Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Vốn cho phát triển kinh tế xã hội ở các huyện ngoại thành Hà Nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 27 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGÔ ĐẠI SƠN

VèN CHO PH¸T TRIÓN KINH TÕ - X· HéI
ë C¸C HUYÖN NGO¹I THµNH Hµ NéI

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Mã số: 62 31 01 02

HÀ NỘI - 2018


Luận án được hoàn thành tại
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học : 1. PGS.TS Nguyễn Minh Quang
2. PGS.TS. Bùi Văn Huyền
Phản biện 1:...................................................................
............................................................................................
Phản biện 2:......................................................................
............................................................................................
Phản biện 3:......................................................................
............................................................................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi……giờ……ngày……tháng…….năm 2018

Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia


và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Phát triển kinh tế- xã hội ở nông thôn là vấn đề lớn đối với Việt
Nam nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng trong phát triển kinh tế thị
trường định hướng XHCN, nhằm đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá gắn với hội nhập quốc tế.
Những năm qua, ở các huyện ngoại thành Hà Nội, một số
NHTM, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển, Quĩ
tín dụng Nhân dân và một số tổ chức tài chính vi mô đang có sự
hiện diện nhưng hiệu quả hoạt động không ổn định, sự liên kết còn
rời rạc. Đầu tư vốn từ Ngân sách Nhà nước cho khu vực này cũng
đã được quan tâm chú ý, song còn dàn trải. Vấn đề huy động vốn
trong dân cư, để đầu tư tái sản xuất mở rộng gặp nhiều khó khăn,
vướng mắc... Tình trạng thiếu vốn đang làm ảnh hưởng tới mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại thành, nhất là khi
thực hiện xây dựng mô hình nông thôn mới của Hà Nội. Đồng
thời, tình hình cho vay vốn của các ngân hàng vẫn còn nhiều bất
cập, chưa đáp ứng nhu cầu của số đông nông dân, trong khi nhu
cầu của nhân dân rất đa dạng và thường xuyên, nên gặp nhiều khó
khăn khi đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề, với suy nghĩ là làm
sao để người dân, những chủ trang trại, các tổ chức tài chính và
những tổ chức sản xuất kinh doanh… ở các huyện ngoại thành có
được nguồn vốn cho đầu tư kinh doanh kịp thời, nhằm khai thác tốt
những tiềm năng lợi thế cho phát triển nông thôn ngoại thành Hà Nội
theo hướng văn minh, hiện đại, vì vậy, vấn đề “Vốn cho phát triển

kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại thành Hà Nội” được chọn làm
đề tài nghiên cứu luận án tiến sỹ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của đề tài luận án tập trung vào phân tích,
đánh giá thực trạng tình hình vốn cho phát triển kinh tế- xã hội các
huyện ngoại thành Hà Nội. Trong đó, tập trung chủ yếu vào vấn đề huy
động vốn cho phát triển. Từ đó, đưa ra một số giải pháp nhằm huy động


2
vốn phù hợp, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện
ngoại thành Hà Nội đến năm 2025 và tầm nhìn 2030.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là: Huy động vốn tiền tệ ở trong nước
(không nghiên cứu vốn nước ngoài), gồm: Vốn đầu tư của nhà nước và
từ các thành phần kinh tế khác cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện
ngoại thành Hà Nội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu huy động vốn
cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại thành Hà Nội từ
năm 2008 (là năm Hà Nội mở rộng) đến 2015 có bổ sung số liệu
năm 2016, 2017. Giải pháp đến 2025 và dự báo đến năm 2030.
Về không gian: Gồm 17 huyện ngoại thành Hà Nội (trong đó chỉ
nghiên cứu nông thôn các huyện ngoại thành). Luận án phân chia nông
thôn các huyện ngoại thành thủ đô Hà Nội thành 03 vùng, có những điểm
khác biệt cụ thể: các huyện phía Tây (vùng văn hóa xứ Đoài), các huyện
phía Đông Nam và các huyện phía Bắc của thành phố Hà Nội.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, và các phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học kinh tế

chính trị như: Trừu tượng hoá khoa học, phân tích tổng hợp, lôgíc kết
hợp với lịch sử, thống kê, quy nạp, tổng kết thực tiễn mô hình hóa để
giải quyết các vấn đề đặt ra trong nghiên cứu. Đồng thời, vận dụng các
quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về các vấn đề
liên quan đến vốn cho phát triển kinh tế -xã hội ở nông thôn nói chung
và nông thôn các huyện ngoại thành Hà Nội nói riêng.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Bổ sung để phát triển những vấn đề lý luận cơ bản về đặc
điểm, các nhân tố ảnh hưởng và các phương thức huy động vốn cho
phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành của thủ đô một nước,
trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế.
Đặc biệt là với nông thôn thủ đô, có đặc điểm và cơ chế đặc biệt hơn
so với các vùng nông thôn ở các thành phố khác trên cả nước.


3
- Phân tích đặc điểm các huyện ngoại thành Hà Nội góp phần
làm rõ tiềm năng, thế mạnh cũng như những khó khăn, trong quá
trình huy động vốn, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của
các huyện này.
- Phân tích khoa học khách quan, dựa trên khung khổ lý
thuyết về thực trạng huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội các
huyện ngoại thành Hà Nội, một vấn đề cấp bách của thủ đô trong giai
đoạn mới của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.
- Đề xuất mục tiêu, phương hướng và các giải pháp thiết
thực, có tính khả thi và phù hợp với điều kiện địa bàn, để huy động
phù hợp nhất nguồn vốn cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện
ngoại thành Hà Nội trong thời kỳ mới - hội nhập và phát triển.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và

phụ lục, nội dung chính của luận án gồm 4 chương, 10 tiết.
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
“vốn cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại thành Hà Nội”.
Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm về vốn cho phát triển
kinh tế - xã hội nông thôn.
Chương 3: Thực trạng huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội
ở các huyện ngoại thành Hà Nội.
Chương 4: Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh huy động
vốn cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại thành Hà Nội đến
năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030.


