Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải chăn nuôi lợn và đề xuất một số biện pháp quản lý chất thải chăn nuôi tại trang trại lợn nái xã Vật Lại – Ba Vì Hà Nội (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 82 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

NGUYỄN THỊ CẨM GIANG
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI LỢN VÀ
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI TẠI
TRANG TRẠI LỢN NÁI XÃ VẬT LẠI - BA VÌ - HÀ NỘI ”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trƣờng

Khoa

: Môi trƣờng

Khóa học

: 2013 - 2017

Thái Nguyên, năm 2017



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

NGUYỄN THỊ CẨM GIANG
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI LỢN VÀ
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI TẠI
TRANG TRẠI LỢN NÁI XÃ VẬT LẠI - BA VÌ - HÀ NỘI ”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trƣờng

Khoa

: Môi trƣờng

Khóa học

: 2013 - 2017

Giảng viên hƣớng dẫn


: PGS. TS. Lƣơng Văn Hinh

Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Đƣợc sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trƣờng, ban chủ nhiệm khoa Môi
trƣờng trong thời gian thực tập tốt nghiệp em đã tiến hành đề tài “Đánh giá
hiện trạng quản lý chất thải chăn nuôi lợn và đề xuất một số biện pháp quản
lý chất thải chăn nuôi tại trang trại lợn nái xã Vật Lại– Ba Vì- Hà Nội”
Để có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em đã nhận đƣợc sự
giúp đỡ rất lớn từ nhà trƣờng, thầy cô và đơn vị thực tập.
Đầu tiên cho em gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu nhà
trƣờng, khoa, bộ môn trong nhà trƣờng và thầy cô đã giúp em có những kiến
thức bổ ích về chuyên ngành Khoa học Môi trƣờng, cũng nhƣ đã tạo điều kiện
cho em đƣợc tiếp cận môi trƣờng thực tế trong thời gian qua.
Đặc biệt cho em gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy giáo: PGS.TS
Lƣơng Văn Hinh. Trong thời gian viết luận văn, em đã nhận đƣợc sự hƣớng
dẫn tận tình của thầy, thầy đã giúp em bổ sung và hoàn thiện những kiến thức
lý thuyết còn thiếu cũng nhƣ việc áp dụng các kiến thức đó vào thực tế trong
đơn vị thực tập để em có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể gia đình, bạn bè đã hết
lòng động viên giúp đỡ tạo điều kiện cả về mặt vật chất và tinh thần cho em
trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tuy nhiên do hạn chế về mặt thời gian, điều kiện tiếp cận và kiến thức
kinh nghiệm của bản thân, bài khóa luận này không tránh khỏi những khiếm
khuyết. Em rất mong nhận đƣợc sự góp ý của thầy cô và ngƣời đọc để có thể
hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 2 năm 2017
Sinh Viên

Nguyễn Thị Cẩm Giang


ii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Số lƣợng lợn phân theo các vùng của Việt Nam .....................................12
Bảng 2.2: Khối lƣợng phân và nƣớc tiểu của gia súc thải ra ..................................21
Bảng 2.3. Một số thành phần vi sinh vật trong chất thải rắn chăn nuôi lợn ..........22
Bảng 4.1 Lƣợng phân trung bình của chuồng đẻ ......................................................43
Bảng 4.2: Lƣợng phân của lợn tại chuồng bầu..........................................................43
Bảng 4.3: Lƣợng nƣớc tiểu của lợn trong trang trại của gia đình bác Nguyễn Danh
Lộc ................................................................................................................................45
Bảng 4.4: Hiệu quả xử lý nƣớc thải theo hình thức xử lý bằng ao lắng đang áp
dụng tại Trang trại…………………………………………………………..46
Bảng 4.5: Kết quả phân tích một số chỉ tiêu nƣớc thải tại ao có thực vật thủy
sinh…… ........................................................................................................................47
Bảng 4.6: Nhận thức của ngƣời dân về việc xử lý chất thải chăn nuôi lợn ............49
Bảng 4.7: Ảnh hƣởng của mùi từ trang trại lợn Mr.Lộc ..........................................50
Bảng 4.8: Ảnh hƣởng của tiếng ồn từ trang trại lợn Mr. Lộc ..................................51
Bảng 4.9. Tính toán lƣợng thải và xác định dung tích bể Biogas............................53


iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu
BOD5
COD

Tiếng Việt
Nhu cầu oxi để vi sinh vật oxi hóa các chất hữu cơ trong
nƣớc
Nhu cầu oxy để oxy hóa các hợp chất hóa học trong môi
trƣờng nƣớc

DO

Độ oxy hòa tan

FAO

Tổ chức Nông Lƣơng Liên Hợp Quốc

GDP

Tổng sản phẩm thu nhập quốc dân

IMPACT

Tổ chức mô hình Quốc Tế để phát triển chính sách trong
tiêu thụ nông sản

NĐCP

Nghị định chính phủ


QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

QCVN62

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng nƣớc thải chăn
nuôi

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

UBND

Ủy ban nhân dân

VAC

Mô hình vƣờn –ao- chuồng

WHO

Tổ chức y tế thế giới


iv

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. i
DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................iii
MỤC LỤC .....................................................................................................................iv
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2
1.2.1 Mục tiêu chung…………………………………………………………………………………..2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể……………………………………………………………………………………2
1.3 Yêu cầu của đề tài ....................................................................................... 3
1.4 Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................ 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................ 4
2.1 Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................................... 4
2.1.1 Cơ sở lý luận ......................................................................................................... 4
2.1.2. Cơ sở pháp lý ....................................................................................................... 5
2.2 Tổng quan tình hình chăn nuôi trên thế giới và ở Việt Nam. .............................. 6
2.2.1 Giới thiệu về ngành chăn nuôi trên thế giới ....................................................... 6
2.2.2 Tình hình chăn nuôi ở Việt Nam ………………………………………………………..10
2.3 Hiện trạng môi trƣờng trong chăn nuôi ...............................................................15
2.3.1 Hiện trạng môi trƣờng chăn nuôi trên Thế giới ...............................................15
2.3.2 Hiện trạng môi trƣờng chăn nuôi ở Việt Nam .................................................16
2.3.3. Những thuật lợi và khó khăn của ngành chăn nuôi ở Việt Nam. Định hƣớng
phát triển chăn nuôi tại Việt Nam ...............................................................................23
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP ................................27
NGHIÊN CỨU.............................................................................................................27


v

3.1. Đối tƣợng nghiên cứu ...........................................................................................27

