Tải bản đầy đủ (.doc) (183 trang)

Nền kinh tế tri thức việt nam tiến vào thế kỷ 21

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (871.62 KB, 183 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay trên thế giới hầu như mọi người đều thừa nhận có một nền kinh
tế tri thức đang hình thành.
Người ta cho rằng cuộc cách mạng công nghiệp xảy ra vào cuối thế kỷ
18 ở Anh đã mở đầu cho các cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật tiếp theo sau
đó và cho tới nay cuộc cách mạng công nghệ thông tin bùng nổ với sự xuất
hiện của Internet thì nền kinh tế thế giới đã được toàn cầu hóa.
Công nghệ thông tin đã tượng trưng cho sự tiến bộ xã hội vào thời cuối
thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 mà ứng dụng nổi trội đại diện cho nó là Internet.
Mạng thông tin quốc tế này đã nhanh chóng phát huy tác dụng thần kỳ và phát
triển vô biên nên đã trở thành một siêu xa lộ thông tin. Xa lộ này đã mở ra cho
mọi ngành hoạt động của thế giới lưu thông với tốc độ cao và đạt hiệu quả
nhất. Chính ứng dụng này đã làm cho công nghệ thông tin ngày càng được
mở rộng thêm để hỗ trợ cho nhiều ngành công nghệ bậc cao khác như công
nghệ sinh học, công nghệ phần mềm, công nghệ vật liệu mới, công nghệ
không gian, công nghệ nguyên tử năng v.v…
Tri thức khoa học vốn dĩ là tri thức của con người đã được tích luỹ, tập
hợp và phát triển liên tục từ hàng ngàn năm trước cho tới ngày nay và nhiều
ngàn năm sau nữa sẽ cùng tồn tại với con người nếu con người vẫn còn tồn tại
với mục đích nghiên cứu, sáng tạo và chế tạo ra nhiều phương tiện và của cải
phục vụ cho chính xã hội của mình với tư cách là một bộ phận chủ yếu của
lực lượng xã hội.
Vào giữa năm 2000, tại Hà Nội diễn ra một hội nghị quan trọng với chủ
đề: "Kinh tế tri thức và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam: do Ban Khoa
giáo TW, đã phối hợp tổ chức với sự tham gia của trên 150 đại biểu từ 20 Bộ,
ngành trung ương, 13 viện nghiên cứu chiến lược, chính sách và khoa học
công nghệ cao. Đây là cuộc hội nghị hội thảo khoa học đầu tiên ở nước ta về
nền kinh tế tri thức, đã xem sự xuất hiện của nền kinh tế này là cơ hội lớn để
1



phát triển lực lượng sản xuất đi lên chủ nghĩa xã hội.
Đúng là như vậy. Nền kinh tế tri thức đang diễn ra trên thế giới nhất là ở
các nước đã phát triển có nền công nghiệp hiện đại và đang phát triển có nền
kinh tế vừa nổi lên là xu thế tất yếu của lịch sử đã kế thừa các cuộc cách mạng
khoa học kỹ thuật nổ ra liên tiếp trong hai trăm năm qua và cho tới nay là
cuộc cách mạng công nghệ thông tin và tin học. Đây là cuộc cách mạng về
khoa học công nghệ sâu sắc nhất và rộng lớn nhất nhưng chưa phải là sau
cùng, đã đem lại cho thế giới một sự tiến bộ vô cùng to lớn và làm đổi thay
toàn bộ nền sản xuất xã hội và đời sống xã hội toàn cầu theo hướng cao hơn,
tiến bộ hơn và hiện đại hơn.
Tuy tài liệu, thông tin chưa có nhiều nhưng chúng tôi cũng cố gắng tìm
hiểu để cho ra mắt tập sách này với các nội dung chính gồm ba phần:
 Tổng quan về nền kinh tế tri thức, trong đó nghiên cứu về sự ra đời và
vai trò, ý nghĩa của nền kinh tế mới này với một số khái niệm, định nghĩa và
đặc trưng của nó.
 Những khoảng cách về tri thức của các nền kinh tế và những bước tiến
hành thu hẹp khoảng cách này.
 Con đường dẫn đến nền kinh tế tri thức được trình bày về sự phát triển
nói chung và nền kinh tế Việt Nam tiến vào thế kỷ 21 nói riêng với các vấn đề
liên quan tới đường lối, mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2020, trong đó
chiến lược phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại, phát triển
nền kinh tế thị trường và phát triển công nghệ thông tin là chủ yếu.
"Đâu là con đường đi đến nền kinh tế tri thức" là câu hỏi gọi ý được trình
bày ở chương cuối cùng liên quan tới chính sách phát triển nhân lực, cải cách
chính phủ và chính sách mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài được coi như
tiền đề của công cuộc xây dựng đất nước trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã
hội.
Chắc chắn phần trình bày của chúng tôi còn nhiều thiếu sót nên rất mong
bạn đọc thân mến vui lòng góp ý bổ sung. Xin vô cùng cảm kích.
2



TỔNG QUAN
VỀ NỀN KINH TẾ TRI THỨC
CHƯƠNG I:
KHÁI NIỆM, ĐỊNH NGHĨA VÀ ĐẶC TRƯNG
A. Khái niệm:
Trước hết, nền kinh tế tri thức được đề cập tới ở thời đại ngày nay trong
điều kiện của nền sản xuất xã hội đã vượt thoát khỏi nền sản xuất xã hội
truyền thống theo kiểu cũ, có thể đó là nền sản xuất nông nghiệp, thủ công
hay bán cơ khí.
Các nền sản xuất trước đó sử dụng các yếu tố sản xuất gồm có tư bản, đất
đai, lao động là chính và lực lượng sản xuất gồm có con người, máy móc và
kết cấu hạ tầng. Con người sử dụng máy móc để chế biến các yếu tố sản xuất
- nguyên vật liệu hành ra sản phẩm hàng hóa. Tri thức được xem như là yếu tố
bên ngoài và gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, còn tri thức khoa học
được sử dụng ở giai đoạn nghiên cứu hoặc để chế tạo ra các công cụ và công
nghệ cũng là máy móc.
Kế toán, con người sử dụng kỹ năng, tay nghề và trình độ nghiệp vụ để
điều hành các công cụ là máy móc làm phương tiện cho quá trình sản xuất.
Thứ đến, một nền kinh tế vận hành trong môi trường sản xuất như vậy
lần lượt được gọi là nền kinh tế tự nhiên, nền kinh tế nông nghiệp và nền kinh
tế công nghiệp tuỳ thuộc vào đối tượng của nền sản xuất. Đối tượng của nền
kinh tế tự nhiên là đất đai, vật nuôi, cây trồng có trong thiên nhiên theo chế độ
tự cung tự cấp. Đối tượng của nền kinh tế công nghiệp là khai thác máy móc
và sử dụng các yếu tố sản xuất truyền thống là tư bản, đất đai, lao động…
theo cơ chế độ mua bán hàng hóa của nền kinh tế thị trường.
Sau cùng, nền kinh tế tri thức ngoài các yếu tố truyền thống còn sử dụng
3



nổi bật tri thức khoa học của con người. Tri thức khoa học ở đây được hiểu là
kiến thức về chuyên môn làm cho "lao động có trí tuệ" được đưa trực tiếp vào
sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Do đó, trí thức đã trở thành tư liệu sản xuất
và được mua bán như mua bán sức lao động. Với ý nghĩa này, trong nền kinh
tế tri thức, thị trường lao động có thể trở thành thị trường tri thức - tri thức
được kết tinh trong các sản phẩm hàng hóa "phàn mềm" và cả "phần cứng",
còn được gọi là "chất xám".
Máy tính vừa được chế tạo bởi tri thức con người - tri thức khoa học, lại
vừa được điều hành bởi tri thức con người - kỹ năng tay nghề hay trình độ
thành thạo. Dù có máy tính nhưng không có tri thức khoa học chuyên ngành
(biết sử dụng phần mềm hay chương trình vận hành máy tính) thì máy vẫn là
máy không tạo ra sản phẩm hàng hóa được.
Như vậy, nền kinh tế tri thức co hai khái niệm chính: nền kinh tế được
vận hành bởi tri thức chiếm tỷ trọng lớn hơn các yếu tố khác và nền kinh tế có
thị trường hàng hóa - tri thức bên cạnh thị trường sức lao động, thị trường các
yếu tố sản xuất hay nguyên vật liệu, động lực, năng lượng…
B. Định nghĩa:
"Nền kinh tế tri thức" được hiểu theo cách phân tích ngữ nghĩa thành hai
từ:
- Nền kinh tế là nền kinh tế quốc dân của một nước. Nó không chỉ phản
ánh những đặc điểm của một nước riêng biệt do vị trí địa lý, do sự tham gia
vào sự phân công lao động quốc tế, do những truyền thống lịch sử văn hóa, do
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và những điều kiện lịch sử cụ thể
của nước đó quy định. Từ đó, nền kinh tế bao gồm những ngành sản xuất vật
chất như công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, vận tải, thương nghiệp v.v…
và ngành phi sản xuất hay dịch vụ như giáo dục, y tế, văn hóa, du lịch, các
định chế tài chính v.v… Tất cả đều có quan hệ tới tiến bộ khoa học kỹ thuật
và công nghệ.
Trong xu thế của thời đại hiện nay - một nền kinh tế mà quốc gia nào