4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI VỐN CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở CÁC
HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI

(Từ trang 8 đến trang 29)
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.1. Đặc điểm và yêu cầu về vốn cho phát triển kinh tế xã hội nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hóa
Đây là một vấn đề được nhiều tác giả nước ngoài đặt ra và
nghiên cứu. Nhận thức và làm rõ đặc điểm, vị trí, vai trò của phát
triển kinh tế -xã hội nông thôn trong tương quan phát triển kinh tế xã
hội nói chung được xem là một vấn đề nền tảng khi nghiên cứu về
quá trình công nghiệp hóa ở bất kỳ quốc gia nào.
1.1.2. Vốn xã hội trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn
Vốn xã hội là một khái niệm đã được nhiều nhà kinh tế hiện
đại giới thiệu và phân tích. Một số công trình nghiên cứu của các học

giả trên thế giới đã tiếp tục cụ thể hoá và làm rõ vai trò, chức năng và
tầm quan trọng của vốn trong việc phát triển kinh tế -xã hội ở nông
thôn. Các nghiên cứu đều đưa ra những luận chứng nhằm chứng
minh cho quan điểm, vốn xã hội là một động lực quan trọng nhằm
kích thích, đẩy mạnh sự phát triển của xã hội, đặc biệt là khi gắn với
lĩnh vực cụ thể là phát triển kinh tế-xã hội nông thôn.
1.1.3. Các nguồn lực đầu tƣ phát triển kinh tế- xã hội
nông thôn
Đầu tư phát triển kinh tế-xã hội nông thôn là một thực tế đã
và đang diễn ra ở nhiều địa phương và nhiều quốc gia. Quá trình này
đòi hỏi phải tận dụng tối đa các nguồn lực của xã hội. Đồng thời, đặt
ra yêu cầu của việc phải xác định chính xác và phù hợp thứ tự ưu tiên
trong chiến lược phát triển.
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ VỐN CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH
1.2.1. Các nghiên cứu của Hồ Chí Minh về vấn đề phát
triển kinh tế - xã hội nông thôn
Trong di sản tư tưởng của Hồ Chí Minh vấn đề phát triển kinh
tế-xã hội nông thôn luôn giữ vai trò to lớn trong sự nghiệp bảo vệ tổ


5
quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Qua các thời kỳ, giai cấp nông dân
luôn là lực lượng đông đảo nhất đi theo Đảng, cùng với giai cấp công
nhân và đội ngũ tri thức làm nền tảng chính trị của cách mạng. Nông dân
là giai cấp đã có những đóng góp vô cùng to lớn đối với những thắng lợi
lịch sử vẻ vang của dân tộc. Phát triển kinh tế-xã hội nông thôn, nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân là nhiệm vụ chiến lược,
là cơ sở để đảm bảo ổn định tình hình chính trị - xã hội, sự phát triển hài
hòa và bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa của đất nước.

1.2.2. Những cơ chế chính sách huy động, đầu tƣ và hỗ
trợ vốn cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn
Các tác giả đã đánh giá, phân biệt các nguồn vốn khác nhau
đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, bao gồm: vốn ngân sách nhà nước,
vốn tín dụng trong nước và nước ngoài, vốn tự có của các doanh
nghiệp và các hộ nông dân. Tuy nhiên, các tác giả nhấn mạnh, cần
quan tâm và chú ý nhiều hơn đến các nguồn vốn tín dụng, do vốn từ
ngân sách cho nông thôn là có hạn, còn các nguồn vốn tín dụng lại có
thể huy động được tối đa với số lượng đủ lớn để người nông dân nâng
cao ý thức trách nhiệm đối với kết quả sản phẩm cuối cùng.
1.2.3. Đặc điểm, sự hình thành và phát triển thị trƣờng
vốn cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn
Khái quát về thị trường vốn cho phát triển kinh tế - xã hội nông
thôn, những đặc điểm cũng như vai trò của thị trường vốn trong quá
trình CNH, HĐH nông thôn. Chỉ ra những nhân tố cơ bản ảnh hưởng
đến việc tích tụ vốn trong nông nghiệp ở nước ta như chiến lược phát
triển kinh tế quốc gia; khả năng cung ứng vốn của nền kinh tế; cơ chế,
chính sách vĩ mô, đặc điểm của ngành sản xuất - kinh doanh.
1.2.4. Kinh nghiệm quốc tế và trong nƣớc về huy động
vốn cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn
Các công trình nghiên cứu về huy động vốn đã dẫn chứng
kinh nghiệm huy động vốn ở Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Malay-xi-a hoặc ở những vùng miền như một số tỉnh phía Bắc, vùng
Tây Nguyên, Huế... Từ đó, rút ra những kinh nghiệm quý cho việc
huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại
thành Hà Nội.


6
1.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN VỐN CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC HUYỆN

NGOẠI THÀNH HÀ NỘI VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA
1.3.1. Những vấn đề đã đƣợc nghiên cứu, luận giải
Thông qua các nội dung được nghiên cứu, luận giải, có thể
thấy, các tác giả đã đề cập khá đầy đủ về:
- Đặc điểm và tình hình phát triển kinh tế - xã hội nông thôn
nói chung, các huyện ngoại thành thành phố Hà Nội nói riêng.
- Đặc điểm, sự hình thành và phát triển thị trường vốn ở khu
vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
- Những cơ chế chính sách của nhà nước và và các tổ chức
tài chính trung gian về huy động và đầu tư vốn để phát triển kinh tế xã hội nông thôn.
- Những phương thức huy động vốn đa dạng phù hợp với
những điều kiện hoàn cảnh phù hợp.
- Vai trò và biện pháp của các chủ thể trong huy động vốn để
phát triển kinh tế -xã hội nông thôn.
- Những kinh nghiệm trong việc huy động, quản lý và sử
dụng vốn hiệu quả ở một số địa phương và các nước trên thế giới cho
phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
- Ở các khía cạnh tiếp cận khác nhau, các tác giả đã đưa ra
nhiều nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh việc thu hút và nâng cao hiệu
quả sử dụng các nguồn vốn trong và ngoài nước để đầu tư cho sự
phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn.
1.3.2. Những vấn đề đặt ra cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu
Hướng nghiên cứu của luận án là tiếp tục làm rõ hơn những
vấn đề lý luận và thực tiễn về vấn đề huy động vốn cho phát triển
kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn.
Về mặt lý luận, luận án phân tích và làm rõ những khái niệm về
vốn, đặc điểm của vốn và vai trò huy động vốn cho phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và xu thế
hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó, tập trung làm rõ đặc điểm các chủ
thể huy động vốn, các phương thức huy động vốn và các nhân tố tác
động đến hoạt động huy động vốn...

Về mặt thực tiễn, luận án nghiên cứu những kinh nghiệm của
một số quốc gia và một số địa phương trong nước về việc huy động
vốn cho phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn.


