Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Vận dụng lý thuyết kiến tạo trong dạy học chủ đề nguyên hàm tích phân cho học sinh trung học phổ thông (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 101 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Manyvanh INTHAVONGSA

VẬN DỤNG LÝ THUYẾT KIẾN TẠO
TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ NGUYÊN HÀM TÍCH PHÂN
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Manyvanh INTHAVONGSA

VẬN DỤNG LÝ THUYẾT KIẾN TẠO
TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ NGUYÊN HÀM TÍCH PHÂN
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Ngành: Lý luận và PPDH bộ môn Toán
Mã số: 8.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN DANH NAM

THÁI NGUYÊN - 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Vận dụng lý thuyết kiến tạo trong dạy học chủ đề
nguyên hàm - tích phân cho học sinh trung học phổ thông” là công trình nghiên cứu
của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu là trung thực, chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình của tác giả nào khác.

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2018
Tác giả luận văn

Manyvanh INTHAVONGSA

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Vận dụng lý thuyết kiến tạo trong dạy học
chủ đề nguyên hàm - tích phân cho học sinh trung học phổ thông”, em đã nhận được
sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của các cá nhân và tập thể. Em xin được bày tỏ sự
cảm ơn sâu sắc tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá
trình học tập và nghiên cứu.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Danh Nam, người thầy
đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình làm luận văn.
Em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Toán, Phòng Đào tạo Trường
Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt
quá trình học tập và làm luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các GV tổ Toán, HS khối 10 trường
THPT Xaysettha, Thủ đô Viêng Chăn đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong
suốt quá trình học tập và thực nghiệm tại Trường.
Dù đã rất cố gắng, xong luận văn cũng không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả

mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo và các bạn học viên để luận văn được
hoàn chỉnh hơn.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2018
Tác giả luận văn

Manyvanh INTHAVONGSA

ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... v
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ..................................................................................... vi
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 4
3. Đối tượng và khách thể phạm vi nghiên cứu ............................................................ 4
4. Giả thuyết khoa học .................................................................................................. 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................ 4
6. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 5
7. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 5
8. Cấu trúc của luận văn................................................................................................ 5
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................... 6
1.1. Cơ sở lý luận về lý thuyết kiến tạo ........................................................................ 6
1.1.1. Cơ sở triết học ..................................................................................................... 7

1.1.2. Cơ sở tâm lý học ................................................................................................. 7
1.1.3. Luận điểm cơ bản của lý thuyết kiến tạo trong dạy học ..................................... 8
1.2. Các loại hình kiến tạo trong dạy học ................................................................... 11
1.2.1. Kiến tạo cơ bản ................................................................................................. 12
1.2.2. Kiến tạo xã hội .................................................................................................. 12
1.3. Vai trò của người học và người dạy trong dạy học theo lý thuyết kiến tạo ........ 13
1.4. Vận dụng lý thuyết kiến tạo trong dạy học môn Toán ........................................ 16
1.5. Kết luận chương 1 ................................................................................................ 19
iii


Chương 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ............................................................................. 20
2.1. Nội dung chủ đề “Nguyên hàm - Tích phân” trong chương trình môn Toán
THPT nước CHDCND Lào ........................................................................................ 20
2.1.1. Nội dung chương trình SGK môn Toán lớp 10 ................................................ 20
2.1.2. Chuẩn kiến thức, kỹ năng ................................................................................. 22
2.1.3. Mục đích, yêu cầu khi dạy học “Nguyên hàm - Tích phân” ............................ 23
2.2. Thực trạng dạy học chủ đề “Nguyên hàm - Tích phân” trong chương trình
SGK môn Toán lớp 10 ................................................................................................ 25
2.3. Phân tích khó khăn, sai lầm của HS khi học chủ đề “Nguyên hàm - Tích phân” ......... 27
2.3.1. Một số khó khăn của HS ................................................................................... 27
2.3.2. Một số sai lầm của HS trong quá trình giải toán .............................................. 29
2.4. Kết luận chương 2 ................................................................................................ 36
Chương 3. DẠY HỌC MỘT SỐ TÌNH HUỐNG ĐIỂN HÌNH TRONG CHỦ
ĐỀ “NGUYÊN HÀM - TÍCH PHÂN” THEO LÝ THUYẾT KIẾN TẠO .............. 37
3.1. Nguyên tắc dạy học tình huống điển hình ........................................................... 37
3.2. Dạy học một số tình huống điển hình theo lý thuyết kiến tạo ............................. 40
3.2.1. Dạy học khái niệm toán học ............................................................................. 40
3.2.2. Dạy học định lý toán học .................................................................................. 48
3.2.3. Dạy học giải bài tập toán học ........................................................................... 56

