Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

KHẢO SÁT PHẨM CHẤT TINH DỊCH CỦA CÁC HEO ĐỰC GIỐNG TẠI TRẠI CHĂN NUÔI HƯNG VIỆT, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (612.93 KB, 73 trang )

Style Definition: TOC 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT PHẨM CHẤT TINH DỊCH CỦA CÁC HEO ĐỰC
GIỐNG TẠI TRẠI CHĂN NUÔI HƯNG VIỆT,
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Formatted: Left

Sinh viên thực hiện: VÕ THỊ KIM TUYẾN
Ngành

: THÚ Y

Lớp

: TC03TYCT

Niên khoá

: 2003 – 2008

Tháng 06/2009


KHẢO SÁT PHẨM CHẤT TINH DỊCH CỦA CÁC HEO ĐỰC GIỐNG
TẠI TRẠI CHĂN NUÔI HƯNG VIỆT, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU



Tác giả

VÕ THỊ KIM TUYẾN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
Bác sỹ ngành Thú y

Giáo viên hướng dẫn:
GVC. TS. PHẠM TRỌNG NGHĨA

Tháng 06/2009
i


LỜI CẢM ƠN
Chân thành biết ơn đến:
Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM.
Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y.
Ban Giám Đốc Trung Tâm Đại Học Tại Chức Cần Thơ.
Quý thầy cô Khoa Chăn Nuôi Thú Y và Bộ Môn Di Truyền Giống Động Vật.
Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến quý thầy cô chủ nhiệm lớp cùng tất cả
quý thầy cô đã truyền đạt những kiến thức và những kinh nghiệm quý báo nhất cho tôi
trong suốt thời gian học và thực tập tại trường.
Chân thành cám ơn sâu sắc thầy Phạm Trọng Nghĩa đã trực tiếp hướng dẫn, tận
tình chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Chân thành cám ơn Ban Giám Đốc Trại Chăn Nuôi Hưng Việt, KS. Lê Văn
Việt, cùng tất cả các cô, chú cán bộ kỹ thuật và các anh chị em công nhân viên làm
việc tại trại, đã tạo điều kiện thuận lợi nhất và luôn nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá
trình thực tập tại trại để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp bằng cả tấm lòng.

Xin mãi khắc ghi công ơn sinh thành, nuôi nấng của cha mẹ kính yêu cùng
những người thân đã cho con được trưởng thành ở ngày hôm nay.
Cám ơn tất cả bạn bè thân yêu lớp Thú Y 03 Cần Thơ và các bạn ngoài lớp đã
động viên, giúp đỡ và chia sẽ cùng tôi những buồn vui và khó khăn trong suốt thời
gian học và thực tập, những kỷ niệm cùng các bạn sẽ là hành trang cùng tôi vào đời.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2009
Sinh viên

Võ Thị Kim Tuyến

ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài “Khảo sát phẩm chất tinh dịch của các heo đực giống tại trại chăn nuôi
Hưng Việt, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” đã được chúng tôi khảo sát trên 4 đực giống đang
làm việc từ 34 – 36 tháng tuổi tại trại chăn nuôi Hưng Việt từ 19/08/2008 đến
19/12/2008 để giám định ngoại hình thể chất, khả năng sinh trưởng, sinh sản, kiểm tra
phẩm chất tinh dịch và khả năng tồn trữ tinh dịch của hai loại môi trường.
- Giám định đàn heo đực giống: điểm ngoại hình thể chất, sinh trưởng, sinh sản của
các đực giống là tương đối tốt, xếp cấp đều đạt tỷ lệ Đặc Cấp và Cấp 1 và xếp cấp tổng
hợp chung Đặc Cấp 100 %.
- Phẩm chất của các đực giống: các heo được khảo sát đều đạt tiêu chuẩn Nhà Nước
sử dụng cho truyền tinh nhân tạo.
Dung lượng (V) (ml/lần lấy): cao nhất ở cá thể: PD7639 (337,9), thấp nhất ở cá
thể: Y1751 (233,2). Cao nhất ở tháng 10 (300,43), thấp nhất ở tháng 9 (235,14).
Hoạt lực (A): cao nhất ở cá thể: PD7639 (0,89), thấp nhất ở cá thể: Y1751
(0,77). Cao nhất ở tháng 11 (0,83), thấp nhất ở tháng 10 (0,81).
Nồng độ (C) (106 tt/ml): cao nhất ở cá thể: PD7639 (430), thấp nhất ở cá thể:
Y1751 (230).

Sức kháng (R): cao nhất ở cá thể: PD7639 (10010), thấp nhất ở cá thể: Y1751
(4800).
Tích VAC (109 tttt/lần lấy): cao nhất ở cá thể: PD7639 (122,57), thấp nhất ở cá
thể: Y1751 (44,4).
Tỷ lệ sống, chết (%): tỷ lệ sống cao nhất ở cá thể: PD7639 (93,43 %), thấp nhất
ở cá thể: Y1751 (89,76 %), tỷ lệ chết cao nhất ở cá thể: PD1751 (10,24 %), thấp nhất ở
cá thể: Y7639 (6,57 %).
- Khả năng tồn trữ tinh dịch của hai loại môi 2 trường
Môi trường NIAH – 2 đạt hiệu quả sử dụng đến 48 giờ, ở thời điểm này tinh
trùng có hoạt lực A = 0,62.
Môi trường BTS + có hiệu quả sử dụng đến 72 giờ, ở thời điểm này tinh trùng
có hoạt lực A = 0,62.

iii


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: VÕ THỊ KIM TUYẾN
Tên đề tài: Khảo sát phẩm chất tinh dịch của các heo đực giống tại trại chăn
nuôi Hưng Việt, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày…………………

Giáo viên hướng dẫn

T.S. PHẠM TRỌNG NGHĨA

iv

Formatted: None, Tabs: 360 pt,

Centered


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................................... ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN....................................................................................................................iii
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ..........................................................................iv
MỤC LỤC............................................................................................................................................. v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT...........................................................................................viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ HÌNH........................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ.........................................................................................................xi
Chương 1 MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 1

