Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

De dap an thi HSG mon sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.01 KB, 17 trang )

PHÒNG GD&ĐT THANH SƠN
TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

ĐỀ MINH HỌA

Đề thi có 03 trang

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH
Năm học 2017 - 2018
Môn: Sinh Học
(Thời gian 150 phút không kể thời gian giao đề)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (10,0 điểm):

(Gồm 20 câu trắc nghiệm khách quan có 1 hoặc nhiều lựa chọn. Hãy chọn các
phương án đúng và viết và tờ giấy thi.)
Câu 1: Bố có nhóm máu A, có 2 đứa con, một đứa có nhóm máu A và một đứa
có nhóm máu O. Đứa con nào có huyết tương làm ngưng kết hồng cầu của bố:
A. Đứa con có nhóm máu A.
B. Đứa con có nhóm máu O.
C. Hai câu A, B đúng.
D. Hai câu A, B sai.
Câu 2: Sự trao đổi khí ở phối và tế bào xảy ra do:
A. Sự khuyếch tán từ nơi có áp xuất cao đến nơi có áp xuất thấp hơn
B. Sự khuyếch tán từ nơi có áp xuất thấp đến nơi có áp xuất cao hơn
C. Áp xuất CO2 trong phế nang cao hơn trong máu nên CO 2 ngấm từ máu vào
phế nang
D. Áp xuất O2 trong phế nang thấp hơn trong máu nên O 2 ngấm từ phế nang vào
máu
Câu 3: Loại bạch cầu nào diệt khuẩn bằng cách thực bào:
A. Bạch cầu ưa a xít


B. Lim phô bào B và T
C. Bạch cầu trung tính và đại thực bào (bạch cầu đơn nhân)
D. Bạch cầu ưa kiềm
Câu 4: Thể đồng hợp là gì ?
A. Thể đồng hợp là các gen trong tế bào cơ thể đều giống nhau
B. Thể đồng hợp là hai gen trong một cặp gen tương ứng ở tế bào sinh dưỡng
giống nhau
C. Thể đồng hợp là hầu hết các cặp gen trong tế bào sinh dưỡng đều giống nhau
D. Cả A và C
E. Tính trạng trội phải trội hoàn toàn.
Câu 5: Yêu cầu bắt buộc đối với mỗi thí nghiệm của Menđen là:
A. Con lai phải luôn có hiên tượng đồng tính
B. Con lai phải thuần chủng về các cặp tính trạng được nghiên cứu
C. Bố mẹ phải thuần chủng về các cặp tính trạng được nghiên cứu
D. Cơ thể được chọn lai đều mang các tính trội
Câu 6: Cặp nhiễm sắc thể tương đồng là
A. Hai nhiễm sắc thể giống hệt nhau về hình dạng, kích thước.
B. Hai nhiễm sắc thể có cùng một nguồn gốc hoặc từ bố hoặc từ mẹ.
C. Hai crômatit giống hệt nhau, dính nhau ở tâm động.
D. Hai crômatit có nguồn gốc khác nhau.


Câu 7: Kết thúc quá trình giảm phân, số NST có trong mỗi tế bào con là:
A. Lưỡng bội ở trạng thái đơn
B. Đơn bội ở trạng thái đơn
C. Lưỡng bội ở trạng thái kép
D. Đơn bội ở trạng thái kép
Câu 8: Hàm lượng ADN có trong giao tử ở loài người bằng:
A. 6,6.10-12 gam
B. 3.3.10-12 gam

C. 6,6.1012 gam
D. 3.3.1012 gam
Câu 9: Protein thực hiện được chức năng của mình chủ yếu ở những bậc cấu
trúc nào?
A. Cấu trúc bậc 1
C. Cấu trúc bậc 2 và bậc 3
B. Cấu trúc bậc 1 và bậc 2
D. Cấu trúc bậc 3 và bậc 4
Câu 10: Gen A bị đột biến thành gen a. Gen a dài hơn gen A 3,4 A 0. Đột biến
gen ở dạng gì?
A. Mất cặp Nuclêôtít
B. Thêm cặp Nuclêôtít
C. Thay cặp Nuclêôtít
D. Hai câu b,c đúng
Câu 11: Dạng đột biến cấu trúc sẽ gây ung thư máu ở người là:
A. Mất đoạn NST 21
B. Lặp đoạn NST 21
C. Đảo đoạn NST 20
D. Mất đoạn NST 20
Câu 12: Thế nào là phương pháp nghiên cứu phả hệ:
A. Là phương pháp theo dõi những bệnh, tật di truyền của một dòng họ qua một
số thế hệ.
B. Là phương pháp nghiên cứu đặc điểm di truyền của một bộ tộc nào đó.
C. Là phương pháp theo dõi sự di truyền một tính trạng nhất định trên những
người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ.
Câu 13: Ở cà chua, tính trạng quả đỏ ( A ) trội so với quả vàng (a). Khi lai phân
tích thu được toàn quả đỏ. Cơ thể mang kiểu hình trội sẽ có kiểu gen nào?
A. Aa ( Quả đỏ)
B. A A ( Quả đỏ)
C. a a ( Quả vàng)

D. Cả Aa và aa
Câu 14: Phép lai nào dưới đây được xem là phép lai phân tích hai cặp tính
trạng?
A) P: AaBb x AABB
B) P: AaBb x aabb
C) P: AaBb x AAbb
D) P: AaBb x aaBB
Câu 15: Một giống cà chua có gen A quy định thân cao, gen a quy định thân
thấp, gen B quy định quả tròn, gen b quy định quả bầu dục, các gen liên kết
hoàn toàn. Phép lai nào dưới đây cho tỉ lệ kiểu gen 1 : 2 : 1
A. Ab/aB x Ab/aB
C. AB/ab x Ab/aB
B. Ab/aB x Ab/ab
D. AB/ab x Ab/ab
Câu 16: Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu hình 1 : 1 : 1 : 1?
A.

