Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

đánh giá tác động môi trường Dự án “Thủy điện Đăk R’Keh X

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 111 trang )

Luận văn đánh giá tác động môi trường Dự án “Thủy điện Đăk R’Keh”

0

LỜI CẢM ƠN
Khi luận văn tốt nghiệp này được hoàn thành, đó cũng là lúc
đánh dấu kết thúc quá trình học tập của tôi trên giảng đường đại
học. Để hoàn thành tốt luận văn này, ngoài sự nổ lực của bản thân,
tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của gia đình, thầy cô và bạn
bè.
Tôi xin cảm ơn sâu sắc đến gia đình và những người thân, đặc
biệt là ba mẹ tôi, người đã dạy bảo, động viên và là chỗ dựa bền bỉ,
vững chắc cả về vật chất lẫn tinh thần cho tôi trong suốt thời gian
học tập và nghiên cứu.
Với cả tấm lòng của người trò đối với người thầy tôi xin chân
thành cảm ơn các thầy cô đã truyền đạt kiến thức và giảng dạy tôi
trong suốt bốn năm đại học.
Tôi xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Huy Vũ đã
tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban giám đốc và
các anh chị trong Công ty CP tư vấn Tài nguyên – Môi trường và
Trắc địa Đăk Lăk, đặc biệt là KS.Nguyễn Thị Minh Phương đã
nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập tại Công ty.
Và cuối cùng, tôi xin cảm ơn các anh chị khóa 2004 và các
bạn cùng khóa 2005 đã giúp đỡ và góp ý cho tôi rất nhiều trong
luận văn này.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
TP.HCM, Ngày 13 tháng 07 năm 2009
Sinh viên Đỗ Thị Thùy Dung

SVTH: ĐỖ THỊ THÙY DUNG



i

GVHD: KS. NGUYỄN HUY VŨ


Luận văn đánh giá tác động môi trường Dự án “Thủy điện Đăk R’Keh”

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Hiện nay, khi đất nước ngày càng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì nhu
cầu sử dụng điện ngày càng tăng cao. Chính vì thế mà các công trình thủy điện không
ngừng được xây dựng. Nhà máy thủy điện Đăk R’Keh cũng là một trong những dự án
được đầu tư xây dựng tại tỉnh Đăk Nông.
Việc xây dựng Nhà máy thủy điện Đăk R’Keh không chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng
điện tại địa phương mà còn góp phần tăng sản lượng điện Quốc gia. Một mặt làm thay
đổi bộ mặt kinh tế xã hội xã Đăk Sin theo hướng tích cực; mặt khác làm ảnh hưởng
đến môi trường tự nhiên.
Đề tài “Đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Đăk R’Keh” sẽ đánh giá
các tác động tiềm tàng lên môi trường từ khi dự án được triển khai cho đến khi đi vào
hoạt động và từ đó đề ra các biện pháp giảm thiểu tác động mà không ảnh hưởng đến
lợi ích kinh tế cũng như lợi ích xã hội của dự án.
Nội dung đề tài gồm có 7 chương:
-

Chương 1: Đưa ra mục tiêu, phạm vi và phương pháp của đề tài.

- Chương 2: Mô tả sơ lược về Dự án; các văn bản pháp luật và các tiêu chuẩn
môi trường có liên quan đến Dự án.
- Chương 3: Tổng quan về điều kiện tự nhiên; trình bày hiện trạng môi trường
không khí, nước, đất và rừng tại khu vực dự án; tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn xã

Đăk Sin.
- Chương 4: Dự báo, đánh giá các tác động môi trường từ khi chuẩn bi, thi công
xây dựng Dự án đến khi tích nước vận hành nhà máy thủy điện.
- Chương 5: Đề xuất các biện pháp tổng hợp về quản lý và công nghệ nhằm giảm
thiểu và khắc phục ô nhiễm môi trường do dự án gây ra, đồng thời đề ra chương trình
quản lý và giám sát môi trường.
- Chương 6: Đưa ra kết luận các vấn đề do Dự án đem lại, mặt tích cực cũng như
tiêu cực. Từ đó đưa ra một số kiến nghị và giải pháp giải quyết các vấn đề này.