3.2. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................27
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................27
3.3.1 Điều tra đánh giá hiện trạng môi trƣờng tại trang trại chăn nuôi Mr. Lộc ..27
3.3.2 Đánh giá sơ bộ chất lƣợng môi trƣờng xung quanh trại và tính toán lƣợng
chất thải của trang trại. Hiện trạng các biện pháp xử lý đã và đang đƣợc sử dụng
tại trang trại ...................................................................................................................27
3.3.3 Đánh giá yếu tố xã hội ảnh hƣởng tới ô nhiễm môi trƣờng của trang trại
chăn nuôi lợn ................................................................................................................27
3.3.4 Đề xuất một số biện pháp quản lý chất thải chăn nuôi lợn .............................27
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .....................................................................................27
3.4.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu ...........................................................................27
3.4.2. Phƣơng pháp điều tra phỏng vấn......................................................................28
3.4.3 Phƣơng pháp so sánh..........................................................................................28
3.4.4 Phƣơng pháp tham khảo và kế thừa các tài liệu có liên quan đến đề tài. ......28
3.4.5 Phƣơng pháp thống kê, xử lý số liệu và phân tích,tổng hợp số liệu ............28
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................29
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Vật Lại, Huyện Ba Vì, Hà Nội. .............29
4.1.1 Đặc điểm tình hình xã Vật Lại ..........................................................................29
4.1.2 Thực trạng môi trƣờng ........................................................................... 30
4.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ..................................................................................31
4.2 Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trang trại lợn Mr. Lộc, xã Vật Lại- Ba Vì –
Hà Nội. ..........................................................................................................................39
4.2.1. Quy mô chăn nuôi của trang trại heo nái của Mr.Lộc Vật Lại - Ba Vì – Hà
Nội...... ...........................................................................................................................39
4.2.2 Phƣơng thức chăn nuôi và mô hình chăn nuôi của trang trại .......................41


vi

4.2.3 Tình hình sử dụng thức ăn,nƣớc uống và nƣớc rửa chuồng trại tại trại Mr.

Lộc......... ........................................................................................................................41
4.2.4 Công tác phòng chống dịch bệnh của trang trại...............................................42
4.2.5 Các loại chất thải của trang trại lợn nái: ...........................................................42
4.3 Đánh giá sơ bộ chất lƣợng môi trƣờng xung quanh trại và tính toán lƣợng chất
thải của Trang trại. Hiện trạng các biện pháp xử lý đã và đang đƣợc sử dụng tại
Trang trại .......................................................................................................................42
4.3.1 Đánh giá lƣợng rác thải trong một ngaỳ của Trang trại .................................42
4.3.2 Đánh giá sơ bộ chất lượng nước thải chăn nuôi của Trang trại…………..45
4.3.3 Phƣơng pháp xử lý và sử dụng chất thải lỏng trong Trang trại. ...................47
4.3.4 Phƣơng pháp xử lý chất thải rắn tại Trang trại ..................................... 48
4.4. Đánh giá yếu tố xã hội ảnh hƣởng tới ô nhiễm môi trƣờng của trang trại chăn
nuôi lợn..........................................................................................................................49
4.4.1. Nhận thức của ngƣời chăn nuôi với công tác vệ sinh môi trƣờng ................49
4.4.2 Nhận thức của người chăn nuôi với sức khỏe con người…………………..50
4.5 Đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ trang trại chăn nuôi
Mr.Lộc xã Vật Lại, Ba Vì, Hà Nội…………………………………………………………………51
4.5.1 Biện pháp luật chính sách…………………………………………………………………51
4.5.2. Biện pháp công nghệ .........................................................................................52
4.5.3. Biện pháp tuyên truyền giáo dục......................................................................54
4.5.4. Biện pháp quản lý, quy hoạch ..........................................................................55
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................56
5.1. Kết luận:.................................................................................................................56
5.2. Kiến nghị ...............................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................58


1

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là một nƣớc có nền nông nghiệp phát triển cao, chiếm hơn
70% trong tổng sản phẩm thu nhập quốc dân (GDP). Trƣớc đây, nghề trồng
cây lƣơng thực đóng góp đa số cho ngành nông nghiệp nƣớc ta. Hiện nay,
việc gia tăng sản lƣợng thực phẩm từ chăn nuôi gia súc cũng đem lại những
bƣớc tiến mới trong nền nông nghiệp. Nó mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp
phần làm chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp từ trồng trọt sang chăn nuôi, đồng
thời cải thiện đáng kể đời sống kinh tế của ngƣời nông dân. Tuy nhiên, việc
phát triển các hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm tự phát một cách tràn lan,
ồ ạt trong khi đó ngƣời nông dân thiếu vốn, thiếu hiểu biết đã làm gia tăng
tình trạng ô nhiễm môi trƣờng và ảnh hƣởng đến sức khỏe của cộng đồng.
Đặc biệt với việc chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ, thiếu quy hoạch, nhất là các
vùng dân cƣ đông đúc đã gây nên ô nhiễm môi trƣờng ngày càng nghiêm
trọng. Ô nhiễm môi trƣờng do chăn nuôi gây nên chủ yếu từ các nguồn chất
thải rắn, chất thải lỏng, bụi, tiếng ồn, xác gia súc gia cầm chết đem cho chôn
lấp, thiêu hủy không đúng cách. Đối với các cơ sở chăn nuôi, các chất thải
gây ô nhiễm môi trƣờng ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe của con ngƣời, làm
giảm sức đề kháng vật nuôi, tăng tỷ lệ mắc bệnh và chi phí phòng bệnh, giảm
năng suất và hiệu quả kinh tế, sức đề kháng của gia súc, gia cầm giảm sút sẽ
là nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
Theo Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) thì trên 50 bệnh truyền nhiễm có
nguồn gốc từ phân ngƣời và gia súc. Hiện nay, tỷ lệ các bệnh dịch từ gia súc, gia
cầm đang gia tăng ở nhiều nƣớc trên thế giới. Nếu vấn đề này không đƣợc giải
quyết triệt để sẽ gây ô nhiễm môi trƣờng và tác động nghiêm trọng ảnh hƣởng
xấu đến sức khỏe của cộng đồng và đặc biệt là với những ngƣời trực tiếp chăn
nuôi gia súc, gia cầm. Vì vậy,WHO đã khuyến cáo phải có các giải pháp tăng


