Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

tên đề tài: vai trò của liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 71 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA: 2011 - 2015

TÊN ĐỀ TÀI:

VAI TRÒ CỦA LIÊN HỢP QUỐC TRONG VẤN ĐỀ CHỐNG
THAM NHŨNG VÀ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn
ThS. Thạch Huôn
Bộ môn: Luật Thƣơng Mại

Sinh viên thực hiện
Thạch Thị Nguyệt
MSSV: 5116003
Lớp: Luật Hành Chính – K37

Cần Thơ, tháng 12/ 2014


Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại
Việt Nam

LỜI CẢM ƠN



Để có thể hoàn thành Luận văn này trước hết em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến quý
Thầy Cô Trường Đại học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy; Không chỉ mang lại cho em
những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực học tập mà còn cả cách sống, cách làm khi bước
chân ra xã hội.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm chỉ dẫn tận tình của Thầy Thạch
Huôn đã tạo điều kiện giúp em có thể hoàn thành tốt nhất Luận văn tốt nghiệp này.
Vì kiến thức và thời gian có hạn, thêm vào đó lần đầu tiên tiếp xúc nên Luận văn này
không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy Cô, anh
chỉ để luận văn được tốt hơn.
Cuối cùng em xin kính chúc quý Thầy, Cô luôn dồi dào sức khỏe, gặt hái được nhiều
thành công trong công tác giảng dạy, nghiên cứu.
Xin trân trọng kính chào!
Cần Thơ, ngày tháng

năm 2014

Sinh viên thực hiện

Thạch Thị Nguyệt

GVHD: Th.S Thạch Huôn

SVTH: Thạch Thị Nguyệt


Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại
Việt Nam

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN


................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày

GVHD: Th.S Thạch Huôn

tháng

năm 2014

SVTH: Thạch Thị Nguyệt


Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại
Việt Nam

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN

................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày

GVHD: Th.S Thạch Huôn

tháng

năm 2014


SVTH: Thạch Thị Nguyệt


Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại
Việt Nam

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
UNCAC: Công ước chống tham nhũng của Liên Hợp Quốc năm 2003
LHQ:
Liên Hợp Quốc
LPCTN: Luật phòng chống tham nhũng năm 2005
LPCTN 2005, sđ, bs 2012: Luật phòng chống tham nhũng 2005, sửa đổi, bổ sung
2012
BLHS 1999, sđ, bs 2009: Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung 2009.

GVHD: Th.S Thạch Huôn

SVTH: Thạch Thị Nguyệt


Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại
Việt Nam

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................... 2
3. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................... 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................................. 2
5. Kết cấu đề tài .................................................................................................................. 2

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA LIÊN HỢP QUỐC TRONG
VẤN ĐỀ CHỐNG THAM NHŨNG ................................................................................. 3
1.1 Sơ lƣợc về Liên hợp quốc ............................................................................................ 3
1.1.1 Lược sử thành lập Liên Hợp Quốc ................................................................... 3
1.1.2 Mục đích và nguyên tắc của Liên Hợp Quốc ................................................... 4
1.1.3 Vai trò của Liên Hợp Quốc .............................................................................. 6
1.2 Vai trò của Liên Hợp Quốc trong vấn đề chống tham nhũng ................................. 7
1.2.1. Cơ sở lý luận về vấn đề chống tham nhũng của Liên Hợp Quốc .................. 7
1.2.1.1. Khái niệm về tham nhũng ................................................................... 7
1.2.1.2. Các yếu tố dẫn đến hành vi tham nhũng ............................................. 9
1.2.1.3. Hậu quả do tham nhũng gây ra ......................................................... 10
1.2.1.4. Cơ quan phụ trách chống tham nhũng của Liên Hợp Quốc ............. 12
1.2.2 Sự cấp bách của việc thành lập một tổ chức quốc tế chống tham nhũng toàn
cầu ............................................................................................................................. 13
1.2.2.1 Nhu cầu hợp tác quốc tế về mức độ nghiêm trọng của chống tham
nhũng xuyên quốc gia ..................................................................................... 13
1.2.2.2 Giải quyết và khắc phục các hậu quả từ sau tham nhũng xảy ra ...... 14
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA LIÊN HỢP QUỐC TRONG VẤN ĐỀ
CHỐNG THAM NHŨNG ............................................................................................... 17
2.1. Công ƣớc chống tham nhũng của Liên Hợp Quốc năm 2003 .............................. 17
2.1.1. Nguyên nhân tất yếu dẫn đến sự ra đời của công ước ................................. 17
2.1.2. Nội dung công ước ......................................................................................... 18
2.1.2.1. Mục đích công ước ............................................................................ 18
2.1.2.2. Các đối tượng tham nhũng ................................................................ 19
2.1.2.3. Các hành vi tham nhũng .................................................................... 19
2.1.2.4. Các hình thức chế tài tham nhũng..................................................... 22
2.1.2.5. Các biện pháp phòng ngừa ................................................................ 23
2.1.3. Khả năng áp dụng .......................................................................................... 25
2.1.3.1. Hợp tác quốc tế ................................................................................. 25
GVHD: Th.S Thạch Huôn


SVTH: Thạch Thị Nguyệt


Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại
Việt Nam
2.1.3.2. Hỗ trợ kỹ thuật và trao đổi thông tin................................................. 28
2.1.4. Cơ chế thực thi ................................................................................................ 28
2.1.4.1. Cách giải quyết tranh chấp liên quan đến việc giải thích hoặc áp
dụng công ước ................................................................................................ 28
2.1.4.5. Hiệu lực của công ước....................................................................... 29
CHƢƠNG 3: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHỐNG THAM
NHŨNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG ........................................................................... 30
3.1. Các quy định của pháp luật Việt Nam trong vấn đề chống tham nhũng ............ 30
3.1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................... 30
3.1.1.1. Khái niệm tham nhũng ...................................................................... 30
3.1.1.2. Các yếu tố tham nhũng ở Việt Nam ................................................... 31
3.1.1.3. Các hậu quả tham nhũng ở Việt Nam ............................................... 32
3.1.2. Cơ sở pháp lý................................................................................................... 35
3.1.2.1. Đối tượng tham nhũng ....................................................................... 35
3.1.2.2. Các hành vi tham nhũng .................................................................... 36
3.1.2.3. Nguyên tắc xử lý tham nhũng ............................................................ 38
3.1.2.4. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có chức vụ,
quyền hạn........................................................................................................ 38
3.1.2.5. Biện pháp xử lý hành vi tham nhũng ................................................. 39
3.1.3. Cơ chế thực thi ................................................................................................ 44
3.1.3.1. Cơ chế phối hợp thực hiện giữa các ban ngành, tổ chức liên quan
đến chống tham nhũng.................................................................................... 44
3.1.3.2. Cơ chế tố cáo, phát hiện của nhân dân ............................................. 44
3.1.3.3. Cơ chế thanh tra, kiểm tra, của cơ quan nhà nước ........................... 45

3.1.4. Những bất cập của cơ sở lý luận và pháp lý ................................................. 46
3.1.4.1. Hành vi che giấu, thông đồng lẫn nhau trong cơ quan nhà nước .... 47
3.1.4.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật vào thực tế còn nhiều bỡ ngỡ, chồng
chéo, mâu thuẫn, không đồng bộ .................................................................... 47
3.1.4.3. Cơ chế tố giác hành vi tham nhũng của nhân dân chưa được đảm
bảo .................................................................................................................. 49
3.1.5. Biện pháp phòng ngừa ................................................................................... 50
3.2. Mối liên hệ giữa Công ƣớc và quy định của Pháp luật Việt Nam ........................ 56
3.3. Thực tiễn và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật chống tham nhũng tại Việt
Nam ................................................................................................................................... 57
3.3.1. Thực tiễn áp dụng ........................................................................................... 57

GVHD: Th.S Thạch Huôn

SVTH: Thạch Thị Nguyệt


Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại
Việt Nam
3.3.1.1. Tình hình chung về thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật Việt
Nam về chống tham nhũng ............................................................................. 57
3.3.1.2. Một số vướng mắc trong vấn đề giải quyết chống tham nhũng ở Việt
Nam ................................................................................................................ 58
3.3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật chống tham nhũng ở Việt Nam ..... 59
3.3.2.1. Tiếp tục sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về chống tham
nhũng .............................................................................................................. 59
3.3.2.2. Ban hành hướng dẫn cụ thể trong vấn đề chống tham nhũng .......... 60
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


