Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

skkn sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sủ việt nam ở trường thpt tĩnh gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.58 KB, 25 trang )

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
Lịch sử không chỉ đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội
mà trong chừng mực không nhỏ còn là công cụ giáo dục tình cảm, đạo
đức, phẩm chất. Đó là giáo dục lòng yêu nước, trung thành với dân
tộc, với cách mạng, với Đảng là việc noi gương người xưa để hành
động trong ngày hôm nay.
Nhưng hiện nay trong xã hội và nhà trường môn lịch sử bị xem là là
môn phụ. Kết quả học tập của học sinh rất yếu kém và đáng báo động.
Vậy nguyên nhân do đâu ?
Tình trạng trên do nhiều nguyên nhân gây nên song cơ bản
không phải do bản thân môn lịch sử mà do quan niệm, phương pháp
dạy học chưa phù hợp, chưa đáp ứng yêu cầu môn học đề ra. Giáo
viên dạy lịch sử chưa phát huy được thế mạnh của bộ môn, chưa chỉ
cho các em xác định được đây là bộ môn khoa học cần phải có sự học
tập nghiên cứu nghiêm túc, chưa tái hiện được không khí của lịch sử
trong giờ học nên để học sinh rơi vào tình trạng thụ động, chưa phát
huy được tính tích cực của học sinh làm cho không khí học tập mệt
mỏi, làm cho giờ học trở nên khô khan nặng nề. Vì vậy làm thế nào để
tạo cho học sinh hứng thú học lịch sử, phát huy tích cực xây dựng bài,
kích thích sự tìm hiểu khám phá về kiến thức.
Là một giáo viên trực tiếp dạy học lịch sử, trong tôi cũng đang
có những suy nghĩ về việc dạy học lịch sử hiện nay. Tôi cũng mong
tìm ra con đường, biện pháp tích cực để áp dụng trong công việc của
1
mình đang làm và tìm ra nhiều hướng đi hơn cho tư duy của bản thân
trong quá trình dạy lịch sử.
Hiện nay ở các trường phổ thông đã áp dụng rất nhiều phương
pháp dạy học, nhiều phương tiện kĩ thuật mới và bước đầu mang lại
những hiệu quả thiết thực cho quá trình dạy và học lịch sử. quá trình


sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học là một xu thế hiện nay đã
mang lại hiệu quả đáng kể. Hay áp dụng nguyên tắc dạy học liên
môn , dạy học theo vấn đề, dạy học theo nhóm, dạy học theo qua các
chương trình học lịch sử đã góp phần tích cực vào quá trình tìm ra
con đường biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học môn lịch sử.
Đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động,
chống lại thói quen học tập thụ động. Giáo viên trở thành người thiết
kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm để học
sinh tự lĩnh hội kiến thức theo yêu cầu của chương trình. Loại bỏ dần
thói quen thu nhận thông tin một cách thụ động của học sinh để hoạt
động học thực sự là một quá trình kiến tạo .
Xuất phát từ thực trạng đó, Bộ Giáo dục – Đào tạo và các ban ngành
liên quan đã có những biện pháp để nâng cao hiệu quả dạy sử và học
sử ở trường phổ thông. Đã và đang có rất nhiều cá nhân và tổ chức
quan tâm đến vấn đề này. Đặc biệt đội ngũ nhà giáo, mà trực tiếp nhất
là các thầy cô giáo dạy sử hiện nay cũng đang nỗ lực để tìm ra con
đường và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học môn sử. và
trên thực tế đã xuất hiện nhiều quan niệm, phương pháp dạy và học
lịch sử mới đáp ứng phần nào những đòi hỏi đó. Tuy vậy, khoa học
luôn đòi hỏi phải tìm ra nhiều con đường, biện pháp mới để áp dụng
2
vào thực tiễn cho kết quả cao. Vì thế, việc tìm ra những con đường,
biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả học tập và giảng dạy bộ môn lịch
sử là hết sức quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay và sắp
tới.
Muốn đổi mới cách học của học sinh thì giáo viên phải đổi mới
cách dạy. Người giáo viên phải thực sự kiên trì, tổ chức các hoạt động
học tập cho học sinh từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao để hình
thành thói quen chủ động cho học sinh. Khi chúng ta đã thay đổi được
học sinh thì sự hợp tác từ phía học sinh sẽ đem lại hiệu quả giảng dạy

