi tay.
III. PHÂN TÍCH, XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
1. Cơ sở lý luận
8


Từ hai câu chuyện có thật đã nêu ở trên, chúng ta xem xét mối quan hệ
giữa một bên là cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền và một bên là
công dân. Đây là nhóm quan hệ phổ biến nhất của luật hành chính vì nó là
mối quan hệ phát sinh hàng ngày, hàng giờ trong cuộc sống. Có thể nói, con
người từ lúc sinh ra đến khi chết đi đều có quan hệ với các cơ quan hành
chính Nhà nước.
Trong mối quan hệ này, chủ thể vi phạm hành chính là các cơ quan
hành chính Nhà nước, còn khách thể là các quan hệ xã hội tác động tới hành
vi của công dân. Phương pháp tác động đơn phương, một chiều và mục đích
hướng tới là bảo đảm cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh, các quyền
lợi hợp pháp của công dân được tôn trọng và thực hiện.
Như chúng ta đã biết, cơ quan hành chính Nhà nước là một bộ phận
hợp thành của bộ máy Nhà nước, nó có những đặc điểm chung của cơ quan
Nhà nước: Cơ quan hành chính Nhà nước mang tính quyền lực Nhà nước để
thực hiện nghĩa vụ hành chính, nó có quyền thay mặt Nhà nước sử dụng các
phương tiện hành pháp và hành chính theo pháp luật để thực hiện nghĩa vụ
và bắt buộc thi hành các quyết định của Nhà nước. Cơ quan hành chính Nhà
nước có thẩm quyền nhất định do pháp luật quy định. Trong phạm vi thẩm

quyền, các cơ quan hành chính hoạt động có tính chủ động, thường xuyên,
sáng tạo, linh hoạt để huy động mọi hoạt động xã hội, và để đáp ứng diễn
biến đa dạng, phức tạp của việc quản lý Nhà nước. Đồng thời các cơ quan
hành chính Nhà nước có những đặc điểm riêng, tạo thành một hệ thống
thống nhất, theo thứ bậc, thực hiện hoạt động quản lý Nhà nước bằng các
phương thức quản lý, tổ chức điều hành và phối hợp hành động. Cơ quan
hành chính Nhà nước thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội. Cơ quan hành chính Nhà nước thể hiện quyền
lực Nhà nước bằng bộ máy, bằng các văn bản pháp luật, bằng quan hệ phối
hợp, bằng đội ngũ công chức thi hành công vụ và công sở.
Như vậy, trong việc giải quyết vụ việc của ông N.T.T các cán bộ cơ
quan hành chính ở Phòng LĐ-TB-XH huyện Kiến Xương, Sở LĐ-TB-XH
tỉnh Thái Bình cần suy nghĩ về trách nhiệm và bổn phận của mình. Tương tự
9


như vậy các cán bộ cơ quan hành chính ở xã Diên Hồng, TAND huyện Diễn
Châu, Nghệ An nghĩ sao về sự vô trách nhiệm của mình khiến cho một bà
mẹ có con hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc đang được hưởng chế độ
mẹ Liệt sĩ phải chịu cảnh vô lý, bất công trước sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm
của một số cán bộ trong bộ máy hành chính Nhà nước.
“Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đó là truyền
thống quý báu của dân tộc luôn được Đảng và Nhà nước ta tôn trọng. Quan
tâm chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ và những người có công với cách
mạng vừa là trách nhiệm của Nhà nước vừa là trách nhiệm của toàn dân,
nhằm bảo đảm cho những người hưởng chính sách ưu đãi có cuộc sống tinh
thần vui vẻ, có mức sống vật chất không thấp hơn mức sống trung bình của
cộng đồng xã hội, của một người dân bình thường.
Pháp luật Việt Nam quy định quyền hạn, nghĩa vụ và bảo đảm pháp lý
cho cán bộ, công chức thi hành công vụ. Một trong các quyền và nghĩa vụ đó

