Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Báo cáo thục tập tại báo thanh niên thuộc hội liên hiệp thanh niên việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.74 KB, 20 trang )

I. Giới thiệu về báo Thanh Niên thuộc Hội Liên hiệp Thanh niên
Việt Nam.
1. Sơ lược về báo Thanh Niên
Báo Thanh Niên là một tờ báo Việt Nam phát hành hàng ngày có trụ sở
tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một trong những tờ báo có số lượng phát
hành lớn nhất Việt Nam với 300.000 bản một ngày (có thời điểm phát hành
hơn 400.000 bản).
Ngày 3 tháng 1 năm 1986, báo ra số đầu tiên với tên gọi Tuần tin Thanh
Niên trực thuộc Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Tổng biên tập đầu tiên
của tờ báo là ông Huỳnh Tấn Mẫm, người từng là Chủ tịch Tổng Hội Sinh
viên Sài Gòn trong thời kỳ chiến tranh. Trước đó, ngày 21 tháng 6 năm 1925,
cũng có một tờ báo mang tên Thanh Niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập nhưng
không phải là tiền thân của tờ Thanh Niên ngày nay.
Ban đầu, tờ báo đặt trụ sở tại hành lang văn phòng Câu lạc bộ Hội Liên
hiệp Thanh Niên số 145, đường Pasteur, phường 6, Quận 3 (là trụ sở của VP
Trung Ương Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh - phía Nam), sau đó
chuyển về số 20 Ter, đường Trần Hưng Đạo B rồi số 248, đường Cống
Quỳnh, Quận 1 như hiện nay.
Kế nhiệm ông Huỳnh Tấn Mẫm, ông Lương Ngọc Bộ (4.1990 - 9.1990),
ông Nguyễn Công Khế là tổng biên tập tờ báo từ năm 1990 đến cuối
năm 2008. Hiện nay tổng biên tập của tờ báo là ông Nguyễn Quang Thông.
Ngoài hoạt động báo chí, báo Thanh Niên còn tổ chức nhiều hoạt động
văn hóa xã hội như chương trình ca nhạc Duyên Dáng Việt Nam, giải vô địch
bóng đá U21 Việt Nam, quỹ học bổng Nguyễn Thái Bình..., chương trình Tư
vấn Mùa thi, Tiếp sức mùa thi...
2. Các ấn phẩm của Báo Thanh Niên






Thanh Niên (nhật báo - tiếng Việt)
Thanh Niên Tuần San (tạp chí)
Thanh Niên Thể thao & Giải trí (nhật báo). Hiện đã ngừng xuất bản.
Thanh Niên Online tiếng Việt ()
1








Thanh Niên Online tiếng Anh ()
Thanh Niên Weekly (tuần báo). Từ tháng 1.2012 đổi thành Vietweek
Thanh Niên Online thể thao ()
Tin giải trí - sao Ihay ()
Tin nóng ( />
3. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của báo
* Về hình thức hoạt động kinh tế
Thanh Niên là một tờ báo hoạt động theo hướng tự thu – tự chi, tuy cơ
quan chủ quản là Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam nhưng tờ báo không hề
nhận được một sự giúp đỡ nào về mặt kinh tế. Tuy có sự hỗ trợ của các
“Mạnh Thường Quân”, tuy nhiên, trong thời buổi khủng hoảng kinh tế, tờ báo
đã không thể duy trì theo đường lối cũ. Và cần hơn bao giờ hết là một sự đầu
tư mới, đi sâu đi sát với báo, hoạt động theo hướng kinh tế thị trường, vừa
làm báo vừa làm kinh tế.
Trong khi đó, Công ty Cổ phầnTập đoàn truyền thông Thanh Niên hiện
đang cùng với Báo Thanh Niên đã tổ chức nhiều sự kiện lớn mang tấm quốc tế
như: Hoa hậu Trái đất 2007, Hoa hậu Hoàn Vũ 2008, Hoa hậu Trái đất 2010.

Ngoài ra, cũng tổ chức các hoạt động mang tính thường niên như: +)
Chương trình Duyên dáng Việt Nam: đây là chương trình Ca múa nhạc - thời
trang mang đẳng cấp nghệ thuật, chương trình được công diễn tại Anh,
Singapore, Úc
+) Giải bóng đá trẻ U21 Cúp Báo Thanh Niên (Bao gồm giải Quốc gia
và Quốc tế): với tiêu chí “Xanh-Sạch-Đẹp” của Giải và với ý thức trách
nhiệm vì sự phát triển của bóng đá Việt Nam, Báo Thanh Niên và Công ty Cổ
phần Tập Đoàn Truyền Thông Thanh Niên đã tổ chức được 15 Giải bóng đá
U.21 Quốc gia và 5 Giải bóng đá U.21 Quốc tế tạo được tiếng vang và rất
được giới thể thao trong khu vực Đông Nam Á quan tâm.Giải bóng đá trẻ
U.21 Báo Thanh Niên thật sự đã trở thành một sân chơi thể thao mang đẳng
cấp chuyên nghiệp...
Về hình thức hoạt động sản xuất tin bài
2