GVHD: Th.S Thạch Huôn

SVTH: Thạch Thị Nguyệt


Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại
Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
Tham nhũng là một hiện tượng xã hội tiêu cực gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến
đời sống kinh tế, chính trị của nhiều quốc gia trên thế giới. Hiện nay, nó đang lan rộng
mạnh và đang dần trở thành tệ nạn làm cản trở đến sự phát triển của xã hội, làm giảm
lòng tin của nhân dân đối với chế độ. Với đà của sự phát triển kinh tế một cách mạnh mẽ
như ngày nay cùng với sự hợp tác quốc tế ngày càng được mở rộng thì các hành vi tham
nhũng trở nên ngày càng tinh vi hơn, vì thế công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng
cũng trở nên gay go, phức tạp.
Trước tình hình đó, ở nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đã có nhiều giải pháp đưa
ra nhiều chương trình chống tham nhũng kể cả trong khu vực công lẫn khu vực tư nhân
nhằm mục đích nhấn mạnh đến việc nghiên cứu các thực trạng, tìm nguyên nhân để đề ra
các biện pháp nhằm kiểm soát và hạn chế tình trạng tham nhũng. Vì thế, từ đó có nhiều
các văn bản chống tham nhũng từ nhiều quốc gia, tổ chức và có một văn bản quốc tế
mang tính giá trị cao được nhiều nước trên thế giơi áp dụng để chống tham nhũng đó là
Công ước chống tham nhũng của Liên Hợp Quốc năm 2003 (UNCAC) và chính thức có
hiệu lực vào tháng 12 năm 2005. Công ước này ra đời, đánh dấu một bước ngoặt quan
trọng trong lịch sử cùng nhau hợp tác chống tham nhũng của tất cả các quốc gia lại với
nhau. Qua đó, cho ta thấy Liên Hợp Quốc (LHQ) đã dành sự quan tâm đặc biệt đến vấn
đề này. Những nội dung trong Công ước có nhiều điểm tích cực trong vấn đề chống tham
nhũng và đã dành được sự đồng tình của nhiều nước.

Hiện nay, nước ta lại đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, bên cạnh những thành tựu quan trọng mà chúng ta đã được
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thì tình trạng tham nhũng ở một số bộ phận
không nhỏ cán bộ, Đảng viên là rất lo ngại, đặc biệt là trong mối quan hệ giữa công chức
nhà nước với người dân và doanh nghiệp, giữa nhân viên các cơ sở dịch vụ công với
khách hàng gây nên nhiều bức xúc trong dư luận xã hội. Vì vậy, chống tham nhũng là
một nhiệm vụ cấp bách và hết sức quan trọng trong tình hình hiện nay. Đảng và Nhà
nước ta không chỉ khẳng định quyết tâm chống tham nhũng, mà còn đề ra nhiều biện
pháp chống tham nhũng hữu hiệu. Trong đó, việc ban hành văn bản pháp luật về chống
tham nhũng là việc làm đúng đắn và cần thiết. Sau khi luật phòng chống tham nhũng năm
2005 được ban hành thì công tác phòng chống tham nhũng có nhiều điểm tiến bộ và có
chuyển biến trong hành động nhưng nó vẫn chưa được rõ nét nên tình hình tham nhũng
vẫn xảy ra ngày càng trầm trọng hơn, công tác chống tham nhũng vẫn chưa được cải
thiện nhiều. Vì thế mục tiêu ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng chưa làm được.
GVHD: Th.S Thạch Huôn

1

SVTH: Thạch Thị Nguyệt


Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại
Việt Nam
Với những lý do trên, người viết muốn tập trung làm rõ thực trạng tham nhũng hiện
nay ở một số nước trên giới trong đó có Việt Nam thông qua UNCAC cùng với các quy
định pháp luật của Việt Nam nhằm tìm ra các nguyên nhân, hình thức và những nhân tố
làm hạn chế hiệu lực công tác phòng chống tham nhũng, đồng thời góp phần tìm phương
hướng và giải pháp hữu hiệu để công tác phòng chống tham nhũng được hiệu quả. Đó là
lý do, người viết chọn đề tài: “ Vai trò của Liên Hợp Quốc trong vấn đề chống tham
nhũng và thực tiễn tại Việt Nam” để hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu đề tài, người viết muốn làm rõ vai trò của Liên Hợp
Quốc trong vấn đề chống tham nhũng được quy định trong công ước, thực tiễn áp dụng
và các quy định của pháp luật Việt Nam. Qua đó, người viết rút ra những tồn tại, thiếu sót
cần được khắc phục. Từ đó, đưa ra một số kiến nghị, giải pháp trong việc đẩy lùi nạn
tham nhũng cũng như tình hình, các nguyên nhân dẫn đến tham nhũng nhằm ngăn chặn
tham nhũng tiếp tục xảy ra.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu quy định của UNCAC và các quy định của pháp luật
Việt Nam trong việc phòng chống tham nhũng và đưa ra một số giải pháp để góp phần
công tác chống tham nhũng được hiệu quả.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở khoa học pháp lý và các phương pháp như:
nghiên cứu luật viết, so sánh để làm sáng tỏ, nội dung, nguyên nhân, hậu quả của vấn đề
chống tham nhũng được quy định trong công ước và quy định của pháp luật Việt Nam,
phương pháp tổng hợp thống kê; sử dụng các chương trình tìm kiếm tài liệu…các thông
tin sử dụng trong bài viết được thu nhập qua việc áp dụng phương pháp thu thập, chất lọc
dữ liệu có liên quan.
5. Kết cấu đề tài
Trong đề tài ngoài phần mở đầu, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo thì đề
tài được bố cục bằng ba chương:
Phần mở đầu
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng
Chƣơng 2: Cơ sở pháp lý của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng
Chƣơng 3: Quy định của pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng
Kết luận

GVHD: Th.S Thạch Huôn

2


SVTH: Thạch Thị Nguyệt


Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại
Việt Nam
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA LIÊN HỢP QUỐC TRONG
VẤN ĐỀ CHỐNG THAM NHŨNG
Tham nhũng là một mối nguy hại của xã hội, đe dọa trực tiếp đến sự tồn vong của
cả chế độ, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển trên nhiều mọi mặt lĩnh vực của xã hội, từ
kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, an ninh quốc phòng, y tế… đến nhận thức của người
dân. Do vậy, LHQ đã cho ra đời một văn bản pháp lý mang tính chống tham nhũng toàn
cầu và được nhiều quốc gia công nhận, điều này đã thể hiện rõ vai trò quan trọng của
LHQ trong việc liên kết các quốc gia lại với nhau để giải quyết tham nhũng. Trong
chương này, người viết sẽ nêu khái quát về tổ chức LHQ, đồng thời giới thiệu một số cơ
sở lý luận về vấn đề chống tham nhũng của LHQ. Để từ đó, nhận thấy được vai trò của tổ
chức này trong việc chống tham nhũng cũng như nhu cầu cần thành lập một tổ chức mang
tính chuyên biệt về chống tham nhũng trong hợp tác quốc tế.
1.1 Sơ lƣợc về Liên hợp quốc
1.1.1 Lược sử thành lập Liên Hợp Quốc
Quá trình thành lập LHQ là quá trình đấu tranh gay go, quyết liệt giữa những quan
điểm khác nhau về xây dựng một tổ chức an ninh chung, nhằm duy trì hòa bình, an ninh
quốc tế, và phát triển hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực.
Lịch sử đã cho thấy rằng, Liên Xô là một quốc gia có công sức đóng góp to lớn cho
sự hình thành và phát triển của tổ chức này. Quá trình thành lập tổ chức này trải qua
những giai đoạn như sau:
- Với ý định chuẩn bị cho thời kì hậu chiến của chiến tranh thế giới thứ hai, nhằm
loại trừ xảy ra một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba và đảm bảo một thế cân bằng mới
trong quan hệ quốc tế mới sau chiến tranh, tại Hội nghị Maxcơva giữa các Bộ trưởng
ngoại giao của ba quốc gia Liên Xô, Anh, Mỹ đã thông qua Tuyên bố chung về an ninh