SVTH: ĐỖ THỊ THÙY DUNG

ii

GVHD: KS. NGUYỄN HUY VŨ


Luận văn đánh giá tác động môi trường Dự án “Thủy điện Đăk R’Keh”

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................................... i
TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................................................... ii
MỤC LỤC........................................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................................. vii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................ viii
Chương 1: MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................................................. 1
1.2. Mục đích và nội dung của đề tài .............................................................................................. 1
1.2.1. Mục đích ............................................................................................................ 1
1.2.2. Nội dung ............................................................................................................ 1
1.3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 2

1.4. Phương pháp thực hiện............................................................................................................. 2
1.4.1 Phương pháp phân tích thống kê .............................................................................. 2
1.4.2 Phương pháp so sánh ............................................................................................ 2
1.4.3 Phương pháp ma trận ............................................................................................. 2
1.4.4 Phương pháp điều tra, khảo sát ................................................................................ 2
1.4.5 Phương pháp chuyên gia ........................................................................................ 2
1.4.6 Phương pháp đánh giá nhanh .................................................................................. 2
1.4.7 Phương pháp liệt kê............................................................................................... 2
Chương 2: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN THỦY ĐIỆN ĐĂK R’KEH .......................................... 3
2.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ DỰ ÁN ...................................................................................... 3
2.1.1. Tên dự án .............................................................................................................................. 3
2.1.2. Chủ dự án ............................................................................................................................. 3
2.1.3. Vị trí địa lý của dự án............................................................................................................ 3
2.1.4. Mục đích lập dự án................................................................................................................ 4
2.1.5. Lợi ích kinh tế và xã hội của dự án ....................................................................................... 4
2.1.6. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM) ..... 4
2.2. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN...................................................................................... 4
2.2.1. Các hạng mục công trình ..................................................................................................... 4
2.2.1.1. Cụm công trình đầu mối .............................................................................................. 4
2.2.1.2. Tuyến kênh thông hồ................................................................................................... 5
2.2.1.3. Tuyến năng lượng........................................................................................................ 5
2.2.1.4. Các hạng mục công trình phụ trợ................................................................................ 6
2.2.2. Các biện pháp thi công chính ................................................................................................ 8
SVTH: ĐỖ THỊ THÙY DUNG

iii

GVHD: KS. NGUYỄN HUY VŨ



Luận văn đánh giá tác động môi trường Dự án “Thủy điện Đăk R’Keh”

2.2.3. Thiết bị công nghệ................................................................................................................. 9
2.2.3.1. Thiết bị cơ khí thủy công ............................................................................................. 9
2.2.3.2. Thiết bị cơ khí thủy lực ................................................................................................ 9
2.2.3.3. Thiết bị điện............................................................................................................... 10
2.2.3.4. Thiết bị phụ................................................................................................................ 10
2.2.3.5. Nhu cầu thiết bị, máy móc và nguyên nhiên vật liệu sử dụng.................................... 10
2.2.5. Tiến độ thực hiện công trình ............................................................................................... 10
2.2.6. Tổng mức đầu tư ................................................................................................................. 11
Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ-XÃ HỘI....................... 12
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG...................................................................... 12
3.1.1. Điều kiện về địa hình, địa chất............................................................................................ 12
3.1.1.1. Địa hình ..................................................................................................................... 12
3.1.1.2. Địa chất công trình.................................................................................................... 12
3.1.2. Điều kiện về khí tượng - thủy văn...................................................................................... 13
3.1.2.1. Điều kiện về khí tượng............................................................................................... 13
3.1.2.2. Điều kiện về thủy văn ................................................................................................ 14
3.1.3. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên.................................................................. 14
3.1.3.1. Hiện trạng môi trường không khí và tiếng ồn ........................................................... 14
3.1.3.2. Hiện trạng môi trường nước...................................................................................... 15
3.1.3.3. Hiện trạng môi trường đất......................................................................................... 16
3.1.3.4. Hiện trạng các thành phần môi trường sinh thái ...................................................... 17
3.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI.......................................................................................... 19
3.2.1. Điều kiện về kinh tế ............................................................................................................ 19
3.2.1.1. Sản xuất nông lâm nghiệp ......................................................................................... 19
3.2.1.2. Thương mại, dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp............................................................ 19
3.2.2. Điều kiện về xã hội ............................................................................................................. 19
3.2.2.1. Dân số và lao động.................................................................................................... 19
3.2.2.2. Y tế, giáo dục, văn hóa .............................................................................................. 20

3.2.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng .......................................................................... 20
Chương 4: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN DỰ ÁN ..... 22
4.1. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ VÀ THI CÔNG XÂY DỰNG .................................................... 22
4.1.1. Nguồn gây tác động ............................................................................................................ 22
4.1.1.1. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải .................................................. 22
4.1.1.2. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải ........................................................ 23
4.1.2. Đối tượng và quy mô bị tác động........................................................................................ 28
4.1.3. Dự báo những rủi ro về sự cố môi trường do dự án gây ra ................................................. 29
4.1.3.1. Sự cố môi trường ....................................................................................................... 29
SVTH: ĐỖ THỊ THÙY DUNG

iv

GVHD: KS. NGUYỄN HUY VŨ


Luận văn đánh giá tác động môi trường Dự án “Thủy điện Đăk R’Keh”