Để vận hành Báo Thanh Niên, tòa soạn bao gồm những phòng ban như sau:
Tổng biên tập – NGUYỄN QUANG THÔNG
Phó Tổng biên tập: ĐẶNG VIỆT HOA
ĐẶNG THỊ PHƯƠNG THẢO
NGUYỄN NGỌC TOÀN
HẢI THÀNH
Ủy viên biên tập:
VÕ VĂN KHỐI - Tổng Thư ký tòa soạn báo in Thanh Niên
TRẦN VIỆT HƯNG - Tổng Thư ký tòa soạn Thanh Niên Online
ĐÀO HỒNG HẠNH - Phó Tổng Thư ký tòa soạn Thanh Niên Online
NGUYỄN QUỐC PHONG
Tòa soạn báo in:
LÂM HIẾU DŨNG - Phó Tổng Thư ký tòa soạn
NGUYỄN TUYẾT NHUNG - Phó tổng thư ký tòa soạn

NGUYỄN TRỌNG PHƯỚC - Thư ký tòa soạn
ĐỨC TRUNG - Thư ký tòa soạn
NGÔ MINH TRÍ - Thư ký tòa soạn
Tòa soạn báo Online:
ĐỖ HÙNG - Phó Tổng Thư ký tòa soạn
NGUYỄN MINH GIAO - Thư ký tòa soạn
NGUYỄN ĐÌNH HUÂN - Thư ký tòa soạn
NGUYỄN XUÂN TOÀN - Thư ký tòa soạn
NGUYỄN TRẦN DUY - Thư ký tòa soạn
Tòa soạn báo Tiếng Anh:
PHẠM THẾ VINH - Thư ký tòa soạn
Tòa soạn – Trị sự - Phát hành:
TP. Hồ Chí Minh
- Báo Thanh Niên:
248 Cống Quỳnh, Q.1, TP.HCM
3


Điện thoại: (84.8) 38394046 - 38322026 - 38332955 Fax: (84.8)
38322025
E-mail:
- Thanh Niên Điện Tử Tiếng Việt:
244 Cống Quỳnh, Q.1, TP.HCM
Điện thoại: (84.8) 39255613 - 39255628 - 39255682 Fax: (84.8)
39255675
E-mail:
* Hà Nội
218 Tây Sơn, Q. Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (84.4) 38570897 - 38570981 Fax: (84.4) 38570948
E-mail:

* Phòng quảng cáo
Điện thoại: (84.8) 39250249
E-mail:
* Phòng phát hành
Điện thoại: (84.8) 38397599
Email :
VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN:
* Văn phòng đại diện khu vực Đông Bắc Bộ
22 Lý Tự Trọng, Quận Hồng Bàng, TP.Hải Phòng
Điện thoại: (031) 3822038 - Fax: (031) 3822037
E-mail:
* Văn phòng đại diện khu vực Bắc Trung Bộ
1 Nhà Thờ, TP Thanh Hóa
Điện thoại - Fax: (037) 3855748
E-mail:
* Văn phòng đại diện miền Trung
144, Bạch Đằng, TP Đà Nẵng
4


Điện thoại: (05113) 3824231 - Fax: (05113) 3871345
E-mail:
* Văn phòng đại diện khu vực Trung Trung Bộ và Bắc Tây Nguyên
133 Lê Lợi, TP Quy Nhơn, Bình Định
Điện thoại: (056) 3824142 - Fax: (056) 3815559
E-mail:
* Văn phòng đại diện tại Nha Trang
120 Thống Nhất, P.Vạn Thắng, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
Điện thoại: (058) 3819306 - Fax: (058) 3819307
E-mail:

* Văn phòng thường trú Đà Lạt
A22A Trần Lê, P. 4, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
Điện thoại: (063) 3827807 - Fax: (063) 3812930
* Văn phòng đại diện khu vực Đông Nam Bộ
98/18/14 Võ Thị Sáu, TP Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: (061) 3940818 - 3940819 Fax: (061) 3940817
E-mail:
* Văn phòng đại diện khu vực ĐBSCL
99 Trần Văn Hoài, TP Cần Thơ
Điện thoại: (0710) 3825244 - Fax: (0710) 3825245
E-mail:
* Văn phòng đại diện tại Thái Lan
38/105 Asoke Place Bulding, Asoke Montri road (Sukhumvit 21),
Klongtoey, Watthana, Bangkok 10110, Thailand
Fax: (66) 02-66-402-66
E-mail:
* Văn phòng đại diện tại Singapore
2 Leedon Road #11-06, Singapore 267829
Điện thoại – Fax: +65 6224 0810
5


E-mail:
 Về hoạt động sản xuất tin bài
Tòa soạn Báo Thanh Niên tại Hà Nội, phóng viên rất ít có mặt tại tòa
soạn, chủ yếu làm việc qua mail, hoặc chạy tin bài, chủ yếu họp cơ quan
phóng viên mới có ở cơ quan. Ngoài ra, báo có lực lượng cộng tác viên hùng
hậu ở các tỉnh, và hơn nữa, còn có đội ngũ những nhà khoa học, giáo sư đầu
ngành thường xuyên cộng tác, gửi những bài viết có giá trị cao.
Việc ít phóng viên như vậy có rất nhiều mặt có lợi đối với tòa soạn:

