Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Nghiên cứu giải pháp xử lý đất yếu bằng phương pháp bấc thấm cho công trình nâng cấp, mở rộng QL6, đoạn qua địa phận Thị Trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 90 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian thu thập tài liệu, nghiên cứu và thực hiện, đến nay
luận văn Thạc sĩ kỹ thuật: “Nghiên cứu giải pháp xử lý đất yếu bằng
phương pháp bấc thấm cho công trình nâng cấp, mở rộng QL6, đoạn qua
địa phận Thị Trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà nội” đã
hoàn thành đúng thời hạn và đảm bảo đầy đủ các yêu cầu đặt ra trong bản đề
cương đã được phê duyệt.
Trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Trường Đại học
Giao thông vận tải đã đào tạo và quan tâm giúp đỡ tạo mọi điều kiện cho em
trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Em xin trân trọng cảm ơn Thầy PGS.TS Lã Văn Chăm đã trực tiếp tận
tình hướng dẫn, cũng như cung cấp tài liệu, thông tin khoa học cần thiết cho
luận văn.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các cơ quan đơn vị và các cá
nhân đã truyền thụ kiến thức, cho phép sử dụng tài liệu đã công bố, cũng như
tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành luận văn.
Cuối cùng em xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã
luôn bên em, động viên và khuyến khích em trong quá trình thực hiện đề tài
nghiên cứu của mình.
Trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn, em khó tránh khỏi
những thiếu sót và rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy, cô và
cán bộ đồng nghiệp đối với bản luận văn. Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Học viên

Nguyễn Văn Tuyên




LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là Nguyễn Văn Tuyên, học viên cao học lớp xây dựng đường ô tô
và đường thành phố K21.1-A, khoá 2013-2015. Tôi xin cam đoan luận văn
thạc sĩ “Nghiên cứu giải pháp xử lý đất yếu bằng phương pháp bấc thấm
cho công trình nâng cấp, mở rộng QL6, đoạn qua địa phận Thị Trấn Chúc
Sơn, huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà nội”. là công trình nghiên cứu của
riêng tôi, số liệu nghiên cứu thu được từ thực nghiệm và không sao chép.
Học viên

Nguyễn Văn Tuyên


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................1
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................2
MỤC LỤC............................................................................................................... 3
DANH MỤC HÌNH VẼ..........................................................................................4
DANH MỤC BẢNG BIỂU.....................................................................................4
PHẦN MỞ ĐẦU.....................................................................................................1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC BIỆN PHÁP SỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU.....3
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP SỬ LÝ ĐẤT YẾU BẰNG BẤC THẤM...........15
CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU BẰNG
PHƯƠNG PHÁP BẤC THẤM CHO CÔNG TRÌNH NÂNG CẤP, MỞ RỘNG
QL6, ĐOẠN QUA ĐỊA PHẬN THỊ TRẤN CHÚC SƠN, HUYỆN CHƯƠNG
MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI.................................................................................38
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................1



DANH MỤC HÌNH VẼ

DANH MỤC BẢNG BIỂU


1

PHẦN MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề:
Trong những năm qua, Chính phủ đã tập trung nhiều nguồn lực đầu tư
xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, mỗi năm ngành giao thông vận tải đã
xây dựng mới và cải tạo nâng cấp hàng ngàn kilomet đường bộ, hàng trăm
cây cầu. Các công trình xây dựng trên đưa vào khai thác sử dụng đã phần nào
đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới.
Quốc lộ 6 là con đường huyết mạch nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía
Tây Bắc của Việt Nam, chiều dài toàn tuyến Quốc lộ 6 là 504km đi qua địa
phận 4 tỉnh và thành phố (Hà Nội, Hoà Bình, Sơn La và Điện Biên), Quốc lộ
6 giữ vai trò quan trọng trong sự thông thương với các tỉnh phía Tây Bắc. Với
sự gia tăng quá nhanh của các phương tiện giao thông như hiện nay, Quốc lộ 6
ngày càng chật hẹp, không đáp ứng được nhu cầu giao thông của người dân.
Với sự gia tăng rất nhanh của các phương tiện giao thông, nhất là đoạn
qua địa phần thị trấn Chúc sơn, quốc lộ 6 cần được nâng cấp và mở rộng. Tuy
nhiên 2 bên tuyến đường này trước kia và hiện nay địa chất rất yếu, qua các
ruộng lúa ao bùn. Vì vậy để ổn định nền đắp cần có phương án xử lý lún hợp
lý, ổn định cho tuyến đường vận hành đưa vào khai thác sử dụng.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp để xử lý nền đất yếu như: Giếng
cát, các loại cọc cát, cọc đất, cọc vôi, vải địa kỹ thuật, keo kết đất bằng xi
măng, vữa xi măng, phương pháp Silicat hóa. Tuy nhiên dựa vào tình trạng
lún của tuyến so sánh cả về kinh tế kĩ thuật thì lựa chọn phương pháp bấc

thấm là giải pháp tối ưu.
Vì vậy Em xin chọn đề tài: “Nghiên cứu giải pháp xử lý đất yếu bằng
phương pháp bấc thấm cho công trình nâng cấp, mở rộng QL6, đoạn qua
địa phận Thị Trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà nội” để
nghiên cứu.
II. Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu góp phần nâng cao chất lượng nền đường tuyến QL6 đoạn
qua Thị Trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, TP Hà nội.
III. Phương pháp nghiên cứu:


2

Thu thập các tài liệu liên quan đến phương pháp nghiên cứu lý thuyết kết
hợp nền đất tuyến Quốc lộ 6 và lựa chọn giải pháp xử lý nền bằng bấc thấm
cho tuyến này.
IV. Nội dung nghiên cứu:
Nội dung nghiên cứu của luận án sẽ được thể hiện trong các chương sau:
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan về các biện pháp xử lý nền đất yếu
Chương 2: Phương pháp xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm
Chương 3: Nghiên cứu thiết kế xử lý nền đất yếu bằng phương pháp
bấc thấm cho công trình nâng cấp, mở rộng QL6, đoạn qua địa phận Thị
Trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà nội.
Kết luận và kiến nghị