4


cũng cần phải đạt tới để làm nền tảng cho sự phát triển bền vững - một nền
kinh tế tiến bộ, năng động và luôn tăng trưởng phải có một cấu trúc hợp lý,
khoa học, hiện đại và phù hợp với xu thế toàn cầu hóa mới thuận lợi cho sự
phát triển cao hơn. Cấu trúc của nền kinh tế thể hiện sự phân công lao động
xã hội và quy hoạch ngành sản xuất, vùng lãnh thổ… là điều kiện quan trọng
có ảnh hưởng tới sự phát triển và hiệu quả cho một đất nước và dân tộc. Nếu
cấu trúc lạc hậu, lỗi thời thì không phù hợp cho việc phát triển chung của nền
kinh tế. Do đó, nhiều quốc gia thường phải cấu trúc lại nền kinh tế khi nhận
thấy chậm phát triển, khó vận hành va hay xảy ra mất cân đối về nhiều mặt.
Ông

Micheal

Parkin,

tác

giả

cuốn

sách

"Kinh

tế


học



mô"(Macroeconomics) đã dí dỏm so sánh nền kinh tế với chiếc máy bay. Máy
bay gồm có thân, cánh, đầu đuôi, chong chóng hay bộ phận phản lực, động
cơ,.. Nền kinh tế cũng có các bộ phận cấu thành như các hộ gia đình, doanh
nghiệp và chính phủ… và các hệ thống cơ sở hạ tầng và thượng tầng kiến
trúc. Nền kinh tế tăng trưởng và phát triển giống như chiếc máy bay cất cánh
và bay lượn. Đối với nền kinh tế, hai hoạt động chủ yếu làm cho tăng trưởng
kinh tế là: tích luỹ tư bản và tiến bộ công nghệ. Tích luỹ tư bản là sự tăng
trưởng các tài nguyên tư bản. Còn tiền bộ công nghệ là sự phát triển các
phương thức sản xuất hàng hóa và dịch vụ.
Theo Mác và Ăng-ghen, ở chế độ xã hội nào hay hình thái kinh tế - xã
hội nào thì có phương thức sản xuất ấy. Xét theo chủ nghĩa duy vật lịch sử,
lịch sử tiến bộ của xã hội loài người lần lượt trải qua 5 hình thái kinh tế - xã
hội tương ứng với 5 phương thức sản xuất và cứ mỗi lần chuyển đổi sang hình
thái mới thì có sự nổi bật cảu trí tuệ con người can thiệp vào bằng cách tạo ra
cái mới tiến bộ hơn để thay thế cái cũ đã trở thành lạc hậu. Mỗi hình thái kinh
tế - xã hội thường trải qua nhiều năm, có khi hàng chục hay hàng trăm năm
tuỳ thuộc vào điều kiện chín muồi của xã hội, tức là có sự mâu thuẫn giữa lực
lượng sản xuất với quan hệ sản xuất mà lực lượng sản xuất là nhân tố quyết
định.
5


Theo dòng lịch sử thế giới, thí dụ, các cuộc cách mạng tư bản phương tây
đã đánh đổ chế độ phong kiến để hình thành nên chủ nghĩa tư bản mà dấu
mốc là thời điểm xảy ra cuộc cách mạng công nghiệp hồi thế kỷ 18 sau thời
gian dài cả ngàn năm đã chìm đắm trong "đêm dài trung cổ" mù mịt. Đáng lẽ

hình thái KT-XH tiếp theo phải là hình thái kinh tế xã hội chủ nghĩa hay cộng
sản của chủ nghĩa theo tiên đoán của Mác nhưng điều đó chưa xảy ra toàn
diện mà chỉ mới có một số nước nên chưa đủ làm lệch cán cân lực lượng để đi
tới áp đảo. Ngược lại, các nước XHCN đầu đàn như Liên Xô và Trung Quốc
lại lâm vào thảm hoạ cục bộ làm suy giảm sức mạnh khiến cho dòng thác
cách mạng chính đấu tranh lật đổ CNTB bị suy yếu đi và lịch sử đã cho thấy
hệ quả của nó. Trong khi đó, CNTB đã tăng tốc tiến bước quá nhanh quá
mạnh đã chuyển đổi thời cơ phát triển sang các giai đoạn CNTB từ thực dân,
đế quốc tới độc quyền nhà nước lôi kéo theo các nền kinh tế tăng trưởng và
phát triển cao ở các thời kỳ của cách mạng công nghiệp được gọi là lần hai,
lần ba… Rồi hiện nay đã tiến tới cách mạng công nghệ thông tin - điểm cao là
cách mạng công nghiệp hay khoa học kỹ thuật.
Xu thế toàn cầu hóa thế giới đã cho thấy nền kinh tế công nghiệp hóa và
hiện đại hóa là của chung của thế giới, bất kỳ quốc gia nào cũng phải trải qua
nền sản xuất xã hội bậc cao của kinh tế hàng hóa hay thị trường. Phải chang
đó cũng là một hình thái kinh tế - xã hội mới "hậu TBCN" mà cũng có thể là
"XHCN kiểu khác" bởi vì trong hình thái KT - XH này đã hình thành một
phương thức sản xuất cao cấp nhất (thiết kế ra các loại hình mẫu, tham gia
vận hành nhiều loại máy, điều khiển dây chuyền sản xuất bằng kỹ thuật số hay
bằng biểu tượng trên màn hình) mà qua đó các sản phẩm hàng hóa đã được
tạo ra bằng tri thức con người - lao động trí tuệ của lực lượng sản xuất và lực
lượng này tới nay đã phát triển như vũ bão về số lượng cũng như chất lượng
mà phần lớn đã được làm chủ sở hữu tư liệu sản xuất - tri thức khoa học hay
tri thức con người, kể cả cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vì lực lượng này
đã tham gia vào với tư cách là chủ sở hữu các cổ phần. Nói một cách nào đó,
6