AB ab
×
ab ab

B.

aB Ab
×
ab ab

C.

Ab ab

×
aB ab

D.

Ab Ab
×
aB aB

C©u 17: Ở người 2n = 46. Một tế bào người đang ở kỳ sau của nguyên phân.
Số nhiễm sắc thể (NST) trong tế bào đó bằng bao nhiêu trong các trường hợp
sau:
A. 23
B. 46
C. 92
D. 16


C©u 18: Ở ruồi giấm, 2n= 8. Xét 3 tế bào sinh dục sơ khai ở vùng sinh sản
đều nguyên phân liên tiếp 9 đợt, sau đó 1,5625% tế bào con trải qua giảm phân.
Số giao tử sinh ra, số NST đơn môi trường cung cấp cho giảm phân lần lượt là
bao nhiêu?
A. 24 và 192
B. 69 và 384
C. 96 và 192
D. 24 và 248
C©u 19: Gen D có 900 cặp nuclêôtít, khi sao mã 2 lần liên tiếp thì tổng số
ribônuclêôtít tự do mà môi trường nội bào cần cung cấp là?
A. 900 ribônuclêôtít.
B. 1800 ribônuclêôtít.

C. 3600 ribônuclêôtít.
D. 900 cặp ribônuclêôtít.
Câu 20: Một gen có 2700 nucleotit và có hiệu số giữa A và G bằng 10% số
nucleotit của gen. Số lượng từng loại nucleotit của gen là bao nhiêu?
A) A = T = 810 nucleotit và G = X = 540 nucleotit;
B) A = T = 405 nucleotit và G = X = 270 nucleotit;
C) A = T = 1620 nucleotit và G = X = 1080 nucleotit;
D) A = T = 1215 nucleotit và G = X = 810 nucleotit.
II. PHẦN TỰ LUẬN (10,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm):
a) Nêu kết quả thí nghiệm, nội dung của quy luật phân li và quy luật phân
li độc lập.
b) Cho P tự thụ phấn thu được đời F 1 có tỉ lệ kiểu gen là 1: 2: 1. Quy luật
di truyền nào chi phối phép lai trên. Lấy ví dụ và viết sơ đồ lai cho mỗi quy luật
(biết 1 gen quy định 1 tính trạng).
Câu 2 (1,5 điểm):
a) ADN có đặc điểm gì mà có thể đảm bảo cho nó giữ được thông tin di
truyền.
b) Nêu bản chất hóa học và chức năng của gen.
Câu 3 (1,5 điểm): Thường biến là gì? Phân biệt thường biến và đột biến?
Câu 4 (1,0 điểm):
a) Em hãy nêu cơ sở di truyền học của hiện tượng ưu thế lai?
b) Ở quần thể ngô thế hệ xuất phát 100% dị hợp về 2 cặp gen, tự thụ phấn
bắt buộc qua 5 thế hệ liên tiếp thì tỷ lệ cây dị hợp 2 cặp gen ở thế hệ F 5 là bao
nhiêu? (Biết 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST thường, phân ly độc lập với nhau)
Câu 5 (2,0 điểm): Khối lượng một đoạn ADN là 9.10 5 đv.C. Đoạn ADN này
gồm 2 gen cấu trúc. Gen thứ nhất dài hơn gen thứ hai 0,102 µm.
Cho biết khối lượng phân tử trung bình của một nuclêôtit là 300 đv.C.
a) Xác định chiều dài mỗi gen.
b) Tính số axit amin của mỗi phân tử prôtêin được tổng hợp từ các gen đó.

Câu 6 (2,0 điểm): Cho lai 2 giống cà chua thuần chủng với nhau được F 1, cho
F1 tiếp tục tự thụ phấn với nhau được F 2 gồm 9600 cây trong đó có 600 cây hoa
vàng, quả bầu dục. Biết rằng mỗi tính trạng do một gen quy định, các tính trạng
tương phản với hoa vàng, quả bầu dục là hoa đỏ, quả tròn.
Biện luận xác định kiểu gen, kiểu hình của P; viết sơ đồ lai từ P đến F2.


-----------------HẾT----------------Họ và tên thí sinh:……………………………Số báo danh:……………………
PHÒNG GD&ĐT THANH SƠN
TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

HƯỚNG DẪN CHẤM THI
CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9-THCS CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2017 - 2018

Môn: Sinh Học
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (10 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu
10
B
A
C
B
C
A
B
B
D

B
Câu 11

A

Câu 12

C

Câu 13 Câu 14 Câu 15 Câu 16 Câu 17 Câu 18 Câu 19 Câu 20

B

B

A

B

C

A, C

B

A

II. Phần tự luận (10 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm):
a) Nêu kết quả thí nghiệm, nội dung của quy luật phân li và quy luật

phân li độc lập.
b) Cho P tự thụ phấn thu được đời F 1 có tỉ lệ kiểu gen là 1: 2: 1. Quy luật
di truyền nào chi phối phép lai trên. Lấy ví dụ và viết sơ đồ lai cho mỗi quy luật
(biết 1 gen quy định 1 tính trạng).
a) - Quy luật phân li:
+ Kết quả: Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần
chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có
sự phân li tính trạng theo tỷ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn.
+ Nội dung: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong
cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở
cơ thể thuần chủng của P.
- Quy luật phân li độc lập:
+ Kết quả: Khi lai cặp bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng
tương phản di truyền độc lập với nhau, thì F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng
tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.
+ Nội dung: Các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) đã phân li độc lập trong
quá trình phát sinh giao tử
b) Quy luật di truyền chi phối phép lai trên:
- Quy luật phân li:
VD: P: AA (hoa đỏ) x aa (hoa trắng)
GP :
A
a
F1 :
Aa ( 100% hoa đỏ)
F1 x F1 : Aa ( hoa đỏ) x Aa ( hoa đỏ)