3

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ CÁC BIỆN PHÁP SỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU
1.1. Yêu cầu với nền đường.
Cho đến nay ở nước ta, việc xây dựng nền đắp trên đất yếu vẫn là một
vấn đề tồn tại và là một bài toán khó đối với người xây dựng, đặt ra nhiều vấn
đề phức tạp cần được nghiên cứu xử lý nghiêm túc, đảm bảo sự ổn định và độ
lún cho phép của công trình.
Nền đất yếu là nền đất không đủ sức chịu tải, không đủ độ bền và biến
dạng nhiều, do vậy không thể xây dựng các công trình. Đất yếu là một loại đất
không có khả năng chống đỡ kết cấu bên trên, vì thế nó bị lún tuỳ thuộc vào
quy mô tải trọng bên trên.
Khi thi công các công trình xây dựng gặp các loại nền đất yếu, tùy thuộc
vào tính chất của lớp đất yếu, đặc điểm cấu tạo của công trình mà người ta
dùng phương pháp xử lý nền móng cho phù hợp để tăng sức chịu tải của nền
đất, giảm độ lún, đảm bảo điều kiện khai thác bình thường cho công trình.
Trong thực tế xây dựng, có rất nhiều công trình bị lún, sập khi xây dựng
trên nền đất yếu do không có những biện pháp xử lý hiệu quả, không đánh giá
chính xác được các tính chất cơ lý của nền đất để làm cơ sở và đề ra các giải
pháp xử lý nền móng phù hợp. Đây là một vấn đề hết sức khó khăn, đòi hỏi sự
kết hợp chặt chẽ giữa kiến thức khoa học và kinh nghiệm thực tế để giải
quyết, giảm được tối đa các sự cố, hư hỏng của công trình khi xây dựng trên
nền đất yếu.
Do vậy khi xây dựng công trình trên nền đất yếu cần phải áp dụng các
phương pháp xử lí nền hợp lí nhằm cải thiện tính chất cơ lí của đất nền theo
chiều hướng tang độ chặt,tính liền khối,độ bền,độ ổn định,giảm độ biến dạng
và độ thầm nước.
Đối với nền đường Quốc lộ 6, đoạn qua thị trấn Chúc Sơn hai bên tuyến
đường trước kia và một số vị trí hiện nay địa chất rất yếu, qua các ruộng lúa,


4


ao bùn. Vì vậy, việc xử lý nền đất yếu trước khi xây dựng nâng cấp, mở rộng
QL6, đoạn qua địa phận Thị Trấn Chúc Sơn là một yêu cầu tất yếu.
1.2. Khái niệm đất yếu.
Đất yếu là loại đất có sức chịu tải bé, đất có tính nén lún lớn, hệ số rỗng e
lớn, độ sệt lớn, mô đun biến dạng bé, khả năng chống cắt bé, khả năng thấm
nước bé; Hàm lượng nước trong đất cao, độ bão hòa nước G>0,8, dung trọng
bé.
Đất yếu bao gồm các loại đất sét mềm có nguồn gốc ở nước,thuộc các
giai đoạn đầu của quá trình hình thành đá sét,các loại cát hạt nhỏ,mịn ,rời
rạc,than bùn và các trầm tích bị mùn hóa,than bùn hóa..v.v.
+/ Một số đặc điểm của đất yếu
- Sức chịu tải bé (0.5-1 kg/cm2)
- Đất có tính nén lún lớn (a > 0.1 kg/cm2)
- Hệ số rỗng e >1.0
- Độ sệt lớn B >1.0
- Môdun biến dạng bộ (E<50 kg/cm2)
- Khả năng chống cắt bé (Cu < 0.5kg/cm2)
- Khả năng thấm nước bé
- Độ bão hòa nước G >0.8
- Thành phần vật chất hữu cơ cao
+/ Nguồn gốc của các loại đất yếu
- Có thể được tạo thành trong điều kiện lục địa ,vũng vịnh hoặc biển
- Nguồn gốc lục địa có thể là tàn tích (eluvi),sườn tích (deluvi),lũ tích
(proluvi),lở tích (koluvi),do gió,do lầy,do băng,và do con người (đất đắp).
-Nguồn gốc vũng vịnh có thể là cửa sông,tam giác châu hoặc vịnh biển
- Nguồn gốc biển có thể được tạo thành ở khu vực nước không sâu quá
200m,thềm lục địa (200-3000m) hoặc biển sâu hơn 3000m.
+/ Các loại nền đất yếu thường gặp



5

- Đất sét mềm: Gồm các loại đất sét hoặc á sét tương đối chặt, ở trạng
thái bão hòa nước, có cường độ thấp;
- Đất bùn: Các loại đất tạo thành trong môi trường nước, thành phần hạt
rất mịn, ở trạng thái luôn no nước, hệ số rỗng rất lớn, rất yếu về mặt chịu lực;
- Đất than bùn: Là loại đất yếu có nguồn gốc hữu cơ, được hình thành do
kết quả phân hủy các chất hữu cơ có ở các đầm lầy (hàm lượng hữu cơ từ 20
-80%);
- Cát chảy: Gồm các loại cát mịn, kết cấu hạt rời rạc, có thể bị nén chặt
hoặc pha loãng đáng kể. Loại đất này khi chịu tải trọng động thì chuyển sang
trạng thái chảy gọi là cát chảy;
- Đất bazan: là loại đất yếu có độ rỗng lớn, dung trọng khô bé, khả năng
thấm nước cao, dễ bị lún sụt.
1.3. Các phương pháp gia cố nền đất yếu.
1.3.1 Khái quát
Kỹ thuật cải tạo đất yếu thuộc lĩnh vực địa kỹ thuật, nhằm đưa ra các cơ
sở lý thuyết và phương pháp thực tế để cải thiện khả năng tải của đất sao cho
phù hợp với yêu cầu của từng loại công trình khác nhau.
Với các đặc điểm của đất yếu như trên, muốn đặt móng công trình xây
dựng trên nền đất này thì phải có các biện pháp kỹ thuật để cải tạo tính năng
chịu lực của nó. Nền đất sau khi xử lý gọi là nền nhân tạo.
Công trình xây dựng khi tiến hành xây dựng trên nền địa chất yếu sẽ phát
sinh biến dạng lún gây nên sự hoạt động không bình thường của kết cấu bên
trên, nguyên nhân là do nền đất yếu không đủ khả năng chịu lực, phát sinh
biến dạng lún lớn. Chính vì vậy khi xây dựng công trình trên nền đất yếu
người ta thường phải có các biện pháp xử lý dựa vào các yêu cầu đảm bảo hạn
chế được các tác dụng bất lợi của nước ngập và nước ngầm:
+ Đất đắp phải dùng loại ổn định nước tốt, tuyệt đối không dùng các loại

đất bụi.