(sau đó Trung Quốc cũng kí), đã nói đến việc quyết định thành lập một tổ chức quốc tế
mới nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Quyết định này, đã được khẳng định lại tại
hội nghị cấp cao giữa ba Nguyên thủ quốc gia là: Liên Xô, Anh, Mỹ tại Teheran ngày
01/12/1943.
- Tiếp theo đó là đến Hội nghị các chuyên viên tại Dumbarton Oaks – Mỹ từ ngày
21/08 đến 29/08/1944, đại diện của Liên Xô, Mỹ, Anh đã soạn thảo những đề xuất sơ bộ
về việc thành lập tổ chức quốc tế chung nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Nhìn
chung, về cơ bản đây là nền móng của Hiến chương sau này, tuy nhiên hội nghị chưa
quyết định được một loạt vấn đề như thủ tục bỏ phiếu của Hội đồng Bảo an, quy chế của
lãnh thổ quản thác, quy chế của Tòa án quốc tế… những vấn đề còn lại này, đã được giải

GVHD: Th.S Thạch Huôn

3

SVTH: Thạch Thị Nguyệt


Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại
Việt Nam
quyết tại Hội nghị Yalta – Liên Xô giữa các nhà lãnh đạo các quốc gia đồng minh tháng
02/1945, Hội nghị Ianta đã ấn định nơi và ngày triệu tập để thông qua Hiến chương.
- Cuối cùng tại Hội nghị San Francisco – Mỹ từ tháng 04 đến tháng 06/1945, Hiến
chương đã được soạn thảo một cách hoàn chỉnh, và được 50 quốc gia kí ngày 26/6/1945
(Ba Lan không tham gia hội nghị, nhưng chỗ kí theo vần đã được giữ lại để ký sau).
Hiến chương bắt đầu có hiệu lực ngày 24/10/1945 và vào ngày này hàng năm cả
thế giới tổ chức kỷ niệm ngày thành lập LHQ. Tính đến nay, LHQ đã có 190 (191) quốc
gia thành viên trong tổng số khoảng 240 (241) quốc gia trên thế giới, so với khi thành lập
số lượng thành viên tăng thêm rất nhiều, trong thời điểm hiện nay, LHQ là một tổ chức
quốc tế lớn nhất có số lượng thành viên tham gia nhiều nhất1.

1.1.2 Mục đích và nguyên tắc của Liên Hợp Quốc
Theo Hiến chương LHQ (1945), các quốc gia sáng lập đã quyết tâm thiết lập LHQ
trở thành một tổ chức quốc tế toàn cầu với mục tiêu hàng đầu là đảm bảo một nền hòa
bình và một trật tự thế giới bền vững. Theo đó thì tại Điều 1 của Hiến chương, LHQ được
thành lập gồm có các mục tiêu như sau:
- Mục tiêu hàng đầu là duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, và để đạt được mục đích
đó thì cần phải dùng những biện pháp tập thể có hiệu quả nhằm phòng ngừa và gạt bỏ mọi
mối đe dọa hòa bình, trừng trị mọi hành động xâm lược hay phá hoại hòa bình khác, điều
chỉnh hoặc giải quyết những vụ tranh chấp, những tình thế có tính chất quốc tế, có thể dẫn
đến phá hoại nền hòa bình bằng biện pháp hòa bình theo đúng những nguyên tắc của công
lý và của luật pháp quốc tế. Cơ quan phụ trách cho việc duy trì hòa bình, an ninh quốc tế
là Hội đồng Bảo an được quy định tại Điều 24 của Hiến chương LHQ.
- Mục tiêu thứ hai là phát triển những mối quan hệ hữu nghị giữa các nước trên cơ
sở tôn trọng nguyên tắc dân tộc bình quyền, dân tộc tự quyết và dùng tất cả những biện
pháp thích hợp khác để củng cố nền hòa bình thế giới. Bởi nguyên tắc bình đẳng và quyền
tự quyết của các dân tộc được long trọng ghi nhận trong Hiến chương LHQ, tất cả các dân
tộc đều có quyền tự do quyết định chế độ chính trị và theo đuổi sự phát triển về kinh tế, xã
hội và văn hóa của mình mà không có bất kì sự can thiệp nào từ bên ngoài, nên tất cả các
quốc gia có nghĩa vụ phải tôn trọng quyền này, phù hợp với các điều khoản của Hiến
chương để cùng nhau phát triển các mối quan hệ hữu nghị ngày càng khăng khít.
- Mục tiêu tiếp theo nữa là thực hiện sự hợp tác quốc tế trong việc giải quyết những
vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hóa và nhân đạo, trong việc khuyến khích phát triển
và sự tôn trọng nhân quyền cùng những quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người, không
phân biệt chủng tộc, nam, nữ, ngôn ngữ hay tôn giáo. Cơ quan phụ trách mục tiêu này là
1

Kim Oanh Na, Giáo trình luật quốc tế, Khoa Luật – Đại học cần thơ, t.82.

GVHD: Th.S Thạch Huôn


4

SVTH: Thạch Thị Nguyệt


Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại
Việt Nam
Hội đồng kinh tế - xã hội (Economic and Social Council - ECOSOC). Nhằm tạo những
điều kiện ổn định và những điều kiện đem lại hạnh phúc chung, cần thiết cho quan hệ hòa
bình và hữu nghị giữa các nước dựa trên sự tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và tự quyết
của các dân tộc, LHQ sẽ khuyến khích:
+ Nâng cao mức sống, đảm bảo cho mọi người đều có công việc ổn định, có những
điều kiện tiến bộ và phát triển trong lĩnh vực kinh tế và xã hội.
+ Giải quyết những vấn đề quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, y tế và những vấn
đề liên quan khác; cả sự hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực văn hóa và giáo dục.
+ Tôn trọng và thực hiện quyền con người và quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi
người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, tôn giáo, ngôn ngữ.
Trách nhiệm thực hiện những chức năng trên trước hết thuộc về Đại hội đồng LHQ.
Theo Điều 60 Hiến chương LHQ thì Hội đồng kinh tế và xã hội đặt dưới quyền của Đại
hội đồng và được Đại hội đồng giao cho trách nhiệm trực tiếp thực hiện các chức năng về
kinh tế - xã hội của LHQ. Thiết nghĩ các quốc gia nên hợp tác lại với nhau trong các lĩnh
vực kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học và công nghệ và đối với việc phát triển sự tiến bộ
về văn hóa và giáo dục trên thế giới. Sự hợp tác để cùng nhau phát triển kinh tế là tư duy
đúng đắn giữa các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển.
Để trở thành một trung tâm để phối hợp hành động của các nước nhằm để đạt được
những mục đích trên, LHQ cùng với các nước thành viên hành động theo những nguyên
tắc được ấn định tại Điều 2 – Hiến chương LHQ được tóm tắt lại như sau:
Thông qua Hiến chương thì LHQ hoạt động theo 5 nguyên tắc cơ bản:
+ Nguyên tắc chủ quyền bình đẳng giữa các quốc gia và quyền dân tộc tự quyết.
Điều này, không những đã được Hiến chương khẳng định tại Điều 2, khoản 1 và tại Điều

1, khoản 2 mà tại Điều 55 cũng nhắc lại nguyên tắc này mà LHQ phải tuân theo trong các
lĩnh vực kinh tế - xã hội. Như vậy, vấn đề độc lập, tự do và quyền tự quyết của các dân tộc
được gắn liền với sự nghiệp hòa bình của LHQ, thừa nhận độc lập và quyền tự quyết của
các dân tộc là một trong những yếu tố quan trọng nhất của một nền hòa bình lâu dài và an
ninh vững chắc trên toàn thế giới.
+ Nguyên tắc tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước
được quy định tại khoản 2, Điều 4 Hiến chương. Điều này cho ta thấy rằng LHQ đặc biệt
lên án các cuộc chiến tranh xâm lược và tuyên bố chiến tranh xâm lược là tội ác quốc tế
lớn nhất.
+ Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì quốc gia nào. Quy
định tại khoản 7, Điều 2 của Hiến chương, lịch sử đã chứng tỏ không ít dẫn chứng rằng:
những hành động can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác là những nguồn gốc gây
GVHD: Th.S Thạch Huôn