3.3. Kết luận chương 3 ................................................................................................ 65
Chương 4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ................................................................ 66
4.1. Mục đích thực nghiệm ......................................................................................... 66
4.2. Nội dung thực nghiệm ......................................................................................... 66
4.3. Đối tượng thực nghiệm ........................................................................................ 66
4.4. Tổ chức thực nghiệm ........................................................................................... 66
4.5. Phân tích kết quả thực nghiệm............................................................................. 67
4.5.1. Phân tích định tính ............................................................................................ 67
4.5.2. Phân tích định lượng ......................................................................................... 67
4.6. Kết luận chương 4 ................................................................................................ 72
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 73
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN VĂN ............................................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 75
PHỤ LỤC
iv


DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

Viết đầy đủ

Viết tắt
CHDCND

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân

ĐC

Đối chứng


GV

Giáo viên

HS

Học sinh

NXB

Nhà xuất bản

PPDH

Phương pháp dạy học

SGK

Sách giáo khoa

TN

Thực nghiệm

THPT

Trung học phổ thông

Tr.


trang

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Kết quả điều tra HS trong giờ học............................................................ 26
Bảng 2.2. Kết quả điều tra của HS trong giờ hoạt động ........................................... 27
Bảng 3.1: Bảng dấu hiệu lựa chọn phương pháp đặt ẩn phụ .................................... 55
Bảng 4.1: Bảng thống kê điểm số trước thực nghiệm .............................................. 68
Bảng 4.2: Bảng thống kê điểm số ............................................................................. 69
Bảng 4.3: Bảng phân phối tần suất ........................................................................... 69

v


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Trang
Hình 1.1: Sơ đồ các giai đoạn kiến tạo ........................................................................11
Hình 3.1: .....................................................................................................................44
Hình 3.2: .....................................................................................................................44
Hình 3.3: Hai con đường dạy học định lý....................................................................49
Hình 3.4: .....................................................................................................................51
Hình 3.5: .....................................................................................................................52
Hình 3.6: .....................................................................................................................58
Hình 3.7: .....................................................................................................................60
Hình 3.8: .....................................................................................................................61
Hình 3.9: .....................................................................................................................63

Hình 3.10: ....................................................................................................................64
Hình 4.1: Đồ thị biểu diễn phân phối tần suất điểm số ...............................................70
Hình 4.2: Đồ thị phân phối tần suất .............................................................................70

