Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

KHẢO SÁT HỘI CHỨNG MMA TRÊN ĐÀN HEO NÁI TẠI XÍ NGHIỆP HEO GIỐNG CẤP 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (976.42 KB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT HỘI CHỨNG MMA TRÊN ĐÀN HEO NÁI
TẠI XÍ NGHIỆP HEO GIỐNG CẤP 1

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN MINH THƯƠNG
Ngành: THÚ Y
Lớp: TC03TYCT
Niên khóa: 2003-2008

Tháng 06/2009


KHẢO SÁT HỘI CHỨNG MMA TRÊN ĐÀN HEO NÁI TẠI XÍ NGHIỆP
HEO GIỐNG CẤP 1

Tác giả

NGUYỄN MINH THƯƠNG

Khóa luận được đề trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ ngành:
Thú y

Giáo viên hướng dẫn:
Thạc sĩ Trần Văn Dư

Tháng 06 năm 2009
i




LỜI CẢM TẠ
Kính dâng lên cha mẹ
Người đã sinh thành, dạy dỗ đã hy sinh cho anh em chúng con suốt cả một đời,
cảm ơn cha mẹ và gia đình đã luôn động viên khích lệ con trong cuộc sống.
Chân thành cảm ơn
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi Thú Y trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh.
Trung tâm Đại Học Tại Chức Cần Thơ đã tạo mọi điều kiện tốt cho tôi trong
suốt quá trình học tập.
Trân trọng biết ơn
Tất cả quý thầy cô khoa Chăn Nuôi Thú Y đã tận tâm truyền đạt kiến thức,
kinh nghiệm bổ ích cho tôi suốt những năm vừa qua.
Khắc ghi công ơn
Thạc sĩ Trần Văn Dư và tiến sĩ Nguyễn Văn Thành đã tận tình hướng dẫn và
động viên để em có được ngày hôm nay.
Thật lòng biết ơn
Ban giám đốc Xí Nghiệp Heo Giống Cấp 1 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
tôi thực tập.
Các anh chị em tổ sinh sản đã hướng dẫn và truyền đạt những kinh nghiệm quý
báu.
Xin cảm ơn
Toàn thể các bạn sinh viên lớp Thú Y 2003 Cần Thơ đã động viên giúp đỡ tôi
trong học tập cũng như trong thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
NGUYỄN MINH THƯƠNG

ii



TÓM TẮT
Khóa luận chúng tôi thực hiện từ ngày 25/06/2008 đến 10/10/2008 tại Xí
Nghiệp Heo Giống Cấp 1, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí
Minh.
Mục tiêu của đề tài: Khảo sát hội chứng MMA và tác hại của hội chứng MMA
đến thành tích sinh sản ở heo nái.
1.KHẢO SÁT HỘI CHỨNG MMA
Qua thời gian khảo sát chúng tôi ghi nhận được kết quả tỉ lệ mắc chứng trong hội
chứng MMA là 27,33 %, trong đó viêm tử cung dạng nhờn là cao nhất 16 %, viêm tử
cung dạng mủ là 6 %, viêm dạng mủ lẫn máu là 1,33 %, mất sữa là 1,33 %, viêm vú +
viêm mủ là 0,67 %, viêm mủ + mất sữa 2 %.
Thời gian xuất hiện triệu chứng đối với viêm tử cung dạng nhờn trung bình là
28,96 giờ sau khi sanh, biến động từ 21,71 – 36,21 giờ, dạng viêm dạng mủ khoảng
thời gian xảy ra biến động từ 32,84 - 48,04 giờ, mủ lẫn máu là 47,93 -62,07 giờ, viêm
vú, mất sữa khoảng thời gian xảy ra trung bình biến động trong khoảng 19,03 - 52,97
giờ sau khi sanh.
Tỉ lệ mắc chứng trong hội chứng MMA theo lứa: ở lứa I – III là 33,33 %, lứa IV –
VI là 18,6 %, lứa VII – IX là 2,52 % và cao nhất ở lứa > IX là 36 %.
Tỉ lệ mắc chứng trong hội chứng MMA theo giống: ở nái lai là 36,36 %, Landrace
là 27,5 %, Yorkshire là 12,5 %, Duroc là 50 %, Pietrian là 23,81 %.
2. HẬU QUẢ CỦA HỘI CHỨNG MMA
Tỉ lệ tiêu chảy ở heo con các nái viêm tử cung dạng nhờn là 6,34 %, viêm tử cung
dạng mủ là 6,66 %, viêm tử cung dạng mủ lẫn máu là 7,32 %,viêm vú + viêm mủ là
23,37 %, mất sữa + viêm mủ là 10,71 %, mất sữa là 10,2 %, bình thường là 2,49 %.
Trọng lượng heo cai sữa ở nái viêm tử cung dạng nhờn là 6,74 kg, viêm tử cung
dạng mủ là 6,43 kg, viêm tử cung dạng mủ lẫn máu là 6,39 kg, viêm vú + viêm mủ là
5,06 kg, mất sữa + viêm mủ là 5,97 kg, mất sữa là 4,45 kg, bình thường là 7,25 kg.
Tỉ lệ heo con nuôi sống đến 28 ngày tuổi đối với nái viêm tử cung dạng nhờn là
87,44 %, viêm tử cung dạng mủ là 76,40 %, viêm tử cung dạng mủ lẫn máu là 75 %,