4.1.3.2. Nguyên nhân xảy ra sự cố ......................................................................................... 30
4.1.4. Đánh giá tác động ............................................................................................................... 30
4.1.4.1. Tác động đến địa hình, địa mạo ................................................................................ 31
4.1.4.2. Tác động đến môi trường không khí.......................................................................... 31
4.1.4.3.Tác động đến môi trường nước .................................................................................. 32
4.1.4.4. Tác động đến môi trường đất .................................................................................... 32
4.1.4.5. Tác động đến hệ sinh thái khu vực ............................................................................ 33
4.1.4.6. Tác động đến kinh tế - xã hội ................................................................................... 34
4.1.4.7. Tác động do các sự cố về môi trường........................................................................ 35
4.2. GIAI ĐOẠN TÍCH NƯỚC VÀ VẬN HÀNH CÔNG TRÌNH ............................................ 35
4.2.1. Nguồn gây tác động ............................................................................................................ 35
4.2.1.1. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải .................................................. 35

4.2.1.2. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải ........................................................ 36
4.2.2. Đối tượng và quy mô bị tác động........................................................................................ 37
4.2.3. Dự báo những rủi ro về sự cố môi trường do dự án gây ra ................................................. 37
4.2.3.1. Sự cố môi trường ....................................................................................................... 37
4.2.3.2. Nguyên nhân xảy ra sự cố ......................................................................................... 38
4.2.4. Đánh giá tác động ............................................................................................................... 38
4.2.4.1. Tác động đến địa hình ............................................................................................... 38
4.2.4.2. Tác động đến môi trường không khí.......................................................................... 38
4.2.4.3. Tác động đến điều kiện khí hậu ................................................................................. 39
4.2.4.4. Tác động đến môi trường nước ................................................................................ 39
4.2.4.5. Tác động đến tài nguyên đất...................................................................................... 40
4.2.4.6. Tác động đến tài nguyên rừng và đa dạng sinh học cạn ........................................... 40
4.2.4.7. Tác động đến môi trường kinh tế - xã hội ................................................................. 41
4.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TỔNG HỢP THỰC HIỆN DỰ ÁN................ 41
Chương 5: BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ
CỐ MÔI TRƯỜNG........................................................................................................................ 42
5.1. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC TRONG GIAI ĐOẠN CHUẨN
BỊ VÀ THI CÔNG XÂY DỰNG................................................................................................... 42
5.1.1. Biện pháp giảm thiểu tác động không liên quan đến chất thải........................................... 42
5.1.1.1. Biện pháp giảm thiểu tác động do chiếm đất khu vực lòng hồ và hoàn nguyên mặt bằng
công trình, mỏ vật liệu ............................................................................................................ 42
5.1.1.2. Biện pháp giảm thiểu tác động đến rừng và đa dạng sinh học ................................ 42
5.1.1.3. Biện pháp giảm thiểu tác động đến xã hội ................................................................ 42
5.1.2. Biện pháp giảm thiểu tác động liên quan đến chất thải...................................................... 43
5.1.2.1. Biện pháp giảm thiểu tác động của chất thải khí, bụi, tiếng ồn và độ rung .............. 43
5.1.2.2. Biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải lỏng...................................................... 44
SVTH: ĐỖ THỊ THÙY DUNG

v


GVHD: KS. NGUYỄN HUY VŨ


Luận văn đánh giá tác động môi trường Dự án “Thủy điện Đăk R’Keh”

5.1.2.3. Biện pháp giảm thiểu chất thải rắn ........................................................................... 45
5.1.3. Biện pháp phòng chống và ứng phó sự cố trong quá trình thi công................................... 45
5.1.3.1. An toàn lao động ....................................................................................................... 45
5.1.3.2. Biện pháp phòng chống cháy nổ................................................................................ 46
5.1.3.3. Công tác ứng cứu khi tai nạn xảy ra ......................................................................... 46
5.2. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC TRONG GIAI ĐOẠN TÍCH NƯỚC
VÀ VẬN HÀNH CÔNG TRÌNH .................................................................................................. 47
5.2.1. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực không có liên quan đến chất thải ........................ 47
5.2.1.1. Bảo tồn đa dạng sinh học và khôi phục cảnh quan .................................................. 47
5.2.1.2. Giảm thiểu tác động do sạt lở, tái tạo bờ hồ, bồi lắng lòng hồ và chống lũ vùng hồ 47
5.2.2.2. Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn......................................................................... 48
5.2.3. Bảo vệ an toàn và phương án phòng chống, ứng cứu sự cố về điện ................................... 49
5.3. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ....................................... 49
5.3.1. Chương trình quản lý môi trường ....................................................................................... 49
5.3.2. Chương trình giám sát môi trường...................................................................................... 50
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 51
6.1. KẾT LUẬN .............................................................................................................................. 51
6.2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................................................. 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................. 53
PHỤ LỤC A: BẢNG BIỂU ........................................................................................................... 55
PHỤ LỤC CHƯƠNG II ............................................................................................................................. 56
PHỤ LỤC CHƯƠNG III............................................................................................................................ 62
PHỤ LỤC CHƯƠNG IV ............................................................................................................................ 66

