Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Nghiên cứu thành phần loài và phân bố động vật đáy (Crustacea; Mollusca) ở các thủy vực vùng núi Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 84 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT

NGUYỄN TỐNG CƯỜNG

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ ĐỘNG VẬT ĐÁY
(CRUSTACEA, MOLLUSCA) Ở CÁC THỦY VỰC VÙNG NÚI TAM
ĐẢO, TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC

Hà Nội, 2017


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT

NGUYỄN TỐNG CƯỜNG

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ ĐỘNG VẬT ĐÁY
(CRUSTACEA, MOLLUSCA) Ở CÁC THỦY VỰC VÙNG NÚI TAM
ĐẢO, TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC
Chuyên ngành Động vật học
(Mã số: 60 42 01 03)

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Hùng Anh


Hà Nội, 2017


Lời cam kết
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trên bất kỳ công
trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

i


Lời cảm ơn
Luận văn này được hoàn thành tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ và hướng dẫn tận
tình của TS. Lê Hùng Anh. Tôi vô cùng biết ơn sự giúp đỡ quý báu của thầy.
Xin chân thành cảm ơn TS. Trần Đức Lương, TS. Đỗ Văn Tứ đã giúp đỡ
trong quá trình định loại mẫu vật cũng như hoàn thành luận văn. ThS. Trần Anh
Tuấn đã giúp đỡ về bản đồ.
Để hoàn thành luận văn tôi đã nhận được sự giúp đỡ và tạo điều kiện của các
cán bộ phòng Sinh thái Môi trường nước, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật,
Lãnh đạo Viện, trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, Phòng Quản lý Tổng hợp, Vườn
quốc gia Tam Đảo. Tôi xin cảm ơn tất cả những sự giúp đỡ quý báu đó.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên tạo điều kiện để tôi
hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày 08, tháng10, năm 2017

Nguyễn Tống Cường

ii



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ĐDSH:

Đa dạng sinh học

ĐVĐ:

Động vật đáy

ĐVKXS:

Động vật không xương sống

IUCN:

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới

KVNC:

Khu vực nghiên cứu

GX, TM:

Giáp xác, Thân mềm

SĐVN:

Sách đỏ Việt Nam


STTNSV:

Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

TĐDSHML:

Trạm đa dạng sinh học Mê Linh

VQG:

Vườn Quốc Gia

Danh lục đỏ của IUCN:

NE:

Chưa đánh giá

DD:

Thiếu dẫn liệu

LC:

Ít lo ngại

NT:

Sắp bị đea dọa


Sách đỏ Việt Nam (2007):

VU:

iii

Nguy cấp


MỤC LỤC
Lời cam kết.................................................................................................................. i
Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii

DANH MỤC HÌNH ....................................................................................... vii
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN ........................................................................... 3
1.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên vùng núi Tam Đảo và các kiểu hệ sinh thái thủy
vực ...............................................................................................................................3
1.1.1. Đặc điểm địa hình, địa chất và thổ nhưỡng. .....................................................3
1.1.2. Đặc điểm khí hậu ..............................................................................................4
1.1.3. Đặc điểm thủy văn .............................................................................................8
1.1.4. Đặc điểm hệ động thực vật ở vùng núi Tam Đảo .............................................8
1.1.5. Các kiểu hệ sinh thái thủy vực .........................................................................8
1.2. Khái quát về tình hình kinh tế, xã hội ở vùng núi Tam Đảo ................................9
1.2.1. Hiện trạng phát triển dân số .............................................................................9
1.2.2. Tình hình kinh tế................................................................................................9
1.3. Tình hình nghiên cứu Giáp xác, Thân mềm trên thế giới và Việt Nam.............11
1.3.1. Các nghiên cứu Giáp xác, Thân mềm ở nước ngoài .......................................11
1.3.1.1. Giáp xác Decapoda ................................................................................................. 11
1.3.1.2. Giáp xác Copepoda nước ngọt ................................................................................ 13

1.3.1.3. Giáp xác có vỏ Ostracoda ....................................................................................... 14
1.3.1.4. Thân mềm Mollusca ............................................................................................... 15

