BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
XÁC ĐỊNH CÁC MỨC NĂNG LƯỢNG TRONG THỨC ĂN
HỖN HỢP VÀ SO SÁNH GIÁ TRỊ NĂNG LƯỢNG CỦA
NĂM LOẠI CÁM GẠO THEO HAI PHƯƠNG PHÁP
XÁC ĐỊNH KHÁC NHAU TRÊN HEO THỊT
Họ và tên sinh viên: TRẦN HỒNG HÀ
Ngành
: CHĂN NUÔI
Lớp
: Chăn Nuôi 2005
Niên khóa
: 2005 – 2009
Tháng 9/2009
XÁC ĐỊNH CÁC MỨC NĂNG LƯỢNG TRONG THỨC ĂN HỖN HỢP VÀ SO
SÁNH GIÁ TRỊ NĂNG LƯỢNG CỦA NĂM LOẠI CÁM GẠO THEO HAI
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KHÁC NHAU TRÊN HEO THỊT
Tác giả
TRẦN HỒNG HÀ
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành Chăn Nuôi
Giáo viên hướng dẫn
TS. DƯƠNG DUY ĐỒNG
- Tháng 9/2009 i
LỜI CẢM ƠN
Để đạt được những thành tựu hôm nay, ngoài sự phấn đấu của bản thân tôi không
quên ơn nghĩa to lớn của bố mẹ, thầy cô, bạn bè…..đã dành cho tôi những tình cảm cao
quí nhất.
Tôi chân thành cảm ơn
h Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
h Ban Chủ Nhiệm cùng toàn thể quí Thầy Cô Khoa Chăn Nuôi - Thú Y.
h Quý Thầy Cô Bộ Môn Dinh Dưỡng.
Đã giảng dạy, truyển đạt kiến thức, giúp đỡ trong thời gian học tập và thực hiện dề
tài tốt nghiệp.
Cảm ơn thầy Dương Duy Đồng đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt
quá trình thực tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Thầy Nguyễn Văn Hiệp và anh chị em công nhân trại thực nghiệm Trường Đại
Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã hỗ trợ thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Cô Trần Thị Phương Dung, Cô Lộc đã giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập
tốt nghiệp tại Bộ môn Dinh Dưỡng Gia Súc Trường Đại Học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh.
Toàn thể các bạn lớp Chăn nuôi 31, các em lớp Chăn nuôi 32, Chăn nuôi 33 và
Thức ăn 33 đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn tất luận văn
tốt nghiệp.
ii
MỤC LỤC
Chương 1 MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
U
1.1 Đặt vấn đề................................................................................................................................. 1
1.2 Mục đích và yêu cầu ................................................................................................................ 1
1.2.1 Mục đích ................................................................................................................................ 1
1.2.2 Yêu cầu .................................................................................................................................. 2
Chương 2 TỔNG QUAN............................................................................................................... 3
2.1. Sơ lược về đánh giá năng lượng thức ăn .............................................................................. 3
2.1.1. Vai trò năng lượng đối với cơ thể heo................................................................................ 3
2.1.2. Thành phần năng lượng của thức ăn................................................................................. 4
2.2. Sơ lược về khẩu phần hỗn hợp thí nghiệm........................................................................... 7
2.3. Sơ lược về cám gạo ................................................................................................................. 9
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ................................................. 12
3.1 Nội dung ................................................................................................................................. 12
3.1.1 Thời gian và địa điểm......................................................................................................... 12
3.1.1.1 Thời gian........................................................................................................................... 12
3.1.1.2 Địa điểm............................................................................................................................ 12
3.2. Phương pháp tính toán......................................................................................................... 12
3.2.1. Đo trực tiếp trên heo ......................................................................................................... 12
3.2.2. Phương trình hồi qui ......................................................................................................... 13
3.3 Bố trí thí nghiệm .................................................................................................................... 13
3.3.1 Heo thí nghiệm .................................................................................................................... 13
3.3.2 Cách bố trí thí nghiệm ....................................................................................................... 13
3.3.2.1. Thí nghiệm thức ăn hỗn hợp tự trộn ............................................................................ 13
3.3.2.2. Thí nghiệm cám gạo ....................................................................................................... 13
3.4. Điều kiện thí nghiệm ............................................................................................................ 15
3.4.1. Nhiệt độ............................................................................................................................... 16
3.5. Phương pháp thí nghiệm...................................................................................................... 16
3.5.1. Các giai đoạn thí nghiệm .................................................................................................. 16
3.5.1.1. Cách cho ăn ..................................................................................................................... 16
iii
3.5.1.2. Nước uống ....................................................................................................................... 17
3.5.1.3. Phương pháp thu thập thức ăn ..................................................................................... 17
3.5.1.4. Phương pháp thu thập phân.......................................................................................... 17
3.5.1.5. Phương pháp thu thập nước tiểu .................................................................................. 17
3.6. Phương pháp phân tích........................................................................................................ 17
3.6.1. Đo năng lượng trực tiếp trên heo ..................................................................................... 17
3.6.2. Phân tích thành phần hóa học .......................................................................................... 17
3.7. Xử lý số liệu ........................................................................................................................... 18
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................................... 19
4.1.Xác định giá trị năng lượng của thức ăn hỗn hợp trên heo thịt........................................ 19