Formatted: Font: Bold

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................................... 1
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU ....................................................................................................... 1
1.2.1. Mục đích...................................................................................................................................... 1
Chương 2 TỔNG QUAN.................................................................................................................. 2
2.1. SƠ LƯỢC VỀ TRẠI HEO HƯNG VIỆT................................................................................. 2
2.1.1. Vị trí địa lý................................................................................................................................... 2
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của trại............................................................................... 2
2.1.3. Chức năng và phương hướng sản xuất của trại....................................................................... 2
2.1.4. Cơ cấu tổ chức ............................................................................................................................ 3
2.1.5. Nhân sự........................................................................................................................................ 3
2.1.6. Cơ cấu đàn................................................................................................................................... 3
2.1.7. Thời gian làm việc...................................................................................................................... 4
2.1.8. Giống và công tác giống............................................................................................................ 4
2.2. ĐIỀU KIỆN CHUỒNG TRẠI THỨC ĂN VÀ NƯỚC UỐNG............................................ 5

2.2.1. Điều kiện chuồng trại................................................................................................................. 5
2.2.2. Thức ăn và nước uống ............................................................................................................... 6
2.3. QUY TRÌNH CHĂM SÓC ......................................................................................................... 7
2.4. VỆ SINH THÚ Y VÀ QUY TRÌNH TIÊM PHÒNG............................................................. 7
2.4.1. Vệ sinh thú y ............................................................................................................................... 7
2.4.2. Quy trình tiêm phòng................................................................................................................. 8
v

Formatted: Font: Bold


2.5. CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................................................................ 9
2.5.1. Bộ phận sinh dục đực................................................................................................................. 9
2.5.2. Sự thành thục tính dục trên heo đực ......................................................................................... 9
2.5.3. Sự sinh sản và trưởng thành của tinh trùng.............................................................................. 9
2.5.4. Tinh dịch...................................................................................................................................... 9
2.5.5. Chức năng sinh lý của dịch hoàn phụ (phó dịch hoàn).........................................................10
2.5.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến sức sống của tinh trùng......................................................... 11
2.5.7. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và phẩm chất tinh dịch:.........................11
2.5.7.1 Giống.......................................................................................................................................11
2.5.7.2. Dinh dưỡng............................................................................................................................12
2.5.7.3. Chăm sóc quản lý..................................................................................................................13
2.5.7.4. Tuổi thú đực...........................................................................................................................14
2.5.7.5. Bệnh lý do vi khuẩn ..............................................................................................................14
2.5.7.6. Dị tật bộ phận sinh dục thú đực ...........................................................................................14
2.5.7.7. Bệnh lý trên dịch hoàn và các tuyến sinh dục phụ.............................................................15
2.5.7.8. Tích VAC (109 tinh trùng/lần lấy) .......................................................................................15
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT................................................... 16
3.1. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ ĐIỀU KIỆN THÍ NGHIỆM.................................................16
3.1.1. Thời gian và địa điểm...............................................................................................................16

3.1.2. Điều kiện thí nghiệm................................................................................................................16
3.2. CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI.....................................................................................................16
3.2.1. Giám định ngoại hình thể chất, sinh trưởng phát dục và khả năng sinh sản ......................16
3.2.2. Kiểm tra phẩm chất tinh dịch ..................................................................................................16
3.3. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM ....................................................................17
3.3.1. Đối tượng khảo sát ................................................................................................................... 17
3.3.2 Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm ................................................................................................17
3.3.3. Bố trí thí ngiệm.........................................................................................................................17
3.4. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT.................................................................................................19
3.4.1. Phương pháp gián tiếp .............................................................................................................19
3.4.2. Phương pháp trực tiếp..............................................................................................................19
3.4.2.1. Xếp cấp ngoại hình thể chất .................................................................................................19
vi

Formatted: Font: Bold


3.4.2.3. Xếp cấp sinh sản và kiểm tra khả năng sinh sản thực tế....................................................20
3.4.2.4. Xếp cấp tổng hợp ..................................................................................................................21
3.4.2.5. Kiểm tra phẩm chất tinh dịch...............................................................................................21
3.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU........................................................................................24
Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN...........................................................................................25

Formatted: Font: Bold

4.1. KẾT QUẢ NHẬN XÉT VÀ SO SÁNH PHẨM CHẤT CỦA ĐÀN ĐỰC GIỐNG .......25
4.1.1. Kết quả giám định ngoại hình thể chất...................................................................................25
4.1.2. Kết quả xếp cấp sinh trưởng các đực giống...........................................................................25
4.1.3. Kết quả kiểm tra khả năng sinh sản........................................................................................26
4.1.3.1. Tổng kết về số heo con sơ sinh còn sống hiệu chỉnh trên ổ, trọng lượng sơ sinh toàn ổ,

trọng lượng sơ sinh bình quân. .......................................................................................................... 26
4.1.3.2. Kết quả xếp cấp sinh sản ......................................................................................................27
4.1.4. Kết quả điểm và cấp tổng hợp của các đực giống................................................................. 27
4.2. KẾT QUẢ NHẬN XÉT VÀ SO SÁNH CÁC CHỈ TIÊU PHẨM CHẤT TINH DỊCH
CỦA CÁC HEO ĐỰC GIỐNG.......................................................................................................28
4.2.1. Kết quả nhận xét và so sánh về dung lượng tinh dịch (V) (ml)...........................................28
4.2.2. Kết quả nhận xét và so sánh về hoạt lực của tinh trùng........................................................ 31
4.2.3. Kết quả nhận xét và so sánh về nồng độ tinh trùng của các cá thể đực giống khảo sát (C)
(106 tt/ml) .............................................................................................................................................34
4.2.4. Kết quả nhận xét và so sánh về tổng số tinh trùng có khả năng thụ thai (tích VAC) (109
tttt/lần lấy) ............................................................................................................................................35
4.2.5. Kết quả nhận xét và so sánh về sức kháng tinh trùng các cá thể đực giống khảo sát........37
4.2.6. Kết quả đánh giá về tỷ lệ tinh trùng sống trong tinh dịch.....................................................39
4.2.7. Hoạt lực tinh trùng được tồn trữ ở 2 loại môi trường. .......................................................... 40
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.........................................................................................43
5.2. ĐỀ NGHỊ .....................................................................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................45
PHỤ LỤC............................................................................................................................................47

vii

Formatted: Font: Bold


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Y: giống heo Yorkshire
D: giống heo Duroc
PD: heo lai Pietrain x Duroc
V: dung lượng
A: hoạt lực