2

cƣờng trong việc làm sạch môi trƣờng chăn nuôi, kiểm soát, xử lý chất thải, giữ

vững đƣợc an toàn sinh học, tăng cƣờng sức khỏe các đàn giống.
Việt Nam là nƣớc có nền nông nghiệp đang phát triển mạnh tỷ lệ các hộ
gia đình có chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm ngày càng nhiều, hơn nữa
tỷ lệ các trang trại cũng ngày một gia tăng. Các chất thải chăn nuôi gây ô
nhiễm môi trƣờng do vi sinh vật (các mầm bệnh truyền nhiễm), có thể là
nguồn truyền nhiễm của nhiều bệnh ra môi trƣờng và cộng đồng, đặc biệt là
một số bệnh có khả năng lây nhiễm cho con ngƣời cao nhƣ: cúm lợn, tai xanh,
lở mồm long móng, tiêu chảy, viêm da, thƣơng hàn,... Nếu nhƣ không đƣợc
xử lý đúng quy trình vệ sinh và đảm bảo an toàn.
Xã Vật Lại, huyện Ba Vì, Hà Nội là xã đông dân cƣ, có cơ cấu phát
triển nông nghiệp ở mức cao, chủ yếu trong đó việc phát triển chăn nuôi đàn
gia súc đang đƣợc bà con nhân dân áp dụng vào phát triển kinh tế trang trại.
Tuy vậy, các chất thải rắn nhƣ phân gia súc, chất độn chuồng, thức ăn thừa,...
và nƣớc thải từ hoạt động chăn nuôi không đƣợc xử lý hoặc chỉ xử lý sơ bộ
rồi thải ra ngoài môi trƣờng đã gây tác động xấu đến nguồn nƣớc, đất, không
khí và ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sức khỏe ngƣời chăn nuôi nói riêng và
các hộ dân xung quanh nói chung. Xuất phát từ thực tế đó, em tiến hành
nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải chăn nuôi lợn và
đề suất một số biện pháp quản lý chất thải chăn nuôi tại trang trại lợn nái
xã Vật Lại Ba Vì Hà Nội”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1

Mục tiêu chung
Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải chăn nuôi lợn và đề suất một số
biện pháp quản lý chất thải chăn nuôi tại trang trại lợn nái xã Vật Lại
huyện Ba Vì, Hà Nội.

1.2.2


Mục tiêu cụ thể


3

- Đánh giá hiện trạng chăn nuôi lợn tại trang trại lợn của gia đình bác
Nguyễn Danh Lộc xã Vật Lại, Ba Vì, Hà Nội và tác động của nó tới môi
trƣờng xung quanh.
- Đánh giá sơ bộ chất lƣợng môi trƣờng bên trong trang trại, hiện trạng
các biện pháp xử lý đã và đang đƣợc sử dụng tại Trang trại.
- Đánh giá yếu tố xã hội ảnh hƣởng tới ô nhiễm môi trƣờng của Trang
trại chăn nuôi lợn.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý môi trƣờng trong quản lý chất thải
chăn nuôi tại Trang trại.
1.3 Yêu cầu của đề tài
- Các số liệu điều tra phải chính xác, khách quan và đáng tin cậy.
- Nội dung nghiên cứu phải thực hiện đƣợc các mục tiêu đã đề ra.
- Giải pháp phải khả thi, đáp ứng các yêu cầu về xử lý môi trƣờng của
khu vực.
1.4 Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học
+ Là cơ hội để sinh viên tiếp cận với công việc khi ra trƣờng vận dụng
các kiến thức đã học vào thực tế.
+ Nâng cao kiến thức và hiểu biết về cách quản lý chất thải chăn nuôi
lợn để phục vụ cho công việc học tập và nghiên cứu sau này.
- Ý nghĩa thực tiễn góp phần giải quyết ô nhiễm môi trƣờng trong chăn
nuôi, và đề xuất những giải pháp để cải thiện cảnh quan môi trƣờng cho khu
vực trang trại lợn nái của gia đình bác Nguyễn Danh Lộc xã Vật Lại, Ba Vì,
Hà Nội và nâng cao chất lƣợng môi trƣờng sống cho cộng đồng dân cƣ.



4

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1 Cơ sở lý luận
- Chăn nuôi luôn đóng vai trò chủ yếu trong phát triển chăn nuôi của
Việt Nam. Trong 5 năm gần đây, sản lƣợng thịt lợn là sản phẩm quen thuộc
và không thể thiếu đối với ngƣời Việt Nam ta, nó đã trở thành loại thức ăn
phổ biến nhất so với những loại thịt khác trên thị trƣờng nhƣ thịt bò, thịt trâu,
thịt gà, tôm, cua .v.v… Chính vì thế ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam trong
những năm qua đã góp phần chủ đạo trong việc đáp ứng nhu cầu về dinh
dƣỡng cho ngƣời dân, đặc biệt là ngƣời dân ở nông thôn Việt Nam.
Với những đặc điểm riêng có, chăn nuôi lợn là hoạt động sản xuất có
thể tận dụng đƣợc lao động và thức ăn thừa góp phần tiết kiệm chi phí và tăng
một phần thu nhập cho gia đình, cho nên hoạt động chăn nuôi này chính là
loại hình chăn nuôi phổ biến nhất trong số các loại hình chăn nuôi ở Việt Nam
hiện nay.
Đối với các hộ gia đình sản xuất nhỏ, chăn nuôi lợn là hoạt động chính
để tiết kiệm thức ăn thừa, lao động nhàn dỗi, tạo nguồn phân bón hữu cơ cho
ngành trồng trọt và cải tạo chất đất, tăng sức sản xuất cho đất nông nghiệp.
Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, chăn nuôi lợn với
quy mô lớn sẽ là biện pháp hiệu quả để tiết kiệm chi phí mua chất đốt và điện
thắp sáng nhờ sử dụng khí Biogas từ chăn nuôi lợn.
Mặt khác, theo báo cáo của Tổ chức Nông lƣơng Liên Hợp Quốc
(FAO) cho thấy ngành chăn nuôi đã và đang gây ra những vấn đề môi trƣờng
nghiêm trọng nhƣ thoái hóa đất, biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí, gây
thiếu nƣớc, ô nhiễm nguồn nƣớc, mất đa dạng sinh học. Tổng diện tích cho
ngành chăn nuôi chiếm 26% diện tích không phủ băng tuyết của Trái Đất,



