Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

HIỆU QUẢ CỦA VIỆC BỔ SUNG CHẾ PHẨM CHỨA BACITRACIN VÀO THỨC ĂN HEO NÁI ĐỂ PHÒNG BỆNH TIÊU CHẢY LIÊN QUAN Clostridium perfringens TRÊN HEO CON THEO MẸ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (883.93 KB, 65 trang )

HIỆU QUẢ CỦA VIỆC BỔ SUNG CHẾ PHẨM CHỨA BACITRACIN
VÀO THỨC ĂN HEO NÁI ĐỂ PHÒNG BỆNH TIÊU CHẢY
LIÊN QUAN Clostridium perfringens
TRÊN HEO CON THEO MẸ

Tác giả

NGUYỄN THỤY HOÀNG YẾN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Bác sỹ Thú y
chuyên ngành Dược

Giáo viên hướng dẫn:
PGS. TS. Lâm Thị Thu Hương
BSTY. Lê Nguyễn Phương Khanh

Tháng 9 năm 2009
i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
 

Họ tên sinh viên thực tập: Nguyễn Thụy Hoàng Yến
Tên luận văn: “Hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm chứa bacitracin vào
thức ăn heo nái để phòng bệnh tiêu chảy liên quan Clostridium perfringens trên
heo con theo mẹ”.
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét, đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày
Giáo viên hướng dẫn



PGS. TS. Lâm Thị Thu Hương

 

ii


LỜI CẢM TẠ
 

Quá trình học tập và làm khóa luận tốt nghiệp đã cho tôi nhiều trải nghiệm quý
báu, bên cạnh những thành công mà tôi đã đạt được là những khó khăn thử thách và có
cả sự thất bại. Dù trong hoàn cảnh nào tôi luôn có những người thân yêu động viên
khích lệ, giúp tôi có thêm niềm tin và sức mạnh.
Xin kính dâng lòng biết ơn chân thành đến:
• Gia đình, ba mẹ _ những người đã vất vã và hy sinh thật nhiều để con có được
điều kiện thuận lợi, yên tâm học tập.
• Thầy cô Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, các thầy cô khoa Chăn
nuôi – Thú y đã truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích.
• PGS. TS. Lâm Thị Thu Hương, BSTY. Lê Nguyễn Phương Khanh đã dành
nhiều thời gian và tâm huyết giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
• ThS. Nguyễn Thị Thu Năm cùng các anh chị làm việc tại phòng vi sinh đã nhiệt
tình chỉ dẫn.
• Ban giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Khoa học Công nghệ
Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, Ban lãnh đạo Trại chăn nuôi heo
cùng cô Nguyễn Thị Mên đã tạo điều kiện thuận lợi để em tiến hành khóa luận.
• Các bạn lớp DH04DY, các anh chị, các bạn trong và ngoài khoa đã cùng tôi
chia sẽ mọi buồn vui trong thời gian học tập.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 8 năm 2009

Nguyễn Thụy Hoàng Yến

iii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài “Hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm chứa bacitracin vào thức ăn
heo nái để phòng bệnh tiêu chảy liên quan Clostridium perfringens trên heo con
theo mẹ” thực hiện từ ngày 01/03/2009 đến ngày 30/06/2009. Chúng tôi đã theo dõi
tình hình tiêu chảy trên 88 heo con ở lô thí nghiệm và 76 heo con ở lô đối chứng, đồng
thời tiến hành phân lập và đếm số khuẩn lạc vi khuẩn C. perfringens trên các mẫu
phân heo con tiêu chảy. Chúng tôi đã ghi nhận được các kết quả sau:
• Tỷ lệ heo con tiêu chảy theo ngày tuổi heo con ở lô thí nghiệm và lô đối chứng
lần lượt là:
- Từ 1 đến 10 ngày tuổi là 5,68 % và 14,47 %,
- Từ 11 đến 20 ngày tuổi là 13,79 % và 1,64 %,
- Từ 21 đến 28 ngày tuổi là 12,79 % và 11,48 %.
Có sự khác biệt giữa hai lô trong giai đoạn 11 đến 20 ngày tuổi (P < 0,05).
• Tỷ lệ ngày con tiêu chảy theo ngày tuổi heo con ở lô thí nghiệm và lô đối chứng
lần lượt là:
- Từ 1 đến 10 ngày tuổi là 0,8 % và 2,74 %,
- Từ 11 đến 20 ngày tuổi là 1,97 % và 0,16 %,
- Từ 21 đến 28 ngày tuổi là 1,74 % và 1,84 %.
Trong 2 giai đoạn đầu, khác biệt giữa hai lô là rất có ý nghĩa (P < 0,01).
• Thời gian điều trị bình quân của lô thí nghiệm (1,41 ± 0,62 ngày) thấp hơn lô
đối chứng (1,82 ± 0,60 ngày) nhưng không có khác biệt về mặt thống kê (P >
0,05). 
• Tỷ lệ chữa khỏi của lô thí nghiệm (94,12 %) rất cao so với lô đối chứng
(45,45%). Khác biệt này rất có ý nghĩa thống kê (P < 0,01).
• Trọng lượng sơ sinh ở lô thí nghiệm là 1,44 ± 0,30 kg/con cao hơn lô đối chứng

là 1,39 ± 0,43 kg/con. Trọng lượng cai sữa của lô thí nghiệm là 7,11 ± 1,33
kg/con thấp hơn lô đối chứng với 7,72 ± 1,64 kg/con. Có sự khác biệt thống kê
về trọng lượng heo cai sữa giữa hai lô (P < 0,05).

iv


• Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn C. perfringens ở lô thí nghiệm (75 %) thấp hơn lô đối
chứng (85,71 %) nhưng không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).
• Số lượng vi khuẩn C. perfringens có trong 1 g phân của lô thí nghiệm (0,32 ±
0,008 x 105 CFU/g) thấp hơn lô đối chứng (2,95 ± 0,006 x 105 CFU/g). Không
có khác biệt thống kê về số lượng vi khuẩn có trong 1 g phân ở hai lô (P >
0,05).