Internet là ứng dụng cao cấp nhất hiện nay của khoa học công nghệ thông tin
được mệnh danh là "siêu xa lộ thông tin" đã trở thành sở hữu toàn nhân loại,

ai cũng có thể sử dụng nhưng còn phải chịu chi phí để mở cộng và lưu thông!
Tri thức này được mau bán trên thị trường mà biểu hiện của nó là các
bằng phát minh, các sáng chế đã được chính phủ các nước và tổ chức LHQ
thừa nhận và bảo hộ bằng các đạo luật về quyền sở hữu công nghiệp hay
quyền sở hữu trí tuệ. Năm vừa qua, bằng sáng chế ở Hoa Kỳ đã bùng nổ với
số lượng được cấp bằng lên tới 161.000, gấp đôi con số từ 10 năm qua. Đa số
những bằng sáng chế đều xuất phát từ các công ty lớn của Mỹ trong vài năm
trở lại đây, như: Novel và Dell trên dưới 100.000, Oracle có trên 100.000,
Microsoft trên 600.000 (The Ecônmist 8 - 4 - 2000, trang 80 dẫn nguồn:
Aurigin Systems).
- Tri thức: Theo Mác, tri thức là phương thức tồn tại của ý thức. Cùng
với tri thức, con người còn có ý chí. (Triết học tập III, NXB Chính trị quốc gia
- 1999, trang 22). Tri thức là sản phẩm của hoạt động lao động xã hội và tư
duy của con người, làm tái hiện trong tư tưởng, dưới hình thức ngôn ngữ,
những mối liên hệ khách quan, hợp quy luật của thế giới khách quan được cải
biến trên thực tế… Chức năng trực tiếp của tri thức là chuyển những quan
điểm tản mạn và một hình thức phổ biến, giữ lại ở trong đó cái có thể truyền
đạt cho người khác với tính cách là cơ sở vững chắc của hành động thực tiễn
(Tự điển triết học, NXB Tiến bộ - Mát-xcơ-va, 1975).
Tri thức con người và con người và sức mạnh của con người hội nhập
làm một. Tri thức là sức mạnh, là quyền lực vì có năng lực sáng tạo, chỉ huy
và khai thác các loại tài nguyên. Sự tiếp thu kiến thức được hỗ trợ bởi sự tổng
hợp của các khía cạnh bản chất của con người về thực nghiệm và lý luận, thực
nghiệm và suy tư. Chức năng của tri thức là sức mạnh và sự kiểm tra.
Một tạp chí của Bộ Thương mại và Công nghiệp Anh Quốc năm 1998 đã
định nghĩa: "Một nền kinh tế được dẫn dắt bởi tri thức là một nền kinh tế mà
việc sản xinh và khai thác tri thức có vai trò nổi trội trong quá trình tạo ra của
7



cải". "Sách dịch "Nền kinh tế tri thức - Lý luận và thực tiễn", NXB Pháp lý 2000, trang 123).
Định nghĩa của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD): "Kinh tế
tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ
vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao
chất lượng cuộc sống"
Báo cáo phát triển thế giới của Ngân hàng thế giới (WB) năm 1999 đã
giải thích và định nghĩa rộng rãi như sau: "Đối với những nước tiên phong
trong nền kinh tế toàn cầu, cán cân tri thức và các nguồn tài nguyên hiện nay
đã nghiêng mạnh về phía tri thức đến nỗi tri thức có lẽ đã trở thành nhân tố
quan trọng nhất quyết định mức sống quan trọng hơn đất đai, hơn công cụ sản
xuất, hơn lao động. Ngày nay các nền kinh tế tiên tiến nhất về công nghệ đã
hoàn toàn dựa trên tri thức".
Một cách nói khác, tri thức là túi khôn của con người. Nó được đào tạo,
bồi dưỡng lâu ngày tích luỹ mà có được bằng cách hấp thụ hay thẩm thấu một
cách vô hình. Nó thuộc về cái vốn hiểu biết và nhận thức của con người được
phản ánh từ giới tự nhiên và xã hội. Tri thức sản sinh ra lý luận và phương
pháp luận. Cho nên một người có tri thức luôn luôn nảy sinh ra nhiều phương
pháp và nguyên tắc nhằm phục vụ cho lao động sản xuất của mình. Tri thức
càng cao, càng rộng thì tạo ra càng nhiều phương thức hành động sâu sắc và
gần đúng với quy luật của sự vật để nhận thức thế giới và cải tạo thế giới.
Trên cơ sở đó, suy cho cùng, phương pháp và lý luận có sự thống nhất hữu cơ
để hình thành phép biện chứng duy vật khách quan.
C. Phân loại tri thức:
Tri thức có hai loại: tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học. Tri thức
kinh nghiệm (còn gọi là "tri thức ngầm" vì không qua đào tạo mà chỉ do kinh
nghiệm tiếp thu được) được hình thành trực tiếp trong hoạt động hàng ngày
của con người. Nó phản ánh một cách trực tiếp, bề ngoài, từng mặt riêng lẻ
của sự vật. Với tri thức kinh nghiệm, con người chỉ dừng lại với cái đã có, cái
8



đã biết, coi đó là tuyệt đối và thoả mãn với nó, không có sáng tạo thêm nhưng
được tích luỹ. Còn tri thức khoa học (còn gọi là "tri thức nổi" vì được đào tạo
chính quy) được hình thành trên cơ sở nghiên cứu khái quát các kinh nghiệm,
thực tiễn mà tìm ra các mối liên hệ của bản chất, cái tất nhiên, các quy luật
vận động và phát triển của sự vật. Với tri thức khoa học, con người không
ngừng vươn tới cái mới, hướng về tương lai và sáng tạo ra "thế giới mới". Đó
là các phát minh, sáng chế, phát triển mới. (Theo triết học Mác-Lênin phần
Duy vật lịch sử, tập II, Trường đại học Kinh tế TP.HCM - 1998, trang 163).
Hầu hết những phát minh, sáng chế đều do tri thức khoa học tạo nên qua
nhiều thời gian dày công nghiên cứu, phát hiện và thử nghiệm. Từ đó mà
người ta còn phân biệt thêm các dạng tri thức liên quan tới sự kiện, con người,
thời gian, nơi chốn, phương pháp thực hiện, như:
 Tri thức về sự kiện: Biết cái gì? (Know - what)
 Tri thức về giới tự nhiên, xã hội và suy nghĩ của con người: Biết tại
sao? (Know - why).
 Tri thức về thế giới quan, các quan hệ xã hội để biết ai về cái gì và ai
có thể làm được điều gì nhằm tìm ra các nguyên tắc khoa học: Biết ai, người
nào đó? (Know - who)
 Tri thức về các diễn biến của tình hình thị trường và nền kinh tế: Biết
nơi chốn, địa điểm và biết thời gian (Know - where, know - when).
 Tri thức về các kỹ năng, khả năng thực hiện công việc ở mức độ thực
hành: Biết cách làm (Know - how). Hiện nay, người ta thường sử dụng thuật
ngữ này để chỉ kỹ năng về quy trình xử lý một hệ thống hay một thiết bị, một
phương pháp mới nào đó khi cần chuyển giao công nghệ, gọi là "bí quyết kỹ
thuật" hay "chìa khóa trao tay". Đây là tri thức về công nghệ.
Có người đã mô tả "tri thức như ánh sáng, không có trọng lượng và
không sờ mó được nhưng có thể dễ dàng du hành khắp thế giới, rọi sáng cuộc
sống của nhân dân ở khắp mọi nơi". Báo cáo về tình hình phát triển thế giới
1998/1999 của cơ quan LHQ, trang 13).

9


Cách đây hơn 200 năm, khi đề cập tới việc chuyển giao tri thức cho
người khác mà không làm mất của mình, ông Thomas Jefferson (vị Tổng
thống thứ 3 của Hoa Kỳ, người đã soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập ngày 4 7 - 1776 mà Bắc Hồ đã tham khảo để soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập của
nước ta) đã từng phát biểu như sau: "Anh ta nhận lấy ý tưởng của tôi để làm
tri thức cho mình mà không làm giảm đi tri thức của tôi giống như khi anh ta
mồi ngọn nến của anh ta vào ngọn nên đang cháy của tôi để anh ta được sáng
mà không làm tôi bị tối". Câu nói bất hủ của Jefferson cho thấy tri thức của
một người không bị mất đi khi san sẻ cho người tiếp thu. Không người nào
giữ làm của riêng tri thức của mình mà thường chia phần cho mọi người - và
vì thế thế giới trở nên giàu có hơn, tiến bộ hơn. Hai thế kỷ sau, khi tri thức
chiếm lĩnh hầu hết các nền kinh tế thì lời nói của ông Jefferson xem ra có một
sức mạnh mới cho thời của ông Jeferson xem ra có một sức mạnh mới cho
thời đại của nền kinh tế tri thức. Hơn nữa, tư bản (tiền vốn) thường là một
trong số những rào cản kinh tế chủ yếu và hiện nay các ý tưởng đều là tư bản.
Nếu có tư bản trong tay thì cũng dễ dàng để có ánh sáng (tri thức), các rào cản
mọi nơi phải được dẹp bỏ. Do đó không có nạn độc quyền về tri thức! (The
Economist tháng 4 - 2000, bài báo "Ai sở hữu nền kinh tế tri thức?") Thế
nhưng, ngày nay, đã có nhiều luật lệ bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp hay trí
tuệ, coi sản phẩm tri thức là thứ độc quyền, vô tình khi muốn bảo vệ người
này thì làm hạn chế tới người khác. Do đó, rất khó san bằng được khoảng
cách tri thức giữa người nghèo và người giàu, giữa nước nghèo và nước giàu.
Tuy nhiên, các công cụ bảo vệ bí mật thương mại và bằng sáng chế, bản
quyền và thương hiệu chỉ dành cho những người tạo ra sản phẩm của tri thức
một sự bảo vệ nào đó mà thôi.
Trong điều kiện của thời đại diễn ra các cuộc cách mạng khoa học kỹ
thuật hay công nghiệp và công nghệ học về thông tin, tính chất lao động của
con người cũng được thay đổi sâu sắc trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.

