Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp xử lý phế thải đồng ruộng tại nông trại 65 Moshav Idan – vùng Arava – Israel (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 60 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------------

CHU VĂN TÂM
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP XỬ LÝ PHẾ THẢI
ĐỒNG RUỘNG TẠI NÔNG TRẠI 65 MOSHAV IDAN – VÙNG ARAVA ISRAEL”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Khoa học môi trƣờng

Khoa:

Môi trƣờng

Khóa:

2013 - 2017

Thái Nguyên, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------------

CHU VĂN TÂM
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP XỬ LÝ PHẾ THẢI
ĐỒNG RUỘNG TẠI NÔNG TRẠI 65 MOSHAV IDAN – VÙNG ARAVA –
ISRAEL”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Khoa học môi trƣờng

Lớp:

K45 - KHMT - N02

Khoa:

Môi trƣờng

Khóa:

2013 - 2017


Giáo viên hƣớng dẫn:

ThS. Nguyễn Minh Cảnh

Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Đƣợc sự đồng ý của Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa Môi trƣờng Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên em đã thực tập tốt nghiệp tại nông
trại 65 moshav Idan - Arava - Israel để hoàn thiện và nâng cao kiến thức của
bản thân.
Để hoàn thành bài khoá luận này, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô
trong Khoa Môi trƣờng, Trung tâm Đào tạo và Phát triển Quốc tế - Trƣờng
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Trung tâm Đào tạo Nông nghiệp Quốc tế
Arava đã tận tình dạy bảo, hỗ trợ, hƣớng dẫn, truyền đạt kiến thức và nhiều
kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt quá trình học tập vừa qua.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Giảng viên hƣớng dẫn
Th.S Nguyễn Minh Cảnh - ngƣời đã tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn, động viên em
trong suốt thời gian thực tập.
Em bày tỏ lòng biết ơn đến các cô chú công nhân và bạn bè cùng làm
việc tại nông trại 65 moshav Idan đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp em
hoàn thành khóa luận.
Ngoài ra để có đƣợc kết quả nhƣ ngày hôm nay, em vô cùng biết ơn gia
đình, ngƣời thân, bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên và giúp đỡ cho em trong
quá trình thực hiện khóa luận. Do thời gian, kiến thức, kinh nghiệm chế nên
khoá luận của em còn thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc sự góp ý, bổ xung từ
quý thầy cô và bạn đọc để khoá luận này hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày…. tháng…. năm 2017
Sinh viên
Chu Văn Tâm


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp nông trại 65 Moshav
Idan năm 2016 ................................................................................................. 28
Bảng 4.2: Năng suất, sản lƣợng cây trồng của nông trại 65 moshav
Idan năm 2016 ................................................................................................. 29
Bảng 4.3: Khối lƣợng phế thải hƣ̃u cơ đồng ruộng của nông trại 65
Moshav Idan năm 2016 ................................................................................... 31
Bảng 4.4: Khối lƣợng phế thải vô cơ đồng ruộng của nông trại 65
Moshav Idan năm 2016 ................................................................................... 33
Bảng 4.5: Tổng lƣợng vỏ bao bì phân bón và thuốc BVTV của nông
trại 65 Moshav Idan năm 2016........................................................................ 34
Bảng 4.6. Thành phần, khối lƣợng phế thải đồng ruộng của nông
trại 65 Moshav Idan năm 2016…………...………………………………….35


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ nguồn gốc phát sinh phế thải đồng ruộng............................... 6
Hình 4.1. Vị trí địa lý của nông trại 65 Moshav Idan, Arava, Israel. ............. 16
Hình 4.2. nhà kính nhà lƣới............................................................................. 23
Hình 4.3. Tƣới nhỏ giọt ................................................................................... 25

Hình 4.4. Tổ ong nghệ giúp thụ phấn cà chua ................................................ 26
Hình 4.5. Biểu đồ hiện trạng sử dụng đất của nông trại 65 Moshav Idan
năm 2016 .................................................................................. 27
Hình 4.6: Phế thải hữu cơ từ dƣa lƣới ............................................................. 30
Hình 4.7. phế thải nhà kính, nhà lƣới .............................................................. 32
Hình 4.8. phế thải từ ống nƣớc........................................................................ 32


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BTNMT

: Bộ Tài nguyên Môi trƣờng

BVTV

: Bảo vệ thực vật

BVMT

: Bảo vệ môi trƣờng

CTR

: Chất thải rắn

CTNH


: Chất thải nguy hại

FAO

: Tổ chức Nông lƣơng Liên hợp quốc

NĐ – CP

: Nghị định chính phủ

VSMT

: Vệ sinh môi trƣờng


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
PHẦN 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu của đề tài .................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài ................................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học ........................................................................... 3