iii


viêm vú + viêm mủ là 81,81 %, viêm mủ + mất sữa là 65,38 %, mất sữa là 78,57 %,
bình thường là 89,91 %.
Sản lượng sữa tính đến 28 ngày tuổi ở nái viêm tử cung dạng nhờn là 127,30 kg,
viêm tử cung dạng mủ là 101,53 kg, viêm tử cung dạng mủ lẫn máu là 97,80 kg, viêm
vú + viêm mủ là 88,50 kg, viêm mủ + mất sữa là 83,60 kg, mất sữa là 41,7 kg, bình
thường là 144,54 kg.
Thời gian lên giống trở lại đối với nái viêm tử cung dạng nhờn là 3,54 ngày,viêm
tử cung dạng mủ là 4,11 ngày, viêm tử cung dạng mủ lẫn máu là 5 ngày, viêm vú +
viêm mủ là 4 ngày, mất sữa + viêm mủ là 3,67 ngày, mất sữa là 6 ngày, bình thường là
2,18 ngày.
Tỉ lệ đậu thai ở nái viêm tử cung dạng nhờn là 87,5 %,viêm tử cung dạng mủ là
88,89 %, viêm tử cung dạng mủ lẫn máu là 100 %, viêm vú + viêm mủ là 100%, mất
sữa + viêm mủ là 100 %, mất sữa là 100 %, bình thường là 94,5 %.
3. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY HỘI CHỨNG MMA
Nhiệt độ chuồng nuôi heo nái là tương đối cao.
Chất xơ trong khẩu phần của nái là thấp.
Vệ sinh chăm sóc nái sau đẻ chưa tốt.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa..................................................................................................................i
Cảm tạ.....................................................................................................................ii
Tóm tắt...................................................................................................................iii

Mục lục ................................................................................................................... v
Danh sách các chử viết tắt .....................................................................................ix
Danh sách các bảng ................................................................................................ x
Danh sách các biểu đồ ...........................................................................................xi
Danh sách các hình ...............................................................................................xii
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề......................................................................................................... 1
1.2 Mục đích ........................................................................................................... 1
1.3 Yêu cầu ............................................................................................................. 2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN
2.1 Sơ lược Xí Nghiệp Heo Giống Cấp 1............................................................... 3
2.1.1 Vị trí địa lí...................................................................................................... 3
2.1.2 Lịch sử phát triển........................................................................................... 3
2.1.3 Chức năng và cơ cấu tổ chức......................................................................... 3
2.1.4 Cơ cấu đàn và công tác giống........................................................................ 4
2.2 Cơ sở lí luận...................................................................................................... 6
2.2.1 Sự sinh sản heo nái ........................................................................................ 6
2.2.1.1 Sự thành thục .............................................................................................. 6
2.2.1.2 Chu kì lên giống ......................................................................................... 6
2.2.1.3 Sự mang thai............................................................................................... 7
2.2.1.4 Nái đẻ và nuôi con...................................................................................... 7
2.2.1.5 Sự tiết sữa ................................................................................................... 8
2.2.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến thành tích sinh sản của nái............................... 8
v


2.2.2 Hội chứng MMA ........................................................................................... 8
2.2.2.1 Khái niệm ................................................................................................... 8
2.2.2.2 Viêm tử cung .............................................................................................. 9
2.2.2.3 Viêm vú ...................................................................................................... 9

2.2.2.4 Mất sữa ....................................................................................................... 9
2.2.2.5 Các nguyên nhân gây hội chứng MMA ..................................................... 9
2.2.3 Tóm lược các công trình nghiên cứu về hội chứng MMA.......................... 10
2.2.3.1 Một số tỉ lệ về hội chứng MMA............................................................... 10
2.2.3.2 Nguyên nhân gây bệnh ............................................................................. 10
2.2.3.2.1 Quản lí- chăm sóc.................................................................................. 10
2.2.3.2.2 Rối loạn kích thích tố ............................................................................ 11
2.2.3.2.3 Dinh dưỡng............................................................................................ 11
2.2.3.2.4 Sinh đẻ không bình thường ................................................................... 13
2.2.3.2.5 Vi khuẩn gây bệnh................................................................................. 14
2.2.3.3 Phòng ngừa hội chứng MMA................................................................... 15
2.2.3.3.1 Dinh dưỡng............................................................................................ 15
2.2.3.3.2 Chăm sóc – quản lí ................................................................................ 17
2.2.3.3.3 Sử dụng kháng sinh phòng ngừa ........................................................... 17
2.2.3.3.4 Sử dụng kích thích tố............................................................................. 18
2.2.3.4 Điều trị hội chứng MMA.......................................................................... 18
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT
3.1 Thời gian và địa điểm..................................................................................... 19
3.1.1 Thời gian tiến hành đề tài ............................................................................ 19
3.1.2 Địa điểm tiến hành đề tài............................................................................. 19
3.2 Đối tượng khảo sát.......................................................................................... 19
3.3 Điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng đàn heo khảo sát .................................... 19
3.3.1 Chuồng trại .................................................................................................. 19
3.3.1.1 Chuồng nuôi heo nái hậu bị, nái khô và nái chửa .................................... 19
3.3.1.2 Chuồng heo nái nuôi con.......................................................................... 20
3.3.2 Thức ăn, nước uống..................................................................................... 20
3.3.3 Chăm sóc quản lí ......................................................................................... 21
vi