cao nhất.
Ở đây tôi chọn đề tài “Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học
Lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông” để làm nổi bật về
việc sử dụng tài liệu văn học cho hiệu quả và hợp lí nhằm nâng cao
chất lượng giảng dạy ở trường phổ thông và tăng sự hứng thú học tập
môn Lịch sử của học sinh .
II. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận
Mong muốn tìm ra những con đường, biện pháp nhằm nâng cao
hiệu quả dạy học bộ môn lịch sử ở trường phổ thông là vấn đề chung
của nhà giáo và ban ngành có liên quan. Đã có nhiều bài viết, nhiều
công trình nghiên cứu về vấn đề này. Tất cả những bài viết, những
công trình nghiên cứu ấy đều hướng tới việc tìm hiểu thực trạng của
việc dạy học Lịch sử hiện nay, từ đó tìm ra nguyên nhân và cuối cùng
nêu ra những đề xuất, giải pháp nhằm khắc phục thực trạng của việc
dạy và học môn Lịch sử. Những công trình nghiên cứu ấy là tâm huyết
3
của nhiều nhà giáo dục có trách nhiệm nghề nghiệp của bản thân và
tương lai của đất nước.
Lịch sử là một trong những bộ môn cơ bản được giảng dạy trong
nhà trường phổ thông, nó giữ vị trí quan trọng trong mục tiêu và chiến
lược đào tạo con người xã hội chủ nghĩa của Đảng và nhà nước ta
Mục tiêu của chương trình đổi mới giáo dục phổ thông là nhằm
tích cực hoá hoạt động của học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức
mới. Một trong những phương pháp hiệu quả nhất đó là áp dụng việc
dạy học liên môn.
Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng của
dạy học ở trường phổ thông. Đây là cách tìm các nội dung chung giữa
những môn học với bộ môn lịch sử, từ đó sẽ bổ sung, làm sáng tỏ hơn
những kiến thức mới cho học sinh.

Như vậy dạy học liên môn là hết sức cần thiết với việc sử dụng
nội dung các bộ môn khác như văn học, địa lý, hội họa, điêu khắc,
kiến trúc, âm nhạc…nhằm hổ trợ bổ sung những kiến thức lịch sử,
trong đó đặc biệt hiệu quả nhất là việc sử dụng các tư liệu văn học
trong giảng dạy lich sử. Hơn thế nữa dạy học liên môn, nhất là việc sử
dụng các tư liệu văn học trong giảng dạy lich sử còn giúp cho học sinh
tăng niềm hứng thú say mê học tập, góp phần nâng cao hiệu quả bài
học.
2. Cơ sở thực tế
“Lịch sử là sự kiện”, do đó những sự kiện lịch sử thường khô
khan với rất nhiều những con số về thời gian (ngày, tháng, năm) hoặc
những số liệu kết quả (của các thành tựu hoặc của những cuộc chiến
4
dịch…). Nếu giáo viên chuyển tải cho học sinh những số liệu một
cách khô cứng chỉ để bài đủ ý, chắc chắn người học sẽ thấy giờ sử quá
khô khan, nặng nề và thực tế này đã xảy ra ở nhiều trường, học sinh
“chán” học môn Sử, học chỉ để đối phó với thi cử điểm số.
Thực trạng này đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo
trong việc sử dụng phương pháp và để làm bài giảng thêm sinh động
hấp dẫn hơn giáo viên nên sử dụng tài liệu văn học trong giờ dạy lịch
sử.
Theo tôi, các tài liệu văn học là nguồn tư liệu quan trọng và vô
cùng dồi dào phong phú ( đặc biệt là trong lịch sử dân tộc ta thời kì
kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ).
Tài liệu văn học có vai trò hết sức to lớn trong quá trình dạy học
lịch sử ở trường phổ thông , góp phần vào việc giáo dục giáo dưỡng
và phát triển tư duy học sinh.
Thứ nhất, các tài liệu văn học với những hình tượng cụ thể sinh
động sẽ có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của học sinh, từ
đó giúp cho học sinh nhanh chóng tiếp thu và khắc sâu kiến thức một