5

thêm vào đó là 33% đất trồng đƣợc dành để sản xuất thức ăn chăn nuôi. Vì
vậy việc mở rộng chăn nuôi dẫn đến mất rừng làm cho đất bị xói mòn vào
mùa mƣa và khô hạn vào mùa khô.
Trong quá trình chăn nuôi lƣợng khí CO2 thải ra chiếm 9% toàn cầu và
lƣợng khí CH4 ( một loại khí thải có khả năng gây hiệu ứng nhà kính cao gấp
23 lần CO2) chiếm 37%. Quá trình chăn nuôi còn tạo ra 65% lƣợng khí NOx
(có khả năng gây hiệu ứng nhà kính cao gấp 269 lần CO2) và nguyên nhân
chính gây ra mƣa axit phá hủy các hệ thống sinh thái.
Ngoài ra, ngành chăn nuôi còn làm giảm lƣợng nƣớc bổ sung cho các
mạnh nƣớc ngầm do mất rừng và đất bị thoái hóa, chai cứng giảm khả năng
thẩm thấu. Tất cả các tác động tiêu cực của ngành chăn nuôi đến môi trƣờng
dẫn đến kết quả tất yếu là làm suy giảm đa dạng sinh học.
- Dƣới giác độ pháp lý, chất thải đƣợc định nghĩa tại khoản 12 Điều 3
Luật bảo vệ môi trƣờng năm 2014 nhƣ sau: Chất thải là vật chất
đƣợc thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt
động khác.
- Chất thải trong chăn nuôi là chất thải đƣợc thải ra từ hoạt động chăn
nuôi, bao gồm các chất thải rắn, nƣớc thải trong chăn nuôi,vật liệu
thải ra từ chăn, rác thải hữu cơ, vô cơ, thức ăn thừa,…
Quản lý chất thải thường liên quan đến những vật chất do hoạt
động của con người sản xuất ra, đồng thời đóng vai trò giảm bớt
ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe con người, môi trường hay tính
mỹ quan. Quản lý chất thải cũng góp phần phục hồi các nguồn tài
nguyên lẫn trong chất thải. Quản lý chất thải có thể bao gồm chất
rắn, chất lỏng, chất khí hoặc chất thải phóng xạ, mỗi loại được quản
lý bằng những phương pháp và lĩnh vực chuyên môn khác nhau.



6

Cách quản lý chất thải có phần khác nhau tại những tại khu vực đô thị và
nông thôn, và tùy vào loại hình sản xuất dân dụng hay công nghiệp. Quản lý
chất thải vô hại từ đối tƣợng hành chính và dân dụng ở các vùng đô thị
thƣờng là trách nhiệm của cơ quan chính quyền địa phƣơng.
Vì vậy, hoạt động của các trang trại chăn nuôi phải đƣợc quản lý và có
biện pháp xử lý chất thải phù hợp.
2.1.2. Cơ sở pháp lý
Công tác quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng phải đƣợc dựa trên các văn
bản pháp luật, pháp quy của cơ quan quản lý nhà nƣớc. Hiện nay có các văn
bản chính về quản lý và bảo vệ môi trƣờng, đó là:
- Luật bảo vệ môi trƣờng số 25/2014/QH13 ngày 23 tháng 06 năm
2014.
- QCVN 62-MT:2016/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nƣớc
thải chăn nuôi.
- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP của Chính phủ : Về thoát nƣớc và xử
lý nƣớc thải ban hành ngày 06 tháng 08 năm 2014.
- Nghị định số 25/NĐ-CP Về phí báo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải
ngày 29 tháng 03 năm 2013.
- QCVN 01-04-2010/BNN&PTNT: Điều kiện trang trại nuôi lợn an
toàn sinh học
- QCVN 01-15-2010/BNN&PTNT: Điều kiện trang trại chăn nuôi gia
cầm an toàn sinh học
- QCVN 01-79-2011/BNN&PTNT: Quy trình đánh giả kiểm tra điều
kiện vệ sinh thú y
- Thông tƣ 04/2010/TT-BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về
điều kiện trại chăn nuôi lợn, trại chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học.
- QCVN 01 – 39: 2011/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ

sinh nƣớc dùng trong chăn nuôi.


7

- QCVN 01 -78: 2011/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
thức ăn chăn nuôi – Các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và mức giới hạn tối đa cho
phép trong thức ăn chăn nuôi.
2.2 Tổng quan tình hình chăn nuôi trên thế giới và ở Việt Nam.
2.2.1 Giới thiệu về ngành chăn nuôi trên thế giới
- Chăn nuôi thế giới tầm nhìn 2020
Một cuộc cách mạng đang diễn ra đối với ngành nông nghiệp trên toàn
cầu, mang những thông điệp rõ ràng về y tế cộng đồng, sinh kế và môi
trƣờng. Gia tăng dân số đô thị hóa và thu nhập tăng ở các nƣớc đang phát
triển đã dẫn đến nhu cầu to lớn về thực phẩm có nguồn gốc là động vật.
Những thay đổi trong khẩu phần thức ăn của nhiều triệu ngƣời có thể cải thiện
đáng kể cuộc sống của nhiều ngƣời nghèo ở nông thôn.
Không giống nhƣ “ Cách mạng xanh” đƣợc điều khiển bởi nguồn cung
ứng, “ Cách mạng chăn nuôi” đƣợc điều khiển bởi nhu cầu của con ngƣời.
Vào đầu những năm 1970 và giữa những năm 1990, khối lƣợng thịt đƣợc tiêu
dùng ở các nƣớc đang phát triển đã tăng lên gần gấp 3, bằng lƣợng thịt tiêu
dùng ở các nƣớc đã phát triển. Tiêu thụ ở nhóm các nƣớc đang phát triển
nhanh hơn ở giai đoạn thứ 2 của thời kì này và Châu Á thực sự nổi lên là một
thị trƣờng dẫn đầu về tiêu thụ thịt trong khu vực.
Xuất phát điểm từ cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ phân tán, các nƣớc đang phát
triển bắt đầu tiến những bƣớc đáng kể tới mức độ tiêu thụ thịt ở các nƣớc đã
phát triển, nhƣng họ cũng phải vƣợt qua một con đƣờng khá dài nữa, chủ yếu
vì các nƣớc đang phát triển có mức thu nhập còn thấp. Ngƣời dân ở các nƣớc
đã phát triển nạp trung bình 27% lƣợng calo và 56% lƣợng protein từ thực
phẩm. Tỉ lệ bình quân này của các nƣớc đang phát triển tƣơng ứng là 11% và

