Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

De dap an thi HSG mon su

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.96 KB, 14 trang )

PHÒNG GD&ĐT THANH SƠN
TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN
ĐỀ MINH HỌA

Đề thi có 04 trang

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH
Năm học 2017 - 2018
Môn: Lịch Sử
(Thời gian 150 phút không kể thời gian giao đề)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (8,0 điểm).
(Gồm 20 câu trắc nghiệm khách quan có 1 hoặc nhiều lựa chọn. Hãy chọn các
phương án đúng và viết và tờ giấy thi.)
Câu 1: Sự kiện đánh dấu sự phát triển vượt bậc của nền khoa học – kĩ thuật Xô Viết
vào năm 1949 đó là:
A. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo
B. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử
C. Liên Xô phóng con tàu “Phương Đông” đưa nhà du hành Ga – ga - rin bay vòng
quanh Trái Đất
D. Đưa nhà du hành vũ trụ Am-strong lên mặt trăng
Câu 2: Nét nổi bật của tình hình các nước Đông Âu trước chiến tranh thế giới thứ
hai là:
A. Hầu hết các nước Đông Âu đều lệ thuộc vào các nước tư bản Tây Âu
B. Hầu hết các nước Đông Âu đều lệ thuộc vào Mĩ
C. Hầu hết các nước Đông Âu đều lệ thuộc vào Liên Xô
D. Hầu hết các nước Đông Âu đều là những nước tư bản lạc hậu
Câu 3: Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc thực dân về cơ bản đã sụp đổ từ:
A. Giữa những năm 60 của thế kỉ XX
B. Giữa những năm 70 của thế kỉ XX
C. Giữa những năm 80 của thế kỉ XX


D. Giữa những năm 90 của thế kỉ XX
Câu 4: Kẻ thù chủ yếu trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của người da đen ở
Nam Phi là:
A. Chủ nghĩa thực dân cũ
B. Chủ nghĩa thực dân mới
C. Chủ nghĩa A-pac-thai
D. Chủ nghĩa thực dân cũ và mới
Câu 5: Tây Âu là một khái niệm được sử dụng sau chiến tranh thế giới thứ hai để
chỉ:
A. Các nước xã hội chủ nghĩa ở phía Tây châu Âu
B. Các nước tư bản chủ nghĩa ở phía Tây châu Âu
C. Tất cả các nước ở châu Âu
D. Các cường quốc ở châu Âu
Câu 6: Mục đích chính trong chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp ở
Việt Nam là:
A. Bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra
B. Thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Việt Nam
C. Mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển
D. Giúp tư bản ở Việt Nam củng cố thế lực kinh tế
Câu 7: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, ngành công nghiệp được tư bản
Pháp chú trọng là:
A. Khai thác quặng kim loại
B. Công nghiệp dệt
C. Công nghiệp chế biến
D. Khai thác mỏ than


Câu 8: Lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam sau chiến
tranh thế giới thứ nhất là:
A. Công nhân

B. Nông dân
C. Tiểu tư sản
D. Tư sản
Câu 9: Phong trào dân tộc dân chủ của tiểu tư sản trí thức diễn ra dưới nhiều hình
thức, ngoại trừ:
A. Tổ chức bãi công đòi tăng lương, giảm giờ làm
B. Xuất bản những tờ báo tiến bộ, lập ra những nhà xuất bản tiến bộ để tuyên truyền
tư tưởng yêu nước
C. Tổ chức ám sát toàn quyền Pháp tại Quảng Châu (Trung Quốc)
D. Đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu và tổ chức đám tang Phan Chu Trinh
Câu 10: Một sự kiện xảy ra vào tháng 6 – 1924, được đánh giá là sự mở màn cho
thời đại đấu tranh mới của dân tộc, như “chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân”, đó là:
A. Phong trào đòi thả Phan Bội Châu
B. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái mưu giết toàn quyền Méc – Lanh tại Sa Diện
(Quảng Châu-Trung Quốc)
Câu 11: Cuộc đấu tranh nào đã đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân
Việt Nam?
A. Đấu tranh của công nhân viên chức các sở công thương của tư bản Pháp ở Bắc Kì
B. Đấu tranh của công nhân các nhà máy dệt, nhà máy rượu, nhà máy xay xát gạo ở
Nam Định, Hà Nội, Hải Dương
C. Cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son
D. Đấu tranh của công nhân đồn điền cao su Cam Tiêm, Phú Riềng
Câu 12: Sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong quá trình hoạt động cách mạng của
Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác- Lê nin và đi theo con
đường cách mạng vô sản là:
A. Nguyễn Ái Quốc gửi bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” đến Hội nghị Véc
-xai
B. Nguyễn Ái Quốc đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc
và thuộc địa” của Lê – nin
C. Nguyễn Ái Quốc tán thành gia nhập Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng

cộng sản Pháp
D. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa
Câu 13: Tại Đại hội lần thứ V của Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc trình bày lập
trường quan điểm về nhiều vấn đề, ngoại trừ:
A. Về việc thành lập một Đảng cộng sản ở nước thuộc địa
B. Về vị trí, chiến lược của cách mạng ở các nước thuộc địa
C. Về mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào
cách mạng ở các nước thuộc địa
D. Về vai trò và sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân ở các nước thuộc địa
Câu 14: Để chuẩn bị về mặt tổ chức tiến tới thành lập chính Đảng vô sản ở Việt
Nam, tại Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập:
A. Tổ chức Tâm tâm xã, tập hợp những người yêu nước ở Trung Quốc
B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, nòng cốt là cộng sản đoàn
C. Hội Liên hiệp thuộc địa


D. Tất cả các tổ chức trên
Câu 15: Thành phần chính của Tân Việt Cách mạng Đảng gồm:
A. Giai cấp công nhân và nông dân
B. Tư sản lớp dưới và địa chủ ở nông thôn
C. Trí thức trẻ và thanh niên tiểu tư sản yêu nước
D. Tư sản dân tộc và tư sản mại bản
Câu 16: Cơ quan ngôn luận của tổ chức Đông Dương cộng sản Đảng là tờ báo:
A. Người cùng khổ
B. Thanh niên
C. Tiếng dân
D. Búa liềm
Câu 17: Người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam là:
A. Nguyễn Đức Cảnh
B. Nguyễn Văn Cừ

C. Nguyễn Ái Quốc
D. Phan Đăng Lưu
Câu 18: Tham gia Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam gồm có các đại biểu
của các tổ chức cộng sản:
A. Đông Dương cộng sản Đảng và An Nam cộng sản Đảng
B. Đông Dương cộng sản Đảng và Đông Dương cộng sản Liên Đoàn
C. Đông Dương cộng sản Đảng, An Nam cộng sản Đảng và Đông Dương cộng sản
Liên Đoàn
D. Đông Dương cộng sản Liên Đoàn và An Nam cộng sản Đảng
Câu 19: Văn kiện nào được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt
Nam?
A. Luận cương chính trị
B. Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
C. Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt
D. Luận cương tháng Tư
Câu 20: Đảng cộng sản Việt Nam được đổi tên thành Đảng cộng sản Đông Dương
từ:
A. Tháng 1 – 1930
B. Tháng 10 – 1930
C. Tháng 2 – 1930
D. Tháng 10 - 1931
II. PHẦN TỰ LUẬN (12,0 điểm)
Câu 1: (4,0 điểm)
a, Sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, Cu ba được mệnh danh là “hòn
đảo anh hùng”.
Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
b, Cơ sở xây đắp nên tình hữu nghị giữa Việt Nam và Cu ba?
Câu 2: (1,5 điểm)
Em hãy cho biết những công lao của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt
Nam trong thời kì 1919-1930. Trong những công lao đó, công lao nào là to lớn nhất?

Vì sao?
Câu 3: (2,5 điểm)
Những nguyên nhân nào làm cho phong trào công nhân nước ta phát triển lên
một bước cao hơn từ năm 1919 – 1925. Ý nghĩa của cuộc bãi công Ba Son (tháng 81925)?


Câu 4: (4,0 điểm)
Vì sao vào đầu năm 1930, yêu cầu bức thiết đặt ra của cách mạng Việt Nam là
phải có một Đảng cộng sản thống nhất trong cả nước? Yêu cầu đó đã được giải
quyết như thế nào?
Hết

(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh:.....................................................Số báo danh:......................