PHỤ LỤC B: HÌNH ẢNH ............................................................................................................. 70

PHỤ LỤC C: DANH MỤC CÁC LOÀI ĐỘNG THỰC VẬT ................................................... 74
DANH MỤC MỘT SỐ LOÀI THỰC VẬT KHU VỰC THỦY ĐIỆN ĐẮK R’KEH ................................ 75
DANH MỤC MỘT SỐ LOÀI ĐỘNG VẬT THỦY ĐIỆN ĐẮK R’KEH ................................................... 78
DANH MỤC MỘT SỐ LOÀI CÁ TẠI CÁC THỦY VỰC TRONG KHU VỰC........................................ 81
DANH MỤC MỘT SỐ LOÀI THỰC VẬT NỔI TẠI CÁC THỦY VỰC TRONG KHU VỰC................. 83
DANH MỤC MỘT SỐ LOÀI ĐỘNG VẬT NỔI TẠI CÁC THỦY VỰC TRONG KHU VỰC................. 85
DANH MỤC MỘT SỐ LOÀI ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG Ở ĐÁY ......................................... 86

PHỤ LỤC D: KINH PHÍ CÔNG TRÌNH XỬ LÝ VÀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT ......... 87
KINH PHÍ CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG ......................................................................... 88
CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT .................................................................................................................. 88

PHỤ LỤC E: VĂN BẢN VÀ TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG............................................................ 91
PHỤ LỤC F: BẢN ĐỒ................................................................................................................. 103

SVTH: ĐỖ THỊ THÙY DUNG

vi

GVHD: KS. NGUYỄN HUY VŨ


Luận văn đánh giá tác động môi trường Dự án “Thủy điện Đăk R’Keh”

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.13: Kết quả phân tích chất lượng không khí khu vực dự án .............................14
Bảng 2.14: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt ......................................................15
Bảng 2.15: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm ...................................................16
Bảng 4.1: Nguồn gây tác động không có liên quan đến chất thải .................................22
Bảng 4.3: Các nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải......................................23

Bảng 4.5: Tải lượng ô nhiễm phát sinh tính cho xe chạy dầu Diesel............................24
Bảng 4.6: Tải lượng ô nhiễm phát sinh do hoạt động san gạt, đào đắp đất đá..............25
Bảng 4.9: Ước tính tải lượng, nồng độ trung bình các chất ô nhiễm ............................27
Bảng 4.11: Đối tượng và quy mô bị tác động trong giai đoạn chuẩn bị và thi công xây
dựng ...............................................................................................................................28
Bảng 4.12: Sự cố môi trường trong giai đoạn xây dựng dự án .....................................30
Bảng 4.14: Nguồn gây tác động không có liên quan đến chất thải ...............................35
Bảng 4.15: Các nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải....................................36
Bảng 4.16: Đối tượng và quy mô bị tác động trong giai đoạn tích nước và vận hành
công trình.......................................................................................................................37
Bảng 4.17: Sự cố môi trường do công trình thủy điện Đắk R’Keh...............................37
Bảng 4.18: Tóm tắt đánh giá hoạt động trong giai đoạn tích nước và vận hành...........37

SVTH: ĐỖ THỊ THÙY DUNG

vii

GVHD: KS. NGUYỄN HUY VŨ


Luận văn đánh giá tác động môi trường Dự án “Thủy điện Đăk R’Keh”

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

NMTĐ

Nhà máy thủy điện


CHXHCN VN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
UBND

Ủy ban nhân dân

BTNMT

Bộ tài nguyên môi trường

MNDBT

Mực nước dâng bình thường

MNC

Mực nước chết

TBNN

Trung bình nhỏ nhất

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

VLXD

Vật liệu xây dựng


TCXD VN

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

VQG

Vườn quốc gia

VOC

Hợp chất hữu cơ bay hơi (Volatile organic compound)