26%. Sự khác biệt về mức độ tiêu thụ là một chỉ định về những thay đổi


8

nhanh chóng trong sản xuất thực phẩm trên toàn cầu, nhƣ thể một cuộc cách
mạng trong chăn nuôi đang diễn ra.
Sản lƣợng thực phẩm tăng nhanh nhất ở nơi nào tiêu thụ thực phẩm
nhiều nhất. Tổng sản lƣợng thịt ở các nƣớc đang phát triển tăng lên 4,3% mỗi
năm. Vào đầu những 1980 và giữa nhƣng năm 1990, cao hơn 5 lần so với tỉ lệ
đó của các nƣớc đã phát triển. Lƣợng thịt tính theo đầu ngƣời đáp ứng đƣợc
nhu cầu của ngƣời dân ở các khu vực đang phát triển nhanh nhất, trừ tiểu
vùng từ tiểu vùng Châu Phi thuộc sa mạc Sahara về thịt và Tây Á Bắc Phi về
sữa qua năm 2010 tỉ lệ tăng trƣởng đối với sản lƣợng thịt trong ngành chăn
nuôi sẽ đáp ứng đƣợc nhu cầu tiêu thụ thịt ở hầu hết các khu vực trên thế giới.
Sản luƣợng thịt sẽ tăng khoảng 4 lần ở các nƣớc đang phát triển, sẽ tăng
nhanh nhƣ ở các nƣớc đã phát triển. Các nƣớc đang phát triển vào năm 2020
sẽ sản xuất 60% lƣợng thịt và 52% lƣợng sữa trên thế giới. Trung Quốc sẽ
đứng đầu về sản xuất thịt và Ấn độ sẽ dẫn đầu về sản xuất sữa.[19]
 Chăn nuôi và ngƣời nghèo
Cách mạng chăn nuôi có thể trở thành phƣơng tiện chủ yếu để giảm
nghèo trong 20 năm tới. Công nghiệp hóa nhanh chóng trong ngành chăn nuôi
bằng cách trợ giá rộng rãi hiện nay cho các khoản tín dụng quy mô lớn và sử
dụng đất cho chăn thả có thể làm tổn hại đến cơ chế tạo thu nhập chính và
sinh lợi từ chăn nuôi quy mô nhỏ cho ngƣời nghèo. Các nhà lập chính sách
cần đảm bảo rằng chính sách mà họ xây dựng không đẩy ngƣời nghèo ra khỏi
thị trƣờng đang tăng trƣởng trong tƣơng lai mà ngƣời nghèo vẫn có thể cạnh
tranh đƣợc trong lĩnh vực chăn nuôi. Các sản phẩm chăn nuôi cũng mang lại
lợi ích cho ngƣời nghèo vì chăn nuôi góp phần giảm thiểu sự thiếu hụt protein
và suy dinh dƣỡng ở các nƣớc đang phát triển. Chỉ cần dùng một lƣợng nhỏ

sữa và thịt cũng có thể cung cấp một lƣợng chất dinh dƣỡng, protein và kalo


9

nhất định cho ngƣời nghèo, thay vì họ phải dung một lƣợng lớn ngũ cốc và
rau mới có thể đạt đƣợc.
 Môi trƣờng bền vững và sức khỏe cộng đồng
Các nhà lập chính sách nên quan tâm đến các mức độ thấp về calo mà
ngƣời nghèo tiêu thụ, họ rất khó tiếp cận đƣợc đến các sản phẩm chăn nuôi.
Các rủi ro lớn hơn cho sức khỏe con ngƣời xuất phát từ các sản phẩm chăn
nuôi ở các nƣớc đang phát triển bắt nguồn từ các bệnh có nguồn gốc động vật
nhƣ cúm gia súc gia cầm, khuẩn Salmonella, nhiễm khuẩn từ việc sử dụng
không an toàn các loại thực phẩm, các loại thuốc trừ sâu và tồn dƣ chất kháng
sinh ở chuỗi thức ăn trong quá trình sản xuất. Ảnh hƣởng của Cách mạng
chăn nuôi đến môi trƣờng cũng là vấn đề lớn. Chăn nuôi có đóng góp đặc biệt
đến tính bền vững của môi trƣờng, kết hợp cùng với các hệ thống canh tác tạo
nên sự phù hợp giữa thâm canh cây trồng và chăn nuôi. Trong các hệ thống
này, chăn nuôi cung cấp phân bón và nƣớc thải chăn nuôi để duy trì thâm
canh trong sản xuất cây trồng. Chăn nuôi quy mô lớn ở các khu vực ngoại
thành là cần thiết để đáp ứng nhu cầu thịt sữa cho các thành phố, nhƣng sẽ
dẫn đến sự bạc màu của các cánh đồng trồng cỏ và các vấn đề ô nhiễm môi
trƣờng. Các chính sách đã khuyến khích chăn nuôi tập chung và giảm thiểu
phá rừng để trồng trọt nhằm bảo vệ ngƣời sản xuất và tiêu dùng khỏi phải trả
giả cho sự xuống cấp của môi trƣờng.[4]
 Các kết luận về chính sách:
- Cuộc cách mạng trong chăn nuôi tất yếu sẽ sảy ra. Nhƣng sự chuyển
đổi nguồn dinh dƣỡng trong tƣơng lai ở các nƣớc đang phát triển đƣợc thúc
đẩy bởi sức ép của thu nhập, tăng dân số, phát triển đô thị sẽ để lại một
khoảng không gian nhỏ hẹp cho xây dựng chính sách nhằm thay đổi nhu cầu

về các sản phẩm có nguồn gốc động vật ngày càng cao. Tuy nhiên, chính sách
có thể trợ giúp định hình cuộc cách mạng chăn nuôi mang lại càng nhiều lợi


10

ích càng tốt cho một bộ phận lớn ngƣời nghèo trong xã hội. Để làm đƣợc nhƣ
vậy, các nhà lập chính sách phải tập chung vào các vấn đề sau:
- Chăn nuôi quy mô nhỏ phải liên kết chặt chẽ với các nhà giết mổ chế
biến và các nhà tiếp thị đối với các thực phẩm dễ bị hƣ hỏng. Nhóm ngƣời
nghèo khó có thể tiếp cận các nguồn vốn vay để sản xuất nhƣ tín dụng và các
sản phẩn làm lạnh, kiến thức và các thông tin về cách thức ngăn ngừa nhiễm
khuẩn.
- Chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho sự sát nhập các hộ chăn nuôi
nhỏ lẻ để sản xuất hàng hóa bằng cách sửa đổi những bất cập trong chính sách
phát sinh từ các mô hình kinh tế ảo, nhƣ các trợ cấp cho tín dụng và đất chăn
thả quy mô lớn. Thiết lập mối quan hệ đối tác giữa khu vực chăn nuôi công và
tƣ nhân để phát triển các công nghệ và tích lũy kinh nghiệm sản xuất nhằm
giảm thiểu rủi ro sự lan truyền dịch bệnh từ vật nuôi sang ngƣời.
- Cần phải phát triển các cơ chế điều chỉnh để giải quyết các vấn đề tồn
tại về sức khỏe và môi trƣờng phát sinh trong quá trình chăn nuôi. Phải có các
quy định bắt buộc với các cơ sở chăn nuôi áp dụng các công nghệ để bảo vệ
môi trƣờng và sức khỏe cộng đồng. Trên hết, những ngƣời chăn nuôi quy mô
nhỏ cần phải nắm bắt lấy cơ hội này. Thiếu sự thực thi trong chính sách sẽ
không thể dừng đƣợc cuộc Cách mạng trong chăn nuôi, nhƣng chính sách đó
sẽ ít có lợi cho sự tăng trƣởng, cho xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững
ở các nƣớc đang phát triển.
Chăn nuôi thế giới đang từng bƣớc chuyển dịch từ các nƣớc đã phát
triển sang các nƣớc đang phát triển. Các nƣớc đã phát triển xây dựng kế
hoạch chiến lƣợc phát triển ngành chăn nuôi duy trì ở mức ổn định, nâng cao