0,25
0,25


0,25
0,25
0,25
0,25


GF1 : A, a
A, a
F2 :
:
1 AA : 2 Aa : 1 aa
- Quy luật di truyền liên kết:
VD: P:

AB
hạt trơn có tua cuốn x
ab

GP : AB, ab
F1 :

1

AB
AB

AB
ab

0,25

hạt trơn có tua cuốn

AB, ab
:

2

AB
ab

: 1

0,25

ab
ab

Câu 2 (1,5 điểm):
a) ADN có đặc điểm gì mà có thể đảm bảo cho nó giữ được thông tin di
truyền.
b) Nêu bản chất hóa học và chức năng của gen.
a. Những đặc điểm của phân tử ADN để đảm bảo cho nó giữ được thông
tin di truyền là:
- Trên mỗi mạch đơn của ADN, các nucleotit liên kết với nhau bằng liên kết
cộng hóa trị bền vững
- Trên mạch kép các nucleotit liên kết với nhau bằng liên kết hidro giữa các
cặp bazơnitric theo nguyên tắc bổ xung. Liên kết hidro là liên kết kém bền
nhưng do số liên kết hidro nhiều đã đảm bảo cho cấu trúc không gian của
ADN được ổn định.
- Nhờ các cặp nucleotit liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ xung đã tạo

cho chiều rộng của ADN ổn định, các vòng xoắn của ADN dễ liên kết với
protein tạo cho cấu trúc của ADN ổn định, thông tin di truyền được điều
hòa.
- Từ 4 loại nuclotit do cách sắp xếp các nucleotit khác nhau đã tạo nên tính
đặc trưng và đa dạng của phân tử ADN của các loài SV.
b. Bản chất hóa học và chức năng của gen:
- Bản chất hóa học của gen là ADN, mỗi gen cấu trúc là một đoạn mạch của
phân tử ADN , lưu giữ thông tin quy định cấu trúc của một loại protein.
- ADN có hai chức năng quan trọng là lưu giữ và truyền đạt thông tin di
truyền

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

Câu 3 (1,5 điểm): Thường biến là gì? Phân biệt thường biến và đột biến?
* Khái niệm thường biến: Là những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu
0,5
gen phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường
sống.
* Phân biệt thường biến và đột biến:
0,25
Thường biến
Đột biến
0,25
- Do môi trường sống thay đổi
- Do các tác nhân gây đột biến

- Biến đổi kiểu hình, khôngliên - Làm biến đổi kiểu gen, Di truyền
quan đến biến đổi kiểu gen, không được
di truyền được.
- Biến đổi đồng loạt, có định hướng - Xảy ra đột ngột, gián đoạn, riêng 0,25


lẻ, không định hướng
- Có lợi cho sinh vật, có ý nghĩa - Phần lớn có hại cho SV, một số ít
giúp sinh vật thích nghi với MTS.
có lợi. Là nguyên liệu của chọn
giống

0,25

Câu 4 (1,0 điểm):
a) Em hãy nêu cơ sở di truyền học của hiện tượng ưu thế lai?
b) Ở quần thể ngô thế hệ xuất phát 100% dị hợp về 2 cặp gen, tự thụ
phấn bắt buộc qua 5 thế hệ liên tiếp thì tỷ lệ cây dị hợp 2 cặp gen ở thế hệ F 5 là
bao nhiêu? (Biết 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST thường, phân ly độc lập với
nhau)
a) Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai được giải thích như sau:
+ Về phương diện di truyền, các tính trạng số lượng do nhiều gen trội qui
định.
+ Khi lai giữa hai dòng thuần có kiểu gen khác nhau, đặc biệt có các gen
lặn biểu hiện 1 số đặc điểm xấu, ở con lai F1 chỉ có các gen trội có lợi mới
được biểu hiện, gen trội át gen lặn, đặc tính xấu không được biểu hiện, vì
vậy con lai F1 có nhiều đặc điểm có lợi.
b)- Tỷ lệ cây dị hợp 1 cặp gen ở đời F5 = (1/2)5 = 1/32
- Tỷ lệ cây dị hợp về 2 cặp gen ở đời F5 = 1/32.1/32 = 1/1024.


0,25
0,25

0,25
0,25

Câu 5 ( 2,0 điểm): Khối lượng một đoạn ADN là 9.105 đv.C. Đoạn ADN
này gồm 2 gen cấu trúc. Gen thứ nhất dài hơn gen thứ hai 0,102 µm.
Cho biết khối lượng phân tử trung bình của một nuclêôtit là 300 đv.C.
a) Xác định chiều dài mỗi gen.
b) Tính số axit amin của mỗi phân tử prôtêin được tổng hợp từ các gen đó.
a. Xác định chiều dài mỗi gen.
- Số lượng nclêôtit của đoạn ADN:
- Chiều dài đoạn ADN:

9.10 5
= 3000 (nu)
3.10 2

1,0

3000
´ 3,4 Å = 5100 Å
2

- 0,102µm = 1020 Å
- Chiều dài của gen thứ hai: 5100 - 1020 = 2040 Å
2

- Chiều dài của gen thứ nhất: 2040 + 1020 = 3060 Å

b. Tính số axit amin của mỗi phân tử prôtêin được tổng hợp từ các gen đó.
3060

- Số nuclêôtit của mạch mã gốc của gen thứ nhất: 3,4 = 900 (nuclêôtit)
- Số axit amin của phân tử prôtêin do gen thứ nhất điều khiển tổng hợp:
900
- 2 = 298 (axit amin)
3