7
Chƣơng 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ VỐN CHO PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NÔNG THÔN

(Từ trang 30 đến trang 70)
2.1. KHÁI QUÁT VỀ VỐN CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NÔNG THÔN
2.1.1. Quan điểm về vốn của các trƣờng phái kinh tế
Trong lịch sử phát triển kinh tế, khái niệm vốn được tiếp cận
dưới nhiều góc độ khác nhau:
2.1.1.1. Các quan điểm của kinh tế chính trị Cổ điển về vốn
Quan điểm của các trường phái kinh tế cổ điển bước đầu đã đưa
ra được những quan niệm về vốn, kết luận vốn là một phạm trù kinh tế,
nhưng họ mới dừng lại ở hiện tượng bề ngoài mà chưa nêu được bản
chất bên trong của vốn.
2.1.1.2. Quan điểm của kinh tế chính trị Mác xít về vốn
Dưới góc độ các yếu tố sản xuất, các nhà Mác xít đã khái quát
vốn thành phạm trù tư bản. Theo đó, tư bản là giá trị đem lại giá trị thặng
dư, là một đầu vào của quá trình sản xuất. Tư bản không chỉ có thể di
chuyển trong lãnh thổ một quốc gia mà còn có thể vượt ra ngoài biên giới
lãnh thổ đất nước, với mục đích nhằm chiếm đoạt giá trị thặng dư và
những lợi nhuận khác ở các nước nhập khẩu nó.
2.1.2.3. Các quan điểm của kinh tế học hiện đại về vốn
Với các quan niệm Cổ điển và hiện đại về vốn có thể khái quát:
Vốn là phần thu nhập quốc dân dưới dạng tài sản vật chất và tài chính

được cá nhân, doanh nghiệp và nhà nước... bỏ ra để đầu tư nhằm mục đích
tối đa hóa lợi ích.
Tóm lại, vốn là một phạm trù kinh tế được xem xét, đánh giá
theo nhiều quan niệm, với nhiều mục đích khác nhau. Điều này cũng
cho thấy tính đa dạng, nhiều vẻ về hình thái tồn tại của vốn. Do đó,
khó có thể đưa ra một định nghĩa về vốn thoả mãn tất cả các yêu cầu
và các quan niệm ấy. Song hiểu một cách khái quát, có thể coi: Vốn
là một phạm trù kinh tế, là toàn bộ những giá trị ứng ra ban đầu hay
các giá trị tích luỹ được, cho các quá trình tái sản xuất để bảo tồn và
đảm nhiệm chức năng sinh lời.


8
Trong giới hạn phạm vi và đối tượng nghiên cứu, đề tài luận
án chỉ đề cập dưới góc độ: Nguồn vốn được huy động bằng tiền từ
các thành phần kinh tế ở nông thôn (kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể
và kinh tế nhà nước), thông qua các hình thức tích lũy tái sản xuất
mở rộng từ cư dân nông thôn, các hình thức tín dụng và đầu tư từ
ngân sách nhà nước... cho phát triển kinh tế-xã hội nông thôn các
huyện ngoại thành Hà Nội.
2.1.2. Nguồn hình thành vốn cho phát triển kinh tế - xã
hội nông thôn
- Theo phạm vi phát sinh nguồn vốn: vốn trong nước và vốn ngoài nước.
- Theo góc độ chu chuyển vốn, có: vốn cố định và vốn lưu động.
- Dựa theo dạng thức, có hai cách phân loại, gồm: vốn hữu
hình, vốn vô hình và vốn tài chính, vốn thực tế.
- Dựa vào thời gian sử dụng, có thể chia vốn thành vốn ngắn
hạn, vốn trung hạn và vốn dài hạn.
- Dựa vào nguồn hình thành vốn, có: vốn chủ sở hữu hay vốn
tự có và vốn vay hay vốn huy động từ bên ngoài.

- Dựa vào phương thức sử dụng, không chỉ có vốn sản xuất trực
tiếp phục vụ cho quá trình sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ, hàng hoá
mà còn cần vốn phục vụ gián tiếp cho sản xuất, bao gồm khối lượng lớn
và phong phú hệ thống kết cấu hạ tầng, các công trình công cộng…
- Dựa vào giá trị của vốn đầu tư trong thực tế và những
chứng chỉ có giá như cổ phiếu, trái phiếu…, vốn chia thành hai loại:
vốn thực hay tư bản thực và vốn ảo hay tư bản giả.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, để phù hợp với đối tượng
nghiên cứu khi phân loại vốn nhấn mạnh tiêu chí theo nguồn cung từ các
chủ thể kinh tế: cá nhân; các tổ chức tài chính và nhà nước ...
2.1.3. Cơ cấu nguồn vốn cho phát triển kinh tế - xã hội
nông thôn các huyện ngoại thành
Thứ nhất, vốn tích luỹ, tập trung từ bản thân cư dân nông thôn
các huyện ngoại thành.
Thứ hai, vốn đầu tư cho cho phát triển kinh tế - xã hội các
huyện ngoại thành từ nguồn ngân sách của nhà nước.
Thứ ba, vốn từ thị trường tài chính tại các huyện ngoại thành.
Thứ tư, nguồn vốn nước ngoài.


9
2.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA VỐN VAI TRÒ VÀ CÁC NHÂN
TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HUY ĐỘNG VỐN CHO PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI NÔNG THÔN
2.2.1. Đặc điểm của vốn cho phát triển kinh tế - xã hội
nông thôn
Một là, nhu cầu về vốn cũng mang tính thời vụ. Huy động
vốn phát triển nông nghiệp luôn cần các loại vốn: ngắn hạn, trung
hạn và dài hạn; tính toán sát đúng với kế hoạch phát triển cung ứng
vốn cho người sản xuất đủ và đúng thời vụ, phù hợp với yêu cầu vốn