quá trình thâm canh, các biện pháp an toàn sinh học, chất lƣợng và vệ sinh an
toàn thực phẩm. Các nƣớc đang phát triển ở Châu Á và Châu Nam Mỹ đƣợc
nhận định sẽ trở thành khu vực chăn nuôi chính và cũng đồng thời là khu vực


11

tiêu thụ nhiều các sản phẩm chăn nuôi. Chăn nuôi công nghiệp ở các nƣớc đã
phát triển phát tiển sản xuất ra các sản phẩm chăn nuôi có giá cạnh tranh
nhƣng đồng thời họ phải giải quyết triệt để đƣợc vấn đề ô nhiễm môi trƣờng
do chăn nuôi công nghiệp tạo ra, vì chăn nuôi công nghiệp tạo ra một lƣợng
chất thải quá lớn cho môi trƣờng của họ. Chi phí cho giải quyết vấn đề ô
nhiễm môi trƣờng do chăn nuôi tính trên mỗi sản phẩm chăn nuôi sẽ ngày
càng lớn, trong khi họ có thể nhập khẩu các sản phẩm này từ một nƣớc khác
có chất lƣợng tƣơng tự và có giá cả thấp hơn trong nƣớc.
Theo đánh giá của Tổ Chức Nông Lƣơng Thế giới (FAO): ngành chăn
nuôi đến năm 2020 vẫn tiếp tục phát triển nhằm đánh đáp ứng nhu cầu thực
phẩm đẩm bảo cho sức khỏe cộng đồng và gia tăng dân số. Sản xuất chăn
nuôi đang có xu hƣớng chuyển dịch từ các nƣớc phát triển sang các nƣớc
đangg phát triển, từ phƣơng Tây sang các nƣớc Châu Á Thái Bình Dƣơng.
Châu Á sẽ trở thành khu vực sản xuất và tiêu dung các sản phẩm chăn nuôi
lớn nhất. Sự thay đổi về chăn nuôi ở khu vực này có ảnh hƣởng quyết định
đến “ cuộc cách mạng” về chăn nuôi trên toàn cầu. Nhu cầu tiêu thụ thịt, sữa
cho xã hội tăng nhanh ở các nƣớc đang phát triển, ƣớc tính tăng khoảng 78%/năm.[1]
2.2.2 Tình hình chăn nuôi ở Việt Nam.
Cũng nhƣ các nƣớc trong khu vực, chăn nuôi Việt Nam đứng trƣớc yêu
cầu vừa phải duy trì mức tăng trƣởng cao nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
trong nƣớc và từng bƣớc hƣớng tới xuất khẩu. Chăn nuôi phải phát triển bề
vững gắn với nang cao chất lƣợng về an toàn vệ sinh thực phẩm, khả năng
cạnh tranh và bảo vệ môi trƣờng là xu hƣớng tất yếu hiện nay. Dự kiến mức

tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2010-2015 đạt khoảng 6-7% và giai đoạn
2015-2020 đạt khoảng 5-6% năm [22].


12

Tốc độ tăng dân số và quá trình đô thị hóa ở Việt Nam đã làm giảm
diện tích đất nông nghiệp, Để đảm bảo an ninh lƣơng thực và thực phẩm, biện
pháp duy nhất là thâm canh chăn nuôi trong đó chăn nuôi lợn là một thành
phần quan trọng trong định hƣớng phát triển.
Trong thời gian qua, ngành chăn nuôi của nƣớc ta phát triển với tốc độ
nhanh. Tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2001-2006 đạt 8,9%. Tổng
đàn trâu, bò từ 6,7 triệu con năm 2001 tăng lên 9,7 triệu con năm 2007 (tăng
7,4%/năm), trong đó đàn bò sữa tăng bình quân 15,0%/năm, đàn bò thịt tăng
9,7%/năm và đàn trâu tăng 1,15/năm; Đàn lợn tăng từ từ 21,8 triệu con năm
2001 lên 26,6 triệu con năm 2017 (tăng 3,3%/năm); Đàn gia cầm trƣớc khi có
dịch cúm tăng mạnh, từ 218 triệu con năm 2001 lên 254 triệu con năm 2003
(tăng 8,4%/năm); hiện nay tổng đàn gia cầm là 266 triệu con.[22]
Quy mô chăn nuôi lợn của hộ. Tính đến thời điểm 01/07/2011 cả nƣớc
có trên 4,13 triệu hộ có chăn nuôi lợn, giảm 2,2 triệu hộ (gần 35%) so với
năm 2006. Số hộ chăn nuôi lợn giảm chủ yếu ở nhóm hộ nuôi quy mô nhỏ nuôi dƣới 10 con: cả nƣớc có 3,6 triệu hộ nuôi dƣới 10 con, giảm 2,2 triệu hộ
(- 38,5%) so với năm 2006. Số hộ nuôi từ 10 đến 49 con tăng 3,4%; đặc biệt
đã có trên 32 nghìn hộ nuôi từ 50 con trở lên tăng gần 80% so với năm 2006.
Tuy nhiên, đến năm 2011, số hộ nuôi nhỏ lẻ, quy mô nhỏ (từ 1 – 5 con) còn
chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số hộ có chăn nuôi lợn ở nƣớc ta (77,5%).
[Theo Niên giám thống kê năm 2011].[11]
Chăn nuôi lợn nƣớc ta đang có sự chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang
quy mô lớn. So với năm 2006, mặc dù số hộ chăn nuôi lớn năm 2011 giảm
gần 35% song chủ yếu là nhóm các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Do đó, tổng đàn lợn
cả nƣớc cả nƣớc năm 200 vẫn đạt xấp xỉ năm 2006 và sản lƣợng thịt lợn hơi

tăng gần 24% trong 5 năm. Đó là xu hƣớng tiến bộ đáng ghi nhận vì phù hợp
với yêu cầu chăn nuôi theo phƣơng pháp công nghiệp, ứng dụng tiến bộ khoa