2040

- Số nuclêôtit của mạch mã gốc của gen thứ hai: 3,4 = 600 (nuclêôtit)

0,5


- Số axit amin của phân tử prôtêin do gen thứ nhất điều khiển tổng hợp:
600
- 2 = 198 (axit amin)
3

0,5

Câu 6 (2,0 điểm): Cho lai 2 giống cà chua thuần chủng với nhau được F1, cho
F1 tiếp tục tự thụ phấn với nhau được F2 gồm 9600 cây trong đó có 600 cây hoa
vàng, quả bầu dục. Biết rằng mỗi tính trạng do một gen quy định, các tính trạng
tương phản với hoa vàng, quả bầu dục là hoa đỏ, quả tròn.
Biện luận xác định kiểu gen, kiểu hình của P; viết sơ đồ lai từ P đến F2.
* Xét kết quả phép lai ta thấy:
- Đời F2 có 600 cây trong tổng số 9600 kiểu hình hoa vàng, quả bầu dục 0,25

tương ứng với tỉ lệ =

1
16

- Mà mỗi tính trạng do 1 gen quy định, tính trạng tương phản với hoa vàng,
quả bầu dục là hoa đỏ, quả tròn -> ở F2 16 kiểu tổ hợp và 2 tính trạng hoa
vàng, quả bầu dục là tính trạng lặn; 2 tính trạng hoa đỏ, quả tròn là những
tính trạng trội; 2 cặp tính trạng di truyền theo quy luật phân li độc lập.
- Đời F2 có 16 kiểu tổ hợp = 4 loại giao tử đực x 4 loại giao tử cái.
-> Các cá thể F1 đều có kiểu gen dị hợp về 2 cặp gen.
- Quy ước gen:
A: quy định hoa đỏ; a quy định hoa vàng
B: quy định quả tròn; b: quy định quả bầu dục.
-> Kiểu gen của cá thể F1 đều là AaBb (hoa đỏ - quả tròn).
-> P thuần chủng có thể có kiểu gen như sau:
- Trường hợp 1:
P : AABB (hoa đỏ - quả tròn) x aabb (hoa vàng - quả bầu dục) -> F 1 :
AaBb
- Trường hợp 2:
P : AAbb (hoa đỏ - quả bầu dục) x aaBB (hoa vàng - quả tròn) -> F 1 :
AaBb
->Sơ đồ lai từ F1 -> F2:
F1 :
AaBb
x
AaBb
G: AB; Ab; aB; ab
AB; Ab; aB; ab
F2: 9A-B: 3A-bb

:
3aaB: 1aabb
(9 đỏ - tròn) : (3 đỏ-bầu dục) : (3 vàng-tròn) : (1 vàng - bầu dục)
Lưu ý: Câu 5,6 HS có cách giải khác đúng vẫn cho điểm tối đa.

0,25

0,25
0,25

0,25
0,25
0,25
0,25


PHÒNG GD&ĐT THANH SƠN
TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
MÔN: SINH HỌC 9 (PHẦN TNKQ)
(Thời gian 45 phút không kể thời gian giao đề)

(Đề thi có 04 trang)

Câu 1(0,5 điểm). Ở người, cử động hít vào thực hiện nhờ hoạt động chủ yếu
của cơ hoành và cơ liên sườn ngoài làm cho không khí từ ngoài môi trường
đi vào phổi.
Phát biểu nào sau đây là đúng về cơ chế hít không khí vào phổi?
A. Cơ hoành co, cơ liên sườn ngoài dãn, làm giảm thể tích của lồng ngực,

phổi dãn ra làm giảm áp suất khí trong phổi so với môi trường ngoài cơ thể.
B. Cơ hoành co, cơ liên sườn ngoài co, làm giảm thể tích của lồng ngực,
phổi co lại làm tăng áp suất khí trong phổi so với môi trường ngoài cơ thể.
C. Cơ hoành co, cơ liên sườn ngoài co, làm tăng thể tích của lồng ngực,
phổi dãn ra làm giảm áp suất khí trong phổi so với môi trường ngoài cơ thể.
D. Cơ hoành co, cơ liên sườn ngoài dãn, làm tăng thể tích của lồng ngực,
phổi dãn ra làm giảm áp suất khí trong phổi so với môi trường ngoài cơ thể.
Câu 2(0,5 điểm). Trường hợp bị bệnh hở van động mạch chủ, máu sẽ chảy
như thế nào?
A. Máu dồn vào các động mạch làm động mạch căng ra.
B. Máu chảy ngược dồn về tim, gây nhồi máu cơ tim.
C. Lưu lượng máu đến các cơ quan không đầy đủ.
D. Máu chảy ra bên ngoài động mạch.
E. Máu dồn nhiều vào các mao mạch.
Câu 3(0,5 điểm). Tại sao người bị sơ vữa thành mạch lại thường bị cao huyết
áp?
A. Vì thành mạch bị sơ vữa tạo ra sức cản lớn làm cho áp lực của máu
chảy trong mạch tăng.
B. Do nhịp tim tăng nên cao huyết áp.
C. Vì khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng kém gây thiếu máu nên bị cao
huyết áp.
D. Do lực co bóp của tim mạch nên bị cao huyết áp.
Câu 4(0,5 điểm). Định luật tính trội của Menđen ngày nay được giải thích
dựa trên các luận điểm nào sau đây?
I. Sự thích nghi kiểu gen.
II. Cơ sở tế bào học.
III. Cơ chế phân li của các cặp gen tương ứng.
IV. Sự tổ hợp tự do của các cặp gen tương ứng trên các NST tương đồng.
V. Sự thích nghi kiểu hình là do môi trường quyết định.
Phương án đúng là:

A. I, II, III.
B. I, III, IV.
C. II, III, IV.
D. II, III, V.
A
Câu 5(0,5 điểm). Ở người, nhóm máu ABO do 3 gen alen I , IB, IO quy định,
nhóm máu A được quy định bởi các kiểu gen I AIA, IAIO , nhóm máu B được
quy định bởi các kiểu gen IBIB , IBIO, nhóm máu AB được quy định bởi kiểu


gen IAIB, nhóm máu O được quy định bở kiểu gen I OIO. Bố, mẹ phải có kieur
gen như thế nào để các con sinh ra có đủ cả 4 nhóm máu?
A. IAIB x IAIB
B. IAIO x IAIB
C. IAIO x IBIO
D. IBIO x IAIB
Câu 6(0,5 điểm). Cho các nhận định về hình thái của nhiễm sắc thể trong các
kỳ của phân bào nguyên phân và giảm phân:
1) Tại kỳ giữa mỗi nhiễm sắc thể đóng xoắn và co ngắn cực đại.
2) Tại kỳ đầu các nhiễm sắc thể ở dạng sợi mảnh và bắt đầu dãn xoắn.
3) Sự phân li của các nhiễm sắc thể sảy ra ở kỳ sau, sau khi chúng được tách
đôi ở tâm động trở thành nhiễm sắc thể đơn.
4) Nhiễm sắc thể từ dạng đơn được nhân đôi thành dạng kép ở kỳ trung
gian.
5) Hình thái nhiễm sắc thể ở cuối kỳ trung gian và đầu kỳ cuối là giống
nhau.
Số nhận định đúng là:
A. 2
B. 3
C. 4

D. 5
Câu 7(0,5 điểm). Đặc điểm nào sau đây khác biệt giữa quá trình nguyên phân
cuả tế bào động vật và tế bào thực vật?
A. Vào kì sau quá trình nguyên phân ở tế bào thực vật tất cả các NST phân
li cùng lúc trong khi ở tế bào động vật, các NST thường phân li trước, sau đó
NST giới tính phân li sau.
B. Vào kì cuối của nguyên phân, ở tế bào động vật, màng tế bào co lại còn ở
tế bào thực vật, giữa tế bào mẹ hình thành một vách ngăn chia tế bào mẹ thành
hai tế bào con.
C. Ở động vật quá trình nguyên phân xảy ra ở mô dinh dưỡng còn ở thực vật
quá trình này xảy ra ở tất cả tế bào sinh dưỡng.
D. Ở động vật trung tử nhân đôi ở kì trung gian còn ở thực vật không có
trung tử.
Câu 8(0,5 điểm). Mã di truyền có đặc điểm nào sau đây?
(1) Mã di truyền của mỗi loài có đặc điểm riêng biệt và đặc trưng.
(2) Mã di truyền có tính liên tục.
(3) Trên mARN, mã di truyền được đọc theo chiều 5’ → 3’.
(4) Mã di truyền có tính dư thừa (tính thoái hóa).
(5) Mã di truyền có tính đặc hiệu.
(6) Mã di truyền có tính phổ biến.
(7) Mã di truyền có tính độc lập.
Phương án đúng là:
A. 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7.
B. 1, 7.
C. 2, 3, 4, 5, 6.
D. 2, 3, 4, 5, 6, 7.
Câu 9(0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây là đúng?
A. mARN mang thông tin cho việc tổng hợp 1 loại prôtêin, hoạt động của
ARN có thể kéo dài qua nhiều thế hệ tế bào.
B. rARN kết hợp với các prôtêin đặc hiệu để hình thành nên sợi nhiễm sắc.

C. tARN đóng vai trò vận chuyển axit amin, có thể sử dụng qua nhiều thế hệ
tế bào và 1 tARN có thể vận chuyển nhiều axitamin.


D. mARN mang thông tin cho việc tổng hợp 1 loại prôtêin, thời gian tồn tại
trong tế bào tương đối ngắn.
Câu 10(0,5 điểm). Cho các phát biểu sau về hậu quả của đột biến đảo đoạn
NST:
(1) Làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên NST.
(2) Làm giảm hoặc làm tăng số lượng gen trên NST.
(3) Làm thay đổi thành phần trong nhóm gen liên kết.
(4) Làm cho một gen nào đó vốn đang hoạt động có thể không hoạt động
hoặc tăng giảm mức độ hoạt động.
(5) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.
Những phát biểu đúng là:
A. (2), (3), (5).
B. (2), (3), (4).
C. (1), (4), (5).
D. (1), (2), (4).
Câu 11(0,5 điểm). Dạng đột biến điểm nào sau đây xảy ra trên gen không làm
thay đổi số lượng nuclênôtit của gen nhưng làm thay đổi số lượng liên kết
hiđrô trong gen?
A. Mất một cặp nuclêôtit.
B. Thêm một cặp nuclênôtit.
C. Thay cặp nuclênôtit A-T bằng cặp T - A
D. Thay cặp nuclênôtit A-T bằng cặp G - X.
Câu 12(0,5 điểm). Tính trạng nào sau đây không do gen nằm trên NST
thường quy định?
I. Bệnh đái tháo đường
II. Tầm vóc cao, thấp

III. Bệnh mù màu (đỏ, lục)
IV. Dị tật biến dạng xương
chi.
VI. Dị tật sứt môi, thừa ngón tay.
Phương án đúng là:
A. I, III.
B. III
C. II, IV
D. III, V
Câu 13(0,5 điểm). Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt vàng trội hoàn toàn so
với alen a quy định hạt xanh. Cho cây hạt vàng giao phấn với cây hạt vàng,
thu được F1 gồm 903 cây hạt vàng và 299 cây hạt xanh. Tính theo lí thuyết, tỉ
lệ cây F1 tự thụ phấn cho F2 gồm toàn cây hạt vàng so với tổng số cây hạt
vàng ở F1 là bao nhiêu?
A. 3/4.
B. 2/3.
C. 1/4.
D. 1/3.
Câu 14(0,5 điểm). Cho phép lai ♂AaBBCcDdEe x ♀aaBBccDDEe.Các cặp
gen qui định các tính trạng nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Tỉ
lệ đời con có kiểu gen giống bố là bao nhiêu?
A. 1/2
B. 1/4
C. 1/8
D. 1/16
BD C
Câu 15(0,5 điểm). Kiểu gen của một loài sinh vật là Aa
X Y, Khi giảm
bd
phân bình thường thì tạo được số giao tử là:

A. 4
B. 8
C. 12
D. 16
Câu 16(0,5 điểm). Ở lúa, gen A: thân cao, a: thân thấp; B: chín sớm, b: chín
muộn, các gen liên kết hoàn toàn. Phép lai nào dưới đây cho kết quả 67 thân


cao, chín sớm; 70 thân cao, chín muộn; 65 thân thấp, chín sớm; 68 thân thấp,
chín muộn?
A. x
B. x
C. x
D. x
Câu 17(0,5 điểm). Một loài cá đẻ một số trứng và nở thành 2000 cá con. Hiệu
suất thụ tinh của trứng là 80%, của tinh trùng là 20%. Số tế bào sinh tinh, tế
bào sinh trứng đủ để tạo thành số cá con kể trên là:
A. 2500 tế bào sinh tinh, 2500 tế bào sinh trứng.
B. 10000 tế bào sinh tinh, 2500 tế bào sinh trứng.
C. 2500 tế bào sinh tinh, 625 tế bào sinh trứng.
D. 8000 tế bào sinh tinh, 500 tế bào sinh trứng.
Câu 18(0,5 điểm). Từ 15 tế bào sinh dục sơ khai của động vật, nguyên phân 5
lần liên tiếp. Tất cả các tế bào con đều tham gia giảm phân tạo thành các tế
bào trứng. Biết hiệu suất thụ tinh của trứng là 40% thì số hợp tử tạo thành
là:
A. 172 hợp tử.
B. 182 hợp tử.
C. 192 hợp tử.
D. 196 hợp tử.
0

Câu 19(0,5 điểm). Một gen có chiều dài 4080A có A = 560. Trên một mạch có
nuclêôtit loại A = 260, G = 380, gen trên thực hiện một số lần phiên mã đã
cần môi trường nội bào cung cấp số ribônuclêôtit loại U = 600. Số lượng các
loại nuclêôtit trên mạch gốc của gen là:
A.
A = 380, T = 180, G = 260, X = 380
B.
A = 300, T = 260, G = 260, X = 380
C.
A = 260, T = 300, G = 380, X = 260
D.
A = 260, T = 300, G = 260, X = 380
Câu 20(0,5 điểm). Một gen dài 5100A0, có số liên kết hyđrô giữa A và T bằng
số liên kết hyđrô giữa G và X. Gen tái sinh liên tiếp 4 đợt. Số liên kết hyđrô bị
phá hủy và được tái lập trong lần tự sao cuối cùng của gen là bao nhiêu?
A. 28800 và 57600.
B. 57600.
C. 54000 và 108000.
D. 57600 và 28800
HẾT
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)


PHÒNG GD&ĐT THANH SƠN
TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
MÔN: SINH HỌC 9 (PHẦN TỰ LUẬN)
(Thời gian 45 phút không kể thời gian giao đề)


(Đề thi có 04 trang)

Câu 1 (2,0 điểm).
So sánh quy luật phân li độc lập và hiện tượng di truyền liên kết. Hiện
tượng di truyền liên kết đã bổ sung cho quy luật phân li độc lập như thế nào?
Câu 2 (1,5 điểm).
a. Prôtêin liên quan đến những hoạt động sống nào của cơ thể?
b. Trong điều kiện bình thường, cấu trúc đặc thù của Prôtêin ở thế hệ sau có
bị thay đổi không? Vì sao?
Câu 3(1,5 điểm).
Đột biến gen là gì? Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh
vật? Khi cấu trúc gen không bi thay đổi, gen đột biến có hại trở thành có lợi
trong những trường hợp nào?
Câu 4 (1,0 điểm).
Một cặp bố mẹ bình thường sinh được một con gái mắc bệnh Tơcnơ. Em
hãy giải thích và viết sơ đồ cơ chế phát sinh bệnh trên?
Câu 5 (2,0 điểm).
Cho biết hai gen nằm trong một tế bào. Gen 1 có 3900 liên kết hiđrô giữa hai
mạch đơn và có hiệu số % G với một nuclêôtit loại khác là 10% số nuclêôtit của
gen. Gen 2 có khối lượng phân tử bằng 50% khối lượng phân tử của gen 1,
mARN do gen 2 tổng hợp có số nuclêôtit loại X gấp 2 lần G, gấp 3 lần U, gấp 4
lần A.
a. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi gen?
b. Tế bào chứa 2 gen đó nguyên phân một số đợt liên tiếp, môi trường nội
bào đã cung cấp 31500 nuclêôtit tự do. Tính số lượng từng loại nuclêôtit
tự do môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân đó.
Câu 6 (2,0 điểm). Bệnh uxơ nang ở người do một gen lặn (a) nằm trên NST
thường quy định. Một người đàn ông có em trai bị bệnh, lấy vợ có em gái không
bị bệnh nhưng có mẹ bị bệnh. Cặp vợ chồng này dự định sinh con đầu lòng.
a. Lập sơ đồ phả hệ của gia đình trên và xác định kiểu gen của từng thành

viên.
b. Hãy tính xác suất để cặp vợ chồng này sinh đứa con đầu lòng là con trai bị
bệnh. Nếu người con trai đầu lòng bị bệnh này thì ở lần sinh thứ 2, xác
suất sinh ra người con không bị bệnh là bao nhiêu?
................................HẾT.................................
Họ và tên thí sinh:..........................................................SBD:..........................
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm


HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ HỌC SINH GIỎI LỚP 9
MÔN: SINH HỌC
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (20 câu;10,0 điểm; 45 phút)
1- C 2- B,C 3- A
4-C
5 - C 6 – B 78-C
9- D
10-C
A,B,D
11-D 12-B
13- D 14–D
15 -B 16- C 17 - A 18- C
19 - B 20-A
II. PHẦN TỰ LUẬN (6 câu;10,0 điểm;90 phút)
Câu
Nội dung cần đạt
* Phân biệt quy luật phân li độc lập và hiện tượng di
truyền liên kết.