của từng loại cây, con, nhằm đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh
doanh nông nghiệp cũng như đầu tư vốn.
Hai là, huy động vốn cho phát triển nông nghiệp hàng hoá trong
điều kiện hội nhập quốc tế, không chỉ cần đầu tư vốn cho sản xuất mà còn
cần phải dành một lượng nhất định hình thành quỹ hỗ trợ rủi ro nhằm
phân tán rủi ro cho những người sản xuất nông nghiệp hàng hoá, đảm bảo
tính ổn định, bền vững trong phát triển nông nghiệp.
Ba là, trong nông nghiệp, vòng tuần hoàn vốn sản xuất nông
nghiệp được chia thành hai loại: tuần hoàn đầy đủ và tuần hoàn không
đầy đủ, do một phần vốn của chính doanh nghiệp hoặc nông hộ, sản xuất
ra như hạt giống, phân bón, con giống… được dùng ngay vào quá trình
sản xuất tiếp theo mà không được trao đổi trên thị trường hay không
tham gia vào lưu thông.
Bốn là, khả năng huy động vốn cho phát triển kinh tế-xã hội
nông thôn thường thấp trong khi khu vực này đòi hỏi phải có lượng vốn
lớn để phát triển sản xuất nông nghiệp.
2.2.2. Vai trò của huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội
nông thôn
Thứ nhất, nguồn vốn được huy động là nguồn lực vật chất
trực tiếp để xây dựng kết cấu hạ tầng theo yêu cầu chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Thứ hai, vốn huy động là nguồn tài chính cơ bản để ứng
dụng khoa học - công nghệ tạo ra động lực để phát triển một nền kinh
tế hàng hoá chất lượng cao và bền vững, gắn với bảo vệ môi trường
sinh thái trong nông thôn.


10
Thứ ba, nguồn vốn được huy động làm nguồn lực kinh tế
căn bản để phát triển hệ thống công nghiệp và dịch vụ phục vụ

sản xuất nông nghiệp làm thay đổi năng suất, chất lượng và hiệu
quả nông phẩm hàng hoá.
Thứ tư, thông qua huy động, đầu tư và quản lý có hiệu quả các
nguồn vốn sẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, hình thành
những vùng chuyên canh sản xuất lớn, vùng trọng điểm, đẩy mạnh nông
nghiệp phát triển theo hướng thị trường hiện đại và hội nhập.
Thứ năm, huy động vốn tạo điều kiện kinh tế cơ bản để đầu
tư và phát triển nguồn nhân lực nông thôn đáp ứng yêu cầu chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
2.2.2.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn cho phát
triển kinh tế - xã hội nông thôn
Một là, lợi thế tuyệt đối về vị trí địa lý, tiềm năng khoáng
sản, điều kiện thổ nhưỡng và di sản văn hóa lịch sử...
Hai là, năng lực của các chủ thể kinh tế và nguồn nhân lực tại
địa bàn các huyện ngoại thành.
Ba là, sự hấp dẫn của cơ chế chính sách về thu hút vốn đầu tư
cho phát triển kinh tế-xã hội.
2.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ TRONG NƢỚC VỀ
HUY ĐỘNG VỐN CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
NÔNG THÔN
2.3.1. Kinh nghiệm quốc tế
- Kinh nghiệm của Hàn Quốc
- Kinh nghiệm của Malaysia
- Kinh nghiệm của Thái Lan
- Kinh nghiệm của Trung Quốc
2.3.2. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng trong nƣớc về
huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn
- Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh
- Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng
2.3.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra

Một là, xây dựng thị trường vốn phù hợp với thực tiễn, với
nhu cầu và trình độ phát triển thực tế của địa phương. Đồng thời,


11
phải xây dựng được chiến lược quy hoạch tổng thể về phát triển kinh
tế - xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng
trong các lĩnh vực, khu vực.
Hai là, cần huy động đa dạng các nguồn vốn, đầu tư phát triển
kinh tế - xã hội nông thôn. Cần phát huy cao độ vai trò chủ động, tích
cực, sáng tạo của từng tổ chức tín dụng, thúc đẩy các hình thức hoạt
động sản xuất, kinh doanh trong nông thôn có hiệu quả.
Ba là, huy động và sử dụng vốn hiệu quả để phát triển kinh
tế nông thôn cần mở rộng quyền tự chủ và phương thức quản lý vốn
đầu tư cho các địa phương, có như vậy hiệu quả sử dụng vốn sẽ cao
hơn trong quá trình thực hiện.
Bốn là, xác định đầu tư vốn cho nông dân, nông nghiệp,
nông thôn không đơn thuần nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng
kinh tế mà phải thực hiện mục tiêu kép: tăng trưởng kinh tế gắn liền
với giải quyết các vấn đề xã hội ở nông thôn.


12
Chương 3
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI

(Từ trang 71 đến trang 128)
3.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC
HUYỆN NGOẠI THÀNH ẢNH HƢỞNG ĐẾN HUY ĐỘNG
VỐN CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN

3.1.1. Những đặc điểm về tự nhiên và tài nguyên
Vị trí địa lý là một trong những lợi thế nổi bật của các
huyện ngoại thành Hà Nội. Các huyện ngoại thành cũng đồng thời
là cửa ngõ kết nối trực tiếp với các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ
nên có nhiều thuận lợi trong việc liên kết, hợp tác đầu tư, trao đổi
hàng hoá với các địa phương này.
3.1.2. Những đặc điểm về kinh tế- xã hội
Kết quả từ chương trình phát triển kinh tế-xã hôi đã thay đổi
bộ mặt kinh tế-xã hội các huyện ngoại thành, đem lại mức thu nhập
ngày càng cao cho người dân. Năm 2016, bằng 1/2 so với bình quân
chung toàn thành phố. Cơ cấu kinh tế của các huyện đã có sự chuyển
dịch theo hướng tích cực: ngành công nghiệp - xây dựng tăng lên
53,03%; ngành dịch vụ tăng từ 20,83% lên 28,54%; tỷ trọng lĩnh vực
nông nghiệp giảm mạnh từ 38,33% xuống còn 18,43%.
Lực lượng lao động tại các huyện ngoại thành Hà Nội tính đến
01/04/2014 có 1.753.566 người trong độ tuổi lao động, chiếm 43,97% dân
số toàn vùng. Cơ cấu lao động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản - công
nghiệp, xây dựng - dịch vụ, thương mại là 33,48% - 34,16% - 31,32%.
3.1.3. Tình hình phát triển kinh tế-xã hội các huyện ngoại
thành Hà Nội
3.1.3.1. Giai đoạn 2008 - 2010
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, Hà Nội có 401 xã
với 344 xã đồng bằng, 43 xã vùng đồi gò và 14 xã miền núi, diện tích
đất sản xuất nông, lâm nghiệp có trên 192.000 ha, dân số trên 4 triệu
người, chiếm trên 60% lực lượng lao động của toàn thành phố. Hà
Nội đã ban hành các chương trình, nghị quyết, kế hoạch... để phát
triển kinh tế - xã hội các huyện, hình thành những vùng sản xuất
hàng hoá tập trung chuyên canh có quy mô lớn, đầu tư hạ tầng nông
thôn, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân.