1.3.2. Các công trình nghiên cứu về Giáp xác, Thân mềm ở Việt Nam ....................16
1.3.2.1. Giáp xác Decapoda ................................................................................................. 16
1.3.2.2. Giáp xác Copepoda và Cladocera ........................................................................... 18
1.3.2.3. Giáp xác có vỏ Ostracoda ....................................................................................... 19
iv


1.3.2.3. Thân mềm Mollusca ............................................................................................... 20

2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................................25
2.1.1. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................25
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................25
2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................28
2.2.1. Nghiên cứu, khảo sát ngoài thực địa ..............................................................28
2.2.2. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ...............................................................28

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................. 30
3.1. Đặc trưng về thành phần loài giáp xác và thân mềm khu vực nghiên cứu ........30
3.1.1. Thành phần loài giáp xác và thân mềm ở khu vực nghiên cứu ................................. 30

3.1.2. Cấu trúc về thành phần loài của từng nhóm Giáp xác và Thân mềm (bảng
3.2).............................................................................................................................36
3.1.3.

Thành phần loài giáp xác và thân mềm bổ sung cho khu vực nghiên cứu và

Việt Nam ....................................................................................................................39

3.2. Đặc trưng phân bố của Giáp xác và Thân mềm ở KVNC theo các dạng thủy vực
...................................................................................................................................39
3.3. Phân bố về mật độ Giáp xác và Thân mềm nước ngọt ở KVNC ......................46
3.4. Mức độ đa dạng sinh học quần xã Giáp xác và Thân mềm nước ngọt ở KVNC
...................................................................................................................................47
3.5. Những hoạt động của con người tác động của con người tới biến động số lượng
Giáp xác và Thân mềm .............................................................................................48
3.6. Ý nghĩa của giáp xác và thân mềm đối với người dân vùng núi Tam Đảo .......49
3.6.1. Giá trị thực phẩm ............................................................................................49
3.6.2. Làm thức ăn chăn nuôi ....................................................................................49
3.6.3. Gây hại cho sức khỏe con người .....................................................................50

v


3.6.4. Các loài ngoại lai xâm hại ..............................................................................50
3.7. Đánh giá tình trạng bảo tồn của các loài giáp xác và thân mềm ở KVNC ........50
3.8. Đề xuất biện pháp bảo tồn các loài Giáp xác và Thân mềm ở khu vực nghiên
cứu .............................................................................................................................52

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 54
Kết luận .....................................................................................................................54
Kiến nghị ...................................................................................................................54

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ............................................. 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 57

vi



DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Nhiệt độ không khí trung bình tại trạm quan trắc Tam Đảo ......................4
Bảng 1.2. Nhiệt độ không khí trung bình tại trạm quan trắc Tam Đảo ......................4
Bảng 1.3. Lượng mưa tại trạm quan trắc các tháng trong năm 2015 ..........................5
Bảng 1.4. Lượng mưa tại trạm quan trắc các tháng trong năm 2015 ..........................5
Bảng 1.5. Số giờ nắng trong tháng tại trạm quan trắc Tam Đảo năm 2015................6
Bảng 1.6. Số giờ nắng qua các năm tại tạm quan trắc Tam Đảo ................................6
Bảng 1.7. Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm 2015 ............................7
Bảng 1.8. Độ ẩm không khí trung bình các năm gần đây tại trạm quan trắc Tam Đảo
.....................................................................................................................................7
Bảng 2. 1. Vị trí thu mẫu ĐVĐ (Crustacea, Mollusca) ở vùng núi Tam Đảo, .........25
Bảng 3. 1.Thành phần loài giáp xác và thân mềm ở các thủy vực vùng núi Tam Đảo
...................................................................................................................................31
Bảng 3. 2. Cấu trúc thành phần giáp xác và thân mềm ở KVNC .............................36
Bảng 3. 3. Đặc trưng phân bố và tình trạng bảo tồn các loài Giáp xác, Thân mềm ở
KVNC........................................................................................................................40
Bảng 3. 4. Cấu trúc thành phần loài của các taxon Giáp xác, Thân mềm ................45
Bảng 3. 5. Cấu trúc thành phần loài của các taxon Giáp xác, Thân mềm ................45
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ vị trí thu mẫu Giáp xác và Thân mềm ở vùng núi Tam Đảo, tỉnh
Vĩnh Phúc ..................................................................................................................27
Hình 3.1. Mật độ Giáp xác và Thân mềm ở các thủy vực vùng núi Tam Đảo .........46
Hình 3.2. Thành phần loài giáp xác và Thân mềm ở thủy vực nước chảy và...........47
Hình 3. 3. Biến thiên chỉ số đa dạng (H’) của Giáp xác và Thân mềm ở các thủy vực
vùng núi Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc ..........................................................................48