3.3.4 Quy trình vệ sinh thú y ................................................................................ 22
3.3.4.1 Vệ sinh chuồng trại................................................................................... 22
3.3.4.2 Vệ sinh công nhân và khách tham quan ................................................... 22
3.3.5 Quy trình tiêm phòng................................................................................... 22
3.4 Nội dung khảo sát........................................................................................... 23
3.4.1 Hội chứng MMA ......................................................................................... 23
3.4.2 Nguyên nhân gây bệnh tại trại..................................................................... 23
3.4.3 Hậu quả của hội chứng ................................................................................ 23
3.5 Phương pháp khảo sát..................................................................................... 24
3.5.1 Hội chứng MMA ......................................................................................... 24
3.5.2 Nguyên nhân gây ra hội chứng MMA......................................................... 24
3.5.3 Chỉ tiêu khảo sát .......................................................................................... 24
3.6 Phương pháp xử lí số liệu............................................................................... 26
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Hội chứng MMA ............................................................................................ 27
4.1.1 Tỉ lệ mắc hội chứng MMA.......................................................................... 27
4.1.2 Thời gian xuất hiên triệu chứng .................................................................. 28
4.1.3 Triệu chứng bệnh......................................................................................... 29
4.1.2.1 Viêm tử cung ............................................................................................ 29
4.1.2.2 Viêm vú .................................................................................................... 31
4.1.2.3 Mất sữa ..................................................................................................... 32
4.1.4 Tỉ lệ mắc hội chứng MMA theo lứa đẻ ....................................................... 32
4.1.5 Tỉ lệ mắc hội chứng MMA theo nhóm giống.............................................. 34
4.2 Hậu quả của hội chứng MMA ........................................................................ 34
4.2.1 Tỉ lệ tiêu chảy trên heo con ......................................................................... 35
4.2.2 Tỉ lệ heo nuôi sống đến 28 ngày tuổi .......................................................... 37
4.2.3 Trọng lượng bình quân của heo con tính đến 28 ngày tuổi......................... 39
4.2.4 Sản lượng sữa tính đến 28 ngày tuổi ........................................................... 40
4.2.5 Thời gian từ cai sữa đến phối giống lại ....................................................... 41
4.2.6 Tỉ lệ đậu thai................................................................................................ 43

4.3 Một số nguyên nhân gây hội chứng MMA .................................................... 44
vii


4.3.1 Tiểu khí hậu chuồng nuôi ............................................................................ 44
4.3.2 Vệ sinh chuồng trại...................................................................................... 44
4.3.3 Chế độ dinh dưỡng ...................................................................................... 44
4.3.4 Thành phần các chất dinh dưỡng................................................................. 44
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận........................................................................................................... 46
5.2 Đề nghị ........................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 48
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 49

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MMA

: Metritis, Mastitis, Agalactia.

LL

: Landrace

YY

: Yorkshire


DD

: Duroc

PP

: Pietrian

RH

: Releasing hormone

LH

: Luteinizing hormone

FSH

: Follicle-stimulating hormone

STH

: Somatotropin hormone

ACTH

: Adrenocorticotropic hormone

VTC


: Viêm tử cung

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Định mức thức ăn cho heo nái .............................................................. 20
Bảng 3.2 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn heo nái ........................................ 21
Bảng 3.3 Quy trình phòng ngừa ........................................................................... 23
Bảng 4.1 Tỉ lệ mắc chứng trong hội chứng MMA ............................................... 27
Bảng 4.2 Thời gian xuất hiện chứng trong hội chứng MMA............................... 28
Bảng 4.3 Tỉ lệ mắc chứng trong hội chứng MMA theo lứa (%) .......................... 33
Bảng 4.4 Tỉ lệ mắc chứng trong hội chứng MMA theo nhóm giống (%)............ 34
Bảng 4.5 Tỉ lệ tiêu chảy trên heo con ( %)........................................................... 35
Bảng 4.6 Tỉ lệ heo nuôi sống đến 28 ngày tuổi (%)............................................. 38
Bảng 4.7 Trọng lượng bình quân của heo con đến 28 ngày tuổi (%)................... 39
Bảng 4.8 Sản lượng sữa tính đến 28 ngày tuổi (kg ) ............................................ 40
Bảng 4.9 Thời gian từ cai sữa đến phối giống lại (%).......................................... 42
Bảng 4.10 Tỉ lệ đậu thai (%) ................................................................................ 43
Bảng 4.11 Tiểu khí hậu chuồng nuôi của nái đẻ .................................................. 44
Bảng 4.12 Lượng thức ăn cho nái mang thai ....................................................... 44
Bảng 4.13 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn heo nái ...................................... 45

x


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Tỉ lệ mắc chứng trong hội chứng MMA (%).................................... 28
Biểu đồ 4.2 Tỉ lệ mắc chứng trong hội chứng MMA theo lứa (%)..................... 33
Biểu đồ 4.3 Tỉ lệ mắc chứng trong hội chứng MMA theo nhóm giống (%)........ 34

Biểu đồ 4.4 Tỉ lệ tiêu chảy trên heo con (%)........................................................ 37
Biểu đồ 4.5 Tỉ lệ heo nuôi sống đến 28 ngày tuổi (%)......................................... 39
Biểu đồ 4.6 Trọng lượng bình quân của heo con đến 28 ngày tuổi (%) .............. 40
Biểu đồ 4.7 Sản lượng sữa tính đến 28 ngày tuổi (kg)......................................... 41
Biểu đồ 4.8 Thời gian từ cai sữa đến phối giống lại (%) ..................................... 42
Biểu đồ 4.9 Tỉ lệ đậu thai (%) .............................................................................. 43

xi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 4.1 Viêm tử cung dạng nhờn ....................................................................... 29
Hình 4.2 Viêm tử cung dạng mủ .......................................................................... 30
Hình 4.3 Viêm tử cung dạng mủ lẫn máu ............................................................ 31
Hình 4.4 Dạng viêm vú ........................................................................................ 32