cách chủ động, tích cực.
Thứ hai, các tài liệu văn học còn góp phần làm cho bài giảng
thêm sinh động, hấp dẫn từ đó tạo sự hứng thú cho học sinh đối với bộ
môn Lịch sử. Các em không còn thấy giờ Sử là “chán ngắt” với thuần
túy những con số, những sự kiện khô khan khó nhớ.
3. Thực trạng của vấn đề
* Khó khăn:
5
Phần lớn các em học sinh chưa thật sự ham thích môn học Lịch
sử , coi môn Lịch sử là môn phụ nên thường xem nhẹ. Thái độ của các
em thường là học đối phó, do đó trong giờ học thường thụ động, chưa
tích cực xây dựng bài.
Mặt khác một số người trong xã hội xem nhẹ môn Lịch sử cho
rằng đây là môn học không quan trọng, quan niệm đó có cả trong suy
nghĩ của lãnh đạo một số trường, rất quan tâm ưu ái cho môn khoa học
tự nhiên còn môn khoa học xã hội nói chung và môn Lịch sử nói riêng
thì thiếu sự quan tâm đúng mức.
Bên cạnh đó tài liệu tham khảo văn học cũng còn nằm rải rác ở
nhiều nguồn khac nhau, khó sưu tầm
* Thuận lợi
Sự quan tâm của toàn ngành giaó dục trong giai đoạn hiện nay
chủ trương thực hiện đổi mới phương pháo giáo dục
Bản thân giáo viên được Ban Giám Hiệu nhà trường cùng tổ
chuyên môn quan tâm khuyến khích động viên tìm tòi các giải pháp
nhằm nâng cao chẩt lượng môn học Lịch sử
4. Sử dụng tài liệu văn học trong giảng dạy Lịch sử Việt Nam
ở trường trung học phổ thông
a. Các loại tài liệu văn học
Trong việc dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông giáo
viên có thể đưa vào bài giảng của mình nhiều loại tài liệu văn học

khác nhau, có thể chia thành các loại tài liệu văn học như sau :
* Văn học dân gian:
6
Văn học dân gian rất phong phú, bao gồm nhiều thể loại khác
nhau như thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, ca dao, dân ca
Có thể tìm thấy rất nhiều những loại tài liệu này trong kho tàng
văn học dân gian nước ta như: truyền thuyết “Sơn Tinh-Thủy Tinh”,
“Âu Cơ- Lạc Long Quân”, “sự tích Thánh Gióng”, “sự tích trầu cau”,
“sự tích bánh dầy bánh chưng cùng vô vàn những ca dao tục ngữ
phản ánh phong tục tập quán, đời sống vât chất tinh thần của người
Việt xưa.
* Các tác phẩm văn học:
Các tác phẩm văn học ra đời vào thời kì diễn ra các sự kiện lịch
sử bao gồm văn học hiện thực phê phán, văn học yêu nước cách
mạng.
Có thể kể ra đây nhiều tác phẩm văn học có giá trị như: “Hịch tướng
sĩ” của Trần Hưng Đạo, “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, “Tắt
đèn” của Ngô Tất Tố; “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan,
tập thơ “Từ ấy” của Tố Hữu,“Lịch sử nước ta” của Hồ Chí Minh ….
*Tiểu thuyết lịch sử:
Tiểu thuyết lịch sử là những tác phẩm văn học có chủ đề gần với
những sự kiện trong lịch sử .
Có thể kể ra những tác phẩm quen thuộc như: “Đêm hội Long
trì” của Nguyễn Huy Tưởng ; “Hoàng Lê Nhất Thống Chí”, “ Huế
1885” của Thái Vũ
b. Minh họa sử dụng tài liệu văn học trong giảng dạy Lịch
sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông
* Ví dụ 1:
7
Trong khoá trình lịch sử lớp 10, ở bài 14. Các quốc gia cổ đại

trên đất nước Việt Nam. Mục 1: Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc.
Khi giới thiệu về đời sống của cư dân thời Văn Lang-Âu Lạc,
giáo viên có thể đưa vào đó một số câu chuyện thần thoại, truyền
thuyết như “Sơn Tinh-Thủy Tinh”, “sự tích Thánh Gióng”, “sự tích
trầu cau”, “sự tích bánh dầy bánh chưng”
Qua những tài liệu văn học dân gian này giáo viên sẽ giúp cho
học sinh nhận thức đúng đắn về xã hội, tự nhiên, đời sống kinh tế vật
chất của người xưa đồng thời hiểu rõ hơn về cuộc đấu tranh chống
chọi với thiên nhiên, tinh thần đấu tranh chống ngoại xâm mạnh mẽ
như thế nào.
* Ví dụ 2:
Trong khoá trình lịch sử lớp 10, ở bài 19: Những cuộc chiến đấu
chống ngoại xâm ở các thế kỷ X - XV.
Khi giới thiệu về những cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý ,
kháng chiến chống Nguyên- Mông thời Trần, khởi nghĩa Lam Sơn,
giáo viên có thể đưa vào đó những tác phẩm văn học như : “Nam
Quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt, “Hịch tướng sĩ” của Trần Hưng
Đạo, “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi
Với việc đưa những tác phẩm văn học này vào bài giảng sẽ giúp giáo
viên khôi phục lại hình ảnh quá khứ, cho học sinh hiểu rõ hơn về một
giai đoạn hào hùng chống giặc ngoại xâm của cha ông ta thời phong
kiến, qua đó giáo dục bồi dưỡng cho học sinh niềm tự hào dân tộc và
biết trân trọng những thành quả của cha ông để lại.
Ví dụ 3:
8
Trong khoá trình lịch sử lớp 11, ở bài 19: Nhân dân Việt Nam
kháng chiến chống Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1873,
mục II. Kháng chiến chống Pháp ở Gia Định và các tỉnh miền Đông
Nam Kỳ 1859-1862.
Khi trình bày diễn biến tình hình chiến sự ở mặt trận này, giáo viên có