DO

Oxy hòa tan

ÔNMT

Ô nhiễm môi trường

ĐTV

Động thực vật

ĐV


Động vật

TV

Thực vật

TN

Tài nguyên

HST

Hệ sinh thái

KT – XH

Kinh tế xã hội

NTSH

Nước thải sinh hoạt

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

WHO

Tổ chức y tế Thế giới


DAĐT

Dự án đầu tư

NXB

Nhà xuất bản

SVTH: ĐỖ THỊ THÙY DUNG

viii

GVHD: KS. NGUYỄN HUY VŨ


Luận văn đánh giá tác động môi trường Dự án “Thủy điện Đăk R’Keh”

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Như chúng ta đã biết, điện là nguồn năng lượng hết sức cần thiết trong đời sống
hiện nay, điện được tạo ra từ rất nhiều nguồn như: gió, nhiệt, nước,…Với hệ thống
sông suối dày đặc như ở nước ta là điều kiện rất thuận lợi để xây dựng các dự án thủy
điện.
Và để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng của các ngành kinh tế quốc
dân và đời sống xã hội của nhân dân khi đất nước đang trên đà phát triển, hội nhập với
quốc tế và các nước trong khu vực. Đồng thời nhằm khai thác tiềm năng thủy điện sẵn
có của tỉnh Đăk Nông, Công ty cổ phần thủy điện Đăk Nông đã đầu tư xây dựng Nhà
máy thủy điện Đăk R’Keh tại xã Đăk Sin, huyện Đăk R’Lấp, tỉnh Đăk Nông với công
suất lắp máy Nlm=5,0MW. Tương ứng sản lượng điện trung bình năm của nhà máy

khoảng 18,19 triệu kWh, được đưa lên hệ thống lưới điện góp phần tăng sản lượng
điện Quốc gia.
Do đó đề tài “Đánh giá tác động môi trường dự án Thủy điện Đăk R’Keh” được
thực hiện nhằm đánh giá các tác động tiềm tàng lên môi trường từ khi dự án được triển
khai cho đến khi đi vào hoạt động và từ đó đề ra các biện pháp giảm thiểu tác động mà
không ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế cũng như lợi ích xã hội của dự án.
1.2. Mục tiêu và nội dung của đề tài
1.2.1. Mục tiêu
Mục đích chính của đề tài này là đánh giá các tác động tiềm tàng lên môi trường từ
khi dự án được triển khai cho đến khi đi vào hoạt động và từ đó đề ra các biện pháp
giảm thiểu tác động mà không ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế cũng như lợi ích xã hội
của dự án. Do đó, đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
-

Xác định và nhận dạng các vấn đề môi trường nảy sinh khi DA được triển khai.

-

Đánh giá và dự báo ảnh hưởng của dự án lên các thành phần của môi trường.

-

Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do dự án gây ra.

-

Xây dựng chương trình giám sát ô nhiễm cho dự án.

1.2.2. Nội dung
Để thực hiện được các mục đích đã đề ra, đề tài tập trung các nội dung sau:

- Thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên môi trường, kinh tế xã hội, báo cáo
thuyết minh của dự án và nhiều văn bản tài liệu khác có liên quan đến Dự án.
- Thực hiện khảo sát, điều tra hiện trạng các thành phần môi trường có liên quan
tới dự án, đồng thời khảo sát các điều kiện kinh tế - xã hội ở khu vực dự án.

SVTH: ĐỖ THỊ THÙY DUNG

1

GVHD: KS. NGUYỄN HUY VŨ


Luận văn đánh giá tác động môi trường Dự án “Thủy điện Đăk R’Keh”

- Trên cơ sở thực hiện các bước trên, tiến hành đánh giá các tác động của dự án
đối với các yếu tố môi trường tự nhiên và các tác động đến kinh tế - xã hội trong vùng
dự án cũng như tác động trên toàn huyện Đăk R’Keh.
- Đề xuất các giải pháp tổng hợp có cơ sở khoa học và thực tế để hạn chế các mặt
tiêu cực, phát huy các mặt tích cực nhằm góp phần bảo vệ môi trường.
-

Đề ra chương trình quản lý và giám sát môi trường.