Nếu trong điều kiện sản xuất cơ khí trước đây, người công nhân chỉ cần có
10


một nghề chuyên môn và gắn bó với nghề của mình gần như suốt đời và chịu
làm nô lệ cho máy móc hay quy trình công nghệ thì ngày nay, sản xuất ngày
càng đề ra những yêu cầu cao về máy móc thiết bị và công nghệ, kỹ thuật
chẳng những đòi hỏi con người phải có trình độ tri thức về các ngành khoa
học để sản sinh ra máy móc, công nghệ mà còn cần có kỹ năng để điều khiển,
vận hành chúng.
Trong một nền kinh tế được kết cấu bởi nền sản xuất cơ khí đồng bộ và
tự động hóa cao trong đó khoa học công nghệ thông tin và tin học chiếm ưu
thế thì phải có đại bộ phận lao động trí óc nhất định trong cơ cấu nhân lực
chung mà còn tăng tỷ lệ công việc trí óc đối với mỗi người lao động trực tiếp
hay gián tiếp sản xuất. Do dó, tri thức đã trở nên phổ biến trong nền kinh tế và
chính nền kinh tế vận hành dựa vào tri thức đã trở nên phổ biến của lực lượng
sản xuất hay tri thức dã dẫn dắt nền kinh tế.
Trong khoảng những năm 1970- 1990, ở Mỹ có tới khoảng 90 % các
việc làm mới được tạo ra trong các lĩnh vực dịch vụ tri thức và xử lý thông
tin. Đa số công nhân là cổ trắng đã tăng tương đối đáng kể trong tổng số lực
lượng lao động. Nếu năm 1960, số công nhân cổ trắng chiếm 47, 1%, công
nhân cổ xanh là 39,7%, còn công nhân cổ xanh giảm sút còn 27,7%. (Theo
"Nền kinh tế tri thức trong xã hội thông tin" của Trần Thanh Phương, trang
901)
Theo thống kê của WB năm 1986, tỷ lệ nông dân, công nhân ld thương
nhân và công nhân cổ trắng giữa các khu vực được ghi nhận như sau:
Khu vực
Châu Phi (nói tiếng Anh)
Châu Á (nói tiếng Pháp)
Châu Mỹ La tinh

Các nước phát triển
(OECD)

Nông dân

Lao động,

Công nhân

(%)
76
76
58
36
12

thương nhân
18
18
32
49
53

cổ trắng
6
6
10
15
35


D. Các đặc trưng của nền kinh tế tri thức
11


Trong thời đại ngày nay ở vào đầu thiên niên kỷ thứ III hay đầu thế kỷ
XXI, cuộc cách mạng công nghệ thông tin với sự ra đời của hệ thống máy vi
tính hiện đại và ứng dụng quan trọng nhất của nó là mạng thông tin toàn cầu
Internet đã thực sự chuyển đổi nền kinh tế truyền thống thuộc thế hệ thứ ba
(thế hệ thứ nhất: nền kinh tế tự nhiên, thế hệ thứ hai: nền kinh tế hàng hóa và
thế hệ thứ ba: nền kinh tế thị trường) sang nền kinh tế hiện đại - nền kinh tế tri
thức. Nhiều người cho rằng nền kinh tế này dựa vào tri thức là chủ yếu và tri
thức chiếm tỷ lệ lớn trong công cuộc phát triển nền kinh tế của một quốc gia
và lực lượng công nhân có tri thức cũng đã chiếm ưu thế trong sản xuất như
đã trình bày ở phần trên. Mặt khác, người ta dựa vào sự tiến bộ của hệ thống
thông tin mặng Internt (quốc tế). Internet (nội địa) trên cơ sở này mà mọi hoạt
động của nền kinh tế đều được dẫn dắt hay nền sản xuất (ví dụ, thương mại
điện tử = e-commerce) và quản lý xã hội (ví dụ, chính phủ điện tử = egovernment) được điều hành để gọi đó là nền kinh tế mạng hay nền kinh tế
thông tin và nền kinh tế kỹ thuật số.
Nhưng nếu xét trở lại thì chúng ta nhận thấy thực ra nền kinh tế nào cũng
đều dựa vào tri thức khoa học hay tri thức kinh nghiệm cảm, dù ít hay nhiều
mà suy cho cùng đều là trí tuệ của con người. Kể từ khi con người thoát ra
khỏi thời kỳ mông muội và bước vào buổi bình minh của thế giới nhân loại
thì đã biết sử dụng tới trí tuệ của mình để chế tác công cụ dù là thô sơ như
mảnh tước, hòn đá, khúc cây nhọn để săn bắt, nuôi trồng. Cứ như vậy mà
hành vi kinh tế sơ khai đã xuất hiện trong bầy người nguyên thủy.
Các nhà khảo cổ học và nhân chủng học đã khẳng định rằng kỹ thuật và
công nghệ sơ khai đã hình thành ngay khi con người biết tạo ra lưỡi cày, cái
rìu. vậy thì tri thức con người đã có khi đã biết khái niệm về sự vật (Theo
Socrate, "nếu không có khái niệm coi như không có tri thức" - Triết học tập
Im, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1999, trang 216). Còn Aristote, "tri thức

bắt nguồn từ cảm giác về những sự vật đơn nhất" (Sách đd trang 232).
Đến khi phát minh ra lưỡi cày thì con người đã nâng trí thức của mình
12


lên rất cao để tiến hành quy trình công nghệ gieo trồng (lúa nước hay các cây
có hạt), chăn nuôi, thuần thú… Và cái vốn tri thức này ngày càng được tích
luỹ dần thêm theo dòng lịch sử văn minh nhân loại cho đến kh xuất hiện cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ nhất thì cho thấy tri thức đã tích tụ và lập
trung cao độ ở nền sản xuất công nghiệp giống như tư bản của các nhà tư bản
kếch xù đã hình thành nên chủ nghĩa tư bản (CNTB). Chính lực lượng sản
xuất trong đó có giai cấp công nhân đã đem sức lao động - trí tuệ của mình đi
làm thuê. Đến nay, sức lao động - trí tuệ trong đó có tri thức ngày càng được
nâng cao và đã được kết tạo trong sản phẩm của mình ngày một tinh vi hơn
cho đến nay thì gặt hái được công nghệ thông tin và tin học. Rồi thành quả
này cũng sẽ không ngừng được phát huy cao hơn nữa dần theo từng năm,
từng thế kỷ trôi qua.
Như vậy, tri thức nói chung đã có mặt ở khắp các sản phẩm hàng hóa của
nền sản xuất xã hội cũng như trong hoạt động quản lý xã hội và nhà nước.
Một nền kinh tế tới lúc được hoàn chỉnh ở độ cao thì chắc chắn hàm lượng
của tri thức ld là chủ yếu. Do đó, tới ngày nay mà gọi nền kinh tế mới này là
nền kinh tế tri thức thì có hơi "chưa ổn"! Nếu như trước đây gọi nền kinh tế
hàng hóa là vì hàng hóa các loại được nền sản xuất đó làm ra. nếu gọi là nền
kinh tế thị trường là vì thị trường là nơi để cho mọi thành viên của nền kinh tế
mua bán, trao đổi hàng hóa. Còn nếu gọi là nền kinh tế tri thức là vì ở đó tri
thức đóng vai trò chính - chưa ổn chút nào! Bởi vì thời nào mà tri thức không
có và trong nền kinh tế nào, trong nền sản xuất nào mà không có tri thức vốn
là năng lực sáng tạo của con người. Cho nên gọi "nền kinh tế tri thức" cho
thời đại mà công nghệ, kỹ thuật và tin học chiếm ưu thế thì quả không chuẩn!
Nói như Ngân hàng Thế giới: "Ngày nay các nền kinh tế tiên tiến nhất về

