Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI HUYỆN THAN UYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.03 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA
KHOA KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ TRÁI ĐẤT

TIỂU LUẬN MÔN HỌC
Quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường

Tên đề tài:
QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC TRUNG DU
VÀ MIỀN NÚI HUYỆN THAN UYÊN

Sinh viên thực hiện: Lù Văn Phúc
Mã sinh viên: DTZ 1458501010078
Giảng viên: Ths. Chu Thành Huy

Thái Nguyên, 2017


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tài nguyên đóng vai trò đặc biệt quan trọng, là thành phần nền tảng của sự
sống và môi trường, là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của
quốc gia. Việc quản lý tổng hợp Tài nguyên và Môi trường có ý nghĩa hết sức quan
trọng đối với sự tồn tại và phát triển của con người vì vậy nó đã trở thành chủ đề
quan trọng không chỉ đối với Việt Nam mà còn mang tính toàn cầu. Giải quyết các
vấn đề liên quan đến tài nguyên và môi trường cần thiết phải xem xét các yếu tố có
liên quan trên quan điểm tổng hợp, toàn diện và mục tiêu cuối cùng là đạt được sự
hài hòa trong phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.
Khu vực trung du và miền núi huyện Than Uyên những năm gần đây có sự
phát triển nhanh về kinh tế - xã hội, kèm theo đó là các hoạt động khai thác, sử
dụng tài nguyên phục vụ sinh hoạt và sản xuất cũng tăng theo trong khi hệ thống


quản lý và cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ đã gây ra nhiều vấn đề đến nguồn tài nguyên
và môi trường tại đây. Vấn đề phát triển kéo theo sự gia tăng dân số và gia tăng
mức khai thác tài nguyên gây ra những hậu quả lớn về môi trường mà điển hình là
vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu.
Vì vậy quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường là việc làm cần thiết đối với
huyện Than Uyên, đây là công tác tiến hành song song các nhiệm vụ khai thác, sử
dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường cùng với thực hiện phát triển kinh tế xã
hôi.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
-

Mục tiêu nghiên cứu:

+ Xác lập cơ sở khoa học về quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường khu vực
trung du và miền núi huyện Than Uyên.


+ Định hướng quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường khu vực trung du và miền
núi huyện Than Uyên.
-

Nhiệm vụ nghiên cứu: Trên cơ sở mục tiêu, đề tài tập trung vào các nhiệm

vụ sau:
+ Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tại khu vực.
+ Đánh giá hiện trạng quản lý tài nguyên và môi trường tại khu vực.
+ Đề xuất định hướng quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường cho khu vực.


PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN
VÀ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI HUYỆN THAN
UYÊN
1. 1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực trung du và miền
núi huyện Than Uyên.
1.1. 1. Vị trí địa lý
Nằm ở phía Nam của tỉnh Lai Châu, huyện Than Uyên có vị trí địa lý như sau:
- Phía Đông giáp huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai, Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái.
- Phía Tây giáp huyện Quỳnh Nhai tỉnh Sơn La.
- Phía Nam giáp huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái, huyện Mường La tỉnh
Sơn La.
- Phía Bắc giáp huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu.
Than uyên là huyện cửa ngõ của tỉnh Lai Châu với vị trí thuận lợi cho phát
triển kinh tế hàng hóa, lưu thông buôn bán với các vùng xung quanh. Đặc biệt,
quốc lộ 32 và quốc lộ 279 chạy qua đã trở thành huyết mạch giao thông quan trọng,
có vai trò lớn trong quá trình phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của huyện cũng như
của cả tỉnh.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
a. Địa chất, đia hình
Than Uyên là một vùng đất lòng chảo, nằm ở phía tây dãy núi Hoàng Liên Sơn,
được hình thành 3 khu vực rõ rệt: khu vực phía Đông là sườn núi phía Tây của dải
núi Phan Xi Păng, núi cao địa hình hiểm trở, độ dốc lớn. Khu vực phía Tây là đồi
núi thấp thuộc dãy Pu San Cáp độ cao từ 600 -1.800m. Khu vực giữa: chạy dọc


theo Quốc lộ 32 từ Phúc Than đến Khoen On, một thung lũng có cấu tạo là những
đồi núi xen lẫn với những dải đồng bằng có độ cao từ 500 –650 m so với mặt biển.
b. Khí hậu, thủy văn
- Khí hậu: Huyện Than Uyên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia
thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.