PHÒNG GD&ĐT THANH SƠN
TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

HƯỚNG DẪN CHẤM THI
CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9-THCS CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2017 - 2018
Môn: Lịch sử

(Học sinh làm bài theo cách khác tổ chấm thống nhất cho điểm tương ứng với đáp
án)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (8,0 điểm)
Câu
Đáp án


1
B

2
A

3
A

4
C

5
B

6
A

7
D

8
B

9
A

10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
B C B A B C D C A C B


II. PHẦN TỰ LUẬN (12,0 điểm)
Câu

Đáp án

1

a, Cu ba là hòn đảo anh hùng:
* Trong chiến đấu chống chế độ độc tài Batixta (1953-1959)
- Tháng 3-1952 được sự hỗ trợ của Mỹ, Ba-ti-xta làm đảo
chính, thiết lập chế độ độc tài quân sự ở Cu Ba. Dưới chế độ
độc tài, mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Cu Ba với chế độ
độc tài Ba-ti-xta trở nên gay gắt
- Ngày 26-7-1953: 135 thanh niên yêu nước, dưới sự chỉ huy
của Phi-đen Ca-xtơ-rô tấn công pháo đài Môn-ca-đa. Mặc dù
cuộc tấn công không thành, nhưng tiếng súng Môn-ca-đa đã
mở đầu một giai đoạn mới của cách mạng Cu Ba – giai đoạn
đấu tranh vũ trang.
- Mặc dù lực lượng chênh lệch, gặp nhiều khó khăn nguy
hiểm, nhưng từ 1956-1958, phong trào cách mạng lan rộng
khắp cả nước và chuyển sang thế phản công
- Ngày 1/1/1959, lực lượng cách mạng mở cuộc tấn công đánh
chiếm thủ đô La ha ba na. Chế độ độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ.
Cách mạng giành thắng lợi, chấm dứt ách thống trị của chính
quyền tay sai. Cu ba là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng
dân tộc ở Mĩ –la-tinh
* Trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (từ 1959 – nay)
- Từ 1959-1961: Cu ba tiến hành cải cách dân chủ, là nước đầu
tiên ở Tây bán cầu tuyên bố tiến kên chủ nghĩa xã hội (1961)
giữa vòng vây của Mĩ.

- Từ 1961 – nay: công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đạt
nhiều thành tựu. mặc dù bị Mĩ bao vây cấm vận, chủ nghĩa xã
hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ nhưng Cu ba vẫn kiên trì
con đường chủ nghĩa xã hội

Thang
điểm
0,5

0,5

0,5
0,5

0,5

0,5


2

3

=>Như vậy, những thành tựu trong chiến đấu và trong xây
dựng, bảo vệ Tổ quốc đã chứng minh rằng “ Cu ba là hòn đảo
anh hùng”
b, Cơ sở tình hữu nghị Việt Nam – Cu ba:
- Trong thời kì đấu tranh giải phóng dân tộc, Việt Nam và Cu
ba có chung kẻ thù. Sau khi giành độc lập, có cùng mục tiêu và
lí tưởng xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa; cùng chung sự lãnh

đạo của Đảng cộng sản
- Việt Nam và Cu ba đã có nhiều sự ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau
trong công cuộc chống kẻ thù chung. Phi đen ca-xto-ro từng
nói rằng “Vì Việt Nam, Cu ba sẵn sàng hiến cả máu của mình”.
Ngày nay, quan hệ hai nước ngày càng bền chặt, thắm thiết
tình anh em
* Công lao của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam
trong thời kì 1919-1930:
- Tìm ra con đường cứu nước cho cách mạng Việt Nam. Đó là
con đường cách mạng vô sản...
- Truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin vào trong nước, làm cho
chủ nghĩa Mác – Lê nin và phong trào công nhân có sự kết hợp
sâu sắc
- Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho sự ra đời của
chính Đảng vô sửn ở Việt Nam
- Hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt
Nam; soạn thảo cương lĩnh chính trị đúng đắn, sáng tạo
* Công lao to lớn nhất là: Tìm được con đường cứu nước đúng
đắn cho cách mạng Việt Nam
- Vì: con đường cứu nước này phù hợp với xu thế của thời đại
và thực tiễn cách mạng Việt Nam. Chấm dứt thời kì khủng
hoảng về đường lối của cách mạng Việt Nam
* Nguyên nhân làm cho phong trào công nhân nước ta phát
triển lên một bước cao hơn từ năm 1919 – 1925:
- Những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ nhất, tuy các
cuộc đấu tranh của công nhân còn lẻ tẻ, tự phát, nhưng đã cho
thấy ý thức giai cấp đang phát triển, làm cơ sở cho các tổ chức
và phong trào chính trị cao hơn về sau
- Ngay từ năm 1920, công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn đã thành
lập công hội (bí mật) do Tôn Đức Thắng đứng đầu