C: nồng độ
VAC: tích VAC
R: sức kháng
L: số heo con sơ sinh còn sống trên ổ
TCVN: tiêu chuẩn Việt Nam
tt: tinh trùng, tttt: tinh trùng tiến thẳng
FMD: bệnh lở mồm long móng
DT: dài thân, VN: vòng ngực, P: trọng lượng
CV: hệ số biến dị
SD: độ lệch chuẩn
X : trung bình

n: số mẫu khảo sát
P: mức ý nghĩa
a, b: các trung bình có các ký tự khác nhau là sự khác biệt có ý nghĩa về mặt
thống kê.
Y1747: là Y0510 – 1747
Y1751: là Y0510 – 1751
PD7639: là PD0510 – 7639
PD7659: là PD0510 – 7659

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ HÌNH
Bảng 2.1: Cơ cấu đàn heo của trại chăn nuôi Hưng Việt. ..............................................3
Bảng 2.2: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn cho đực giống ......................................6
Bảng 2.3: Quy trình tiêm phòng ADE và trộn thuốc sổ giun trên heo đực giống ..........7
Bảng 2.4: Quy trình tiêm phòng đực giống ....................................................................8
Bảng 2.5: Thành phần hóa học của tinh dịch heo.........................................................10

Bảng 2.6: Phẩm chất tinh dịch của các giống heo ........................................................11
Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu của tinh dịch với các chu kỳ khai thác

Deleted: ¶

Formatted: Font: Bold
Formatted: Font: Bold
Formatted: Font: Bold
Formatted: Font: Bold
Formatted: Font: Bold
Formatted: Font: Bold
Formatted: Font: Bold

khác nhau (Theo Feredean) ...........................................................................................14
Bảng 3.1: Số tai và tháng tuổi khảo sát trên 2 giống heo .............................................17
Bảng 3.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm.................................................................................17
Bảng 3.3: Tiêu chuẩn cho điểm và hệ số tính điểm ngoại hình, thể chất

Formatted: Font: Bold
Deleted: :Yorkshire và Pietrain x Duroc

Formatted: Font: Bold
Formatted: Font: Bold

(TCVN 3666, 89)...........................................................................................................19
Bảng 3.4: Hệ số cộng để hiệu chỉnh số heo con sơ sinh sống theo lứa đẻ (NSIF, 2004)

Formatted: Font: Bold

.......................................................................................................................................20

Bảng 3.5: Tính điểm sinh sản cho heo đực...................................................................21
Bảng 3.6: Thang điểm xếp cấp ngoại hình thể chất, sinh trưởng, khả năng sinh sản...21
Bảng 3.7: Thang điểm cấp 10 cho hoạt lực tinh trùng..................................................22
Bảng 4.1: Kết quả giám định ngoại hình thể chất của các heo đực giống....................25
Bảng 4.2: Kết quả đo đạt và xếp cấp sinh trưởng của các đực giống...........................25
Bảng 4.3: Tổng kết một số chỉ tiêu sinh sản của các đực giống...................................26
Bảng 4.4: Điểm sinh sản và xếp cấp sinh sản của các đực giống.................................27
Bảng 4.5: Điểm và cấp tổng hợp của từng đực giống ..................................................27
Bảng 4.6: Kết quả tỷ lệ đạt cấp tổng hợp của đàn nọc khảo sát ...................................28
Bảng 4.7: Dung lượng tinh dịch trung bình của các cá thể khảo sát (V) (ml)..............28
Bảng 4.8: Dung lượng tinh dịch trung bình qua các tháng khảo sát (V) (ml) ..............28
Bảng 4.9: Hoạt lực tinh trùng trung bình của các cá thể khảo sát (A)..........................31
Bảng 4.10: Hoạt lực tinh trùng trung bình qua các tháng khảo sát (A)........................31
Bảng 4.11: Nồng độ tinh trùng trung bình của các cá thể khảo sát (C) (106 tt/ml) ......34
ix

Formatted: Font: Bold
Formatted: Font: Bold
Formatted: Font: Bold
Formatted: Font: Bold
Formatted: Font: Bold
Formatted: Font: Bold
Formatted: Font: Bold
Formatted: Font: Bold
Formatted: Font: Bold
Formatted: Font: Bold
Formatted: Font: Bold
Formatted: Font: Bold
Formatted: Font: Bold
Formatted: Font: Bold



Bảng 4.12: Kết quả về tích VAC tinh trùng của các cá thể khảo sát (109tttt/lần lấy) ..36
Bảng 4.13: Sức kháng tinh trùng trung bình của các cá thể khảo sát (R).....................37
Bảng 4.14: Tỷ lệ tinh trùng sống của các cá thể khảo sát (%)......................................39
Bảng 4.15: Kết quả xử lý thống kê về tỷ lệ tinh trùng sống .........................................39
Bảng 4.16: Hoạt lực tinh trùng trong các loại môi trường ở từng thời điểm sau khi
pha loãng........................................................................................................................40

x

Formatted: Font: Bold
Formatted: Font: Bold
Formatted: Font: Bold
Formatted: Font: Bold
Formatted: Font: Bold


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Dung lượng tinh dịch trung bình qua các tháng (V) (ml) ........................29
Biểu đồ 4.2: Dung lượng tinh dịch trung bình của từng cá thể (V) (ml) ......................29
Biểu đồ 4.3: Hoạt lực tinh trùng trung bình qua các tháng (A) ....................................32
Biểu đồ 4.4: Hoạt lực tinh trùng trung bình của các cá thể (A)....................................32
Biểu đồ 4.5: Nồng độ tinh trùng trung bình của các cá thể (C) (106 tt/ml)...................34
Biểu đồ 4.6: Tích VAC trung bình của từng cá thể (109 tttt/lần lấy)............................36
Biểu đồ 4.7: Sức kháng tinh trùng trung bình của các cá thể .......................................38
Biểu đồ 4.8: Tỷ lệ tinh trùng sống (%) .........................................................................39
Biểu đồ 4.9: Hoạt lực tinh trùng trung bình của các cá thể theo môi trường................41

