Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất chè ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 128 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ LAN

ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
VÀO SẢN XUẤT CHÈ Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ LAN

ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
VÀO SẢN XUẤT CHÈ Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 8.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Văn Hùng

THÁI NGUYÊN - 2018




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn: “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công
nghệ vào sản xuất chè ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên” là
công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực
và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Các thông tin sử dụng nghiên cứu trong luận văn được thu thập từ khảo
sát thực tế và từ nhiều nguồn khác, được chỉ rõ ràng về nguồn gốc.
Mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận văn này đã được tác giả cảm ơn.
Thái Nguyên, ngày 06 tháng 02 năm 2018
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Lan


ii
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo,
các thầy, cô giáo Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái
Nguyên đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá
trình học tập và thực hiện đề tài.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Phan Văn Hùng đã trực tiếp
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu, giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Thành ủy, Ủy ban
nhân dân thành phố Thái Nguyên; các đồng chí lãnh đạo và cán bộ các phòng:
Kinh tế, Tài Nguyên và Môi trường, Chi cục Thống kê; Trạm Khuyến nông

Thành phố Thái Nguyên; các đồng chí lãnh đạo, cán bộ và nhân dân các xã
Phúc Xuân, Phúc Trìu, Tân Cương đã ủng hộ và tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tôi trong quá trình thu thập thông tin và khảo sát thực địa để hoàn thành
luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, cơ quan, bạn bè, đồng
nghiệp đã luôn động viên, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và
thực hiện đề tài này.
Thái Nguyên, ngày 06 tháng 02 năm 2018
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Lan


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ...................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 3
4. Ý nghĩa khoa học của luận văn ............................................................................... 3
5. Bố cục của luận văn ................................................................................................ 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ỨNG DỤNG TIẾN
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VÀO SẢN XUẤT CHÈ QUY MÔ
NÔNG HỘ ................................................................................................................. 5

1.1. Cơ sở lý luận về ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất chè
quy mô nông hộ .................................................................................................. 5
1.1.1. Một số khái niệm trong phạm vi nghiên cứu .................................................... 5
1.1.2. Nội dung ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất chè của nông hộ ...................... 9
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất chè .......................................................... 9
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định ứng dụng tiến bộ KH&CN trong
sản xuất chè của nông hộ .................................................................................. 14
1.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ............................................ 19
1.3. Một số chính sách liên quan đến nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng tiến
bộ khoa học - công nghệ trong nông nghiệp .................................................... 23
1.4. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 25
1.4.1. Kinh nghiệm quốc tế ....................................................................................... 25
1.4.2. Kinh nghiệm trong nước ................................................................................. 27
1.4.3. Bài học kinh nghiệm ....................................................................................... 32
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 34
2.1. Các câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 34


iv
2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 34
2.2.1. Khung phân tích .............................................................................................. 34
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin ...................................................................... 35
2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin ..................................................................... 38
2.2.4. Phương pháp phân tích .................................................................................... 38
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ....................................................................... 39
Chương 3: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ VÀO SẢN XUẤT CHÈ CỦA NÔNG HỘ Ở THÀNH PHỐ
THÁI NGUYÊN ...................................................................................................... 41
3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố Thái Nguyên ................. 41
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 41

3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội................................................................ 45
3.2. Khái quát tình hình ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất
nông nghiệp ở thành phố Thái Nguyên từ 2011 đến nay ................................. 49
3.2.1. Lĩnh vực trồng trọt .......................................................................................... 49
3.2.2. Lĩnh vực chăn nuôi .......................................................................................... 52
3.2.3. Sử dụng trang thiết bị máy móc ...................................................................... 53
3.3. Tình hình ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất chè trên địa bàn thành
phố Thái Nguyên .............................................................................................. 56
3.4. So sánh hiệu quả sản xuất ở các mô hình áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
cho sản xuất chè trên địa bàn thành phố Thái Nguyên..................................... 61
3.4.1.Chi phí sản xuất chè của các mô hình .............................................................. 61
3.4.2. Sản lượng, doanh thu và lợi nhuận sản xuất kinh doanh chè của các mô hình ...... 62
3.5. Đặc điểm vùng nghiên cứu ................................................................................ 64
3.6. Thuận lợi và khó khăn của nông hộ trong quá trình ứng dụng tiến bộ
KH&CN vào sản xuất chè ................................................................................ 65
3.6.1. Thuận lợi ......................................................................................................... 66
3.6.2. Khó khăn ......................................................................................................... 66
3.7. Thực trạng ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất chè của nông hộ được
khảo sát ............................................................................................................. 68
3.7.1. Đặc điểm chung của hộ nông dân sản xuất chè .............................................. 68


v
3.7.2. Tình hình tiếp cận thông tin và tập huấn tiến bộ KH&CN trong sản xuất
chè của nông hộ .............................................................................................. 71
3.7.3. Sự khác biệt giữa nhóm hộ có ứng dụng tiến bộ KH&CN và nhóm hộ
không ứng dụng tiến bộ KH&CN .................................................................. 74
3.7.4. Đề xuất nhu cầu của nông hộ ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất chè.......... 75
3.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản
xuất chè của hộ nông dân ở thành phố Thái Nguyên ..................................... 76