vii



MỞ ĐẦU
Thủy sinh vật là nhóm sinh vật rất phong phú và đóng vai trò rất quan trọng
trong các hệ sinh thái thủy vực và trong đời sống của con người. Theo Đặng Ngọc
Thanh, Hồ Thanh Hải (2007) cho đến nay, có 1.438 loài tảo nước ngọt thuộc 259
chi và 9 ngành đã được xác định. Trong đó đáng lưu ý là thành phần loài giáp xác
(Crustacea), có 54 loài, 8 giống lần đầu tiên được mô tả ở Việt Nam. Riêng hai
nhóm tôm, cua có 59 loài thì có 7 giống và 33 loài (55,9% tổng số loài) lần đầu tiên
được mô tả. Trong thành phần loài động vật thân mềm, tổng số 155 loài trai ốc, có
51 loài (32,9% tổng số loài), 4 giống lần đầu tiên được mô tả. Thành phần loài cá,
theo Nguyễn Văn Hảo (2001, 2005) đã công bố 1.027 loài cá nước ngọt thuộc 22
bộ, 97 họ và 427 giống. Trong đó có 1 giống, 40 loài và phân loài mới cho khoa học
[2, 3, 17].
Tại các thủy vực nước ngọt, thủy sinh vật tham gia chính vào quá trình
chuyển hóa vật chất và năng lượng. Ngoài ra nhiều loài sinh vật còn chỉ thị để đánh
giá chất lượng nước ở các thủy vực. Việc điều tra, nghiên cứu, khai thác, sử dụng
hợp lý và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sinh vật ở các thủy vực là vấn đề có ý
nghĩa chiến lược đối với con người cho hiện tại cũng như trong tương lai. Ở Việt
Nam trong những năm gần đây, vấn đề nghiên cứu thủy sinh vật đã được nhiều nhà
khoa học nghiên cứu, triển khai tại các Vườn quốc gia (VQG) và các Khu bảo tồn
thiên nhiên (KBT).
Việc điều tra, nghiên cứu, khai thác và sử dụng hợp lý, phát triển bền vững
nguồn lợi động vật đáy (Crustacea, Mollusca) ở các thủy vực là vấn đề có ý nghĩa
chiến lược đối với con người cho hôm nay cũng như trong tương lai. Ở Việt Nam,
trong những năm gần đây, nhiều nhà khoa học đã quan tâm nghiên cứu các nhóm
Giáp xác (Crustacea) và Thân mền (Mollusca) ở nước tại các VQG và KBTTN.
Địa điểm nghiên cứu là vùng núi Tam Đảo thuộc tỉnh Vĩnh Phúc bao gồm 1
phần của Vườn Quốc Gia Tam Đảo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Trạm Đa dạng
Sinh học Mê Linh và các vùng phụ cận. Nơi đây có hệ thống suối nằm dọc theo
sườn núi phía Tây và Tây Nam với hệ thống sông Phó Đáy nằm ở phía Tây. Suối có
cấu trúc hẹp lòng nhiều ghềnh thác. Vùng này cũng có nhiều hồ lớn như: hồ Đại