13

học và kĩ thuật chăn uôi, tăng số lứa xuất chuồng cũng nhƣ khả năng phòng
trù dịch bệnh. [Niên giám thống kê năm 2011].[11]
Đến năm 2015 số lƣợng lợn các vùng tăng lên đáng kể:
Bảng 2.1. Số lƣợng lợn phân theo các vùng của Việt Nam
(Đơn vị: 1000 con)
Năm

2013

2014

2015

Cả nƣớc

23.774

27.114

29.389

ĐBSH

5.197


6.133

7.258

Trung du và miền núi
phía Bắc

1.120

1.456

1.637

Bắc Trung Bộ và Duyên
hải miền Trung

2.450

2.900

3 .145

Tây Nguyên

2.676

2.928

3.275


Đông Nam Bộ

5.565

6.098

6.727

ĐBSCL

6.766

7.599

7.347

(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2015)[12]
Ngành chăn nuôi lợn vẫn chiếm ƣu thế trong việc cung cấp ổn định
các sản phẩm về thịt với biểu hiện là số lƣợng đàn lợn ít biện động từ năm
2013 – 2015. ĐBSH, Đông Nam Bộ là vùng tập trung nhiều các trang trại
chăn nuôi lớn với khoảng 6 - 7 triệu con.
Sản phẩm chăn nuôi cũng tăng nhanh tƣơng ứng trong thời gian qua
và đáp ứng cơ bản cho nhu cầu thực phẩm tiêu dùng trong nƣớc. Năm 2016
tổng khối lƣợng thịt hơi các loại sản xuất trong nƣớc là 3,2 triệu tấn(tƣơng
đƣơng 2,4 triệu tấn thịt xẻ), bình quân 41,7kg( 28 kg thịt xẻ)/ đầu ngƣời;
trứng đạt 4,60 tỷ quả, bình quân 53 quả/ ngƣời; sữa bò tƣơi 234 nghìn tấn,
bình quân 2,7 lít/ ngƣời.[12]



14

Giai đoạn 2006 – 2010, mặc dù phải đối phó với hàng loạt dịch bệnh nguy
hiểm nhƣ cúm gia cầm, lở mồm long móng, tai xanh…, tuy nhiên chăn nuôi
vẫn giữ đƣợc tốc độ tăng trƣởng ổn định và bền vững. Tổng sản lƣợng thịt hơi
tăng bình quân 7,5%/năm, trong đó thịt lợn tăng 6,5%/năm; thịt gia cầm và
trứng tăng tƣơng ứng 10,8% và 12%/năm, sản lƣợng sữa tƣơi tăng
12,8%/năm.
Sang giai đoạn 2011 – 2015, dù chịu tác động của dịch bệnh, suy thoái kinh
tế toàn cầu, giá cả vật tƣ, thức ăn tăng mạnh…, tuy nhiên chăn nuôi tiếp tục
duy trì đƣợc tốc độ ấn tƣợng từ 4,5 – 5%/năm. Đến năm 2015, ƣớc tính tổng
giá trị SX ngành chăn nuôi đạt khoảng 205,44 nghìn tỉ đồng; tổng sản lƣợng
thịt hơi tăng bình quân 3,38%/năm, trong đó thịt lợn tăng 2,7%, thịt gia cầm
và trứng tăng lần lƣợt 10%/năm và 7,56%/năm. Sữa tƣơi là sản phẩm có mức
tăng trƣởng đột phá nhất trong 5 năm 2011 – 2015 với mức tăng lên tới
22,1%/năm.[20]
Theo bộ NN&PTNT, 6 tháng đầu năm 2011, tình hình chăn nuôi trên cả
nƣớc đang đi vào ổn định sau thiên tai và dịch bệnh. Xu hƣớng chăn nuôi lớn
đang đƣợc quan tâm, chăn nuôi nông hộ giảm dần. Hiện ngành nông nghiệp
đang chỉ đạo việc quy hoạch và phát triển chăn nuôi theo các vùng sinh thái
và theo sản phẩm chăn nuôi trên phạm vi cả nƣớc, bảo đảm phát triển chăn
nuôi theo hƣớng bền vững. Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi vẫn phải đối mặt
với rất nhiều khó khăn do tình hình thiên tai, dịch bệnh xảy ra.
Heo (lợn) là con con nuôi trồng truyền thống và gắn bó với ngƣời nông
dân, sản lƣợng đáp ứng 70 – 80% nhu cầu của xã hội. Chính vì vậy, đàn heo
của nƣớc ta không ngừng tăn theo các năm. Hiện nay, xu hƣớng chăn nuôi
chuyển từ nhỏ lẻ, phân tán sang tập chung, trang trại đang đƣợc lựa chọn.
Chăn nuôi heo có 4 phƣơng thức chính: thứ nhất, chăn nuôi theo quy
mô nhỏ với mức độ an toàn sinh học thấp. Thứ hai, chăn nuôi theo quy mô
hàng hóa với mức độ an toàn sinh học tối thiểu kết hợp nuôi cá. Thứ ba, chăn

nuôi trang trại công nghiệp và chăn nuôi với mức độ an toàn sinh học cao. Và
cuối cùng là chăn nuôi trong các hợp tác xã hay nhóm tổ chăn nuôi với mức
độ an toàn sinh học trung bình. Trong một báo cáo về một tổ chức sản xuất
chăn nuôi heo và trâu bò ở cấp độ hộ gia đình/trang trại của Viện Chăn nuôi,