là cán bộ công chức Nhà nước phải nêu cao tinh thần tận tụy phục vụ nhân
dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, nghiêm
cấm mọi thái độ và hành động quan liêu, cửa quyền, hách dịch, vô trách
nhiệm đối với nhân dân.
2. Phân tích xử lý tình huống
Ở câu chuyện thứ nhất: Tại sao khi nhà bà Nguyễn Thị H. mẹ Liệt sĩ
Trần Văn C. ở xã Diên Hồng, huyện Diễn Châu, Nghệ An bị những người có
hành vi như những kẻ côn đồ đập phá tài sản riêng của công dân mà chính
quyền, công an xã khoanh tay đứng nhìn, không can ngăn, thờ ơ trước nỗi
đau của một cụ già đã 76 tuổi ?
Tại sao TAND huyện Diễn Châu làm sai nguyên tắc, làm sai luật khi
xử vụ án ly hôn giữa Trần Văn A. (con trai bà H., mẹ liệt sĩ) với Hồ Thị X.,
A. không có mặt tại phiên toà, không được biết bản án liên quan đến chính
mình được công bố như thế nào ?
Toà án nhân dân huyện Diễn Châu đã không điều tra cụ thể, dẫn đến
việc xử án không nghiêm minh, quyền lợi của những người có liên quan đến
10


vụ án không được xem xét công bằng khiến cho một người chồng mất vợ,
con, tài sản và phải vào tù; một người là mẹ Liệt sĩ bị mất nhà cửa, mất con,
cháu mà lẽ ra người mẹ ấy phải được hưởng mọi quyền lợi chính đáng, phải
được các cấp chính quyền địa phương ưu ái, tôn trọng.
Ở câu chuyện thứ hai: Tại sao các đơn thư khiếu nại của ông N.T.T
chỉ được kính chuyển vòng vo lên xã, huyện, tỉnh rồi lại về gia đình mà
không được giải quyết thoả đáng, đến nơi đến chốn? Hay gia đình ông chưa
đi đúng cửa quan?
Tại sao ngày 17/9/1997 Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Nghệ An
đã có công văn số 782 gửi Sở LĐ-TB-XH tỉnh Thái Bình và Phòng LĐ-TBXH huyện Kiến Xương đề nghị giải quyết chế độ chính sách cho gia đình liệt
sĩ N.V.S, mà các cấp đó vẫn không giải quyết?

Tại sao cán bộ của Phòng LĐ-TB-XH huyện và Phòng Chính sách Sở
LĐ-TB-XH lại yêu cầu gia đình liệt sĩ phải xin giấy báo tử lại ở Bộ chỉ huy
Biên phòng tỉnh Nghệ An? Vậy giấy báo tử số 21 ngày 5/10/1963 của Bộ chỉ
huy Biên phòng Nghệ An không có giá trị sao? Người ta có thể chết hai lần ư?
Tại sao một liệt sĩ đã hy sinh, có đủ giấy báo tử, rõ ràng về thời gian,
địa điểm hy sinh, có Huân chương do Nhà nước truy tặng mà vẫn không
được cấp bằng Tổ quốc ghi công. Suốt thời gian hơn 30 năm gia đình liệt sĩ
không được hưởng chế độ chính sách ưu đãi do Nhà nước quy định thì
“Công bằng xã hội ở đâu? ” khi mà trong xã hội vẫn còn tồn tại một số ít
người trong bộ máy hành chính Nhà nước thiếu trách nhiệm, vô lương tâm
đến như vậy ?
Điều này chứng tỏ gia đình Liệt sĩ N.V.S và gia đình bà Nguyễn Thị
M. đang bị vướng mắc trong sự quan liêu, thiếu trách nhiệm, quanh co nhiều
tầng nấc, không rõ ràng về trách nhiệm, không cụ thể về quyền hạn và loanh
quanh trong các bất cập của các thủ tục hành chính và các văn bản quy định
của pháp luật. Sự bất cập này có nguồn gốc sâu xa từ trong thời kỳ nước ta
còn áp dụng cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp. Nhưng đã 20 năm đổi mới
cơ chế, đổi mới cung cách quản lý hành chính Nhà nước mà tại sao những vụ
việc đơn giản như vậy vẫn không được giải quyết dứt điểm.
11