4.1.1. Giai đoạn 20 – 35 kg .......................................................................................................... 19
4.1.2. Giai đoạn 35 – 60 kg .......................................................................................................... 22
4.1.3. Giai đoạn 60 kg – xuất chuồng ......................................................................................... 26
4.2. So sánh giá trị năng lượng của cám gạo ............................................................................. 30
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................... 37
5.1. Kết luận ................................................................................................................................. 37
5.1.1. Thí nghiệm thức ăn hỗn hợp ............................................................................................ 37
5.1.2. Thí nghiệm cám gạo .......................................................................................................... 37
5.2 Đề nghị .................................................................................................................................... 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG - HÌNH
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Một số khuyến cáo mức năng lượng cho heo nuôi thịt ............................................4
Bảng 2.2 Năng lượng thô của một số dưỡng chất và thức ăn của thú nuôi ............................4
Bảng 2.3 Nhu cầu dưỡng chất cho mỗi kg thức ăn hỗn hợp............................................... 7
Bảng 2.4 Nhu cầu acid amin tổng số của heo thịt .............................................................. 9
Bảng 2.5 Thành phần dinh dưỡng của cám gạo tính trên 100g..............................................10
Bảng 3.1 Công thức và thành phần dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm.......................... 13
Bảng 3.2 Thành phần dưỡng chất thức ăn hỗn hợp .......................................................... 13
Bảng 3.3 Thành phần dưỡng chất và vùng thu thập cám gạo ................................................14
Bảng 3.4 Nhiệt độ trung bình giữa các đợt thí nghiệm..................................................... 15
Bảng 4.1 Thành phần hóa học của khẩu phần ..........................................................................18
Bảng 4.2 So sánh giữa 2 phương pháp xác định năng lượng ........................................... 18
Bảng 4.3 Thành phần hóa học của khẩu phần.........................................................................21
Bảng 4.4 So sánh giữa 2 phương pháp xác định năng lượng ........................................... 22
Bảng 4.5 Thành phần hóa học của khẩu phần .........................................................................25
Bảng 4.6 So sánh giữa 2 phương pháp xác định năng lượng ........................................... 25
Bảng 4.7 Thành phần hóa học của khẩu phần .........................................................................29
Bảng 4.8 So sánh giữa 2 phương pháp xác định năng lượng ........................................... 29
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ lớp cám trong hạt lúa ............................................................................... 10
Hình 2.2 Cám gạo ............................................................................................................. 10
v
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 So sánh các cách xác định năng lượng của khẩu phần A.............................. 18
Biểu đồ 4.2 So sánh các cách xác định năng lượng của khẩu phần B .............................. 19
Biểu đồ 4.3 So sánh năng lượng thô của hai khẩu phần A và B ............................................20
Biểu đồ 4.4 So sánh năng lượng tiêu hóa của hai khẩu phần A và B ............................... 20
Biểu đồ 4.5 So sánh năng lượng trao đổi của hai khẩu phần A và B................................ 21
Biểu đồ 4.6 So sánh các cách xác định năng lượng của khẩu phần A.............................. 22
Biểu đồ 4.7 So sánh các cách xác định năng lượng của khẩu phần B .............................. 23
Biểu đồ 4.8 So sánh năng lượng thô của hai khẩu phần A và B ...........................................24
Biểu đồ 4.9 So sánh năng lượng tiêu hóa của hai khẩu phần A và B ............................... 24
Biểu đồ 4.10 So sánh năng lượng trao đổi của hai khẩu phần A và B.............................. 24
Biểu đồ 4.11 So sánh các cách xác định năng lượng của khẩu phần A............................ 26
Biểu đồ 4.12 So sánh các cách xác định năng lượng của khẩu phần B ............................ 26
Biểu đồ 4.13 So sánh năng lượng thô của hai khẩu phần A và B ........................................27
Biểu đồ 4.14 So sánh năng lượng tiêu hóa của hai khẩu phần A và B ............................. 28
Biểu đồ 4.15 So sánh năng lượng trao đổi của hai khẩu phần A và B.............................. 28
Biểu đồ 4.16 So sánh các cách xác định năng lượng của cám gạo I................................. 29
Biểu đồ 4.17 So sánh các cách xác định năng lượng của cám gạo II ............................... 30
Biểu đồ 4.18 So sánh các cách xác định năng lượng của cám gạo III.............................. 31
Biểu đồ 4.19 So sánh các cách xác định năng lượng của cám gạo IV.............................. 31
Biểu đồ 4.20 So sánh các cách xác định năng lượng của cám gạo V ............................... 32
Biểu đồ 4.21 So sánh năng lượng thô trong năm loại cám gạo ........................................ 33
Biểu đồ 4.22 So sánh năng lượng tiêu hóa trong năm loại cám gạo................................. 33
Biểu đồ 4.23 So sánh năng lượng trao đổi trong năm loại cám gạo ................................. 34
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TCVN
: Tiêu chuẩn Việt Nam
NRC
: National Research Council
GE
: Gross Energy
DE
: Digestible Energy
ME
: Metabolizable Energy
FE
: Feces Energy
UE
: Urine Energy
NE
: Net Energy
HI
: Heat Increment
CP
: Crude Protein
CF
: Crude Fiber
EE
: Ether Extract
Tahh
: Thức ăn hỗn hợp
Tacs
: Thức ăn cơ sở
CS
: Cơ sở
VCK
: Vật chất khô
TS
: Tổng số
Cty
: Công ty
NSP
: Non Starch Polysaccharide
SCHO
: Soluble Carbohydrate Calculated
NDF
: Neutral Detergent Fiber
vii
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài “Xác định các mức năng lượng trong thức ăn hỗn hợp và so sánh giá trị
năng lượng trong năm loại cám theo hai phương pháp xác định khác nhau trên heo thịt”
được thực hiện tại Bộ môn Dinh Dưỡng Gia Súc, Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí
Minh tiến hành từ ngày 1/3/2009 đến ngày 30/6/2009. Thí nghiệm gồm hai phần:
Thí nghiệm tiêu hoá với thức ăn hỗn hợp trên heo thịt các giai đoạn 20 – 35 kg, 35
– 60 kg, 60 kg – xuất chuồng và so sánh giá trị năng lượng trao đổi trong thức ăn theo hai
phương pháp xác định khác nhau (phương pháp đo trực tiếp năng lượng trên heo so với
phương pháp phân tích thành phần hoá học thức ăn rồi tính năng lượng trao đổi dựa theo
phương trình hồi qui của May và Bell, 1971).