xi



Formatted: Font: 14 pt

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, ngành chăn nuôi heo nước ta đang phát triển mạnh mẽ, mô hình chăn
nuôi công nghiệp giữ vị trí quan trọng và cho lợi nhuận cao. Để đáp ứng được nhu cầu
phối giống đồng loạt và cho hiệu quả kinh tế cao thì việc áp dụng kỹ thuật truyền tinh
nhân tạo là vấn đề được quan tâm nhất, trong đó đàn đực giống giữ vai trò chủ chốt.
Vì vậy, chúng ta phải thường xuyên kiểm tra và đánh giá về ngoại hình, thể chất,
khả năng sinh trưởng, sinh sản và đặc biệt là phẩm chất tinh dịch của đàn heo đực
giống, bồi dưỡng và chăm sóc hợp lý để đàn đực giống cho năng suất và phẩm chất cao
nhất.
Xuất phát từ những yêu cầu trên cùng với sự phân công của Ban Chủ Nhiệm
khoa Chăn Nuôi Thú Y, bộ môn Di Truyền Giống Động Vật, trường Đại Học Nông
Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của TS. Phạm Trọng Nghĩa, tôi tiến
hành đề tài: “Khảo sát phẩm chất tinh dịch của các heo đực giống tại trại chăn nuôi
Hưng Việt, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”.
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích
- Đánh giá chất lượng của các heo đực giống của trại.
- Đánh giá được phẩm chất tinh dịch của các heo đực giống.
2.2. Yêu cầu
- Giám định được ngoại hình thể chất, khả năng sinh trưởng, sinh sản và xếp cấp
tổng hợp cho các cá thể khảo sát.
- Đánh giá được phẩm chất tinh dịch của các đực giống, so sánh được phẩm chất
tinh dịch giữa các đực giống.
- Đánh giá được khả năng tồn trữ tinh dịch cuả hai loại môi trường NIAH – 2 và

BTS +.
1


Formatted: Font: 14 pt

Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. SƠ LƯỢC VỀ TRẠI HEO HƯNG VIỆT
2.1.1. Vị trí địa lý
Trại heo tư nhân Hưng Việt nằm trên địa bàn của thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu, cặp quốc lộ 56, cách thị xã Bà Rịa khoảng 3 km về hướng Đông Bắc.
- Phía Đông: giáp với công ty DIC (công ty phát triển nhà ở).
- Phía Tây: giáp với lộ Hùng Vương thuộc thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu.
- Phía Nam: giáp với khu dân cư thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Phía Bắc: giáp với đất ruộng đang huy hoạch thuộc thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu.
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của trại
Trại heo tư nhân Hưng Việt thành lập vào ngày 11/06/1990 đến nay tròn 19 năm,
và đang phát triển khá ổn định.
Trải qua 19 năm thành lập và phát triển, trại đã và đang đạt được những thành
công, do trại có một đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề, hoạt động công
tác quản lý chặc chẽ, luôn ứng dụng những thành tựu kỹ thật mới, kết hợp với sự năng
động, cần mẫn, siêng năng và có trách nhiệm của mỗi cá nhân, nên trại luôn đạt được
những kết quả cao.
2.1.3. Chức năng và phương hướng sản xuất của trại
Sản xuất heo thịt (bê thịt), cung cấp cho các lò mổ ở địa phương và các vùng lân
cận, cung cấp heo giống, đặc biệt là bán tinh heo giống cho các hộ chăn nuôi ở địa
phương. Ngoài ra, trại có nuôi Bò sữa, Bê thịt và tự sản xuất được một phần thực liệu
để cung cấp cho chăn nuôi từ trồng trọt như: bắp, cỏ, đậu nành…

Trại có tổng diện tích 75000 m2, là một vùng đất tương đối bằng phẳng và màu
mỡ, trại có diện tích cho chăn nuôi là 2900 m2, còn lại là phần diện tích cho trồng trọt,
khu nhà ở, làm việc. Các dãy chuồng được bố trí như sau:
2


- Dãy A1 và B1 là chuồng nái đẻ và nuôi con.
- Dãy A21 và A22 nuôi heo con cai sữa.
- Dãy A3 và B3 nuôi nái hậu bị, nái khô và nái mang thai.
- Dãy A4 nuôi đực làm việc.
- Dãy B2, A51, A52, A6, B6 nuôi heo thịt.
2.1.4. Cơ cấu tổ chức
- Quản lý chung: 1 người.
- Nái nuôi con và heo con theo mẹ: 3 người.
- Heo con cai sữa: 2 người.
- Nái khô, nái chữa, nái hậu bị, đực làm việc và đực hậu bị: 3 người.
- Heo thịt: 5 người.
2.1.5. Nhân sự
- Trại có tổng cộng 40 người, phân theo trình độ gồm:
- Thạc sỹ

:1

- Đại học

:3

- Trung cấp

:1


- Còn lại là công nhân phổ thông, bảo vệ và nhà bếp. Trong đó, riêng tổ Chăn
Nuôi có 14 người.
2.1.6. Cơ cấu đàn
Cơ cấu đàn heo của trại thay đổi mỗi ngày, dưới đây là ghi nhận tổng đàn heo của
trại chăn nuôi Hưng Việt có đến ngày 28/11/2008 với tổng đàn 1633 con.
Bảng 2.1: Cơ cấu đàn heo của trại chăn nuôi Hưng Việt.
Loại heo

Số lượng (con)

Nái sinh sản
Đực làm việc
Đực hậu bị
Cái hậu bị
Heo thịt
Heo cai sữa
Heo con theo mẹ