1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 3
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
2.1.1. Một số khái niệm ..................................................................................... 4
2.1.2. Ảnh hƣởng của phế thải đồng ruộng đến môi trƣờng và sức khỏe cộng
đồng ................................................................................................................... 6
2.2. Cơ sở pháp lý của đề tài ............................................................................. 8
2.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài ........................................................................... 9
2.3.1. Tình hình quản lý phế thải đồng ruộng trên thế giới............................... 9
2.3.2. Tình hình quản lý phế thải đồng ruộng của Việt Nam.......................... 11
PHẦN 3 ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 13
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 13


vi

3.1.1. Đối tƣợng .............................................................................................. 13
3.1.2. Phạm vi .................................................................................................. 13
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................... 13
3.2.1. Địa điểm ................................................................................................ 13
3.2.2. Thời gian ............................................................................................... 13
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 13
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 13
3.4.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin, kế thừa số liệu, tài liệu ..................... 13
3.4.2. Phƣơng pháp điều tra khảo sát thực địa ................................................ 14
3.4.3. Phƣơng pháp xác định khối lƣợng phế thải hữu cơ .............................. 14
3.4.4. Phƣơng pháp tổng hợp và viết báo cáo ................................................. 14
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 15
4.1. Đánh giá hiện trạng khu vực nghiên cứu ................................................. 15

4.1.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ................................................ 15
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................ 18
4.2. Hoạt động sản xuất nông nghiệp tại nông trại 65 Moshav Idan .............. 20
4.2.1. Khái quát về nông trại 65 Moshav Idan ................................................ 20
4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất tại nông trại 65 Moshav Idan năm 2016.......... 27
4.2.3. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của nông trại 65 Moshav Idan năm
2016 ................................................................................................................. 28
4.2.4. Năng suất, sản lƣợng cây trồng của nông trại ....................................... 29
4.2.5.Thành phần, khối lƣợng phế thải đồng ruộng của nông trại 65 Moshav
Idan .................................................................................................................. 29
4.3. Các biện pháp xử lý phế thải đồng ruộng ở nông trại 65 Moshav Idan ... 35
4.3.1. Biện pháp xử lý phế thải hữu cơ dễ phân hủy....................................... 35
4.3.2. Biện pháp xử lý phế thải hữu cơ khó phân hủy .................................... 37
4.3.3. Biện pháp xử lý phế thải từ vỏ, bao bì phân bón và thuốc BVTV: ...... 37


vii

4.4. Đề xuất các biện pháp quản lý và xử lý phế thải đồng ruộng ở nông trại 65
Moshav Idan..................................................................................................... 38
4.4.1. Giải pháp về cơ chế chính sách ............................................................. 38
4.4.2. Giải pháp về quản lý ............................................................................. 38
4.4.3. Giải pháp về công nghệ ......................................................................... 39
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 45
5.1. Kết luận .................................................................................................... 45
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 47
PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP



1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản, giữ vai trò to lớn trong
việc phát triển kinh tế ở hầu hết các nƣớc, nhất là ở các nƣớc đang phát triển.
Việt Nam là một nƣớc nông nghiệp với trên 10 triệu ha đất nông nghiệp,
trong đó có 2 vùng đồng bằng lớn là đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng
Sông Cửu Long. Cùng với việc tự do hóa sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là
sản xuất lúa gạo đã giúp Việt Nam là nƣớc thứ hai trên thế giới về xuất khẩu
gạo. Các sản phẩm nông nghiệp không chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng của
ngƣời dân trong nƣớc mà nó còn là các mặt hàng xuất khẩu ra nƣớc ngoài.
Bên cạnh những lợi ích về mặt kinh tế, việc sản xuất nông nghiệp trồng trọt
còn tồn tại các vấn đề về bãi chứa, đầu ra cho các phế phẩm đồng ruộng sau
thu hoạch nhƣ rơm rạ, vỏ trấu, thân cây... Số liệu hàng trăm ngàn tấn nông
sản xuất khẩu hàng năm tƣơng ứng với con số gấp nhiều lần nhƣ thế về phế
thải nông nghiệp. Đây là một thực trạng đáng lo ngại và cần có hƣớng giải
quyết triệt để, hiệu quả của ngành nông nghiệp Việt Nam.
Israel là một quốc gia ở vùng Tây Nam Á nằm ở phía đông nam của biển
Địa Trung Hải. Phía bắc giáp với Lebanon, Syria và Jordan ở phía Đông, và
Ai Cập ở phía tây nam, diện tích khoảng 20.770 km2. Là một quốc gia nhỏ
nhƣng ngành nông nghiệp phát triển vƣợt bậc chỉ với 2,2% dân số làm nông
nghiệp, nhƣng mỗi năm, Israel xuất khẩu khoảng 3,5 tỷ USD nông sản và là
một trong những nƣớc xuất khẩu hàng đầu thế giới. Song song với đó ngành
nông nghiệp ở Israel cũng tạo ra một khối lƣợng khổng lồ phế thải nông
nghiệp. Trong thời gian 11 tháng học tập và làm việc tại nông trại 65 moshav
Idan, Arava, Israel em thấy rằng Isarel luôn hƣớng tới sự phát triển bền vững
và xem đó là trọng tâm trong chính sách quốc gia, vừa đảm bảo phát triển