Câu 1
(2,0 điểm).


Quy luật phân li độc lập
Mỗi gen nằm tren 1 NST ( 2
cặp gen nằm trên 2 cặp NST
tương đồng khác nhau).
Hai cặp tính trạng di truyền
độc lập và không phụ thuộc
vào nhau.
Các gen phân li độc lập trong
quá trình giảm phân tạo giao
tử và tổ hợp tự do trong quá
trình thụ tinh.
F1 dị hợp về 2 cặp gen khi
giảm phân cho 4 loại giao tử,
F2 có 16 tổ hợp với 9 loại
kiểu gen với tỉ lệ (1:2:1)2, và 4
loại kiểu hình với tỉ lệ (3:1)2.

Hiện tượng di truyền liên kết
Hai gen nằm tren 1 NST ( 2
cặp gen cùng nằm trên 1 cặp
NST tương đồng).
Hai cặp tính trạng di truyền
phụ thuộc vào nhau.

Các gen phân li cùng với nhau
trong quá trình giảm phân tạo
giao tử và cùng tổ hợp trong
quá trình thụ tinh.
F1 dị hợp về 2 cặp gen khi

giảm phân cho 2 loại giao tử,
F2 có 4 tổ hợp giao tử với
3loại kiểu gen với tỉ lệ 1:2:1,
và tỉ lệ kiểu hình là 3:1 hoặc
1:2:1.
F1 lai phân tích, kết quả ở F a F1 lai phân tích, kết quả ở Fa
có tỉ lệ kiểu hình là 1:1:1:1.
có tỉ lệ kiểu hình là 1:1.
Làm xuất hiện nhiều biến dị tổ Hạn chế xuất hiện biến dị tổ
hợp, có ý nghĩa trong chọn hợp, có ý nghĩa duy trì từng
giống và tiến hóa
nhóm tính trạng tốt của P sang
thế hệ con cháu.

Điểm

0,25
0,25
0,25

0,25

0,25
0,25

* Hiện tượng di truyền liên kết đã bổ sung cho quy luật
phân li độc lập như thế nào?
Hiện tượng phân li độc lập chỉ đúng khi nghiên cứu với mỗi
tính trạng do một gen nằm trên một NST riêng biệt. Trên 0,5
thực tế, trong tế bào số NST luôn ít hơn số gen do đó có hiện

tượng 1 NST mang nhiều gen hình thành các nhóm gen liên
kết. Vì vậy, di truyền liên kết là hiện tượng phổ biến hơn di
truyền độc lập.
a. Prôtêin liên quan đến những hoạt động sống nào của
cơ thể?


Prôtêin liên quan đến mọi hoạt động sống của cơ thể.
- Chức năng cấu trúc.
- Xúc tác các qua trình trao đổi chất.
- Điều hòa các quá trình trao đổi chất.
- Bảo vệ cơ thể
- Vận động
- Cung cấp năng lượng.
- Dẫn truyền xung thần kinh
Câu 2
- Tham gia chức năng di truyền
(1,5 điểm).
b. Trong điều kiện bình thường, cấu trúc đặc thù của
Prôtêin ở thế hệ sau có bị thay đổi không? Vì sao?
- Trong điều kiện bình thường, cấu trúc đặc thù của
Prôtêin ở thế hệ sau không bị thay đổi.
- Vì: Nhờ sự tự nhân đôi đúng mẫu, ADN giữ vững cấu
trúc của nó qua các thế hệ tế bào. Do đó phân tử Prôtêin mà
nó tổng hợp cũng giữ nguyên cấu trúc, không bị thay đổi.
Đột biến gen là gì? Tại sao đột biến gen thường có hại
cho bản thân sinh vật? Khi cấu trúc gen không bi thay đổi,
gen đột biến có hại trở thành có lợi trong những trường
hợp nào?
- ĐBG là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan

đến 1 hoặc 1 số cặp nu, xảy ra tại một điểm nào đó trên
ADN.
Câu 3
- Đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật vì nó phá
(1,5 điểm).
vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn tự
nhiên và duy trì lâu đời, gây ra những rối loạn trong quá
trình tổng hợp protein.
- Gen đột biến có hại trở thành có lợi trong các trường hợp
sau:
+ Gen đột biến ở trong tổ hợp gen thích hợp.
+ Môi trường ngoại cảnh mới ( môi trường thay đổi).
Câu 4
Một cặp bố mẹ bình thường sinh được một con gái mắc
(1,0 điểm). bệnh Tơcnơ. Em hãy giải thích và viết sơ đồ cơ chế phát
sinh bệnh trên?
* Cơ chế phát sinh bệnh Tơcnơ:
Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, tế bào sinh giao tử
của mẹ có cặp NST giới tính XX không phân li dẫn đến tạo
ra 2 loại giao tử, một loại giao tử chứa cả 2 NST XX, một
loại giao tử không chứa NST giới tính nào ( O). Loại giao tử
(O) kết hợp với giao tử chứa NST X của bố tạo ra hợp tử
chứa cặp NST giới tính XO phát triển thành bệnh nhân
Tơcnơ.