13
3.1.3.2. Giai đoạn 2010 - 2016
Tăng trưởng tổng giá trị sản xuất của một số ngành chủ yếu
tại các huyện ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2010 - 2016 là 10,83%.
Kinh tế - xã hội nông thôn có bước phát triển khá, đời sống vật chất
và tinh thần của người dân được cải thiện, nhiều vùng được nâng cao.
Bảng 3.5: Một số chỉ tiêu kinh tế chính giai đoạn 2005 - 2016
2005 - 2010

2010

2016

2010 - 2016

Tốc độ tăng trưởng (%)
Cơ cấu kinh tế (%)
- Nông, lâm, thủy sản

11,49
100
38,33

11,3
100
27,56

10,5
100

18,43

10,83
100
23,0

Trồng trọt, lâm nghiệp
Chăn nuôi, thủy sản

59,34
39,47

45,50
52,30

41,14
55,89

43,32
54,10

Dịch vụ nông nghiệp

1,19

2,20

2,97

2,59


- Công nghiệp - Xây dựng

40,84

43,93

53,03

48,47

- Thương mại - Dịch vụ
Thu nhập bình quân đầu
người (triệu
đồng/người/năm)

20,83

28,51

28,54

28,53

5,80

14,00

33,00


23,50

Nguồn: Tổng hợp và tính toán dựa trên Báo cáo kinh tế - xã hội
hàng năm của các huyện ngoại thành Hà Nội
3.2. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CHO PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI
3.2.1. Khái quát chung
Giai đoạn 2011 - 2016, tổng nguồn vốn đầu tư cho phát triển
kinh tế - xã hội nông thôn Hà Nội là 64.553 tỷ đồng, trong đó nguồn
vốn ngân sách nhà nước đầu tư là 53.661 tỷ đồng, nguồn vốn huy
động ngoài ngân sách (doanh nghiệp, nhân dân đóng góp và nguồn
khác…) là 10.892 tỷ đồng. Ngoài ra, nguồn vốn tín dụng cho vay để
đầu tư khu vực nông thôn dư nợ bình quân đạt trên 75.000 tỷ
đồng/năm. Nguồn vốn ngoài ngân sách được huy động từ doanh
nghiệp, người dân và các tổ chức tín dụng chiếm 17,14%, có xu
hướng tăng dần qua các năm, thể hiện sự quan tâm của người dân,
doanh nghiệp đối với phát triển kinh tế - xã hội nông thôn.


14
Nguồn vốn đầu tư thực hiện chương trình xây dựng nông
thôn tại các huyện ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2011-2015 là 34.465
tỷ đồng, đạt 170% kế hoạch; trong đó nguồn vốn ngân sách nhà nước
đầu tư là 23.573 tỷ đồng, đạt 186,5% kế hoạch (ngân sách Trung
ương và thành phố, là 10.166 tỷ đồng, ngân sách huyện và xã là
13.407 tỷ đồng); nguồn vốn huy động ngoài ngân sách nhà nước
(doanh nghiệp, nhân dân đóng góp và nguồn khác…) là 10.892 tỷ
đồng, đạt 143% kế hoạch.
3.2.2. Thực trạng huy động vốn từ ngân sách nhà nƣớc
3.2.2.1. Giai đoạn 2007 - 2010

Giai đoạn 2007 - 2010, nguồn vốn đầu tư từ NSNN cho cho
các huyện ngoại thành ngày càng được tăng cường và chú trọng, tổng
vốn đầu tư công từ nguồn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính
phủ là 16.501 tỷ đồng, chiếm 32,67% tổng vốn đầu tư phát triển từ
nguồn NSNN và TPCP. (Bảng 3.7).
Bảng 3.6: Ngân sách nhà nước đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn
tại các huyện ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2007 - 2010
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn vốn
2007
2008
2009
2010
Ngân sách nhà
1.568.795 1.716.985
4.381.698 5.627.862
nước trực tiếp
NSNN
thông
qua các chương
111.953
291.403
1.267.302 1.535.138
trình mục tiêu
quốc gia
Tổng
1.680.748 2.008.388
5.649.000 7.163.000
Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ Báo cáo "Tình hình thực hiện chính sách,
pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn" của

UBND thành phố Hà Nội
3.2.2.2. Giai đoạn 2011 - 2015
Tỷ lệ đầu tư từ ngân sách hàng năm cho khu vực nông thôn
tăng so với những năm trước (2007-2010), năm 2011 đạt 51,9%, năm
2014 đạt 54,1%, năm 2015 đạt 49,9% tổng đầu tư ngân sách của Thành


15
phố (vượt yêu cầu mà Chương trình nông thôn mới của Thành uỷ đề ra
là 35%). Khu vực nông nghiệp, nông thôn luôn được Thành phố quan
tâm chú trọng đầu tư, trong giai đoạn 2011-2015, bình quân 13.112 tỷ
đồng/năm, tăng bình quân 15,4%/năm so với thời điểm 2011. Tổng
vốn cả giai đoạn 2011 - 2015 là 65.560 tỷ đồng.
Ngoài Chương trình xây dựng nông thôn mới, Thành phố còn
thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội vùng
đồng bào dân tộc thiểu số miền núi của Thủ đô giai đoạn 2013- 2015 với
836,5 tỷ (đạt 41,57% kế hoạch vốn) đầu tư cho 86 dự án thuộc các lĩnh
vực: y tế, giáo dục, giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt (trong đó, năm
2013: 163 tỷ, năm 2014: 173,5 tỷ và năm 2015 là: 500 tỷ đồng). Ngoài
ra, 12 quận nội thành đã hỗ trợ 92 tỷ đồng cho các xã miền núi để xây
dựng Nhà văn hóa thôn tại huyện Ba Vì, Thạch Thất và Quốc Oai.
Trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, Hà Nội
đã huy động 49.893 tỷ đồng vốn đầu tư, trong đó ưu tiên bố trí
2.724,6 tỷ đồng bổ sung cho các huyện, thị xã đầu tư hạ tầng nông
thôn mới và hỗ trợ các xã thực hiện công tác dồn điền đổi thửa, kiên
cố hoá giao thông, thuỷ lợi nội đồng và đường giao thông thôn, xóm.
Tuy nhiên, do quá tập trung vào xây dựng cơ bản nên đã dẫn
đến nợ đọng rất lớn. Tổng kinh phí nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc
Chương trình nông thôn mới đến 31/12/2015 là gần 548 tỷ đồng,
trong đó, nợ ngân sách thành phố hơn 82 tỷ đồng, ngân sách huyện