công nghệ đã hoàn toàn dựa trên tri thức" là hoàn toàn chuẩn xác. Chứ không
vì thế mà gọi "nền kinh tế tri thức". Vậy, nên chăng, chúng ta gọi là "nền kinh
tế tin học" hay "nền kinh tế công nghệ thông tin" vì là nền kinh tế phát triển
trong đó có công nghệ, công nghiệp và các ngành khác đều dựa vào tin học
13


hay công nghệ thông tin? Hơn nữa, tin học vừa là sản phẩm hàng hóa vừa là
nền tảng của nền sản xuất và nền kinh tế, kể cả nền quản lý xã hội của mọi
quốc gia.
Để biết nền kinh tế tri thức có nội dung gì người ta thường đề cập tới các
đặc điểm hay đặc trưng của nó.
Chỉ số của các ngành
Tổng giá trị xuất khẩu (%)
Tỷ lệ nhập siêu (%) giảm dần
Tỷ trọng kim ngạch XK sản phẩm công nghiệp
trong tổng kim ngạch XK (%)
Tỷ trọng giá trị công nghiệp (%)
- Khu vực quốc doanh
- Khu vực ngoài quốc doanh
- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
Tỷ trọng chi ngân sách
- Chi cho đầu tư phát triển
- Chi trả nợ vay nước ngoài
Hệ số ICOR = Tỷ lệ vốn đầu tư phát triển toàn
xã hội/Tốc độ tăng trưởng GDP
Vốn đầu tư nguồn ODA (vay ưu đãi nước

1999
11,5

0,7

2000
14,3
0,3

67,3

68,57

43,37
21,46
34,67

42,15
22,45
35,4

31,0
14

28,4
12,6

5,5

4,0

1.300 triệu


1.690 USD
ngoài)
USD
Tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế: %
- Nông lâm nghiệp, thủy sản
4,9
4,5
- Công nghiệp
15,7
14
- Dịch vụ
6,0
7,0
Nguồn: Tạp chí Kinh tế Việt Nam năm 2001
Các nước công nghiệp mới trong khu vực Đông Nam Á sau gần 30 năm
chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều
năm và đã vượt xa mức trung bình về bình quân đầu người trên GNP của thế
giới. Nay họ vẫn tiếp tục cấu trúc lại nền kinh tế để đi vào nền kinh tế tri thức.
Khối kinh tế Bắc Mỹ cũng đưa ra những chương trình cải tổ đồ sộ với những
ưu tiên hàng đầu là phát triển kinh tế trong nước. Các nước thuộc EU, hay ấn
Độ, Liên Bang Nga… cũng không thể nào không vươn lên để tồn tại để tồn
tại và phát triển, đặc biệt đã chuyển dịch sang nền kinh tế tri thức với những
tiến bộ và hiện đại sẵn có của mình về kết cấu hạ tầng và khoa học kỹ thuật,
14


công nghệ.
Các nước có thể có những bước đi, điểm xuất phát và những hình thức,
biện pháp cải cách khác nhau nhưng những cải cách này nói chung đều có
nhiều đặc điểm giống nhau về chuyển dịch sang nền kinh tế thị trường rồi nền

kinh tế tri thức. Bài học của Singapore chuyển dịch sang nền kinh tế tri thức
từ năm 2000 rất có ấn tượng đã giúp cho nhiều nước trong khu vực rút kinh
nghiệm. Đất nước này đã mạnh dạn thực hiện các mặt sau: cải cách chính
phru trong đó quan trọng là lĩnh vực pháp lý, phát triển nhân lực, mở cửa cho
nước ngoài vào đầu tư trực tiếp và xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin (mà
Singapore là nước vốn mạnh và đi trước về công nghệ máy tính từ năm 1980).
2. Khoa học và sản xuất công nghệ cao và sạch:
Trong nền kinh tế tri thức, tri thức khoa học ngày càng được vật chất hóa
thành các yếu tố của lực lượng sản xuất, thành đối tượng lao động mới, thành
các hình thức tổ chức sản xuất mới. Như vậy, khoa học trở thành một yếu tố
tri thức không thể thiếu được của người lao động. Người lao động sử dụng tri
thức khoa học để điều khiển và kiểm tra quá trình sản xuất, tính toán để sử
dụng một cách có hiệu quả nhất các máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, đưa ra
cách thức tổ chức lao động hợp lý nhất.
Bên cạnh những người lao động tri thức trong sản xuất là đội ngũ các nhà
khoa học trực tiếp tham gia vào quá trình điều khiển sản xuất. Mặt khác, lực
lượng các cơ sở khoa học như các viện, các trường, các trạm trại, các phòng
thí nghiệm nghiên cứu, thí nghiệm và ứng dụng để phục vụ cho nhu cầu phát
triển sản xuất của nền kinh tế. Mới đây, Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam
trong quá trình khai thác lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đã có nhiều công trình
sử dụng năng lượng nguyên tử phục vụ cho nền kinh tế trong các ngành công
nghiệp, nông nghiệp, y tế, xây dựng… Bộ Công nghiệp, Bộ Giáo dục và đào
tạo, Bộ Khoa học công nghệ và môi trường đã hoàn thành công trình hợp tác
nghiên cứu tổng quan về việc đưa điện hạt nhân về nhằm chuẩn bị cho sự ra
đời một nhà máy điện hạt nhân vào những năm 2015 - 2017.
15


Có thể nói, khoa học đóng vai trò quyết định trong việc sáng tạo ra cơ sở
vật chất - kỹ thuật nhưng cần nhanh và mạnh để đáp ứng cho nhu cầu phát

triển nền kinh tế tri thức. Trên toàn lãnh thổ Việt Nam có trên 3000 doanh
nghiệp sản xuất khoa học lớn nhỏ thuộc các thành phần kinh tế nhưng chưa
được quản lý tốt để phát huy sức mạnh và vai trò then chốt của mình nên có
thể làm giảm lực cho bước tiến vào nền kinh tế tri thức.
Các khu chế xuất và khu công nghiệp hay công nghệ cao là những trung
tâm đầu tư lớn về công nghiệp có kỹ thuật cao, có những quy trình công nghệ
sản xuất tiên tiến, hiện đại của nước ngoài tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa
chất lượng cao vừa phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước vừa để xuất khẩu.
Nhưng các mặt hàng xuất khẩu chưa nhiều chỉ mới tập trung ở ngành may
mặc, da giày, ngành nông sản có gạo, chè, cà phê, tiêu, tôm… và cơ cấu sản
xuất, nuôi trồng chưa phù hợp với nhu cầu thị trường thế giới nên vẫn còn
chịu nhiều lận đận như bị ép giá, chất lượng thấp và không cạnh tranh lại sản
phẩm hàng hóa các nước có nền công nghiệp cao. Công nghiệp lắp ráp điện
tử, cơ khí, hóa chất, xi măng, đóng tàu có sản phẩm được đánh giá là có khả
năng cạnh tranh ở thị trường nước ngoài nhưng còn hạn hẹp. Chúng ta cũng
đang cần có một cơ chế và chiến lược tổng thể cho hàng xuất khẩu thuộc công
nghệ cao. Việc đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu hàng công nghệ cao là một
nội dung cơ bản của nền kinh tế tri thức. Trong khi đó, các nước trong khu
vực sau khi hoàn thành công nghiệp hóa đã không ngừng sản xuất và gia tăng
xuất khẩu hàng điện tử các loại thuộc ngành công nghệ cao.
Mô hình khu nông nghiệp công nghệ cao là cơ sở kỹ thuật để chuyển đổi
cơ cấu nông nghiệp rất cần thiết cho nền kinh tế tri thức. Nước ta đã có ba khu
nay chuẩn bị thành lập khu thứ 4 tại thành phố Hồ Chí Minh do liên kết với
Viện Hàn lầm Khoa học nông nghiệp Trung Quốc gồm có các loại hình công
nghệ cao về trồng trọt (áp dụng công nghệ nuôi cấy mô và công nghệ sinh học
với kỹ thuật canh tác mật độ cao), chăn nuôi (áp dụng kỹ thuật công nghệ di
truyền, công nghệ gen), thủy sản (ứng dụng công nghệ sinh học thủy sinh, xử
16