xii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay trong xu thế phát triển, hội nhập vào nền kinh tế mới, nhu cầu lương
thực thực phẩm của con người ngày một được nâng cao về chất lượng và số lượng, do
đó đòi hỏi ngành nông nghiệp phải có những bước thay đổi để đáp ứng nhu cầu bức
thiết trên, trong đó ngành chăn nuôi nói chung mà cụ thể là chăn nuôi heo nói riêng
đóng một vai trò quan trọng.
Việc chạy theo thị trường như vậy đã thúc đẩy các nhà chăn nuôi áp dụng nhiều
biện pháp kỉ thuật tiên tiến để gia tăng sản xuất, tạo ra nhiều đàn heo, nhiều con giống
chất lượng, cho tỉ lệ nạc cao và việc quan tâm đến sự sinh sản của đàn heo bắt đầu

được chú trọng nhiều hơn về mặt kỉ thuật và phương pháp.
Thực tế cho thấy rằng việc nuôi heo sinh sản đã mang lại cho người chăn nuôi
nguồn thu nhập đáng kể, tuy nhiên không hề dễ dàng, đàn heo sinh sản dễ mắc bệnh về
đường sinh dục nếu không được quan tâm, chú ý nhiều mà trong đó hội chứng MMA
thường xuyên xuất hiện. Tuy không gây chết đàn heo nhưng lại làm ảnh hưởng rất lớn
về mặt kinh tế cho nhà chăn nuôi: heo nái kéo dài thời gian động dục trở lại, giảm tiết
sữa, heo con tiêu chảy, chậm tăng trưởng, giảm sức đề kháng…
Đứng trước thực trạng trên, cũng như để hiểu biết thêm thực tế và hiểu rõ hơn về
hội chứng MMA, được sự đồng ý của bộ môn Nội Dược khoa Chăn Nuôi Thú Y
trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh dưới sự hướng dẫn của thạc sĩ
Trần Văn Dư với sự giúp đở của Xí Nghiệp Heo Giống Cấp 1, chúng tôi thực hiện đề
tài:
“Khảo sát hội chứng MMA trên đàn heo nái sinh sản tại Xí Nghiệp Heo Giống
Cấp 1”
1.2. MỤC ĐÍCH

1


Khảo sát hội chứng MMA và tác hại của hội chứng MMA đến thành tích sinh sản ở
heo nái.
1.3. YÊU CẦU
Khảo sát tỉ lệ heo nái nhiễm MMA tại trại Xí Nghiệp Heo Giống Cấp 1.
Khảo sát thời gian xuất hiện triệu chứng và các chứng trong hội chứng MMA.
Khảo sát nguyên nhân gây hội chứng MMA.
Khảo sát hậu quả của hội chứng MMA.

2



Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. SƠ LƯỢC XÍ NGHIỆP HEO GIỐNG CẤP I
2.1.1. Vị trí địa lý
Xí Nghiệp Heo Giống Cấp 1 toạ lạc tại số 37/11 phường Linh Xuân,
quận Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm Thành Phố 18 km. Xí nghiệp
được xây dựng trên một triền đồi, nằm ở khu dân cư, cách quốc lộ 1A về hướng tây
khoảng 700 m, Xí Nghiệp nằm trên quốc lộ 1K nên rất thuận tiện cho việc giao thông,
vận chuyển thức ăn và tiêu thụ sản phẩm.
Diện tích xí nghiệp: khoảng 4 ha.
2.1.2. Lịch sử phát triển
Trước năm 1975, xí nghiệp có tên là trại heo Chấn Hưng thuộc tư nhân.
Sau năm 1975, các cơ sở chăn nuôi được nhà nước tiếp thu và quản lí. Hai cơ sở Chấn
Hưng và Quyết Thắng cũng được nhà nước tiếp quản và sát nhập thành 1 trại duy nhất
lấy tên là Chấn Hưng. Trong thời gian này trại trực thuộc công ty Chăn Nuôi Heo II.
Năm 1981, trại đổi tên thành Xí Nghiệp Heo Giống Cấp 1. Cũng trong
thời gian này, Sở Nông Nghiệp đã nhập 3 giống heo: YY, LL, DD với tổng số nái là
300 con, nọc 42 con, với mục đích làm phong phú và đa dạng nguồn gen của trại.
Từ năm 1992, xí nghiệp trực thuộc Sở Nông Nghiệp và phát Triển Nông
Thôn Thành Phố Hồ Chí Minh. Và từ năm 1997 đến nay, xí nghiệp trực thuộc Tổng
Công Ty Nông Nghiệp Sài Gòn. Tháng 10/1998, xí nghiệp sát nhập thêm trại heo Việt
Bỉ do Xí Nghiệp Chăn nuôi Heo quản lí và đồng thời có thêm giống PP.
2.1.3. Chức năng và cơ cấu tổ chức
Chức năng:

3


Xí nghiệp Heo Giống Cấp 1 hoạt động với mục đích chính là tiếp nhận
nguồn giống cao sản của các nước tiên tiến để nâng cao phẩm chất đàn heo giống hiện

có, tránh đồng huyết ở các đàn đang sử dụng.
Là đơn vị giống cấp 1 duy nhất ở miền Nam, xí nghiệp tự xác định
nhiệm vụ của mình là phải quản lí và bảo tồn được nguồn gen của các giống heo hiện
có, nâng cao chất lượng đàn giống bằng các biện pháp kĩ thuật và tổ chức khoa học và
hiệu quả quá trình sản xuất con giống. Là nơi cung cấp con giống, tinh dịch có chất
lượng cho các nhà chăn nuôi trong cả nước.
Cơ cấu tổ chức:
Xí nghiệp được sự chi phối của Tổng Công Ty Nông Nghiệp Sài Gòn
dưới sự quản lí của Giám Đốc Xí Nghiệp, bên dưới là các bộ phận chức năng chuyên
biệt đảm nhận các công việc khác nhau. Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp được trình bày
qua sơ đồ:
TỔNG CÔNG TY NÔNG NGHIỆP SÀI GÒN