Thứ nhất, tòa soạn không phải trả lương cho lượng phóng viên nhàn rỗi,
bắt buộc phóng viên phải lao động hết khả năng, thời gian, sức lực.
Thứ hai, ít phóng viên như vậy, bản thân mỗi phóng viên phải hoàn thiện
mình để đáp ứng nhu cầu. Sẽ không có phóng viên chuyên trách đời sống,
phóng viên chuyên trách chính trị, mà sẽ có phóng viên toàn năng, nhận thức,
nắm bắt được đề tài và vấn đề xã hội nhanh.
Tuy nhiên, người phóng viên cũng có nhiều thiệt thòi, như áp lực công
việc rất lớn, luôn phải chịu sức ép của tin bài. Đôi khi người phóng viên sẽ
cảm thấy bị bóc lột thậm tệ. Nhưng ngược lại, tòa soạn có chính sách trả
nhuận bút khá cao, khuyến khích người phóng viên lao động. Càng lao động,
sẽ càng có nhiều thu nhập. Muốn có nhiều thu nhập, buộc người phóng viên
phải làm việc.

6


II. Quá trình thực tập Báo Thanh Niên.
1. Lý do chọn Báo Thanh Niên thuộc Hội liên hiệp Thanh
niên Việt Nam.
Báo chí là một môi trường năng động, đòi hỏi mỗi người làm báo cũng
phải năng động, nhiệt huyết và một điều không thể thiếu là lòng đam mê. Trước
khi thực tập tôi cũng cộng tác cho một tờ báo nào như: Báo Đất Việt, Báo Pháp
Luật Việt Nam, Hôn Nhân Và Gia Đình…, những tin bài tôi viết khi có sự kiện,
vấn đê nào nóng, hay tôi đi thực tế bắt gặp rồi phản ánh lại...
Bản thân tôi cũng không phải là một người năng động nên tôi nghĩ mình
sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong công việc, và sẽ khó thích nghi với môi
trường báo chí hiện đại, đặc biệt với một tờ báo lớn như Thanh Niên, thật sự
lúc đấy tôi rất lo lắng. Tuy nhiên, bên cạnh sự lo lắng, là một sự hồi hộp, chờ
đợi vì cuối cùng sau 4 năm học thì lần đầu tiên mình làm việc với một trong
những tờ báo có lượng phát hành lớn nhất hiện nay, làm việc trong môi

trường báo chí như Báo Thanh Niên sẽ là cơ hội tốt để tiếp xúc với nghề mình
đã chọn, đã theo đuổi, là điểm tựa và cũng có thể nói là bước ngoặt cho sự
nghiệp trong tương lai.
Cũng như bạn bè trong lớp, ai cũng phân vân, lo lắng khi chưa xác định
được tờ báo nào, cơ quan báo chí nào để mình thực tập cho đạt kết quả tốt và
trước tiên là hoàn thành cái chỉ tiêu mà nhà trường, khoa đặt ra, đó là cả vấn
để mà khi lần đầu tham gia thực sự của một người làm báo chuyên nghiệp.
Bởi vậy, trước khi đưa ra quyết định tờ báo cuối cùng tôi sẽ chọn thực tập,
tôi đã gặp và nhờ các anh, chị khóa trước đã ra trường đi làm, các anh chị khóa
trước từng đi thực tập, và cả bạn bè để cho mình lời khuyên, vì dù gì thì anh
chị, bạn bè là những người đi trước, từng trải và có kinh nghiệm hơn mình.
Trước kia tôi đã từng muốn vào thử sức ở các tờ báo như : Tuổi Trẻ, Lao
Động, Quân đội nhân dân,...trước đó, tôi cũng đã đăng ký xin thực tập tại Báo
Quân đội nhân dân, nhưng do số lượng sinh viên quá nhiều sẻ khó khăn trong
việc hướng dẫn thực tập, một phần thấy không phù hơp khi báo hướng về vấn
7


đề chính trị - quân sự, hiểu biết bản thân còn hạn chế, nên tôi quyết định
không xin về báo Quân đội nhân dân thực tập. Những tờ báo một thời tôi ao
ước ấy tôi đã không chọn, và tôi đã tự chọn cho mình cơ quan thực tập mới
mà tôi thấy phù hợp. Đó là, Báo Thanh Niên thuộc Hội Liên hiệp Thanh niên
Việt Nam.
Tôi chọn Báo Thanh Niên vì có những lý do sau.
Thứ nhất : Báo Thanh Niên là một tờ báo chính trị - xã hội hàng đầu Việt
Nam, cùng với các đoàn thể chính trị - xã hội khác tạo thành lực lượng nòng
cốt trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; được tổ chức và
hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ và đoàn kết.
Thứ hai : Đây là tờ báo ra đời cũng khá lâu, gần 30 năm, nên tôi có nhiều
cơ hội để tiếp xúc, được gặp gỡ, được hướng dẫn bởi nhiều nhà báo hàng đầu