ý ô nhiễm môi trường trong nuôi cá kiểng), lâm nghiệp (trồng cây lâm nghiệp
có chất lượng gỗ tốt và sinh trưởng ngắn) và dịch vụ (công nghẹ đóng gói bao
bì, cung ứng… du lịch sinh thái).
Nền sản xuất dựa vào công nghệ cao sẽ tiêu hao ít năng lượng, nguyên
vật liệu, ít thải ra chất thải, phế liệu cho nên có thể thực hiện được sản xuất
sạch, không có tiếng động lớn, không gây ô nhiễm môi trường. Do đó, nền
kinh tế tri thức là nền kinh tế bền vững.
Trong khi đó, ngành công nghiệp kỹ thuật cao của một số nước châu Á
đã phồn thịch từ nhiều năm nay nên đã trở thành điều kiện tốt cho việc phát
triển kinh tế tri thức. Có rất nhiều công ty sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng
kỹ thuật cao với tỷ trọng lớn như: Singapore và Đài Loan đều có 64%,
Philippines 0%, Malaysia 50% và Hàn Quốc 39%. Riêng Singapore,
Malaysia, Indonesia, Thái Lan đã gia tăng xuất khẩu lên 14 lần trong 16 năm
(1980 - 1996) đã dịch chuyển được cơ cấu hàng xuất khẩu từ gia công may
mặc, giày dép sang xuất khẩu hàng điện tử và máy móc có giá trị cao.
Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, ấn Độ hiện nay những nước phát triển
mạnh về hàng công nghệ cao đa dạng mẫu mã, phong phú chủng loại (hàng
Trung Quốc chất lượng chưa cao nhưng giá rẻ nên tràn ngập nhiều thị trường
thế giới).
Nói chung, trong nền kinh tế tri thức, nền sản xuất công nghiệp và nông
nghiệp phải được cơ cấu lại theo hướng hiện đại hóa mà kinh nghiệm của các
nước trong khu vực là phát triển theo hai con đường lấy khoa học kỹ thuật và
công nghệ cao làm then chốt:
1. Một là không chỉ cơ cấu lại nông nghiệp về quy hoạch diện tích cây
trồng canh tác lâu dài phù hợp theo địa phương, điều kiện thổ nhưỡng, con
giống mới và vùng chăn nuôi nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản, thủy
sản, vật nuôi trong đó coi trọng công nghệ chế biến và bảo quản theo hướng
xuất khẩu, chuyên canh hóa những giống đặc sản hoặc giống lai tạo mới có
giá trị dinh dưỡng cao mà còn hiện đại hóa và công nghiệp hóa để giải quyết
17



vấn đề ngăn chặn di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị và cần thành
lập các trung tâm công nghiệp hay thành phố công nghiệp ở nông thôn, có
liên quan tới xử lý tốt nạn ô nhiễm môi trường do huỷ hoại cây trồng, môi
sinh của sông rạch và khói bụi, chất thải công nghiệp ở thành phố, vấn đề tệ
nạn xã hội do quy mô dân cư tăng cao vượt mức chịu đựng của các cơ sở hạ
tầng, giao thông tắc nghẽn, nhà ở không đủ, dịch vụ công cộng không đáp
ứng được yêu cầu của dân cư. Tránh tình trạng phó mặc nông dân tự xoay xở,
canh tác và nuôi trồng theo kiểu "thấy người khác làm được thì mình cũng
làm theo" như trồng cà phê, tiêu điều, nhản, vải, tôm… lập trang trại khắp nơi
một cách đại trà từ đồng bằng lên tây nguyên tới vùng cao, nuôi trồng giống
nhau mà không có mấy ai hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ khoa học,
không có nơi tiêu thụ sản phẩm và không ai bảo đảm giá bán. Người dân cứ
bỏ tiền, vay vốn đầu tư nhưng không đạt kết quả khiến cho ngân hàng, cơ
quan tín dụng cũng không dám cho vay hoặc tham gia đầu tư.
2. Hai là cơ cấu lại công nghiệp sản xuất để đẩy mạnh nhiều mặt hàng
xuất khẩu chất lượng cao đủ sức cạnh tranh với thế giới chứ không chỉ theo
đuổi thay thế hàng nhập khẩu, coi như đã lỗi thời trong xu thế toàn cầu hóa.
Kinh nghiệm của các nước công nghiệp mới cho thấy điều đó, nhất là trong
giai đoạn thực hiện các hiệp định thương mại AFTA, Việt - Mỹ.
3. ứng dụng công nghệ thông tin - xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT:
Hiện nay, công nghệ thông tin (CNTT) là nhân tố quan trọng nhất thúc
đẩy những chuyển biến trong nền kinh tế tri thức. Cùng với việc ứng dung
CNTT vào các ngành công nghiệp đã xảy ra đồng thời trình độ tự động hóa và
năng lực tri thức được nâng cao. Cả thế giới đều công nhận đây là thời đại
diễn ra cuộc cách mạng CNTT và những ứng dụng của nó ngày càng được
phát huy tác dụng nhận rộng ra và không ngừng phát triển mới nhằm phục vụ
khắp mọi ngành trong lĩnh vực sản xuất phần cứng cũng như phần mềm. Cả
hai lĩnh vực này hỗ trợ cho nhau phát triển cực kỳ nhanh và hiệu ứng của

chúng thành đạt đến nỗi không do lường được và ai nắm được CNTT coi như
18


nắm chắc thành công về phát triển nền kinh tế - nền kinh tế tri thức. Do đó mà
không nước nào trên thế giới lại không hoạch định chiến lược đầu tư phát
triển CNTT, triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng.
CNBTT trở thành ngành công nghiệp mới quan trọng nhất hiện nay trong
nền kinh tế tri thức, đã trở thành vai trò chủ đạo thông qua sự kết hợp ba bộ
phận:
a. Công nghiệp máy tính: mạng, máy tính, thiết bị điện tử, phần mềm và
các dịch vụ khác…
b. Truyền thông: các loại điện thoại có dây, không dây và vệ tinh…
c. Nội dung thông tin: cơ sở dữ liệu, các sản phẩm nghe nhìn, vui chơi
giải trí, sản xuất và cung cấp thông tin…
Trên cở đó, nhiều chính phủ nhanh chóng hình thành và phát triển các
khu công nghệ, công viên phần mềm, vườn ươm công nghệ vì dây là nơi
nghiên cứu sản xuất, ứng dụng, giáo dục và đào tạo kể cả kinh doanh, dịch vụ
để phát triển CNTT trong nước mà chủ yếu phục vụ cho nền kinh tế tri thức.
Hướng vào thế kỷ 21, nước ta đã triển khai 4 chương trình kỹ thuật - kinh
tế về công nghệ cấp quốc gia. Từ quý II năm 1999, Chính phủ đã thành lập
Ban chủ nhiệm chương rình này:
 Chương trình kỹ thuật - kinh tế về công nghệ tự động hóa
 Chương trình kỹ thuật - kinh tế về vật liệu
 Chương trình kỹ thuật - kinh tế về công nghệ sinh học gồm 6 nội dung
chính: giống, phân bón, thuốc trừ sâu, vác-xin, công nghệ bảo quản và công
nghệ chế biến.
 Chương trình kỹ thuật - kinh tế về công nghệ thông tin gồm có vấn đề
thương mại điện tử và các dự án phát triển công nghiệp công nghệ thông tin.
Tới tháng 5 - 2001, Thủ tướng Chính phủ lại phê duyệt chương trình

nhằm đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin và dự kiến cho đến năm 2005,
CNTT Việt Nam đạt trình độ trung bình trong khu vực tới 1,5 % dân số thuê
bao sử dụng Internet.
19


