Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Quản lý tổng hợp tài nguyên nước ngầm vùng hà nội đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nước của đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.65 KB, 9 trang )



QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM VÙNG HÀ NỘI
ĐÁP ỨNG NHU CẦU TIÊU THỤ NƯỚC CỦA ĐÔ THỊ

TS. Nguyễn Ngọc Dung
Khoa Quản lý đô thị - Trường đại học Kiến Trúc Hà Nội


1. Giới thiệu
Hà Nội nằm ở vị trí trung tâm đồng bằng bắc bộ có 2 con sông lớn chảy qua là
Sông Hồng và sông Đuống, trong đó sông Hồng là sông lớn thứ 2 của Việt Nam bắt
nguồn từ Trung Quốc, chảy vào Việt Nam ở Lào Cai và đổ ra biển Đông. Tài nguyên
nước dưới đất vùng Hà Nội tương đối phong phú. Theo kết quả thăm dò đánh giá trữ l-
ượng nước đã được Hội đồng
đánh giá trữ lượng khoáng sản Nhà Nước duyệt, tổng l-
ượng nước khai thác toàn vùng Hà Nội là 837.600 m3/ngđ. Tiềm năng nước dưới đất
vùng Hà Nội còn rất lớn, song cho đến nay trữ lượng nước thăm dò được còn it.
Hệ thống cấp nước Hà Nội được xây dựng từ năm 1894 dưới thời Pháp thuộc Từ
đó đến nay, sau hơn một thế kỷ vận hành khai thác, hệ thống đã được mở
rộng và nâng
cấp nhiều lần. Hệ thống cấp nước Hà Nội do Công ty Kinh doanh nước sạch (CTKDNS)
Hà Nội quản lý. CTKDNS Hà Nội được tổ chức lại từ công ty cấp nước Hà Nội, là đơn
vị kinh tế trực thuộc Sở Giao thông công chính Hà Nội và chịu sự lãnh đạo của UBND
thành phố Hà Nội. CTKDNS Hà Nội, chịu trách nhiệm cấp nước cho 8 quận nội thành
là : Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Cầ
u Giấy, Tây Hồ, Thanh Xuân,
Hoàng Mai và 2 huyện ngoại thành là : Từ Liêm, Thanh Trì. CTKDNS Hà Nội số 2,
chịu trách nhiệm cấp nước cho quận Long Biên và 2 huyện ngoại thành là : Gia Lâm,
Đông Anh. CTKDNS Hà Nội có nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh nước sạch theo quy
định của UBNDTP Hà Nội.


Mặc dù đã được cải thiện đáng kể, song hệ thống cấp nước khu vực bờ Nam
sông Hồng do CTKSNS Hà Nội quản lý với tổng công suất khai thác hơn 400.000
m
3
/ngđ, ước tính vẫn thiếu hụt khoảng 300.000 m
3
/ngđ so với nhu cầu sử dụng nước
hiện tại. Nhiều nơi trên địa bàn thành phố vẫn chưa có hệ thống cấp nước , một số khu
vực dân cư vẫn thiếu nước trầm trọng. Mặt khác, do nguồn nước ngầm ở khu vực phía
Nam thành phố Hà Nội đã bị ô nhiễm bởi nước thải sinh hoạt và công nghiệp, nên chất
lượng nước sau xử lý của các nhà máy n
ước ở khu vực phía Nam Hà Nội như : Hạ
Đình, Pháp Vân, Tương Mai chưa đạt được tiêu chuẩn nước ăn uống sinh hoạt của Bộ
Y Tế 1329/2002/BYT/QĐ về chỉ tiêu Amoni.
Theo phân cấp quản lý, UBNDTP Hà Nội và sở Giao thông công chính Hà Nội
giao cho CTKDNS Hà Nội xây dựng các dự án đầu tư phát triển cấp nước Hà Nội phù
hợp với quy hoạch tổng thể của Hà Nội. Đồng thời CTKDNS Hà Nội có trách nhiệm
phối h
ợp với các cơ quan hữu quan địa phương và lực lượng thanh tra chuyên ngành
trong việc bảo vệ nguồn nước ngầm và toàn bộ hệ thống cấp nước do công ty phụ trách.
Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT
128
Chính vì vậy, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nước cho thành phố Hà Nội cả về số
lượng và chất lượng, công tác quản lý tài nguyên nước nói chung và tài nguyên nước
ngầm vùng Hà Nội nói riêng cần có sự quan tâm đúng mức của lãnh đạo thành phố Hà
Nội, sự phối kết hợp chặt chẽ của các cơ quan chuyên môn và chính quyền địa ph-
ương, cần phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan chức năng, huy động sự tham
gia c
ủa các tổ chức, đoàn thể và cộng đồng dân cư mới thực sự đem lại hiệu quả thiết
thực.