- Tin tức về các cuộc đấu tranh của công nhân và thủy thủ
Pháp, cũng như của công nhân và thủy thủ Trung Quốc tại các
cảng lớn: Hương Cảng, Áo Môn... truyền về đã góp phần cổ
vũ, động viên công nhân Việt Nam đấu tranh

0,5

0,5

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

0,25
0,5
0,5


4

- Mở đầu là cuộc đấu tranh của công nhân viên chức các sở
công thương của tư bản Pháp ở Bắc Kì (1922) đòi nghỉ ngày
chủ nhật có lương. Năm 1924, nhiều cuộc bãi công của công
nhân các nhà máy dệt , nhà máy rượu, nhà máy xay xát gạo đã
diễn ra ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương.... Tiêu biểu là cuộc
bãi công của thợ máy xưởng Ba Son (8/1925) ở cảng Sài Gòn
với mục đích ngăn cản tàu chiến Pháp chở lính sang tham gia

đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân và thủy
thủ Trung Quốc
* Cuộc bãi công của thợ máy Ba Son thắng lợi đã đánh dấu
một bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam – giai
cấp công nhân từ đây bước đầu đi vào đấu tranh tự giác, có tổ
chức và mục đích chính trị rõ ràng.
* Vì sao vào đầu năm 1930, yêu cầu bức thiết đặt ra của cách
mạng Việt Nam là phải có một Đảng cộng sản thống nhất trong
cả nước:
- Từ cuối năm 1928, đầu năm 1929, phong trào dân tộc dân
chủ ở nước ta, đặc biệt là phong trào công-nông theo con
đường cách mạng vô sản, đã phát triển mạnh mẽ dẫn đến sự ra
đời của ba tổ chức cộng sản: Đông Dương cộng sản Đảng
(6/1929), An Nam cộng sản Đảng (8/1929)và Đông Dương
cộng sản Liên đoàn (9/1929)
- Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản là xu thế tất yếu của cách
mạng Việt Nam; các tổ chức đã nhanh chóng xây dựng cơ sở
Đảng tại nhiều địa phương, trực tiếp tổ chức và lãnh đạo nhiều
cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân..
- Tuy nhiên, ba tổ chức lại hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh
hưởng của nhau. Tình hình đó nếu kéo dài sẽ có nguy cơ dẫn
đến sự chia rẽ lớn. Yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam
lúc này là phải có một Đảng cộng sản thống nhất trong cả nước
* Yêu cầu được giải quyết:
- Với tư cách là phái viên của Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái
Quốc đã triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản
- Hội nghị diễn ra từ ngày 3-7/2/1930 tại Cửu Long (Hương
Cảng- Trung Quốc)
- Hội nghị đã nhất trí tán thành việc thống nhất các tổ chức
cộng sản để thành lập một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng cộng

sản Việt Nam
- Hội nghị tháng 2-1930 của đại biểu các tổ chức cộng sản để
hợp nhất Đảng có ý nghĩa như một đại hội thành lập Đảng;
Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt được thông qua là
cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

0,75

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5
0,5
0,5
0,5


- Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, cả ba tổ chức cộng
sản ở Việt Nam đã được hợp nhất thành một Đảng thống nhất:
Đảng cộng sản Việt Nam

0,5

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH SƠN
TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN


Đề minh họa

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
MÔN: LỊCH SỬ
Thời gian: 150 phút không kể thời gian giao đề.
Đề thi có: 04 trang

I. Trắc nghiệm khách quan (8 điểm, 20 câu)
Câu 1: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, một trật tự thế giới mới được hình thành, đó là trật tự thế
giới:
a. Véc xai- Oa xing tơn.
b. I-an-ta.
c. Đơn cực.
d. Đa cực, nhiều trung tâm
Câu 2: Đặc điểm của cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai là:
a. Diễn ra qua 3 giai đoạn.
b. Bị đàn áp nặng nề.
c. Diễn ra sôi nổi ở các nước Á, Phi, Mĩ La- tinh, làm hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc
tan rã từng mảng lớn.
d. Diễn ra sôi nổi ở các nước châu Á
Câu 3: Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Trung Hoa ra đời vào ngày:
a. 2/09/1945
b. 01/01/1959.
c. 30/12/1978
d. 01/10/1949.
Câu 4: theo em, năm nào được gọi là năm châu Phi:
a. Năm 1945.
b. Năm 1949.
c. Năm 1954.

d. Năm 1975.
e. Năm 1962.
f. Năm 1960.
Câu 5: Trong cuộc đấu tranh chống sự can thiệp của các thế lực đế quốc, nước nào ở Mĩ La- tinh
thể hiện rõ vai trò tiên phong đi hàng đầu?
a. Ác- hen-ti-na.
b. Bra-xin.
c. Bô-li-vi-a.
d. Cu-ba
Câu 6: Trong cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật, phát minh lớn về công cụ sản xuất mới có ý
nghĩa quan trọng bậc nhất của loài người là:
a. Những nguồn năng lượng mới.
b. Máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động.
c. Pô-li-me.
d. Máy bay siêu âm khổng lồ, tàu hỏa tốc độ cao.
Câu 7: Đặc điểm của giai cấp địa chủ phong kiến Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là:
a. Có tinh thần yêu nước nồng nàn, tham gia cách mạng.


b. Câu kết chặt chẽ hơn thực dân Pháp.
c. Chiếm trên 90% dân số.
d. Bóc lột về kinh tế, kìm kẹp và đàn áp về chính trị đối với nông dân.
e. Có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân.
f. Địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.
g. Tất cả các đáp án trên.
Câu 8: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu đã tham gia khối quân sự:
a. SEATO.
b. ZEC.
c. APEC.
d. NATO.

Câu 9: Nhiệm vụ chính của Liên hợp quốc là:
a. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc
trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của các dân tộc, thực hiện sự hợp tác quốc tế về
kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo.
b. Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên
trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
c. Cùng nhau tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của
nhau, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, hợp tác phát triển có kết quả.
Câu 10: ‘’ Trong những năm 1945- 1950, chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp của toàn
thế giới (56,47%- 1948); sản lượng nông nghiệp gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của Anh, Pháp,
Tây Đức, Ý, Nhật Bản cộng lại; nắm trong tay ¾ trữ lượng vàng của thế giới (24,6 tỉ USD), là
chủ nợ duy nhất trên thế giới. Có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ
khí nguyên tử’’.
Đoạn trích trên nói về sự phát triển kinh tế của quốc gia nào?
a. Nhật Bản.
b. Cộng Hòa Liên Bang Đức.
c. Mĩ.
d. Các nước Tây Âu.
Câu 11: Khi ở Pháp, Nguyễn Aí Quốc đã có những hoạt động:
a. Tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản.
b. Gửi bản ‘’Yêu sách của nhân dân An Nam’’ đến hội nghị Véc- Xai.
c. Lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
d. Tham dự đại hội Đảng xã hội Pháp họp ở Tua.
e. Sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pa-ri.
g. Xuất bản báo Thanh Niên và sách Đường Kách Mệnh.
Câu 12: Qúa trình hoạt động của Nguyễn Aí Quốc ở Pháp, Liên Xô và Trung quốc trong những
năm 1919- 1925, là quá trình chuẩn bị về………..cho sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam
sau này:
a. Tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.
b. Tài liệu.

c. Tư tưởng chính trị và tổ chức.
d. Tổ chức.
e. Tư tưởng.
Câu 13: Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai, thực dân Pháp bỏ vốn nhiều nhất
vào:
a. Nông nghiệp.
d. Giao thông vận tải.
b. Khai mỏ.
e. Nông nghiệp và khai mỏ.
c. Thương nghiệp.
f. Ngân hàng.