vi


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, đất nước Lào đang đẩy mạnh phát triển và đổi mới
giáo dục, đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo vào năm 2020. Đặc biệt, hiện nay, nước
CHDCND Lào đã gia nhập và trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng
Bảo an Liên hợp quốc nên việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho người lao
động là một việc làm cấp thiết. Để làm được điều đó thì việc đổi mới PPDH là một ưu
tiên hàng đầu.
Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương đổi mới PPDH của Bộ Giáo dục
và Thể thao, các trường THPT bước đầu triển khai và đã thu được một số kết quả khả quan.
Tuy nhiên, việc thực hiện là chưa đồng đều giữa các trường học, giữa các GV. Xét riêng
trong Thủ đô Viêng Chăn, thì việc thực hiện chủ trương đổi mới PPDH của Bộ Giáo dục
và Thể thao là khá tốt. Tuy nhiên, việc tiếp cận các phương pháp còn hạn chế, đặc biệt là
các trường học ở miền núi, vùng sâu, vùng xa thì việc tiếp cận các PPDH không truyền
thống lại càng khó khăn hơn. Điều đó thể hiện rất rõ ở chất lượng HS, cụ thể là kết quả thi
tốt nghiệp THPT, thi Đại học, Cao đẳng,… còn rất thấp, đặc biệt là môn Toán. Riêng đối
với các trường miền núi thì ngay cả chất lượng đầu vào cấp THPT của các em HS cũng
còn khá thấp, đối với môn Toán thì có những trường, có những năm chỉ với 0,5 điểm là
các em đã được vào học cấp THPT. Nguyên nhân do đâu? Một trong những nguyên nhân
dẫn tới kết quả học tập môn Toán còn thấp là người GV chưa có được phương pháp phù
hợp trong việc giảng dạy, họ vẫn còn bị ảnh hưởng bởi phương pháp truyền thụ kiến thức
một chiều đã có hàng chục năm nay, trong khi đó việc tiếp cận các phương pháp mới, phi
truyền thống lại gặp nhiều khó khăn. Dạy học theo quan điểm kiến tạo là một phương pháp

tiếp cận mà mỗi GV cần tìm hiểu và nghiên cứu, bởi vì dạy học theo cách tiếp cận này sẽ
giúp HS chủ động tìm tòi, kiểm chứng và xác nhận tri thức khoa học, HS là người chủ
động tìm ra kiến thức mới.
Theo Hội nghị quốc gia khóa IX và Hội nghị Đảng Nhân dân Cách mạng Lào
khóa X (2016 - 2020) về “Chiến lược phát triển giáo dục và thể thao trong giai đoạn 5
năm lần thứ VIII”: Nước CHDCND Lào đang trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh phát

1


triển, đòi hỏi xã hội phải tạo ra nguồn nhân lực có trình độ cao. Để có thể đáp ứng được
yêu cầu của công cuộc đổi mới đó, đặc biệt ngành Giáo dục và Thể thao cần phải có sự
đổi mới về mọi mặt, nhằm đào tạo ra những người lao động có đủ kiến thức, năng lực
sáng tạo, trí tuệ và phẩm chất tốt, đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực của đất
nước và phù hợp với bốn trụ cột giáo dục của UNESCO trong thế kỉ XXI (Học để biết,
học để làm, học để cùng nhau chung sống và học để khẳng định mình). Trong giai đoạn
hiện nay, khi khoa học công nghệ có những bước tiến nhảy vọt, việc đào tạo con người
không chỉ nắm vững kiến thức mà còn có năng lực sáng tạo, có ý nghĩa quan trọng đối
với tiềm lực khoa học kỹ thuật của đất nước [3].
Ở nước CHDCND Lào, định hướng đổi mới PPDH trong giai đoạn hiện nay là:
Dạy học cần hướng vào việc tổ chức cho HS học tập trong hoạt động và bằng hoạt động
tự giác, tích cực, mang tính thiết thực liên quan đến nhiều lĩnh vực kiến thức. Việc dạy
học thông qua hoạt động là cách tốt nhất để vận dụng kiến thức vào giải quyết những
vấn đề trong cuộc sống, từ đó thấy được việc học có ý nghĩa tạo động lực cho HS khám
phá. Bên cạnh đó, việc vận dụng lý thuyết kiến tạo là một trong những nhu cầu đổi mới
PPDH [8].
Lý thuyết kiến tạo là một trong những quan điểm dạy học hiện đại, tích cực, đã
và đang được vận dụng vào dạy học ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới. Dạy học kiến
tạo không chỉ giúp cho người học tích cực, chủ động xây dựng kiến thức của bản thân
dựa trên những kinh nghiệm đã có và tương tác với môi trường học tập giúp cho người