2. Quản lý tổng hợp tài nguyên nước ngầm vùng Hà Nội
2.1. Thực trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm vùng Hà Nội
Tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm ở Hà Nội hiện nay đang ở mức báo
động nghiêm trọng. Hà Nội có địa hình thấp về phía Nam và Đông Nam, toàn b

nước bề mặt kéo theo chất bẩn về đây, ngấm xuống làm bẩn cả những tầng chứa nước
nằm sâu dưới lòng đất. Tại khu vực phía Nam và Đông Nam thành phố Hà Nội,
nguồn nước ngầm đều bị ô nhiễm năng. Hàm lượng Amôni cao hơn giới hạn cho phép
nhiều lần, điển hình là các giếng của nhà máy nước Pháp Vân chứa NH
4
tới 30mg/l. ở
Hà Nội, nhiều khu vực đã xuất hiện hiện tượng tụt mực nước ngầm, lưu lượng giảm
đáng kể. Một số nơi đã xảy ra lún đất, biến dạng bề mặt đất, nhiều giếng đã bị tụt mực
nước ngầm trên 10 m và lưu lượng bị giảm đi một nửa so với ban đầu. Nghiêm trọng

n nữa, một số nơi đã xảy ra hiện tượng lún đất, làm nứt hoặc biến dạng bề mặt đất
dẫn đến hư hại công trình. Năm 1993 thành phố Hà Nội đã xây dựng 6 trạm quan trắc
lún tại các địa điểm Ngọc Hà, Pháp Vân, Lương Yên , Mai Dịch... Kết quả nghiên cứu
lúc đầu ( 1994-1997) cho thấy tại trạm đo lún thực nghiệm số 1 Ngọc Hà sự lún bề
m
ặt có quan hệ tuyến tính với độ hạ thấp mực nước ngầm; còn tại trạm Pháp Vân mặt
đất bị lún 20-30 mm.
Theo số liệu của Liên đoàn Địa chất thuỷ văn và địa chất công trình miền Bắc,
diễn biến động thái nước dưới đất 6 tháng đầu năm 2006, mực nước bình quân (tính
bằng độ cao tuyệt đối) tầng chứa nước Pleistocen trung thượng ( qp ) 6 tháng đầu năm
thấp h
ơn cùng kì năm trước và trung bình nhiều năm. Tại các vùng khai thác với lưu
lượng lớn, mực nước dưới đất đang tiếp tục giảm mạnh. Mực nước sâu nhất cách đất
vùng Hà Nội thấp hơn cùng kì năm trước 0,48m. Dự báo 6 tháng cuối năm mực nước

có thể hạ thấp hơn 6 tháng đầu năm thêm 0,05m nữa, tức là xuống độ sâu 26,6m cách
mặt đất.
2.2. Các nguyên nhân gây ra ô nhiễm nước ngầm
Nguồn nước ngầm ở Hà Nội bị ô nhiễm chủ yếu do các nguyên nhân sau:
- Môi trường nước mặt bị ô nhiễm hữu cơ và vi sinh, hàm lượng tổng coliform ở
mức cao, vượt quá TCCP loại B nhiều lần. Nguyên nhân là do nước thải từ hoạt động
sản xuất và sinh hoạt đô thị phần lớn không được xử lý khi xả thải. Theo số liệu thống
kê của Cục bảo vệ môi trường tháng 5/2006, t
ổng lượng nước thải sinh hoạt khoảng
450.000 m
3
/ngày đêm, một phần được xử lý sơ bộ tại các bể tự hoại, sau đó xả vào các
tuyến cống chung hoặc kênh mương, ao hồ. Nhiều nơi nước được xả trực tiếp ra sông
làm ô nhiễm chất lượng nước các sông, hồ.Trên địa bàn thành phố hiện có khoảng 400
cơ sở sản xuất, dịch vụ lượng nước thải đổ vào hệ thống thoát nước thành phố khoả
ng
260.000 m
3
/ngày đêm. Tính đến năm 2004, chỉ có 36 cơ sở sản xuất công nghiệp có
Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT
129
trạm xử lý nước thải, số còn lại chỉ xử lý sơ bộ qua hệ thống bể lắng lọc cơ học hoặc xả
thẳng vào hệ thống thoát nước của thành phố. Các sông nội thành Hà Nội đã bị ô nhiễm.
Đặc biệt đối với các sông thoát nước thải như sông Kim Ngưu và Tô Lịch bị ô nhiễm nặng,
Hàm lượng các chất bẩn ở các sông này rất cao. Lượng nước th
ải đổ vào sông Tô Lịch và
Kim Ngưu quá lớn, không còn khả năng tự làm sạch. Hàm lượng BOD
5
vượt TCCP loại B
3 lần; coliform vượt 57 lần TCCP.