0,125
0,125
0,125
0,125
0,125

0,125
0,125
0,125
0,25
0,25

0,5

0,5

0,25
0,25

0,5


* Sơ đồ:
P: ♀ XX
GP: XX, O
F1 :

x

♂ XY
X,Y

0,5

XO ( Bệnh nhân Tơcnơ)


Câu 5
Cho biết hai gen nằm trong một tế bào. Gen 1 có 3900
(2,0 điểm). liên kết hiđrô giữa hai mạch đơn và có hiệu số % G với
một nuclêôtit loại khác là 10% số nuclêôtit của gen. Gen 2
có khối lượng phân tử bằng 50% khối lượng phân tử của
gen 1, mARN do gen 2 tổng hợp có số nuclêôtit loại X gấp
2 lần G, gấp 3 lần U, gấp 4 lần A.
a. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi gen?
b. Tế bào chứa 2 gen đó nguyên phân một số đợt liên
tiếp, môi trường nội bào đã cung cấp 31500 nuclêôtit tự
do. Tính số lượng từng loại nuclêôtit tự do môi trường
cung cấp cho quá trình nguyên phân đó.
a. Số nuclêôtit từng loại của mỗi gen:
* Gen 1: Theo bài ra, ta có: G - A = 10%
Mà ta biết:
G + A = 50%
Suy ra: G = ( 10% + 50%) : 2 = 30%
Vậy G = X = 30%; A = T = 20%.
- Gọi số nuclêôtit của gen là N, suy ra: A = T = 0,2 N
G = X = 0,3 N.
Mà 2A + 3G = 3900 suy ra: 2. 0,2 N + 3. 0,3 N = 3900
→ N = 3900 : 1,3 = 3000 (nu).
- Số nuclêôtit từng loại của gen 1 là:
A = T = 0,2 . 3000 = 600 (nu)
G = X = 0,3 . 3000 = 900 (nu).
* Gen 2: Số nuclêôtit của gen 2 là: 3000 : 2 = 1500 (nu).
- Số nuclêôtit của mARN là: 1500 : 2 = 750 (nu).
- Theo bài ra, ta có: rX = 2rG → rG = rX/ 2
rX = 3rU → rU = rX/ 3
rX = 4rA → rA = rX/ 4

Suy ra: rX + rX/2 + rX/3 + rX/4 = 750 (nu)
→ rX = 360 (nu); rG = 180 (nu); rU = 120 (nu); rA = 90
(nu).
- Số nuclêôtit từng loại của gen 2 là:
A = T = rU + rA = 210 (nu)
G = X = rG + rX = 540 (nu).
b. Số nuclêôtit tự do môi trường cung cấp:
- Tổng số nuclêôtit của 2 gen là: 3000 + 1500 = 4500 (nu)
- Gọi k là số đợt nguyên phân của tế bào, ta có:
4500. ( 2k - 1) = 31500.

0,25

0,25
0,25
0,25

0,25

0,25


Suy ra: 2k = 8
0,25
- Số nuclêôtit tự mỗi loại môi trường cung cấp cho tế bào
nguyên phân là: A = T = (600 +210) (8 -1) = 5670 (nu)
G = X = (900 +540) (8 -1) = 10080(nu).
0,25
Câu 6
Bệnh uxơ nang ở người do một gen lặn (a) nằm trên NST

(2,0 điểm). thường quy định. Một người đàn ông có em trai bị bệnh,
lấy vợ có em gái không bị bệnh nhưng có mẹ bị bệnh. Cặp
vợ chồng này dự định sinh con đầu lòng.
a. Lập sơ đồ phả hệ của gia đình trên và xác định kiểu
gen của từng thành viên.
b. Hãy tính xác suất để cặp vợ chồng này sinh đứa con
đầu lòng là con trai bị bệnh. Nếu người con trai đầu
lòng bị bệnh này thì ở lần sinh thứ 2, xác suất sinh ra
người con không bị bệnh là bao nhiêu?
a. Sơ đồ phả hệ:
1
2
3
4

0,5
5

6

?

7

8

Nam bình thường
Nam bị bệnh
Nữ bình thường
Nữ bị bệnh

* Kiểu gen của các thành viên trong GĐ:
- Người số 3 và 5 bị bệnh có KG: aa.
- Người 1, 2, 4, 6, 7,8 có KG: ATheo sơ đồ ta thấy: người con trai số (5) có KG aa, nhận
giao tử a từ cả bố và mẹ. Vậy (1) và (2) đều có KG: Aa. Suy
ra người (6) có KG: AA hoặc Aa.
Người phụ nữ số (3) có KG aa cho 1 loại giao tử a. Suy ra
(7) và (8) đều có KG: Aa. Số (4) có thể có KG AA hoặc Aa.
b) Xác suất để 6 x 7 sinh người con đầu bị bệnh là con trai:
- Để người con của cặp vợ chồng (6) và (7) sinh người con
bị bệnh (aa) thì cặp vợ chồng này phải có kiểu dị hợp (Aa).
- Xác suất để (6) có kiểu gen Aa là 2/3.

0,25
0,25
0,25

0,25


- Xác suất sinh con trai là 1/2.
- Vậy xác suất để cặp vợ chồng (6) và (7) sinh ra người con
đầu là con trai bị bệnh là 2/3 x ½ x ¼ = 1/12 ≈ 8,3%.
- Nếu người con trai đầu bị bệnh thì (6) chắc chắn có kiểu
gen Aa, nên xác suất sinh con bị bệnh của họ là = 0,25.
Vậy xác suất sinh người con ở lần sinh tiếp theo không bị
bệnh là: 1 - 0,25 = 0,75 = 75%
( Học sinh giải bằng các khác cho kết quả đúng vẫn cho
điểm tối đa)

0,25


0,25



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×