206
4
2
98
637
450
236

Tổng đàn

1633

(Nguồn: phòng kỹ thuật trại chăn nuôi Hưng Việt)
3


2.1.7. Thời gian làm việc
- Sáng: từ 7 giờ đến 11 giờ 30.
- Chiều: từ 13 giờ đến 17 giờ 30.
2.1.8. Giống và công tác giống
- Nguồn gốc con giống
Các đực giống được mua từ trại heo giống cao sản Kim Long và thông qua các
công ty để nhập từ Đài Loan và Canada với các giống như: Yorkshire (Y), Pietrain x
Duroc (PD) và Duroc (D).
- Công tác giống
Mục đích là để phối giống, có đàn con nhiều và chất lượng cao, nuôi heo đực
giống giữ vai trò quan trọng vì một đực giống phối cho 25 nái (trong giao phối trực
tiếp) và phối hơn 200 nái (trong thụ tinh nhân tạo). Do đó, nếu heo đực mang nhiều tính
trạng tốt thì đời con của nó sẽ phát triển tốt, và ngược lại. Vì vậy, việc chọn đực giống
là hết sức nghiêm khắc và heo đực giống phải được nuôi dưỡng, chăm sóc tốt.
Heo đực hậu bị là heo được tuyển chọn để làm giống, đang trong thời gian nuôi để
đánh giá khả năng sản suất tinh, chưa gọi là đực giống.
Chọn heo đực giống hậu bị bắt đầu chọn lần 1 từ lúc heo con theo mẹ, chọn những
heo con sơ sinh có trọng lượng lớn hơn 1,2 kg, trọng lượng cai sữa từ 8 – 9 kg, và có 14
vú trở lên, khoảng cách giữa các vú đều nhau (không quá gần hoặc không quá xa), có
núm vú to đều, chọn ở những bầy đông con, không dị tật, bố mẹ rõ lý lịch, những con
bố giống thuần và con mẹ là giống thuần hay lai 2 hay 3 máu và phải được kiểm tra
giám định, xếp cấp tổng hợp từ cấp 1 trở lên, sinh trưởng và phát dục tốt, năng suất
sinh sản cao và heo được chọn lần 2 khi đạt 60 tuần tuổi có trọng lượng >= 20 kg, da
lông bóng mượt, cơ quan sinh dục phát triển bình thường, khi kiểm tra ở 4, 6, 8 tháng
tuổi phải đạt về ngoại hình, sinh trưởng, phát dục khi kiểm tra và giám định, về bản
thân đực phải mang đặc trưng của giống: lộ rõ các đặc điểm giới tính, tăng trọng nhanh

khoẻ, chắc chắn, bốn chân cân đối, mắt linh hoạt để tiến hành ghép đôi giao phối để
cung cấp con giống ra thị trường, tăng đàn và thay thế đàn sau này.
Kiểm tra, đánh giá heo đực hậu bị: phải có tính trạng tốt về khả năng cho thịt,
kiểm tra phẩm chất tinh dịch và kiểm tra hiệu quả sinh sản (cho phối từ 20 – 30 nái)

4


bên cạnh đó công tác chăm sóc và nuôi dưỡng cũng được chú trọng để đảm bảo tốt hơn
cho việc khai thác và sử dụng đực giống.
Công tác giống của trại được quan tâm và nâng lên một tầm khi trại đầu tư đực
giống từ năm 2005 đến nay và đang thực hiện hiệu quả hơn.
Cùng với sự quản lý đàn chặc chẽ theo dõi cá thể, lý lịch rõ ràng chi tiết đã phần
nào giúp cho công tác giống ngày một hoàn thiện.
- Công tác phối giống
Phối giống tạo heo hậu bị: dùng tinh heo đực thuần Yorkshire phối với nái thuần
Yorkshire tạo con giống thuần Yorkshire.
Phối để tạo heo thương phẩm (để nuôi thịt): dùng tinh đực giống hướng nạc như
Duroc, PD phối với nái YY hay 2 máu YPD, cho ra dòng thương phẩm có từ hai đến ba
nhóm máu.
2.2. ĐIỀU KIỆN CHUỒNG TRẠI THỨC ĂN VÀ NƯỚC UỐNG
2.2.1. Điều kiện chuồng trại
- Với quy mô và công tác bố trí chuồng trại mới theo mô hình nuôi cá thể đã đem
lại hiệu quả và quản lý tốt.
- Chuồng trại được xây dựng với nhiều khu khác nhau, được đặt tên theo từng
khu, giữa các khu cách nhau 10 mét, chuồng được bố trí theo hướng Đông Bắc – Tây
Nam. Tất cả các dãy chuồng được thiết kế nóc đôi, mái ngói, nền bằng xi măng, có hệ
thống quạt và hệ thống phung sương để làm mát, có núm uống nước tự động và máng
ăn thích hợp cho từng loại heo.
- Dọc hay bên dãy chuồng đều trồng hoa và cây xanh để làm tăng độ thoáng mát,

xanh, đẹp và còn có hệ thống rảnh thoát đến hầm xử lý phân và nước thải và được ủ
làm phân hữu cơ sử dụng cho trồng trọt.
- Chuồng đực làm việc và đực hậu bị: đàn nọc làm việc được nuôi trong dãy
chuồng chắc chắn, ổn định về nhiệt độ, ẩm độ và chế độ chăm sóc, rào quanh ô chuồng
sử dụng những cọc sắt đứng, có sân chơi, đầy đủ ánh sáng, thoáng mát, sạch sẽ, yên
tĩnh và có lối thoát hiểm an toàn. Nền chuồng bằng xi măng, sàn bằng phẳng, đủ độ
nhám, giá nhảy bằng sắt chắc chắn và có thể di động được, phía dưới giá có bố trí tấm
nhựa giúp đực nhảy giá không trượt.

5


Chuồng khai thác tinh được thiết kế đảm bảo an toàn cho người khai thác tinh heo
giống để đạt hiệu quả năng suất khai thác cao. Vị trí chuồng được bố trí thuận tiện cho
việc khai thác tinh và gần phòng kiểm tra pha chế tinh. Diện tích mỗi ô nhốt đực giống
(4,5 m x 2,5 m), khu nhốt đực giống hậu bị gần với đực làm việc và nái hậu bị.
2.2.2. Thức ăn và nước uống
Đực giống được cho ăn cám hỗn hợp theo công thức pha trộn riêng của trại, loại
cám số 6, mỗi đực giống ăn từ 2,5 – 3 kg/ngày, và có bổ sung vitamin, premix khi cần
thiết, hệ thống nước uống được bố trí mỗi ô một núm uống tự động và đảm bảo đủ
nước suốt ngày .
Bảng 2.2: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn cho đực giống
Thành phần

Trọng lượng (kg)

Vật chất khô (%)

88,01


ME (Kcal/Kg)

3200

Đạm thô (%)

18,52

Dầu (%)

7,88

Xơ thô (%)