GIÁM ĐỐC

TỔ
NGHIỆP
VỤ

TỔ PHỤC
VỤ CƠ
KHÍ

TỔ SẢN
XUẤT
HEO
ĐỰC

TỔ SẢN
XUẤT HEO

NÁI SINH
SẢN

Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lí của Xí Nghiệp
Nhân sự: gồm
Giám đốc: 1 người
Tổ nghiệp vụ: 3 người
Tổ phục vụ - cơ khí: 11 người
Tổ sản xuất heo đực giống: 3 người
Tổ sản xuất heo nái sinh sản: 8 người
Tổ sản xuất heo hậu bị: 7 người
4

TỔ SẢN
XUẤT
HEO
HẬU BỊ


2.1.4 Cơ cấu đàn và công tác giống
*Cơ cấu đàn
Cơ cấu đàn tính đến ngày 10/10/2008
Đàn sinh sản: Heo đực giống: 78 con
Heo cái sinh sản: 424 con (nái đẻ 85 con, mang thai 315 con và nái khô
24 con).
Đàn hậu bị: 1100 con
Đàn heo con giống (28-90 ngày): 1587 con
Heo con theo mẹ: 1167 con
Tổng đàn: 4356 con
* Công tác giống

Là một xí nghiệp heo giống nên việc duy trì nguồn gen quý để
cung cấp các con giống tốt cho các cơ sở chăn nuôi trong nước nên vấn đề công tác
giống của xí nghiệp được đặt lên hàng đầu và được thực hiện rất chặt chẽ và liên tục.
+ Các bước tiến hành chọn giống
Heo con sơ sinh: phải từ 1,20 kg trở lên không dị tật, da lông bóng mượt,
linh hoạt, có 12 vú trở lên, các núm vú cách đều nhau, không so le, bộ phận sinh dục
bình thường, cắt răng, bấm tai, cắt đuôi.
Heo con cai sữa (28 ngày tuổi): cân trọng lượng heo và yêu cầu phải đạt
trọng lượng từ 5 kg trở lên.
Heo lúc 2 – 3 tháng tuổi: ngoại hình đẹp, linh hoạt không dị tật, da lông
bóng mượt, có 12 vú trở lên, các núm vú cách đều nhau, không so le, bộ phận sinh dục
bình thường, lộ rõ đặc điểm giới tính.
Heo đực và cái hậu bị: trước khi chúng được đưa vào sử dụng đều được
các chuyên gia giám định ngoại hình thể chất lại. Mỗi cá thể được chọn làm hậu bị
được lập một phiếu theo dõi sức sinh trưởng, thành tích sinh sản, có chế độ chăm sóc
nuôi dưỡng riêng để tiện theo dõi tình trạng sức khỏe. Đồng thời dựa vào phiếu lí lịch
để dễ dàng quản lí dòng, giống, bản thân anh chị em và đời sau.
+ Phương pháp phối giống
Đàn heo nái của Xí Nghiệp tất cả đều được gieo tinh nhân tạo.
+ Chương trình nhân giống
5


Xí Nghiệp thực hiện nhân giống thuần các giống YY, LL, DD, PP và
nhân giống lai giữa các giống thuần trên với nhau.
2.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.2.1. Sự sinh sản heo nái
2.2.1.1. Sự thành thục
Sự thành thục đó là tuổi bắt đầu động dục, hoặc tuổi bắt đầu xuất noãn hoặc có
thể mang thai. Heo cái thành thục sau khi đạt 4 – 8 tháng tuổi. Có nhiều yếu tố ảnh

hưởng đến tuổi thành thục: giống (yếu tố di truyền), điều kiện dinh dưỡng, thể trạng
từng cá thể, mùa trong năm…Heo cái sau khi thành thục có khả năng sinh sản, tuy
nhiên những cái tơ này sẽ không được phối giống ở lần động dục đầu tiên, do sự thành
thục về tầm vóc thường diễn ra chậm hơn sự thành thục về giới tính, ngoài ra nhu cầu
dinh dưỡng ở giai đoạn này còn cần cho sự phát triển của cơ thể, do đó nếu heo mang
thai trong giai đoạn này thì sẽ dẫn tới đẻ khó và heo con đẻ ra sẽ yếu. Hiện nay trung
bình tại trại chăn nuôi cho cái tơ phối giống vào khoảng 7,5 – 8 tháng tuổi.
2.2.1.2. Chu kì lên giống
CƠ CHẾ ĐIỀU KHIỂN CHU KÌ LÊN GIỐNG
Ngoại cảnh

Hypothalamus

(-)
LH - RH
Tử cung

Tuyến yên

Prostaglandin

Rụng trứng

Sự hủy hoàng thể

LH

FSH

Chín mùi


Nang noãn

Tạo hoàng thể
(-)

FSH - RH

(+)

