Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ khoáng NTR1, NTR2 đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng dòng chè CNS1.41 tại Phú Hộ Phú Thọ (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 92 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––––

PHẠM HUY QUANG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG
PHÂN HỮU CƠ KHOÁNG NTR1, NTR2 ĐẾN
SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG
DÒNG CHÈ CNS-1.41 TẠI PHÚ HỘ - PHÚ THỌ
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 8 62 01 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Văn Ngọc

Thái Nguyên - 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Thái nguyên, ngày ….. tháng …. năm 2017
Tác giả luận văn

Phạm Huy Quang



ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình
của các thầy cô giáo giảng dạy, hướng dẫn khoa học, được sự giúp đỡ của cơ
quan, các đồng nghiệp, gia đình và bạn bè. Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc và kính trọng đến:
- TS. Phạm Văn Ngọc - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
- Ban giám hiệu, phòng đào tạo, tập thể giáo viên của khoa Nông học Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
- Tập thể lãnh đạo Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi
phía Bắc.
- Gia đình, bạn bè và các bạn đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian học tập, thực hiện đề tài.
Thái Nguyên, ngày ….. tháng …. năm 2017
Học viên

Phạm Huy Quang


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ v
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU .............................................................. vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1

2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài. ........................................ 2
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài ....................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài........................................................................ 2
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............ 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
1.1.1. Cơ sở khoa học của việc xác định phân bón cho chè. ............................ 4
1.1.2. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây chè ..................................... 6
1.2. Tình hình nghiên cứu về phân bón trên thế giới ........................................ 9
1.2.1. Phân bón hữu cơ ...................................................................................... 9
1.2.2. Phân bón vô cơ (NPK) .......................................................................... 12
1.2.3. Phân bón trung lượng ............................................................................ 16
1.2.4. Phân bón vi lượng ................................................................................. 17
1.2.5. Phân bón lá ............................................................................................ 19
1.3. Tình hình nghiên cứu về phân bón ở Việt Nam. ...................................... 19
1.3.1. Phân bón hữu cơ .................................................................................... 19
1.3.2. Phân bón vô cơ (NPK) .......................................................................... 21
1.3.3. Phân bón trung lượng ............................................................................ 24
1.3.4. Phân bón vi lượng ................................................................................. 25
1.3.5. Phân bón lá ............................................................................................ 25


iv

CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 27
2.1. Đối tượng/Vật liệu nghiên cứu................................................................. 27
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 27
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 27
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................ 27

2.2.1. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 27
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 28
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 28
2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 28
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 28
2.4.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ................................................... 31
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................... 36
3.1. Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến một số chỉ tiêu sinh trưởng 37
3.2. Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến một số yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất..................................................................................... 42
3.3. Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến thành phần cơ giới búp chè
CNS-1.41 ......................................................................................................... 45
3.4. Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến mật độ sâu hại chính của
dòng chè CNS-1.41 ......................................................................................... 47
3.5. Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến thành phần sinh hóa của chè
thành phẩm ...................................................................................................... 50
3.6. Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến điểm thử nếm cảm quan ... 54
3.7. Hiệu quả kinh tế ....................................................................................... 59
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 62
1. Kết luận ....................................................................................................... 62
2. Đề nghị ........................................................................................................ 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 61