Công viên phần mềm Quang Trung tại TP.HCM đã được thành lập, trong
đó có chương trình xây dựng "Vườn ươm doanh nghiệp phần mềm" nhằm
mục đích: giúp thông tin và tư vấn cho các doanh nghiệp về các lĩnh vực phát
triển khoa học công nghệ, pháp luật, kiểm tra sản phẩm, bảo mật, tổ chức các
khóa đào tạo doanh nghiệp cung cấp kiến thức và kỹ năng về quản lý,
marketing, phát triển nhân lực, tài chính, dịch vụ văn phòng trọn gói… Nói
chung, chương trình này đặt mục tiêu giúp đỡ doanh nghiệp ở ba mức độ:
chiến lược, tác nghiệp và hạ tầng.
Các nước có nền kinh tế tri thức phát triển như Mỹ các nước châu Âu,
Liên Bang Nga với số lương vườn ươm rất lớn đã triển khai nhiều loại hình
hoạt động mềm dẻo, trợ giúp nhiều mức độ giúp cho các doanh nghiệp có sản
phẩm và có thị trường. Vườn ươm của Thái Lan và Malaysia tổ chức nuôi
dưỡng doanh nghiệp với thời gian ngắn từ 6 tháng đến 1 năm.
Còn khu công nghệ Thung lũng Silicon nổi tiếng của Mỹ đã hoạt động
cách đây nhiều năm và là cái nôi sinh sản ra Internet và phát triển ra hàng
ngàn công ty nghệ cao, trong đó có Microsoft có tài sản trí tuệ lớn nhất…
Những nước có CNTT phát triển đều xây dựng khu công nghệ kiểu Thung
lũng Silicon ở châu Á, châu Âu cũng như Trung Đông.
Nhiều nhà kinh tế cho rằng để đạt được tác động trực tiếp của CNTT cần
phải đầu tư nhiều trong hệ thống thời gian dài để nâng tỷ trọng khối lượng
vốn cố định trang bị CNTT lên khoản 5% GDP vì nó được khấu hao rất lớn.
Kinh nghiệm ở Mỹ cho thấy việc tăng năng suất lao động và tăng trưởng kinh
tế xuất hiện trước và dễ thấy nhất trong các ngành sản xuất CNTT rồi sau đó
mới làm ra các ngành kinh tế sử dụng CNTT. Cho nên người ta thường đầu tư

vào CNTT với mục đích xây dựng hạ tầng cơ sở, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật để có
thể hội nhập vào nền kinh tế thế giới và qua đó hình thành một số sản phẩm
và dịch vụ có khả năng cạnh tranh và tạo giá trị hợp lý đồng thời đầu tư vào
một số ngành trọng điểm khác để tạo sự cân bằng trong tổng vốn đầu tư và có
kết quả của nhiều ngành, đa dạng và phong phú.
20


4. Thay đổi cơ cấu lao động và sản phẩm
Trong điều kiện của nền sản xuất cơ khí đồng bộ và tự động hóa và các
ngành ứng dụng phổ biến của công nghệ thông tin hiện đại, người công nhân
điều khiển máy móc, thiết bị đã có một trình độ kỹ thuật để đáp ứng phù hợp
với kỹ thuật, công nghệ mới và đội ngũ những người lao động có trình độ cao
về sữa chữa bảo trì đã được nâng lên về số lượng lẫn chất lượng. Ngược lại,
số lượng lao động chân tay giảm xuống hoặc phải đào tạo lại theo ngành nghề
mới và thao tác xử lý công việc không phải là dùng sức lao động nhiều hay cơ
bắp chân tay mà là thao tác của các ngón tay trên bàn phím hay bấm nút và
lắc con chuột. Nói chung, nền sản xuất, kinh doanh hay dịch vụ đòi hỏi người
công nhân phải là cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý có trình độ tay nghề nhất là
thành thạo sử dụng máy vi tính với nghiệp vụ cao, có tri thức.
Trong một quy trình công nghệ khép kín hay một dịch vụ trọn gói, người
công nhân viên phải là người "đa nhiệm đa năng", đứng ở vị trí nào, phụ trách
công việc gì cũng đều hoàn thành tốt.
Điều trên cho thấy trong nền kinh tế mới của thời đại CNTT, cơ cấu lao
động đa được thay đổi rõ rệt trong sản xuất, trong kinh doanh và dịch vụ. Cán
bộ điều hành doanh nghiệp hay các cơ quan nhà nước đặc biệt có trình độ cao
về nghiệp vụ chuyên môn và có kiến thức rộng với tầm nhìn chiến lược hơn
để giải quyết tốt các vấn dề liên quan nhanh chóng và quyết đoán. Họ đều là
những nhà tri thức, nhà khoa học, nhà chuyên môn chứ không còn là nhân sự
thông thường chung chung nữa. Nhiều nước đã phân biệt ba loại công nhân:

cổ xanh, cổ trắng và cổ vàng và lực lượng cổ xanh ngày càng được giảm
mạnh. Có nhiều doanh nghiệp chuyên ngành sản xuất công nghệ nên gọi là
doanh nghiệp tri thức và lực lượng công nhân đều là công nhân tri thức.
Trong khi đó, cơ cấu của sản phẩm hoàn toàn thay đổi về số lượng, chất
lượng và có giá trị cao. Như các nước 5 con rồng trước đây chủ yếu sản xuất
thay thế hàng nhập khẩu thì nay hoàn toàn sản xuất hàng công nghệ cao như
hàng thiết bị điện tử, thiết bị tin học kể cả phần mềm, vật liệu mới… xuất
21


khẩu sang nhiều nước đủ sức cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường trên thế giới.
Toàn bộ sản phẩm hàng hóa đều mang nhãn hiệu, có mã vạch và ký hiệu ISO
chỉ là chuyện bình thường.
Nhiều ngành kinh tế đã thu hẹp diện tích nông nghiệp dành chỗ cho sản
xuất công nghiệp, dịch vụ cao cấp nhưng chọn lọc loại cây trồng, con vật nuôi
mới có giá trị xuất khẩu và được công nghệ hóa sản xuất theo lối "ít chủng
loại nhưng là đặc sản ngon, bổ, sạch". Hoặc là có nền kinh tế tri thức đã công
nghiệp hóa toàn diện nông thôn chứ không còn là công nghiệp hóa nông
nghiệp nữa. Trường hợp Liên Xô trước đây là một nước XHCN điển hình có
nền công nghiệp tiên tiến và hiện đại ngang hàng hoặc hơn các nước TBCN
phát triển gần như đã hoàn thành công nghiệp hóa nông thôn từ những năm
1960 - 1970 nên đã có những nông trang tập thể hiện đại (moderm collective
farms) hay nông trường quốc doanh, mỗi trang trại hợp nhất bình quân 500 hộ
gia đình canh tác trên 3 ngàn mẫu đất với trang bị 35 máy kéo, 16 xe tải, 20
máy liên hợp đa năng (dọn đất, gieo trồng, thu hoặch lúa, cà chua, củ cải..).
Ngành công nghiệp sản xuất lối 1.400 loại máy nông nghiệp và trang thiết bị
khác với số lượng hàng triệu chiếc để cung cho các nông trang, nông trường
quốc doanh. Trong kỳ kế hoạch 5 năm (1976 - 1980), các nông trang, nông
trường trên toàn LX đã liên tiếp nhận gần 2 triệu máy kéo về đồng ruộng, hơn
1 triệu rưỡi xe tải và trên 500 máy liên hợp đời mới. Lúc ấy, LX có trên 2

triệu công nhân lái máy kéo, máy liên hợp và trung bình cứ 135 chuyên viên
điều khiển máy liên hợp trên một ngàn công nhân - nông nghiệp. Vào năm
1980, có 5 triệu công nhân điều khiển máy trong nông nghiệp, trong số đó có
1,5 triệu là chuyên viên đã tốt nghiệp với trình độ cao và trung bình… (Tạp
chí "Socialism - Theory and Practice" số 4 năm 1977, trang 75).
Công nghiệp hóa nông thôn không có nghĩa là thay thế nông nghiệp bằng
công nghiệp hay đem nền công nghiệp phủ lên nền nông nghiệp theo tính chất
xoá bỏ nông nghiệp mà chính là dịch chuyển cơ cấu nông nghiệp bằng cách
quy hoạch lại để đổi ới cơ cấu đất cây trồng và con vật nuôi và ngay cả thay
22


