Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

tài liệu văn học THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.94 KB, 4 trang )

ĐỀ SỐ 10
I. ĐỌC HIỂU 
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: 
Khoảng cách thế hệ trong nhiều gia đình, giữa học trò tuổi teen và bố mẹ, thậm chí bố mẹ 
cũng còn rất trẻ, giờ có thêm một tác nhân từ thế giới mạng, hay đúng hơn là sự cám dỗ của
việc kết nối. Nhiều ông bố bà mẹ không tài nào ngủ được khi thấy đèn của chiếc modem 
nhấp nháy liên hồi. Có ông bố cứ 23 giờ là tắt nguồn modem. Lập tức nghe thấy một tiếng 
“á” kinh dị từ tầng trên, và đôi khi thậm chí cả tiếng làu bàu hồn nhiên không giấu giếm của 
mấy chàng sinh viên thuê nhà bên cạnh, đêm đêm vẫn “hứng” sóng wifi “chùa”. Nhưng tắt 
modem rồi vẫn không ngắt được kết nối, khi sóng 3G trên điện thoại vẫn chạy vù vù. 
Sống là kết nối. Nhưng sống cũng cần có những khoảng lặng ngắt kết nối. Đọc tin và tương 
tác với mạng xã hội trên Ipad, nhưng đọc sách thì phải trên một thiết bị cầm tay ngắt kết nối 
kiểu Kindle Fire. Luyện được cách “ngắt kết nối” trong thời đại số quả là khó khăn, nhưng 
làm được thì bạn mới có thể sống mà không bị cuốn đi theo những vòng xoáy thông tin hỗn 
độn. 
Con người khao khát sự kết nối. Rồi một ngày, con người sẽ lại khao khát khoảng lặng ngắt 
kết nối. Đó không phải là vòng luẩn quẩn nếu nhìn vào những thử thách mà con người cần 
phải trải để trở nên “Người” hơn. Bạn có nhận thấy, thực ra đó đâu phải chỉ là việc luyện tập 
để học, đọc hay viết lách. Đó còn là cách “tu luyện” để giữ tâm hồn mình trong lặng trong bất
kí hoàn cảnh nhiễu nhương xao động nào, ở bất cứ nơi đâu. 
(Trích Kết nối và ngắt kết nối, Hà Nhân 
theo Sống như cây rừng, NXB Văn học, 2016, tr. 154­155) 
Câu 1. Phản ứng của một số người trước việc một ông bố cứ 23 giờ là tắt nguồn modem là 
gì? 
Câu 2. Theo tác giả, làm thế nào để không bị cuốn đi theo những vòng xoáy thông tin hỗn 
độn? 
Câu 3. Giải thích nghĩa của các từ ngữ "kết nối", "ngắt kết nối" trong đoạn trích. 
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến cho rằng sống cũng cần có những khoảng lặng ngắt 
kết nối không? Vì sao? 
II. LÀM VĂN 
Câu 1. Từ đoạn trích thuộc phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình 


bày quan điểm của anh/chị trước câu hỏi: Làm thế nào để "ngắt kết nối" hiệu quả? 
Câu 2. Cảm nhận của anh/chị về hình tượng nghệ sĩ Phùng trong truyện ngắn Chiếc thuyền 
ngoài xa (Nguyễn Minh Châu). Từ đó, liên hệ với hình tượng nhân vật Vũ Như Tô trong trích
đoạn kịch Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng) và nhận xét về sứ
mệnh của nghệ sĩ trong cuộc đời.
GỢI Ý LÀM BÀI
I. ĐỌC HIỂU 
Câu 1. Phản ứng của một số người trước việc một ông bố cứ 23 giờ là tắt nguồn modem: từ
tầng trên có tiếng “á” kinh dị của người con, và đôi khi thậm chí cả tiếng làu bàu hồn nhiên 
không giấu giếm của mấy chàng sinh viên thuê nhà bên cạnh, đêm đêm vẫn “hứng” sóng 
wifi “chùa”. 
Câu 2. Để không bị cuốn đi theo những vòng xoáy thông tin hỗn độn, theo tác giả, chúng ta 
cần luyện được cách "ngắt kết nối" trong thời đại số. 
Câu 3. 
­ "Kết nối" (connect): liên kết hai hay nhiều đối tượng với nhau. Đây là thuật ngữ được sử 
dụng nhiều trên mạng xã hội (Facebook, Zalo, Twitter, Instagram...) chỉ sự tương tác giữa 
người với người để gặp gỡ (gián tiếp), trò chuyện, kết bạn, xây dựng tình cảm... 
­ "Ngắt kết nối": (trong đoạn trích) tạm dừng, tạm ngưng việc kết nối/ tương tác. 