+ Mùa mưa: lượng mưa rất nhiều và kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa
trung bình 1.800 - 2.200 mm/năm, tập trung trong tháng 6, tháng 7 hằng năm, mùa
mưa thường xảy ra lở núi và lũ quét
+ Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, sông suối cạn kiệt, thường xuất hiện
gió khô hanh (Gió Lào) thổi suốt ngày đêm khiến đất đai và cỏ cây xơ xác. Vì thế,
Than Uyên được nhiều người đặt tên là “cao nguyên gió”. Nhiệt độ trung bình từ
22- 230 C , độ ẩm không khí trung bình 80%.
- Thủy văn: Than Uyên thuộc lưu vực sông Nậm Mu (phụ lưu cấp 1 của sông
Đà) có mật độ sông suối từ 1,5 - 1,7 km/km2, thuộc loại dày, do lượng mưa trong
năm phân bố không đều nên mùa mưa quá dư thừa nước gây ra lũ lụt, về mùa khô
thì thiếu nước, dòng thuỷ cạn kiệt.
c. Thổ nhưỡng, sinh vật
- Thổ nhưỡng: Than Uyên có 2 loại đất cơ bản như sau: đất Feralít đỏ vàng
chiếm khoảng 35% phân bố ở độ cao 900 – 1200 m. đất Feralít vàng đỏ chiếm
khoảng 65% phân bố ở độ cao < 900 m.
- Sinh vật: quần thể động, thực vật phong phú và đa dạng đặc trưng cho vùng
khí hậu nhiêt đới, trong đó có nhiều loại gỗ quý có giá trị kinh tế cao, có 442 loài
chim, thú, bò sát, ếch nhái. Tuy nhiên hiện nay do tình hình săn bắt cũng như khá
rừng quá mức dẫn đến số lượng cũng như chất lượng các loài động, thực vật giảm
đi đáng kể, một số loài có nguy cơ tuyệt chủng.
1.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội


- Dân số và phân bố dân cư: dân số Than Uyên năm 2014 là 61.436 người,
chiếm 14,5% dân số toàn tỉnh, mật độ dân số là 76,52 người/km 2 cao hơn mức bình
quân của tỉnh (tỉnh 46,68 người/ km2), dân số nông thôn chiếm 97, 25% và dân số
thành thị 2,75%, mức độ đô thị hóa, phát triển công nghiệp và dịch vụ ở Than Uyên
còn ở mức rất thấp.
- Lao động và việc làm: nguồn lao động tính đến cuối năm 2015 có 48.075
người trong độ tuổi lao động, chiếm 78,2% so với tổng số dân, số lao động qua đào

tạo đạt 30,4% . Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lao động bán thất nghiệp, lao
động nông nhàn cũng gia tăng, các hoạt động sản xuất kinh doanh điều hướng vào
hiệu quả lao động. Huyện chưa có sẵn một đội ngũ cán bộ có trình độ cao, lao
động chủ yếu là phổ thông chưa qua đào tạo; sự xuất hiện của nhiều ngành nghề
mới, áp lực của sự cạnh tranh, của tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặt ra công tác giải
quyết việc làm, đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động và thu hút
nhân tài. Việc làm cho lực lượng lao động dư thừa sẽ trở thành vấn đề lớn.
- Giáo dục và đào tạo: sự nghiệp giáo dục - đào tạo có sự phát triển khá, chất
lượng giáo dục - đào tạo từng bước được nâng lên, 100% số xã, thị trấn được công
nhận xóa mù chữ; phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
- Y tế, chăm sóc sức khỏe: công tác y tế dự phòng và Chương trình mục tiêu y
tế Quốc gia được triển khai tích cực và có hiệu quả, không để dịch lớn xảy ra, nhiều
bệnh dịch nguy hiểm đã được khống chế và đẩy lùi, tỷ lệ mắc và chết do các bệnh
truyền nhiễm đã giảm rõ rệt, nhất là các bệnh được phòng ngừa bằng vác xin tiêm
chủng.
- Văn hóa- thông tin, thể dục thể thao: toàn huyện có 114 nhà văn hoá thôn,
bản ; toàn huyện có 58 sân bóng đá, 3 nhà thi đấu thể thao.
- Đời sống của nhân dân và công tác xoá đói, giảm nghèo: đời sống nhân dân
ngày càng được cải thiện; mỗi năm giảm 5% tỷ lệ hộ nghèo (hiện còn 16%).
- Công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được các cấp, các


ngành đặc biệt quan tâm chú trọng. Nhiệm vụ đấu tranh trấn áp các loại tội phạm
được tăng cường. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc tiếp tục được
phát triển về mọi mặt.
c. Kết cấu hạ tầng
- Giao thông
+ Mạng lưới đường bộ: quốc lộ 279, quốc lộ 32 chạy qua khu vực huyện trở
thành giao thông huyết mạnh quan trọng; toàn huyện đã có tổng số có 26km giao
thông được đầu tư, tổng kinh phí thực hiện 588.440 triệu đồng. Đến nay, huyện đã

cứng hóa được 142,3/142,3 km đường trục xã, liên xã chiếm 100%; 175,1/268,9
km đường trục bản, liên bản chiếm 65,1%; 93,5/245,6 km đường nội bản chiếm
38,2%, 13,3/78,4 km đường nội đồng chiếm 17%. Tuy nhiên, mạng lưới giao thông
đã đầu tư xây dựng còn nhỏ hẹp, thi công kém chất lượng nhiều phương tiện lớn
không thể qua lại; một số tuyến đường thôn, bản chủ yếu do các hộ gia đình tự nền
đất, đá xây dựng, sửa chữa do vậy vào mùa mưa việc đi lại gặp rất nhiều khó khăn.
+ Mạng lưới đường thuỷ: hệ thống giao thông đường thuỷ trên sông Mận Mu
với chiều dài 160 km.
-