Progesterone

phát triển

Lượng Estrogen rất

và kích

cao được giải phóng

thích tế
bào tạo

(+): Kích thích

Làm xuất hiện và duy trì

(-): Ức chế

các đặc điểm sinh dục thứ cấp

(Trích dẫn Nguyễn Hữu Lộc, 2001)
6

Estrogen


Thú cái thành thục sẽ có những thay đổi về mặt sinh lí có tính chu kì. Toàn bộ
diễn tiến sinh lí bắt đầu lần lên giống này đến lần lên giống kế tiếp gọi là chu kì lên
giống. Ở heo chu kì lên giống kéo dài 19 – 23 ngày (trung bình là 21 ngày).
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng chu kì lên giống: nhiệt độ, dinh dưỡng, pheromone,
thể trạng từng thú…Ngoài ra sự viêm nhiễm, bệnh về đường sinh dục cũng có thể kéo
dài thời gian lên giống trở lại.
2.2.1.3. Sự mang thai
Sau khi phối giống 21 ngày nếu không thấy heo cái có dấu hiệu động dục trở lại
xem như đã đậu thai. Thời gian mang thai trung bình là 114 ngày (3 tháng 3 tuần 3
ngày).
Dựa vào sự phát triển của thai, người ta chia làm 3 giai đoạn trong kì mang thai:
+ Giai đoạn 1 gồm 25 ngày đầu sau khi phối. Trứng được thụ tinh, hình thành
hợp tử, các hợp tử di chuyển từ ống dẫn trứng xuống sừng tử cung, phân bố đều ở 2
sừng tử cung, làm tổ trên vách tử cung. Đây là giai đoạn rất quan trọng, ảnh hưởng đến
số con sinh ra. Phần lớn các trường hợp chết phôi trong giai đoạn này.
+ Giai đoạn 2 từ ngày 26 đến ngày 78 sau khi phối. Trong giai đoạn này, nhau
được hình thành cùng với các cơ quan và khung xương.
+ Giai đoạn 3 gồm 35 ngày trước khi sanh. Các cơ quan đã hình thành tiếp tục
phát triển nhanh về kích thước và khối lượng, bộ xương được cốt hóa, phát triển răng,
da và lông. Đây là giai đoạn tăng nhanh về trọng lượng của thai, ảnh hưởng trực tiếp
đến trọng lượng sơ sinh của heo con.
2.2.1.4. Nái đẻ và nuôi con
Nái sắp sanh thường có dấu hiệu đi đứng không yên, bồn chồn, lo lắng, thường
hay làm ổ, có tiếng kêu rất đặc biệt. Cơ quan sinh dục: âm hộ sưng đỏ, tiết dịch nhờn,

bầu vú căng đầy sữa.
Nái thường sinh vào ban đêm và thường sinh được khoảng 8 – 14 con. Trung
bình cứ 15 – 20 phút nái hạ 1 con, khoảng 3 – 4 giờ nái sẽ đẻ hết con và nhau được
tống ra cuối cùng.
Heo con sau khi được cắt rốn, bấm răng nên cho heo con bú sữa đầu vì sữa đầu
đậm đặc hơn sữa thường, nhiều vitamin A, nhiều protein mà đặc biệt là gamma
globulin (kháng thể).
7


2.2.1.5. Sự tiết sữa
Heo nái sau khi sanh đã có khả năng tiết sữa cho con bú liền. Sự phát triển bầu
vú cũng như quá trình tạo sữa đã xảy ra trước trong giai đoạn mang thai, quá trình phát
triển tuyến vú, tạo sữa và tiết sữa được điều tiết của thần kinh và thể dịch. Các yếu tố
tham gia vào sự phát triển, khơi mào và duy trì tiết sữa bao gồm:
Não thùy sau

não thùy trước

Oxytocin

TSH

STH

Prolactin

ACTH

Tuyến


LH

Prolactin

Vỏ thượng

giáp

thận

Tăng áp lực
bể sữa

FSH

Buồng Thể vàng
trứng

Thyroxin

Progesteron
Estrogen

Kích thích cơ

Glucocorticoid

vòng đầu vú


Thải sữa

Hình thành và phát triển hệ

Sự sinh sữa

thống ống dẫn và nang tuyến

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân tiết sữa bao gồm: tiểu khí hậu, chuồng nuôi,
dinh dưỡng, tuổi tác, thể trạng, bệnh tật và các yếu tố dẫn tới sự xáo trộn, rối loạn nội
tiết.
2.2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến thành tích sinh sản của nái
Thành tích sinh sản của nái được thể hiện qua khả năng sinh đẻ, nuôi con, chỉ
số tiêu tốn thức ăn, số con đẻ ra mỗi lứa, trọng lượng heo con sơ sinh, heo con cai sữa
và số lứa đẻ trong năm…Các yếu tố ảnh hưởng đến thành tích sinh sản của nái là: Di
truyền, nuôi dưỡng, môi trường và bệnh tật mà trong đó hội chứng MMA rất được chú
ý.
2.2.2. Hội chứng MMA
2.2.2.1. Khái niệm
Tình trạng xáo trộn sinh lí của nái sau khi sanh thường được ghi nhận trên chẩn
đoán lâm sàng gồm có: vú sưng cứng đỏ, sữa giảm hoặc ngừng, tử cung tiết dịch viêm
8


chảy ra bên ngoài. Những hiện tượng bệnh lí này gọi là hội chứng MMA, thường xảy
ra khoảng 12 – 72 giờ sau khi sinh. Viêm vú, viêm tử cung, mất sữa thường đi kèm với
nhau hoặc xảy ra riêng lẻ, khi chúng xảy ra với mức độ nặng thì có rất nhiều tác hại
đối với heo mẹ và heo con.
2.2.2.2. Viêm tử cung (Metritis)
Là chứng thường gặp nhất trong hội chứng MMA với nhiều cấp độ khác nhau.