1.3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về mặt không gian: nghiên cứu trên địa bàn xã Đăk Sin, huyện Đăk
R’Lấp, tỉnh Đăk Nông.
Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian: từ tháng 3/2009 đến tháng 6/2009.
Giới hạn về nội dung:
- Do thời gian có hạn nên đề tài chưa thể thống kê chính xác trữ lượng và các loại
thực vật trong khu vực rừng sẽ phá bỏ để tiến hành xây dựng dự án. Đồng thời chưa

nghiên cứu các loại cây sẽ trồng lại trên diện tích đất rừng chiếm dụng tạm thời.
- Do giới hạn về thẩm quyền nên đề tài không nghiên cứu chương tham vấn cộng
đồng.
1.4. Phương pháp thực hiện
1.4.1. Phương pháp phân tích thống kê: phương pháp này nhằm chọn lọc và xử lý
các số liệu giúp cho việc xác định hiện trạng môi trường cũng như xu thế biến đổi môi
trường trong khu vực dự án, làm cơ sở cho việc dự báo tác động môi trường khi thực
hiện dự án cũng như đánh giá mức độ của tác động đó.
1.4.2. Phương pháp so sánh: được áp dụng trong dự báo các tác động có thể xảy đối
với các yếu tố như địa chất, khí hậu, thuỷ văn, chất lượng nước... trên cơ sở các văn
bản và tiêu chuẩn môi trường Việt Nam.
1.4.3. Phương pháp ma trận: để đánh giá tác động tổng quát cho toàn dự án.
1.4.4. Phương pháp điều tra, khảo sát: Trên cơ sở các tài liệu về môi trường đã có
sẵn tiến hành điều tra, khảo sát khu vực dự án nhằm cập nhật, bổ sung các tài liệu mới
nhất cũng như thẩm định hiện trạng môi trường trong khu vực dự án. Trong quá trình
điều tra, khảo sát phát hiện các vấn đề cần quan tâm, đặc biệt vùng lòng hồ.
1.4.5. Phương pháp chuyên gia: Tham khảo tài liệu và ý kiến chuyên gia khi đề xuất
các giải pháp xử lý và ngăn ngừa ô nhiễm.
1.4.6. Phương pháp đánh giá nhanh: theo hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) thiết lập nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt động của dự
án.
1.4.7. Phương pháp liệt kê: nhằm liệt kê các hoạt động của dự án có thể tác động
đến môi trường, đồng thời xác định mức độ tác động.

SVTH: ĐỖ THỊ THÙY DUNG

2

GVHD: KS. NGUYỄN HUY VŨ



Luận văn đánh giá tác động môi trường Dự án “Thủy điện Đăk R’Keh”

Chương 2
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN THỦY ĐIỆN ĐĂK R’KEH
2.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ DỰ ÁN
2.1.1. Tên dự án
Tên dự án: Dự án Thủy điện Đăk R’Keh
Địa điểm xây dựng: xã Đăk Sin, huyện Đăk R’Lấp, tỉnh Đăk Nông
2.1.2. Chủ dự án
Chủ đầu tư

: Công ty Cổ phần Thủy điện Đăk Nông

Trụ sở chính : Tổ 4, Hùng Vương, Phường Nghĩa Thành, Gia Nghĩa, Đăk Nông
Điện thoại

: 0501.246.249

Đại diện

: Bà Trần Thị Thanh Nga

Chức vụ

: Tổng giám đốc.

Fax

: 0501.546.049


2.1.3. Vị trí địa lý của dự án
Công trình thủy điện Đăk R’Keh xây dựng trên các nhánh của suối Đăk Sin, là một
nhánh nhỏ của sông Đồng Nai. Toàn bộ công trình nằm trên địa bàn xã Đăk Sin, huyện
Đăk R’lấp, tỉnh Đăk Nông.Dự án cách trung tâm huyện (trên quốc lộ 14) khoảng
25km, cách trung tâm xã Đăk Sin 3 km về phía Tây Nam.
™ Vị trí hồ chứa Đắk R’keh
Hồ chứa và nhà máy thủy điện Đăk R’keh nằm trên nhánh suối Đăk R’keh, vị
trí công trình được xác định trên bản đồ 1/50.000 như sau: 11046’15’’ vĩ độ Bắc
107029’18’’ kinh độ Đông
Suối Đăk R’keh bắt nguồn từ cao trình 746m, chiều dài suối đến chân đập là
24,50km, độ dốc lòng suối khoảng 5,93‰.
™ Vị trí hồ chứa Đăk Anh Kông
Hồ chứa Đăk Anh Kông nằm trên nhánh suối Đăk Anh Kông, vị trí công trình
được xác định trên bản đồ 1/50.000 như sau: 11049’52’’ vĩ độ Bắc
107030’07’’ kinh độ Đông
Suối Đăk Anh Kông bắt nguồn từ cao trình 660m, tại khu vực thôn Quang
Trung, xã Đạo Nghĩa, tính đến chân đập suối có chiều dài 19,10km, độ dốc lòng suối
khoảng 4,71‰, sau khi chạy qua xã Đắk Sin, suối hợp lưu với suối Đắk R’Keh trước
khi đổ vào sông Đồng Nai.
™ Vị trí nhà máy
Nhà máy phát điện của cụm thuỷ điện Đăk R’keh nằm trên dòng Đăk R’keh,
cách chân đập 443,57 m và nằm về phía mạn phải của đập.
(Xem bản đồ vị trí Dự án thủy điện Đăk R’Keh trong phụ lục F, hình 1).
SVTH: ĐỖ THỊ THÙY DUNG