Câu 4. Thí sinh có thể bày tỏ quan quan điểm đồng tình hay không đồng tình với ý kiến cho 
rằng sống cũng cần có những khoảng lặng ngắt kết nối, tuy nhiên phải đưa ra được lí lẽ hợp
lí, thuyết phục. Chẳng hạn: Đồng tình vì, việc kết nối liên tục (qua các ứng dụng trên máy 
tính hay điện thoại thông minh) sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và làm tốn thời gian của chúng 
ta; thế giới mà chúng ta giao tiếp/ tương tác qua mạng xã hội chỉ là thế giới ảo; lượng thông 
tin tiếp thu được từ mạng xã hội ít chất lượng; "ngắt kết nối" để có được những khoảng lặng
giúp chúng ta bình tâm, tĩnh tâm suy nghĩ, chiêm nghiệm... 
II. LÀM VĂN 
Câu 1. Trên cơ sở những hiểu biết về văn bản đọc hiểu, thí sinh có thể trình bày suy nghĩ 
của mình về vấn đề cần nghị luận (Làm thế nào để "ngắt kết nối" hiệu quả?) theo nhiều cách

nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. Thí sinh có thể viết đoạn văn (khoảng 200 chữ, 
tương đương 2/3 trang giấy thi) theo hướng: 
­ Giải thích ngắn gọn thế nào là "ngắt kết nối"? 
­ Đề xuất cách ngắt kết nối hiệu quả: Tự nhận thức được về tác hại của việc lạm dụng "kết 
nối" (sức khỏe, thời gian...); sử dụng một cách có kiểm soát các thiết bị như máy tính, điện 
thoại có cài đặt các ứng dụng (có thể xóa và không tải lại các ứng dụng hỗ trợ "kết nối" nếu 
thấy không thực sự cần thiết); dành sự chú ý sang những hoạt động khác: đọc sách, nghe 
nhạc, thể thao, giao tiếp với những người xung quanh mình... 
Câu 2. Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Nguyễn Minh Châu và tác phẩm Chiếc thuyền ngoài 
xa, thí sinh có thể cảm nhận về hình tượng nhân vật nghệ sĩ Phùng, từ đó liên hệ với nhân 
vật Vũ Như Tô (trích đoạn kịch Vĩnh biệt Cửu Trùng đài, trích Vũ Như Tô của Nguyễn Huy 
Tưởng) theo nhiều cách nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. Dưới đây là một số gợi ý: 
* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận 
­ Nguyễn Minh Châu là một trong những "người mở đường tài hoa và tinh anh" (Nguyên 
Ngọc) của văn học Việt Nam hiện đại. 
­ Chiếc thuyền ngoài xa là một trong những truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Minh Châu 
được viết ở giai đoạn sau năm 1975. Truyện được kể lại bởi một trong các nhân vật của tác 
phẩm, nhân vật nghệ sĩ Phùng 
* Cảm nhận về hình tượng nhân vật nghệ sĩ Phùng 
­ Khái quát: Phùng là một nhân vật trong truyện, cũng chính là người kể chuyện. Anh là một 
nghệ sĩ nhiếp ảnh, trước đây từng đi lính. Nhận nhiệm vụ của trưởng phòng, Phùng đã tìm 
về vùng biển năm xưa mình từng chiến đấu, mong chụp được bức ảnh thật đẹp để hoàn 
thiện bộ lịch năm ấy. 
­ Cụ thể: Nhân vật Phùng được nhà văn khắc họa thông qua hàng loạt các chi tiết về lời nói, 
cử chỉ, hành động, suy nghĩ, tâm trạng. 
+ Phùng xuất hiện ở bờ biển trong tư cách nghệ sĩ, làm nghệ thuật. Tại đây, anh đã có 
những phát hiện tuyệt vời về nghệ thuật và cuộc đời: 
 Phát hiện về cái đẹp: Đôi mắt nhà nghề của nghệ sĩ đã phát hiện ra "một cảnh đắt trời cho" 
trên mặt biển sớm mờ sương, một cảnh đẹp mà cả đời bấm máy có lẽ anh chỉ bắt gặp được
một lần. Nó đẹp "như một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ". Khung cảnh mang 