Việt Nam hiện nay và làm quen với công việc được tốt hơn.
Thứ ba: Đây là một tờ báo Chính trị - Xã hội, điều làm tôi thích thú, đặc
biệt là về vấn đề xã hội, mảng xã hội dễ viết, dễ khai thác, và tính trải nghiệm
rất cao, để có những bài phóng sự, bài phản ánh … rất hay, có ý nghĩa, sức
chiến đấu, có tiếng vang trong nhân dân, tờ báo đã khai thác rất hay, rất hợp lý
và cụ thể. Và hiện nay cũng rất ít báo viết về Chính trị - Xã hội, nếu những tờ
báo viết cũng chỉ ở dạng phản ánh, còn với Thanh Niên không chỉ đơn thuần
phản ánh, mà đi sâu phân tích, bình luận..., Báo Thanh Niên đã thành công và
có tiếng nói trong nhân dân. Có thể nói: Thanh Niên là một trong những tờ
báo hàng đầu hiện nay về Chính trị – Xã hội.
Thứ tư: Là một tờ báo của Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam, tiếng nói
của Thanh Niên nên những tâm tư, nguyện vọng của thế hệ tương lai của đất
nước luôn mới mẻ, luôn đổi mới, bởi vậy, những vấn đề của xã hội, của thế hệ
trẻ đều được Thanh Niên thể hiên, phản ánh, tôn vinh, biểu dương… một cách
cũng rất trẻ, rất mới.
Thứ năm: Đây là một tờ được coi như báo trẻ, trẻ so với các tờ báo như
Nhân dân, Quân đội nhân dân, Lao động đã có hơn nửa thế kỷ… đội ngũ cán
8


bộ, phóng viên, biên tập viên đều là những người vẫn còn trẻ nhưng tuổi nghề
thì rất dày dặn, có kinh nghiệm và điều đặt biệt là rất nhiệt tình, tận tậm trong
công việc. Báo Thanh Niên có một ngũ phóng viên, biên tập viên, cộng tác
viên đông đảo.
Thứ sáu: Báo rất quan tâm đến đội ngũ phóng viên, biên tập viên, đặc
biệt là cộng tác viên. Nhuật bút mà báo trả cao, phù hợp với công sức mà
những tác phẩm phóng viên đã sáng tạo ra, đặc biệt là nhuận bút của cộng tác
viên lại rất cao, để khuyến khích, tạo niềm tin với đội ngũ cộng tác viên và
phù hợp với công sức của họ đã bỏ ra.
2. Quá trình làm việc tại Báo Thanh Niên

Ngay khi đến nộp đơn thực tập tại Báo Thanh Niên, chúng tôi đã được
chị Nguyễn Tuyến Nhung Phó Tổng thư ký tòa soạn Báo Thanh Niên phụ
trách tòa soạn Hà Nội tiếp rất nhiệt tình. Chị đã trao đổi chung về cơ cấu, tổ
chức sản xuất tin, bài Báo Thanh Niên nói chung và tòa soạn Báo Thanh Niên
tại Hà Nội nói riêng.
Tại tòa soạn Hà Nội tin, bài không phải gửi vào trụ sở chính ở Thành
phố Hồ Chí Minh để in, mà tại Hà Nội có nhà máy in, nên tin bài sản xuất ở
phía Bắc đều in tại Hà Nội. Bên cạnh đó, chị còn hỏi thăm về thế mạnh, từng
cộng tác tại các báo như thế nào… nhằm nắm rõ tình hình từng sinh viên, để
có thể hướng dẫn hiệu quả hơn. Chị đã nói: “các em là sinh viên, không nhất
thiết phải chọn ban, chọn chuyên mục, các e cứ đề xuất đề tài rồi viết tự do,
bài các em phù hợp với mục nào thì sẻ đăng ở mục đấy, ở tòa soạn Báo Thanh
Niên các anh chị phóng viên nhiều khi vẫn viết tự do, vì các chuyên mục hầu
như cũng đều liên quan tới nhau. Viết tự do giúp các em có tính tư duy, phát
hiện vấn đề hay hơn, mới hơn”.
Không chỉ vậy, chị còn gợi ý, còn khuyên nên đề xuất các đề tài và đi
làm, để làm quen với công việc trước, không nhất thiết khi đúng thời gian
thực tập mới đi làm, lãng phí thời gian.

9


Những lời tâm huyết của Nhà báo Tuyết Nhung, đó là một điều may mắn
cho chúng tôi, khi được học việc ngay mà không chờ đến ngày thực tập chính
thức như các bạn trong lớp. Vì được ưu ái như thế chúng tôi đã không còn bỡ
ngỡ, lo lắng, khi bước vào thời gian thực tập chính thức.
Bởi vậy, ngay từ những tháng chưa đi thực tập chưa chính thức, chúng
tôi tự do đề xuất đề tài để với tòa soạn đi làm quen với thực tế. Không những
thế các anh chị trong tòa soạn giao đề tài để tập thử sức, để nắm rõ thế mạnh
yếu của từng người, để có những lời khuyên giúp chúng tôi hoàn thiện hơn.