Thủy lợi: toàn huyện đã được cứng hóa 197/281,3 km hồ đập thủy lợi

lớn nhỏ đạt 70%; có 7/9 xã đạt tiêu chí thủy lợi là Mường Than, Mường Cang,
Mường Kim, Mường Mít, Ta Gia, Khoen On và Pha Mu và đảm bảo tưới theo
đúng thiết kế.
- Hiện trạng hệ thống điện: có 9.931/10.833 hộ được sử dụng điện an toàn từ
các nguồn, đạt 92%; 5/9 xã đạt tiêu chí điện là Mường Than, Mường Cang, Mường
Kim, Mường Mít và Ta Gia.
-

Hiện trạng hệ thống cấp, thoát nước: trên địa bàn huyện chưa có hệ thống

nước sạch cung cấp cho nhân dân. Nước sinh hoạt chủ yếu bằng nước mạch ngầm
khai thác bằng giếng khoan và giếng đào, vùng cao chủ yếu nước giếng đào và suối
tự chảy. Một số công trình cấp nước sạch ở các thôn bản.


- Hiện trạng hệ thống bưu chính, viễn thông: toàn huyện hiện có 18 trạm thu
phát sóng di động với 5 mạng điện thoại, 4 trạm chuyển tiếp đài truyền hình, 12
trạm chuyển tiếp đài truyền thanh không dây tại các xã và 3 đài Fm không dây tại

huyện. Có 1 bưu điện trung tâm, trạm tiếp sóng, ngoài ra còn có các trạm bưu điện
tại các xã.
1.1.4. Đặc điểm tài nguyên và môi trường khu vực trung du và miền núi huyện
Than Uyên.
a. Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên đất: tổng diện tích tự nhiên toàn huyện: 79.687,6 ha. Diện tích
đất nông nghiệp: 31.890,2 ha. Đất phi nông nghiệp: 3.813,3 ha. Đất chưa sử dụng:
43.984,0 ha.
Diện tích đất nông nghiệp khá lớn gần 31.890,2 ha, nhất là cánh đồng Mường
Than, lớn thư 3 vùng Tây Bắc (nhát Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc) có tiềm năng
cho việc phát triển nông nghiệp nhất là trồng trọt cây lương thực, cây công nghiệp
chè và chăn nuôi gia súc, trong đó trồng và sản xuất chè là kinh tế mũi nhọn của
Than Uyên.
- Tài nguyên nước
+ Nguồn nước mặt: Là một thung lũng lớn khép kín giữa hai núi Phan Xi Păng
và Púng Luông, thiên nhiên kiến tạo cho Than Uyên một hệ thống sông suối chằng
chịt, độ dốc lớn tiêu biểu là sông Nậm Mu chảy qua huyện với chiều dài 160 km, là
nguồn năng lượng vô tận thuận lợi cho việc phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ ở địa
phương và cùng nhiều hồ, sông suối nhỏ khác có tiềm năng rất lớn, bổ sung hoàn
chỉnh hệ thống lấy, dự trữ nước phục vụ tốt cho sản xuất nông - lâm nghiệp - thủy
sản, công nghiệp và sinh hoạt.


+ Nguồn nước ngầm: việc đánh giá dòng chảy ngầm cũng như động thái nước
dưới đất có liên quan đến địa chất thủy văn trên địa bàn huyện chưa được khảo sát
và đánh giá đầy đủ.
- Tài nguyên rừng: diện tích rừng và đất rừng của huyện chiếm tới 35% diện
tích đất tự nhiên toàn huyện, thuộc loại rừng nhiệt đới với quần thể thực vật rất
phong phú, trong đó có nhiều loại gỗ quý có giá trị kinh tế cao như lát, trò chỉ,
nghiến, táu, pơ mu… các loại đặc sản như thảo quả, cọ khiết (cây cánh kiến), song,

mây, sa nhân… và nhiều loại động vật quý hiếm như: vượn, hổ, công, gấu…
- Tài nguyên khoáng sản: vàng sa khoáng với trữ lượng không lớn phân bố ở
bản Én Luông xã Mường Than, Bản Lướt xã Mường Kim; than đá (Nậm Than, xã
Mường Than) có quy mô nhỏ, chất lượng thuộc loại trung bình không có ý nghĩa
khai thác công nghiệp; Nước nóng ở bản Mé, xã Mường Cang. Một số loại khoáng
sản khác như: đá (bản Che Bó xã Mường Than, xã Ta Gia), sỏi, cát (Nậm Than xã
Mường Than, xã Mường Mít), đất sét có thể khai thác để sản xuất các loại vật liệu
xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.
b. Các giá trị văn hóa và tài nguyên nhân văn
-