 

 
 
 
 
 

v


 

MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ......................................................................................................................... i

Lời cảm tạ ....................................................................................................................iii
Tóm tắt luận văn ........................................................................................................... iv
Mục lục ........................................................................................................................ vi
Danh sách các chữ viết tắt...........................................................................................viii
Danh sách các bảng ...................................................................................................... ix
Danh sách các sơ đồ, biểu đồ và hình ........................................................................... x
Chương 1. MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
U

1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................... 1
1.2. Mục đích – yêu cầu ................................................................................................. 2
1.2.1. Mục đích.............................................................................................................. .2
1.2.2. Yêu cầu................................................................................................................. 2
Chương 2. TỔNG QUAN ............................................................................................ 3
2.1. Đặc điểm sinh lý heo con........................................................................................ 3
2.1.1. Đặc điểm bộ máy tiêu hóa heo con ...................................................................... 3
2.1.2. Hệ vi sinh vật đường tiêu hóa của heo con .......................................................... 3
2.2. Bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ ...................................................................... 4
2.2.1. Đặc điểm của bệnh ............................................................................................... 4
2.2.2. Cơ chế sinh bệnh .................................................................................................. 4
2.2.3. Nguyên nhân ........................................................................................................ 7
2.3. Một số bệnh tiêu chảy thường gặp trên heo con theo mẹ ..................................... 10
2.4. Bệnh tiêu chảy do C. perfringens ......................................................................... 12
2.4.1. Các đặc điểm về vi sinh của vi khuẩn C. perfringens........................................ 12
2.4.2. Đặc điểm gây bệnh của vi khuẩn C. perfringens ............................................... 16
2.4.3. Chẩn đoán .......................................................................................................... 18
2.4.4. Phòng và trị bệnh ............................................................................................... 19
vi



2.5. Giới thiệu sơ lược về Bacillus subtilis và kháng sinh bacitracin .......................... 21
2.6. Tóm lược một số công trình nghiên cứu............................................................... 22
2.7. Khái quát trại chăn nuôi heo ................................................................................. 23
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH................................. 30
3.1. Thời gian – Địa điểm ............................................................................................ 30
3.1.1. Thời gian ............................................................................................................ 30
3.1.2. Địa điểm ............................................................................................................. 30
3.2. Đối tượng khảo sát ................................................................................................ 30
3.3. Vật liệu và dụng cụ ............................................................................................... 30
3.4. Nội dung................................................................................................................ 30
3.5. Phương pháp tiến hành.......................................................................................... 31
3.6. Xử lý số liệu .......................................................................................................... 33
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................. 34
4.1. Đánh giá hiệu quả phòng bệnh tiêu chảy của kháng sinh bacitracin.................... 34
4.1.1. Tỷ lệ heo con tiêu chảy theo ngày tuổi heo con................................................. 34
4.1.2. Tỷ lệ ngày con tiêu chảy theo ngày tuổi heo con............................................... 36
4.1.3. Số ngày điều trị bình quân ................................................................................. 38
4.1.4. Tỷ lệ heo con khỏi bệnh tiêu chảy ..................................................................... 39
4.1.5. Trọng lượng bình quân của heo sơ sinh và heo cai sữa ..................................... 40
4.2. Đánh giá tác động của kháng sinh bacitracin đối với vi khuẩn C. perfringens .... 42
4.2.1. Tỷ lệ mẫu phân heo con tiêu chảy nhiễm vi khuẩn C. perfringens ................... 42
4.2.2. Số lượng vi khuẩn C. perfringens có trong 1 g phân heo con tiêu chảy............ 43
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..................................................................... 45
5.1. Kết luận ................................................................................................................. 45
5.2. Đề nghị.................................................................................................................. 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 46
PHỤ LỤC.................................................................................................................... 50

vii



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
 

(-):

Âm tính.

(+):

Dương tính.

G (-):

Gram âm

G (+):

Gram dương

TGE:

Transmissible Gastritis Enteritis

FAT:

Fluorescent antibody test

TSC:


Tryptose Sulfite Cycloserine agar.