và xã gần 466 tỷ đồng. Huyện Quốc Oai có mức nợ lớn lên đến 194,1
tỷ đồng, tiếp đó là các huyện Chương Mỹ (89,9 tỷ đồng), Ba Vì (79,7
tỷ đồng), Phú Xuyên (79,6 tỷ đồng).
3.2.3. Thực trạng huy động vốn từ các doanh nghiệp
nhà nước
Vốn đầu tư của DNNN vào các huyện ngoại thành Hà Nội đã
tăng liên tục từ 435,69 tỷ đồng năm 2007 lên 522,83 tỷ đồng năm
2010 và 1.592,22 tỷ đồng năm 2015, tốc độ tăng bình quân đạt
40%/năm. Vốn đầu tư của các doanh nghiệp chủ yếu được thực hiện
theo hình thức đầu tư theo dự án về nước sạch, môi trường, năng
lượng và dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp phục vụ cho sản xuất và sinh
hoạt của nhân dân các huyện ngoại thành Hà Nội.


16
Bảng 3.7: Vốn đầu tƣ phát triển của các doanh nghiệp nhà nƣớc
trên địa bàn các huyện ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2007 - 2015
Đơn vị tính: tỷ đồng
Vốn đầu tư của
DNNN trên địa bàn
Hà Nội
Vốn đầu tư của
DNNN tại các
huyện ngoại thành
Tỷ lệ vốn đầu tư của
DNNN tại các huyện
ngoại thành (%)

2012


2013

2007

2010

2011

4.663

11.906

10.956

13.929 15.384

435,69 522,83

575,11

771,51 889,71 1.475,64 1.592,22

9,34%

5,25%

5,54%

4,39%


5,78%

2014

2015

22.287

23.921

6,62%

6,65%

Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê Hà Nội và 17 huyện ngoai thành.
3.2.4. Thực trạng huy động vốn tín dụng chính thức
3.2.4.1. Kết quả hoạt động cho vay nguồn vốn tín dụng
Trên địa bàn các huyện ngoại thành Hà Nội, mạng lưới các tổ
chức tín dụng bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT (Agribank)
chi nhánh Hà Nội, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Hà Nội,
hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân, các chương trình, dự án tài chính vi
mô. Bình quân 2007 - 2010, tốc độ dư nợ cho vay nông nghiệp, nông
thôn Hà Nội tăng trưởng 15,1%/năm, giai đoạn 2010 - 2015, tốc độ
dư nợ cho vay tăng trưởng 20,4%/năm.
Bảng 3.8: Dƣ nợ tín dụng từ các tổ chức tín dụng chính thức
trên địa bàn các huyện ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2007 - 2015
Đơn vị tính: triệu đồng
2007
Ngân hàng
NN&PTNT

Ngân hàng
CSXH
Quỹ Tín dụng
nhân dân
Tổng

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2.852.325

6.700.700 7.141.000 8.802.300 10.715.200 12.423.120

14.041.500

1.178.835

2.230.060 2.419.056 2.800.427

3.128.000


3.270.120

3.515.940

420.143

1.224.785 1.398.196 1.588.425

1.785.929

2.037.367

2.362.991

4.451.303 10.155.545 10.958.252 13.191.152 15.629.129 17.730.607 19.920.431

Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ Báo cáo Kinh tế - xã hội và Niên
giám thống kê các huyện ngoại thành Hà Nội


17
3.2.4.2. Hoạt động của các tổ chức tín dụng
* Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi
nhánh Hà Nội (Agribank)
Năm 2015, Agribank Hà Nội có 19 chi nhánh, 69 phòng giao dịch, 66
máy ATM cùng với 12 Quỹ tiết kiệm trên địa bàn các huyện ngoại thành.
Bảng 3.9: Kết quả huy động vốn của Agribank giai đoạn 2007 - 2015
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Tổng vốn

huy động
Dư nợ cho
vay
Tỷ lệ nợ
xấu

2007

2010

2011

2012

2013

2014

2015

6.908.500

9.411.200

10.868.000

11.224.000

13.373.100


16.006.000

19.492.200

2.852.325

6.700.700

7.141.000

8.802.300

10.715.200

12.423.120

14.041.500

2,5%

2,7%

2,8%

2,5%

2,4%

2,9%


2,6%

Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ Báo cáo hoạt động của chi nhánh
Agribank trên địa bàn các huyện ngoại thành Hà Nội
* Ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh Hà Nội
Bảng 3.10: Kết quả huy động vốn của NHCSXH trên địa bàn các
huyện ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2007 - 2015
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu

2007

2010

Tổng vốn huy động 1.187.335 2.238.860
Dư nợ cho vay
Tỷ lệ nợ xấu

1.178.835 2.230.060
1.9%

2,1%

2011

2012

2013

2014


2015

2.427.956

2.809.527

3.136.900

3.279.120

3.524.740

2.419.056

2.800.427

3.128.000

3.270.120

3.515.940

2,5%

2,2%

2,1%

1,8%


1,6%

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo hoạt động của chi nhánh
NHCSXH trên địa bàn 17 huyện ngoại thành Hà Nội
* Tín dụng từ Quỹ tín dụng nhân dân

Hình 3.4: Dƣ nợ cho vay của các quỹ Tín dụng nhân dân trên địa bàn
các huyện ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2007 - 2015
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo hoạt động của các quỹ TDND
trên địa bàn 17 huyện ngoại thành Hà Nội


18
* Quỹ Khuyến nông:
Tổng nguồn vốn Quỹ khuyến nông tính đến 31/12/2015 có số
dư là 128,4 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn giải ngân là 121,9 tỷ đồng. Tiến
hành thu hồi vốn vay của 247 hộ với tổng số vốn thu hồi là 55,87 tỷ
đồng, đạt 93,53%; thu phí quản lý Quỹ khuyến nông của 451 hộ với số
tiền là 4,42 tỷ đồng, đạt 66,7%.
* Quỹ Hỗ trợ nông dân
Từ 2011 - 2015, Ban điều hành Quỹ đã phê duyệt và giải
ngân cho 2.214 dự án với số tiền 668.554 tỷ đồng cho hơn 89.500
lượt hội viên. Trong đó vốn quay vòng là lên đến 368.554 tỷ đồng.
Tổng dư nợ tính đến ngày 31/12/2015 là 397.413 triệu đồng.
* Quỹ hỗ trợ phát triển Hợp tác xã (HTX)
Đến hết 2014, đã có 1439 dự án được giải ngân với tổng số tiền
363.150 triệu đồng, trong đó có 219 HTX (chiếm 13,48% số lượng HTX
trên địa bàn Hà Nội) và 1.220 tổ hợp tác được vay vốn.
3.2.5. Thực trạng huy động nguồn vốn dân cƣ