Những đề tài mà tôi đề xuất trước thời gian thực tập chính thức đều được
ban biên tập duyệt và được đăng trên báo giấy, đó là một sự thành công ngoài
mong đợi đối với tôi, bởi vì với một tờ báo lớn như Báo Thanh Niên, sản
phẩm lên Thanh Niên Online còn khó, chưa nói lên báo giấy. Điều đó càng
thúc đẩy sự nhiệt tình, càng thấy phải cố gắng thật nhiều, có được điều đó vì
tòa soạn đã tạo điều kiện cho mình rất nhiều.
Sau hơn một tháng dần làm quen cơ bản với công việc của tòa soạn, đã
làm cho tôi tự tin hơn, sẵn sàng cho thời gian thực tập chính thức.
Trong thời gian thực tập chính thức, tôi cũng đề xuất đề tài và cứ chạy
viết bài tự do. Cũng bởi vì trước thời gian thực tập đã đi viết, nên khi bắt đầu
thực tập chính thức đã có bài đăng.
Đó là bài viết về “vua vịt trời” ở Lục Nam – Bắc Giang. Một mình rong
ruỗi hơn 100 km, cũng gặp nhiều khó khăn, khó khăn nhất là không gặp được
chủ trang trại vịt trời, thì công mình đi coi như không. Nhưng may mắn là anh
chủ trang trại có nhà, và được anh chia sẻ nhiệt tình.
Không chỉ dừng lại chạy tin bài ban ngày, mà nhiều đề tài phải đi tác
nghiệp cả ban đêm, gặp rất nhiều khó khăn trong khai thác thông tin cũng như
đi lại. Để viết bài về “Tiếng trống báo học bài ở Trác Bút”, tôi phải đi một mình
tác nghiệp trong đêm, mặc dù trời mùa đông lạnh giá nhưng với quyết tâm là
sinh viên thực tập phải có tính độc lập, nhiệt tình mọi trở ngại đều có thể khác
phục. Đến thôn Trác Bút, Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, khi mà một mình phải đi
10


lấy thông tin từng gia đình trong đêm có các em đi học ở địa phương, ý kiến
của trưởng thôn, của Hội khuyến học địa phương, may mắn là mọi người đều
nhiệt tình cung cấp thông tin. Lấy những thôn tin cần thiết xong lúc đấy cũng
đã hơn 10 giờ đêm, tôi vẫn một mình về Hà Nội trong đêm, biết nguy hiểm
nhưng vẫn phải về để viết bài gửi cho cơ quan đúng thời gian quy định. Đây
cũng là lần tác nghiệp đáng nhớ trong thời gian đi thực tập.

Trong quá trình thực tập, 2 bài phóng sự làm tôi bỏ nhiều thời gian, công
sức nhất, và được đánh giá cao về khả năng chịu khó phát hiện và tìm hiểu,
khai thác thông tin.
Phóng sự điều tra “trẻ em mưu sinh trên công trường xây dựng” là một bài
tôi phải mất hơn nửa tháng mới hoàn thành được tác phẩm, mặc dù vẫn chưa
như ý muốn, nhưng cũng là một thành quả đáng nhớ trong thời gian thực tập.
Tôi được biết, những em làm ở đây đa số đều là dân tộc thiếu số ở vùng
núi phía Bắc như Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu … điều kiện kinh tế gia đình
của các em đều khó khăn, lại sinh ra trong gia đình nhiều anh chị em, nên
phải bỏ học giữa chừng, đi làm thuê để phụ giúp gia đình.
Để tìm hiểu, tiếp xúc những lao động trẻ em tại các công trường xây
dựng ở Hà Nội, tôi phải rong ruỗi rất nhiều ngày, nhiều công trường để tận
mắt chứng kiến sự mưu sinh của các em tại các công trường khói bụi này.
Tại các công trường các em được quản lý, giám sát rất chặt chẽ, chỉ có
người thân thì mới được gặp gỡ, hoặc qua giới thiệu của các em mới được cho
vào. Có lẻ các em cũng ý thức độ tuổi của các em chưa đến độ tuổi lao động
hợp pháp, với đặc thù đòi hỏi nặng nhọc, người có sức khỏe, độ an toàn. Bên
cạnh đó, quản lý, hoặc ông chủ trước khi nhận những lao động chưa đến độ
tuổi lao động, đã nhắc nhở không tiết lề thân phận, tuổi tác của các em, nếu
không các em sẽ không được làm. Các em làm tại các công trường nhiều khi
ít tuổi nhưng phải khai lên tuổi, để được làm tại các công trường.

11


Mặc dù thời gian làm việc dài, công việc nặng nhọc, vất vả như vậy
nhưng tiền công được trả cũng không được cao, không xứng với công sức các
em bỏ ra.
Mặc dù có nhiều cản trở trong tác nghiệp, tuy nhiên với sự quyết tâm,
muốn nói lên tiếng nói của sự thật, muốn các em được tốt hơn, công việc nhẹ