Qua hai sự việc nêu trên cho thấy vấn đề nguy hại không nhỏ của một
số cán bộ có phẩm chất đạo đức kém, thiếu trách nhiệm, quan liêu, năng lực
chuyên môn không có, không am hiểu về pháp luật mà lại làm luật, vô cảm
trước nỗi đau của người dân vẫn còn tồn tại trong cơ quan hành chính Nhà
nước ta. Chính những con người này đã làm giảm lòng tin của của nhân dân
đối với Đảng, đối với Nhà nước.
Nói về tệ quan liêu, thiếu trách nhiệm, Hội nghị đại biểu giữa nhiệm
kỳ khoá VII của Đảng đã nêu rõ: Tệ quan liêu làm cho Đảng và Nhà nước xa

rời quần chúng, đi tới những quyết sách trái với lợi ích và nguyện vọng
chính đáng của nhân dân làm mất lòng tin của Đảng và Nhà nước. Trước đây
V.I. Lênin đã từng nói “Chủ nghĩa quan liêu nói chung có thể có nghĩa là
bệnh hành chính, tác phong lề mề, giấy tờ, trả lời quấy quá. Loại chủ nghĩa
quan liêu này thật xấu xa”.
Nếu không có việc tách huyện Vũ Thư với huyện Kiến Xương thì gia
đình liệt sĩ N.V.S vẫn được thụ hưởng chế độ liệt sĩ không bị gián đoạn. Nếu
như sau khi tách huyện, giấy tờ liên quan đến chính sách của liệt sĩ được bàn
giao cẩn thận thì gia đình liệt sĩ N.V.S không phải mất nhiều công sức và
thời gian tiền của để xác minh lại cái chết của liệt sĩ.
Tương tự như vậy, nếu TAND huyện Diễn Châu xử vụ án ly hôn giữa
A. và X. (con trai và con dâu bà Nguyễn Thị H. - mẹ liệt sĩ Trần Văn C.)
minh bạch, đúng pháp luật, công bằng và đến nơi đến chốn; đồng thời các
cán bộ xã, huyện ở Diên Hồng – Diễn Châu không quan liêu, thiếu trách
nhiệm và thực hiện đúng chế độ chính sách ưu đãi đối với gia đình những
người có công với nước thì ngôi nhà của bà mẹ liệt sĩ không bị những người
có hành vi như côn đồ đập phá ngang nhiên như vậy.
Qua những tình huống nêu trên chúng ta nhận thấy đây là một thực tế
hết sức đau lòng đối với bộ máy và cán bộ quản lý hành chính Nhà nước.
Chúng ta cần rút ra bài học kinh nghiệm và đừng để có những trường hợp
tương tự tái diễn. Các cơ quan hành chính Nhà nước phải từng bước củng cố
niềm tin của nhân dân đối với Đảng, đối với Nhà nước. Cơ quan hành chính
Nhà nước phải thực sự là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Đại
12


hội Đảng lần thứ IX đã kịp thời đề ra Chương trình tổng thể cải cách hành
chính giai đoạn 2001 – 2010 chỉ rõ: Cải cách hành chính không chỉ là công
việc riêng của hệ thống hành chính, mà là yêu cầu chung của toàn xã hội. Vì
vậy, việc tăng cường công tác tuyên tuyền, phổ biến, thông tin để mọi cán

bộ, công chức và nhân dân nhận thức đúng và thực hiện quyền giám sát của
nhân dân về hoạt động của bộ máy hành chính và việc thực hiện cải cách
hành chính là hết sức cần thiết.
IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Chặng đường hơn 30 năm lặn lội đi tìm nhân chứng và âm thầm, lặng
lẽ, tìm đến các “cửa quan” của gia đình ông N.T.T; tiếng kêu ai oán đẫm
nước mắt của bà mẹ liệt sĩ đã 76 tuổi trước ngôi nhà bị đập phá của mình
phải chăng là do thói vô trách nhiệm của một số cán bộ công chức, cùng với
thủ tục phiền hà của nhiều cơ quan nhà nước các cấp rất rườm rà, không rõ
ràng, thiếu thống nhất, không công khai, tuỳ tiện, vô nguyên tắc... Dẫn đến
hậu quả là các gia đình chính sách kia phải mất thời gian, tiền của, sức lực,
xói mòn lòng tin... mà chung quy lại chỉ là do các thủ tục hành chính, các
văn bản hành chính và các hành vi hành chính của các công chức và các cơ
quan hành chính Nhà nước gây ra.
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 38/CP ngày 4/5/1994 về cải cách
một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết các vấn đề của công dân và
tổ chức, coi đó là yêu cầu bức xúc của Nhà nước và nhân dân. Khâu đột phá
của công cuộc cải cách chính là hoàn tất căn bản các thủ tục khiếu kiện và giải
quyết dứt điểm khiếu kiện của công dân. Chỉ thị 342/1997/CT-TTg ngày 21
tháng 5 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ, về việc đẩy mạnh cải cách thủ
tục hành chính theo tinh thần Nghị quyết 38/CP đã đề ra một số biện pháp cụ
thể đẩy mạnh việc chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện cải cách thủ tục hành
chính và rút kinh nghiệm về việc triển khai Nghị quyết của Chính phủ.
Đề nghị xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp sai phạm do thiếu
trách nhiệm, do bệnh quan liêu, hách dịch, cửa quyền đối với nhân dân.
Để lập lại công bằng xã hội, lấy lại lòng tin của nhân dân đối với Đảng
và Nhà nước, các cơ quan quản lý Nhà nước cần phải:
13