5

SVTH: Thạch Thị Nguyệt


Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại
Việt Nam
nguy hại nhất cho tình trạng căng thẳng, những cuộc xung đột chiến tranh, phá hoại hòa
bình và an ninh thế giới. Do đó, Hiến chương LHQ đề cao nguyên tắc này và đồng thời
lên án những hành động can thiệp vào công việc nội bộ của các nước.
+ Nguyên tắc giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp quốc tế quy định tại khoản 3,
Điều 2 Hiến chương. Biện pháp hòa bình là cơ sở để LHQ giải quyết các tranh chấp quốc
tế, bao gồm: đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa án, sử dụng những tổ
chức hoặc những hiệp định khu vực, hoặc bằng các biện pháp hòa bình khác tùy theo sự
lựa chọn của mình (Điều 33, Hiến chương LHQ)
+ Nguyên tắc chung sống hòa bình và nhất trí giữa các nước lớn. Có thể nói, đây là

nguyên tắc có ý nghĩa thực tiễn quan trọng bậc nhất đối với đời sống chính trị quốc tế.
Một mặt, nó phản ánh thực tế tình hình chính trị thế giới, là sự thừa nhận thực tế về pháp
lý sự bình đẳng giữa hai hệ thống xã hội đối lập nhau (nhất là lúc bấy giờ). Mặt khác,
nguyên tắc chung sống hòa bình giữa các nước có chế độ xã hội khác nhau không phải chỉ
dừng lại như một tuyên ngôn mà được đảm bảo trong thực tiễn, ở chỗ đó không để LHQ
biến thành công cụ của một nhóm nước này hay một nhóm nước khác. Đó cũng chính là
một kinh nghiệm lịch sử của các nước lớn từ trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai, và
kinh nghiệm đó có thể và cần thiết được tiếp tục trong thời kỳ hòa bình2.
Các mục tiêu và nguyên tắc hoạt động trên của LHQ mang tính bao quát, phản ánh
mối quan tâm toàn diện của các quốc gia. Hoạt động của LHQ trong gần 60 năm qua cho
thấy trọng tâm chính của LHQ là duy trì hòa bình, an ninh quốc tế và giúp đỡ sự nghiệp
phát triển của các quốc gia thành viên.
Ngoài hai cơ quan là Hội đồng bảo an, Hội đồng kinh tế - xã hội LHQ còn có các cơ
quan quan trọng như: Đại hội đồng, hội đồng quản thác (cơ quan này đã ngừng hoạt
động), Tòa án quốc tế, Ban thư ký, và các cơ quan chuyên môn khác như: WTO, WHO,
UNESCO, UNICEP, FAO…
1.1.3 Vai trò của Liên Hợp Quốc
Ngoài vai trò chính là duy trì hòa bình và an ninh thế giới thì LHQ đã trở thành một
diễn đàn hợp tác quốc tế đa phương, vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và
an ninh thế giới, nó giữ vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế và
xung đột giữa các quốc gia với nhau.
LHQ ra đời góp phần thúc đẩy các mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế về mọi
mặt lĩnh vực của đời sống xã hội như: kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế,.. giữa các quốc gia
thành viên với nhau.
2

Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Hồng Quân, Liên Hợp Quốc và lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, Nhà xuất
bản chính trị quốc gia, năm 2008, tr.32 -35.

GVHD: Th.S Thạch Huôn


6

SVTH: Thạch Thị Nguyệt


Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại
Việt Nam
So với Hội Quốc Liên, LHQ chứng tỏ đầy đủ hơn tính chất toàn cầu, đặc biệt là tính
toàn diện: chương trình nghị sự không bó hẹp vào vấn đề duy trì hòa bình, an ninh, mà
gồm cả việc thúc đẩy hợp tác vì phát triển kinh tế– xã hội của cộng đồng các dân tộc; bản
thân hệ thống LHQ bao gồm hàng loạt các cơ quan, chương trình, quỹ, tổ chức chuyên
môn tập trung vào mọi lĩnh vực đời sống của các quốc gia và quan hệ quốc tế ngoài lĩnh
vực chính trị - quốc phòng, từ tiền tệ đến nông nghiệp, văn hóa, khoa học kĩ thuật…
Tổ chức LHQ ra đời thực sự có ý nghĩa to lớn trong đời sống chính trị quốc tế trong
gần 60 năm qua. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu sự xuất hiện của các hoạt động ngoại
giao đa phương hiện đại, một bước ngoặt quyết định trong lịch sử phát triển của nền ngoại
giao đa phương nói chung.
Tuy nhiên, sự ra đời của LHQ và bản thân Hiến chương LHQ tất nhiên chưa đủ để
bảo đảm sự bình đẳng hoàn toàn và triệt để giữa các quốc gia lớn nhỏ. Sự đóng góp của
LHQ đối với hòa bình an ninh quốc tế trong gần 60 năm qua là rất đáng kể. Thực tế cho
thấy trong nhiều vấn đề, nhiều sự kiện, LHQ không thể hiện được vai trò của mình hoặc
có thể nói LHQ chưa làm tròn sứ mệnh của mình. Các siêu cường vẫn có vai trò to lớn và
nhiều khi giữ vai trò quyết định trong quá trình ra quyết định của LHQ, đặc biệt là cơ cấu
và cơ chế hoạt động của Hội đồng bảo an, Hiến chương LHQ và các cơ quan chuyên môn
của LHQ3. Việt Nam cũng chính thức gia nhập vào tổ chức này vào ngày 20/07/1977, và
trở thành thành viên thứ 149 của LHQ.
1.2 Vai trò của Liên Hợp Quốc trong vấn đề chống tham nhũng
1.2.1 Cơ sở lý luận về vấn đề chống tham nhũng của Liên Hợp Quốc
Tham nhũng là một hiện tượng đang xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới. Nó xảy ra

tại những quốc gia và khu vực rất khác biệt nhau về hệ tư tưởng, lịch sử, văn hóa, chế độ
chính trị, xã hội…và đã trở thành một vấn đề nhức nhối đối với sự phát triển quốc tế, đồng
thời còn gây tác động xấu tới sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của nhiều quốc gia, là
một biểu hiện cho sự yếu kém của các thể chế kinh tế, xã hội, chính trị… dẫn tới những
hậu quả hết sức nặng nề. Vì vậy, để hiểu rõ hơn về vấn đề tham nhũng cũng như những
nguyên nhân, hậu quả mà nó mang lại thì ta phải hiểu khái niệm của tham nhũng.
1.2.1.1 Khái niệm về tham nhũng
Trước khi Công ước chống tham nhũng của LHQ được thông qua, trên thế giới đã
có nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế lớn bàn về đấu tranh chống tham nhũng như : Hội nghị
quốc tế lần thứ I về chống tham nhũng diễn ra tại Washington (Mỹ) năm 1983; Hội nghị
3

Xem: Báo điện tử Chính phủ, VIỆT NAM VÀ LIÊN HỢP QUỐC nguồn:
/>d=123 [ngày truy cập 7/8/2014].