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
 

Trang
Bảng 2.1: Tóm tắt một số bệnh tiêu chảy thường gặp trên heo con theo mẹ ...............11
Bảng 2.2: Những độc tố chính và mối quan hệ với bệnh lý gây ra bởi vi khuẩn
C. perfringens ...............................................................................................................15
Bảng 2.3: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn............................................................26
Bảng 2.4: Quy trình tiêm phòng của trại ......................................................................27
Bảng 2.5: Các loại thuốc được sử dụng điều trị bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ
của trại .........................................................................................................................29
Bảng 4.1: Tỷ lệ heo con tiêu chảy theo ngày tuổi ........................................................34
Bảng 4.2: Tỷ lệ ngày con tiêu chảy theo ngày tuổi ......................................................36
Bảng 4.3: Số ngày điều trị bình quân ...........................................................................38
Bảng 4.4: Tỷ lệ heo khỏi bệnh......................................................................................39
Bảng 4.5: Trọng lượng bình quân của heo sơ sinh và heo cai sữa ...............................40
Bảng 4.6: Tỷ lệ mẫu phân nhiễm vi khuẩn C. perfringens ..........................................42
Bảng 4.7: Số lượng vi khuẩn C. perfringens có trong 1 g phân heo con tiêu chảy....423

ix


DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH
 


Trang
Sơ đồ 2.1: Cơ chế gây bệnh không do vi sinh vật ..........................................................5
Sơ đồ 2.2: Cơ chế gây bệnh tiêu chảy do vi sinh vật có hại...........................................6
Sơ đồ 3.1: Phương pháp phân lập, định danh, đếm số khuẩn lạc vi khuẩn
C. perfringens (Tô Minh Châu, 2001)......................................................................32
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ heo con tiêu chảy theo ngày tuổi ...................................................34
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ ngày con tiêu chảy theo ngày tuổi ..................................................36
Biểu đồ 4.3: Số ngày điều trị bình quân .......................................................................38
Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ heo khỏi bệnh .................................................................................39
Biểu đồ 4.5: Trọng lượng bình quân của heo sơ sinh và heo cai sữa...........................40
Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ mẫu phân nhiễm vi khuẩn C. perfringens ......................................42
Hình 2.1: Vi khuẩn C. perfringens ...............................................................................13
Hình 2.2: Ruột heo xuất huyết, sưng to và sinh khí .....................................................18
Hình 2.3: Chuồng heo nái đẻ .......................................................................................24
Hình 4.1: Chuồng heo thí nghiệm ...............................................................................35
Hình 4.2: Heo con 12 ngày tuổi tiêu chảy ....................................................................39
Hình 4.3: Vi khuẩn C. perfringens mọc trên môi trường TSC.....................................42
Hình 4.4: a). Vi khuẩn C. perfringens hình trực ..........................................................43
b). C. perfringens sinh bào tử hình dùi trống ..............................................43
Hình 4.5: Đặc điểm sinh hóa của vi khuẩn C. perfringens ..........................................44
 

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1.

Đặt vấn đề

Trong giai đoạn hội nhập hiện nay, các hoạt động kinh doanh sản xuất của đất

nước ta ngày một sôi nổi. Hòa cùng xu thế đó, nền nông nghiệp nói chung và ngành
chăn nuôi heo nói riêng cũng có nhiều biến chuyển tích cực và góp phần đáng kể vào
sự phát triển của nền kinh tế nước nhà.
Các mô hình chăn nuôi heo với quy mô công nghiệp và bán công nghiệp đang
nở rộ trên khắp các vùng miền. Tuy nhiên, đàn heo được nuôi với qui mô lớn, mật độ
tập trung cao như hiện nay lại là điều kiện thuận lợi cho nhiều mầm bệnh tồn tại, phát
triển và lây lan mạnh mẽ hơn; trong đó phải kể đến hội chứng tiêu chảy ở heo con theo
mẹ. Tiêu chảy làm heo con suy kiệt, tỷ lệ chết cao, gây thiệt hại về mặt kinh tế. Một
trong những mầm bệnh gây tiêu chảy làm chết nhiều heo con giai đoạn đầu sau khi
sinh là vi khuẩn Clostridium perfringens (C. perfringens).
C. perfringens còn được gọi là vi khuẩn gây viêm ruột hoại tử với các đặc điểm
gây bệnh như: làm rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy lẫn các chất nhầy kèm theo niêm mạc
ruột hoại tử, phân thối khắm,…
Bệnh tiêu chảy do C. perfringens thường gây ra ở thể cấp tính và khó điều trị
cho nên việc phòng bệnh có ý nghĩa hơn trị bệnh. Có nhiều biện pháp giúp phòng bệnh
tiêu chảy trên heo con theo mẹ như đảm bảo vệ sinh, bổ sung probiotic, tiêm vaccin…
Biện pháp bổ sung kháng sinh bacitracin vào thức ăn heo mẹ để hạn chế số lượng
C. perfringens ảnh hưởng đến đàn heo con hiện đang được nhiều người chăn nuôi áp
dụng. Loại kháng sinh này được tạo ra từ vi khuẩn Bacillus licheniformis (thuộc nhóm
Bacillus subtilis) – là vi khuẩn có lợi đã được dùng rộng rãi trong những chế phẩm
probiotic và hỗ trợ điều trị những bệnh về đường ruột. Thuốc có tác dụng tốt với vi
khuẩn Gram dương như C. perfringens.

1


Xuất phát từ thực tế trên, được sự đồng ý của Bộ môn Bệnh Lý – Ký Sinh,
Khoa Chăn Nuôi – Thú Y, Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh; với sự

hướng dẫn của PGS. TS. Lâm Thị Thu Hương, BSTY. Lê Nguyễn Phương Khanh, và
sự giúp đỡ của Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Khoa học Công nghệ Trường
Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến hành đề tài: “Hiệu quả của việc
bổ sung chế phẩm chứa bacitracin vào thức ăn heo nái để phòng bệnh tiêu chảy
liên quan Clostridium perfringens trên heo con theo mẹ”.
1.2.