3.9. Đánh giá chung về việc ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất chè của
nông hộ thành phố Thái Nguyên .................................................................... 79
3.9.1. Những kết quả đạt được .................................................................................. 79
3.9.2. Những hạn chế, yếu kém ................................................................................. 81
3.9.3. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém..................................................... 82
Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KH&CN
VÀO SẢN XUẤT CHÈ CỦA NÔNG HỘ Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN ............. 85
4.1. Mục tiêu, định hướng phát triển sản xuất chè của tỉnh Thái Nguyên giai
đoạn 2016 - 2020 ............................................................................................ 85
4.1.1. Mục tiêu tổng quát .......................................................................................... 85
4.1.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 85
4.1.3. Định hướng phát triển sản xuất chè giai đoạn 2016 - 2020 ............................ 87
4.2. Mục tiêu phát triển sản xuất chè của thành phố Thái Nguyên ........................... 87
4.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................ 87
4.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 88
4.3. Một số giải pháp đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất chè
của nông hộ ở thành phố Thái Nguyên .......................................................... 89
4.3.1. Các căn cứ đưa ra giải pháp đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KH&CN vào
sản xuất chè của nông hộ ở thành phố Thái Nguyên ..................................... 89
4.3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất chè
của nông hộ ở thành phố Thái Nguyên .......................................................... 90
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................... 101
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN .... 105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 106
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 109


vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ


Chữ viết tắt
BVTV

Bảo vệ thực vật

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

ĐVT

Đơn vị tính

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

KH&CN

Khoa học và công nghệ
Tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng

SWOT

Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu),

Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) - là một mô
hình nổi tiếng trong phân tích kinh doanh của doanh nghiệp.

TBKT

Tiến bộ kỹ thuật

TPTN

Thành phố Thái Nguyên

UBND

Ủy ban nhân dân

ƯDTBKT

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật

UTZ

UTZ Certified là một chương trình và nhãn canh tác bền
vững trên toàn thế giới.
Sơ đồ Venn đã được John Venn xây dựng khoảng năm 1880.

VENN

Được gọi là biểu đồ Venn hoặc sơ đồ tập hợp, là một sơ
đồ cho thấy tất cả các mối quan hệ logic có thể có giữa một
số lượng hữu hạn các tập hợp.

Từ

VietGAP

viết

tắt

của

Vietnamese

Good

Agricultural

Practice) là một bộ quy trình sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt
Nam, do Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ban
hành đối với từng sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi.


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1:

Cỡ mẫu điều tra theo địa bàn khảo sát ........................................ 37

Bảng 3.1:

Các mô hình ứng dụng KH&CN trong sản xuất nông nghiệp

trên địa bàn thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2015 ...... 54

Bảng 3.2:

Diện tích và sản lượng chè giai đoạn 2009 - 2016 ..................... 57

Bảng 3.3:

Diện tích chè phân theo xã năm 2015 (ha) ................................. 57

Bảng 3.4:

Hình thức chế biến chè theo tiêu chuẩn VietGAP của nông hộ ........ 59

Bảng 3.5:

Một số chỉ tiêu về tưới cho cây chè bằng van xoay.................... 60

Bảng 3.6:

So sánh, đánh giá hiệu quả kinh tế của 1 ha sản xuất chè vụ
đông theo 02 phương pháp tưới thủ công truyền thống và tưới
bằng van xoay .............................................................................. 61

Bảng 3.7:

Chi phí sản xuất chè của 3 mô hình sản xuất trên 1ha diện tích .... 62

Bảng 3.8:


So sánh hiệu quả sản xuất kinh doanh chè của các mô hình
trên 1 ha/năm............................................................................... 63

Bảng 3.9:

Tỷ suất sinh lời của một đồng chi phí chăm sóc bỏ ra ............... 63

Bảng 3.10: Đặc điểm về nguồn lực sản xuất của nông hộ ............................ 68
Bảng 3.11: Số lượng lao động của hộ sản xuất chè trên địa bàn 3 xã
nghiên cứu ................................................................................... 69
Bảng 3.12: Trình độ học vấn của các hộ điều tra .......................................... 70
Bảng 3.13: Tình hình ứng dụng tiến bộ KH&CN của nông hộ sản xuất chè ...... 71
Bảng 3.14: Kết quả chuyển giao khoa học kỹ thuật giai đoạn 2014 2016 trên địa bàn thành phố Thái Nguyên ................................. 72
Bảng 3.15: Hình thức tiếp cận nguồn thông tin tiến bộ kỹ thuật của nông hộ ... 73
Bảng 3.16: Tổng hợp các ý kiến về nhu cầu của người dân ở các điểm
nghiên cứu ................................................................................... 76
Bảng 3.17: Kết quả phân tích hồi quy bằng mô hình Binary Logistic .......... 76
Bảng 4.1:

Kế hoạch phát triển sản xuất chè tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
2017 - 2020 ................................................................................. 86


viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ khung phân tích vấn đề ....................................................... 34
Hình 3.1: Bản đồ hành chính Thành phố Thái Nguyên ................................. 42
Hình 3.2.