6

+ Độ chặt, chiều cao đắp tối thiểu trên mức nước ngập và mức nước
ngầm cùng các yêu cầu cấu tạo khác của nền đường (như đắp bao ta luy khi
thân nền đường là cát …) phải tuân theo các tiêu chuẩn hiện hành.
+ Trong phạm vi 20m từ chân ta luy nền đắp ra mỗi bên phải san lấp các
chỗ trũng và tuyệt đối không đào lấy đất trong phạm vi đó.
+ Cố gắng giảm chiều cao nền đắp để tạo điều kiện dễ bảo đảm ổn định
và giảm độ lún; tuy nhiên, trừ trường hợp đường tạm, chiều cao nền đắp tối
thiểu phải từ 1.2-1.5m kể từ chỗ tiếp xúc với đất yếu, hoặc phải là 0.8-1m kể
từ bề mặt tầng đệm cát (nếu có) để đảm bảo phạm vi khu vực tác dụng của
nền mặt đường không bao gồm vùng đất yếu. Trị số cao của chiều cao đắp tối
thiểu nói trên được áp dụng cho nền đắp đường cao tốc và các đường có nhiều
xe tải nặng, trị số thấp áp dụng cho nền đắp các đường khác.
- Đảm bảo yêu cầu về mặt cường độ:
Nền đất yếu sau khi được áp dụng các biện pháp xử lý thì cần phải đủ
cường độ hay nói cách khác là cần phải đủ sức chịu tải, không phát sinh hiện
tượng phá hoại cắt hoặc trượt khi tiến hành xây dựng bên trên trong suốt quá
trình thi công cũng như khai thác.
Khi áp dụng phương pháp kiểm toán ổn định theo cách phân mảnh cổ điển
với mặt trượt tròn khoét xuống vùng đất thì hệ số ổn định nhỏ nhất Kmin=
1,2. Riêng trường hợp cắt nhanh không thoát nước trong phòng thí nghiệm thì
Kmin= 1,1.
Khi áp dụng phương pháp Bishhop để kiểm toán ổn định thì Kmin=1,4
Các yêu cầu trên đây chủ yếu căn cứ vào các số liệu của quy trình thiết kế nền
đắp trên đất yếu JTJ017-96 của Trung Quốc và đều thấp hơn hệ số ổn định
Kmin = 1.50 theo quy trình các nước phương Tây, vì vậy cần đặc biệt chú ý

việc quan trắc chuyển vị ngang trong quá trình đắp nền đường để phán đoán
sự ổn định của nền đường và khống chế tốc độ đắp đất. Nếu thấy chuyển vị
ngang tăng nhanh thì phải đình chỉ việc đắp đất hoặc dỡ bớt phần đất đã đắp
để tránh hiện tượng lún trồi hoặc trượt sâu có thể xảy ra. Bố trí hệ thống quan
trắc di động ngang phải tuân theo quy trình quy phạm hiện hành. Một số quy
định theo 22TCN 262-2000:


7

+ Tốc độ lún ở đáy nền đắp tại trục tim của nền đường không được vượt
quá 10mm/ngày đêm.
+ Tốc độ di động ngang của các cọc quan trắc lún đóng hai bên nền đắp
không được vượt quá 5mm/ngày đêm.
- Đảm bảo yêu cầu về độ lún:
Phải tính toán được độ lún của nền cũng như của công trình để từ đó có
biện pháp xử lý thích hợp.
Phải tính chính xác độ lún.Độ lún tuy tiến triển chậm hơn nhưng cũng rất
bất lợi.Khi độ lún lớn mà không được xem xét ngay từ khi bắt đầu xây dựng
thì có thể làm biến dạng nền đắp nhiều, không đáp ứng được yêu cầu sử dụng.
Ngoài ra khi nền đường lún có thể phát sinh các lực đẩy lớn làm hư hỏng các
kết cấu chôn trong đất ở xung quanh (các mố cọc, cọc ván).
Phần độ lún cố kết còn lại ∆S cho phép tại tim nền đường sau khi hoàn
thành công trình nền mặt đường trên nền đất yếu được cho phép như bảng 1.1
Bảng 1.1- Độ lún cố kết còn lại cho phép tại tim nền đường

Loại cấp đường

Đường cao tốc và
đường cấp 80

Đường cấp 60 trở
xuống và có lớp mặt

Vị trí đoạn nền đắp trên đất yếu
Các đoạn nền
Gần mố
Trên cống hoặc
đắp thông
cầu
đường chui dân sinh
thường
≤ 10cm

≤ 20cm

≤ 30cm

≤ 20cm

≤ 30cm

≤ 40cm

cấp cao
Yêu cầu phải tính được độ lún tổng cộng kể từ khi bắt đầu đắp nền
đường đến khi lún kết thúc để xác định chiều cao phòng lún và chiều rộng
phải đắp thêm ở hai bên nền đường theo công thức: bm = S.m trong đó 1/m là
độ dốc ta luy nền đắp thiết kế và S là độ lún tổng cộng, theo 22TCN 262-2000
S chỉ bao gồm hai thành phần là độ lún tức thời Si và độ lún cố kết Sc, S = Si
+ Sc. Khi tính độ lún tổng cộng thì tải trọng gây lún bao gồm tải trọng của

nền đắp, kể cả bệ phản áp (nếu có), không tính với tải trọng xe cộ.
- Đảm bảo yêu cầu quan trắc lún:


8

Các công trình xây dựng trên đất yếu bắt buộc phải thiết kế hệ thống
quan trắc lún, hệ thống này phải được bố trí theo các quy trình quy phạm hiện
hành như:
+ Đo cao độ lúc đặt bàn đo lún và đo lún mỗi ngày một lần trong quá
trình đắp nền và đắp gia tải trước, nếu đắp làm nhiều đợt thì mỗi đợt đều phải
quan trắc hàng ngày.
+ Khi ngừng đắp và trong 2 tháng sau khi đắp phải quan trắc lún hàng
tuần, tiếp đó quan trắc hàng tháng cho đến hết thời gian bảo hành và bàn giao
công trình. Mức độ chính xác phải đến mm.
+ Đối với các đoạn nền đắp trên đất yếu có quy mô lớn và quan trọng
hoặc có điều kiện địa chất phức tạp như đoạn có chiều cao đắp lớn, hoặc phân
bố các lớp địa chất không đồng nhất (có lớp vỏ cứng) khiến cho thực tế có
những điều kiện khác nhiều với các điều kiện dùng trong tính toán ổn định và
lún thì nên bố trí thêm hệ thống quan trắc áp lực nước lỗ rỗng (cùng các điểm
quan trắc mực nước ngầm) và các thiết bị đo lún ở độ sâu khác nhau (thiết bị
kiểu guồng xoắn).
1.3.2. Các phương pháp gia cố nền đất yếu
1.3.2.1 Phương pháp gia cố nền đất yếu bằng cọc cát.
- Phạm vi áp dụng:
Cọc cát là một giải pháp xử lý nền đất yếu áp dụng phổ biến đối với các
trường hợp công trình có tải trọng không lớn với chiều dày lớp đất yếu tương
đối lớn. Nó có các tác dụng sau:
Làm tăng nhanh quá trình thoát nước lỗ rỗng, dẫn đến quá trình cố kết
của nền đất yếu được nhanh hơn, làm cho độ lún của nền đất nhanh đạt tới

trạng thái ổn định.
Đất được nén chặt thêm, độ rỗng của đất giảm và cường độ của nền phức
hợp (gồm cọc cát và đất giữa cọc cát) được tăng lên.
Thi công đơn giản bằng các vật liệu rẻ tiền như cát thô, sỏi sạn nên chi
phí thấp hơn so với đệm cát và các loại móng cọc. Cọc cát dùng để gia cố nền
đất yếu có chiều dày lớn hơn 3m.


9

Cọc cát có ưu điểm là làm tăng nhanh quá trình cố kết của nền đất. Tuy
nhiên, cọc cát không nên dùng với trường hợp nền đất yếu quá nhão và khi
chiều dày lớp đất yếu mỏng.
- Phương pháp thi công:

Hình 1.1- Thi công cọc cát
Quá trình thi công cọc cát thường trải qua các bước sau: làm lớp đệm
cát, tạo lỗ trong đất yếu, rót cát vào lỗ đầm chặt. Trước khi thi công cọc cát
người ta thường làm lớp đệm dày tối thiều 50cm, lớp đệm này có tác dụng tạo
phẳng mặt thi công và thoát nước trong các cọc cát ra ngoài.
Hiện nay công nghệ thi công cọc cát thường dùng bằng máy tạo lỗ cọc
chuyên dụng. Máy ấn ống thép (đường kính 40 – 50cm) vào đất đến độ sâu
thiết kế. Khi ấn, đầu ống thép đóng lại, sau đó nhấc bộ phận chấn động ra,
nhồi cát vào và đổ cao chừng 1m. Rồi đặt máy chấn động và rung khoảng 15
– 20s, tiếp theo bỏ máy chấn động ra và rút ống lên khoảng 0.5m, rồi lại đặt
máy chấn động vào rung khoảng 10 – 15s để cho đầu cọc của ống mở ra và
cát tụt xuống. Sau đó rút ống lên dần dần với vận tốc đều, vừa rút vừa rung
cho cát được làm chặt.
Sau khi thi công xong cọc cát cần kiểm tra lại bằng phương pháp xuyên
tiêu chuẩn, thử bàn nén tĩnh hoặc khoan lấy mẫu để xác định các chỉ tiêu cơ lý

của đất sau khi lèn chặt bằng cọc cát.
1.3.2.2 Phương pháp cọc đất gia cố xi măng (hoặc gia cố vôi)
- Phạm vi áp dụng:


10

Gia cố bằng cọc đất xi măng (hoặc vôi) là phương pháp cải tạo sâu làm
tăng độ ổn định của nền đất yếu bằng phương pháp trộn khô hoặc trộn ướt các
chất kết dính với đất tạo thành một trụ đất xi măng hoặc vôi. Phương pháp
này có thể cải tạo một phần hoặc toàn bộ chiều dày của nền đất yếu tùy thuộc
vào tải trọng của công trình.
Phương pháp cọc đất xi măng (hoặc vôi) được sử dụng nhằm mục đích sau:
Tăng độ bền của kết cấu đất cần được cải tạo nhằm để tăng độ ổn định
của khối đất đắp, tăng khả năng chịu tải trọng, ngăn chặn hiện tượng hóa lỏng
của nền đất.
Cải tạo tính chất biến dạng của đất yếu thông qua việc giảm độ lún của
nền, giảm thời gian chờ lún cố kết của nền đất, từ đó giảm thời gian thi công
của công trình.
- Phương pháp thi công:
Hiện nay, phương pháp gia cường cải tạo đất có hai loại: phương pháp
phun trộn khô, phương pháp phun trộn ướt.