GVHD: Th.S Thạch Huôn

7

SVTH: Thạch Thị Nguyệt


Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại
Việt Nam
quốc tế bàn về các biện pháp đấu tranh chống tham nhũng tại Bắc Kinh năm 1995. Từ các
hội nghị này khái niệm tham nhũng là vấn đề được đưa ra bàn thảo nhiều nhất và nó được
đưa ra với nhiều quan điểm khác nhau như: “Tham nhũng là sự lợi dụng quyền lực Nhà
nước để trục lợi riêng”; hoặc “ Tham nhũng bao hàm trong nội dung của nó kể cả tệ nạn
hối lộ (nấp dưới hình thức “thù lao” để quyến rũ người đang mắc nợ) và sự chiếm đoạt
bất hợp pháp tài sản công cộng và biến tài sản đó thành của riêng cá nhân.”4

Công ước của LHQ về chống tham nhũng là kết quả của nhiều nỗ lực đàm phán
nhưng cũng không đưa ra định nghĩa về tham nhũng, mà chỉ có một số điều khoản mô tả
các loại hành vi tham nhũng, đồng thời yêu cầu các quốc gia trong điều kiện thực tế của
mình có trách nhiệm nội luật hóa để xử lý nghiêm những hành vi tham nhũng như: hối lộ,
tham ô, biển thủ công quỹ hoặc hành vi của công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm
đoạt tài sản, lợi dụng ảnh hưởng để trục lợi…
Công ước của LHQ về chống tham nhũng có tên tiếng Anh là:United Nations
Convention Against Corruption.
+ Theo tiếng Anh, Corruption có nghĩa là: Sự hư, thối, mục nát, sự đồi bại, tội lỗi,
hư hèn, sự mua chuộc, hối lộ…5
+ Theo tiếng Pháp, la Corruption có nghĩa là: Sự làm hỏng, sự mua chuộc, sự hư
hỏng, sự đồi trụy6.
Theo giải thích của từ điển tiếng Anh và tiếng Pháp (nêu trên), chúng ta khó có sự
hình dung và nhận thức đầy đủ về tham nhũng cũng như bản chất và đặc điểm của hành vi
tham nhũng.
Theo Rick Stapenhurst và Shahrzad Sedigh định nghĩa, thì tham nhũng được hiểu
theo nghĩa đơn giản nhất là sự lạm dụng quyền lực nhằm mục đích để đạt được lợi ích cá
nhân của riêng mình hoặc vì lợi ích của một nhóm mà người ta phải trung thành với nó.
Hiện nay thuật ngữ “tham nhũng” này không những thường được áp dụng nhất cho sự lạm
dụng quyền lực công của các chính khách hay công chức nhà nước, mà nó còn được mô tả
như một hình mẫu ứng xử mà chúng ta có thể dễ dàng thấy được ở hầu như mọi lĩnh vực
trong đời sống xã hội.7
Theo Ngân hàng Thế giới và Cơ quan minh bạch quốc tế (Transparency
International - TI) thì tham nhũng là một hiện tượng toàn cầu và cũng được định nghĩa là
4

GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm, PGS.TS. Nguyễn Hòa Bình, TS. Bùi Thanh Mai (chủ biên), phòng chống tham nhũng
ở Việt Nam và thế giới, Nxb CAND, Hà Nội 2007, Tr.20. [ngày truy cập 14/9/2014].
5
Võ Thiết Long,Trần Ngọc Hoàng, Từ điển Anh Việt, Nxb Thanh Niên, 2002, tr.377

6
Lê Thanh Phương và nhóm cộng tác, Từ điển Pháp-Việt, Việt-Pháp, Nxb Văn hóa thông tin, 2007, tr.197 [ngày
truy cập 7/8/2014].
7
Rick Stapenhurst và Sahr J. Kpundeh, Kiềm chế tham nhũng, hướng tới một mô hình xây dựng trong sạch quốc
gia, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, năm 2002, tr.1 [ngày truy cập 7/8/2014].

GVHD: Th.S Thạch Huôn

8

SVTH: Thạch Thị Nguyệt


Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại
Việt Nam
hành vi “lạm dụng quyền lực nhà nước để trục lợi cá nhân”. Điều này cho chúng ta thấy
rằng tham nhũng từ lâu đã ngấm ngầm bòn rút nền kinh tế một cách trầm trọng. Thực tế
cho ta thấy, xã hội phát triển ổn định là có sự đóng góp tích cực của nền kinh tế bền vững
và trong sạch không có tiêu cực xảy ra, và ngược lại nếu kinh tế chậm phát triển và không
có một đường lối đúng đắn để khôi phục nó thì sẽ gây ra hậu quả khó lường. Đặc biệt là
nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của người dân, và nguy cơ dẫn đến
tình trạng một xã hội nghèo nàn là rất dễ xảy ra, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới thể
chế chính trị, kinh tế, xã hội của một quốc gia.
Như vậy, có khá nhiều khái niệm khác nhau để giải thích hành vi nguy hiểm này,
nhưng nhìn chung đều cho chúng ta thấy một cách hiểu về tham nhũng là hiện tượng xã
hội tiêu cực được thể hiện bằng những hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi cá
nhân hoặc cho người khác dưới bất kỳ hình thức nào, gây thiệt hại cho tài sản của tập thể,
của công dân, hoặc gây thiệt hại cho hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước, tổ chức
xã hội và lợi ích hợp pháp của công dân.

1.2.1.2 Các yếu tố dẫn đến hành vi tham nhũng
- Có thể nói, nghèo đói là gốc rễ, là nguyên nhân hàng đầu đã nuôi dưỡng cho
tham nhũng phát triển nó tạo ra những động cơ tiêu cực ở các quan chức nhà nước, kể cả
các doanh nhân và hộ gia đình. Trong thực tế tham nhũng trong cơ quan nhà nước thường
cao hơn so các khu vực tư nhân, đó là bởi vì đồng lương của những vị này thường khá
thấp so với khu vực kinh tế tư nhân và đôi khi nó lại là thu nhập mang tính không ổn
định, thường xuyên, đồng thời họ lại phải đối mặt với nhiều nguy cơ đau ốm, tai nạn, lẫn
cả thất nghiệp nên động cơ vòi vĩnh tiền bạc đối với những vị này là khá phổ biến.
+ Đối với doanh nhân, động cơ theo đuổi lợi nhuận thông qua tham nhũng là rất
cao bởi vì họ luôn khan hiếm vốn, người lao động có kĩ năng thấp, nhu cầu hàng hóa tiêu
dùng thấp và kèm theo các điều kiện khác đã làm giảm cơ hội bước tiến trên thị trường.
+ Đối với hộ gia đình thì động cơ chi tiền hối lộ là rất lớn vì hàng hóa và dịch vụ
thường hay khan hiếm (thuốc men) và các nhu cầu thiết yếu khác không được thỏa mãn.
Từ đó, nó làm suy yếu các cơ chế thúc đẩy tính minh bạch và trách nhiệm giải trình
của chính phủ. Nó khiến cho mọi người luôn tập trung lo vào các cuộc mưu sinh nên họ
có ít thời gian và sức lực để theo dõi tính minh bạch của chính phủ. Vì vậy, các cấp độ
phát triển thấp làm giảm chất lượng giáo dục và trình độ dân trí và kéo theo đó là sự hạn
chế khả năng của công dân trong việc theo dõi hoạt động của các quan chức chính phủ.
Trong chính phủ, các cấp độ phát triển thấp cũng làm giảm nguồn lực dành để thực thi và
duy trì các cơ chế theo dõi và giám sát.
- Cơ chế làm việc không phù hợp với việc tăng tính minh bạch và trách nhiệm giải
trình của chính phủ cũng tạo điều kiện để tham nhũng gia tăng. Sự thiếu minh bạch, cùng
GVHD: Th.S Thạch Huôn

9

SVTH: Thạch Thị Nguyệt


Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại

Việt Nam
với cơ chế giám sát không phù hợp, thực thi pháp luật yếu kém và hệ thống bầu cử thiếu
hiệu quả cũng làm giảm cơ hội phát hiện tham nhũng và thúc đẩy cách tính toán chi phí
hiệu quả có lợi cho tham nhũng.
- Trong một khung thể chế có khả năng giải trình yếu kém, dịch vụ dân sự thiếu
chuyên nghiệp sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tham nhũng phát triển. Hiện tượng lạm dụng
chức quyền, ô dù, quan hệ quen biết đã hướng người lao động tới việc trao đổi các ưu đãi
cá nhân nhằm thỏa mãn mong muốn của giới chủ hơn là hướng tới tăng cường tính hiệu
quả và sự trả lương công bằng cho công việc của họ.
- Sự tham gia quá sâu của cơ quan nhà nước vào nền kinh tế cũng tạo điều kiện cho
tham nhũng phát triển. Việc này sẽ trực tiếp tạo ra hàng loạt các chính sách có một
khoảng cách giả tạo giữa cung và cầu, hoặc cho phép các quan chức tự làm theo ý muốn
của mình cũng là nguồn gốc gây ra tham nhũng.
- Sự tập trung hóa quyền lực kinh tế trong tay các tổ chức độc quyền tại một số
nước đang phát triển và đang trong quá trình chuyển đổi– là những chủ thể sẽ gây ảnh
hưởng chính trị đối với chính phủ nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích của cá nhân là
nguyên nhân gây ra nguồn tham nhũng nghiêm trọng. Hiện tượng này đặc biệt đúng tại
các nước có nguồn lực tự nhiên dồi dào, nơi mà các nhà độc quyền tư nhân ví dụ như về
dầu mỏ và khí đốt có thể nắm trong tay quyền lực kinh tế và chính trị, dẫn tới các hình
thức tham nhũng khác nhau như: trốn thuế, mở tài khoản hải ngoại, mua giấy phép, mua
phiếu bầu và tìm mọi cách hạn chế cạnh tranh, hạn chế các nhà cung cấp khác gia nhập
thị trường. Cách thức để giải quyết loại tham nhũng này là xóa bỏ độc quyền, dỡ bỏ các
rào cản thị trường và khuyến khích cạnh tranh.8
Nhìn chung các nguyên nhân dẫn đến các hành vi tham nhũng vừa đề cập ở trên là
điều xuất phát từ nhu cầu cuộc sống của người dân, từ viên chức, công chức hay cán bộ
trong cơ quan nhà nước thì họ luôn mong muốn có một cơ chế đãi ngộ phù hợp để trang
trải cuộc sống nên vấn đề cải cách tiền lương luôn là rất cần thiết. Ngoài ra, hệ thống thể
chế nhà nước cần phải trong sạch và tăng cường tính minh bạch để công tác phòng chống
tham nhũng hoạt động một cách hiệu quả để góp phần đẩy lùi nạn tham nhũng, xử lý
nghiêm khắc các hành vi phạm tội. Có các giải pháp phù hợp để tạo thuận lợi cho sự phát