3

GVHD: KS. NGUYỄN HUY VŨ



Luận văn đánh giá tác động môi trường Dự án “Thủy điện Đăk R’Keh”

(Xem một số hình ảnh khu vực xây dựng dự án trong phụ lục B, hình 2.1).
2.1.4. Mục đích lập dự án
Dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt sẽ là cơ sở pháp lý để chủ đầu tư tiến
hành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
Dự báo những tác động tiêu cực cũng như đề ra các biện pháp giảm thiểu, đồng
thời nêu lên được lợi ích kinh tế - xã hội mà dự án có thể mang lại.
2.1.5. Lợi ích kinh tế và xã hội của dự án
Việc đầu tư xây dựng dự án cơ bản sẽ làm thay đổi bộ mặt của xã Đắk Sin: các
công trình đường giao thông, trường học, trạm xá, các công trình phúc lợi công cộng
khác sẽ được đầu tư tốt hơn;
Tạo được công ăn việc làm, tăng thu nhập cho dân cư trong vùng;
Góp phần điều tiết nguồn nước ở hạ du, phát triển nghề nuôi thủy sản, du lịch;
Nhờ có hồ chứa mà tiểu khí hậu vùng dự án sẽ thay đổi mát mẻ hơn;
Đóng góp cho ngân sách địa phương các khoản thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế
sử dụng tài nguyên.
2.1.6. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi
trường (ĐTM)
Xem chi tiết tại phụ lục E
2.2. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN
2.2.1. Các hạng mục công trình
2.2.1.1. Cụm công trình đầu mối
a. Cụm công trình đầu mối hồ chứa Đăk R’Keh
Hồ chứa
-

Diện tích mặt hồ ứng với mực nước dâng bình thường là: 0,62km2


-

Mực nước dâng bình thường (MNDBT)

: 549,0m

-

Mực nước chết (MNC)

: 548,0m

Tuyến đập dâng
Đập dâng là công trình được xây dựng ngang dòng sông suối, có tác dụng ngăn
nước, tạo hồ chứa tích nước trong mùa mưa và điều tiết lũ khi cần thiết.
Đập dâng có thể là đập bê tông, đập đất, đập đá hoặc đất đá hỗn hợp...tuỳ theo điều
kiện cụ thể về tình hình địa chất nền móng, điều kiện khai thác và cung ứng vật liệu
xây dựng tại chỗ, v.v... Riêng đối với công trình thuỷ điện Đăk R’Keh, đập dâng là
loại đập bê tông trọng lực ở giữa lòng suối, đặt tại vùng có cao độ tự nhiên, đáy suối
tại tuyến đập là 543,0m.
Đập tràn xã lũ

SVTH: ĐỖ THỊ THÙY DUNG

4

GVHD: KS. NGUYỄN HUY VŨ


Luận văn đánh giá tác động môi trường Dự án “Thủy điện Đăk R’Keh”


Đập tràn là công trình dùng xả nước thừa khi lũ về. Thông thường, các hồ chứa
thuỷ lợi thuỷ điện chỉ có thể tận dụng một dung tích nhất định lượng nước đến khi có
lũ và phần còn lại phải xả qua các công trình tràn xả lũ.
Đập tràn ở đây được xây dựng dạng thực dụng Ô-fi-xê-rốp không chân không, hình
thức tràn tự do, móng đập tràn được đặt trên nền đá IB. Kết cấu đập tràn bằng bê tông
bọc bê tông cốt thép M200. Tràn được đặt nằm giữa lòng suối, tiêu năng bằng mũi
phun.
™ Xem các thông số thiết kế chính tại phụ lục A, chương 2, bảng 2.1
b. Cụm công trình hồ chứa Đăk Anh Kông
Hồ chứa
-

Diện tích mặt hồ ứng với mực nước dâng bình thường là: 0,76km2

-

Mực nước dâng bình thường (MNDBT)

: 550,50m

-

Mực nước chết (MNC)

: 549,50m

Tuyến đập dâng
Đập dâng được đắp bằng đất dài 336,15m. Mái thượng lưu được lát đá bảo vệ đến
dưới mực nước chết 1,5m. Mái hạ lưu được trồng cỏ bảo vệ.