2

kinh tế vừa bảo vệ môi trƣờng, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất nông
nghiệp, vấn đề quản lý phế thải nông nghiệp rất đƣợc quan tâm và mang lại
hiệu quả tốt trong bảo vệ môi trƣờng.
Xét thấy việc quản lý phế thải đồng ruộng ở nƣớc ta chƣa hiệu quả, tất cả
các nguồn phế thải này một phần bị đốt gây ô nhiễm không khí gây ra hiệu
ứng nhà kính, phần còn lại gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trƣờng đất, nguồn
nƣớc và là ổ dịch bệnh lây lan rất nguy hiểm trên đồng ruộng, việc xử lý vỏ
bao bì thuốc BVTV ở đây cũng chƣa thực sự hiệu quả, Mặt khác, theo Viện
nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) – Philippines, trong 1 tấn rơm chứa 5 – 8kg
đạm; 1,2kg lân; 20kg kali; 40kg silic và 400kg carbon. Do vậy đốt bỏ rơm rạ
cũng có nghĩa là đã bỏ đi một lƣợng dinh dƣỡng cần thiết cho cây trồng. Từ
đó ta thấy việc quản lý tốt phế phẩm trên đồng ruộng không chỉ làm sạch môi
trƣờng, mà còn có thể trả lại cho đất lƣợng chất dinh dƣỡng mất đi trong quá
trình canh tác.
Vì vậy, xuất phát từ thực tế trên, em tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh
giá hiện trạng và đề xuất biện pháp xử lý phế thải đồng ruộng tại nông trại
65 Moshav Idan – vùng Arava – Israel” với mục đích nhằm nâng cao hiệu
quả công tác bảo vệ môi trƣờng trong nông nghiệp đồng thời giảm thiểu các
tác động xấu đến môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu của đề tài
1.2.1.1. Mục tiêu chung
- Đánh giá hiện trạng và công tác xử lý phế thải đồng ruộng của nông trại
65 moshav Idan từ đó đƣa ra những giải pháp phù hợp trong công tác xử lý
phế thải đồng ruộng của nông trại.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý phế thải đồng
ruộng nhằm cải thiện chất lƣợng môi trƣờng, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và



3

phát triển nông nghiệp bền vững ở nông trại 65 Moshav Idan.
1.2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiện trạng phế thải đồng ruộng tại nông trại 65 moshav Idan.
- Đánh giá hiện trạng xử lý phế thải đồng ruộng tại nông trại 65 moshav
Idan.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý phế
thải đồng ruộng ở nông trại 65 Moshav Idan.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Số liệu thu thập phải khách quan, trung thực, chính xác.
- Đề xuất những giải pháp kiến nghị phải có tính khả thi, thực tế, phù
hợp với điều kiện thực tế của nông trại.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học
Qua đề tài giúp em có cơ hội tiếp cận với cách thức thực hiện một đề tài
nghiên cứu khoa học và hoàn thiện một khóa luận tốt nghiệp. Vận dụng đƣợc
các kiến thức đã học vào trong thực tiễn.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Đánh giá đƣợc thực trạng xử lý phế thải đồng ruộng tại nông trại 65
Moshav Idan còn có những ƣu điểm, hạn chế nào. Trên cơ sở đó đƣa ra các
biện pháp quản lý, xử lý phế thải đồng ruộng ở nông trại 65 Moshav Idan.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1 Tổng quan về phế thải nông nghiệp
- Theo bách khoa toàn thƣ mở Wikipedia: “Chất thải là những vật và
chất mà ngƣời dùng không còn muốn sử dụng và thải ra, tuy nhiên trong một
số ngữ cảnh nó có thể là không có ý nghĩa với ngƣời này nhƣng lại là lợi ích
của ngƣời khác. Trong cuộc sống, chất thải đƣợc hình dung là những chất
không còn đƣợc sử dụng cùng với những chất độc đƣợc xuất ra từ chúng”.
- Theo luật Bảo vệ Môi Trƣờng 2014: “Chất thải là vật chất đƣợc thải ra
từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác”.
- Theo Báo cáo môi trƣờng quốc gia năm 2011: “Chất thải rắn nông
nghiệp thông thƣờng là chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sản xuất nông
nghiệp nhƣ: trồng trọt (thực vật chết, tỉa cành, làm cỏ...), thu hoạch nông sản
(rơm, rạ, trấu, cám, lõi ngô, thân ngô), bao bì đựng phân bón, thuốc BVTV,
các chất thải ra từ chăn nuôi, giết mổ động vật, chế biến sữa, chế biến thuỷ
sản...”
- Theo Nguyễn Xuân Thành và cộng sự (2011): “Phế phụ phẩm trồng
trọt trên đồng ruộng bao gồm các vật chất loại bỏ từ hoạt động trồng trọt của
hoạt động sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là tàn dƣ thực vật hay chất thải
sau thu hoạch”.
- Theo Phạm Văn Toản và cộng sự (2004): “Phụ phẩm nông nghiệplà
chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động nông nghiệp nhƣ: rơm rạ, thân lá
cây ngô, thân lá lạc, lá mía, thân cây bông…”
- Theo Nghị định 38/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu: “Các chất