triển của các doanh nghiệp, đồng thời nâng cao mức sống của người dân.
1.2.1.3 Hậu quả do tham nhũng gây ra
Hiện nay, tham nhũng đã len lõi vào từng quốc gia trên thế giới, dù nước đó theo
chế độ nào, thì tham nhũng vẫn tồn tại và sẽ bị nó kiềm hãm sự phát triển, sự sống còn,
8

Rick Stapenhurst, Niall Jonhston và Riccardo Pelizzo, Vai trò của Nghị viện trong hạn chế tham nhũng, tr. 17,
tr.18, tr.19 [ngày truy cập 07/08/2014].

GVHD: Th.S Thạch Huôn

10

SVTH: Thạch Thị Nguyệt


Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại
Việt Nam
đến nền văn minh của một quốc gia và dân tộc. Tham nhũng gây lãng phí lớn về nguồn
tài nguyên kinh tế, làm lung lay cơ sở ổn định chính trị của một đất nước, phá hoại trực
tiếp đến việc thực thi pháp luật, cản trở sự phát triển kinh tế, đầu độc không khí xã hội.
- Tham nhũng có tác động rất tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng kinh tế thông qua
nhiều kênh như: Các chính sách sai lầm, cùng với các tiến trình không được dự báo và
chi tiêu công bị bóp méo đều làm tổn hại đến phát triển kinh tế vĩ mô, ảnh hưởng tiêu cực
đến quyền sở hữu tài sản, giảm cạnh tranh, phân bổ nguồn lực không hiệu quả, làm cho
cơ sở hạ tầng bị xuống cấp và làm giảm chi tiêu cho giáo dục.
- Trong hoạt động kinh doanh, tham nhũng đòi hỏi mất nhiều thời gian cho công
việc quản lý vì phải đàm phán nhiều hơn với các quan chức nhà nước. Kết quả là nó sẽ
phá hoại đầu tư và buộc các doanh nghiệp phải tham gia vào nền kinh tế phi chính thức
Khi việc tìm kiếm quan hệ mang lại nhiều lợi ích hơn so với hoạt động sản xuất thì việc

phân bổ tài năng trong nền kinh tế sẽ không mang lại hiệu quả.
- Ngoài ra, tham nhũng còn gây ra các bất lợi cho những người nghèo, đặc biệt đây
là nhóm đối tượng sẽ phải gánh chịu các hậu quả nặng nề mà tham nhũng mang lại nhiều
nhất cụ thể: các rào cản hành chính và quyền sở hữu tài sản bị suy yếu sẽ gây khó khăn
cho người nghèo trong công cuộc thoát khỏi đói nghèo nhờ vào hoạt động kinh doanh
quy mô nhỏ.
+ Nó còn ngăn cấm người nghèo được trang bị các công cụ để thoát nghèo. Tại
những nơi pháp luật yếu kém, họ không thể nhờ cậy vào hệ thống các cơ quan tư pháp để
bảo vệ quyền lợi khi có sự việc phát sinh mà bản thân họ không thể giải quyết được. Nếu
họ muốn được các cơ quan này giải quyết thì phải cam kết lâu dài với một hoạt động kinh
tế mang lại một lợi ích cho họ. Đặc biệt, họ không thể đối phó được với các quan chức
nhà nước sai phạm khi mà tiền bạc và quyền lực là những yếu tố có thể gây ảnh hưởng
tới các quyết định tư pháp.
+ Các hoạt động bóp méo về kinh tế, chính trị, xã hội ngày càng làm gia tăng sự bất
bình đẳng trong xã hội và làm giảm thu nhập của những người nghèo.
- Tham nhũng còn hủy hoại các hoạt động cung cấp dịch vụ công như: chăm sóc
sức khỏe y tế, giáo dục đều là những dịch vụ rất cần thiết và quan trọng đối với cuộc sống
của người nghèo. Kéo theo đó, là với các mức thu nhập của chính phủ thấp cộng với sự
phân tán chi tiêu cho các hoạt động khác như giáo dục quốc phòng, sự rò rỉ vốn cũng như
rò rỉ các nguồn cung trong hệ thống giáo dục và chăm sóc y tế đã góp phần làm giảm giá
trị của các dịch vụ công cộng. Tại những nơi mà quan chức đòi hỏi hối lộ để cung cấp các
dịch vụ, thì những người nghèo thậm chí sẽ không được tiếp cận ngay cả với các dịch vụ
có chất lượng thấp.
GVHD: Th.S Thạch Huôn

11

SVTH: Thạch Thị Nguyệt



Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại
Việt Nam
- Tham nhũng còn tham gia hủy hoại các nỗ lực bảo vệ môi trường vì nó đã làm vô
hiệu hóa các khoản tiền, các chính sách, hoặc các điều luật về thực hiện bảo vệ môi
trường. Trong chính trị, tham nhũng làm xói mòn tính hợp pháp của những người đứng
đầu thể chế và dẫn đến sự bất mãn của quần chúng đối với chế độ.
- Ngoài ra, tham nhũng còn tạo điều kiện thuận lợi cho buôn lậu, rửa tiền và các tội
phạm có tổ chức phát triển. Tham nhũng không chỉ góp phần làm suy yếu nền kinh tế
chính trị, làm tăng sự bất bình đẳng, hủy hoại môi trường, tăng tính bất hợp pháp của các
thủ lĩnh chính trị, tăng hoạt động các tội phạm có tổ chức và còn làm tăng tính phân cực
trong xã hội, trong các trường hợp cực đoan, tham nhũng còn có thể làm nổ ra bạo động
chính trị và xã hội9.
1.2.1.4 Cơ quan phụ trách chống tham nhũng của Liên Hợp Quốc
Cơ quan phụ trách chống tham nhũng của Liên Hợp Quốc là Văn phòng về Ma túy
và Tội phạm của LHQ (United Nations Office on Drugs and Crime - UNODC). Cơ quan
này hoạt động theo chức năng và nhiệm vụ bao gồm: các Chương trình toàn cầu phòng,
chống ma túy (sản xuất, buôn bán các tội phạm liên quan đến ma túy), chống tội phạm có
tổ chức và xuyên quốc gia, chống buôn bán người, chống khủng bố, chống rửa tiền, và đặc
biệt là còn có chức năng chống tham nhũng.10
Theo Điều 6 của UNCAC thì cơ quan phòng, chống tham nhũng là những cơ quan
được thành lập bởi quốc gia thành viên đó, cơ quan này được thành lập phải phù hợp với
các nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước mình và phải có trách nhiệm phòng ngừa tham
nhũng bằng các biện pháp như:
- Thi hành các chính sách nói tại Điều 511, và khi thích hợp, giám sát và phối hợp
việc thi hành những chính sách đó.
- Nâng cao và phổ biến kiến thức về phòng ngừa tham nhũng.
Các cơ quan này sẽ được chính quốc gia của mình đảm bảo sự độc lập cần thiết trên
cơ sở phù hợp với nguyên tắc cơ bản của nước mình nhằm giúp nó có thể thực hiện được
chức năng của mình một cách có hiệu quả như việc cung cấp các phương tiện vật chất,
đội ngũ cán bộ chuyên trách cần thiết cũng như việc đào tạo đội ngũ này mà không phải

chịu sự ảnh hưởng trái pháp luật nào.
Điều 36 UNCAC thì nêu rõ ràng cụ thể về việc thành lập một hoặc một số cơ quan
chuyên trách hoặc đội ngũ cán bộ đấu tranh chống tham nhũng thông qua việc thực thi
9

Rick Stapenhurst, Niall Jonhston và Riccardo Pelizzo, Vai trò của Nghị viện trong hạn chế tham nhũng, tr. 14,
tr.15 [ngày truy cập 07/08/2014].
10
[ngày truy cập
18/10/2014].
11
Điều 5, Công ước chống tham nhũng Liên Hợp Quốc [ngày truy cập 07/08/2014].