Thông qua tiết dịch viêm từ tử cung gặp các dạng viêm dịch nhờn, viêm có mủ và
viêm mủ lẫn máu.
Dạng viêm nhờn: thường xuất hiện rất sớm sau khi sanh, lớp niêm mạc tử cung
bị tổn thương nhẹ, kích thích tiết dịch nhờn tử cung, dịch viêm thường loãng, lợn cợn,
mùi tanh, sau vài ngày dịch tiết giảm dần. Nhiều khi không cần điều trị cũng tự khỏi.
Dạng viêm mủ: thể viêm này tương đối nặng, niêm mạc tử cung bị tổn thương
nặng, có sự xâm nhập của vi trùng sinh mủ và hầu hết các vi trùng cơ hội, nó đôi khi là
hậu quả của viêm nhờn. Dạng viêm mủ thường biểu hiện với các triệu chứng sốt, chán
ăn, tiết dịch viêm nhiều mủ có thể lẫn 1 ít máu.
Dạng viêm mủ lẫn máu: đây là dạng viêm rất nặng, thường đi kèm với nguyên
nhân đẻ khó, sót nhau, tử cung bị tổn thương nặng. Nái có biểu hiện sốt cao, dịch viêm
rất hôi, thường dẫn đến viêm vú mất sữa. Nếu không can thiệp kịp thời nái rất dễ tử
vong sau 1 thời gian hoặc không còn khả năng nuôi con.
2.2.2.3. Viêm vú (Mastitis)
Thường ít gặp hơn viêm tử cung. Viêm vú xảy ra ở 1 vú hay vài vú hay cả bờ
vú, vú bị viêm thường sưng cứng, màu đỏ bầm, khi ấn còn để lại vết, vú không tiết sữa
hoặc tiết sữa có lẫn máu. Viêm vú thường kèm với sốt cao, vú bị đau, heo hay nằm xấp
không cho con bú. Viêm vú ít xảy ra nhưng khi xảy ra thì tác hại rất lớn vì tác động
trực tiếp trên heo con sơ sinh. Nếu không chữa trị kịp thời, vú viêm sẽ bị teo lại, mất
sữa, cũng có khả năng xơ hóa và mất khả năng cho sữa.
2.2.2.4. Mất sữa (Agalactia)
Kém sữa hay mất sữa là hậu quả của 2 chứng viêm tử cung và viêm vú. Những
xáo trộn về sinh lí của hai chứng trên làm cho heo nái không tạo sữa ở mức bình
thường, biểu hiện là sản lượng sữa giảm và mất hẳn. Bệnh thường xảy ra từ 1 – 3 ngày
sau khi sanh hoặc có thể thấy ở bất cứ thời điểm nào trong giai đoạn nuôi con.
9


2.2.2.5. Các nguyên nhân gây hội chứng MMA
- Quản lí – chăm sóc

- Rối loạn sinh sản nội tiết
- Dinh dưỡng
- Sinh đẻ không bình thường
- Do vi khuẩn xâm nhập.
2.2.3. Tóm lược các công trình nghiên cứu về hội chứng MMA
2.2.3.1. Một số tỉ lệ về hội chứng MMA
Theo nguyễn như Pho và cộng tác viên (1990), tỉ lệ về hội chứng MMA sau khi
sanh là 28 % tại khu vực chăn nuôi quốc doanh.(Trích dẫn Nguyễn Hữu Lộc, 2001).
Ghi nhận một số báo cáo tốt nghiệp thì tỉ lệ heo nái mắc chứng MMA được
trình bày như sau:
Tác giả

Tỉ lệ mắc hội chứng MMA (%)

Nguyễn Ngọc Thành Minh (2001)

28,18

Nguyễn Hữu Lộc (2001)

40,16

Dương Minh Hùng (2006)

31,5

2.2.3.2. Nguyên nhân gây bệnh
2.2.3.2.1. Quản lí- chăm sóc
Trong thời gian mang thai, nái ít vận động, nhốt chung quá đông, vệ sinh kém,
sự thay đổi đột ngột của môi trường, thời tiết quá nóng hay quá lạnh trong thời gian

sinh sản cũng là nguyên nhân gây hội chứng MMA (Hasting, 1995 và Vicker, 1960).
Theo nguyễn như Pho và Nguyễn Văn Bé (1980), khảo sát hội chứng MMA tại
trại chăn nuôi Phước Long, tác giả cho rằng: vệ sinh kém, quy trình chăm sóc nái chưa
hợp lí là nguyên nhân gây bệnh tại trại. (Trích dẫn Nguyễn Hữu Lộc, 2001)
Lấy phân hằng ngày, khử trùng chuồng trại, tắm kĩ cho nái trước khi sanh…có
thể ngăn ngừa sự tích tụ vi trùng và giảm bớt hội chứng MMA. Broodsbank (1950),
Bain (966), Black (1968), Olmedo (1972).
Trong thời gian dưỡng thai, heo nái được cho hoạt động đầy đủ, chuồng heo nái
đẻ không nên để quá lạnh hay quá nóng, cần thoáng khí, nên chú ý đến chương trình
phối giống cũng như thời gian nghĩ dưỡng sức giữa chu kì sinh nở của heo (Gambiani
và Firth, 1969).
10