Hình 1.2- Thi công cọc xi măng đất
Phương pháp phun trộn khô: phương pháp này, bột xi măng hoặc vôi bột
sống được phụt sâu vào lòng đất thông qua ống khí nén, sau đó các bột này
được trộn một cách cơ học nhờ thiết bị cánh quay. Với phương pháp trộn khô,
không cho thêm nước vào trong đất nền hiệu quả sẽ cao hơn phương pháp
phun vữa. Khi dùng vôi sống, quá trình thủy phân sẽ tạo ra lượng nhiệt làm
khô đất xung quanh, do đó công tác cải tạo sẽ có kết quả hơn. Hiện nay, bằng

thiết bị máy móc hiện đại cọc đất xi măng có thể trộn với chiều sâu 40m.
Phương pháp phun trộn ướt: với phương pháp này vữa sẽ được phun
vào nền đất sét với áp lực 20kPa bằng một vòi phun xoay. Ưu điểm của


11

phương pháp này là thiết bị thi công nhẹ nên có thể di chuyển dễ dàng trong
công trường. Nhược điểm của phương pháp là đường kính của cọc đất thay
đổi theo độ sâu tùy theo độ bền cắt của đất nền.
1.3.2.3 Phương pháp thay đất đệm cát
- Phạm vi áp dụng.
Thay đất là biện pháp thay nền đất yếu bằng các loại vật liệu có cường
độ chống cắt lớn như cát, cát sỏi, đất tốt… lớp đệm cát sử dụng hiệu quả nhất
khi lớp đất yếu là đất sét bão hòa nước và có chiều dày nhỏ hơn 3m. Việc thay
đất bằng đệm cát thường có tấc dụng chính sau đây:
Giảm độ lún của nền công trình và độ lún không đều, đồng thời làm tăng
nhanh quá trình cố kết của đất nền (vì cát có hệ số thấm lớn).
Làm tăng khả năng ổn định của công trình kể cả khi có tải trọng ngang
tác dụng vì cát được nén chặt sẽ tăng lực ma sát và tăng khả năng chống trượt.
Kích thước kết cấu móng, nền đắp và chiều sâu chôn móng giảm do sức
chịu tải của nền đất tăng lên.
Thi công đơn giản, không đòi hỏi thiết bị nhiều nên được sử dụng tương
đối rộng rãi ở nước ta.
Với ưu điểm tăng độ ổn định của nền đất, giảm lún. Tuy nhiên, việc thay
đất bằng đệm cát cũng có những hạn chế nhất định và thường không sử dụng
trong các trương hợp sau:
Lớp đất yếu cần thay thế quá dày, chiều dày trên 3m. Vì khi đó thi công
khó khăn, chi thi công phí lớn.
Mực nước ngầm cao và nước có áp, vì cần phải hạ thấp mực nước ngầm

và tầng đệm cát sẽ không ổn định do dễ xuất hiện hiện tượng xói ngầm và hóa
lỏng của cát.
- Phương pháp thi công.


12

Hình 1.3- Thi công thay đất yếu bằng cát
Chất lượng lớp đệm cát phụ thuộc vào loại cát và chất lượng thi công
đệm cát. Đệm cát được đánh giá theo chỉ tiêu độ chặt thông qua hệ số rỗng e
hoặc độ chặt tương đối D. Còn chiều dày đầm lèn đệm cát phụ thuộc vào loại
thiết bị đầm nén và tải trọng đầm nén.
Để đảm bảo độ chặt theo yêu cầu thì độ ẩm tốt nhất của cát trong lớp đệm cát
phải thõa mãn công thức (1.1):
W=

0.7e
%


(1.1)
Trong đó: e – hệ số rỗng của cát trước khi đầm nén.
Δ – tỷ trọng hạt của cát.
Theo kinh nghiệm thi công thì độ ẩm tốt nhất có thể được lấy như sau:
Với cát hạt nhỏ: W = 21.7 – 22.5%
Với cát hạt trung: W = 15.5 – 17%
Khi thi công xong đệm cát cần tiến hành kiểm tra độ chặt bằng các
phương pháp quy định trong quy phạm.
1.3.2.4 Phương pháp sử dụng bấc thấm
- Phạm vi áp dụng.

Bấc thấm là một băng tiết diện hình chữ nhật, được dùng để dẫn nước từ
trong nền đất yếu lên tầng đệm cát (Vải địa kỹ thuật nếu cần) để thoát nước ra
ngoài, nhờ đó tăng nhanh tốc độ cố kết, tăng khả năng chịu tải, thay đổi một
số chỉ tiêu cơ lý của đất (Lực dính và góc nội ma sát), làm tăng nhanh tốc độ
lún của nền đất yếu. Bấc thấm cấu tạo gồm hai phần gồm : lõi +Võ bọc lõi;
Lõi được làm từ chất polypropylene/ polyester, tiết diện hình chữ nhật, nhiều
rãnh tác dụng thoát nước; Võ bọc làm bằng polyester mỏng (màng) có tác
dụng ngăn bẩn và tăng thêm khả năng thoát nước cho lõi bấc thấm.
Bấc thấm dùng để gia cố và xử lý nền đất yếu cho nền đường ôtô, nền
đường hầm, nền nhà công nghiệp
Ổn định nền: Các công trình xây dựng trên nền đất yếu và có tải trọng
động như đường cao tốc, đường dẫn đầu cầu, đường băng sân bay, đường sắt,
bến cảng, kho bãi...có thể ứng dụng bấc thấm để xử lý nền đất yếu.


13

Gia cố nền đất yếu:Bấc thấm được sử dụng để xử lý gia cố nền đất yếu, trong
thời gian ngắn có thể đạt được tới 95% độ ổn định dài hạn, tạo khởi động cho
quá trình ổn định tự nhiên ở giai đoạn sau. Quá trình gia cố có thể được tăng
tốc bằng gia tải.
Xử lý môi trường: Bấc thấm được sử dụng để xử lý nền đất yếu, đất nhão
thường ở các khu vực ô chôn lấp rác thải. Nó cũng được sử dụng để tẩy rửa
các khu vực đất ô nhiễm, bằng công nghệ hút chân không, hút nước ngầm
thấm qua các lớp đất bị ô nhiễm, mang theo các chất ô nhiễm lên bề mặt để
xử lý
- Phương pháp thi công.

Hình 1.4- Thi công cắm bấc thấm
Dùng thiết bị chuyên dụng, tạo lực ép cắm bấc thấm xuống đất cùng với

cần dẫn (ống thép rỗng tiết diện 120x50mm), Khi cắm được bấc thấm xuống
chiều sâu thiết kế thì tiến hành rút cần dẫn lên khỏi mặt đất, dùng kéo cắt bấc
thấm ra và chuyển máy sang cắm bấc thấm khác. Sau khi cắm xong bấc thấm
bắt buộc phải tiến hành gia tải trước hoặc hút chân không.
Bấc thấm có bề rộng khoảng 100-200mm, bề dày 5-10mm, được cuộn
trong các rulo thành từng cuộn với chiều dài 200-300mm, nặng từ 14-40kg,
được cắm vào sâu trong đất với chiều sâu 10-20 mét hoặc sâu tới 50 mét có
tác dụng xử lý nền đất yếu.
Chiều dài bấc thấm còn chừa lại trên mặt đất là 15cm.