GVHD: Th.S Thạch Huôn

12

SVTH: Thạch Thị Nguyệt


Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại
Việt Nam
pháp luật, và đội ngũ cán bộ này sẽ được đào tạo và được cung cấp các phương tiện vật
chất thích hợp để thực hiện nhiệm vụ theo các nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật
quốc gia thành viên.
Ví dụ: Ở Việt Nam thì có thành lập Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham
nhũng. Ở Hồng Công (Trung Quốc) thì thành lập Ủy ban độc lập chống tham nhũng
(ICAC) năm 1974. Tiếp đến là Singapo, đất nước có ít tham nhũng nhất trên thế giới,
điển hình là Cục điều tra tham nhũng (CPIB)12.
1.2.2 Sự cấp bách của việc thành lập một tổ chức quốc tế chống tham nhũng toàn

cầu
1.2.2.1 Nhu cầu hợp tác quốc tế về mức độ nghiêm trọng của chống tham nhũng
xuyên quốc gia
Hiện nay, tham nhũng không còn chỉ dừng lại ở biên giới của một quốc gia mà
ngược lại nó đã trở thành vấn đề toàn cầu và có nhiều điểm chung giữa các nước khác
nhau trên thế giới. Vì vậy, vấn đề hợp tác xuyên quốc gia để đẩy lùi ngăn chặn tình trạng
này xảy ra là một việc làm hết sức cần thiết. Trong đó, đấu tranh chống tham nhũng đòi
hỏi phải giải quyết tận gốc những nguyên nhân đã gây ra nó, đặc biệt là tham nhũng đã
lan ra trên diện rộng thì công tác đấu tranh tham nhũng thông qua các hoạt động thanh tra
và cưỡng chế cho từng trường hợp thì vẫn chưa đủ mạnh để khống chế tham nhũng.
Thực hiện sự hợp tác quốc tế đa phương hoặc song phương giữa các quốc gia với
nhau để góp phần ngăn chặn tham nhũng là rất cần thiết. Việc làm này nhằm tăng cường
tính cạnh tranh trong nền kinh tế, các minh bạch chính trị, tăng cường sự tham gia của xã
hội dân sự vào các quá trình hoạch định, thực thi và theo dõi việc thực thi chính sách,
khuyến khích các sáng kiến cải thiện năng lực. Các cải cách này tập trung vào mối quan
hệ giữa nhà nước, xã hội dân sự, hệ thống chính trị và hành chính công. Đó là tất cả
những công việc cần phải làm để thực hiện chiến lược toàn diện nhằm đấu tranh chống
tham nhũng có hiệu quả.
Công việc hợp tác chống tham nhũng giữa các quốc gia thông qua việc liên kết các
nghị viện lại với nhau, thiết nghĩ rằng đó là việc làm cần thiết và mang tính ưu việt. sự
đại diện và hợp tác nghị viện ở cấp khu vực hoặc trên toàn cầu có thể hỗ trợ cho những
nỗ lực chống tham nhũng của các nhà lập pháp. Tổ chức các nghị viện chống tham nhũng
toàn cầu (GOPAC) và mạng lưới nghị viện trong Ngân hàng thế giới (PNoWB) đã chứng
tỏ cho điều đó là đúng.
Từ những hậu quả nghiêm trọng mà tham nhũng mang lại nên việc mở rộng hợp
tác quốc tế chống tham nhũng là cần thiết. Theo ước tính của OECD mỗi năm trên thế
12

Rick Stapenhurst, Sahr J. Kpundeh, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, năm 2002, tr. 65, tr. 68, tr. 81, tr.83.


GVHD: Th.S Thạch Huôn

13

SVTH: Thạch Thị Nguyệt


Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại
Việt Nam
giới có khoảng 80 tỷ đô la Mỹ được trao tay nhờ vào tham nhũng, khiến nó trở thành một
vấn đề có tính cạnh tranh toàn cầu cũng như là một vấn đề nội bộ, đặc biệt là trong xu thế
toàn cầu hóa như ngày nay.
Do đó, các công ước quốc tế cũng tăng cường cam kết chống tham nhũng. Việc kí
kết các công ước chống tham nhũng khu vực và quốc tế đã tạo áp lực kép buộc phải tiến
hành cải cách và bộc lộ các bước tiến trong đấu tranh chống tham nhũng. Việc theo dõi
các bước tiến này là một đòi hỏi trong phần lớn các công ước. Công ước quốc tế lớn nhất
trong vấn đề này là UNCAC, Công ước về chống hối lộ của các quan chức nhà nước
nước ngoài của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Hiệp ước chống tham
nhũng của Tổ chức nhà nước Châu Âu liên Mỹ, Hiệp ước về ngăn chặn và đấu tranh
chống tham nhũng của Liên minh Châu Phi và sáng kiến chống tham nhũng cho khu vực
Châu Á Thái Bình Dương của Ngân hàng phát triển Châu Á và OECD.13
1.2.2.2 Giải quyết và khắc phục các hậu quả từ sau tham nhũng xảy ra
- Tăng cường năng lực thể chế tư pháp là phương thức chính để kiềm chế tham
nhũng vì các quan chức cưỡng chế thi hành luật thường do các nhóm quyền lực giật dây,
điều đó có nghĩa là các quan chức này, không có khả năng cưỡng chế thi hành luật mà chỉ
hành động vì lợi ích của các nhóm quyền lực cụ thể.
Như vậy, nhờ xây dựng năng lực và thực hiện việc giám sát, không chỉ tư pháp độc
lập mà bộ máy lập pháp cũng có thể đảm bảo sao cho quyền hành pháp không bị lạm
dụng và đưa ra hình phạt nếu nó bị lạm dụng. Bên hành pháp cũng có thể thực hiện theo
dõi giám sát thông qua các cơ quan hoặc thể chế như Văn phòng thanh tra hay các cơ

quan chống tham nhũng.
- Một loạt các cải cách chống tham nhũng nữa là tập trung vào quản lý nội bộ các
nguồn lực nhà nước nhằm giảm động cơ và cơ hội thực hiện hành vi tham nhũng.
+ Các cải cách này bao gồm: xây dựng chính quyền dựa trên người tài, thực hiện
chế độ lương bổng phù hợp trong hành chính công, tăng cường minh bạch và trách nhiệm
giải trình trong quản lý tài khóa, tái cơ cấu phân phối dịch vụ và phân cấp các chức năng
quản lý nhà nước.
+ Quản lý tài chính công khai và trong sạch đó có thể là: báo cáo chi tiết và đúng
hạn các hoạt động tài chính, ngân sách nhất quán, cấm vượt chi tiêu ngân sách, minh
bạch trong sử dụng chi tiêu công, thủ tục chi tiêu minh bạch và cạnh tranh.
- Việc thu ngân sách cần phải công khai, thủ tục hải quan và xuất khẩu phải được
cải cách để hướng tới giảm và đơn giản hóa các sắc thuế và hạn chế thương mại, đồng
13

Rick Stapenhurst, Niall Jonhston và Riccardo Pelizzo, Vai trò của Nghị viện trong hạn chế tham nhũng, tr. 9, tr.50
[ngày truy cập 07/08/2014].