Tài nguyên vật thể
+ Than Uyên là huyện có bề dày truyền thống lịch sử trong công cuộc đấu

tranh giành độc lập dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. Với địa danh lịch sử: đèo Khau Co
xã Mường Than, bản Nà Khoảng (xã Mường Kim) - một trong những căn cứ du
kích thời kỳ chống Pháp, tiểu phỉ những năm 1950 - 1951 góp phần giải phóng
Than Uyên ngày 15/10/1952. Bản Lướt xã Mường Kim là một địa danh lịch sử của
huyện, nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên tiền thân của Đảng bộ tỉnh Lai Châu
ngày nay.
+ Sản phẩm thủ công mỹ nghệ mây tre đan được tạo hình độc đáo.
-

Tài nguyên phi vật thể


+ Phong tục tập quán đặc trưng riêng của từng dân tộc. Than Uyên gồm 10 dân
tộc anh em (trong đó dân tộc Thái chiếm 73,2%, dân tộc Kinh 13,1%, dân tộc
Mông 10,5%, các dân tộc khác chiếm 3,2% (Khơ Mú, Dao, Tày, Lào, Cao Lan,
Nùng).

+ Lễ hội truyền thống: “Xên bản, Xên mường” của người Thái; “Lăm bông” của
người Lào…
c. Cảnh quan môi trường
Phần lớn diện tích đất đai của huyện là đồi núi, với thảm thực vật, động vật
phong phú nhiều tiềm năng phát triển với khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan môi
trường đa dạng, khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp là điều kiện để phát triển các loại
hình du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, tham quan, văn hóa. Các khu vực đô thị, công
nghiệp chưa phát triển mạnh nên mức độ ô nhiễm nước, không khí, đất đai chưa
nghiêm trọng. Tuy nhiên ở một số vị trí, một số lĩnh vực đã có những ảnh hưởng
nhất định đến cảnh quan.
1.1.5. Các mâu thuẫn, xung đột trong khu vực trung du và miền núi huyện
Than Uyên
a. Mâu thuẫn, xung đột liên quan đến tài nguyên rừng
Dạng địa hình ở đây chủ yếu là đồi núi, đất rừng ở đây nhiều với các lọai cây
gỗ quý.
Sự gia tăng dân số ngày càng cao mà tài nguyên, môi trường thì ngày càng cạn
kiệt, thiếu thốn. Sự nhận thức thiếu đúng đắn, không đầy đủ về tài nguyên, môi
trường cũng như giá trị của nó trong việc bảo vệ rừng như thế nào và một phần do
cuộc sống nghèo khó, nhu cầu sinh hoạt ăn uống hàng ngày thì họ không thể không
nghĩ đến việc khai thác rừng. Họ phá rừng làm nương rẫy chủ yếu để trồng ngô,
sắn. Nhiều người thì vào sâu trong rừng khai thác gỗ Pơ Mu lậu trong rừng Quốc
gia Hoàng Liên tại khu vực bản Hua Than, xã Mường Than, huyện Than Uyên (Lai


Châu) - khu vực giáp ranh hai huyện Văn Bàn (Lào Cai) và huyện Than Uyên.
Không chỉ ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên rừng, việc khai thác gỗ lậu còn làm
xáo trộn cuộc sống của bà con ở bản Hua Than khi người dân ở địa bàn khác di
chuyển đến gây mất an ninh trật tự. Theo phản ánh của đồng bào nơi đây, kể từ khi
việc khai thác gỗ lậu diễn ra thì những nương thảo quả cũng bị bẻ gãy.
Vào mỗi mùa thu hoạch, bà con phải làm lán thu hái và trông để thảo quả không bị