vẻ đẹp bình yên, tĩnh lặng; hài hòa giữa thiên nhiên với con người, giữa các đường nét, màu
sắc, hình ảnh; "đơn giản và toàn bích".  
Đứng trước một sản phẩm nghệ thuật tuyệt vời của hóa công, người nghệ sĩ trở nên "bối 
rối" và "trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào". Tức là bức ảnh đã khiến cho tâm hồn 
người nghệ sĩ rung động thật sự và một cảm xúc thẩm mĩ đang dấy lên trong lòng anh. 
 Trong giây lát, khi đối diện với cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh, Phùng còn khám phá thấy
cái "chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tôm hồn". Nói 
cách khác, trong một khoảnh khắc của cuộc sống, anh đã cảm nhận được cái Chân, cái 
Thiện của cuộc đời, anh cảm thấy tâm hồn mình như được gột rửa, trở nên trong trẻo, tinh 


khôi. Điều đó chứng tỏ cái đẹp đã có tác dụng thanh lọc tâm hồn con người. Với tác dụng 
ấy, cái đẹp chính là "đạo đức". 
Phùng, nghệ sĩ tài hoa, nhạy cảm với cái đẹp. 
 Phát hiện về cuộc đời: Ngay trong giây phút tâm hồn đang thăng hoa trước cái đẹp của 
ngoại cảnh, Phùng chứng kiến từ chiếc ngư phủ đẹp như trong mơ ấy bước ra một người 
đàn bà xấu xí, mệt mỏi, cam chịu; một lão đàn ông thô kệch, dữ dằn, độc ác, coi việc đánh 
vợ là một phương thức để giải tỏa những uất ức, đau khổ; đứa con vì thương mẹ đã đánh 
lại cha để rồi nhận lấy hai cái bạt tai của bố ngã dúi xuống cát…  
Cảnh tượng khiến anh kinh ngạc đến sững sờ, không tin vào những gì đang nhìn thấy trước
mắt "trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn". 
 Phùng nhận ra cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều mà chứa đựng nhiều nghịch lí. Cuộc 
sống luôn tồn tại những mặt đối lập, những mâu thuẫn: đẹp – xấu, thiện – ác…Sở dĩ anh 
có thái độ như vậy vì lúc trước anh từng có cái "khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn" 
do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh mang lại, anh đã từng chiêm nghiệm "bản thân cái đẹp 
chính là đạo đức" vậy mà cảnh anh vừa bắt gặp trên mặt biển lại chẳng phải là "đạo đức", là
"chân lí của sự toàn thiện".  
+ Trong cuộc trò chuyện với người đàn bà hàng chài: 
 Ban đầu, Phùng ngồi giấu mặt sau bức màn vải hoa ngăn chỗ làm việc bên ngoài và phòng 
ngủ bên trong của Đẩu. Khi nghe người đàn bà hàng chài van xin quý tòa (Đẩu) đừng bắt bà