v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng việt


BNN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông

BVTV

thôn

CNSH

Bảo vệ thực vật

Cs

Công nghệ sinh học

CT

Cộng sự

ĐC

Công thức

KHKT

Đối chứng

KK


Khoa học kỹ thuật

NLN

Không khí

QCVN

Nông lâm nghiệp

SXKD

Quy chuẩn ViệtNam

TB

Sản xuất kinh doanh

TCN

Trung bình

TCVN

Tiêu chuẩn ngành
Tiêu chuẩn Việt Nam


vi


DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 3.1. Số liệu khí tượng tháng 1/2017 đến tháng 11/2017........................ 36
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến sinh trưởng lá
của dòng chè CNS-1.41................................................................................... 38
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến một số chỉ tiêu sinh
trưởng thân cành, búp của dòng chè CNS-1.41 .............................................. 40
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến một số yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất của dòng chè CNS-1.41 ................................... 43
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến thành phần cơ giới
búp chè CNS-1.41 ........................................................................................... 46
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến một số sâu hại chính
của dòng chè CNS-1.41................................................................................... 48
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến một số chỉ tiêu
sinh hóa của chè thành phẩm .......................................................................... 51
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của các công thức phân bón chất lượng chè xanh ....... 55
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của các công thức phân bón chất lượng chè xanh ....... 57
Bảng 3.10. Hiệu quả kinh tế của các công thức phân bón
đối với dòng chè CNS-1.41 ............................................................................. 60


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến độ rộng tán và chiều
dài búp 1 tôm 3 lá của dòng chè CNS-1.41 .................................................... 41
Hình 3.2: Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến một số yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất của dòng chè CNS-1.41 ................................... 43
Hình 3.3: Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến thành phần cơ giới
búp chè CNS-1.41 ........................................................................................... 46



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây chè với tên khoa học là Camellia Sinensis (L) O. Kuntze là loại
cây công nghiệp dài ngày đã có lịch sử phát triển từ rất lâu đời (khoảng 5.000
năm), sinh trưởng và phát triển trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, có đời
sống kinh tế lâu dài, mau cho sản phẩm, có hiệu quả kinh tế cao. Với đặc
điểm là loại cây công nghiệp lâu năm, dễ trồng, dễ chăm sóc với nhiệm kỳ
kinh tế dài 30 - 40 năm, phù hợp với điều kiện tự nhiên ở các vùng đất dốc
của Việt Nam. Sản phẩm chè là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của ngành
nông nghiệp ở các tỉnh Trung Du miền núi. Sản xuất chè cho thu nhập chắc
chắn, ổn định góp phần quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nông nghiệp.
Tuy năng suất chè đã đạt mức bình quân của thế giới nhưng giá bán
thấp chỉ bằng 60 - 70% giá thế giới; nguyên nhân chủ yếu sản phẩm chè Việt
Nam còn nghèo nàn về chủng loại, chất lượng chè chưa cao, phần lớn nguyên
liệu được chế biến từ giống cũ trồng bằng hạt hỗn hợp (Trung du, Shan) vẫn
chiếm đến gần 50% tổng diện tích chè cả nước. Để nâng cao năng suất và chất
lượng chè, một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành chè vẫn là đẩy
mạnh công tác chọn, lai tạo giống tạo ra những giống có năng suất cao chất
lượng tốt có khả năng chống chịu và những biện pháp kỹ thuật canh tác đi
kèm như bón phân, kỹ thuật đốn, hái…trong đó tiêu biểu có dòng chè CNS1.41 do bộ môn CNSH & BVTV lai tạo nên. Dòng chè CNS-1.41 được lai
hữu tính giữa 2 giống Trung Du làm bố và Hồ Nam làm mẹ sinh trưởng và
phát triển tốt cho năng suất, chất lượng và chịu hạn tốt.
Có thể nói phân bón quyết định năng suất cây trồng. Phân bón có vai
trò vô cùng quan trọng đối với cây trồng nói chung và cây chè nói riêng. Việc
bón phân cho chè hiện nay thường là bón phân hữu cơ đầu năm và bón phân