Trước khi thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới,
nguồn vốn huy động từ dân cư các huyện ngoại thành Hà Nội không
nhiều, chủ yếu thông qua các Quỹ TDND, hoạt động của các tổ chức tín
dụng nhà nước trên địa bàn.
Giai đoạn 2011 - 2015, người dân đã tham gia đóng góp công sức
với trên 5.180.259 triệu đồng, chiếm 15.72% tổng vốn cho xây dựng nông
thôn mới nhằm xây dựng các công trình phúc lợi công cộng trong thôn,
xóm, cụm sân cư như xây dựng đường làng, ngõ xóm, kiên cố hóa kênh
mương, vệ sinh môi trường, nâng cấp nhà văn hóa, tu sửa nghĩa trang liệt
sỹ, các công trình đình chùa, đền, miếu, nhà thờ… Điển hình trong phong
trào này là các xã Song Phượng (Đan Phượng), Tân Hưng (Sóc Sơn),
Võng Xuyên (Phúc Thọ), Phùng Xá (Mỹ Đức),...
3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG HUY
ĐỘNG VỐN CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC
HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI
3.3.1. Những kết quả đạt đƣợc
- Huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn
ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng.


19
- Huy động vốn đã góp phần quyết định đảm bảo cho phát
triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội theo hướng nông
thôn thủ đô văn minh.
- Đa dạng hóa các hình thức và các nguồn vốn huy động đạt
nhiều kết quả tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện
ngoại thành Hà Nội.
3.3.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân
3.3.2.1. Những hạn chế, yếu kém
* Thứ nhất, Đầu tư từ ngân sách nhà nước cho phát triển kinh

tế- xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội trong những năm qua có
mức tăng trưởng cao (15,4%/năm) song vẫn chưa đáp ứng nhu cầu
vốn của khu vực này.

Hình 3.6: Nhu cầu và thực tế đáp ứng của vốn ngân sách các huyện
ngoại thành Hà Nội cho kết cấu hạ tầng nông thôn mới đến
31/12/2015
Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ Báo cáo kết quả thực hiện
Chương trình 02/CTr-TU của Thành ủy Hà Nội
* Thứ hai, tỷ lệ vốn đầu tư của DNNN trên địa bàn các huyện
ngoại thành Hà Nội vẫn thấp, chỉ chiếm 6,65% ( bảng 3.8 ) tổng vốn đầu
tư của các DNNN.
* Thứ ba, nhu cầu vay vốn của các hộ dân các huyện ngoại
thành Hà Nội rất lớn, song khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức
không cao, dẫn đến việc người dân phải tìm kiếm những nguồn tín dụng
đen, vay nặng lãi để trang trải cho các hoạt động sản xuất, tiêu dùng.
Thứ tư, nguồn lực huy động từ dân cư có xu hướng tăng
trong những năm đầu thực hiện xây dựng nông thôn mới nhưng
sau đó giảm mạnh. Đóng góp của dân cư có giá trị lớn chủ yếu ở


20
việc hiến đất và tài sản trên đất xây dựng các công trình hạ tầng
nông thôn nên khi hoàn thành các công trình này thì việc huy động
nguồn lực từ nhân dân sẽ giảm đi rõ rệt và chỉ tập trung ở hình
thức đóng góp ngày công lao động và tiền mặt...
3.3.2.2. Nguyên nhân chủ yếu của các hạn chế, yếu kém trong huy
động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội
* Các nguyên nhân chủ quan:
- Một là, năng lực kinh tế của các huyện ngoại thành thấp.

- Hai là, cơ chế, chính sách của nhà nước, của thành phố Hà
Nội và của các huyện ngoại thành về phát triển kinh tế -xã hội còn
nhiều bất cập.
- Ba là, công tác chỉ đạo, thực hiện, giám sát các chương
trình phát triển kinh tế- xã hội tại các huyện còn nhiều yếu kém.
- Bốn là, tình trạng ô nhiễm môi trường tại các huyện ngoại
thành Hà Nội có xu hướng ngày càng tăng.
- Năm là, nhân lực tại các huyện ngoại thành chưa đáp ứng
được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội cả trước mắt và lâu dài.
* Các nguyên nhân có tính khách quan
- Những ảnh hưởng không thuận lợi của điều kiện tự nhiên tại
các huyện ngoại thành Hà Nội trong những năm gần đây, điều kiện
thời tiết, khí hậu có những diễn biến bất thường, dịch bệnh gia súc, gia
cầm liên tiếp xảy ra…
- Khủng hoảng, suy thoái kinh tế, lạm phát gia tăng là những
nguyên nhân bất lợi. Việc hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt sau khi
nước ta gia nhập WTO thì bên cạnh những mặt thuận lợi, ngành nông
nghiệp nước ta cũng sẽ chịu những tác động bất lợi ảnh hưởng đến
khả năng huy động vốn đầu tư.
* Do tác động của cơ chế thị trường.
- Thiếu sự tác động tích cực của khoa học - công nghệ, trình
độ cơ giới hoá thấp, và luôn gặp khó khăn về thị trường.
- Công tác quy hoạch phát triển các vùng sản xuất nông
nghiệp tập trung rất hạn chế.
- Tính chất nhỏ lẻ cũng thể hiện rõ ở quy mô của các chủ thể
sản xuất, kinh doanh trong nông thôn.
- Mối liên kết sản xuất, kinh doanh giữa các chủ thể còn rất
hạn chế, chưa có sự liên kết thực sự giữa 4 nhà do đó khả năng sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm còn thấp.