14

Sau khi ép hết mỗi cuộn bấc, cuộn mới được nối với phần cũ bằng cách
nối măng sông, phần măng sông là 30cm và được kẹp lại chắc chắn bằng
ghim bấm.
1.4. Kết luận.
Trong những năm qua hàng loạt công nghệ xử lý nền đất yếu được áp
dụng tại Việt Nam. Nhu cầu nghiên cứu và phát triển công nghệ xử lý nền đất
yếu ngày càng gia tăng. Trong xây dựng đặc biệt là xây dựng cầu đường với
đặc điểm là công trình trải dài theo tuyến nên việc đi qua vùng địa chất yếu là
vấn đề thường gặp. Vấn đề ở chổ phải biết nhìn nhận và đánh giá những ưu
nhược điểm của phương pháp để lựa chọn ra một giải pháp gia cố hợp lý với
điều kiện cụ thể của công trình.
Trong các nội dung đã trình bày ở trên, tác giả đã giới thiệu, phân tích
một số biện pháp gia cố và cải tạo nền đất yếu. Trong mỗi biện pháp đã phân
tích, trình bày một cách cụ thể những ưu nhược điểm, phạm vị ứng dụng…
đồng thời cũng giới thiệu phương pháp tính toán và thi công một số giải pháp
gia cố nền đất yếu.
Ngày nay, trong xây dựng đặc biệt là xây dựng cầu đường với đặc điểm

là công trình trải dài theo tuyến nên việc đi qua vùng địa chất yếu là vấn đề
thường gặp. Vấn đề ở chổ là phải biết nhìn nhận và đánh giá những ưu nhược
điểm của phương pháp để lựa chọn ra một giải pháp gia cố hợp lý với điều
kiện cụ thể của công trình.
1.5. Nhận xét và đánh giá.
Từ những năm 1980 trở lại đây, phương pháp sử dụng bấc thấm được
các nước trên thế giới áp dụng rộng rãi trong xử lý đất yếu , đặc biệt ở một số
nước như Nhật Bản, Trung Quốc…
Biện pháp thi công bằng bấc thấm đó được áp dụng tại rất nhiều công
trình xây dựng hiện nay và đó được nêu trong các tiêu chuẩn hiện hành:
TCVN 9355:2012“Gia cố nền đất yếu bằng bấc thấm thoát nước”, 22TCN
244-98 “Quy trình thiết kế xử lý đất yếu bằng bấc thấm trong xây dựng nền


15

đường và tiêu chuẩn 22-TCN 262-2000 “Quy trình khảo sát thiết kế nền
đường ô tô trên nền đất yếu”; Riêng các công trình xây dựng trên địa bàn thủ
đô Hà nội thì việc sử dụng các biện pháp xử lý đất yếu hiện còn nhiều bất cập,
hiệu quả chưa cao làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công và không đạt được các
yêu cầu về kỹ thuật. Do đó việc Nghiên cứu xử lý đất yếu bằng bấc thấm áp
dụng tính toán vào công trình Nâng cấp, mở rộng QL6 đoạn qua thị trấn Chúc
Sơn, huyện Chương mỹ, thành phố Hà Nội là hết sức cần thiết.
Trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả sẽ nghiên cứu các vấn đề liên
quan đến nguyên lý thiết kế và biện pháp thi công xử lý nền đất yếu bằng bấc
thấm, đồng thời áp dụng phương pháp này vào 1 dự án cụ thể, là dự án: Nâng
cấp, mở rộng QL6 đoạn qua thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, thành phố
Hà Nội.

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP SỬ LÝ ĐẤT YẾU BẰNG BẤC THẤM
2.1. Giới thiệu chung.
2.1.1 Khái niệm.
Thời gian lún cố kết của nền đất yếu thường gây ra nhiều sự cố cho nền
móng công trình. Hơn nữa, nền đất yếu dù có nguồn gốc khoáng vật hay hữu
cơ thì chủ yếu là đất sét, á sét hay than bùn đầm lầy có hệ số thấm nhỏ, vì vậy


16

để hoàn thành giai đoạn cố kết thứ nhất cần phải có nhiều thời gian. Việc xử
lý nền đất yếu không những xử lý độ lún lớn mà cả thời gian cố kết. Việc cố
kết của đất yếu phụ thuộc vào việc thoát nước lỗ rỗng trong đất, vì thế cần có
biện pháp tăng áp lực tác dụng lên nền đất đồng thời tạo điều kiện thuận lợi
cho việc nước thoát ra ngoài. Yêu cầu này cầu này thường được thực hiện
bằng cách dùng thiết bị tiêu nước thẳng đứng hay bấc thấm kết hợp với biện
pháp nén trước bằng khối đắp tạm thời hoặc hút chân không.
Phương pháp xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm là phương pháp kỹ thuật
thoát nước thẳng đứng bằng bấc thấm kết hợp với gia tải trước.
Khi chiều dày đất yếu rất lớn hoặc khi độ thấm của đất rất nhỏ thì có thể bố trí
đường thấm thẳng đứng để tăng tốc độ cố kết. Phương pháp này thường dùng
để xử lý nền đường đắp trên nền đất yếu.
Phương pháp bấc thấm (PVD) có tác dụng thấm thẳng đứng để tăng
nhanh quá trình thoát nước trong các lỗ rỗng của đất yếu, làm giảm độ rỗng,
độ ẩm, tăng dung trọng. Kết quả là làm tăng nhanh quá trình cố kết của nền
đất yếu, tăng sức chịu tải và làm cho nền đất đạt độ lún quy định trong thời
gian cho phép.
Việc làm ổn định nền đất yếu bằng các biện pháp thoát nước thẳng đứng
được áp dụng ở nơi đất bão hoà nước và yếu như sét hoặc bùn sét. Các loại
đất này đều có chung đặc điểm là cốt đất rất yếu và thể tích rỗng lớn và chứa