15

các chuyên gia chỉ ra rằng, đang có xu hƣớng chuyển từ chăn nuôi tận dụng
nhỏ lẻ lên hàng hóa với quy mô 10 – 30 con lợn thịt để tận dụng lao động gia
đình và chuồng trại chăn nuôi. Xu hƣớng này chuyển đổi mạnh mẽ hơn so với
chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ lên chăn nuôi trang trai, vì chăn nuôi trang trại
đòi hỏi nhiều vốn và đặc biệt là chuồng trại phải xa khu dân cƣ. Việc nhập các
sản phẩm chăn nuôi không kiểm soát đƣợc đã ảnh hƣởng không nhỏ đến phát
triển chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi trong nƣớc. Mặt khác, việc
nhập lậu gia súc sống, nhập nội tạng và phụ phẩm chăn nuôi còn ảnh hƣởng
đến an toàn thực phẩm, vệ sinh thú y và tiềm ẩn các nguy cơ về dịch bệnh cho
vật nuôi và con ngƣời [6].
Chính vì vậy mà tình hình dịch bệnh trong ngành chăn nuôi lợn đã gây
ra những thiệt hại kinh tế đáng kể. Dịch lở mồm long móng (LMLM): các
triệu trứng điển hình nhƣ trâu, bò, lợn chảy nhiều nƣớc bọt, loét niệm mặc
lƣỡi, lở mồm và tụt móng. Ở nƣớc ta, bệnh LMLM đã xuất hiện dai dẳng đã
xuất hiện dai dẳng trong nhiều năm qua và khó tiêu trừ, biện pháp duy nhất là
tiêu hủy gia súc trong khu vực bị dịch. Đến tháng 2 năm 2007 dịch này vẫn
xuất hiện ở nhiều tỉnh và phải thực hiện tiêu hủy hàng ngàn con lợn, bò.
Dịch bệnh tai xanh của lợn (rối loạn hô hấp và sinh sản – hội chứng
PRRS) triệu chứng: bỏ ăn, sốt, tai chuyển màu xanh và chết, bệnh tai xanh do
virus Lelytad tấn công đại thực bào (cơ quan có chức năng tiêu diệt vi khuẩn),
nên lợm rất dễ chết vì bị ô nhiễm do vi khuẩn gây bệnh tả, tụ huyết trùng, hen
suyễn, gan sung… Ở Việt Nam, bệnh đã xuất hiện tại miền Năm nhiều năm

trƣớc đây, vào tháng 03/2007 tại Hải Dƣơng xuất hiện dịch bệnh tai xanh, sau đó
đã có thêm gần 30.000 con lợn tại một số tỉnh đồng bằng Bắc bộ bị nhiễm bệnh.
Vào tháng 03 – 04/2008 dịch bệnh tai xanh lại bùng phát ở 11 tỉnh thành ở cả 3
miền trong nƣớc, số lợn mắc bệnh phải tiêu hủy là 26.300 con.[20]


16

Để chữa trị bệnh tai xanh cho lợn có thể sử dụng thuốc kháng sinh cho
lợn, tuy nhiên đã xảy ra hiện tƣợng nhờn thuốc. Biện pháp tối ƣu để ngăn
chăn sự lây lăn dịch bệnh là khoanh vùng ổ dịch và tiêu hủy lợn bệnh.
Dịch bệnh đối với vật nuôi ở nƣớc ta mấy năm gần đây liên tục bùng
phát, hết dịch bệnh này đến dịch bệnh khác, gây tổn thất lớn cho nền kinh tế
và nhiều chủ trại chăn nuôi bị phá sản. Các dịch bệnh sau khi đƣợc ngăn chặn
có nguy cơ bùng phát trở lại rất cao, mặc dù các cấp các ngành và nhân dân
đã mất nhiều công sức và tiền của để phòng dịch và dập dịch. Tuy nhiên để
đảm bảo phát triển bền vững lâu dài, cần phải đặt công tác môi trƣờng chuồng
trại chăn nuôi lên hàng đầu.[21]
2.3 Hiện trạng môi trƣờng trong chăn nuôi
2.3.1 Hiện trạng môi trường chăn nuôi trên Thế giới
Việc xử lý chất thải chăn nuôi lợn đã đƣợc nghên cứu triển khai ở các
nƣớc phát triển cách đây vài chục năm. Các nghiên cứu của các tổ chức và
các tác giả nhƣ (Zhang và Felmann, 1997), (Boone và cs., 1993; Smith &
Frank, 1988), (Chynoweth và Pullammmanappallil, 1996; and, 1993; Smith
và cs., 1998; Smith và cs., 1992), (Chynoweth, 1987; Chynoweth & Isaacson,
1987)… Các công nghệ áp dụng cho xử lý nƣớc thải trên thế giớ chủ yếu là
các phƣơng pháp sinh học.[7]
Ở các nước phát triển, quy mô trang trại hàng trăm hecta, trong trang
trại ngoài chăn nuôi lợn quy mô lớn (trên 10.000 con lợn), phân lợn và chất
thải lợn chủ yếu làm phân vi sinh và năng lượng Biogas cho máy phát điện,

nước thải chăn nuôi được sử dụng cho các mục đích nông nghiệp.


17

Trang trại lợn quy mô công
Trang trại lớn quy mô
nghiệp

công nghiệp

CơCơsở
nuôi
sởchăn
chăn nuôi
quy mô nhỏ lẻ
Nuôi thả,
chuông hở

Hệ
nuôi
Hệ thống
thống nuôi
trên sàn
trên
sàn

Bể chứa, hồ chứa nƣớc
thải, hệ thống xử lý yếm
khí, bể biogas dung tích

lớn..

Kho
chất
thảichất
rắn
Kho
chứa
thải rắn

ủPhân
phânCompost
compost
Kênh mƣơng
tiếp nhận nƣớc
thải
Dòng nước
nước thải
thải
Dòng chất thải
rắn

Land

Ruộng,
Ruộngcánh
cánhđồng
đồng

Application


Dòng chất thải

Hình 1.1: Mô hìnhRắn
quản lý chất thải rắn chăn nuôi trên thế giới
Tại Hà Lan, nƣớc thải chăn nuôi đƣợc xử lý bằng công nghệ SBR qua 2
giai đoạn: Giai đoạn hiếu khí chuyển hóa các thành phần hữu cơ thành CO2,
nhiệt năng và nƣớc, amoni đƣợc nitrat hóa thành nitrit hoặc khí nito; giai đoạn
kỵ khí xảy ra quá trình đề nitrat thành khí Ni tơ. Phốt phát đƣợc loại bỏ bằng
định lƣợng vôi vào bể sục khí.
Tại Tây Ban Nha, nƣớc thải chăn nuôi đƣợc xử lý bằng quy trình
VALPUREN( đƣợc cấp bằng sáng chế Tây Ban Nha số P9900761). Đây là
quy trình xử lý kết hợp phân hủy kỵ khí tạo hơi nƣớc và làm khô bùn bằng
nhiệt năng đƣợc cấp bởi hỗn hợp khí sinh học và khí tự nhiên.
2.3.2 Hiện trạng môi trường chăn nuôi ở Việt Nam
a) Hiện trạng môi trường chăn nuôi lợn của Việt Nam


×