5

thải nguy hại là bao bì chứa hóa chất độc hại hoặc sản phẩm hóa chất độc hại
sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp phải đƣợc thu gom, lƣu giữ,

vận chuyển và xử lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại”.
2.1.1.2. Phân loại
Theo Lê Văn Nhƣơng và cộng sự (1998), phế thải đồng ruộng đƣợc phân
loại theo nhiều cách khác nhau nhƣ: theo nguồn gốc phát sinh, tính nguy hại,
thành phần hóa học và theo khả năng phân hủy sinh học.
Theo thành phần hóa học: Phân thành 2 nhóm là:
- Phế thải hữu cơ: Nhóm hợp chất hữu cơ chứa cacbon: xenluloza,
hemixenluloza, pectin, lignin, tinh bột và nhóm hợp chất hữu cơ chứa Nitơ:
protein, kitin.
- Phế thải vô cơ: Bao gồm các túi đựng phân bón hóa học, túi đựng thuốc
trừ sâu, thuốc BVTV, chai lọ, bình phun hóa chất đã hỏng…
Theo khả năng phân hủy sinh học:
Phế thải đồng ruộng đƣợc chia thành phế thải đồng ruộng có khả năng
phân hủy sinh học (tàn dƣ thực vật) và phế thải không có khả năng phân hủy
sinh học (Bao bì, chai lọ chứa đựng phân bón, thuốc BVTV).
Theo nguồn gốc phát sinh: phế thải đồng ruộng gồm các phế thải có
nguồn gốc từ các phế phụ phẩm trồng trọt và từ các bao bì đựng các hóa chất
sử dụng trong nông nghiệp.
Các phế phụ phẩm trồng trọt gồm các loại phế thải trong quá trình thu
hoạch và chế biến nhiều loại cây trồng khác nhau nhƣ: Các loại rơm, rạ sau
khi thu hoạch lúa tại các cánh đồng, các loại lá, thân cây, cỏ dại tại các vƣờn
cây, các phần dập của cây lúa không sử dụng đƣợc ở các ruộng sau khi thu
hoạch…
Phế thải từ các bao bì đựng hóa chất sử dụng trong nông nghiệp gồm
chai, lọ…bằng thủy tinh hoặc nhựa đƣợc dùng làm vỏ đựng thuốc trừ sâu, trừ


6

cỏ, diệt côn trùng, thuốc chữa bệnh cho động vật sau khi đã qua sử dụng đƣợc

thải bỏ, các túi nilon, túi giấy dùng đựng phân bón vi sinh, phân đạm, phân
lân và kể cả các hóa chất BVTV đã quá hạn sử dụng… Đây là các vật phẩm
có tính nguy hại cao, cần phải có biện pháp thu gom và xử lý thích hợp.
2.1.1.3. Nguồn phát sinh phế thải đồng ruộng
Nguồn gốc phát sinh phế thải đồng ruộng từ nhiều nguồn khác nhau và
đƣợc thể hiện qua sơ đồ sau:
Trồng trọt

Thu hoạch

Bón phân,

Bảo vệ thực

( thực vật

nông sản

kích thích

vật, động vật

chết, làm cỏ,

( rơm rạ, rấu

sinh trƣởng

(chai, lọ


tỉa cành,…)

cám, thân lõi

(bao bì

đựng hóa

ngô, vỏ quả,

chứa đựng)

chất BVTV)

…)

Phế thải đồng ruộng
Hình 2.1: Sơ đồ nguồn gốc phát sinh phế thải đồng ruộng
2.1.2. Ảnh hưởng của phế thải đồng ruộng đến môi trường và sức khỏe
cộng đồng
Lƣợng phế thải do hoạt động nông nghiệp để lại hàng năm là rất lớn. Nếu
lƣợng phế thải này không đƣợc xử lý và quản lý chặt chẽ thì sẽ làm nảy sinh
một số vấn đề nhƣ ảnh hƣởng đến môi trƣờng đất, môi trƣờng nƣớc, không
khí, cảnh quan và sức khoẻ cộng đồng.
2.1.2.1. Tác động của phế thải đồng ruộng tới môi trường đất:
Việc thải bỏ bừa bãi các loại chất thải vô cơ, đặc biệt là chất thải có tính