5,0

Lysine (%)

1,05

Methyonine (%)

0,31

Met + Cystine (%)

0,59

Threonine (%)


0,67

Tryptophan (%)

0,20

Calcium (%)

0,90

Phospho tổng số (%)

0,73

Phospho hữu dụng (%)

0,42

Muối (%)

0,61

Aflatocin (ppm)

7,76

Lactose (%)

0,00


Vitamin A (IU)

0,00
(Nguồn: phòng kỹ thuật trại chăn nuôi Hưng Việt)

6


Thực liệu gồm: bắp vàng, bột khoai mì lát, cám gạo tốt, dầu đậu nành CN 44,
bánh dầu đậu phộng Ấn Độ 43, bột cá lạt 55, bột cá xương 34, lysine tổng hợp,
Stivimin (hoặc protamon), Nutrimix, Premix VTM, Avmix …
2.3. QUY TRÌNH CHĂM SÓC
Đối với đực giống và đực hậu bị, mỗi ngày sẽ được tắm mát, dội chuồng, rửa
máng ăn một lần vào buổi sáng, đực giống được theo dõi hằng ngày nhằm kịp thời phát
hiện và có biện pháp can thiệp khi có dấu hiệu bất thường. Nếu đực giống bị sốt thì
công nhân trại nhanh chóng làm thấp nhiệt độ: dội mát liên tục, lấy nhiệt độ, sốt cao
tiến hành tiêm Vime C * 100 và Analgivet (hoặc Anagine + C). Đực khai thác đều
được tiêm ADE mỗi tháng, được tẩy ký sinh trùng (trộn thuốc vào thức ăn) và vệ sinh
sát trùng chuồng trại theo định kỳ.
Đối với đực hậu bị, nuôi gần dãy chuồng nái hậu bị và cùng dãy với đực khai thác
để kích thích và tập phát hiện heo cái lên giống, đực hậu bị sẽ được huấn luyện nhảy
giá 2 lần/ngày đến khi thuần giá.
Giờ ăn của đực giống và đực hậu bị cho ăn 2 lần một ngày:
+ Sáng 7 giờ
+ Chiều 4 giờ .
Bảng 2.3: Quy trình tiêm phòng ADE và trộn thuốc sổ giun trên heo đực giống
Loại thuốc

ADE


MENBEN

Cách sử dụng

3 ml/con/tháng

6 tháng/lần/con

(Nguồn: phòng kỹ thuật trại chăn nuôi Hưng Việt)
2.4. VỆ SINH THÚ Y VÀ QUY TRÌNH TIÊM PHÒNG
2.4.1. Vệ sinh thú y
- Vệ sinh thức ăn
Phân xưởng chế biến thức ăn thường xuyên vệ sinh sát trùng định kỳ và diệt
chuột, kiểm tra nguyên liệu chống nấm mốc, nguyên liệu phải khô ráo và luôn mới khi
đưa vào chế biến.
Vệ sinh định kỳ các trang thiết bị máy móc và thiết bị chứa thức ăn.
- Vệ sinh nguồn nước
Trại sử dụng nguồn nước giếng đựơc xử lý, khử trùng làm nước uống cho heo và
sinh hoạt.
7


Định kỳ chà rửa cặn bã, tẩy rong rêu ở các bồn chứa nước.
- Vệ sinh chuồng trại
Tại cổng chính ra vào có 2 hố sát trùng, một cho xe 2 bánh và một cho xe cơ giới.
Trước mỗi dãy chuồng cũng có một hố sát trùng, nước được thay đổi định kỳ.
Thuốc sát trùng phun sau mỗi lần xuất hoặc nhập heo mới vào và định kỳ định kỳ
3 tuần/lần. Một số thuốc sát trùng thường được trại sử dụng và có sự thay đổi cho nhau
nhằm tránh lờn thuốc với vi trùng như: Benkocid, Prophyl *75, TH4, Bacoma.
- Vệ sinh công nhân và khách tham quan

Công nhân và khách tham quan khi ra vào trại phải nhúng chân qua hố sát trùng
ngay lối vào và phải thay đồng phục của trại, mang ủng và thực hiện đúng quy định
như công nhân khi ra vào trại.
Công nhân được trang bị đồ bảo hộ lao động: ủng, khẩu trang, nón và chỉ được đi
lại trong khu vực chăn nuôi của mình và không được mặc quần áo ngoài trại vào khu
vực chăn nuôi.
- Vệ sinh dụng cụ
Dụng cụ sử dụng riêng cho từng chuồng nuôi, tránh sự vấy nhiễm vi trùng cho
từng khu nuôi.
Những dụng cụ thú y được sát trùng kỹ trước khi sử dụng, để riêng dụng cụ thú y
với thuốc điều trị, thuốc tiêm phòng và thuốc sát trùng.
2.4.2. Quy trình tiêm phòng
Những loại thuốc thường sử dụng ở trại: Tylo D.C, peniciline, streptomycin, ampi
– colistin, Duphapen Strep B.P…
Vaccine được tiêm phòng theo định kỳ và tiêm đầy đủ bốn loại, mỗi loại tiêm
cách nhau một tuần lễ.
Bảng 2.4: Quy trình tiêm phòng đực giống
Vaccine