nhàng hơn, không bị lợi dụng sức lao động nơi công trường khắc khổ, càng
cho tôi thêm động lực, niềm tin để điều tra, để phản ánh một cách chân thật,
khách quan.
Phóng sự điều tra “trẻ em mưu sinh trên công trường xây dựng” có thể
nói là tác phẩm tốt nhất của tôi trong thời gian thực tập, là thành quả, công
sức của sự nhiệt huyết, là niềm tin, điểm tựa cho những tác phẩm báo chí sau
này của tôi.
Phóng sự thứ hai “Kỳ lạ ngôi làng nói “tiếng cổ” ở Hà Nội”. Đây cũng là
một bài phóng sự với sự cố gắng rất nhiều để tìm hiểu thông tin, xác nhận
thông tin.
Làng Đa Chất (xã Đại Xuyên – Huyện Phú xuyên – Hà Nội) ngôi làng
duy nhất ở Hà Nội vẫn còn lưu giữ một thứ ngôn ngữ cổ, kỳ lạ, độc đáo,
mang dấu ấn, nét đẹp văn hóa ngàn xưa để lại. Về Đa Chất, nếu không được
thấy và nghe những ngôn ngữ kỳ bí, lạ lùng, khi những người dân giao tiếp thì
nhiều người cứ ngỡ, nơi đây có người dân tộc sinh sống, nhưng người dân ở
đây 100% là người Kinh.
Các “tiếng cổ” được Cụ trong làng hào hứng chia sẻ làm tôi rất bất ngờ,
ở Thủ đô vẫn đang có những “tiếng cổ” độc đáo này. “Cháu thít mận thu” có
nghĩa là “cháu uống nước chè”, “vào thít khái” có nghĩa là “ăn cơm chưa”,
hay “sảo lọng ngoại vào đây sởn” có nghĩa “người lạ vào làng”, “tớp cho ông
cái gành” ý là “lấy cho ông cái chén”. Điều này cho thấy, người dân vẫn giữ
những nét đẹp trong văn hóa xóm làng, thuần phong mỹ tục.
Để những thông tin về ngôi làng nói “tiếng cổ” được khách quan hơn,
thuyết phục hơn tôi phải cần đến các chuyên gia ngôn ngữ học cho ý kiến đây
có phải đây là ngôn ngữ cổ hay không? Nhưng bởi vì, không phải ngôn ngữ
nào, tiếng nào các nhà ngôn ngữ cũng nghiên cứu, ngôn ngữ làng Đa Chất
12


cũng vậy. Phải mất hơn một tuần, tôi mới nhận được câu trả lời từ các chuyên

gia ngôn ngữ học.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Chính, Chủ nhiệm Khoa Ngôn ngữ học,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội)
cho biết: “Ngôn ngữ lạ, độc đáo ở làng Đa Chất (Đại Xuyên – Phú Xuyên –
Hà Nội) là một biệt ngữ nghề nghiệp, thời xưa được gắn liền với nghề cối xay
gạo, làm thợ xây, … chỉ những người trong nghề, trong làng mới biết, mới
hiểu. Tuy nhiên, đây là ngôn ngữ duy ý chí, chỉ có giá trị về mặt tư liệu, về
nguyên tắc bảo tồn và phát huy là cần thiết, nhưng để bảo tồn, lưu giữ thứ
ngôn ngữ độc đáo của địa phương trước hết chính người dân làng Đa Chất
phải tôn trọng và biết gìn giữ để không bị mai một đi”.
Như vậy, để có những bài phóng sự, phóng sự điều tra tôi đã mất rất
nhiều thời gian, công sức, để bài viết thuyết phục, khách quan, chân thực.
Bên cạnh đó, các bài viết phản ánh về làng nghề thủ công, những gương
mặt làm kinh tế, chăn nuôi giỏi cũng được thể hiện qua các bài viết: Làng
nghề vươn ra thế giới, Nuôi trâu giữa Thủ đô,…

13


III. Những thuận lợi và khó khăn trong thời gian thực tập
1. Thuận lợi
Tôi cũng như những bạn khác thực tập tại Báo Thanh Niên đã được tiếp
xúc, học tập một môi trường làm báo rất chuyên nghiệp.
Trước tiên là có sự giúp đớ, hỗ trợ, hướng dẫn tận tình, trách nhiệm của
nhà báo Vũ Thơ, một biên tập viên nhiều năm ở Thanh Niên. Những tin,
những bài viết của tôi thường viết xong là gửi trực tiếp qua gmail của chị Vũ
Thơ để chị biên tập, xử lý rồi cho ý kiến để tôi có thể bổ sung, khắc phục
những thông tin thiếu, những lỗi sai.
Đồng thời những lần đi thực tế luôn được chị Vũ Thơ quan tâm, và nếu
gặp khó khăn gọi điện thoại trự tiếp cho chị để được hổ trợ, chỉ đạo thực hiện

tốt hơn.
Tất cả các bài viết gửi qua chị VũThơ, được chị trả lời, nhận xét rất chi
tiết, cụ thể để lần sau rút kinh nghiệm, lần sau trách lặp lại các lỗi sai cơ bản.
Bên cạnh có sự hướng dẫn tận tình của nhà báo Vũ Thơ, còn có sự giúp
đỡ của nhà báo – Phó tổng thư ký tòa soạn Nguyễn Tuyết Nhung. Mặc dù
công việc rất nhiều, thời gian hạn hẹp nhưng chị vẫn quan tâm đến những sinh
viên thực tập, chị có những lời khuyên, chia sẻ kinh nghiệm tác nghiệp, phát
hiện đề tài… tạo sự gần gũi với sinh viên.
Mặc dù viết rất ít cho bên Thanh Niên Online nhưng vẫn được sự quan
tâm của chị Nguyệt Minh, nếu có những thông tin nóng, phù hợp với bên
Online thì gửi bài trực tiếp qua gmail. Chị cũng chia sẻ, cách phát hiện đề tài,
cách bên Thanh Niên Online sử dụng bài…
Bên cạnh đó là sự giúp đỡ, hổ trợ của các anh chị phóng viên trong tòa
soạn rất nhiệt tình, khi gặp khó khăn về vấn đề gì, anh chị phóng viên luôn
dành thời gian chỉ bảo tận tình, mặc dù công việc của anh chị rất tất bật nhưng
vẫn ưu ái giúp đỡ.
Mặc khác, tòa soạn luôn tạo điều kiện cho tất cả phóng viên, biên tập
viên, cộng tác viên hoàn thành nhiệm vụ một cách nhanh nhất, dễ dàng nhất.
14