Mục đích – yêu cầu

1.2.1. Mục đích
Đánh giá hiệu quả phòng bệnh tiêu chảy liên quan C. perfringens trên heo con theo
mẹ khi bổ sung chế phẩm chứa bacitracin vào thức ăn heo nái để rút ra những kinh
nghiệm thực tiễn khi sử dụng loại kháng sinh này.
1.2.2. Yêu cầu
• Chọn heo nái để bố trí lô thí nghiệm bổ sung bacitracin và lô đối chứng không
bổ sung bacitracin.
• Theo dõi tình hình tiêu chảy trên heo con theo mẹ.
• Phân lập, định danh, đếm số khuẩn lạc vi khuẩn C. perfringens trong phân heo
con bị tiêu chảy.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1.

Đặc điểm sinh lý heo con

2.1.1. Đặc điểm bộ máy tiêu hóa heo con

Khi còn trong bụng mẹ, heo con phát triển nhờ nguồn dinh dưỡng có chọn lọc
được heo mẹ cung cấp qua tĩnh mạch rốn. Cho nên bộ máy tiêu hóa của heo con khi
sinh ra chưa hoàn chỉnh cả về chức năng lẫn cấu tạo. Ở thành ruột lớp màng nhầy
chiếm tỉ lệ khá cao, các sợi đàn hồi ở màng nhầy còn thiếu.
Theo dẫn liệu của Lê Văn Thọ (1992), dạ dày của heo con sơ sinh tiết HCl rất
ít, chỉ đủ để hoạt hóa men pepsinogen thành men pepsin. Lượng acid tự do còn rất ít
không đủ làm tăng độ toan của dạ dày, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn bất lợi sống
trong dạ dày cũng như ruột non, khi vi khuẩn phát triển mạnh sẽ gây tiêu chảy.
Sự phân tiết các enzyme tiêu hóa cũng khác nhau ở các ngày tuổi của heo. Ở
heo con sơ sinh, tụy tạng tiết nhiều lactose, lipase để tiêu hóa protein, glucose, lactose
có trong sữa mẹ hoặc sữa đậu nành. Đến khi heo con được 2 – 3 tuần tuổi thì các
enzyme pepsin, amylase, saccharase, trypsin, maltase mới được phân tiết mạnh giúp
heo con tiêu hóa mạnh các loại thức ăn khác.
Như vậy trong nuôi dưỡng heo con, nếu sử dụng thức ăn không phù hợp với sự
phân tiết của enzyme tiêu hóa thì thức ăn không tiêu hóa hết sẽ tạo điều kiện thuận lợi
cho các vi khuẩn có hại phát triển gây ra tiêu chảy.
2.1.2. Hệ vi sinh vật đường tiêu hóa của heo con
Theo Đào Trọng Đạt và cs (1995), sự cân bằng của quần thể vi sinh vật trong
đường tiêu hóa có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của vật chủ. Khi cơ thể gặp những
tác động bất lợi như sai sót về chế độ dinh dưỡng, sử dụng các loại kháng sinh kéo dài,
các tác nhân stress,... làm cho sự cân bằng của hệ sinh thái nội tại bị phá vỡ, các vi
khuẩn gây bệnh sẽ có điều kiện phát triển làm cho bệnh phát sinh. Các loại vi khuẩn
gây thối rữa phân giải chất dinh dưỡng ở ruột thành những chất độc CO2, H2S, NH3,
phenol, indol,… dễ gây nhiễm độc máu.
3


Các chủng C. perfringens hay E. coli sinh độc tố kết dính vào bề mặt biểu bì,
các độc tố được tiết ra vào xoang ruột làm tăng sự tiết dịch, khi các chất lỏng ở ruột
non vượt quá khả năng hấp thụ của nó sẽ gây ra tiêu chảy.

2.2.

Bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ

2.2.1. Đặc điểm của bệnh
Theo tài liệu của Võ Văn Ninh (2001), tiêu chảy là một hiện tượng rối loạn tiêu
hóa, thay vì nhu động ruột diễn ra bình thường thì trở nên co thắt quá độ làm cho
những chất chứa trong lòng ruột non, ruột già thải ra quá nhanh, dưỡng chất không kịp
tiêu hóa và ruột già chưa kịp hấp thu được nước… Tất cả đều bị tống qua hậu môn với
thể tích lỏng hoặc sệt. Hậu quả nghiêm trọng là cơ thể bị mất nhiều nước, mất nhiều
ion và ngộ độc các loại độc tố do vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy sinh ra, con vật suy kiệt
và chết rất nhanh nhất là đối với thú sơ sinh, gầy ốm. Biểu hiện lâm sàng của quá trình
bệnh lý đặc thù ở đường tiêu hóa: thú đi phân lỏng hoặc sệt, màu trắng, xám hoặc
vàng, đôi khi có máu, bọt khí và chất nhày.
2.2.2. Cơ chế sinh bệnh
Theo Nguyễn Như Pho (1995), cơ chế sinh bệnh được trình bày như sau:

4


Nguyên nhân
không do vi
sinh vật

Stress giảm
sức đề kháng

Nhiễm trùng
đường tiêu hóa


Độc tố vi sinh vật
tấn công niêm
mạc ruột

Viêm
ruột

Kích thích nhu
động ruột

Ức chế thần kinh
phó giao cảm

Tiêu chảy

Giảm nhu
động ruột

Thức ăn ứ lại
không tiêu hóa

Mất nước,
chất điện giải

Vi sinh vật có
hại phát triển

Thiếu dinh
dưỡng


Nhiễm độc

Chết

Sơ đồ 2.1: Cơ chế gây bệnh tiêu chảy không do vi sinh vật
(Nguyễn Như Pho, 1995)

5


Nguyên nhân do
vi sinh vật có hại

Độc tố vi
sinh vật

Viêm ruột

Kích thích nhu
động ruột

Tiêu chảy

Thiếu dinh
dưỡng

Mất nước

Ngộ độc


Chết

Sơ đồ 2.2: Cơ chế gây bệnh tiêu chảy do vi sinh vật có hại
(Nguyễn Như Pho, 1995)

6


2.2.3. Nguyên nhân
2.2.3.1. Do heo mẹ
Trong giai đoạn mang thai và nuôi con, chế độ dinh dưỡng và chăm sóc heo mẹ
có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe heo con.
Theo Nguyễn Như Pho (1995), trong giai đoạn mang thai nếu heo mẹ thiếu
protein, vitamin A, Cu, Fe, Zn,... làm rối loạn quá trình trao đổi chất ở bào thai, heo
con sinh ra yếu, sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh đường tiêu hóa. Cũng trong thời gian
này nếu heo mẹ không được tiêm phòng đầy đủ các loại vaccin phòng bệnh như dịch
tả, TGE, E. coli… heo con không có kháng thể mẹ truyền nên khi sinh ra rất nhạy cảm
với các loại mầm bệnh.
Sau khi sinh, việc chăm sóc nuôi dưỡng heo mẹ không hợp lý làm heo mẹ dễ
mắc hội chứng MMA (Metritis, Mastitis, Agalactia). Những heo mẹ bị mắc bệnh sẽ
kém sữa hay mất sữa, heo con bú được ít hoặc không bú được sữa đầu nên giảm sức đề
kháng, dễ phát sinh bệnh.
Sữa heo có hàm lượng mỡ, đạm, đường, khoáng đều cao hơn sữa bò, nên khi bú
sữa heo con hay khát nước, nếu chuồng trại thiếu nước, heo con sẽ uống nước tù đọng,
dơ bẩn,… nên dễ bị nhiễm bệnh đường tiêu hóa.
Ngoài ra ở những đàn heo có nái tốt sữa, sữa mẹ nhiều và giàu chất dinh dưỡng,
heo con bú nhiều nhưng không kịp tiêu hóa và có nhiều dưỡng chất khó tiêu bị đẩy
xuống ruột già, là môi trường thuận lợi cho những vi sinh vật có hại nhân lên nhanh và
gây bệnh tiêu chảy trên heo con (Võ Văn Ninh, 2001).
2.2.3.2. Do bản thân heo con

Theo Đào Trọng Đạt và cs (1999), do heo con mới sinh hệ vi sinh vật đường
ruột chưa phát triển, chưa đủ số lượng vi khuẩn có lợi nên dễ nhiễm bệnh, nhất là bệnh
đường tiêu hóa.
Sự tiết dịch tiêu hóa dạ dày, ruột không đủ số lượng và chất lượng; lượng HCl
cần thiết cho sự tiêu hóa thức ăn ở dạ dày còn thiếu. Sự phân tiết các enzyme ở dạ dày
và ruột non cũng rất kém; heo con dưới 7 ngày tuổi chỉ có khả năng tiêu hóa các loại
thức ăn đơn giản như protein của sữa hoặc của sữa đậu nành, glucose, lactose; heo con

7


trên 3 tuần tuổi mới có thể tiêu hóa tốt các chất tinh bột vì lúc này trong ruột mới có đủ
enzyme saccharase. Vì vậy nếu sử dụng thức ăn không đúng sẽ dẫn đến tiêu chảy
(Nguyễn Thiện và cs, 2002).
Theo Phạm Khắc Hiếu (1997), heo con chỉ sử dụng được các loại vitamin tan
trong nước, còn các loại vitamin tan trong dầu thì phải sau 2 – 3 tuần tuổi mới sử dụng
được. Vì vậy heo con sơ sinh thường bị thiếu các loại vitamin A, D, E, K mà đặc biệt
là vitamin A. Trong khi đó dạ dày thường xuyên có sự thay đổi tế bào biểu mô nên khi
thiếu vitamin A biểu mô niêm mạc bị sừng hóa, làm giảm khả năng tiết dịch của các
tuyến, giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng dẫn đến tiêu chảy. Ở heo con sơ
sinh sự tái tạo tế bào nhung mao ruột còn chậm, heo con dễ cảm thụ với mầm bệnh và
điều trị bệnh lâu khỏi hơn heo lớn.
Heo con trong thời kỳ mọc răng dễ mắc bệnh tiêu chảy. Hai thời điểm heo con
sốt và tiêu chảy với tỷ lệ cao nhất là 10 – 17 ngày tuổi và 23 – 29 ngày tuổi, ứng với
thời gian mọc răng sữa tiền hàm số 3 hàm dưới và răng sữa tiền hàm số 4 hàm trên,
(Võ Văn Ninh, 2001).
Ngoài ra do đặc tính heo con hay liếm láp nước đọng, các chất rơi vãi trên nền
chuồng hay thức ăn dư thừa của heo mẹ làm heo con dễ nhiễm vi sinh vật trên nền
chuồng gây nên hiện tượng tiêu chảy.
2.2.3.3. Do chăm sóc nuôi dưỡng