thể lồng ghép vào bài giảng đoạn thơ “Chạy giặc” của Nguyễn Đình
Chiểu như sau:
“Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây
Một bàn cờ thế phút ra tay
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
Mất ổ đàn chim dáo dát bay
Bến Nghé cửa tiền tan bọt nước
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây
Hỏi trăng dẹp loạn rày đâu vắng
Nỡ để dân đen mắc nạn này!”
( Chạy giặc - Nguyễn Đình Chiểu )
Qua đoạn trích này đã giúp cho học sinh tái hiện lại được sự kiện
đau thương của đất nước ta vào giữa thế ki XIX. Từ đó hướng học
sinh tới sự trân trọng nền dộc lập tự do đang được hưởng ngày nay.
Ví dụ 4 :
Trong khoá trình lịch sử lớp 11, ở bài 21 Phong trào yêu nước
chống Pháp của nhân ta trong những năm cuối thế kỷ XIX, mục II.
Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương và
phong trào đấu tranh tự vệ cuối thế kỷ XIX.
9
Khi giới thiệu về cuộc khởi nghĩa Hương Khê, giáo viên có thể
lựa chọn tình tiết trong những tiểu thuyết lịch sử về giai đoạn này để
giới thiệu về nhân vật Phan Đình Phùng. Đây là người đã dám đứng
ra can gián việc phế truất vua Dục Đức bất chấp việc có thể bị cách
chức quan , thậm chí có thể bị chém đầu.
Giáo viên có thể trích dẫn một đoạn lời can gián của Phan Đình Phùng
được ghi nhận trong tiểu thuyết lịch sử “ Huế 1885” của Thái Vũ như
sau:
“ Nếu tự quân có lỗi về việc chữa di chiếu, sao không can ngăn
mà vội phế truất để lập vua khác ? Như vậy đâu phải lẽ”

“Việc phế vua và lập vua là việc lớn, đâu có dễ dàng quá thế .
Như vậy là chuyên quyền , làm điều trái với di chiếu của tiên đế”
( Huế 1885 - Thái Vũ )
Qua những tình tiết đó giáo viên đã giúp học sinh khôi phục lại
bối cảnh lịch sử, hình ảnh các sự kiện và nhân vật của quá khứ trong
những năm cuối thế kỉ XIX, từ đó phác họa chân dung nhân vật Phan
Đình Phùng một con người chính trực thẳng thắn, giúp học sinh hiểu
rõ hơn về cuộc khởi nghĩa Hương Khê do chính con người chính trực
thẳng thắn này lãnh đạo.
Hay qua tình tiết giới thiệu nhân vật Cao Thắng, người thợ rèn
đã dày công nghiên cứu, mô phỏng, chế tạo thành công loại súng
trường theo kiểu của Pháp (500 khẩu) để trang bị cho nghĩa quân,
Pháp phải công nhận súng do Cao Thắng chế tạo “giống hệt súng
trường của công binh xưởng ở nước ta” (Pháp) chế tạo, chỉ khác hai
điểm: Lò xo yếu và nòng súng không xẻ rãnh nên đạn bay không xa
10
và không mạnh. Tuy nhiên, trong điều kiện kỹ thuật đương thời thì đó
là một thành công lớn. Vè Quan đình ca ngợi:
“Khen thay Cao Thắng tài to
Lấy ngay súng giặc về cho lò rèn
Đêm ngày tỉ mỉ giở xem
Lại thêm có cả Đội Quyên cùng tài
Xưởng trong cho chí trại ngoài
Thợ rèn các tỉnh đều mời hội công
Súng ta chế được vừa xong
Đem ra mà bắn nức lòng lắm thay
Bắn cho tiệt giống quân Tây
Cậy nhiều súng ống phen này hết khoe”
Ví dụ 5:
Trong khoá trình lịch sử lớp 12, ở bài 12, để làm sáng tỏ tội ác