7


nguy hại sẽ làm cho đất bị thoái hoá, giảm độ tơi xốp và màu mỡ của đất, tuy
nhiên tác động của phế thải đồng ruộng tới môi trƣờng đất là không đáng kể
vì thành phần của chúng chủ yếu là chất hữu cơ có tác dụng tốt đối với đất và
cây trồng.
2.1.2.2. Tác động của phế thải đồng ruộng tới môi trường nước:
Là việc các loại chất thải nguy hại không đƣợc thu gom hợp lý bị rửa trôi
gây ô nhiễm nguồn nƣớc mặt và nƣớc ngầm. Ngoài ra, rơm rạ sau thu hoạch
không đƣợc thu gom mà vứt bừa bãi ra mƣơng máng làm tắc dòng chảy, nhiễm
bẩn nguồn nƣớc và làm ảnh hƣởng tới cảnh quan môi trƣờng xung quanh.
2.1.2.3. Tác động của phế thải đồng ruộng đến môi trường không khí:
Nếu phế thải đƣợc đem đốt sẽ tạo ra khói bụi, vì phế thải nông nghiệp có
chứa các hợp chất hữu cơ nền đốt sẽ tạo ra khí CO2, góp phần tăng một lƣợng
nhất định khí gây hiệu ứng nhà kính. Khói bụi của việc đốt phế thải cũng ảnh
hƣởng đến rất lớn đến con ngƣời, gây các bệnh về đƣờng hô hấp và bệnh về
mắt. Ngoài ra còn gây cản trở tầm nhìn của ngƣời tham gia giao thông, dễ gây
tai nạn cho ngƣời đi đƣờng, đốt phế thải còn có thể gây hƣ hỏng các công
trình công cộng nhƣ cầu cống và đƣờng xá.
2.1.2.4. Tác động của phế thải đồng ruộng đến cảnh quan:
Nếu phế thải mà để tràn lan trên ruộng thì sẽ gây mất mỹ quan, mặt khác
nếu ở gần nguồn nƣớc, phế thải trong quá trình phân giải sẽ gây ô nhiễm
nguồn nƣớc, đống phế thải còn là nơi trú ngụ của nhiều sinh vật gây bệnh cho
cây trồng làm giảm năng suất và ảnh hƣởng tới kinh tế của ngƣời dân.
2.1.2.5. Tác động của phế thải đồng ruộng đến sức khỏe cộng đồng:
Thông qua những tác động trực tiếp và gây ảnh hƣởng xấu đến môi
trƣờng đã gây ảnh hƣởng gián tiếp đến sức khoẻ con ngƣời nhƣ gây ra các
bệnh về đƣờng hô hấp, tiêu hoá… Vì vậy, cũng cần có biện pháp xử lý và
quản lý thích hợp vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa giảm thiểu đƣợc các tác
động xấu đến môi trƣờng.



8

2.2. Cơ sở pháp lý của đề tài
Đề tài nghiên cứu đƣợc tiến hành dựa trên các văn bản pháp lý đã
đƣợc ban hành và vẫn còn hiệu lực của hệ thống pháp luật về môi trƣờng
tại Israel và Việt Nam:
- Unreasonable Air and Odor Pollution from Waste Disposal Sites,
Regulations, 1990 (Ô nhiễm không khí và không khí bất hợp lý từ các
địa điểm xử lý chất thải, các quy định, 1990)
- Removal of Plastic Sheets, Regulation, 1993 (Xử lý nhựa, quy
định, 1993)
- Public Health Ordinance, 1940 (pháp lệnh y tế công cộng, 1940)
- Cleanliness protection law of 1984 (luật bảo vệ vệ sinh, 1984)
- The waste treatment regulations Moshav Idan (các quy định xử lý
rác thải Moshav Idan)
- Luật bảo vệ môi trƣờng 2014 số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 06 năm 2014.
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2007 của Chính
phủ về quản lý chất thải rắn.
- Nghị định 174/2007/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2007 về phí bảo vệ
môi trƣờng đối với chất thải rắn.
- Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2009 của Chính
phủ về ƣu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trƣờng
- Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14/12/2015 của Chính phủ quy định
chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ môi trƣờng.
- Nghị định 69/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30 tháng 5 năm 2008
về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực
giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trƣờng.
- Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của
Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT



9

- Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của thủ tƣớng
Chính phủ về phê duyệt Chiến lƣợc quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn
đến năm 2025.
- Quyết định 1216/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chiến
lƣợc bảo vệ môi trƣờng quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 ngày
05/09/2012.
- Căn cứ quyết định 17/2011/QĐ - BXD ngày 07/08/2011 của Bộ trƣởng
Bộ xây dựng ban hành định mức dự toán chuyên ngành vệ sinh môi trƣờng công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác.
2.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.3.1. Tình hình quản lý phế thải đồng ruộng trên thế giới
Theo ƣớc tính của Tổ chức Nông lƣơng thế giới (FAO) mỗi năm có
khoảng 3 tỷ tấn phế phụ phẩm trồng trọt phát sinh trên phạm vi toàn thế giới,
trong đó các phế phụ phẩm từ cây lúa chiếm sản lƣợng lớn nhất tới 863 triệu
tấn. Phế phụ phẩm từ cây lúa mì và ngô tƣơng ứng là 754 và 591 triệu tấn.
Trƣớc đây nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp không đƣợc con ngƣời sử dụng
nhiều, sau khi thu hoạch xong một phần rơm rạ đƣợc dùng để chăn nuôi trâu
bò hoặc làm chất độn chuồng nhƣng phần lớn ngƣời dân thƣờng đốt. Hiện nay
nền kinh tế phát triển mạnh cùng với sự phát triển vƣợt bậc của khoa học
công nghệ nhiều nƣớc trên thế giới đã thu đƣợc nhiều lợi nhuận từ nguồn phế
phụ phẩm nông nghiệp này, họ sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau.
- Ở Israel: Tại Israel, khoảng 215.000 ha đất đƣợc dành cho trồng trọt,
156.000 ha trong số đó là cây vụ đông nhƣ lúa mì, cỏ khô, cây họ đậu cho hạt
giống, và cây rum dầu. 60.000 ha đang trồng cây mùa hè nhƣ bông, hoa
hƣớng dƣơng, đậu tƣơng, đậu xanh, đậu, ngô, lạc và dƣa hấu cho hạt. Diện
tích trồng bông là 28.570 ha, diện tích trồng lúa mì 82.400 ha, hƣớng dƣơng
cho hạt giống có diện tích khoảng 10.200 ha, diện tích trồng lạc khoảng 4,500