Do heo con không được bú sữa đầu đầy đủ nên sức đề kháng kém.
Thông thường heo con khoảng 10 ngày tuổi mới bắt đầu sản xuất kháng thể.
Trước đó heo con hoàn toàn được bảo hộ bởi kháng thể mẹ truyền qua sữa đầu.
Do heo con không được tiêm sắt đầy đủ dẫn đến thiếu máu. Heo con nhận
khoảng 1 mg sắt/con/ngày từ sữa mẹ trong khi nhu cầu là từ 7 – 10 mg sắt/con/ngày.
Thiếu sắt làm hư hại tiến trình hô hấp và làm giảm khả năng giết vật lạ của bạch cầu.
Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu làm ngưng trệ quá trình thành lập hemoglobin hồng cầu,
làm cho tiến trình vận chuyển oxy đến mô bào, bài thải khí cacbonic ra khỏi cơ thể bị
hạn chế gây ngộ độc tế bào, sức đề kháng heo con bị suy yếu đi, hoạt động tiêu hóa
kém dẫn đến chứng không tiêu thức ăn và loạn khuẩn đường ruột.
Ngoài ra các kỹ thuật chăm sóc không tốt như cắt rốn và buộc rốn không cẩn
thận dẫn đến chảy máu cuống rốn và nhiễm trùng cuống rốn; bấm răng không kỹ khi
8


bú heo con làm trầy vú gây viêm vú heo mẹ, heo con bú sữa bị viêm sẽ dễ bị tiêu chảy;
vệ sinh chuồng trại kém làm cho heo con dễ bị nhiễm các loại vi sinh vật có hại vào
ruột…
2.2.3.4. Do điều kiện ngoại cảnh
Theo Phùng Ứng Lân (1986), do khả năng điều tiết nhiệt chưa hoàn chỉnh nên
heo con rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết, nhiệt độ và ẩm độ quá cao hay quá
thấp dễ dẫn đến tiêu chảy. Tác giả Đào Trọng Đạt và cs (1999) cũng có nhận định:
trong những yếu tố về tiểu khí hậu thì nhiệt độ và ẩm độ là quan trọng nhất.
Theo Nguyễn Thị Hoa Lý (1996), thì nhiệt độ chuẩn cho heo con 1 tuần tuổi là
30 – 32 0C, từ 2 tuần tuổi trở đi là 29 – 30 0C. Do đặc điểm của heo con có lớp mỡ
dưới da mỏng, diện tích bề mặt lớn so với trọng lượng của cơ thể nên dễ bị mất nhiệt,
khả năng chịu lạnh kém. Từ đó, các tác nhân ngoại cảnh như thời tiết thay đổi đột ngột
tác động vào cơ thể heo con gây rối loạn thần kinh dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
Ẩm độ thích hợp cho heo con là 70 – 75 %. Ẩm độ cao tạo điều kiện cho các
phản ứng phân hủy chất hữu cơ trên nền chuồng xảy ra nhanh, giải phóng các chất độc

NH3, H2S vào không khí, làm vật nuôi khó chịu, mất cảm giác ngon miệng và giảm
khả năng tiêu hóa. Ẩm độ cao cũng ngăn cản sự thoát hơi nước trên bề mặt da và thoát
các khí độc. Ẩm độ thấp làm tăng khả năng khuyếch tán bụi, tăng thoát hơi nước trên
bề mặt da, làm nứt nẻ niêm mạc, dễ bị nhiễm trùng.
2.2.3.5. Do vi sinh vật
Theo Đào Trọng Đạt và cs (1995), bệnh đường tiêu hóa chiếm vị trí ưu tiên
trong thời kỳ sơ sinh của tất cả các loại gia súc và quá trình bệnh lý này chủ yếu do sự
mất cân bằng của hệ vi sinh vật đường ruột gây ra.
Hệ vi sinh vật đường ruột rất phong phú và đa dạng, có thể chia ra làm hai loại:
Hệ vi sinh vật bắt buộc: là những vi sinh vật chịu được pH thấp, thích nghi với
môi trường dạ dày, ruột như: Streptococcus lactic, Streptococcus faecius, Lactobacilus
acidophylus, Lactobacilus bulgaricus, Bacillus subtilis, Saccharosemyces boulardii,
Aspergilus niger,… Chúng phát triển tốt trên đường ruột và định cư vĩnh viễn tại đây.