mất. Nhiều nương thảo quả còn bị gỗ làm hư hỏng không phát triển được. Mặc dù
cơ quan chức năng thường xuyên kiểm soát khu vực bản Hua Than nhưng lực
lượng mỏng, trong khi đó, mỗi khi xuất hiện, các đối tượng đều thông tin cho nhau
để tránh bị bắt.
b. Mâu thuẫn, xung đột liên quan đến tài nguyên đất
Những năm về trước, mâu thuẫn, xung đột đất đai ở đây không phổ biến và
phức tạp, chủ yếu là giữa các hộ gia đình về tranh chấp đất rừng, đất ruộng do ranh
giới phân không được rõ ràng.
Nhưng mấy năm trở lại đây vấn đề này đã trở nên phức tạp hơn, điển hình là sự
kiện diễn ra trong hai ngày 23 và 24/6/2014, dân tộc Thái ở nhiều bản tái định cư
thủy điện Huội Quảng – Bản Chát, bao vây làm tê liệt hoàn toàn trụ sở UBND
huyện và Ban Quản lý dự án Di dân tái định cư Huội Quảng - Bản Chát để khiếu
kiện liên quan đến cuộc sống mới trên vùng đất tái định cư. Trước diễn biến căng
thẳng đó Chủ tịch UBND huyện Than Uyên phải gọi điện “cầu cứu” UBND tỉnh
Lai Châu. UBND tỉnh lập ngay một đoàn công tác xuống huyện giải quyết vấn đề,
mới làm cho tình hình xoa dịu.
Hiện nay đời sống người dân tái định cư cũng như các hoạt động sản xuất đã đi
vào ổn định.
c. Mâu thuẫn, xung đột liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản


Hoạt động khai thác chủ yếu tại khu vực này là hoạt động khai thác đá tại bản
Che Bó xã Mường Than của công ty trách nhiệm hữu hạn Tiền Phương. Máy xúc,
máy nghiền của đơn vị này hoạt động suốt ngày đêm, thợ khoan ngang nhiên nhiều
lần nổ mìn khói bụi ồ ạt, quần áo, cây cối bị bụi bao trùm, đá văng trực diện vào
nhà dân. Không chỉ vậy, cách mỏ đá không xa là một trung tâm cai nghiện của
huyện Than Uyên. Mỏ đá hoạt động ngay quốc lộ, xe cộ chạy ra, vãi đá suốt đêm
ngày, khói bụi, ô nhiễm vô cùng nghiêm trọng khiến nhiều người bức xúc. Mặc dù
đã có nhiều ý kiến của người dân lên chính quyền nhưng vấn đề này đến nay chưa
có hướng giải quyết.

d. Mâu thuẫn, xung đột trong sử dụng tài nguyên nước
Mâu thuẫn, xung đột trong sử dụng tài nguyên nước ở huyện Than Uyên không
phổ biến, trước đây có một vài trường hợp nhỏ liên quan đến xung đột giữa các hộ
về nước tưới cho ruộng lúa. Nhưng mấy năm gần đây khi hệ thống các kênh nương
được đầu tư xây dựng thì vấn đề này không còn nữa.
1.1.6. Các tai biến thiên nhiên và tai biến môi trường trong khu vực trung du và
miền núi huyện Than Uyên
a. Sạt lở đất , lũ quét
Than Uyên thuộc vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Đều mang tính chất
chung có mùa mưa và mưa khô. Vào mùa mưa lượng mưa rất nhiều và kéo dài, tập
trung trong tháng 6, tháng 7 hằng năm, do vậy mùa mưa thường xảy ra sạt lở đất và
lũ quét.
Sạt lở đất xảy ra chủ yếu trên các tuyến đường Quốc lộ 32, 279 đi các xã:
Mường Mít, Mường Kim, Ta Gia, Khoen On, gây ra những thiệt hại nghiêm trọng.
Theo báo cáo của huyện Than Uyên vào tháng 7/2015 sạt lở tại các địa điểm này đã
làm 2 người chết, 72 hộ bị ảnh hưởng nhà cửa, các tuyến kênh mương, đập đầu mối
hư hại nặng nề, tổng mức thiệt hại trên 2,5 tỷ đồng. Trong tương lai những khu vực


này vẫn được đánh giá là những vùng nguy cơ cao và được các địa phương tiếp tục
theo dõi, ngoài ra còn một số khu vực khác như: bản Lọong Co Phay, bản Nà Chằm
xã Mường Cang; các bản dân tái định cư ở các xã Mường Than.
Lũ quét hay xảy ra ở địa hình lưu vực bị chia cắt - lưu vực thượng nguồn nhỏ,
lại chịu tác động xấu của con người thông qua các hoạt động khai thác gỗ khai thác
gỗ, phá rừng, như: lưu vực suối Nậm Than,suối Huổi Khun Lu (xã Mường Than),
các lưu vực suối ở xã Mường Mít, ... Cuối tháng 6/2012 một trận lũ quét đã xảy ra
trên suối Huổi Khun Lu vùi lấp một ngôi nhà, 3 ao cá và nhiều thửa ruộng, hiện nay
trên con suối này vẫn còn nhiều đá tảng ngổn ngang, số ruộng bị vùi lấp người dân
không thể canh tác đang bỏ hoang, khu vực suối khi gặp mưa thường còn sạt lở đất,
nhiều hộ gia đình lo ngại lũ quét sẽ còn tiếp diễn nên đã di chuyển đến chỗ ở mới.