10

ha (Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Israel (MARD). Và với diện tích
sản xuất nông nghiệp lớn đã phát sinh ra một lƣợng phế thải đồng ruộng
khổng lồ, để giải quyết vấn đề này ở Israel sử dụng các biện pháp xử lý là đốt,
ủ làm phân hữu cơ và tái chế chất thải.
- Ở Mỹ: Có kế hoạch đa dạng hóa sử dụng rơm rạ, Bang California là nơi
sản xuất lúa gạo lớn nhất nƣớc Mỹ, trong đó 95% đƣợc trồng ở thung lũng
Sacramento. Với khoảng 500.000 mẫu đất trồng lúa, hàng năm khu vực này
sinh ra trên 1 triệu tấn rơm. Sau khi thu hoạch rơm rạ thƣờng đƣợc đốt ngoài
đồng ruộng sau đó đƣợc cày trộn với đất trồng. Tuy nhiên do vấn đề môi
trƣờng năm 1991, nƣớc Mỹ đã ra một đạo luật hạn chế đốt rơm rạ, buộc các
nhà trồng lúa phải dần giảm diện tích đốt rơm rạ. Trong thời gian từ năm
1979 đến 1983, Ban nghiên cứu rơm của Mỹ đã tài trợ cho một dự án nghiên
cứu để tìm ra các giải pháp kinh tế đối với rơm rạ. Nhƣng giải pháp sử dụng
rơm rạ đƣợc nghiên cứu bao gồm làm thức ăn cho gia súc, làm ván sợi ép, sản
xuất năng lƣợng, chuyển hóa thành si-rô đƣờng và protein men, làm bột giấy
để làm giấy và các sản phẩm công nghiệp khác.
- Trung Quốc: Có nguồn rơm rạ dồi dào, các hƣớng chính sử dụng rơm
rạ ở Trung Quốc là: làm giấy, làm thức ăn cho súc vật, nguồn năng lƣợng cho
nông thôn, tái chế trên đồng và thu lƣợm.
Một số công nghệ mà Trung Quốc sử dụng để thƣơng mại hóa rơm rạ:
+ Sản xuất nhiên liệu sinh học từ rơm rạ: Trên lý thuyết, sinh khối có thể
chuyển hóa thành nhiên liệu sinh học với sự hỗ trợ của vi khuẩn làm phân hủy
chúng thành các chất hóa học hữu dụng.
+ Nhiệt khí hóa rơm rạ: Nhiệt khí hóa đề cập tới việc chuyển hóa sinh
khối lignocellulosic thành khí đốt cháy bằng cách nung nóng tới nhiệt độ cao
tƣơng đối.
- Nhật Bản: Công nghệ chuyển hóa năng lƣợng đối với rơm rạ đã đƣợc



11

thƣơng mại hóa tại đất nƣớc này là: nhiệt đốt cháy và sản xuất điện trực tiếp.
Tuy nhiên công nghệ này vẫn chƣa đƣợc áp dụng rộng rãi ở Nhật Bản, do đòi
hỏi lƣợng tiêu thụ rơm rạ rất lớn so với lƣợng rơm rạ có thể thu hoạch và tích trữ
đƣợc tại một vùng, ngoài ra khí hậu ôn hòa của nhật bản cũng làm hạn chế nhu
cầu về nhiệt trực tiếp (Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia, 2013).
- Ở Indonesia và Thái Lan, đã xây dựng một số nhà máy sản xuất điện từ
phế thải đồng ruộng. Nhà máy ở Bali (Indonesia) có công suất khoảng 22
MW đƣợc vận hành vào cuối năm 2006 cung cấp điện cho 60.000 hộ gia đình
ở Bali, doanh thu bán điện từ rơm rạ đạt 9,3 triệu USD/năm, còn rơm rạ sẽ
bán cho các công ty xi măng đạt 0,5 triệu USD/năm. Ở Thái Lan, có 4 nhà
máy nhà máy sản xuất điện đặt tại tỉnh Pichit sẽ tiêu thụ 150.000 tấn rơm rạ
mỗi năm. Lƣợng rơm rạ đƣợc thu mua từ các hộ nông dân, góp phần tạo thêm
thu nhập cho ngƣời dân và bảo vệ môi trƣờng.
2.3.2. Tình hình quản lý phế thải đồng ruộng của Việt Nam
Theo số liệu thống kê, Tính đến thời điểm 01/7/2016, trên phạm vi cả
nƣớc có tổng số 2.262 cánh đồng lớn; trong đó có 1661 cánh đồng trồng lúa,
chiếm 73,4%; 50 cánh đồng trồng ngô, chiếm 2,2%; 95 cánh đồng mía, chiếm
4,2%; 162 cánh đồng rau các loại, chiếm 7,2%;…Tổng diện tích gieo trồng
của cánh đồng lớn năm 2016 đạt 579,3 nghìn ha, trong đó diện tích trồng lúa
516,9 nghìn ha, chiếm 89,2%. Mặc dù sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn
đem lại hiệu quả sản xuất cao, tuy nhiên hiện nay quy mô sản xuất của cánh
đồng lớn so với tổng diện tích gieo trồng của cả nƣớc vẫn còn khá khiêm tốn,
chỉ chiếm 3,9%.
Vào những ngày thu hoạch lƣợng rơm,rạ,.. và các phế phụ phẩm nông
nghiệp khác phát sinh nhiều và chiếm thành phần chủ yếu trong CTR nông
nghiệp. Tại các vùng đồng bằng canh tác theo các cánh đồng lớn nên lƣợng