đầy nước trong các lỗ rỗng đó. Khi có tải trọng bên trên tác dụng lên nền đất
yếu thì sẽ xuất hiện độ lún rất lớn và trong thời gian dài do nước trong lỗ rỗng
thoát ra ngoài và đất cố kết lại.
Bất cứ sự tăng tải nào cũng có thể làm tăng áp lực nước lỗ rỗng và trong
các loại đất không thấm thì nước này thoát ra ngoài rất chậm từ nơi có áp lực
cao. Hơn nữa, áp lực nước lỗ rỗng đã bị tăng cao tác động từ trong ra đến mái
dốc và có khả năng làm mất ổn định và phá hoại mái dốc.
Các biện pháp nhân tạo làm thoát nước thẳng đứng nhanh kết hợp với
việc gia tải trước là một biện pháp xử lý thường được áp dụng hiệu quả trong
nền đất có hệ số thấm nhỏ như đất sét, bùn sét .... làm giảm nguy cơ lún
không đều và quá trình lún xẩy ra chủ yếu trong giai đoạn thi công, trong giai


17

đoạn khai thác sử dụng xảy ra rất ít, chỉ trong phạm vi cho phép. Các chỉ tiêu
cơ lý của lớp đất yếu mà chủ yếu là lực dính được tăng lên rất nhanh trong
quá trình cố kết đó theo độ cố kết.
Phương pháp bấc thấm có thể sử dụng độc lập, nhưng trong trường hợp
cần tăng nhanh tốc độ cố kết, người ta có thể sử dụng kết hợp đồng thời biện
pháp xử lý bằng bấc thấm với gia tải tạm thời, tức là đắp cao thêm nền đường
so với chiều dày thiết kế 2 – 3m trong vài tháng rồi sẽ lấy phần gia tải đó đi ở
thời điểm mà nền đường đạt được độ lún cuối cùng như trường hợp nền đắp
không gia tải.
2.1.2 Bấc thấm.
- Định nghĩa.
Bấc thấm là băng có lõi bằng polypropylene, có tiết diện hình răng khía
phẳng hoặc hình chữ nhật có nhiều lỗ rỗng tròn, bên ngoài được bọc vỏ lọc
bằng vải địa kỹ thuật không dệt. Bấc thấm thường có chiều rộng 100mm, dày
từ 4 đến 7mm và cuốn thành cuộn có tổng chiều dài hàng trăm mét. Bấc thấm

làm chức năng thoát nước lỗ rỗng từ nền đất yếu lên tầng đệm cát mỏng
(khoảng 50 ÷ 60cm) để thoát ra ngoài, như vậy sẽ tăng nhanh quá trình cố kết
của nền đất yếu


18

Hình 2.1- Một số hình ảnh bấc thấm PVD
- Cấu tạo.
Bấc thấm bao gồm phần vỏ bọc bằng vật liệu tổng hợp bao quanh trụ chất
dẻo có đặc điểm sau:
+ Cho nước trong lỗ rỗng của đất thấm vào trong thiết bị.
+ Làm đường thấm để nước trong lỗ rỗng tập trung có thể chuyển động
dọc theo chiều dài thiết bị để thoát ra ngoài.
Lõi bấc thấm:
+ Vật liệu: lõi nhựa thường làm bằng chất dẻo tổng hợp từ vật liệu 100%
polypropylene có nhiều rãnh nhỏ để nước do mao dẫn đưa lên cao và đỡ võ
bọc ngay cả khi áp lực lớn.
+ Kích thước: bề rộng của bấc thấm thường từ xấp xỉ 100mm, bề dày
thường từ 3.5-5mm.
- Bấc thấm có các tính chất vật lý đặc trưng sau:
- Cho nước trong lỗ rỗng của đất thấm qua lớp vải địa kỹ thuật bọc ngoài
vào lõi chất dẽo.
- Lõi chất dẽo chính là đường tập trung nước và dẫn chúng thoát ra ngoài
khỏi nền đất yếu bão hòa nước.
Lớp vải địa kỹ thuật bọc ngoài là Polypropylene và Polyesie không dệt
hay vật liệu giấy tổng hợp, có chức năng ngăn cách giữa lõi chất dẽo và đất
xung quanh, đồng thời là bộ phận lọc, hạn chế cát hạt mịn chui vào làm tắc
thiết bị.
Lõi chất dẽo có 2 chức năng: Vừa đỡ lớp bao bọc ngoài, và tạo đường

cho nước thấm dọc chúng ngay cả khi áp lực ngang xung quanh lớn.
Nếu so sánh hệ số thấm nước giữa bấc thấm PVD với đất sét bão hòa nước
cho thấy rằng, bấc thấm PVD có hệ số thấm (K = 1 x 10-4m/s) lớn hơn nhiều
lần so với hệ số thấm nước của đất sét ( k = 10 x 10-5m/ngày đêm). Do đó,
các thiết bị PVD dưới tải trọng nén tức thời đủ lớn có thể ép nước trong lỗ
rỗng của đất thoát tự do ra ngoài.


19

2.1.3 Vải địa.
Vải địa kĩ thuật được chế tạo từ những sản phẩm phụ của dầu mỏ, từ một
hoặc hai loại polymer (polyamide) như polyester và/hoặcpolypropylen. Tùy
theo hợp chất và cách cấu tạo, mỗi loại vải địa kĩ thuật có những đặc tính cơ lí
hóa như sức chịu kéo, độ dãn, độ thấm nước, môi trường thích nghi v.v...khác
nhau.

Hình 2.2- Một số hình ảnh vải địa kỹ thuật
Hầu hết các sản phẩm có mặt tại Việt Nam đều được chế tạo bằng
polyester và polypropylen. Vải địa kĩ thuật được chia làm ba nhóm chính dựa
theo cấu tạo sợi: dệt, không dệt và vải địa phức hợp.
Vải địa thường được chia làm 3 loại:
- Nhóm dệt: Gồm những sợi được dệt ngang dọc giống như vải may, như
vải địa kĩ thuật loại dệt polypropylen. Biến dạng của nhóm này thường được
thí nghiệm theo 2 hướng chính: hướng dọc máy, viết tắt MD (machine
direction) và hướng ngang máy, viết tắt CD (cross machine derection). Sức
chịu kéo theo hướng dọc máy bao giờ cũng lớn hơn sức chịu kéo theo hướng
ngang máy. Vải dệt thông thường được ứng dụng làm cốt gia cường cho các
công tác xử lí nền đất khi có yêu cầu.
- Nhóm không dệt: Gồm những sợi ngắn và sợi dài liên tục, không theo

một hướng nhất định nào, được liên kết với nhau bằngphương pháp hóa (dùng
chất dính), hoặc nhiệt (dùng sức nóng) hoặc cơ (dùng kim dùi).