Phòng bệnh

Liều

Đường cấp

Lặp lại

AFTOPOR

LMLM


2 ml/con

IM

Tháng 3 – tháng 9

Pestifa

Dịch tả

2 ml/con

IM

Tháng 3 – tháng 9

Parvovax

Parvovirus

2 ml/con

IM

2 lần/năm vào tháng 2

Aujeszky

Giả dại


2 ml/con

IM

4 lần/năm vào tháng 4

(Nguồn: phòng kỹ thuật trại chăn nuôi Hưng Việt)
8


2.5. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.5.1. Bộ phận sinh dục đực
Bộ phận sinh dục đực bao gồm: dịch hoàn, phó dịch hoàn, ống dẫn tinh, các tuyến
sinh dục phụ và dương vật.
2.5.2. Sự thành thục tính dục trên heo đực
Bất cứ 1 loài gia súc nào đến một tuổi nhất định sẽ đạt đến sự trưởng thành về tính
dục hay được gọi là sự thành thục về tính dục.
2.5.3. Sự sinh sản và trưởng thành của tinh trùng
Tinh trùng được sinh sản từ tế bào sinh dục nguyên thủy (tinh nguyên bào), khi
con đực thành thục về tính dục. Tinh nguyên bào qua 2 lần phân chia tạo ra các tinh tử.
Tinh bào bậc 1 là những tinh nguyên bào trưởng thành do kết quả của lần phân chia
nguyên nhiễm. Sau đó, nó tiếp tục phân chia giảm nhiễm lần thứ nhất để cho ra 2 tế bào
bằng nhau về kích thước gọi là tinh bào bậc 2. Tinh bào bậc 2 được hình thành tiếp tục
phân chia lần thứ 2, cuối cùng là tạo ra được 4 tinh tử. Các tinh tử này phát triển, biến
đổi phức tạp qua nhiều quá trình mà không kèm theo phân bào để trở thành tiền tinh
trùng rồi tinh trùng hoàn chỉnh (Lê Văn Thọ và Đàm Văn Tiện, 2002).
2.5.4. Tinh dịch
Tinh dịch là hổn hợp các chất tiết của dịch hoàn, dịch hoàn phụ và tuyến sinh dục
phụ được hình thành ngay khi giao phối.

Trong tinh dịch heo có một lượng chất keo phèn, chúng chiếm 5 % – 25 % thể tích
tinh nguyên chưa lọc. Trong giao phối trực tiếp thì keo phèn tạo thành nút ở cổ tử cung
không cho tinh trùng chảy ngược ra ngoài, trong thụ tinh nhân tạo ngay khi lấy tinh thì
keo phèn được lọc bỏ, nếu không thì lượng tinh trùng và nồng độ sẽ giảm.
Tinh dịch gồm 3 phần chính:
- Tinh thanh (Seminal plasma): do các tuyến sinh dục phụ tiết.
- Tinh trùng (Spermatozoa): do dịch hoàn phụ tiết ra.
- Keo phèn: do tuyến cầu niệu đạo tiết ra.
+ Tinh thanh có tác dụng:
Tạo môi trường thích hợp để thúc đẩy hoạt động của tinh trùng, chấm dức
trạng thái tiềm sinh.
Rửa sạch niệu đạo, là môi trường cho tinh trùng vận động.
9


Trung hoà pH âm đạo và tạo điều kiện cho tinh trùng gặp trứng.
Thành phần của tinh trùng gồm:

+ 75 % nước
+ 25 % vật chất khô

Trong vật chất khô chứa:

+ 85 % protein
+ 13,2 % lipid
+ 1,8 % khoáng

Tinh trùng heo có tổng số chiều dài là 55 – 57 µm, gồm 4 phần: đầu (8 x 4x 1
µm), cổ và thân (12 µm), đuôi (35 – 37 µm). Bằng phương pháp ly tâm, người ta đã xác
định được khối lượng các thành phần tinh trùng như sau: đầu chiếm 51 %, cổ và thân

chiếm 16 %, đuôi chiếm 33 %.
Bảng 2.5: Thành phần hóa học của tinh dịch heo
Thành phần

Đơn vị tính (mg, %)
3831

Protein (tính theo đơn vị N)

29

Lipid
Fructose

6–8

Acid Citric

0,13

Acid Acetic

21

Phospho

8

Cl




Na

329



646

K+
Ca

24
++

3,5

Mg ++

11
(Nguồn: Sergin và Milovanov, 1992 dẫn liệu của Nguyễn Anh Tuấn và Nguyễn

Quốc Đạt, 1997)
2.5.5. Chức năng sinh lý của dịch hoàn phụ (phó dịch hoàn)
Chức năng quan trọng nhất của dịch hoàn phụ là nơi cư trú của tinh trùng trong
thời gian đợi phóng tinh. Tại dịch hoàn phụ, tinh trùng không chỉ cư trú thuần túy mà
còn tiếp tục lớn lên về kích thước nhờ các chất dinh dưỡng tiết ra ở dịch hoàn phụ cũng
như tăng khả năng sống, vận động và thụ tinh của nó.


10


Tuy nhiên, nếu tinh trùng sống quá lâu trong dịch hoàn phụ thì nó sẽ thay đổi về
hình thái, cấu tạo và chức năng sinh lý, giảm sức sống và khả năng thụ thai, cuối cùng
sẽ thoái hoá dần và chết ở dịch hoàn phụ.
Thời gian tinh trùng đi qua dịch hoàn phụ: ở loài heo là 20 ngày (Lâm Quang Ngà,
2005).
2.5.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến sức sống của tinh trùng
- Nước: dù là nước cất hay nước đã tiêu độc vẫn làm cho tinh trùng đầu to ra, lắc
lư tại chổ rồi chết vì nước làm giảm áp suất thẩm thấu của môi trường (nhược năng).
- Nhiệt độ: từ 5 – 15 0 C tinh trùng hoạt động ít, nhiệt độ càng gia tăng tinh trùng
càng gia tăng hoạt động. Tinh trùng hoạt động tối ưu ở 37 0 C, nhiệt độ tăng cao, tinh
trùng càng tăng hoạt động làm cho chúng tiêu hao năng lượng dẫn đến giảm sức sống.
- Các chất có tính sát trùng: tinh trùng rất nhạy cảm với các hóa chất có tính sát
trùng như: alcol, crezyl nên khi tồn trữ tinh hoặc pha chế không nên để hóa chất rơi
vào.
- Không khí: trong không khí có CO2 làm tinh trùng tăng hoạt động.
- Khói thuốc: có SH2 làm hại tinh trùng.
- Sóng lắc: làm cho tinh trùng bị strees.
- Vật dơ bẩn, vi trùng: trong 1 ml tinh dịch có 13000 vi khuẩn thì tinh dịch đó
coi như bị nhiễm khuẩn nặng, nếu dùng có thể ảnh hưởng đến mẹ và đời con (Lâm
Quang Ngà, 2005).
2.5.7. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và phẩm chất tinh dịch:
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và phẩm chất tinh dịch như:
2.5.7.1 Giống
Các giống khác nhau cho phẩm chất tinh dịch khác nhau, thường các giống heo
ngoại cho dung lượng và phẩm chất tinh dịch tốt hơn các giống heo nội.
Bảng 2.6: Phẩm chất tinh dịch của các giống heo
Chỉ tiêu