phế thải đồng ruộng từ trồng trọt cũng lớn, thành phần chất thải cũng rất khác


12

so với những vùng trung du, miền núi hay khu vực canh tác gieo trồng theo
khu vƣc nhỏ. Việc tham canh mùa vụ đã làm gia tăng phế phụ phẩm sau thu
hoạch ( rơm, rạ, trấu, cám, lõi ngô, thân ngô,…) , đây là còn chƣa kể đến CTR
từ các bao bì, lọ đựng thuốc bảo vệ thực vật. Ƣớc tính trung bình sản xuất 1ha
lúa, lƣợng rác thải từ bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) mà ngƣời
dân sử dụng từ 1 đến trên 1,5kg/vụ.
Tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, sản xuất lúa thải ra khoảng 39,4
triệu tấn/năm rơm rạ phế thải. Trong trồng mía thải ra ngọn lá mía phế thải
khoảng 2,47 triệu tấn/năm, lƣợng bã mía sau chế biến đƣờng khoảng 1,42
triệu tấn/ năm và bùn thải sản xuất mía đƣờng khoảng 0,94 triệu
tấn/năm.(Nguồn: “Môi trường và Phát triển Nông nghiệp, Nông thôn bền
vững ở Đồng bằng sông Cửu Long”, Chi cục BVMT Khu vực Tây Nam Bộ)
Những năm gần đây, rơm rạ không còn là chất đốt chủ yếu ở nông thôn
do có các nhiên liệu khác thay thế nhƣ điện, khí gas, than. Vì vậy, sau mùa
gặt, phần lớn rơm rạ không đƣợc thu gom mà đƣợc đốt ngay tại ruộng. Hiện
tƣợng này ngày càng phổ biến không chỉ ở các vùng quê Bắc Bộ: Hƣng Yên,
Hà Nam, Nam Định, Thái Bình... mà còn ở Đồng bằng sông Cửu Long nơi
đƣợc coi là vựa lúa lớn nhất cả nƣớc. Phần rơm, rạ không bị đốt thì cũng xả
bừa bãi trên đƣờng giao thông, đổ lấp xuống các kênh mƣơng, ao hồ xung
quanh. Việc thu gom, xử lý chất thải từ bao bì, chai lọ hóa chất BVTV hiện
còn nhiều hạn chế. Nhiều CTR thuộc danh mục CTNH cần phải thu gom, xử
lý đúng quy định nhƣng thực tế, các loại vỏ bao bì, vỏ chai hóa chất BVTV
thƣờng bị vứt bừa bãi tại ruộng, góc vƣờn, hoặc nguy hiểm hơn, có trƣờng
hợp còn vứt ngay đầu nguồn nƣớc sinh hoạt, dẫn tới những tác động trực tiếp
đến môi trƣờng, gây ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng và gây ảnh hƣởng gián

tiếp đến sức khỏe của ngƣời dân. Vì vậy, cũng cần có các biện pháp xử lý,
quản lý thích hợp vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa giảm thiểu đƣợc các tác
động xấu tới môi trƣờng.


13

PHẦN 3
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng
Công tác quản lý phế thải đồng ruộng
3.1.2. Phạm vi
Khu vực sản xuất nông nghiệp tại nông trại 65 moshav Idan, Arava, Israel
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.2.1. Địa điểm
Nông trại 65 Moshav Idan, Arava, Israel
3.2.2. Thời gian
Từ tháng 8/2016 đến tháng 6/2017.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng của khu vực nghiên cứu
- Hoạt động sản xuất nông nghiệp tại nông trại 65 Moshav Idan (phát
sinh phế thải đồng ruộng) và tác động của nó tới môi trƣờng
- Các biện pháp xử lý phế thải đồng ruộng tại nông trại 65 Moshav Idan
và đánh giá những điểm mạnh, hạn chế của các biện pháp xử lý phế thải đồng
ruộng tại nông trại 65 Moshav Idan.
- Đề xuất một số giải pháp quản lý, xử lý phế thải đồng ruộng ở nông trại 65
Moshav Idan.
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin, kế thừa số liệu, tài liệu

Nghiên cứu các văn bản pháp luật và các văn bản dƣới luật về công tác
quản lý phế thải đồng ruộng; Các danh mục CTNH cần đƣợc xử lý.
Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thông qua giáo trình, bài