ta bỏ chồng, Phùng tự nhiên cảm thấy gian phòng ngủ lộng gió biển của Đẩu như "bị hút hết
không khí, trở nên ngột ngạt quá". Có lẽ Phùng đang cảm thấy vô cùng khó hiểu trước lời 
nói và thái độ của người đàn bà hàng chài.  
 Trong cuộc trò chuyện giữa Đẩu ­ chánh án tòa án huyện ­ với người đàn bà hàng chài, 
Phùng đóng vai trò là người quan sát, kể lại câu chuyện, thi thoảng có góp một vài lời vào 
cuộc đối thoại giữa hai nhân vật. Chi tiết câu hỏi của Phùng dành cho người đàn bà: "Lão ta 
trước hồi bảy nhăm có đi lính ngụy không?" thể hiện cái nhìn định kiến của Phùng về gã 
chồng vũ phu (trước đó, trên bờ biển, Phùng có nhìn thấy gã chồng rút chiếc thắt lưng của 
lính ngụy ngày xưa, quật tới tấp vào người đàn bà).  
 Rõ ràng, trong câu chuyện về cuộc đời người đàn bà hàng chài, bản thân Phùng đã đơn 
giản khi nhìn nhận cuộc đời và con người.Phùng không bỏ sót một cử chỉ, lời nói nào của 
người đàn bà. Anh dần nhận ra sự vẻ sắc sảo trong lời nói của người đàn bà hàng chài 
trong cách bà ta xưng hô và đưa ra những lí lẽ biện minh cho việc bà ta không thể bỏ chồng.
Cuối cùng, Phùng nhận ra ở người đàn bà này "tình thương con cũng như nỗi đau, cũng 
như cái sự thâm trầm trong việc hiểu thấu các lẽ đời dường như mụ chẳng bao giờ để lộ rõ 
rệt ra bề ngoài".  
Trong hành trình nhận thức về cuộc đời, số phận người đàn bà hàng chài, Phùng đã nhận ra
vai trò, sứ mệnh của người nghệ sĩ trong cuộc đời. Tuy đôi lúc còn mang cái nhìn định kiến, 
nhưng sau cùng Phùng vẫn là người nghệ sĩ có lương tâm, có trách nhiệm. 
Tiểu kết: Thông qua hình tượng nhân vật Phùng, Nguyễn Minh Châu muốn đề cập đến sứ 
mệnh sứ mệnh phát hiện, nâng niu, trân trọng cái đẹp, nhưng cũng cần đến gần hơn với 
cuộc đời để phát hiện ra cái xấu, cái ác... của nhà văn. 
* Liên hệ nhân vật Vũ Như Tô, nhận xét về sứ mệnh của nghệ sĩ trong cuộc đời 
­ Liên hệ nhân vật Vũ Như Tô: Vũ Như Tô là kiến trúc sư tài ba, có khát vọng nghệ thuật cao
đẹp nhưng cuộc đời đầy bi kịch (khát vọng thuần túy nghệ thuật của Vũ Như Tô đi ngược lại
với quyền lợi của quần chúng nhân dân; kết cục: Cửu Trùng Đài bị đốt, Vũ Như Tô bị giết). 
Thông qua nhân vật Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng muốn đề cập đến sự thống nhất giữa 
tài năng, khát vọng nghệ thuật của nghệ sĩ với khát vọng muôn đời của nhân dân, nghệ 
thuật đích thực phải vị nhân sinh. 
­ Nhận xét về sứ mệnh của nghệ sĩ trong cuộc đời: 



+ Nghệ sĩ cần có tài năng nghệ thuật để đem đến cái đẹp cho cuộc đời; 
+ Nghệ sĩ chân chính/ đích thực phải biết quyện hòa giữa nghệ thuật với đời sống, đem 
nghệ thuật/ cái đẹp đến với đời sống. 
Quan niệm nghệ thuật đúng đắn, có ý nghĩa muôn đời; là thước đo phẩm chất nghệ sĩ.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×