b. Bão
Than Uyên là huyện thường hay chịu nhiều ảnh hưởng của bão so với các
huyện khác trong tỉnh. gây thiệt hại về nhà cửa, con người và tài sản. Trong đó tập
trung tại các xã: Tà Hừa, Ta Gia, Mường Kim, Mường Cang, Mường Mít, Mường
Than.
Vào cuối tháng 4/2016 Toàn huyện có tổng số 363 hộ dân bị ảnh hưởng, trong
đó có 342 hộ bị tốc mái, 20 hộ bị sập nhà, 1 hộ đổ tường. Có 5 truồng trại, lán trại
bị đổ, vùi lấp, cuốn trôi trên 60 lợn, gà; 5 trường học bị tốc mái, đổ tường rào…
tổng thiệt hại trên 5,310 tỷ đồng.
c. Lũ lụt
Mưa lớn kéo dài trên diện rộng là nguyên nhân chủ yếu gây ra lũ lụt ở các xã
trong huyện, như: suối Nậm Puông thuộc Mường Mít, bản Nà Phát xã Mường
Than, suối Chom Chăng xã Pha Mu, bản Lun xã Ta Gia. Những dòng nước cuồn
cuộn, cuốn trôi cả người, làm hư hại hoa màu và cây trồng, để lại sự bàng hoành,
xót xa cho người dân.
d. Mưa đá, giông lốc


Mường Than là xã hay chịu nhiều ảnh hưởng do mưa đá, giông lốc do ảnh
hưởng của vùng hội tụ gió trên cao, mỗi lần xuất hiện mưa đá, giông lốc kéo

dài khoảng 20 phút, mưa khá dày, khiến nhiều ngôi nhà bị hỏng nặng và nhiều nhà
bị tốc mái. Bên cạnh đó cũng làm chết nhiều gia cầm, hư hại nhiều diện tích cây
nông nghiệp của người dân. May mắn là không có thiệt hại về người.
e. Rét đậm, rét hại
Trong những năm qua tình trạng rét đậm, rét hại, xảy ra càng nhiều, kèm theo
mưa phùn nhiệt hạ thấp, ngay trong năm 2016 vừa qua đã suất hiện băng tuyết rơi ở
tại hầu hết các xã có khi nhiệt độ xuống đến 5 0C. Làm cuộc sống của người dân lao
đao với số lượng trâu bò chết nhiều, các hộ gia đình cũng thực hiện việc che chắn
chuồng trại cho gia súc, hạn chế chăn thả để giảm thiệt hại nhiều nhất, sương muối

cũng làm ảnh hưởng đến các loại rau trồng trong vụ đông, sức khỏe con người.
Theo thống kê trong đợt rét đậm, rét hại tháng 2/2016, toàn huyện có 680 ha
cây trồng các loại bị thiệt hại, trong đó có: 19ha thảo quả; 3,2ha mạ, 456ha lúa, ...;
21 con trâu, bò chết; 14,35ha diện tích nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng.


CHƯƠNG 2: ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG KHU VỰC TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI HUYỆN THAN
UYÊN
1.1. Hiện trạng quản lý tài nguyên và môi trường trong khu vực trung du và
miền núi huyện Than Uyên
1.1.1. Hệ thống văn bản pháp quy hiện có
- Luật bảo vệ môi trường năm 2014
- Luật tài nguyên nước (Luật số: 17/2012/QH13)
- Luật bảo vệ và phát triển rừng (Số: 29/2004/QH11)
- Luật đất đai (Số: 45/2013/QH13)
- Luật khoáng sản (Luật số: 60/2010/QH12)
- Quyết định số 22/2013/QĐ-UBND ngày 16/9/2013 của UBND tỉnh về việc
ban hành Quy định về quản lý khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
- Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND Quy định một số nội dung về quản lý tài
nguyên nước trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
- Quyết định số 32/2016/QĐ-UBND thu phí quản lý sử dụng phí bảo vệ môi
trường khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
- Chỉ thị số 11/ CT-UBND ngày 18/10/2011, Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày
24/02/2012 về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
trên địa bàn huyện Than Uyên.
1.1.2. Hiện trạng phương thức quản lý
a. Hiện trạng phương thức quản Lý tài nguyên đất
- Giao đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình quản lý. Ổn định đất sản xuất cho
các hộ dân tái định cư thủy điện Huổi Quảng tại địa bàn xã Mường Than.

- Ưu tiên phát triển nông nghiệp, trồng cây lúa nước.