- Hoạt động khai thác nước ngầm bừa bãi, không có giấy phép. Theo thống kê
chưa đầy đủ, trên địa bàn thành phố Hà Nội cho đến ngày 31/12/2006 đã có 12 Quận,
Huyện thực hiện công tác kê khai theo Quyết định 195/2005/QĐ-UB (Chỉ còn 02 quận
là Đống Đa và Cầu Giấy chưa có kết quả thực hiện công tác kê khai), kết quả cụ thể
ghi trong bảng dưới đây:

Quận (Huyện)
Khai thác
nước phục
vụ SH
(giếng)
Khai thác
nước phục vụ
SXKD
(Giếng)
Khai thác
nước mặt
(Tổ chức)
Xả nước thải
vào nguồn
nước
(Tổ chức)
Lỗ khoan
chưa trám
lấp
(Giếng)
Hai Bà Trưng 2.814 270 0 58 0
Hoàng Mai 14.880 23 0 52 458
Thanh Trì 13.386 55 26 182 785
Hoàn Kiếm 254 51 0 44 7

Thanh Xuân 2.146 13 0 64 300
Từ Liêm 24.087 591 4 73 4
Tây Hồ 9.411 95 5 329 160
Đông Anh 51.582 187 2 6 110
Long Biên 13.650 121 0 114 69
Sóc Sơn 32.101 40 36 20 355
Gia Lâm 38.489 25 52 24 16
Ba Đình 510 62 0 20 73
Tổng 199.634 1.530 121 988 2.108
(Nguồn : Báo cáo tình hình triển khai công tác quản lý tài nguyên nước năm 2006
của Sở Tài nguyên môi trường nhà đất Hà Nội)
Việc khai thác nước ngầm bừa bãi, quá tải đã dẫn đến sự suy giảm lưu lượng
nước, làm hạ mực nước ngầm, gây lún sụt đất và kéo theo ô nhiễm nguồn nước.
- Có tới hơn 2.108 lỗ khoan nước bỏ đi, không dùng nữa, đã không được trám
lấp cẩn thận, tạo thành các đường thấm nước mặt ô nhiễm xuống tầng nước ngầm rất
dễ dàng. ở n
ước ta có rất nhiều giếng khoan nước kiểu UNICEF (kiểu giếng khoan do
Quỹ Nhi đồng của Liên hiệp quốc tài trợ) ở khu vực ngoại thành đã bỏ đi, không dùng
nữa, đó là các nguy cơ tạo ra các đường thẩm thấu ô nhiễm xuống tầng nước ngầm.
Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT
130
- Do sự rò rỉ nước từ các bãi rác không được thiết kế xây dựng đúng kỹ thuật,
hoặc nước rò rỉ từ các bể vệ sinh tự hoại thấm qua các lớp đất có khả năng bảo vệ
nước ngầm kém, hoặc thấm theo các lỗ giếng khoan nước, thấm theo cọc bê tông, cọc
khoan nhồi của công trình xây dựng, thông qua các lớp đất và thâm nhập vào tầng
nước ngầm.
- Do dư lượng phân hoá họ
c và thuốc bảo vệ thực vật được dùng trong sản xuất
nông nghiệp thấm xuống, tuy rằng quá trình này diễn ra lâu dài, rất nhiều năm.
- Các chất phóng xạ có trong các khoáng sản dưới đất, hoặc các chất thải

phóng xạ đã không xử lý, đổ thải không đúng kỹ thuật, có thể ngấm dần, thông qua
các lớp đất và thâm nhập vào nước ngầm sau rất nhiều năm.
2.3. Các văn bản của Chính Phủ và UBNDTP Hà Nộ
i về quản lý khai thác nước
ngầm vùng Hà Nội
Thực hiện Luật tài nguyên nước, nhằm khắc phục tình trạng khai thác tài
nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước trái pháp luật gây cạn kiệt, ô nhiễm nguồn
nước
Chính phủ đã ban hành :
- Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 quy định việc cấp giấy phép
thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước;
- Nghị đị
nh số 34/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước;
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường ban hành :
- Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24/6/2005 hướng dẫn thi hành Nghị
định số 149/2004/NĐ-CP của Chính phủ;
- Thông tư số 05/2005/ TT-BTNMT ngày 22 tháng 7 năm 2005 hướng dẫn thi
hành Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ;
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài nguyên
môi trường về việ
c bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn việt nam về môi trường.
- Quyết định số 17/2006/QĐ-BTNMT về việc cấp phép hành nghề khoan nước
dưới đất quy mô nhỏ
UBNDTP Hà Nội đã ban hành :
- Quyết định Số: 195/2005/QĐ-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2005 Quy định
về việc cấp phép thăm dò, khai thác tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;
cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
- Quyết đị
nh Số 132/2006/QĐ-UB ngày 9 tháng 1 năm 2006 về việc thành lập

Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra hoạt động khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước
và xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn Thành phố Hà nội.
- Quy định về việc cấp phép thăm dò, khai thác tài nguyên nước, xả nước thải
vào nguồn nước; cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất trên địa bàn thành phố Hà
nội (Ban hành kèm theo quyết định số : 195/2005/QĐ-UB ngày 22/11/2005 của Uỷ
ban nhân dân thành phố Hà Nội).
- Chỉ thị Số 27/2005/CT-UB của uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ngày 30
tháng 11 năm 2005 Về tăng cường công tác quản lý hoạt động khai thác, sử dụng
Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT
131
nguồn tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn Thành phố Hà
Nội.
2.4. Phân cấp quản lý tài nguyên nước vùng Hà Nội
UBND Thành phố chỉ thị phân cấp quản lý như sau:
- Các Sở, Ngành liên quan, UBND các quận, huyện, phường, xã, thị trấn, các
tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước
thải vào nguồn nước trên địa bàn Thành phố Hà nội nghiêm túc thực hiện Luật tài
nguyên nước, các Nghị đị
nh của Chính phủ, Qui đinh của UBND Thành phố về cấp
phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước.
UBND Thành phố nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác, sử dụng
nguồn tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước trái pháp luật.
- Sở Tài nguyên môi trường nhà đất có trách nhiệm :
+ Khẩn trương thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố tại văn bản s

279/UB-KH&ĐT ngày 6/7/2005, tổ chức lập đề án điều tra khảo sát hiện trạng và
đánh giá trữ lượng, tình hình quản lý khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước, xây
dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn
thành phố;
+ Xây dựng quy hoạch và kế hoạch khai thác, phát triển tài nguyên nước

trong đó xác định tiềm năng các nguồn nước, nhu cầu sử dụng nước c
ủa các ngành, tr-
ước mắt xác định khu vực hạn chế khai thác, chiều sâu cho phép khai thác nước dưới
đất, xác định vùng bảo hộ vệ sinh phục vụ công tác cấp phép thăm dò, khai thác sử
dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước nhằm phát triển bền vững
nguồn tài nguyên nước và vệ sinh môi trường;
+ Kiểm tra lập danh bạ các giếng khoan thăm dò, khai thác nước; Xác định
số lượng, vị trí, tình trạng các giếng đã hư
hỏng, không còn hoạt động (bao gồm các
giếng khoan nhỏ của các hộ gia đình, giếng khoan khai thác của các cơ quan, tổ chức,
giếng thăm dò, giếng quan trắc đã bị hư hỏng); Xây dựng kế hoạch trám lấp; Đề xuất
bổ sung hoàn chỉnh hệ thống quan trắc nước trên địa bàn Thành phố;
Chủ trì phối hợp với các Sở, Ngành liên quan, UBND các quận, huyện tổ chức
tổng kiểm tra việ
c tuân thủ pháp luật về khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả n-
ước thải vào nguồn nước, việc hành nghề khoan nước dưới đất. Kiên quyết xử lý các
tổ chức, cá nhân vi phạm, đình chỉ các hoạt động không có giấy phép, sai phép.
+ Tổ chức tuyên truyền, phổ biến những quy định của pháp luật về tài
nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước cho nhân dân; Tổ chức tập huấn, bồi d-
ưỡng cho cán bộ
quản lý tài nguyên môi trường ở cấp quận, huyện, phường, xã, thị
trấn nhằm bảo vệ, khai thác, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên nước.
- Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các Sở, Ngành liên quan xây dựng ngay
chính sách thu phí khai thác tài nguyên nước, xây dựng cơ chế phí thẩm định, lệ phí
cấp phép trong lĩnh vực quản lý tài nguyên nước nhằm tạo nguồn thu đảm bảo duy trì,
phát triển bền vững nguồn tài nguyên nước; Báo cáo UBND Thành ph
ố để kiến nghị
với Chính phủ sửa đổi bổ sung những nội dung không còn phù hợp.
- Sở Xây dựng phối hợp với Sở Tài nguyên môi trường nhà đất tổ chức thường
xuyên cập nhật, trao đổi thông tin từ kết quả của mạng quan trắc lún bề mặt đất do

Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT
132

×