14

giảng môn lịch sử đất nƣớc Israel, qua các cuốn tạp chí và thông qua internet.
Tìm hiểu một số kiến thức về cách trồng, thu hoạch và sản xuất một số
loại nông sản nhƣ ớt, dƣa vàng, dƣa hấu,.. và các cách xử lý phế thải nông sản
sau thu hoạch thông qua ông chủ, quản lý và ngƣời Thái Lan lao động 5 năm
làm việc cùng.
3.4.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa
Việc trực tiếp điều tra tại nông trại; tìm hiểu tình hình quản lý phế thải,
các điểm tập kết phế thải của các nông trại giúp có những nhận xét đánh giá
khách quan, chính xác về hiện trạng công tác thu gom, xử lý phế thải đồng
ruộng của nông trại.
3.4.3. Phương pháp xác định khối lượng phế thải hữu cơ
Chọn một khu đất có tổng diện tích gieo trồng nông nghiệp là 100m2,
chia khu đất thành 100 mảnh nhỏ có diện tích mỗi mảnh là 1m2, tiến hành
chọn 3 ô theo đƣờng chéo góc của khu đất. Tiến hành cân trực tiếp phế phụ
phẩm sau thu hoạch tại mỗi vị trí, tính ra giá trị trung bình khối lƣợng phế phụ
phẩm trên 1m2. Sau đó tính ra khối lƣợng phế phụ phẩm trên 1 hecta.
3.4.4. Phương pháp tổng hợp và viết báo cáo
Các số liệu sau khi thu thập, phân tích, xử lý đƣợc đánh giá tổng hợp và
tổng kết thành một bản kết quả cô đọng nhất làm nổi bật lên vấn đề cần
nghiên cứu.


15


PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đánh giá hiện trạng khu vực nghiên cứu
4.1.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Israel một quốc gia ở Tây Á nằm trên bờ biển phía đông của Địa Trung
Hải. Phía bắc giáp với Lebanon; phía đông bắc giáp với Syria; phía đông giáp
với Jordan và phía tây nam giáp với Ai Cập. Israel có các đặc điểm địa lý đa
dạng trong khu vực tƣơng đối nhỏ, bên cạnh đó là Bờ Tây ở phía đông và dải
Gaza tới tây nam.
Arava là một phần của vùng sa mạc thuộc khu vực ở miền Nam Israel
bắt đầu phía nam Biển Chết và kéo dài đến Vịnh Eilat ở Biển Đỏ đƣợc biết là
khu vực xa xôi nhất từ các trung tâm đô thị trong cả nƣớc, khoảng 130 km từ
Beer Sheva ở phía Bắc và 130 km từ Eilat ở phía Nam. Thung lũng Arava
(thung lũng Jordan Rift) là một phần của Thung lũng Syrian - African với
những vết nứt, lỗ hổng và các mảng địa chất đất đá đang hoạt động và phần
lớn khu vực này nằm dƣới mực nƣớc biển. Hội đồng trung tâm Arava đƣợc
thành lập vào năm 1978. Khu vực thuộc thẩm quyền của Hội đồng là 371.000
mẫu Anh (1,5 triệu Dunam), hay 6% đất của Israel. Nó bao gồm bảy cộng
đồng. Trung tâm khu vực Sapir và Zuqim là một cộng đồng du lịch sinh thái
mới. Năm cộng đồng nông nghiệp (Moshav): Idan, Hatzeva, Ein-Yahav,
Tzofar và Paran bao gồm tổng cộng 460 trang trại đang hoạt động... Các kỹ
thuật nông nghiệp phức tạp và phƣơng pháp trồng rau xanh đặc trƣng cho các
trang trại.vùng Arava đã tập trung Nghiên cứu vào các giống ớt, dâu tây, hoa,
nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, cây thức ăn gia súc, trồng và thu hoạch. Hơn
90% lƣợng xuất khẩu dƣa của Israel đến từ thung lũng Arava. Khu vực này


16


cũng sản xuất hơn 40% cây trồng của Israel và cây trồng thực địa.
Idan là moshav nằm ở đầu khu vực vùng Arava, Moshav Idan đƣợc
thành lập bởi những ngƣời nhập cƣ và ngƣời Do thái mới từ Hoa Kỳ, Canada
và Vƣơng quốc Anh vào năm 1980. Nó đƣợc đặt theo tên tiếng Ả Rập của
dòng suối Wadi al-Aidan chảy gần moshav… Sau thỏa thuận hòa bình IsraelJordan, một số vùng đất của Iddan đƣợc giao cho Jordan giữa Iddan và
Hatzeva để làm một con đƣờng phục vụ, Quỹ Quốc gia Do Thái đã mở đƣờng
Hòa Bình, dọc theo biên giới giữa Israel và Jordan gọi là Đƣờng Hòa bình, vì
lợi ích của cƣ dân trung tâm Arava, theo Hiệp ƣớc Hòa bình Israel-Jordan
năm 1994. Con đƣờng chạy dọc theo những vách đá Arava, đối diện với Dãy
núi Edom , và đƣợc bao quanh bởi các cánh đồng nông nghiệp và những cánh
đồng cát. Một khu vực dã ngoại, cảnh quan và đƣờng mòn đã đƣợc xây dựng
trên đƣờng đi. Con đƣờng này cho phép tiếp cận dễ dàng đến phần phía đông
của khu bảo tồn thiên nhiên Shezaf. Hiện nay có khoảng 78 gia đình ở
Moshav Iddan.

Hình 4.1. Vị trí địa lý của nông trại 65 Moshav Idan, Arava, Israel.


×