của Thực dân Pháp xâm lược cũng như nỗi thống khổ của nhân dân ta
do chính sách bóc lột công nhân ở các đồn điền cao su, ta có thể đưa
câu ca dao:
“Cao su đi dễ, khó về
Khi đi trai tráng, khi về bủng beo”
(Ca dao chống Pháp)
Ví dụ 6:
Trong khoá trình lịch sử lớp 12, ở bài 14. Phong trào cách mạng
1930 – 1935. Mục II Phong trào cách mạng 1930 – 1931 và Xô Viết
Nghệ Tĩnh.
11
Khi giới thiệu về phong trào ở Nghệ -Tĩnh giáo viên có thể đưa vào
bài giảng đoạn trích trong “Bài ca cách mạng” sau:
“Kìa Bến Thuỷ đứng đầu dậy trước
Nọ Thanh Chương tiếp bước, bước lên
Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên
Anh Sơn, Hà Tĩnh một phen dậy rồi
Không có lẽ ta ngồi chịu chết
Phải cùng nhau kiên quyết một phen
Tổng này, xã nọ kết liên
Ta hò, ta hét, thét lên thử nào ”
(Bài ca cách mạng- Đặng Chính Kỷ))
Thông qua đoạn trích này, giáo viên đã giúp cho học sinh mường
tượng rõ nét về tinh thần đấu tranh bất khuất cùng với qui mô rộng lón
của phong trào cách mạng Nghệ -Tĩnh
Ví dụ 7 :
Trong khoá trình lịch sử lớp 12, ở bài 16 Phong trào giải phóng
dân tộc 1939 – 1945 và cách mạng Tháng Tám 1945. Nước Việt Nam
dân chủ cộng hoà được thành lập.
Mục 4, phần II. Nguyễn Ái Quốc về nước lãnh đạo cách mạng, để

khắc hoạ hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh và tình cảm của người khi trở
về quê hương sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, có thể sử dụng
đoạn thơ:
“Ôi sáng xuân nay, xuân bốn mốt
Sáng rừng Việt Bắc trắng hoa mơ
Người về. Im lặng. Con chim hót
12
Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ”
(Tố Hữu)
Phần III: Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền
Khi nói về sự ra đời của chiến khu Việt Bắc 6/1945, giáo viên
cần mở rộng nói thêm về 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh, có
thể sử dụng đoạn thơ trong “Lịch sử nước ta”của Chủ tịch Hồ Chí
Minh:
Có mười chính sách bày ra
Một là ích nước, hai là lợi dân
Bao nhiêu thuế ruộng, thuế thân
Đều đem bỏ hết cho dân khỏi phiền
Hội hè, tín ngưỡng, báo chương
Họp hành, đi lại có quyền tự do
Nông dân có ruộng, có bò,
Đủ ăn, đủ mặc, khỏi lo cơ hàn.
Công nhân làm lụng gian nan
Tiền lương phải đủ, mỗi ban tám giờ.
… Thương nhân buôn bán nhỏ to
Môn bài thuế ấy bỏ cho phỉ nguyền
…Thanh niên có trường học nhiều
Chính phủ trợ cấp trò nghèo, bần nho
Đàn bà cũng được tự do
Bất phân nam nữ đều cho bình quyền”

(Lịch sử nước ta – Hồ Chí Minh )
13
Đoạn trích nhằm khắc hoạ hình ảnh của chiến khu Việt Bắc-
hình ảnh một nước Việt Nam độc lập thu nhỏ đầy tính ưu việt.
Mục IV: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập.
Nhân sự kiện Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập, Nhà thỏ Tố Hữu viết:
“ Hôm nay sáng mồng hai, tháng chín
Thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình
Muôn triệu tim chờ chim cũng nín
Bỗng vang lên câu hát ân tình
Hồ chí minh! Hồ chí minh!
…Người đọc tuyên ngôn rồi chợt hỏi:
Đồng bào nghe tôi nói rõ không?
Ôi! Câu hỏi hơn một lời kêu gọi.
Rất đơn sơ mà ấm bao lòng
Cả muôn triệu một lời đáp : Có !
Như Trường Sơn say gió Biển Đông…”
Bài thơ này giúp học sinh dễ nắm không gian và thời gian Bác
Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập, giáo dục cho học sinh tình cảm thân
thương, gần gũi dành cho Hồ Chủ Tịch.
Ví dụ 8:
Trong khoá trình lịch sử lớp 12, ở Bài 18: Những năm đầu của
cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946- 1950).
Lời kêu gọi của Chủ Tịch Hồ Chí Minh rất ngắn gọn và súc tích.
Lời kêu gọi đã nói rõ được âm mưu của thực dân Pháp và tinh thần
đấu tranh vì độc lập của nhân dân Việt Nam. Qua đó học sinh biết
14
được khí thế cách mạng của những năm đầu kháng chiến chống Pháp.
Giáo viên có thể trích:
“Hỡi đồng bào toàn quốc!

Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng
chúng ta càng nhân nhượng thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng
quyết tâm cướp nước ta lần nữa.”
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!
Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn
giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đáng
thực dân Pháp để cứu Tổ quốc.
Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm. Không có gươm thì
dùng cuốc xuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp
cứu nước.
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!
Giờ cứu nước đã đến. ta phải hi sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ
gìn đất nước. Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên
quyết hi sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta.
Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm! Kháng chiến thắng lợi
muôn năm!
( Trích: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến- Hồ Chí Minh)
Ví dụ 9:
Bài 19: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc
chống thực dân Pháp (1950- 1953).
15
Trong chiến dịch Biên giới Thu- Đông 1950 Bác Hồ của chúng
ta đã trực tiếp ra trận để chỉ đạo chiến dịch. Khi dạy bài này giáo viên
có thể cung cấp thêm cho học sinh bài thơ:
Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.
………………………

Chú cứ việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc
Vâng lời anh nhắm mắt
Nhưng bụng vẫn bồn chồn…
(Trích: Đêm nay Bác không ngủ- Minh Huệ)
Ví dụ 10:
Bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết
thúc (1953- 1954).
Mục 2, phần II: Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (từ lúc mở đầu ngày
13/3/1954 đến khi kết thúc ngày 7/5/1954) giáo viên giảng thêm:
“ Năm mươi sáu ngày đêm
Khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng, chí không sờn…”
Hay:
“ Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng…”
16
(Trích: Hoan hô chiến sĩ Điện Biên- Tố Hữu)
Qua các bài thơ này giúp học sinh dễ dàng ghi nhớ thời gian diễn
ra chiến dịch Điện Biên Phủ (56 ngày đêm), chín năm kháng chiến
chống Pháp (từ 1946 đến 1954) và làm cho học sinh hiểu rõ sự hi sinh,
gian khổ và đã làm nên một Điện Biên Phủ chấn động địa cầu.
5. Kết quả
Nâng cao hiệu quả dạy học môn Lịch sử ở trường trung học phổ
thông hiện nay là một yêu cầu cấp thiết đòi hỏi sự cố gắng của nhiều
tổ chức, cá nhân. Tìm hiểu thực trạng dạy – học môn Lịch sử, từ đó
tìm hiểu nguyên nhân và hướng tới vạch ra những con đường, biện
pháp nâng cao hiệu quả dạy học môn Lịch sử ở trường trung học phổ
thông là hướng đi đã và đang được thực hiện rất tích cực, hợp logic,

phần nào đã mang lại những hiệu quả tích cực trong dạy và học bộ
môn. Ngày nay, với sự phát triển ngày càng cao của nền kinh tế, việc
ứng dụng các phương pháp dạy học hiện đại như chương trình “dạy
học cho tương lai” của Intel, sửdụng các chương trình hỗ trợ dạy học
khác như Powerpoint… đã góp phần nâng cao hiệu quả dạy học. Điều
đó thực sự mang lại những kết quả tích cực trong quá trình dạy học
các môn học nói chung và môn học Lịch sử nói riêng. Vai trò của Lịch
sử trong đời sống xã hội ngày càng được nhận thức đúng đắn hơn. Vị
trí của môn học ngày càng được nâng cao, song vẫn chưa tương xứng
ý nghĩa, tầm quan trọng, nhu cầu và xu thế phát triển của môn học
Lịch sử. Vấn đề đặt ra đó là: Làm thế nào để nâng cao hơn nữa hiệu
quả dạy – học môn Lịch sử ở trường Trung học phổ thông hiện nay?
17
Đây là vấn đề thu hút sự quan tâm của rất nhiều tổ chức, ban ngành và
nhiều cá nhân.
Với nhũng biện pháp thực hiện như trên trong sử dụng tài liệu
văn học để hổ trợ quá trình giảng dạy môn Lịch sử của mình, tôi nhận
thấy các em học sinh tiếp thu bài tốt hơn, chủ động, không khí lớp học
sôi nổi hào hứng, giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn lôi cuốn học
sinh,các em thuộc và hiểu bài rất nhanh. Qua các bài kiểm tra, phiếu
kiểm tra thu được kết quả so sánh như sau:
Các mức độ Khối lớp thực hiện Khối lớp ít thực hiện
Hứng thú học tập bộ
môn
Tăng Không tăng
Khả năng ghi nhớ sự
kiện nhân vật
- Nhanh.
- Nhiều, hiểu rõ sự
kiện