Câu 14: Tại đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng Sản (1924). Nguyễn Aí Quốc đã trình bày quan
điểm, lập trường của mình về:
a. Vị trí, chiến lược của cách mạng ở các nước thuộc địa.
b. Con đường giải phóng dân tộc cho nhân dân các nước thuộc địa.
c. Mối quan hệ giữa cách mạng thuộc địa và phong trào công nhân ở các nước chính quốc.
d. Vị trí, chiến lược của cách mạng ở các nước thuộc địa, mối quan hệ giữa phong trào công
nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa; về vai
trò và sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân ở các nước thuộc địa.
e. Tất cả các đáp án trên.
Câu 15: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, những tầng lớp này đã phát triển thành một
giai cấp độc lập:
a. Tiểu tư sản.
b. Tư sản.
d. Nông dân.
c. Địa chủ.
e. Công nhân.
Câu 16: Đại diện thế lực của tư bản tài chính Pháp ở Đông Dương là:

a. Ngân hàng Việt Nam.
b. Giai cấp tư sản mại bản.
c. Ngân hàng Đông Dương.
d. Ngân hàng châu Á.
e. Giai cấp thống trị.
Câu 17: Khi ở Quảng Châu (Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc đã có những hoạt động:
a. Thành lập Hội liên hiệp thuộc địa.
b. Viết bài cho báo Lao Động, báo Búa Liềm.
c. Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
d. Cử người đi học tập tại Nhật Bản.
e. Tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam có mặt tại đây.
Câu 18: Trong các đáp án sau, đáp án nào sai khi nói về lí do thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác
và bóc lột nhân dân Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ hai.
a. Pháp là nước thắng trận, nguồn lợi thu được trong chiến tranh nhiều nên muốn đầu tư vào Việt
Nam.
b. Nền kinh tế của Pháp kiệt quệ sau chiến tranh.
c. Việt Nam là nước có tài nguyên thiên nhiên phong phú.
d. Nguồn nhân công ở Việt Nam dồi dào và rẻ mạt.
Câu 19: Mục đích của các thủ đoạn chính trị, văn hóa, giáo dục của Pháp ở Việt Nam sau chiến
tranh thế giới thứ nhất là:
a. Khai hóa văn minh cho dân tộc Việt Nam.
b. Nô dịch và thống trị lâu dài đất nước ta, phục vụ cho công cuộc bóc lột về kinh tế.
c. Ngu dân về giáo dục, gieo rắc ảo tưởng hòa bình.
d. Truyền bá nếp sống mới: cắt tóc ngắn, mặc quần áo ngắn…
e. Chia rẽ khối đại đoàn kết của dân tộc ta.
Câu 20: Khi ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã viết bài cho các báo:
a. Đời sống công nhân Pháp; Sự Thật; Tạp chí thư tín quốc tế; Lao động; Bạn dân.
b. Người cùng khổ; Đường Kách mệnh; Thanh Niên.
c. Người cùng khổ; Nhân đạo; Đời sống công nhân.



d. Tất cả các báo trên.
II. Tự luận (12 điểm):
Câu 1 (3,0 điểm):
Nêu những thành tựu của công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc từ cuối năm 1978
đến nay? Những thành tựu đó có ý nghĩa như thế nào khi Trung Quốc bước sang thế kỉ XXI?
Câu 2 (3,0 điểm):
Những nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Mĩ? Tại sao nói: ’’Mĩ tham vọng thiết
lập trật tự thế giới đơn cực nhưng giữa tham vọng to lớn và khả năng thực tế của Mĩ có nhiều
khoảng cách''.
Câu 3 (4,0 điểm):
Sau khi thành lập, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã có những hoạt động gì? Những
hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên có ý nghĩa như thế nào
đối với cách mạng Việt Nam?
Câu 4 (2,0 điểm):
Tại sao thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa Việt Nam và Đông Dương ngay sau
chiến tranh thế giới thứ nhất?
......Hết......
Họ và tên thí sinh:.............................................................SBD.................
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH SƠN
TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN
HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
MÔN: LỊCH SỬ
I. Trắc nghiệm khách quan (8,0 điểm- 20 câu; 0,4 điểm/ 1 câu).
Câu 1: b
Câu 2: a; c.