1


Lải, hồ Làng Hà, hồ Xạ Hương, hồ Đồng Câu là những nơi mà sẽ có đa dạng cao về
thành phần loài Giáp xác (Crustacea) và Thân mền (Mollusca).
Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại chưa chưa có nhiều nghiên cứu về các
Giáp xác và Thân mềm, đặc biệt là các loài giáp xác nhỏ sống ở đáy (Ostracoda,
Copepoda-Harpacticoida). Vì vậy chúng tôi đề xuất đề tài: “Nghiên cứu thành phần
loài và phân bố động vật đáy (Crustacea; Mollusca) ở các thủy vực vùng núi Tam
Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc”.
Đề tài có sử dụng một phần nội dung và kết quả nghiên cứu của Dự án “ Đánh
giá hiện trạng môi trường nước và thủy sinh vật ở Vườn quốc gia Tam Đảo” và đề
tài cơ sở 2016-2017: “Nghiên cứu đa dạng thủy sinh vật ở Trạm đa dạng sinh học
Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc” do học viên làm chủ nhiệm.
• Mục tiêu của luận văn
- Có được danh sách thành phần loài động vật đáy (Crustacea; Mollusca) ở
các thủy vực vùng núi Tam Đảo thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.
- Có được sự phân bố của các loài động vật đáy (Crustacea; Mollusca) theo
các dạng thủy vực.
• Nội dung của luận văn
1. Nghiên cứu thành phần loài động vật đáy (Crustacea; Mollusca) ở các thủy
vực vùng núi Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
2. Nghiên cứu phân bố của các loài động vật đáy (Crustacea; Mollusca) ở các
thủy vực.
3. Đánh giá tình trạng bảo tồn các loài động vật đáy (Crustacea; Mollusca) ở
khu vực nghiên cứu.
• Những đóng góp mới của luận văn
1. Cập nhật đầy đủ danh sách thành phần loài giáp xác và thân mềm ở khu vực
nghiên cứu.
2. Nghiên cứu sự phân bố của các loài động vật đáy (Crustacea; Mollusca) theo

các dạng thủy vực.

2


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên vùng núi Tam Đảo và các kiểu hệ sinh thái
thủy vực
1.1.1. Đặc điểm địa hình, địa chất và thổ nhưỡng.
a. Đặc điểm địa hình
Địa hình vùng núi Tam Đảo có đặc điểm là đỉnh nhọn, sườn rất dốc, độ chia
cắt sâu, dày bởi nhiều dông phụ gần như vuông góc với dông chính. Phía Đông Bắc
các suối chính đều chảy về sông Công. Phía Tây Nam, các lưu vực suối đều đổ về
sông Phó Đáy [6].
Núi Tam Đảo chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, gồm trên 20 đỉnh núi
được nối với nhau bằng đường dông sắc, nhọn. Nó như một bức bình phong chắn
gió mùa Đông Bắc. Các đỉnh có độ cao dưới 1000m. Đỉnh cao nhất là đỉnh Tam
Đảo Bắc (Tam Đảo North – ranh giới giữa 3 tỉnh) cao 1592m. Ba đỉnh núi nổi tiếng
của Tam Đảo là Thiên Thị (1375m), Thạch Bàn (1388m), và Phù Nghĩa (1300m).
Chiều ngang của khối núi là 10-15km, sườn rất dốc và chia cắt mạnh. Độ đốc bình
quân 16°-35°, nhiều nơi độ dốc trên 35°. Độ cao của núi giảm nhanh về phía Đông
Bắc, hướng Đông Nam có xu hướng giảm dần đến giáp địa phận Hà Nội.
b. Địa chất và thổ nhưỡng
Theo tác giả Lê Vũ Khôi (2001) thì KVNC có 4 loại đất chính [6]:
+ Đất Feralit mùn vàng nhạt phân bố ở độ cao trên 700m.
+ Đất Feralit mùn, vàng đỏ phân bố ở độ cao 400-700m.
+ Đất Feralit đỏ vàng, phát triển trên nhiều loại đá khác nhau như Shale,
Mica, Phillite, và đá Cát. Phân bố trên các đồi độ cao từ 100-400mm.
+ Đất phù sa và dốc tụ phân bố ở ven chân núi và thung lũng hẹp giữa núi và
ven sông suối lớn. Thành phần cơ giới của loại đất này là trung bình, tầng dày, độ

ẩm cao, màu mỡ và được khai thác trồng lúa và hoa màu.

3


Luận văn đủ ở file: Luận văn full














×