9


Hệ vi sinh vật tùy nghi: Đa số chúng là những vi sinh vật lên men thối, thích
nghi với pH môi trường từ trung tính đến kiềm như: Staphylococcus, Proteus,
Salmonella, Klebsiella, Clostridium, Shigella, E. coli,…Chúng cư trú ở phần cuối ruột
non và tại ruột già.
Mặc dù môi trường ruột có độ ẩm, chất dinh dưỡng thuận lợi để các vi sinh vật
lên men thối phát triển nhưng sự sinh sản của chúng vẫn bị giới hạn bởi những yếu tố
kiềm hãm như: độ acid của dạ dày, dịch mật, dịch tụy, sự cạnh tranh đối kháng của các
vi khuẩn khác. Khi sức đề kháng của con vật bị giảm sút bởi stress, dinh dưỡng kém
hay do môi trường thay đổi thì các vi sinh vật lên men thối sẽ chiếm ưu thế, trở thành
nguyên nhân chính gây bệnh đường ruột.
Hiện tượng tiêu chảy ở heo con là do hiện tượng loạn khuẩn. Trong đường ruột
các vi khuẩn luôn ở thế quân bình, bảo đảm sự tiêu hóa bình thường cho vật chủ. Thế
bình quân dựa vào hai cơ chế: tranh giành nhau chất chuyển hóa cân bằng cần cho sự

phát triển và tiết ra chất steriocin có tính chất kháng sinh đối với vi khuẩn khác nhưng
không có tác dụng đối với vi khuẩn tiết ra nó. Một khi loạn khuẩn xảy ra, số lượng vi
khuẩn có lợi giảm thấp còn vi khuẩn có hại tăng cao, gây ra bệnh tiêu chảy (Vũ Văn
Ngữ và Nguyễn Hữu Nha, 1977 ; trích dẫn Nguyễn Như Pho, 1995).
2.3.

Một số bệnh tiêu chảy thường gặp trên heo con theo mẹ
Theo Hunter (2001), các vi sinh vật và ký sinh trùng gây tiêu chảy ở heo con

theo mẹ thường là: E. coli, Salmonella, C. perfringens, Rotavirus, Coronavirus,
Isospora suis. Dưới đây là bảng tóm lược một số đặc điểm của các nguyên nhân gây
tiêu chảy trên heo con.

10


Bảng 2.1: Tóm tắt một số bệnh tiêu chảy thường gặp trên heo con theo mẹ

Nguyên nhân

C. perfringens
type C

Tuổi mắc

Tình trạng

bệnh

tiêu chảy


1 – 14 ngày
sau khi
sinh

đại thể ở
ruột
Biểu mô

Phân lỏng

ruột xuất

lẫn máu

huyết, hoại
tử

Sơ sinh TGE

Bệnh tích

Bệnh tích
vi thể

Chẩn đoán
phòng thí
nghiệm
Nhuộm tiêu


Hoại tử,

bản trực

niêm mạc

khuẩn G+,

xuất huyết

phân lập vi
khuẩn

Thành ruột

Fluorescent

trưởng

Rất lỏng,

non sung

Bất dưỡng

antibody test

thành, 1 –

tanh, có


huyết, xuất

nhung mao

(FAT), phân

10 ngày

màu vàng

huyết,

ruột

lập

mạnh nhất

virus

mỏng
Nhung mao
Phân vàng

Rotavirus

Sơ sinh –
gần cai sữa


hoặc xám

Ruột non
nở rộng,

đậm có
nhiều cụm
bông nổi

thành ruột
mỏng

ruột kết
dính, hình
thành
những tế

FAT, phân
lập virus

bào đa
nhân.

5 – 15 ngày
Isospora suis

sau khi
sinh

E. coli


Lỏng, trắng
hoặc vàng

Chất chứa
lỏng, màng
giả ở ruột

Sơ sinh –

Lỏng, trắng

sau cai sữa

hoặc vàng

11

Hoại tử
fibrin mức
độ khác
nhau

Nhuộm tiêu
bản niêm
dịch, giám
định cầu
trùng

Dưỡng


Phụ thuộc

Phân lập vi

chất lỏng,

vào nhóm

khuẩn từ ruột

màu trắng

E. coli

non


2.4.

Bệnh tiêu chảy do C. perfringens

2.4.1. Các đặc điểm về vi sinh của vi khuẩn C. perfringens
2.4.1.1.Đồng nghĩa - lịch sử
C. perfringens còn có tên Bacillus aerogenes capsilatusi, Bacillus enteridis
sporogenes, Clostridium wellchi. Vi khuẩn lần đầu tiên được phân lập vào năm 1982
bởi Welch và Nuttall từ xác chết động vật.
Năm sau đó E. Franenkel đã phân lập được từ 4 trường hợp của bệnh hoại thư
sinh hơi và ông gọi là Bacillus phlegmonis emphysematosae.
Năm 1898 Veillon và Zuber gọi tên Bacillus perfringens và tên này được dùng

tới năm 1948, sau đó gọi là Clostridium wellchi. Ngày nay gọi là Clostridium
perfringens.
2.4.1.2.Phân bố
Vi khuẩn là trực khuẩn kỵ khí có ở mọi nơi, được phân lập với số lượng lớn
trong đất, chất thải (rác, nước cống), phân, nước, đường tiêu hóa của người và động
vật. Nó cũng được phân lập từ thức ăn. Vi khuẩn còn tìm thấy trong xác trâu bò chết
do bị nhiệt thán, heo bị bệnh dịch tả, cũng như từ chỗ khí thủng của bệnh ung khí thán.
Chuỗi type A thì thường tìm thấy trong đất và đường tiêu hóa. Type B, C, D và
E ít tìm thấy trong đường tiêu hóa hơn; ở những khu vực nơi mà trước đó có bệnh
đường tiêu hóa xảy ra với tính chất dịch địa phương thì có thể phân lập được type B,
C, D trong đất.
Vi khuẩn C. perfringens có thể tìm thấy trong phân su, những bãi phân đầu tiên
của heo con. Có khi tìm thấy trong 1g chất chứa ở không và hồi tràng của ruột có từ
108 – 109 vi khuẩn (Đào Trọng Đạt và cs, 2000).