Một là: Đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục, giải
thích, hướng dẫn pháp luật, nhằm hình thành ý thức thực hiện nghiêm chỉnh
các quy định của pháp luật trong đội ngũ công chức Nhà nước. Đồng thời,
xây dựng ý thức về lối sống trong cộng đồng, tạo ra thói quen sống và làm
việc theo Hiến pháp và Pháp luật.
Hai là: Kiện toàn các cơ quan Nhà nước theo hướng gọn nhẹ, có chất
lượng cao, đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị và năng lực quản lý Nhà
nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội và năng lực thực hiện các thẩm quyền
đó. Đổi mới tổ chức và cách làm việc của Chính phủ, sắp xếp lại các Bộ, các
Cơ quan ngang Bộ, các Cơ quan thuộc Chính phủ một cách hợp lý. Thay đổi
cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động và chế độ làm việc của Ủy ban nhân
dân các cấp, sắp xếp lại các Sở, phòng, ban chuyên môn một cách hợp lý,
đúng người đúng việc... đang là những cố gắng của các Cơ quan hành chính
Nhà nước thể hiện được đường lối, chính sách của Đảng, thể hiện ý chí,
nguyện vọng, lợi ích của nhân dân lao động và phù hợp với yêu cầu của công
cuộc đổi mới hiện nay.
Khi mà các hiện tượng quan liêu, cửa quyền, lạm dụng chức quyền vẫn
chưa được khắc phục thì các loại thủ tục còn rất nhiều phiền hà, gây ra hậu
quả nghiêm trọng: Gây lãng phí thời gian, vật chất và giảm lòng tin vào bộ
máy nhà nước, suy giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước. Vì vậy, trong
các biện pháp cải cách hành chính, Nhà nước đang chú ý sửa đổi các quy
định về thủ tục hành chính theo hướng tránh gây phiền hà và chống cửa
quyền, hách dịch đối với công dân. Đặc biệt là các thủ tục khiếu kiện của
công dân đối với cơ quan hành chính Nhà nước, khi cơ quan này trong hoạt
động hành pháp, do vi phạm đã gây thiệt hại đến lợi ích của công dân.
Ba là: Cần có một chế độ công vụ và qui chế làm việc rõ ràng để tránh
tình trạng vô trách nhiệm trong công tác, nhằm giảm bớt phiền hà cho nhân
dân trong các quan hệ liên quan tới dân. Cơ quan hành chính có nghĩa vụ
công bố công khai các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động của mình
để mọi người dân được biết.

14


Bốn là: Cần phát hiện và xóa bỏ những thủ tục hành chính thiếu đồng
bộ, chồng chéo, rườm rà, phức tạp, đã và đang gây trở ngại trong việc tiếp
nhận và xử lý công việc giữa các cơ quan nhà nước với nhau, giữa cơ quan
nhà nước với công dân. Xây dựng và thực hiện được các thủ tục giải quyết
công việc đơn giản, rõ ràng, thống nhất, đúng pháp luật và công khai, vừa tạo
thuận lợi cho công dân có yêu cầu giải quyết công việc, vừa có tác dụng
ngăn chặn tệ cửa quyền, sách nhiễu và tham nhũng trong công chức nhà
nước, đồng thời đảm bảo được trách nhiệm quản lý Nhà nước, giữ vững kỷ
cương phép nước.
Năm là: Tất cả các cơ quan hành chính Nhà nước đều phải có nơi tiếp
dân và tránh hình thức trong cách làm, cách giải quyết thiếu trách nhiệm như
hiện nay. Thực hiện mô hình “một cửa, một dấu”, “một đầu mối” khi người
dân có đủ điều kiện theo luật định như hồ sơ giấy tờ thì việc tiếp nhận và giải
quyết chỉ qua một cơ quan, một công chức có trách nhiệm chính.
Sáu là: Đánh giá lại và có kế hoạch đào tạo cán bộ, công chức theo từng
loại, tăng cường các biện pháp giáo dục cán bộ, công chức về tinh thần trách
nhiệm và ý thức tận tâm với công việc; xây dựng tiêu chuẩn đạo đức nghề
nghiệp, tôn vinh nghề nghiệp, danh dự của cán bộ và công chức.