Thí nghiệm tiêu hóa với năm loại cám gạo trên heo thịt trọng lượng trung bình 32
kg và so sánh giá trị năng lượng trao đổi của năm loại cám gạo này theo hai phương pháp
xác định khác nhau (phương pháp đo trực tiếp năng lượng trên heo so với phương pháp
phân tích thành phần hoá học thức ăn rồi tính năng lượng trao đổi dựa theo phương trình
hồi qui của May và Bell, 1971).
Kết quả cho thấy:
Năng lượng trao đổi được xác định bằng đo trực tiếp ở thí nghiệm thức ăn hỗn hợp
thấp hơn so với phương pháp xác định năng lượng bằng phương trình hồi qui theo công
thức của May và Bell (1971) dựa vào sự chênh lệch cho phép 5% chúng tôi thấy sự khác
nhau giữa hai phương pháp xác định năng lượng có ý nghĩa.
Năng lượng trao đổi được xác định ở thí nghiệm cám gạo cho kết quả khác nhau
giữa năm loại cám gạo. Cám gạo có tỷ lệ xơ cao sẽ làm giảm năng lượng trao đổi. Phương
pháp xác định năng lượng bằng đo trực tiếp thấp hơn so với phương trình hồi qui theo
công thức May và Bell (1971).
viii
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vần đề
Chăn nuôi heo là ngành nông nghiệp sản xuất ra thực phẩm có giá trị dinh dưỡng
cao phục vụ cho nhu cầu con người. Tại Việt Nam việc xác định năng lượng để tổ hợp
khẩu phần hoàn chỉnh cho việc sản xuất heo trước đây đều phải dựa vào các phương trình
hồi qui của nước ngoài. Việt Nam là nước nhiệt đới thì liệu các phương trình hồi qui này
đã phù hợp hay chưa cho nên đòi hỏi phải thực hiện việc đo năng lượng trực tiếp trên heo
nhằm xác định những mức năng lượng để từ đó tổ hợp nên những khẩu phần thức ăn phù
hợp cho ngành chăn nuôi heo Việt Nam.
Cùng với đó, Việt Nam cũng là nước sản xuất lúa gạo hàng đầu thế giới và phụ
phẩm cám gạo thì có rất nhiều và được sử dụng phổ biến trong chăn nuôi heo. Đây là
nguồn nguyên liệu rẻ và dồi dào dưỡng chất cho nên việc xác định năng lượng trực tiếp
của cám gạo qua các thí nghiệm trên heo tại Việt Nam là điều đáng quan tâm nhằm nâng
cao hiệu quả sử dụng của nguyên liệu quý giá này.
Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi được sự phân công của Khoa Chăn Nuôi
– Thú Y, Bộ môn Dinh Dưỡng Gia Súc Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM và được sự
hướng dẫn của TS. Dương Duy Đồng, chúng tôi thực hiện đề tài “Xác định các mức
năng lượng trong thức ăn hỗn hợp và so sánh giá trị năng lượng trong cám gạo theo
hai phương pháp xác định trên heo thịt”.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Xác định các mức năng lượng trong thức ăn hỗn hợp và so sánh giá trị năng lượng
trong cám gạo theo hai phương pháp xác định khác nhau trên heo thịt: phương pháp đo
trực tiếp trên heo và phương pháp xác định năng lượng trao đổi bằng phương trình hồi qui
của May và Bell (1971).
1.2.2 Yêu cầu
Thí nghiệm thu thập mẫu thức ăn, phân và nước tiểu trong các đợt thí nghiệm trên
heo thịt ở các giai đoạn tuổi khác nhau. Bảo quản và xử lý mẫu trước khi đưa vào phân
tích xác định các chỉ tiêu và năng lượng trong mẫu.
2
Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Sơ lược về đánh giá năng lượng thức ăn
2.1.1. Vai trò năng lượng đối với cơ thể heo
Mục đích chính trong việc sử dụng thức ăn là để sản xuất năng lượng cung cấp cho
các hoạt động cơ thể. Trước hết, năng lượng thức ăn được đáp ứng cho nhu cầu duy trì cơ
thể bao gồm các hoạt động cơ học của những hoạt động cần thiết hay những hoạt động
hóa học hòa tan các chất tổng hợp cấu tạo từ cơ thể như ezyme và kích thích tố. Ngoài ra,
thú còn cần năng lượng để điều hòa thân nhiệt.
Khi thức ăn cung cấp năng lượng vượt quá nhu cầu duy trì thì thú sử dụng cho các
nhiệm vụ sản xuất. Ở thú non, sẽ dự trữ năng lượng thừa này chủ yếu trong protein của
các mô mới trong khi thú trưởng thành dự trữ năng lượng thừa ở dạng mỡ và thú cho sữa
sẽ chuyển năng lượng thức ăn thành năng lượng chứa trong cấu tạo của sữa. Tuy nhiên,
năng lượng thức ăn không cung cấp đủ cho thú thì thú sẽ lấy năng lượng từ mô mỡ dự trữ
đáp ứng nhu cầu cơ thể.
Nhu cầu năng lượng cho mỗi kg tăng trọng thay đổi, vì số lượng protein và mỡ
trong tăng trọng tùy thuộc ở giai đoạn tăng trưởng. Ở giai đoạn từ 20 – 90 kg, heo có tỉ lệ
nạc với protein trung bình khoảng 5 : 1 (tăng trọng thịt nạc 5 kg, lượng protein tích lũy
khoảng 1 kg). Ở thú càng lớn mỡ tích lũy hàng ngày càng tăng nên cần năng lượng thức
ăn lớn hơn cho tổng hợp mỡ. Sự tích lũy protein hàng ngày tăng tới mức tối đa trọng
lượng cơ thể khoảng 60 kg và giữ cố dịnh từ 60 kg đến lúc giết thịt.