- Bảo vệ và cải tạo đất chống sói mòn trên nương rẫy, vùng đất dốc. Cùng với
đó mở rộng khai hoang diện tích đất chưa sử dụng để trồng cây công nghiệp, cây ăn
quả, phát triển trồng rừng.
- Thực hiện Chỉ thị 299/TTg của Chính phủ, huyện đã hoàn thành công tác đo
đạc phân hạng và đăng ký đất đai. Đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho
toàn bộ những hộ có đất làm nông nghiệp, đồng thời giao đất cho thuê đất, chuyển
quyền sử dụng đất cho người dân.
- Giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đã sử dụng
đất vào đúng mục đích, hay có vi phạm pháp luật gì không.
- Trong thời gian qua các cán bộ địa phương cũng đã chú trọng công tác tuyên
truyền, phổ biến pháp luật đất đai, tổ chức hướng dẫn người dân thực hiện đúng
pháp luật tuy nhiên vẫn gặp rất nhiều khó khăn do trình độ người dân không cao
không hiểu rõ pháp luật.
b. Hiện trạng phương thức quản lý tài nguyên nước
Việc khai thác nguồn nước mặt cho sinh hoạt và sản xuất không hợp lý đã và đang
làm cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm. Để có biện pháp quản lý,
khai thác hợp lý, điều hoà nguồn nước giữa các mùa trong năm, khắc phục hiện
tượng thiếu nước trong mùa khô và lũ lụt trong mùa mưa huyện đã chú trọng những
phương thức quản lý sau:
+ Tại đây chính quyền cũng đầu tư xây dựng các công trình nước sạch bằng hệ
thống bể, kênh mương đến từng thôn bản, để cung cấp nước cho hoạt động sinh
hoạt của người dân và cho ngành nông nghiệp lúa nước. Chỉ tính riêng năm 2015
huyện đã xây dựng được gần hơn 300 bể nước sạch, cố hóa được 115 kênh mương
bố trí đều tại các xã trong huyện.


+ Tiếp tục tiến hành kiểm tra hoạt động khai thác, sử dụng, xả thải vào nguồn nước

trên địa bàn các. Bước đầu đã tiến hành được ở một số xã như: Mường Than,
Mường Cang, Thị Trấn Than Uyên.
+ Tuyên truyền dân sử dụng nước một cách tiết kiệm, hiệu quả, tránh gây lãng phí
nước thông qua các hoạt động tập huấn, văn hóa văn nghệ, họp thôn bản.
Tuy nhiên các xã ở đây chủ yếu là các xã nghèo, nước chủ yếu do tự dẫn từ nguồn
nước ngầm trong núi về để phục vụ sinh hoạt nên nhìn chung công tác quản lý của
chính quyền không được phát huy hiệu quả, chủ yếu là người dân tự tham gia quản
lý.
c. Hiện trạng phương thức quản lý tài nguyên rừng
Vấn đề quản lý tài nguyên rừng ở khu huyện còn nhiều bất cập hiệu quả quản
lý chưa cao, ít hệ thống văn bản pháp luật, hiện trạng khai thác rừng tràn lan do
hoạt động mở rộng khai hoang thiếu quy hoạch.
Hoạt động trồng rừng mấy năm gần đây cơ bản đã được chú trọng chủ yếu là trồng
thông, ở các xã trong trong lưu vực sông Nậm Mu ( xã Khoen On, Tà Gia, Tà Hừa,
Pha Mu), xã Mường Than, thị trấn Than Uyên.
d. Hiện Trạng phương thức quản lý tài nguyên khoáng sản
Quản lý tài nguyên khoáng sản trong huyện được chú trọng công tác ban hành
văn bản quản lý và tuyên truyền, pháp luật được triển khai, bố trí kinh phí trong dự
toán ngân sách nhà nước cho công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, xây dựng quy
chế phối hợp giữa các phòng, ban chức năng của huyện và huyện giáp ranh, công bố các
điểm mỏ khoáng sản đã được quy hoạch.

e. Hiện trạng phương thức quản lý các vấn đề môi trường khác
công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện đã được tăng cường và có
nhiều chuyển biến tích cực, các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của


Nhà nước về bảo vệ môi trường từng bước đi vào cuộc sống và phát huy hiệu lực,
hiệu quả, nhận thức về bảo vệ môi trường của cán bộ, công chức, viên chức và
Nhân dân trong huyện ngày càng được nâng cao, môi trường đô thị, các khu dân cư