Tòa soạn cũng ưu tiên, khuyến khích, tạo mọi điều kiện để sinh viên thâm
nhập thực tế, tìm kiếm từ thực tế, để có thêm kinh nghiệp và nhiều bài học từ
thực tế mang lại.
2. Khó khăn
Đối với tôi và cũng rất nhiều bạn sinh viên khó khăn nhất là việc tìm đề
tài và phát hiện đề tài. Muốn phát hiện đề tài mới, hay, có ý nghĩa với xã hội
lại càng khó khăn hơn. Đề tài chính là từ cuộc sống, từ xã hội nhưng phát hiện
ra cái mà người khác chưa biết, chưa khai thác là điều đối với sinh viên thực
tập như tôi là chuyện không hề đơn giản. Bên cạnh đó đề tài cũng phải phù

hợp với tôn chỉ, mục đích của tờ báo.
Báo in đòi hỏi thông tin chính xác, chân thực, kịp thời nên khi vào làm ở
báo Thanh Niên cũng gây cho tôi nhiều khó khăn, áp lực, đặc biệt là về vấn
thông tin, hình ảnh là điều ưu tiên hàng đầu.
Bản thân học báo in, dù đã học sơ lược về báo ảnh, nhưng vẫn yếu bên
chụp ảnh, những hình ảnh vẫn chưa được đẹp, chưa lấy bối cảnh, góc ảnh phù
hợp, nên nhiều hình ảnh không sử dụng được, không phù hợp với nội dung
bài viết.
Ảnh trong báo chí vô cùng quan trọng, thể hiện, phản ánh nội dung bài
viết, dù bài viết có hay, có ý nghĩa, mà ảnh không đẹp, không phù hợp coi như
không sử dụng được bài viết. Một bài viết phải đi xa hàng trăm cây số, nhưng
về ảnh không dùng được, coi như công sức, thời gian bỏ ra quá lãng phí. Báo
Thanh Niên rất coi trọng ảnh, vì vậy nhiều bức ảnh của tôi nhiều khi cũng
chưa phù hợp.
Việc đi tác nghiệp cũng là một điều khó khăn, vì bên báo Thanh niên
không cấp giấy giới thiệu cho sinh viên, nên trong qua trình tác nghiệp, gặp
các chuyên gia, các cơ quan chức năng vô cùng khó khăn. Đối với phóng viên
gặp các cơ quan chức năng còn khó, đối với sinh viên thì càng khó khăn khi
muốn bài viết có cơ quan chức năng trả lời, muốn khách quan hơn, thuyết
phục hơn.
15


Khó khăn hơn là luôn tác nghiệp một mình, không được đi cùng với
những anh chị phóng viên có kinh nghiệm, nên không học hỏi trực tiếp tác
nghiệp thực tế từ các anh chị. Mặc khác khi đi tác nghiệp đơn lẻ, có nhiều
nguy hiểm trong tác nghiệp cũng như trên đường đi, nếu xảy ra sự việc sẻ
không có ai hổ trợ kịp thời.
Bên cạnh đó, báo Thanh Niên hiện nay có thể xem được video trên báo
giấy bằng điện thoại di động nên cũng cần có nhiều hình ảnh, video, đây là

thế mạnh, hướng đi mới của báo, nên ưu tiên không đòi hỏi phải viết nhiều,
viết dài như ngày xưa. Vì vậy tôi đã cố gắng rất nhiều khi phải chuyển sang
làm báo mới này, có nghĩa là phải học cách chụp ảnh, làm video không phải
chuyên ngành nên cũng khó khăn.