V. KẾT LUẬN
Trong phạm vi một tiểu luận, thông qua hai sự việc có thật như đã trình
bày ở trên và những kiến thức thu được qua lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý
Nhà nước chương trình chuyên viên chính, tôi muốn nói đến “cái chưa được”
trong thủ tục hành chính của chúng ta trong thời gian qua, và đó cũng chính
là những đòi hỏi bức xúc của nhân dân, yêu cầu đặt ra đối với Nhà nước ta
phải nhanh chóng thực hiện cải cách thủ tục hành chính để phù hợp với công
cuộc đổi mới đất nước hiện nay.

Đại hội Đảng lần thứ IX đã đưa ra chương trình tổng thể về cải cách
hành chính Nhà nước, giai đoạn 2001 – 2010 được đặt trong khuôn khổ các
quan điểm và chủ trương của Đảng về đổi mới hệ thống chính trị và cải cách
15


bộ máy Nhà nước. Nghị quyết của Đại hội lần thứ X của Đảng tiếp tục coi
đây là nhiệm vụ trọng tâm của đất nước trong thời gian tới, nhất là khi Việt
Nam đã là thành viên đầy đủ thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO). Cụ thể là: Cải cách và hoàn thiện nền hành chính Nhà nước phải gắn
liền với xây dựng và chỉnh đốn Đảng, đổi mới nội dung và phương thức lãnh
đạo của Đảng đối với Nhà nước nói chung và nền hành chính nói riêng, xây
dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân; Tổ chức nền hành
chính thành một hệ thống thống nhất, ổn định, hoạt động thông suốt, có kỷ
cương chặt chẽ trên cơ sở phân công, phân cấp rành mạch, cơ quan hành
chính và cán bộ, công chức Nhà nước chịu sự giám sát chặt chẽ của nhân
dân; Các chủ trương, giải pháp cải cách hành chính phải gắn chặt với đổi
mới kinh tế và yêu cầu phát triển đất nước trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng
cao đời sống của nhân dân; Cải cách hành chính là nhiệm vụ rộng lớn, phức
tạp đòi hỏi có tầm nhìn bao quát với những giải pháp đồng bộ, kết hợp chặt
chẽ cải cách hành chính với đổi mới hoạt động lập pháp, cải cách tư pháp.
Về phương pháp, cải cách hành chính phải được tiến hành từng bước
vững chắc, có trọng tâm, trọng điểm; chọn được khâu đột phá trong từng thời
điểm. Để đạt được mục tiêu tổng thể nêu trên, trong giai đoạn 2001 – 2010
cần có quyết tâm chính trị của các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước, của
những người đứng đầu các cơ quan hành chính các cấp từ Trung ương đến cơ
sở. Xây dựng một nền hành chính trong sạch, vững mạnh, làm cho nền hành
chính thực sự là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, chứ không phải
là “hành dân là chính”.

Cương lĩnh xây dựng đất nước của Đảng (2000 – 2020) khẳng định
quan điểm chiến lược: “Không chờ kinh tế phát triển cao mới giải quyết các
vấn đề xã hội mà ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển,
tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội”.
Nhất định, những hạn chế, tiêu cực trong công tác “Đền ơn, đáp nghĩa”
sẽ sớm được khắc phục dứt điểm. Và những sự việc trên đây không chỉ là nỗi
trăn trở, day dứt mà sẽ sớm chuyển thành những hành động tích cực, thiết
16


thực hơn của mỗi chúng ta, của các tổ chức, cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền giải quyết công việc của công dân và của toàn xã hội ./

17



×