3
Bảng 2.1. Một số khuyến cáo mức năng lượng cho heo nuôi thịt
TCVN (1994)
Trọng lượng heo
(kg)
Năng lượng trao
đổi (kcal/kg)
NRC (1998)
Degussa (1997)
20 - 50 50 - 100 20 - 50
50 - 80
20 - 30
31 - 55
56 - 100
3.000
3.265
3.150
3.100
3.100
3.000
3.265
Nguồn: Nguyễn Thiện và Vũ Duy Giảng, 2006
2.1.2. Thành phần năng lượng của thức ăn
Năng lượng thô (Gross Energy – GE): là năng lượng sinh ra khi đốt cháy hoàn
toàn 1 thực liệu thành những sản phẩm oxy hóa cuối cùng như CO2, H2O và những chất
khí. Năng lượng thô của thức ăn được đo bằng máy đo năng lượng, gồm có 1 bộ phận kim
loại kín và chắc chắn được đặt cách nhiệt trong 1 thùng nước, có trọng lượng nước 2 lít.
Mẫu thức ăn đặt trong 1 cốc thạch anh nhỏ chịu nhiệt và để trong thiết bị đốt gồm 2 thanh
điện cực nối với nhau bằng dây niken và dùng 1 sợi chỉ chuyên dùng có năng lượng đã
xác định 50 calo nối giữa dây niken và chén thạch anh làm dây đốt, tất cả được đặt trong
Bomb và đốt dưới áp suất của oxygen. Bomb calorimeter dùng để đo năng lượng thô của
thức ăn, của phân, nước tiểu và các chất thải khác của cơ thể.
Bảng 2.2. Năng lượng thô của một số dưỡng chất và thức ăn của thú nuôi
Glucose
MJ/kg chất
khô
15,6
Sucrose
Chất dinh dưỡng tinh khiết
Thức ăn gia súc
MJ/kg chất khô
Bột bắp
18,5
16,5
Lúa mạch
19,6
Tinh bột
17,5
Đậu nành
23,1
Chất béo
39,0
Sữa (40g béo/kg)
24,9
Casein
24,5
Cỏ khô
18,9
Nguồn: Dương Thanh Liêm và cộng sự, 2006
Xác định năng lượng thô (kcal/kg) cho heo từ các thành phần hóa học bằng công
thức theo Ewan (1989):
GE = 4.143 + (56 x % EE) + (15 x % CP) – (44 x % Ash), R2 = 0,98
4
Năng lượng tiêu hóa biểu kiến (Apparent Digestible Energy – DE): là phần
năng lượng của thức ăn được hấp thu vào cơ thể, có thể tính hiệu số của năng lượng thô
của thức ăn trừ năng lượng thải ra trong phân.
DE = Năng lượng thô – Năng lượng phân
hay DE = GE – FE
Năng lượng tiêu hóa này được gọi là năng lượng biểu kiến vì trong phân ngoài
phần thức ăn không được tiêu hóa còn có những sản phẩm trao đổi chất của cơ thể như
các dịch tiêu hóa, biểu bì ruột bị bong ra. Ở heo với khẩu phần cân bằng thì năng lượng
mất trong phân trung bình 20 %. Những yếu tố ảnh hưởng trên năng lượng tiêu hóa cũng
là những yếu tố ảnh hưởng trên sự tiêu hóa của thức ăn.
Có thể tính DE (kcal/kg) từ các thành phần hóa học bằng các công thức sau:
DE = -174 + (0,848 x GE) + (2 x % SCHO) – (16 x % % ADF),
R2 = 0,87; Ewan (1989)
DE = 949 + (0,789 x GE) – (43 x % Ash) – (41 x % NDF),
R2 = 0,91; Noblet & Perez (1993)
DE = 4.151 – (122 x % Ash) + (23 x % CP) + (38 x % EE) – (64 x % CF),
R2 = 0,89; Noblet & Perez (1993)
Nguồn: Tài liệu do Hội đồng hạt cốc Hoa Kỳ tài trợ, 2000
Để có thể xác định ra năng lượng gần chính xác thì nên chọn R2 càng lớn dẫn đến
độ sai lệch sẽ nhỏ từ đó kết quả sẽ đáng tin cậy hơn.
Năng lượng trao đổi (Metabolizable Energy– ME): không phải tất cả năng
lượng thô của thức ăn đều được sử dụng bởi thú mà có một phần thải ra trong phân, nước
tiểu và 1 phần khác khá quan trọng đối với thú nhai lại bị mất dưới dạng khí như methan
sinh ra do sự lên men chất đường bởi vi sinh vật. Do đó khi lấy năng lượng tiêu hóa trừ
năng lượng nước tiểu và khí methan sẽ có được phần năng lượng có thể chuyển biến trong
cơ thể gọi là năng lượng trao đổi.
ME = GE – (FE + UE + Năng lượng khí)
hay ME = DE – UE
5
Ngoài ra còn có một số năng lượng nhỏ thải ra trong mồ hôi, da tróc, lông rụng nếu
kể những phần này thì năng lượng trao đổi phải trừ thêm những phần này. Tuy nhiên,
những phần này thường có số lượng nhỏ nên thường bỏ qua.
Có thể tính ME (kcal/kg) từ các thành phần hóa học bằng các công thức sau:
ME = DE x (1,012 – (0,0019 x % CP)), R2 = 0,91; May và Bell (1971)
ME = DE x (0,998 – (0,002 x % CP)), R2 = 0,54; Noblet (1989)
ME = DE x (1,003 – (0,0021 x % CP)), R2 = 0,48; Noblet và Perez (1993)
Nguồn: Tài liệu do Hội đồng hạt cốc Hoa Kỳ tài trợ, 2000
Để có sai số nhỏ nên chọn R2 lớn sẽ làm cho kết quả sẽ đáng tin cậy hơn.