20

- Nhóm vải phức hợp: Là loại vải kết hợp giữa vải dệt và không dệt. Nhà
sản xuất may những bó sợi chịu lực (dệt) lên trên nền vải không dệt để tạo ra
một sản phẩm có đủ các chức năng của vải dệt và không dệt.
Vải địa có các chức năng sau:
- Ngăn cách: Các phương pháp thông thường để ổn định hoá lớp đất đắp
trên nền đất yếu bão hoà nước là phải tăng thêm chiều dày đất đắp để bù vào
lượng đất bị mất do lún chìm vào nền đất yếu trong quá trình thi công. Mức
độ tổn thất có thể hơn 100% đối với đất nền có CBR [1] nhỏ hơn 0,5. Việc sử
dụng loại vải địa kĩ thuật thích hợp đặt giữa đất yếu và nền đường sẽ ngăn cản
sự trộn lẫn của hai loại đất. Vải địa kĩ thuật phân cách ngăn ngừa tổn thất đất
đắp và vì vậy tiết kiệm đáng kể chi phí xây dựng. Ngoài ra, vải địa kĩ thuật
còn ngăn chặn không cho đất yếu thâm nhập vào cốt liệu nền đường nhằm
bảo toàn các tính chất cơ lí của vật liệu đắp và do đó nền đường có thể hấp
thụ và chịu đựng một cách hữu hiệu toàn bộ tải trọng xe.
- Gia cường: Đối với đường có chiều cao bé (từ 0,5 đến 1,5m), có giả
thiết cho rằng cần phải dùng vải cường độ cao như là một bộ phận chịu
lực của kết cấu móng đường. Tuy nhiên, tải trọng xe tác dụng trên móng
đường chủ yếu theo phương đứng, trong khi phương chịu kéo của vải địa lại
là phương nằm ngang. Vì vậy, cường độ chịu kéo và độ cứng chịu uốn của vải
có ảnh hưởng rất nhỏ trong sự gia tăng khả năng chịu tải của nền dưới tải
trọng đứng của bánh xe. Trong thực tế, dưới tải trọng bánh xe khả năng chịu
tải của nền đường có vải địa kĩ thuật chủ yếu là do chức năng phân cách
(nhằm duy trì chiều dày thiết kế và tính chất cơ học ban đầu của các lớp cốt
liệu nền móng đường) hơn là chức năng gia cường về khả năng chịu kéo

của kết cấu. Trong trường hợp đường có tầng mặt cấp cao (đường bê tông
hoăc đường nhựa) hiệu ích từ chức năng gia cường càng rất giới hạn. Đó là
bởi vì, để phát triển lực kéo trong vải địa cần phải có chuyển vị đủ lớn trong
kết cấu móng đường để sinh ra biến dạng ngang tương ứng, mà điều nầy thi
không cho phép đối với đường có tầng mặt cấp cao. Trong trường hợp xây
dựng đê, đập hay đường dẫn vào cầu có chiều cao đất đắp lớn, có thể dẫn đến


21

khả năng trượt mái hoặc chuyển vị ngang của đất đắp, vải địa kĩ thuật có thể
đóng vai trò cốt gia cường cung cấp lực chống trượt theo phương ngang nhằm
gia tăng ổn định của mái dốc. Trong trường hợp này vải địa có chức năng gia
cường.
- Thoát nước, lọc ngược: Đối với các nền đất yếu có độ ẩm tự nhiên lớn
và độ nhạy cảm cao. Vải địa kĩ thuật có thể làm chức năng thoát nước nhăm
duy trì và thậm chí gia tăng cường độkháng cắt của đất nền và do đó làm gia
tăng khả năng ổn định tổng thể của công trình theo thời gian. Vải địa kĩ thuật
loại không dệt, xuyên kim có chiều dày và tính thấm nước cao là vật liệu có
khả năng tiêu thoát tốt, cả theo phương đứng (thẳng góc với mặt vải) và
phương ngang (trong mặt vải). Vì thế, loại vải địa này có thể làm tiêu tán
nhanh chóng áp lực nước lỗ rỗng thặng dư trong quá trình thi công cũng như
sau khi xây dựng và dẫn đến sức kháng cắt của nền đất yếu sẽ được gia tăng.
Trong giao thông vải địa kĩ thuật có thể làm tăng độ bền, tính ổn định
cho các tuyến đường đi qua những khu vực có nền đất yếu như
đất sét mềm, bùn, than bùn... Trong thủy lợi, dùng che chắn bề mặt vách bờ
bằng các ống vải địa kĩ thuật độn cát nhằm giảm nhẹ tác động thủy lực của
dòng chảy lên bờ sông. Còn trong xây dựng, dùng để gia cố nền đất yếu ở
dạng bấc thấm ứng dụng trong nền móng... Trong các công trình bảo vệ bờ
(đê, kè,...) vải địa kỹ thuật được sử dụng thay cho tầng lọc ngược ngược, có

tác dụng hạ thấp mực nước ngầm vẫn đảm bảo giữ cốt liệu nền khỏi bị rửa
trôi theo dòng thấm
2.1.4 Ưu và nhược điểm của bấc thấm.
2.1.4.1 Ưu điểm:
+ Có khả năng thoát nước lớn.
+ Mềm, dễ uốn.
+ Đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường.
+ Có cường độ cao, như nhau theo cả hai phương.
+ Không co dãn thay đổi độ ẩm, không thay đổi cường độ.
+ Có khả năng thấm nước cao.
+ Chịu được axit, kiềm và muối.
+ Có đặc tính lọc hoàn hảo.


×