vô cơ theo vụ, theo lứa mất rất nhiều công. Để thu được 1 lứa hái chè cần phải


2

cung cấp đủ lượng phân vi lượng, trung lượng và đa lượng nhưng nếu bón
riêng rẽ cũng tốn công và làm giảm khả năng hút chất dinh dưỡng từ rễ (hút
trực tiếp rễ cây dễ bị xót) vì vậy cần thiết phải có một loại phân hữu cơ
khoáng cho chè để đáp ứng các yêu cầu trên. Hơn nữa cây chè có 2 thời kỳ
bón phân chính đó là bón lót (cần nhiều lân) và bón thúc (cần nhiều đạm, kali)
tuy nhiên cũng chưa có loại phân bón nào chuyên dùng cho chè.
Phân hữu cơ khoáng NTR1, NTR2 là 2 sản phẩm khoa học Công nghệ
của trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Phân NTR1 có hàm lượng P2O5
cao nên dùng chuyên bón lót, còn phân NTR2 có hàm lượng N và K 2O cao
chuyên dùng bón thúc. Phân NTR1, NTR2 đã nghiên cứu xây dựng cho cây
lúa nhưng chưa nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật bón phân cho cây chè.
Để xác định liều lượng phân NTR1, NTR2 thích hợp cho cây chè kinh
doanh, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng
phân hữu cơ khoáng NTR1, NTR2 đến sinh trưởng, năng suất và chất
lượng dòng chè CNS-1.41 tại Phú Hộ - Phú Thọ”.
2. Mục tiêu của đề tài
Xác định được liều lượng phân NTR1 và NTR2 thích hợp cho dòng chè
CNS-1.41 sinh trưởng, phát triển tốt và năng suất cao.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học
nghiên cứu về việc sử dụng một số công thức phân bón đến sinh trưởng, năng
suất và chất lượng dòng chè CNS-1.41 để sản xuất chè xanh tại Phú Thọ.
- Kết quả của đề tài sẽ bổ sung tài liệu cho công tác nghiên cứu khoa
học, giảng dạy và chuyển giao cho sản xuất.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Xác định được công thức liều lượng phân bón hợp lý có tác dụng làm
tăng sinh trưởng, năng suất và chất lượng dòng chè CNS-1.41 tại Phú Thọ.


3

- Kết quả của đề tài sẽ được khuyến cáo cho bà con nông dân trồng chè
tại địa phương và các vùng lân cận thực hiện, nhằm nâng cao năng suất, chất
lượng, hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè.


4

Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở khoa học của việc xác định phân bón cho chè.
Phân bón hữu cơ khoáng là sản phẩm phân bón phân hữu cơ và được
phối trộn thêm các nguyên tố khoáng vô cơ gồm N,P,K. Có chứa ít trên 15%
thành phần là các chất hữu cơ, từ 8-18% tổng số các chất vô cơ (hóa học,
N+P+K). Kết hợp với các sản phẩm hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên như than
bùn, than bùn thải từ các hồ ao, rác thải trong sinh hoạt, các sản phẩm phụ
nông nghiệp. Trong quá trình phân giải tạo mùn và cung cấp các nguyên tố
cần thiết cho cây trồng đồng thời có tác dụng cải thiện độ phì của đất bảo vệ
môi trường.
Việc thử các loại phân hữu cơ khoáng thay thế phân khoáng cho cây
chè là hết sức cần thiết, trong thực tế hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về quy
trình sản xuất chè an toàn, chè hữu cơ xong phạm vi ứng dụng ra thực tế còn
nhiều khó khăn vì chỉ thực hiện trong phạm vi hẹp, thời gian chuyển đổi ngắn

các giải pháp kỹ thuật chưa bộc lộ hết hiệu quả. Sử dụng phân hữu cơ khoáng
thay thế dần dần và tiến tới loại bỏ các loại phân khoáng đối với cây chè có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng, không chỉ tác động đến năng suất và chất lượng sản
phẩm mà còn cải thiện môi trường, cải thiện độ phì cho đất.
Đỗ Ngọc Quỹ, Lê Tất Khương (2000) [20], cây chè là cây công nghiệp
dài ngày, sản phẩm là búp chè chỉ chiếm 8-13% sinh khối của cây, lại phải thu
hái nhiều lần trong một năm. Chè có khả năng hấp thu dinh dưỡng liên tục
trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển. Ngay cả trong điều kiện mùa
đông nhiệt độ thấp, cây chè tạm ngừng sinh trưởng song vẫn yêu cầu một
lượng dinh dưỡng nhất định, vì thế việc cung cấp dinh dưỡng cho cây chè vẫn
phải tiến hành thường xuyên trong năm.


Luận văn đủ ở file: Luận văn full














×