Dung lượng (V)

VAC

Nồng độ (C)
6

9

(ml/lần lấy)

(10 tt/ml)

(10 tttt/lần lấy)

Heo nội

50 – 100

15 – 16

1,5 – 10

Heo ngoại

150 – 300

170 – 500


16 – 90

Giống

11


(Theo Morrow, 1986 giống của con đực ảnh hưởng không lớn đến khả năng thụ
thai và số con đẻ ra)
2.5.7.2. Dinh dưỡng
Thức ăn là yếu tố quan trọng nhất để giúp cho con vật cho tinh tốt nếu thiếu sẽ
làm thiếu những yếu tố sinh dục.
Một số chất cần lưu ý:
- Protein: giúp cơ thể phát triển cân đối giúp hình thành nhân bào của tinh trùng
và giúp heo thành thục nhanh chóng. Do đó, thừa hay thiếu protein trong khẩu phần
điều không có lợi. Tỷ lệ protein trong khẩu phần được khuyến cáo là 14 – 16 %.
- Lipid: quan trọng trong việc hòa tan các vitamin tan trong dầu như: A, D, E, K.
Nếu thiếu làm giảm năng lực thụ thai. Nếu thừa làm thú mập, chậm chạp, giảm khả
năng hưng phấn của đực giống khi khai thác tinh.
Vitamin A, D, E, K rất cần thiết cho heo đực giống, có rất nhiều trong rau xanh,
ngô, lòng đỏ trứng, mỗi tháng tiêm ADE/lần. Mỗi vitamin có chức năng khác nhau:
- Vitamin A: có ảnh hưởng lớn đến sự tổng hợp testosterone và sức khỏe chung
của gia súc, từ kết quả nghiên cứu của Võ Văn Ninh, 2003 thì vitamin A rất cần cho
heo đực và heo cái trong việc sản xuất ra giao tử. Nó góp phần trong việc bảo vệ biểu
mô của cơ quan sinh dục. Nếu thiếu số lượng tinh trùng giảm (do ống sinh tinh bị thoái
hóa), tinh trùng không hoạt động.
- Vitamin E: góp phần làm tăng nồng độ và thể tích tinh dịch (Lâm Quang Ngà,
1995). Vitamin E là chất chống oxy hóa các acid không no, bảo vệ cho màng tinh trùng
thoát khỏi sự hư hại do oxygen. Thiếu vitamin E làm quá trình hình thành tinh trùng bị
rối loạn, ống dẫn tinh bị thoái hóa, lượng tinh dịch và khả năng thụ thai của tinh trùng

giảm sút (Đỗ Hiếu Liêm, 1994).
- Vitamin D: giúp cho đực giống cứng cáp, nếu thiếu D thời gian sử dụng không
lâu, lượng tinh trùng giảm và có thể gây nguy hiểm cho người lấy tinh, nó giúp cho sự
hấp thu Ca và P.
- Kẽm (Zn): rất cần cho sự sinh trưởng và sinh sản, được phân bố rộng rãi trong
các mô bào nhiều nhất trong tinh trùng tuyến nhiếp hộ và dịch hoàn (Nguyễn Phước
Nhuận, 1994).

12


- Selen (Se): là thành phần quan trọng của enzyme glutathione peroxydase.
enzyme này bảo vệ màng lipid của tinh trùng tránh tác động hủy hoại của peroxid
hydrogen. Se có mối tương quan với vitamin E, nếu vitamin E ngăn ngừa sự tạo
peroxid hydrogen từ các acid béo thì Se có tác dụng phá hủy peroxid hydrogen. Chính
vì thế Se cùng với vitamin E làm giảm thấp sự hiện diện của peroxid hydrogen trên
màng tế bào tinh trùng.
- Mn: góp phần tham gia hoạt hóa các enzyme biến dưỡng lipid, glucid, protein,
acid nhân và chuyển hóa năng lượng. Nếu thiếu thú chậm lớn, chân yếu, các khớp phì
đại, thú đực giảm tính hăng và phẩm chất tinh dịch.
- Iot: là loại vi khoáng rất cần cho nhiều loại động vật là thành phần cấu tạo của
kích thích tố tuyến giáp, giữ vai trò điều hòa cường độ trao đổi chất trong cơ thể. Thiếu
Iot sẽ làm giảm tính hăng, phẩm chất tinh kém và khả năng thụ thai thấp (Võ Văn Ninh,
2001).
2.5.7.3. Chăm sóc quản lý
- Chuồng nuôi: khi thú thành thục tích dục thì nhốt riêng mỗi con để tránh chúng
cắn và nhảy lên nhau. Chuồng nuôi phải đầy đủ ánh sáng, thoáng mát và có sân chơi
sạch.
- Nhiệt độ: heo đực giống, nhiệt độ thích hợp là 20 0C, có tác dụng tốt đến khả
năng sản xuất tinh trùng. Khi nhiệt độ tăng cao, gây stress nhiệt, ảnh hưởng đến sự tiết

dục tố. Ở nhiệt độ 31 – 35 0C trong vòng 72 giờ nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nồng độ
tinh trùng và tỷ lệ đậu thai. Ở 40 0C gia súc tạo nhiều tinh trùng kỳ hình.
- Ánh sáng: đối với heo cần trung bình 10 giờ chiếu sáng/ngày, cường độ ánh
sáng 250 lux. Nếu chúng sống trong tối thì thể tích và nồng độ tinh trùng giảm, tinh
trùng kỳ hình và tỷ lệ chết tăng.
- Vận động: đối với heo đực giống mỗi ngày cho vận động 30 phút đi vòng các
dãy chuồng cái để phát hiện sự lên giống cuả chúng. Nên cho thú vận động vào lúc
sáng sớm hay chiều mát.
- Chu kỳ khai thác tinh dịch: có liên quan đến dung lượng, nồng độ, tổng số tinh
trùng tiến thẳng và số liều tinh được sản xuất từ 1 lần lấy (Levis, 1996). Cho nên, chu
kỳ khai thác phải hợp lý như sau:
+ Đối với heo < 12 tháng: 1 lần / tuần, > 12 tháng: 2 – 3 lần / tuần.
13


×