21
Chƣơng 4
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HUY ĐỘNG VỐN
CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở CÁC HUYỆN NGOẠI
THÀNH HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2025 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

(Từ trang 129 đến trang 157)
4.1. NHỮNG PHƢƠNG HƢỚNG CƠ BẢN VỀ HUY
ĐỘNG VỐN CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC
HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI TRONG THỜI KỲ TỚI
4.1.1. Dự báo và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội các
huyện ngoại thành Hà Nội đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
4.1.1.1. Dự báo xu hướng phát triển thế giới và trong nước có
ảnh hưởng đến huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện
ngoại thành
* Xu hướng phát triển thế giới trong thời gian tới
- Cạnh tranh trên thị trường nông sản thế giới tăng lên dẫn
đến yêu cầu phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các mặt hàng
nông sản, gây khó khăn đối với những nước sản xuất nông nghiệp
truyền thống như Việt Nam.
- Các quốc gia nhập khẩu nông sản, nhất là các nước phát triển
sẽ gia tăng chính sách bảo hộ sản xuất trong nước bằng nhiều biện pháp
phi thuế quan.
- Các cam kết thương mại của các nước thành viên WTO và
các cam kết song phương về tự do thương mại khu vực (FTA) trong
những năm tới có xu hướng ngày càng mở rộng và sẽ làm gia tăng
cạnh tranh trên thị trường nông, lâm, thủy sản toàn cầu.
- Các công nghệ có tác động lớn nhất đến sản xuất nông nghiệp
trong những năm tới bao gồm việc sử dụng cây trồng biến đổi gen hiện

có, quản lý đất và nước, kiểm soát dịch hại, và chế biến sau thu hoạch.
* Xu hướng phát triển kinh tế - xã hội nông thôn Việt Nam
- Xu hướng tỷ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế sẽ giảm,
cư dân nông thôn sẽ bớt đi, lao động nông thôn sẽ chuyển nhanh sang
các hoạt động phi nông nghiệp. Kết cấu xã hội nông thôn sẽ thay đổi
lớn, các giá trị văn hóa tinh thần cổ truyền đứng trước thách thức mai
một, nguy cơ ô nhiễm môi trường nông thôn tăng.
- Quá trình hội nhập toàn diện hơn tạo điều kiện mở rộng thị
trường, thu hút đầu tư và công nghệ đồng thời cũng nâng mức độ
cạnh tranh trên thị trường quốc tế và trong nước ngày càng gay gắt.


22
- Tình trạng tranh chấp về tài nguyên năng lượng, khoáng
sản, nguồn nước, thủy sản… có thể gây ra tác động bất lợi cho cơ cấu
sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của cư dân nông thôn.
- Khoa học công nghệ sẽ trực tiếp thay đổi cơ cấu và tổ chức
sản xuất nông nghiệp.
- Quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ gây ra những tác động xấu
trên quy mô lớn đối với những vùng sản xuất nông nghiệp và nông thôn.
- Xu hướng già hóa lao động nông thôn sẽ là vấn đề phải xử lý.
4.1.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội các huyện
ngoại thành Hà Nội định hướng đến năm 2030
- Phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng văn minh,
hiện đại, hiệu quả, bền vững.
- Phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp đô thị, sinh thái trên
cơ sở hình thành những khu nông nghiệp công nghệ cao gắn với bảo tồn,
phát triển văn hóa, du lịch và xây dựng nông thôn mới; từng bước hiện
đại hóa nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu sản xuất để tạo ra nhiều sản
phẩm có giá trị cao; nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, tăng

hiệu suất sử dụng đất và tăng năng suất lao động nông nghiệp.
- Quy hoạch ổn định các vùng sản xuất nông nghiệp, xác định các
vành đai xanh, các tuyến nông nghiệp sinh thái và các khu nông nghiệp
công nghệ cao.
- Ưu tiên xây dựng, phát triển vành đai xanh, rau, hoa quả,
cây cảnh để phục vụ đời sống và bảo vệ môi trường; tập trung phát
triển các sản phẩm chăn nuôi có giá trị cao; chú trọng phát triển công
nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch gắn kết với hệ thống phân
phối và tiêu thụ nông sản.
- Hiện đại hóa các cơ sở nghiên cứu, thực nghiệm, đẩy mạnh
nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ nông nghiệp, xây dựng
Hà Nội trở thành trung tâm cấp quốc gia về nghiên cứu và sản xuất
một số giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao; phát triển toàn diện
dịch vụ nông nghiệp; mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác khuyến
nông, khuyến lâm; khuyến khích triển khai các mô hình tổ chức sản
xuất tiên tiến, hiệu quả như trang trại, gia trại.
- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn theo
hướng đa dạng hóa, gắn kết hài hòa với giữ gìn bản sắc văn hóa và
bảo vệ môi trường sinh thái; xây dựng, nâng cấp, từng bước hiện đại
hóa, đồng bộ hóa hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội ở khu
vực nông thôn, rút ngắn chênh lệch về trình độ phát triển và sự khác
biệt về điều kiện sống của người dân khu vực nông thôn và thành thị.
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp để không ngừng cải thiện,
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân.


23
- Xây dựng và triển khai thực hiện các mô hình xây dựng
nông thôn mới theo hướng văn minh và phát triển bền vững, kết hợp
hài hòa các yếu tố văn hóa, các yếu tố kinh tế, các yếu tố xã hội và

bảo vệ môi trường.
- Giá trị gia tăng khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản tăng
bình quân khoảng 1,5 - 2,0%/năm giai đoạn 2011 - 2020 và 1,0 1,5%/năm giai đoạn 2011 - 2030.
4.1.2. Những phƣơng hƣớng cơ bản về huy động vốn cho
phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội
- Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn từ các thành phần
kinh tế cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội là
định hướng chính.
- Huy động vốn gắn với sử dụng vốn hiệu quả.
- Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng;
tiết kiệm và đầu tư nhằm huy động tối đa các nguồn vốn.
- Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế
- xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội.
4.2. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HUY ĐỘNG VỐN PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ
NỘI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU THỜI KỲ MỚI
4.2.1. Sử dụng linh hoạt các phƣơng thức huy động với
các chủ thể đầu tƣ để mở rộng và phát triển tạo nguồn vốn lớn,
tập trung
4.2.2. Phát triển bền vững thị trƣờng tài chính các huyện
ngoại thành
4.2.3. Đổi mới và hoàn thiện chính sách tài chính đẩy
mạnh huy động vốn cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện
ngoại thành
4.2.4. Tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp đẩy mạnh chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và đào tạo nguồn nhân lực để tạo
động lực và sức thu hút vốn
4.2.5. Phân bổ hợp lý và sử dụng hiệu quả là cơ sở thúc đẩy huy
động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại thành
4.2.6. Thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác

quản lý vốn đầu tƣ cho phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện
ngoại thành theo tinh thần tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển
4.2.7. Đổi mới quản lý nhà nƣớc về kinh tế để đảm bảo
huy động ngày càng có hiệu quả các nguồn vốn cho phát triển
kinh tế - xã hội ở các huyện ngoại thành Hà Nội


×