Năng lượng mất dưới dạng nhiệt (Heat Increment – HI): năng lượng thức ăn bị
mất không những chỉ trong phân, nước tiểu, khí mà còn bị mất dưới dạng nhiệt. Trong tế
bào sống luôn có những phản ứng hóa học xảy ra cần thiết cho sự sống và đã sinh ra năng
lượng tỏa ra dưới dạng nhiệt. Điều này, làm cho liên tục có nhiệt thoát ra khỏi cơ thể.
Năng lượng mất dạng nhiệt của thức ăn được thể hiện sự gia tăng nhiệt sản xuất sau bữa
ăn. Điều quan trọng cần nhớ là năng lượng tỏa dạng nhiệt (HI) là phần năng lượng của
thức ăn bị hao phí ngoại trừ khi nhiệt độ môi trường quá thấp (thấp hơn nhiệt độ tới hạn)
thì năng lượng này được sử dụng để giữ cơ thể ấm và trở thành một phần của năng lượng
thuần (Net Energy). Năng lượng này có thể biến đổi từ 25 đến 40 % hay hơn của năng
lượng ăn vào. Nguyên do của sự tăng nhiệt này là do năng lượng cần cho các quá trình
tiêu hóa thức ăn và biến dưỡng các chất dinh dưỡng từ thức ăn. Các việc nhai nuốt và tiết
nước bọt đòi hỏi sự hoạt động của các cơ nên cần cung cấp năng lượng bằng sự oxy hóa
các dưỡng chất. Ở thú nhai lại thức ăn nhiều xơ năng lượng ăn được tính bằng 3 – 6 %
năng lượng trao đổi được ăn. Ngoài ra, còn có năng lượng nhiệt bởi vi sinh vật được tính
khoảng 7 – 8 %.
Năng lượng thuần (Net Energy – NE): năng lượng trao đổi sau khi trừ phần năng
lượng mất ở dạng nhiệt (HI) phần còn lại là năng lượng thuần. Năng lượng thuần là năng
lượng thức ăn được sử dụng cho cơ thể để duy trì, tăng trưởng, sản xuất hay làm việc.
NE = Năng lượng trao đổi – Năng lượng mất dưới dạng nhiệt
hay
NE = ME – HI
6
2.2. Sơ lược về khẩu phần hỗn hợp thí nghiệm
Bảng 2.3. Nhu cầu dưỡng chất cho mỗi kg thức ăn hỗn hợp
Dưỡng chất
Năng lượng trao đổi
Đơn vị
15 – 30 kg
31 – 50 kg
50 – 100 kg
kcal/kg
3100
3000
3000
%
16 – 18
14 – 16
12 - 14
kg/ngày
1 – 1,5
1,5 – 2
2-3
Protein thô
Lượng ăn của heo
Nguồn: Võ Văn Ninh, 2006
Trong một khẩu phần thức ăn hỗn hợp gồm nhiều thực liệu khác nhau nhằm cung
cấp năng lượng đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng của heo trong các giai đoạn phát triển và
tăng trưởng. Các thực liệu trong một công thức thức ăn hỗn hợp có thể được phân chia
thành các nhóm như sau:
2.2.1. Nhóm thức ăn cung năng lượng
Bắp (Zea mays) còn gọi là ngô, có xuất xứ từ Châu Mỹ, là loại hạt quan trọng nhất
dùng trong thực phẩm chăn nuôi do các nguyên nhân liên quan đến đặc điểm thực vật và
giá trị dinh dưỡng. Bắp có chu trình quang hợp theo kiểu C4 vốn sử dụng năng lượng mặt
trời hiệu quả hơn các loại cây trồng ở miền ôn đới có chu trình quan tổng hợp theo kiểu
C3. Bắp sử dụng trong chăn nuôi chủ yếu là bắp vàng. Bắp trắng có thành phần dinh
dưỡng giống như bắp vàng nhưng thiếu sắc tố nên không có lợi nhất là khi dùng trong
thức ăn cho gà.
Mặc dù đạm thấp nhưng bắp là thức ăn cung năng lượng chủ lực trong chăn nuôi
công nghiệp do có chứa lượng đường dễ tiêu và một số acid béo không no, hàm lượng
chất béo khoảng 4 % trong khi hầu hết các loại hạt cốc khác có hàm lượng béo thấp, hàm
lượng protein của bắp thấp khoảng 8 – 9,5 %. Protein của bắp chủ yếu là zein, một loại
prolamine vốn có lysine rất thấp và hầu như không có tryptophan. Bắp vàng là nguồn
cung cấp đáng kể các sắc tố thuộc nhóm carotenoid trong đó có β – carotene là tiền chất
của vitamin A.
7
Nhược điểm chính khi dùng bắp là nguy cơ nhiễm aflatoxin từ nấm mốc
Aspergillus flavus, Aspergillus parasiticus, nhất là bắp tại các vùng được thu hoạch trong
mùa mưa không đủ điều kiện sấy khô đúng mức.
Khoai mì (Manihot esculenta) là loại cây dễ trồng trên đất xấu, bạc màu, thích hợp
nhất trên đất pha cát, sử dụng trong chăn nuôi dưới dạng khoai mì lát phơi khô, bã bột mì,
bột lá khoai mì. Củ khoai mì tươi có khoảng 65 % nước. Củ khoai mì khô chứa khoảng 83
% chất bột đường, chủ yếu là tinh bột, khoảng 3 % protein thô và 3,7 % xơ thô. Bột mì có
hàm lượng đạm rất thấp (2,5 %) nên thường chỉ dùng được trong thức ăn heo thịt. Hàm
lượng tinh bột rất cao nên đôi khi bột khoai mì được dùng trong thức ăn dập viên với tư
cách là chất kết dính. Mặc dù hàm lượng đạm thấp nhưng bột khoai mì là nguồn cung cấp
ăng lượng rất tốt cho thú.