- Mức độ chậm
Khả năng làm bài phân
tích sự kiện
- Đa dạng, phân tích
có chiều sâu
- Chủ yếu học thuộc
lòng, ghi nhớ các sự
kiện
Công tác giáo dục tư
tưởng
Học sinh có tình cảm,
thái độ đúng đắn đối
với sự kiện, nhân vật.
- Học sinh có thái độ
đúng đắn đối với sự
kiện, nhân vật.
Quá trình dạy, học lịch sử ở trường phổ thông có nhiều hình
thức, tổ chức. Trong đó, hình thức lên lớp là hình thức, tổ chức dạy
học cơ bản, song không phải là duy nhất. Bên cạnh lên lớp còn có các
hình thức dạy học khác: tham quan học tập và hoạt động ngoại khoá…
Để nâng cao hiệu quả dạy, học bộ môn lịch sử phải nâng cao hiệu quả
toàn diện các hoạt động của quá trình dạy, học. Trong đó, trước hết
18
và quan trọng là nâng cao hiệu quả từng bài học lịch sử. Đây là một
nhiệm vụ trọng tâm của việc tiến hành bài học, vì nó thể hiện kết quả
lao động, tài năng sư phạm của giáo viên và việc phát huy tính tích
cực, độc lập trong học tập của học sinh để đạt được mục tiêu.
III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
Trong đế tài này tôi muốn đưa ra phương pháp sử dụng tài liệu

văn học trong giảng dạy Lịch sử Việt Nam nhằm tạo hứng thú cho học
sinh trong việc học bộ môn Lịch sử. Qua đó các em dần hình thành
khả năng tư duy sáng tạo trong học tập và cuộc sống, từ đó giúp các
em co kĩ năng sống vững vàng , kết hợp học đi đôi với hành gắn liền
học tập vào thực tế của cuộc sống.
Việc sử dụng tài liệu văn học trong giờ học sử là một việc làm
rất hiệu quả có tác dụng lớn nhằm gây hứng thú cho học sinh, làm cho
bài học trở nên sinh động, hấp dẫn.
Tài liệu văn học hỗ trợ đắc lực cho việc truyền thụ kiến thức lịch
sử, tạo hứng thú học tập bộ môn Lịch sử và lòng say mê học tập Lịch
sử của học sinh. Thông qua đó nó cũng góp phần giáo dục đạo đức,
tình yêu quê hương đất nước, lòng biết ơn đối với những anh hùng liệt
sĩ đã hi sinh xương máu của mình cho nước nhà.
Tuy nhiên khi sử dụng các tài liệu văn học trong giảng dạy giáo
viên cần chú ý:
- Giáo viên cần có sự lựa chọn kĩ càng, phải tim hiểu cặn kẽ để tìm ra
những tài liệu văn học tâm đắc nhất phục vụ cho từng khóa trình lịch
sử.
19
- Không lạm dụng những tài liệu văn học, tránh việc ôm đồm đưa
vào quá nhiều kiến thức thơ văn sẽ làm loãng nội dung bài học lịch sử
và biến giờ học sử thành giờ giới thiệu các tác phẩm văn học,
- Những tài liệu văn học phải phù hợp với trình độ nhận thức của học
sinh, đảm bảo tính vừa sức với học sinh, đồng thời phải đảm bảo cả
giá trị giáo dưỡng, giáo dục và giá trị văn học.
- Khi khai thác những tài liệu văn học, giáo viên cần chú ý sử dụng
ngữ điệu phù hợp để tạo những điểm nhấn, những nút thắt gây sự
chú ý tập trung của học sinh từ đó sẽ có tính thuyết phục, hấp dẫn
với học sinh.
- Tài liệu văn học có thể được sử dụng để tổ chức thực hành cho các