Câu 3: d
Câu 4: f
Câu 5: d
Câu 6: b
Câu 7: b; d; f.
Câu 8: d
Câu 9: a
Câu 10: c

Câu 11: b; d; e.
Câu 12: c
Câu 13: e
Câu 14: d
Câu 15: b; e.
Câu 16: c
Câu 17: c; e.
Câu 18: a
Câu 19: b; c; e.
Câu 20: c


II. Tự luận (12 điểm- 4 câu):

Câu
Nội dung cơ bản cần trình bày
Câu Nêu những thành tựu của công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc từ cuối
1
năm 1978 đến nay? Những thành tựu đó có ý nghĩa như thế nào khi Trung
Quốc bước sang thế kỉ XXI?
* Thành tựu:

Sau hơn 20 năm cải cách, mở cửa (1978- 2000) nền kinh tế Trung Quốc đã phát
triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.
Tổng sản phẩm trong nước tăng trung bình hàng năm đạt 9,6% (khoảng trên
8740,4 tỉ nhân dân tệ), đứng hàng thứ 7 thế giới.
Tổng giá trị xuất nhập khẩu năm 1997 đạt 325,06 tỉ USD (Tăng gấp 15 lần
1978- 20,6 tỉ), có 145 nghìn doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động ở Trung
Quốc và đã đầu tư vào Trung Quốc hơn 521 tỉ USD (1997).
Đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt ở cả thành thị và nông thôn, thu nhập
bình quân đầu người không ngừng tăng (1978- 1997): từ 133,6 lên 2090,1 tệ ở
nông thôn, từ 343,4 lên 5160,3 tệ ở thành phố.
- Đối ngoại: Trung Quốc thu được nhiều kết quả, góp phần củng cố địa vị đất
nước trên trường quốc tế: Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX, Trung Quốc đã
bình thường hóa quan hệ với: Liên Xô, Mông Cổ, Việt Nam… mở rộng quan
hệ hữu nghị, hợp tác với hầu hết các nước trên thế giới. Trung Quốc thu hồi
chủ quyền đối với Hồng Công- 1997, Ma Cao- 1999.
* Ý nghĩa:
- Góp phần củng cố và nâng cao vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế. Cải
thiện đời sống của nhân dân, tạo điều kiện để Trung Quốc tiếp tục phát triển và
có những bước đi vững chắc về sau.
- Tạo điều kiện cho Trung Quốc hội nhập với thế giới trên tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội.
- Chứng tỏ tính ưu việt của CNXH. Những thành tựu của Trung Quốc trên con
đường đổi mới trở thành bài học cho các nước trên thế giới học tập trong đó có
Việt Nam.
Câu Những nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Mĩ? Tại sao nói: ’’Mĩ tham
2
vọng thiết lập trật tự thế giới đơn cực nhưng giữa tham vọng to lớn và khả
năng thực tế của Mĩ có nhiều khoảng cách''.
* Chính sách đối ngoại của Mĩ:
- Với sức mạnh quân sự, kinh tế to lớn, sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đề

ra ''chiến lược toàn cầu'' nhằm chống phá các nước XHCN, đẩy lùi phong trào
giải phóng dân tộc và thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới.
- Mĩ viện trợ để lôi kéo, khống chế các nước nhận viện trợ, gây chiến tranh
xâm lược, lập các khối quân sự....tuy đã thực hiện được 1 số mưu đồ nhưng Mĩ
đã vấp phải nhiều thất bại nặng nề, tiêu biểu như trong chiến tranh Việt Nam.
- Dựa vào sự tăng trưởng kinh tế (1991-2000), sự lớn mạnh về kinh tế, khoa
học kĩ thuật, quân sự....giới cầm quyền Mĩ ráo riết thi hành chính sách, biện
pháp để xác lập trật tự thế giới ''đơn cực'' do Mĩ chi phối và khống chế. Nhưng
giữa tham vọng to lớn và khả năng thực tế của Mĩ vẫn có khoảng cách không
nhỏ.
* Giải thích câu nói....