nông thôn từng bước được cải thiện, công tác bảo vệ, phát triển và khai thác nguồn
tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn luôn nhận được sự quan tâm của Thường trực
Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện và sự phối hợp chặt chẽ của
các ban ngành trong quá trình thực hiện.
1.1.3. Đánh giá hiệu quả công tác quản lý
- Thuận lợi: được sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh, sự hướng dẫn về chuyên môn
nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường, sự phối hợp thống nhất quản lý từ cấp tỉnh
đến cấp xã, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng của
huyện và chính quyền các xã, thị trấn trong việc quản lý tài nguyên và môi trường trên địa
bàn
- Khó khăn: huyện Than Uyên có địa bàn rộng, có nhiều đơn vị hành chính, giao thông đi
lại còn gặp nhiều khó khăn, các xã cách xa trung tâm huyện. Lực lượng tham gia công tác
kiểm tra mỏng, chính quyền cấp xã chưa thực hiện hết trách nhiệm trong công tác quản lý
về tài nguyên và môi trường trên địa bàn. Kinh phí cho việc kiểm tra, ngăn chặn, xử lý vi
phạm không có nên việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý vi phạm còn nhiều hạn chế. Mặt
khác, Người dân sống chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa ít có cơ hội tiếp xúc, cọ sát với

bên ngoài. Tỷ lệ mù chữ vẫn cao, nhận thức còn rất hạn chế.
1.2. Các định hướng chính trong quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường
trong khu vực trung du và miền núi huyện Than Uyên
a.

Đối với cấp chính quyền

-

Đào tạo cán bộ địa phương, nâng cao năng lực chuyên môn, tích cực đi thực

địa kiểm tra đất, rừng.



-

Hướng dẫn, tuyên truyền người dân thực hiện tốt bảo vệ quản lý tài nguyên

trên địa bàn. Xã hội hóa công tác quản lý, giải quyết xung đột môi trường bằng hòa
giải.
-

Xây dựng ban hành cơ chế, chính sách chia sẻ nguồn lợi chung về tài

nguyên, môi trường. Cần kết hợp giữa lợi ích nhà nước, lợi ích xã hội, lợi ích cá
nhân trong các chính sách về tài nguyên, môi trường.
-

Xây dựng các chính sách về tài nguyên, môi trường trong đó xác định rõ hơn

về quyền sở hữu với quyền sử dụng các nguồn tài nguyên, môi trường. Xây dựng,
hoàn thiện các chính sách tài chính về tài nguyên, môi trường, bảo đảm phát triển
bền vững
b.

Đối với các hộ nông dân

-

Chấp hành luật, chính sách mà cấp chính quyền đề ra trong hoạt động bảo vệ

đất, rừng.
-


Sử dụng các loại tài nguyên, đất, rừng, nước một các hợp lý và tiết kiệm.

-

Xử dụng dúng gianh giới, không xâm phạm đến khu vực khác tránh gây

xung đột mâu thuẫn.
-

Chủ động ứng phó với những tình huống bất ngờ xảy ra như cháy rừng.

-

Nâng cao ý thức trách nhiệm của từng người, không chặt phá rừng bừa bãi,

săn bắn các loại thú rừng.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Khi nghiên cứu về chủ đề này em xin đưa ra một số kết luận sau:
- Than Uyên là một huyện miền núi, địa hình phức tạp, đồi núi chiếm ưu thế,
đời sống chủ yếu dựa vào ngành nông nghiệp trồng lúa nước và ngành lâm nghiệp
trồng rừng.
- Nằm trong khu vực khí hậu cận nhiệt đới gió mùa, nên hàng năm vẫn thường
xảy ra thiên tai bão, tượt lở đất, lũ quét, lũ lụt, rét đậm rét hại, ảnh hưởng đến mùa
màng, cuộc sống của người dân.
- Xuất hiện mâu thuẫn, xung đột trong quá trình sử dụng, khai thác các nguồn
tài nguyên tại khu vực, giữa con người với con người, giữa con người với tài

nguyên
- Công tác quản lý của các cấp chính quyền mặc dù có ban hành chính sách
quản lý, nhưng nhìn chung vẫn còn lỏng lẻo, chưa thực sự hiệu quả. Mặt khác,
người dân nhận thức còn hạn chế, nhưng một phần cũng vì cuộc sống hàng ngày
của họ nên vẫn khai thác các nguồn tài nguyên trong rừng.
2. KIẾN NGHỊ
- Nhà nước, cấp chính quyền cần ban hành chính sách, pháp luật trong việc
thực hiện tốt vấn đề quản lý tổng hợp tài nguyên tại khu vực huyện.
- Mở lớp tập huấn, đào tạo cán bộ xã, thôn, nâng cao năng lực chuyên môn
chủ động ứng phó với những sự cố xảy ra trong quá trình thực hiện công tác.
- Ban hành các chế tài sử phạt nghiêm minh đối với các cá nhân, hộ gia đình
không thực hiện đúng quy định.
- Mở các cuộc họp, lớp tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân, giúp họ
hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ các nguồn tài nguyên, sử dụng hiệu quả,
tiết kiệm.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo điện tử huyện Than Uyên
2. Cổng thông tin điện tử tỉnh Lai Châu
3. Cổng thông tin điện tử huyện Than Uyên
4. Cổng thông tin điện tử Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu



×