học nắm vững kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo cần có mà quan trọng hơn là khả năng tư duy,
sáng tạo của người học để họ dễ dàng thích ứng với môi trường xã hội. Dạy học kiến
tạo là một trong những lí thuyết về quá trình dạy học dựa trên Tâm lí học phát sinh
nhận thức của J. Piaget và thuyết hoạt động của Vưgôtxki. Đây là những thành tựu tâm
lí học lớn của thế giới, có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều lĩnh vực của giáo dục học nói
chung, lí luận dạy học nói riêng. Đặc biệt đối với môn Toán, một môn học có hệ thống
kiến thức mang tính cấu trúc và khái quát cao có nhiều điểm phù hợp với việc vận dụng
quan điểm kiến tạo trong dạy học.
Tuy nhiên, hiện nay trong các nhà trường phổ thông, những PPDH truyền thống
như: Thuyết trình, đàm thoại, thầy trò vấn đáp… là những phương pháp về cơ bản là

2


lấy hoạt động của người thầy làm trung tâm, theo đó nguồn cung cấp kiến thức chủ yếu
cho HS là thông qua GV và SGK. Hơn nữa, HS còn bị động tiếp thu kiến thức, không
tự tìm tòi, học hỏi khám phá tìm hiểu, HS không chủ động lĩnh hội kiến thức nên nhiều
khi không hiểu bài dẫn tới hổng kiến thức. Tuy đây vẫn là những PPDH phổ biến nhưng
chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Vì vậy, việc vận dụng lý thuyết
kiến tạo vào trong dạy học là một vấn đề cần được quan tâm.
Toán học là môn khoa học nghiên cứu về các số, cấu trúc, không gian và các
phép biến đổi. Môn Toán được chia nhiều phân môn nhỏ, trong đó có phân môn: giải
tích toán học hay còn gọi là giải tích. Giải tích là ngành toán học nghiên cứu về các
khái niệm: Giới hạn, đạo hàm, nguyên hàm, tích phân… Nguyên hàm - tích phân là nội
dung quan trọng của Giải tích nói riêng và môn Toán nói chung. Tích phân có ứng
dụng trong một số bài toán về tìm giới hạn và hỗ trợ đắc lực trong việc nghiên cứu lý
thuyết phương trình và bất phương trình. Những người mới học và làm quen với tích
phân thường chưa hiểu rõ tư tưởng cũng như phương pháp tiếp cận lý thuyết, đặc biệt
là khâu vận dụng lý thuyết vào việc giải các bài toán cụ thể. Trong thực tế, đa số HS
tính tích phân một cách hết sức máy móc đó là: Tìm một nguyên hàm của hàm số cần

tính tích phân rồi dùng định nghĩa của tích phân hoặc phương pháp đổi biến số, phương
pháp tính tích phân từng phần mà rất ít HS để ý đến nguyên hàm của hàm số tìm được
có phải là nguyên hàm của hàm số đó trên đoạn lấy tích phân hay không? Phép đặt biến
mới trong phương pháp đổi biến số có nghĩa không? Phép biến đổi hàm số có tương
đương không? Vì thế trong quá trình tính tích phân HS thường mắc những sai lầm dẫn
đến lời giải sai.
Để HS hiểu đúng được bản chất và làm được các bài toán không phải là điều
đơn giản, HS thường gặp những sai lầm trong quá trình giải toán vì đây là những vấn
đề tương đối khó ở trường phổ thông. Để giúp HS học tốt chủ đề “Nguyên hàm - Tích
phân” thì việc vận dụng lý thuyết kiến tạo cho HS hiểu đúng bản chất bài toán và làm
thành thạo các bài toán là điều rất cần thiết.
Thực tiễn ở nước CHDCND Lào cho thấy, PPDH cần phải phát huy được tính
tích cực, đặc biệt là đào tạo ra những người lao động có khả năng sáng tạo, thích ứng
nhanh với thực tiễn cuộc sống. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài
nghiên cứu cho luận văn là: "Vận dụng lý thuyết kiến tạo trong dạy học chủ đề
“Nguyên hàm - Tích phân” cho học sinh trung học phổ thông".
3


Luận văn đủ ở file: Luận văn full















×