Một số giống khoai mì cao sản có hàm lượng HCN (acid cyanhydirc) rất cao trong
lá và củ khoai mì nên khi sử dụng các sản phẩm khoai mì làm thức ăn chăn nuôi cần lưu ý
khắc phục vấn đề này.
Dầu cọ là chất béo của thực vật, dạng lỏng, có ít acid béo không no nhung vẫn ở
dạng lỏng ở nhiệt độ thường vì acid béo của chúng chỉ có 12 – 14 carbon. Dầu chứa năng
lượng tiêu hóa gấp 2,25 lần so với chất bột đường nên là nguồn cung cấp năng lượng khá
quan trọng trong thức ăn. Chất béo làm tăng độ ngon miệng của thức ăn, giúp bôi trơn
máy trộn thức ăn, tăng độ bóng mượt ở thức ăn dập viên, giảm độ bụi. Tùy theo nhu cầu
năng lượng trong thức ăn, có thể thêm chất béo ở mức tối đa 3 – 5 % trong khẩu phần.
2.2.2. Nhóm cung đạm
Bột cá tùy theo hàm lượng đạm mà được gọi tên: bột cá 40 % đạm, bột cá 45 %
đạm, bột cá 60 % đạm. Dựa trên hàm lượng muối: bột cá mặn và bột cá lạt. Bột cá lạt là
loại có hàm lượng muối dưới 5 % và đạm khoảng 50 % trở lên. Cùng với hàm lượng và
chất lượng protein cao, bột cá còn là nguồn cung cấp rất tốt các chất khoáng (calci,
phosphor, khoáng vi lượng) và vitamin.
Một vấn đề cần quan tâm khi sử dụng bột cá trong thức ăn là khả năng nhiễm vi
sinh vật gây bệnh (Salmonella, E. coli), hoặc nồng độ muối cao trong các loại bột cá mặn
có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thú, nhất là thú non.
8
Khô dầu đậu nành là nguồn cung cấp protein chủ yếu trong thức ăn thú dạ dày
đơn trên thế giới. Khô dầu đậu nành có hàm lượng đạm thô khoảng 43 – 49 %, giàu acid
amin thiết yếu, nhất là lysine.
Acid amin từ tổng hợp hóa học như DL-Methionine hoặc sản phẩm lên men của
các loại vi sinh vật như L-Lysine, acid amin được sử dụng khi cân đối khẩu phần sao cho
thức ăn có mức protein thô và acid amin thật phù hợp với nhu cầu động vật, tránh tình
trạng dư thừa protein quá mức khi cần cân đối acid amin bằng các nguồn thức ăn cung
protein thuần túy. Các acid amin được sử dụng là lysine, methionine, threonin và
tryptophan.
Bảng 2.4. Nhu cầu acid amin tổng số của heo thịt (tính theo % thức ăn hỗn hợp)
Acid amin
Trọng lượng heo (kg)
5 – 10
10 – 20
20 – 50
50 – 80
Lysine
1,35
1,15
0,95
0,75
Methionine
0,35
0,30
0,25
0,20
Threonine
0,86
0,74
0,61
0,51
Tryptophan
0,24
0,21
0,17
0,14
Nguồn: Nguyễn Thiện và Vũ Duy Giảng, 2006
2.2.3. Nhóm cung khoáng
Bột đá được sản xuất từ việc nghiền các đá vôi trong tự nhiên. Bột đá chứa khoảng
33 – 34 % calci.
Premix là một hỗn hợp được trộn trước. Do các nguyên tố khoáng vi lượng (sắt,
đồng, kẽm, mangan, iod, selen,…) và các loại vitamin cần thiết cho thú chiếm số lượng
rất nhỏ trong thức ăn nên thường được tính bằng milligram (mg) trong một kg thức ăn.
Thông thường premix được trộn vào thức ăn với tỷ lệ 0,25 % (2,5 kg cho một tấn thức
ăn).
2.3. Sơ lược về cám gạo
Cám gạo là phụ phẩm trong quá trình xay xát lúa, lượng cám gạo thu được bình
quân là 10 % khối lượng lúa. Tùy theo lượng trấu còn lẫn trong cám ít hay nhiều mà cám
được phân làm cám loại I và loại II. Ngoài ra, còn có cám lau là phụ phẩm của việc lau
9
bóng gạo cho xuất khẩu. Cám lau khó sử dụng trong thức ăn công nghiệp do độ ẩm cao,
rất mau đóng vón, ôi và làm hư hỏng các dưỡng chất khác trong thức ăn. Cám gạo có hàm
lượng chất béo khá cao nhưng do hàm lượng xơ thô cũng cao nên cám có hàm lượng trao
đổi thấp hơn so với bắp mặc dù đạm thô cao hơn. Không nên dùng quá 30 % trong khẩu
phần vì lượng phospho dưới dạng phytin cao sẽ ức chế tiêu hóa các dưỡng chất như
protein, acid amin và các loại vi khoáng như kẽm. Ngay cả khi sử dụng cám gạo ít hơn
30% trong khẩu phần, phospho dạng phytin cũng có thể là 1 trở ngại về mặt dinh dưỡng
cho thú đơn vị.
Hình 2.1 Sơ đồ lớp cám trong hạt lúa
Hình 2.2 Cám gạo
Tại Việt Nam, cám gạo được sử dụng phổ biến cho chăn nuôi heo và thủy sản.