Điểm
3,0

0,25
0,25
0,5
0,5
0,5

0,5
0,25
0,25
3,0

0,5
0,5
0,5



- Nền kinh tế Mĩ phát triển không ổn định, thường xuyên lâm vào khủng
hoảng, suy thoái…xã hội Mĩ tồn tại nhiều bất công…
- Nhật Bản, Tây Âu vươn lên trở thành những trung tâm kinh tế, tài chính lớn.
Sự phát triển của các nền kinh tế mới nổi như: Trung Quốc, Ấn Độ, Nga...
- Xu hướng phát triển chung của thế giới ngày nay là ''hòa bình, hợp tác, cùng
phát triển''. Xu hướng liên kết khu vực trên thế giới đang ngày càng mạnh mẽ
nhằm cùng phát triển và hạn chế ảnh hưởng, chi phối của các nước lớn trong đó
có Mĩ.
Câu Sau khi thành lập, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã có những hoạt động
3
gì? Những hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên có ý nghĩa như
thế nào đối với cách mạng Việt Nam?
* Hoạt động:
6/1925, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên được thành lập với tổ chức nòng
cốt là Cộng Sản Đoàn.
- Mở nhiều lớp huấn luyện chính trị để đào tạo 1 số thanh niên Việt Nam trở
thành những cán bộ cách mạng. Sau đó, một số người được chọn đi học trường
Đại học Phương Đông- Liên Xô, một số người đi học đại học quân sự ở Liên
Xô hoặc Trung Quốc còn phần lớn lên đường về nước hoạt động.
- 1925 báo Thanh Niên được xuất bản- đây được coi là cơ quan tuyên truyền
của Hội. Các bài giảng của Người trong các lớp huấn luyện chính trị được tập
hợp lại sau đó in thành sách Đường Kách Mệnh (1927) vạch ra phương hướng
cơ bản cho cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.
- Tác phẩm Đường Kách Mệnh, báo Thanh Niên được bí mật chuyển về trong
nước đúng vào lúc phong trào yêu nước và dân chủ đang sôi nổi từ Nam ra Bắc
trên cơ sở giai cấp công nhân đang lớn mạnh nên càng có điều kiện đi sâu vào
quần chúng.
- Đến trước Đại hội lần thứ nhất (5/1929), Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
đã có tổ chức cơ sở ở hầu khắp cả nước, ngoài ra còn 1 số đoàn thể quần chúng

như: Công Hội, Nông Hội, Hội Phụ Nữ... cũng được tổ chức.
- 1928 Hội Việt Nam cách mạng thanh niên chủ trương ''vô sản hóa'' đưa hội
viên vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền cùng sống và làm việc với công nhân
để tự rèn luyện đồng thời truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê nin, tổ chức và lãnh đạo
công nhân đấu tranh.
* Ý nghĩa:
- Góp phần truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê nin về nước có tác dụng thúc đẩy
phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh.
- Việc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là sự chuẩn bị về tổ chức
cho sự ra đời của Đảng sau này.
Câu Tại sao thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa Việt Nam và Đông
4
Dương ngay sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
* Nguyên nhân:
- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, Pháp là nước thắng trận nhưng bị chiến
tranh tàn phá nặng nề, kinh tế kiệt quệ.
- Để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra, thực dân Pháp tăng cường
bóc lột nhân dân lao động trong nước và đẩy mạnh khai thác các thuộc địa.
- Chương trình khai thác thuộc địa lần 2 được vạch ra và ráo riết thực hiện ở
Đông Dương trong đó có Việt Nam. (Việt Nam là thuộc địa giàu tài nguyên,
đông dân và quan trọng của Pháp).

0,5
0,5
0,5

4,0

0,5
0,5


0,5

0,5

0,5
0,5

0,5
0,5
2,0
0,5
1,0
0,5




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×