nhóm, các tổ học sinh trong lớp như kể chuyện Lịch sử, diễn kịch
hoặc tổ chức những buổi ngoại khoá Lịch sử trong trường
2. Đề xuất
- Có quan niệm đúng về môn lịch sử từ các cấp quản lý đến cha mẹ
học sinh và toàn xã hội. Vì môn lịch sử có vai trò quan trọng trong
việc giáo dục học sinh về lòng yêu nước, tự hào truyền thống dân tộc
và ghóp phần hình thành nhân cách con người, môn lịch sử không chỉ
là môn học mà còn là công cụ tuyên truyền đường lối cách mạng của
Đảng, bồi dưỡng niềm tin yêu đối với Đảng. Từ đó, học sinh (sau này
là công dân) sẽ tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc
xây đựng và bảo vệ đất nước.
- Phải xây dựng kế hoạch hoạt động của bộ môn với những yêu cầu
cụ thể đối với việc dạy học. Triển khai công tác đồng bộ các giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
20
- Mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học, đổi mới phương pháp
theo hướng hiện đại, trong đó bộ môn Lịch sử được trang bị bản đồ,
tranh ảnh đầy đủ, phòng học bộ môn được nối mạng Internet để giáo
viên khai thác và sử dụng.
- Sử dụng SGK giáo viên phải khai thác kênh hình, Sử dụng các tài
liệu văn học phải có sự chọn lọc.
- Giáo viên cần chú trọng đầu tư cho giáo án, phát huy tính tích cực
chủ động của học sinh. Trau dồi nghệ thuật sư phạm và khơi dậy thói
quen đọc sách cho học sinh
- Tổ chức các buổi tham quan các di tích, các bảo tàng trong và
ngoài tỉnh nhằm củng cố khắc sâu hơn kiến thức lịch sử cho học sinh.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên bắt đầu từ chính sách thu
hút người giỏi vào ngành sư phạm.
- Tăng cường các hoạt động hỗ trợ bài học trên lớp: Bài học trên lớp
càng có tác dụng cao khi được hỗ trợ bằng các hoạt động khác như (tự

học ở nhà; tham quan học tập ở nhà bảo tàng lịch sử, cách mạng, nhà
truyền thống địa phương, kết hợp các dạng hoạt động học tập; ngoại
khoá, thực hành…). Bởi vì, nội dung và chủ đề hoạt động của các hình
thức dạy học này phải bám sát với nội dung học chính khoá và phải đạt
được mục đích giáo dưỡng, giáo dục, phát triển như bài học trên lớp. Vì
vậy, để nâng cao chất lượng dạy, học bộ môn cần thiết tăng cường các
hoạt động hỗ trợ.
- Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy, học lịch sử:
Kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học lịch sử là quá trình thu thập
và xử lý những thông tin về tình hình lĩnh hội kiến thức, bồi dưỡng tư
21
tưởng đạo đức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo của học sinh… so với mục
tiêu học tập. Sự hiểu biết về các nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình
học tập của học sinh, giúp giáo viên có những biện pháp sư phạm
thích hợp nhằm nâng cao chất lượng bài học và giúp các em học tập
ngày càng tiến bộ hơn (hoàn thiện kiến thức, hình thành thế giới quan,
phát triển ngôn ngữ, tư duy và giáo dục lòng yêu lao động cho học
sinh)
(3)
.
Kiểm tra, đánh giá là một khâu quan trọng không thể thiếu được
của quá trình dạy học. Nó là công việc của cả giáo viên và học sinh.
Vì vậy kiểm tra, đánh giá có ý nghĩa to lớn đối với việc nâng cao chất
lượng dạy học bộ môn. Song thực tế việc kiểm tra, đánh giá trong dạy
học lịch sử ở trường phổ thông chưa tốt. Vì vậy cùng với việc đổi mới
nội dung, phương pháp dạy học, cần thiết phải đổi mới việc kiểm tra,
đánh giá trên tất cả các mặt về quan niệm, nội dung, hình thức,
phương pháp.
MỤC LỤC


Trang
22
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
……………………………………… 1
III. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
1/ Cơ sở lí luận
………………………………………………… 2
2/ Cơ sở thực tế
………………………………………………3
3/ Thực trạng của đề tài
……………………… 4
*/ Khó khăn:
*/ Thuận lợi
4/ Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường
trung
học phổ thông
……………………………………………………………… 5
a. Các loại tài liệu văn học
……………………………………………………5
b. Minh họa sử dụng tài liệu văn học trong giảng dạy Lịch sử Việt
Nam
ở trường trung học phổ thông
……………………………………………6
5. Kết quả
…………………………………………………….13
III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
23
1. Kết luận
……………………………………………………………… 15.
2. Đề xuất

………………………………………………………………. 1
6
Mục luc
……………………………………………………………… 18
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN
VỊ
Thanh Hóa, ngày tháng năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến
kinh nghiệm của mình viết, không sao
chép nội dung của người khác
24
25

×