Cám gạo có lượng dinh dưỡng rất cao với lượng chất béo chưa bão hoà cao, vitamin E,
nhóm B, phytate, kẽm, calci, kali đều rất cao. Ngoài ra, trong cám còn có chất béo omega
- 3 khá cao.
10
Bảng 2.5. Thành phần dinh dưỡng của cám gạo tính trên 100g
Thành phần
Khối lượng/100g
Năng lượng
75.598 kcal
Tổng số lipit
21 g
Chất béo bão hòa
4g
Chất xơ tiêu hóa được
21 g
Carbohydrat
28 g
Đường
0,9 g
Protein
13,3 g
Vitamin E
4,9 mg
Vitamin B6
4,1 mg
Canxi
57 mg
Nguồn: theo />
11
Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 Nội dung
Thí nghiệm tiêu hoá với thức ăn hỗn hợp trên heo thịt các giai đoạn 20 – 35 kg, 35
– 60 kg, 60 kg – xuất chuồng và so sánh giá trị năng lượng trao đổi trong thức ăn theo 2
phương pháp xác định khác nhau (phương pháp đo trực tiếp năng lượng thức ăn, phân,
nước tiểu so với phương pháp phân tích thành phần hoá học thức ăn rồi tính năng lượng
trao đổi dựa theo phương trình hồi qui của May và Bell (1971).
Thí nghiệm tiêu hóa với 5 loại cám gạo trên heo thịt trọng lượng trung bình 32
kg/con và so sánh giá trị năng lượng trao đổi của 5 loại cám gạo này theo 2 phương pháp
xác định khác nhau (phương pháp đo trực tiếp năng lượng thức ăn, phân, nước tiểu so với
phương pháp phân tích thành phần hoá học thức ăn rồi tính năng lượng trao đổi dựa theo
phương trình hồi qui của May và Bell (1971).
3.1.1 Thời gian và địa điểm
3.1.1.1 Thời gian
Thí nghiệm đã được tiến hành từ ngày 1/3/2009 đến ngày 30/6/2009.
3.1.1.2 Địa điểm
Tại Bộ môn Dinh Dưỡng Gia Súc, Khoa Chăn nuôi – Thú y, Trường Đại học Nông
Lâm Tp. HCM.
3.2. Phương pháp tính toán
3.2.1. Đo trực tiếp trên heo
Tiến hành thí nghiệm tiêu hóa trên heo thu thập các mẫu thức ăn, phân và nước
tiểu và các mẫu thu đo trên máy đo năng lượng. Tuy nhiên, do máy đo năng lượng hiện tại
không thể xác định được chất lỏng nên chúng tôi tạm xác định năng lượng nước tiểu bằng
cách phân tích tỷ lệ % Nitơ trong nước tiểu rồi mới dựa vào lập luận từ 1g Nitơ → 5.502
kcal để xác định năng lượng nước tiểu.
Sau khi đã xác định được năng lượng nước tiểu UE thì năng lượng trao đổi được
tính như sau: (đơn vị tính: kcal/kg)
12
ME = GE – FE – UE
GE = DE + FE
3.2.2. Phương trình hồi qui
DE (kcal/kg) = 4.151 - (122 x % Ash) + (23 x % CP) + (38 x % EE) – (64 x % CF),
R2 = 0,89; Noblet và Perez (1993)
ME (kcal/kg) = DE x (1,012 – (0,0019 x %CP)),
R2 = 0,91; May và Bell (1971)
Tôi chọn phương trình hồi qui xác dịnh năng lượng tiêu hóa của Noblet và Perez
(1993) và năng lượng trao đổi của May và Bell (1971) vì phù hợp với điều kiện thí
nghiệm là phân tích thành phần hóa học tổng số thay vì dựa trên thành phần hoá học tiêu
hoá như một số tác giả khác; đồng thời khi tính toán thử một số trường hợp thì thấy sự sai
biệt với các dữ liệu từ những nguồn khác không nhiều.
3.3 Bố trí thí nghiệm
3.3.1 Heo thí nghiệm
Thí nghiệm thức ăn hỗn hợp gồm 3 giai đoạn 20 – 35 kg, 35 – 60 kg, 60 kg – xuất
chuồng. Mỗi giai đoạn tiến hành trên 4 heo đực thiến là con lai các giống Yorkshire,
Landrace, Duroc, Pietrain.
Thí nghiệm cám gạo gồm 4 heo đực thiến là con lai các giống Yorkshire,
Landrace, Duroc, Pietrain với trọng lượng bình quân 32 kg/con.
3.3.2 Cách bố trí thí nghiệm
3.3.2.1. Thí nghiệm thức ăn hỗn hợp tự trộn
Các heo được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố. Thí nghiệm tiến
hành trên hai công thức:
A : công thức thức ăn hỗn hợp dựa theo mức năng lượng chuẩn ME.
B : công thức thức ăn hỗn hợp dựa theo mức năng lượng chuẩn ME nhưng với hàm
lượng protein thấp hơn gần 2% và giá trị ME cũng hơi thấp hơn nhưng có giá trị NE
tương đương với công thức A.
Mỗi giai đoạn gồm 4 heo đực thiến, 2 heo trong mỗi giai đoạn sẽ được cho ăn cùng
1 công thức thức ăn nhằm lấy kết quả trung bình hạn chế sai khác trong thí nghiệm.