12


2.4.1.3.Hình dạng và sự nhuộm màu

Hình 2.1: Vi khuẩn C. perfringens
(Nguồn: />C. perfringens là trực khuẩn ngắn, kích thước từ 0,8 – 1,5µm x 4 – 8µm, thường
hơi vuông 2 đầu, có giáp mô, có bào tử, không có khả năng di động.
Nhuộm dễ dàng với thuốc nhuộm anillin, bắt màu G (+), trong môi trường già
có thể bắt màu Gram (-).
2.4.1.4.Đặc điểm nuôi cấy
C. perfringens chịu được nhiệt độ cao 80 0C, sự phát triển đình trệ ở 15 – 20 0C.
Vi khuẩn là loại kỵ khí nhưng không triệt để như các loài trong giống. Vì vậy trong
môi trường thạch yếm khí vi khuẩn có thể mọc từ dưới lớp thạch bề mặt đến sâu dưới
đáy môi trường và tạo khuẩn lạc hình hạt đậu. Nhiệt độ thích hợp 37 0C, pH kiềm

nhưng bào tử hình thành ở pH = 6,6.
Bào tử của vài dòng C. perfringens gây ngộ độc thực phẩm có sức kháng nhiệt
khác nhau, ở nhiệt độ có thể lên tới 90 0C vi khuẩn chịu đựng được 8 – 10 phút. Vi
khuẩn hình thành bào tử trong đường tiêu hóa và giải phóng độc tố. Bào tử hiện diện ở
hầu hết các loại thực phẩm tươi sống cũng như trong đất, nước thải và phân gia súc.
2.4.1.5.Sức đề kháng
Tế bào dinh dưỡng không đề kháng nhiệt độ hay hóa chất. Nhìn chung, những
dòng C. perfringens có nguồn gốc từ ruột bị chết trong đất trong khoảng 1 tháng,
nhóm vi sinh vật này có thể sống sót là nhờ hình thành bào tử. Ở dạng bào tử có khả
năng kháng nhiệt và sức đề kháng cao, không bị diệt ở 120 0C/10 phút. Bào tử đề
kháng với độ ẩm, sống trong đất nhiều năm.
13


2.4.1.6.Tính chất sinh hóa
Lên men sinh hơi glucose, fructose, lactose, saccharose nhưng không lên men
manitol, indol (-), MR (-), VP (-). Vi khuẩn có khả năng sinh H2S và CO2.
2.4.1.7.Cấu trúc kháng nguyên và độc tố
Theo Songer và Uzal (2005), độc tố C. perfringens được chia ra làm 5 type: A,
B, C, D, E.
Độc tố (enterotoxin) do C. perfringens sinh ra sẽ làm dãn thành mạch, tăng tính
thấm và tăng nhu động ruột dẫn đến tiêu chảy. Khi vi khuẩn hình thành bào tử, chúng
giải phóng độc tố ruột, hậu quả là lòng ruột tích lũy một lượng lớn chất lỏng, gây viêm
ruột hoại tử, có thể dẫn đến tử vong.

14


Bảng 2.2: Những độc tố chính và mối quan hệ với bệnh lý gây ra bởi vi khuẩn           
C. perfringens

Các

Những độc tố quan trọng

type
độc tố
A

α

+

β

-

γ

-

ε

-

δ

-

Quan hệ với bệnh lý


θ

+

Người

Động vật

Trúng độc thức

Hoại tử sinh hơi, có thể

ăn, hoại tử sinh

gây viêm ruột kết ở ngựa

hơi

và viêm ruột hoại tử ở gà.
Kiết lỵ cừu, thỉnh thoảng

B

+

+

+

-


-

-

gây viêm ruột chảy máu ở
bò ngựa mới sinh.
Gây viêm ruột chảy máu
hoặc hoại tử ruột ở cừu,

C

+

+

-

-

-

-

bò, ngựa và heo mới sinh;
viêm ruột hoại tử ở người
và gà.
Xuất huyết ruột kinh điển
ở cừu, dê và có thể ở trâu


D

-

-

-

+

-

-

bò; bệnh “thận mềm
nhũn” cho nhiều động vật
non.
Gây bệnh lý trên cừu và

E

+

-

-

-

-


-

gia súc lớn không rõ ràng;
độc tố ruột ở bò đẻ.

Trong phòng thí nghiệm chuột lang, chuột bạch, bồ câu dễ cảm nhiễm. Tiêm
canh trùng dưới da chuột lang, da chỗ tiêm có màu đỏ sẫm, mô dưới da phù, khí thũng
và thấm máu. Con vật chết từ 12 – 48 giờ (Tô Minh Châu - Trần Thị Bích Liên, 2001).

15


×