16


IV. Bài học rút ra sau đợt thực tập
Trong thời gian thực tập tại Báo Thanh Niên tôi đã học được rất nhiều
điều, là điểm tựa, là sợi dây kết nối từ việc học trong nhà trường đến thực tế
cuộc sống.
Tôi đã chọn mình một cơ quan phù hợp với khả năng, mục tiêu để thực
tập, với việc chọn Báo Thanh Niên, thực tập tại báo đã cho tôi cơ hội thể hiện
năng lực, sự nhiệt huyết của sinh viên Báo chí. Đồng thời tòa soạn đã tạo cho
chúng tôi rất nhiều cơ hội để chúng tôi có điều kiện để thể hiện, để cống hiến
hết mình.
Để hoàn thành tốt thực tập trong thời gian hơn 3 tháng này, nếu mà đến
thời gian thực tập chính thức đi thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn, vì vậy, tôi đã đã
được tòa soạn tạo điều kiện có thể đến học việc, làm quen trước công việc, để
đến khi thời gian thực tập chính thức bắt đầu thì tôi đã dần làm quen được
công việc, môi trường làm việc của tòa soạn. Thực tập, đi làm trước đã làm
cho việc đi thực tế tác nghiệp cũng không còn bở ngỡ, lo lắng.
Làm báo phải đi nhiều, viết nhiều, vì vậy bản thân mình phải đề xuất đề
tài, xin đề tài để đi thực tế viết bài, bởi sinh viên cần phải có trải nghiệm thực
tế, cần học từ thực tế tác nghiệp để có những kinh nghiệm, bài học xương
máu để sau này hoàn thiện bản thân hơn.
Làm báo hiện nay khác làm báo ngày trước, đặc biệt không chỉ làm báo
điện tử mà báo in cũng phải nhanh, kịp thời, chính xác. Vì vậy tính đa phương
tiện rất cần nên mỗi người không chỉ biết viết bài mà cũng phải biết chụp ảnh,

làm video, làm âm thanh… nếu chúng ta biết những việc này thì nó sẽ hổ trợ
cho chúng ta rất nhiều trong tác nghiệp, trong việc đi thực tế và tự mình có
thể tự xoay xở mà không phụ thuộc vào người khác, hay phải có người trợ
giúp. Vì thế biết nhiều loại hình làm báo, nhiều phương tiện tác nghiệp sẽ rất
có ích, rất cần cho làm báo hiện đại hiện nay.
Bên cạnh đó, làm báo hiện nay, tại Báo Thanh Niên người phóng viên
không nhất thiết viết, phụ trách một mảng đề tài nhất định như mảng đề tài
đời sống hay mảng chính trị mà sẽ có phóng viên toàn năng, toàn diện tất cả
17


các mảng vì vậy phóng viên sẽ nắm bắt đề tài, vấn đề nhanh hơn, phát huy tất
cả khả năng để cống hiến cho công việc.
Tuy nhiên, khó khăn, những điều chưa làm đươc, chưa thực hiện trọn
vẹn, cũng rất nhiều.
Việc tòa soạn đã tạo cho mình nhiều cơ hội để được học tập, làm việc, cơ hội
thể hiện mình nhưng tôi vẫn chưa thực hiện như kỳ vọng của tòa soạn, của anh chị
phóng viên, đặt biệt đối với chị Vũ Thơ – người hướng dẫn chính cho tôi.
Tôi vẫn chưa thực sự nhiệt tình, nhiệt huyết, cống hiến với công việc, đôi
khi vẫn có tư tưởng đi làm để đủ chỉ tiêu thực tập mà không nghĩ mình đi học
nghề để có thêm kinh nghiệp, sự trải nghiệp với công việc, với cuộc sống.
Tuy thực tập tại Báo Thanh Niên cũng khá lâu nhưng những bài viết
chưa được nhiều, chưa được hay bằng những người khác, đó cũng là sự đánh
giá thực chất, đúng khả năng hiện tại của mình. Nhưng trong thời gian được
làm việc tại tòa soạn Thanh Niên, được anh chị phóng viên, giúp đỡ, chỉ bảo
nhiệt tình đó cũng là một sự thành công, may mắn.
Trong đợt thực tập này, tôi có 7 tin bài, trong đó nổi bật có 2 phóng sự,
nếu thật sự cố gắng, nhiệt tình, dấn thân hơn, tôi sẻ có nhiều hơn các tác phẩm
hiện tại. Tuy nhiên, đây cũng là kết quả phản ánh đúng thực tại hiện nay của
tôi, còn nhiều điều thiếu sót, cần khác phục nhưng đây cũng được xem như

đợt thực tập tốt nghiệp thành công với tôi trong làm báo.

18


V. Các tác phẩm được đăng tải trên Báo Thanh Niên
1. Trẻ em mưu sinh trên công trường xây dựng
2. Kỳ lạ ngôi làng nói “tiếng cổ” ở Hà Nội
3. Tỷ phú vịt trời
4. Nuôi trâu giữa Thủ đô
5. Tiếng trống đêm ở Trác Bút
6. Làng nghề vươn ra thế giới
7. Tông

xe

liên

hoàn

trên

đường

phố



Nội


( />
19


MỤC LỤC
I. Giới thiệu về báo Thanh Niên thuộc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.......2
1. Sơ lược về báo Thanh Niên.....................................................................................2
2. Các ấn phẩm của Báo Thanh Niên.......................................................................2
3. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của báo..................................................................3
II. Quá trình thực tập Báo Thanh Niên..................................................................8
1. Lý do chọn Báo Thanh Niên thuộc Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam.............8
2. Quá trình làm việc tại Báo Thanh Niên............................................................10
III. Những thuận lợi và khó khăn trong thời gian thực tập.......................15
1. Thuận lợi......................................................................................................................15
2. Khó khăn.....................................................................................................................16
IV. Bài học rút ra sau đợt thực tập.........................................................................18
V. Các tác phẩm được đăng tải trên Báo Thanh Niên......................................20

20



×