13
Bảng 3.1. Công thức và thành phần dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm
Giai đoạn I
Giai đoạn II
A
B
A
B
A
B
Bắp
40,00
46,10
44,30
48,30
50,40
51,30
Khô dầu đậu nành 46
20,00
18,90
20,00
20,00
20,00
20,00
Cám gạo
19,90
16,40
17,10
13,80
16,60
13,80
Khoai mì
10,00
10,00
10,00
10,00
7,900
10,00
Bột cá
5,000
5,000
5,000
5,000
2,000
2,000
Dầu cọ
2,720
1,000
1,470
0,500
0,580
-
Bột đá
0,750
0,730
0,760
0,830
0,830
0,940
DCP 22
0,660
0,720
0,460
0,510
0,770
0,820
Muối
0,270
0,270
0,270
0,270
0,300
0,310
L-Lys-HCl
0,145
0,25
0,111
0,21
0,117
0,203
L-Thr
0,044
0,089
0,048
0,092
0,052
0,093
DL-Met
0,069
0,095
0,048
0,074
0,036
0,065
L-Tryp
0,013
0,031
0,01
0,023
-
0,015
Vit.-Min.premix
0,400
0,400
0,400
0,400
0,400
0,400
Nguyên liệu (%)
Giai đoạn III
Bảng 3.2. Thành phần dưỡng chất thức ăn hỗn hợp (theo tính toán)
Giai đoạn heo
20 – 35 kg
35 – 60 kg
60 kg – xuất chuồng
Khẩu
VCK
Đạm thô
Béo thô
Xơ thô
Khoáng TS
phần
(%)
(%)
(%)
(%)
(%)
A
88,66
17,52
7,04
3,68
8,02
B
88,87
17,34
5,64
3,19
7,21
A
88,11
17,84
7,31
3,29
6,33
B
88,19
17,70
6,36
3,15
5,73
A
84,99
16,36
3,20
4,34
5,60
B
85,66
16,10
2,48
4,39
5,79
14
3.3.2.2. Thí nghiệm cám gạo
Các heo được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn 1 yếu tố. Thí nghiệm tiến hành
trên năm loại cám gạo khác nhau, chủ yếu khác về tỷ lệ xơ (5 - 23 %). Do không thể thí
nghiệm 100 % cám gạo trên heo nên thức ăn cơ sở được tiến hành thí nghiệm trước để
xác định giá trị năng lượng DE, ME và tiếp theo cám gạo sẽ được trộn vào thức ăn cơ sở
theo tỷ lệ (tính theo trọng lượng) 20 % cám gạo + 80 % thức ăn cơ sở (thức ăn hỗn hợp)
nhằm xác định năng lượng DE, ME rồi trừ phần năng lượng thức ăn cơ sở đã xác định ban
đầu để suy ra năng lượng DE, ME của cám gạo.
Với năm loại cám gạo nên thí nghiệm sẽ tiến hành năm đợt trên bốn heo trọng
lượng trung bình 32 kg.
Công thức xác định tỉ lệ tiêu hóa phức tạp
Y = a.x + b.z
Trong đó:
Y = tỉ lệ tiêu hóa của hỗn hợp có nguyên liệu thí nghiệm
x = tỉ lệ tiêu hóa của khẩu phần cơ sở
z = tỉ lệ tiêu hóa của thức ăn thử nghiệm
a = tỉ lệ lượng thức ăn căn bản sử dụng trong hỗn hợp có thức ăn thử nghiệm
b = tỉ lệ lượng thức ăn thử nghiệm trong hỗn hợp thức ăn có thức ăn thử nghiệm
Nguồn: Dương Thanh Liêm và cộng sự, 2006
Bảng 3.3. Thành phần dưỡng chất và vùng thu thập cám gạo
Cám gạo
Vùng
VCK
Đạm thô
Béo thô
Xơ thô
Khoáng TS
(%)
(%)
(%)
(%)
(%)
I
Hóc môn
87,14
12,75
9,64
6,08
6,75
II
Quận 9
89,14
10,41
9,47
17,90
7,84
III
Quận Tân Bình
90,22
6,96
1,35
23,39
16,21
IV
Cty Hoàng Long
86,88
12,33
11,12
8,65
9,74
V
Bình Triệu
87,86
14,96
11,55
5,04
8,78
15
3.4. Điều kiện thí nghiệm
3.4.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ thí nghiệm được đo ngay tại khu vực chuồng thí nghiệm tại 2 thời điểm
trong các ngày thu thập mẫu. Sáng lúc 7 giờ, và chiều lúc 16 giờ.
Bảng 3.4. Nhiệt độ trung bình giữa các đợt thí nghiệm
Giai đoạn
7 giờ sáng
16 giờ chiều
20 – 35 kg
26 0C
31 0C
35 – 60 kg
25 0C
30 0C
60 kg – xuất chuồng
25 0C
32 0C
Thí nghiệm cám gạo
28 0C
32 0C
Trong thời gian thí nghiệm nhiệt độ thay đổi thường xuyên có thời điểm nhiệt độ
12 giờ trưa lên tới 38 0C và thời tiết oi bức suốt 2/3 thời gian thí nghiệm.
3.5. Phương pháp thí nghiệm
3.5.1. Các giai đoạn thí nghiệm
Mỗi đợt thí nghiệm được chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn làm quen thức ăn
7 ngày
Giai đoạn thu thập mẫu
4 ngày
Giai đoạn làm quen thức ăn: Heo được nuôi ở chuồng lồng cho ăn thức ăn thí
nghiệm. Mục đích của giai đoạn này là cho heo làm quen với thức ăn mới. Xác định
lượng ăn của heo.
Giai đoạn thu thập mẫu: giai đoạn này heo được nuôi trên lồng để tránh các yếu tố
gây mất phân và nước tiểu.
3.5.1.1. Cách cho ăn
Thức ăn của heo được cân vào trước mỗi buổi cho ăn với lượng bằng lượng thức
ăn đã xác định trong giai đoạn làm quen thức ăn và được thêm nước cho ẩm để tránh bụi
giúp heo dễ ăn. Mỗi ngày cho heo ăn 2 lần vào các thời điểm: 7 giờ sáng và 16 giờ chiều.
16