đổi cơ cấu nguồn nhân lực, trong đó cung cấp cho nông dân nhiều tri thức để
đổi mới nông nghiệp bừng khoa học và công nghệ. Trên cơ sở này, đưa khoa
học và công nghệ vào nghệ sinh học vào để sản sinh giống mới, tuyển cho
giống đặc chủng nhằm đưa chất lượng nông ngư sản phẩm lên cao đồng thời
hiện đại hóa khâu chế biến, bảo quản, tiếp thị nhằm phục vụ cho xuất khẩu đủ
sức cạnh tranh trong thị trường khu vực thế giới. Quy hoạch thành lập các nhà
máy chế biến nông sản tại chỗ, xây dựng khu vực - nông nghiệp liên hợp để
giải quyết cơ cấu cây trồng, cung cấp nông sản cho nhà máy chế biến nhằm
mục đích giải quyết cả đầu vào lẫn đầu ra, mở rộng từ trong nước ra tới nước
ngoài.
- Quy luật quan trọng của sự phân bố nền sản xuất XHCN là: "chuyên
môn hóa sản xuất hợp lý và phát triển tổng hợp các vùng kinh tế của đất
nước. Nguồn lao động là một trong những nhân tố quan trọng nhất để phân bố
hợp lý các doanh nghiệp mới.
- Việc bố trí hợp lý sản xuất ở thành phố vừa và nhỏ đòi hỏi phải giải
quyết lựa chọn đúng loại hình và quy mô của doanh nghiệp.
- Việc bố trí ở các vùng nông thôn những doanh nghiệp vừa và nhỏ để
chế biến theo vụ những nguyên liệu nông nghiệp, việc tổ chức các cơ sở phục

vụ sinh hoạt của nhân dân, sản xuất ra các loại hàng thủ công truyền thống
theo làng nghề, các tư liệu phục vụ văn hóa để thu hút lao động tại chỗ là
những việc làm hợp lý về quy hoạch. (Khái niệm và phạm trù kinh tế chính
trị, NXB Thông tin lý luận - Hà Nội 1982).
Từ đó, nông thôn sẽ sống trong nền công nông nghiệp tiên tiến, có thể ít
đất mà nhiều nhà máy phục vụ nông nghiệp như các nước phát triển đã làm.
Trên diện tích đất nông nghiệp ở nhiều nước tuy có két cấu nhỏ lại nhưng đã
suất hiện máy móc nông nghiệp hiện đại từ khâu làm đất, gieo trồng, khắc
phục thời tiết, nước phân giống, thu hoạch đến vận chuyển và bảo quản nông
sản phẩm. Người nông dân chuyển sang người công nhân có phong cách tiên
tiến. Cung cách lao động cũng như sinh hoạt đều được đổi mới theo các tiện
23


nghi của đời sống xã hội mới. Kết cấu hạ tầng cơ sở lần lượt thay đổi theo
thành thị - đô thị hóa nông thôn. Do đó, không còn khoảng cách giữa nông
thôn và thành thị vì mọi điều kiện và phương tiện về kết cấu hạ tầng đã được
hoàn tất làm co mạng lưới lưu thông hàng hóa và sự đi lại của người dân dễ
dàng thuận lợi. Qua hình quản trong phim truyện cũng như trên truyền hình,
chngs ta đã thấy công cuộc đổi mới của nông thôn ở nhiều nước, quang cảnh
và sinh hoạt của nông thôn không khác gì của thành thị, nhất là cây xanh và
môi trường sinh thái nền nếp, ngăn nắp với vẻ mỹ quan của nền văn minh cao.
Người nông dân ở Anh, Mỹ đã nhanh chóng tổ chức web site qua mạng
Internet (thương mại điện tử) để giao tiếp với khách hàng khắp nơi, trong và
ngoài nước, điều nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu thị hiếu của khách
hàng, thậm chí mời họ đặt hàng từng thứ riêng lử, đơn chiếc theo ý muốn. Từ
đó, người nông dân hiện đại này sẽ tổ chức sản xuất theo đơn đặt hàng dù chỉ
là vài món rau cải, vài trái cây hay hoa kiểng đặc chủng rồi sau đó giao hàng
tận nơi qua các kênh phân phối hiện có. ở nước ta hiện nay cũng đã xuất hiện
và nông gia kiểu này, cũng biết sử dụng Internet mở trang web để tiếp thị như

bán hao giống mới ở Đà Lạt, bán xoài đặc sản của các trang trại ở Bình
Phước, Bình Long.
5. Phát triển nguồn nhân lực cao:
Hiện nay, trong các nước thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
(OECD) gồm hầu hết là những quốc gia phát triển hay đang phát triển công
nghiệp hóa cao, lực lượng lao động là công nhân tri thức chiếm 62 - 70%.
Riêng ở Nhật, số công nhân có trình độ địa học chiếm tới 95%, còn Pháp có
trên 80%. Các nước này đều có nền tri thức cao nên đã trải qua một tiến trình
giáo dục và đào tạo được thực hiện qua nhiều năm cải tiến có chiến lược một
cách mạnh mẽ để có số lượng và chất lượng cao, chớ không phải chỉ nhắm
vào bồi dưỡng, đào tạo lại chung chung trong ngắn hạn. Hơn nữa mọi thành
viên trong nền kinh tế mới đều tự tạo cho mình một chế độ học tập suốt đời
chứ không chỉ học qua trường đại học và có trình độ nghiệp vụ, tay nghề giỏi
24


và dĩ nhiên con số thất nghiệp và khoảng cách giàu nghèo cũng không phải
nhỏ vì tìm kiếm việc làm không dễ do giá cả lao động tri thức cao.
Để phục vụ cho nền kinh tế tri thức, nước nào cũng đè ra chiến lược phát
triển nguồn nhân lực lâu dài. Đó là một đặc trưng hàng đầu. Chính phủ
Singapore một mặt kêu gọi dân chúng phải làm chủ các kỹ năng theo nhu cầu
của nền kinh tế và phải tiếp tục học hỏi suối đời, mặt khác, thông qua Quỹ
phát triển kỹ nang để nâng cao năng lực cho 50% lực lượng lao động tới năm
2005. Chính phủ này cũng đã hợp tác với 10 trường đại học hàng đầu thế giới
của Mỹ để phục vụ cho công tác đào tạo nguồn nhân lực. Trong khi đó, ngay
ở Thung lũng Silicon - trung tâm nền kinh tế tri thức lại thiếu lao động (dĩ
nhiên là lao động tri thức hàng chuyên viên) trầm trọng hàng năm do số việc
làm mới tăng nhanh. ở đây mỗi năm tạo ra 200 - 300 ngàn việc làm nhưng ít
tuyển được nhân công mặc dù các công ty công nghệ cao trả lương ưu dãi từ
200 ngàn tới 1 triệu USD/người/năm (mức lương cho các nhà quản lý giỏi).

Điều này khiến cho quốc hội Mỹ nhanh chóng thông qua đạo luật mở rộng
tiếp nhận nguồn lao động nhập cư có tay nghề chuyên môn cao.
Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton, khi còn tại chức, vào năm 1997 đã đưa
ra một chủ trương cải cách giáo dục có tên là "Lời kêu gọi hành động cho nền
giáo dục nước Mỹ" (A Call to Action for American Education) để phát triển
nguồn nhân lực cho nền kinh tế tri thức của nước ngày vào đầu thế kỷ 21 gồm
10 nguyên tắc, trong đó có một số điểm như:
- Quy định tiêu chuẩn giáo dục dành cho cả nước nhưng cũng đòi hỏi
môi trường, mỗi địa phương đề ra các tiêu chuẩn chi tiết và chương trình
giảng dạy phù hợp với cộng đồng của mình.
- Trẻ con phải được học từ lúc mới chào đời và cha mẹ phải là người
cùng học hỏi với con em mình hoặc kèm cặp hoặc hướng dẫn chúng mỗi ngày
một vài giờ, ngay cả ông và bà Tổng thống cũng phải tuân theo nguyên tắc
này.
- Mọi trẻ em lên 8 tuổi phải có khả năng đọc được (nước Mỹ có 40% trẻ
25


×