Biểu đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2016 thành phố Thái Nguyên .... 44


Hình 3.3: Biểu đồ giá trị sản xuất các ngành kinh tế thành phố Thái
Nguyên năm 2016 ......................................................................... 47
Hình 3.4: Biểu đồ tình hình tham gia tập huấn của nông hộ có ứng dụng
tiến bộ kỹ thuật.............................................................................. 73
Hình 4.1: Phân tích ma trận SWOT .............................................................. 89
Hình 4.2: Sơ đồ Venn triển khai ứng dụng TBKT ....................................... 90


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Sản xuất nông nghiệp có vai trò quan trọng trong toàn bộ quá trình phát
triển của đất nước. Để có một nền nông nghiệp phát triển cao, hiệu quả, bền
vững, đủ sức hội nhập với thế giới, Đại hội XII xác định: “Đẩy mạnh cơ cấu
nền nông nghiệp theo hướng xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao, hàng
hóa lớn; tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, nâng cao chất
lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; bảo đảm phát triển bền vững, an ninh
lương thực quốc gia....”. Đảng ta chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa (CNH, HĐH) nông nghiệp, nông thôn, đưa nhanh tiến bộ khoa học và
công nghệ (KH&CN) vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sức
cạnh tranh, phù hợp đặc điểm từng vùng, từng địa phương, bảo đảm phát triển
các khu nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất hàng hóa lớn, đồng thời giải
quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
Thành phố Thái Nguyên là thành phố trung du, miền núi Bắc Bộ, được
thiên nhiên ưu đãi một hệ thống đất đai và điều kiện khí hậu thời tiết khá thích
hợp cho việc phát triển cây chè. So với các huyện trong tỉnh, Thành phố Thái
Nguyên có diện tích chè khá lớn được phân bố chủ yếu ở các xã phía Tây, với
vùng trọng điểm là các xã: Tân Cương, Phúc Trìu, Phúc Xuân,... Hiện nay,
cây chè đã trở thành một trong những cây trồng mũi nhọn góp phần chuyển

dịch cơ cấu kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân. Trong những năm qua, để
phát triển bền vững ngành chè, Thành phố đã có nhiều chủ trương, chính sách
quan tâm ưu tiên phát triển cây chè, đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào sản
xuất được coi là khâu đột phá, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với một
số cây trồng khác; năng suất, chất lượng sản phẩm chè ngày càng được cải
thiện theo hướng bảo đảm an toàn thực phẩm. Các hộ nông dân trên địa bàn
thành phố đã và đang có nhiều thuận lợi trong tiếp cận và ứng dụng những
thành tựu KH&CN tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất
chè nói riêng.


2
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc ứng dụng KH&CN
vào sản xuất nông nghiệp nói chung và cây chè nói riêng trên địa bàn thành
phố còn gặp nhiều khó khăn, so với tốc độ phát triển của KH&CN và tiềm
năng của địa phương, việc ứng dụng tiến bộ của KH&CN vào sản xuất chè để
khai thác, phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương những năm qua còn
nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, nguồn lực của các nông hộ khác nhau cũng có
thể dẫn đến mức độ ứng dụng KH&CN của các hộ là khác nhau,… Nguyên
nhân có cả các yếu tố khách quan lẫn chủ quan: Hạ tầng phục vụ sản xuất
chưa đồng bộ, nhất là hệ thống thủy lợi; quy mô, mức độ, trình độ cơ giới hóa
các khâu sản xuất, thu hoạch, sau thu hoạch còn thấp; hệ thống chế biến, bảo
quản chưa đáp ứng yêu cầu cả về quy mô và thiết bị công nghệ, tổ chức sản
xuất chè chủ yếu theo hộ gia đình, quy mô nhỏ, không thuận lợi cho đầu tư
phát triển và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nên sản phẩm làm
ra chưa đồng nhất, chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả chế biến và chất
lượng sản phẩm. Vì vậy, vấn đề đặt ra là chúng ta cần phải xem xét những
yếu tố nào ảnh hưởng đến việc ứng dụng KH&CN vào sản xuất chè của nông
hộ. Từ đó, đưa ra giải pháp đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KH&CN trong sản
xuất chè của nông hộ ở thành phố Thái Nguyên.

Xuất phát từ thực trạng trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Ứng dụng tiến bộ
khoa học và công nghệ vào sản xuất chè ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái
Nguyên” nhằm đánh giá thực trạng ứng dụng KH&CN vào sản xuất chè của
nông hộ thành phố Thái Nguyên, từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp đưa
nhanh tiến bộ KH&CN vào sản xuất chè trong thời gian tới, góp phần tăng năng
suất, phát triển thương hiệu chè an toàn, nâng cao thu nhập cho hộ trồng chè, góp
phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ
KH&CN vào sản xuất chè của nông hộ thành phố Thái Nguyên.


Luận văn đủ ở file: Luận văn full














×