2.2.3.2.2. Rối loạn kích thích tố
Tuyến yên và tuyến giáp trạng giữ vai trò quan trọng trong sự sản xuất sữa.
Năm 1067, Martin và cộng tác viên nhận thấy heo nái mắc hội chứng MMA có buồng
trứng nhỏ đi, tuyến giáp teo lại, tuyến thượng thận lớn lên, các mô trong tuyến thượng
thận và tuyến yên thoái hóa, các tác giả kết luận: Sự mất cân bằng về sản xuất kích
thích tố có thể giữ vai trò quan trọng trong việc tạo nên trạng thái bệnh này. (Tập san
Khoa Học Nông nghiệp_Đặng Đắc Thiệu, 1978).
2.2.3.2.3 Dinh dưỡng
Nhiều tác giả cho rằng hội chứng này xảy ra trên heo quá mập trước và trong
thời kì mang thai hơn là heo được cho ăn ít và ngoại hình cân đối.
Cornette (1950) cho rằng hội chứng MMA xảy ra là thiếu ăn nên khả năng
chống bệnh giảm, vi trùng lan tràn từ bộ máy tiêu hóa đến bộ máy sinh dục, nhũ tuyến
hay các nơi khác.
Beat (1956) báo cáo: Nguyên nhân của hội chứng MMA là thiếu dinh dưỡng có
thể do thiếu một hay nhiều sinh tố chủ yếu, thiếu chất khoáng, protein, bột đường hay
nước.

Một số ý kiến khác cho rằng nuôi heo bằng thực phẩm đậm đặc trong những
ngày cuối có mang và trong khi nuôi con, có thể là căn do chính của hội chứng này.
Đạm: Beat (1956) và Vicker (1960) cho rằng khẩu phần heo nái thiếu protein có
lẽ gây hội chứng MMA. Trái lại Summer và Ringarp (1960) đã chứng tỏ khẩu phần dư
đạm sẽ gây hội chứng MMA.
Các tác giả đã bố trí thí nghiệm với tỉ lệ chất đạm thay đổi từ 14 – 18 % trong
khẩu phần. Kết quả các lô thí nghiệm ăn khẩu phần đạm từ 17 % đạm trở lên có tỉ lệ
MMA cao hơn. Venr (1954) tin rằng khẩu phần thừa hay thiếu protein đều có thể gây
viêm vú, tắt sữa.
Khoáng:
Cu (đồng): Pestin và Coll (1958) đồng trong máu ảnh hưởng đến hoạt
động của tuyến giáp bằng cách tăng sản xuất Thyroxin, kích thích sản xuất sữa và tăng
toàn diện sự biến dưỡng của heo nái.
Mn (Mangan): 1953 Voiner cho biết thức ăn thiếu Mangan làm giảm khả
năng sinh sản, ngoài ra còn liên hệ mật thiết đến sự hình thành kích thích tố tuyến sữa.
11


Co (cobalt): Theo Sansted (1953) hội chứng MMA có thể phát sinh do
thiếu Cobalt trong khẩu phần, tác giả đã bổ sung Cobalt và nhận thấy tỉ lệ mắc hội
chứng MMA giảm rõ rệt.
Ca, P (Calci, Phosphor): Theo wilz (1956) nếu thiếu một vài dưỡng chất
trong khẩu phần như Calci, phosphor hay các khoáng vi lượng là nguyên nhân gây nên
hội chứng MMA cho heo nái.
Năm 1955 Boley báo cáo hàm lượng Calci trong máu thấp, khi sinh có
thể tắt sữa. Ngược lại theo Martin và cộng tác viên (1967) lượng Calci, Phosphor vô
cơ trong máu heo nái mắc hội chứng MMA thay đổi không đáng kể.
Se (Selennium): Ulbrey (1969) kết luận có sự tương quan mật thiết giữa
sự thiếu Selennium và sự phát sinh MMA.
Vitamin:

Hai loại vitamin có liên quan đến hội chứng MMA là vitamin A và
vitamin E đã được một số tác giả nghiên cứu.
Nguyễn Như Pho và cộng tác viên (1990) đã thăm dò các mức vitamin A
cho heo nái trong thời kì mang thai, tác giả kết luận liều cấp 60000 UI vitamin
A/nái/ngày có tác dụng làm giảm tỉ lệ mắc hội chứng MMA và bệnh tiêu chảy heo con
theo mẹ.
Mới đây tác giả cũng tiến hành khảo sát với liều cấp 25000 UI vitamin
A/kg thức ăn và 80 UI vitamin E/kg thức ăn, kết hợp với vệ sinh chăm sóc hợp lí, các
tác giả công bố rằng có hiệu quả rõ rệt trong việc giảm hội chứng MMA. (Trích dẫn
Nguyễn Ngọc Thành Minh, 2001).
Ullrey (1969), Cockerill (1971) bổ sung 22 UI vitamin E/kg thức ăn cho
nái trong suốt thời gian mang thai sẽ làm giảm hội chứng MMA. Theo Clausen, thiếu
vitamin E sẽ làm sự oxy hóa vitamin A, làm giảm thấp hàm lượng vitamin A trong
máu (trích Nguyễn Như Pho, 1995).
Các thí nghiệm tiến hành ở thời kì mang thai và nuôi con cho thấy không
cung cấp đủ vitamin E sẽ giảm thấp khả năng sinh sản, chết thai, heo con sinh ra yếu
ớt, kém vận động do cơ bị thoái hóa, các triệu chứng trên là hậu quả của hiện tượng
kết hợp vừa thiếu vitamin A và vitamin E, giữa 2 loại vitamin này có mối liên hệ khá
chặt chẽ, sự thiếu hụt vitamin E dẫn đến thiếu cả vitamin A (Tony, 1957).
12


×