GVHD: Th.S Thạch Huôn

14

SVTH: Thạch Thị Nguyệt


Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại
Việt Nam
thời phải chuyên nghiệp hóa hoạt động thuế và hải quan. Việc nới lỏng kiểm soát và mở
rộng các thị trường, khởi xướng cải cách thuế và cải thiện quản lý chi tiêu công cộng,
cũng góp phần quan trọng trong phòng chống tham nhũng.
- Việc cải cách tiền lương trong khu vực nhà nước và tư nhân có thể giảm bớt tham

nhũng. Tuy nhiên, thay vào đó là cần có các cải cách toàn diện, ví dụ như tăng cường
trách nhiệm giải trình đi kèm với cải cách tiền lương14. Việc đảm bảo được một mức tiền
lương thỏa đáng, đủ sống cho công chức để họ không tìm cách kiếm thêm thu nhập bằng
các khoản hối lộ hay cưỡng đoạt. Việc này, cũng giúp được cho các cơ quan nhà nước thu
hút được nguồn nhân lực có chất lượng ở mức tối đa và hạn chế được tham nhũng.
Ngoài các giải pháp chống tham nhũng ở trên thì việc giải quyết các vấn đề sau khi
tham nhũng đã xảy ra bằng cách cưỡng chế nó là một trong những cách thức kém hiệu
quả nhất để giảm vấn đề này. Tuy nhiên, việc phê chuẩn và cưỡng chế thực thi các bộ
luật có thể có hiệu ứng răng đe mạnh mẽ, và là những yếu tố bổ sung cần thiết cho những
nổ lực phòng ngừa khác.
Những nghiên cứu tình huống đối với Tandania, Uganđa và Xiêra Lêôn đã làm nổi
bật các cơ chế cưỡng chế và biện pháp pháp lý khác nhau để xử lý tham nhũng, từ những
ủy ban đặc biệt có thẩm quyền điều tra (vay mượn nhiều kinh nghiệm của Hồng Công và
Singapo) cho tới những bộ quy tắc ứng xử chịu ảnh hưởng mạnh của Hiến pháp. Nên các
biện pháp pháp lý nhằm kiểm soát tham nhũng không cần phải phức tạp, nhưng phải đưa
ra được những hình thức xử phạt mà chi phí của nó vượt quá lợi ích của tham nhũng.
Để góp phần ngăn chặn và khắc phục tham nhũng một cách hiệu quả thì việc thành
lập một tổ chức có nhiệm vụ điều tra hay xử phạt tham nhũng đòi hỏi sự đầu tư đầy đủ
các phương tiện – cả con người và tài chính để tổ chức này hoàn thành được sứ mệnh của
mình. Cùng với đó là sự cam kết của những đại biểu quốc hội cao cấp được bầu chọn và
của những quan chức công cộng khác là rất quan trọng, như kinh nghiệm của Bôlivia,
Hồng Công và Singapo đã chứng tỏ điều đó. Nếu những người cai trị một xã hội mà thiếu
ý chí chính trị trong việc tránh tham nhũng và tạo ra biến đổi, thì những cải cách đó thực
sự khó lòng thực hiện được và chắc chắn không thể duy trì.15
Tóm lại: Tham nhũng là một vấn đề rất nhạy cảm đối với xã hội hiện nay, nó là
một trong một loạt các vấn đề của sự phát triển, cản trở sự tăng trưởng kinh tế, gây bất ổn
chính trị, phân hóa giàu nghèo trong xã hội…liên hệ mật thiết đến đời sống của nhân dân
nên việc kiểm soát và ngăn chặn tham nhũng xảy ra là công việc rất cấp bách đòi hỏi phải
có một quá trình lâu dài cùng những chiến lược đúng đắn và đặc biệt phải có được sự tin
tưởng và ủng hộ của nhân dân, những chương trình chống tham nhũng quá tham vọng và

14
15

Rick Stapenhurst, Niall Jonhston và Riccardo Pelizzo,Vai trò của Nghị viện trong hạn chế tham nhũng, tr.19, 23.
Rick Stapenhurst, Sahr J. Kpundeh, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, năm 2002, tr. 7, tr.8, tr.9.

GVHD: Th.S Thạch Huôn

15

SVTH: Thạch Thị Nguyệt


Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại
Việt Nam
luôn thay đổi một sớm một chiều thì công tác phòng chống tham nhũng sẽ không thành
công.

GVHD: Th.S Thạch Huôn

16

SVTH: Thạch Thị Nguyệt


Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại
Việt Nam
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA LIÊN HỢP QUỐC TRONG VẤN ĐỀ
CHỐNG THAM NHŨNG
Tham nhũng là một mối nguy hại của xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển

của đất nước và chế độ của nhiều quốc gia. Vì thế, UNCAC ra đời có ý nghĩa quan trọng
nhằm khuyến khích các nước hợp tác lại với nhau để đẩy lùi, ngăn chặn tham nhũng xảy
ra. Để tìm hiểu rõ nội dung Công ước phòng chống tham nhũng người viết sẽ tập trung
phân tích những quy định trên ở chương này.
2.1 Công ƣớc chống tham nhũng của Liên Hợp Quốc năm 2003
2.1.1 Nguyên nhân tất yếu dẫn đến sự ra đời của công ước
Trong những năm gần đây, cùng với xu thế toàn cầu hóa tham nhũng ngày càng lan
rộng và trở thành vấn đề nhức nhối, đe dọa đến tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của
nhiều quốc gia trên thế giới. Quan chức tham nhũng ở quốc gia này thường chọn quốc gia
khác để che giấu tài sản hoặc lẩn tránh sự trừng phạt của pháp luật khi bị phát hiện. Vì
vậy, việc hình thành một khuôn khổ pháp lý quốc tế cho sự hợp tác giữa các quốc gia trên
phạm vi quốc tế để ngăn chặn các hành vi tham nhũng và những tác hại của các hành vi
này là một yêu cầu cấp thiết của cả cộng đồng quốc tế. Trong bối cảnh đó, ngày
04/12/2001, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua nghị quyết số 55/61 thành lập Ủy
ban lâm thời về đàm phán soạn thảo Công ước về chống tham nhũng. Công ước được Liên
Hợp Quốc thông qua ngày 10/01/2003 tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York (Mỹ).16
Từ tháng 2/2002 đến tháng 10/2003, Ủy ban soạn thảo Công ước đã họp 7 phiên
với sự tham dự của trên 100 quốc gia và gần 30 tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ để
thảo luận và xây dựng dự thảo Công ước. Tại nghị quyết số 57/169 ngày 18/12/2002, Đại
Hội Đồng Liên Hợp Quốc đã chấp nhận đề nghị của Chính phủ Mê-hi-cô về việc đăng cai
Hội nghị chính trị cao cấp về kí kết Công ước tại Thành phố Mêrida từ ngày 9/12 đến
ngày 11/12/2003, sau đó là kí tại trụ sở New York đến ngày 9/12/2005. Hội nghị có 126
nước tham gia, trong đó, nước chủ nhà Mê-hi-cô tham gia cấp nguyên thủ quốc gia, đại đa
số các nước cử đoàn do cấp bộ trưởng hoặc thứ trưởng làm trưởng đoàn. Tham dự Hội
nghị với tư cách quan sát viên gồm đại diện các cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc,
90 tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực và tổ chức phi chính phủ17. Đến ngày 14/12/2005,
Công ước có hiệu lực thi hành. Tính đến ngày 20/6/2010, Công ước có 143 nước là thành
viên tham gia kí kết. Việt Nam cũng chính thức kí gia nhập Công ước này vào ngày
10/12/2003 và có bảo lưu kèm theo văn kiện phê chuẩn, đến ngày 18/9/2009 Công ước
này có hiệu lực thi hành với Việt Nam. Theo thông tin của Liên Hợp quốc, UNCAC là

một trong 19 điều ước quốc tế trực tiếp về các vấn đề hình sự (Penal Matters) được đăng
16
17

Hoàng Phước Hiệp, Đặc san tuyên truyền pháp luật, số 09/2010, năm 2010, tr.1, [ngày truy cập 19/8/2014].
[ngày truy cập 19/8/2014].

GVHD: Th.S Thạch Huôn

17

SVTH: Thạch Thị Nguyệt


×