Đập tràn xã lũ
Tuyến tràn dự kiến đặt bên vai trái đập. Dự kiến chọn phương án tràn tự do để đầu
tư xây dựng. Tràn bằng kết bê tông cốt thép. Ngưỡng tràn dạng thực dụng Ô-fi-xê-rốp
không chân không, móng tràn được đặt trên nền đá IB đến IIA. Nối tiếp ngưỡng là dốc
nước và kênh xả trả về suối, vai trái đập tràn nối tiếp với cửa nhận nước, vai phải nối
tiếp với đập đất.
Xem các thông số thiết kế chính tại phụ lục A, chương 2, bảng 2.1
2.2.1.2. Tuyến kênh thông hồ
Kênh thông hồ có nhiệm vụ chuyển nước từ hồ Đăk Anh Kông sang hồ Đăk
R’Keh. Kênh có kết cấu bê tông cốt thép.
Xem các thông số thiết kế chính tại phụ lục A, chương 2, bảng 2.1
2.2.1.3. Tuyến năng lượng
™ Cửa nhận nước
Là hạng mục nhận nước cho đường hầm dẫn nước. Nước sau khi qua cửa lấy nước,
theo đường hầm và đường ống áp lực chảy qua tuabin máy phát để chuyển thuỷ năng
thành điện năng. Tuỳ theo tình hình cụ thể của từng công trình mà Cửa lấy nước có thể
được đặt sâu hay nông. Cửa nhận nước nằm bên bờ phải suối Đăk R’Keh, trong phạm
vi đập dâng bê tông trọng lực, khẩu độ cống BxH = 2,0 x 1,75 m, L = 8m.
™ Đường dẫn nước và ống áp lực
Công trình nối tiếp sau cửa lấy nước là đường dẫn và ống áp lực (ống thép). Kích
thước đường dẫn và ống áp lực được xác định trên cơ sở lưu lượng dòng chảy dùng
phát điện với công suất thiết kế. Để tận dụng tối đa chênh lệch cột nước phát điện, nhà
SVTH: ĐỖ THỊ THÙY DUNG

5

GVHD: KS. NGUYỄN HUY VŨ


Luận văn đánh giá tác động môi trường Dự án “Thủy điện Đăk R’Keh”


máy thường được bố trí tại vị trí thấp nhất có thể nên tuyến đường hầm và ống áp lực
có thể khá dài.
Đường dẫn là kênh dẫn hở để dẫn nước vào cửa nhận nước, có kết cấu bê tông cốt
thép M200, mặt cắt kênh hình thang.
Bể áp lực có kết cấu bê tông cốt thép M200, tiếp nước vào đường ống áp lực.
Đường ống áp lực bằng thép kiểu hở đường kính D = 2,0m; dài 121,38m.
™ Đặc trưng nhà máy thủy điện
Nhà máy là nơi lắp đặt tua-bin, máy phát để chuyển hóa thuỷ năng thành điện
năng. Đặc trưng của nhà máy là xây dựng kiểu nửa chìm nửa nổi, có kích thước
LxBxH = (22x37,9x24,4)m. Nhà máy gồm 2 tổ máy loại Francis trục ngang, lắp đồng
bộ với máy phát.
™ Kênh xả nhà máy
Kênh xả có mặt cắt hình thang.
Bề rộng đáy kênh: 7m
Hệ số mái

: 1,0

Độ dốc đáy kênh : i = 0,001%
Chiều dài kênh : 80,04m
™ Trạm phân phối điện ngoài trời (OPY)
Cao trình trạm

: 500,00m

Kích thước trạm

: 15,5m x 19,0m


Đường dây 22kV – AC120: 12km
™ Xem các thông số thiết kế chính tại phụ lục A chương 2, bảng 2.1
™ Mặt bằng quy hoạch thủy điện trên suối Đăk R’Keh thể hiện trên phụ lục F,
hình 2.
™ Mặt bằng tổng thể được thể hiện trên phụ lục F, hình 3.
(Xem một số hình ảnh minh họa các hạng mục công trình chính trong phụ lục
B, hình 2.2)
2.2.1.4. Các hạng mục công trình phụ trợ
a. Công trình phụ trợ
Công trình phụ trợ được bố trí ở 2 khu chính:
- Khu thứ nhất nằm ở vai phải dự án thủy điện Đăk R’Keh trên trục đường chính
vào công trình, ở cao độ trung bình khoảng 560,0m. Phục vụ thi công toàn bộ cụm
công trình hồ Đăk R’Keh gồm: đập dâng, tràn, kênh dẫn nước, bể áp lực, đường ống
áp lực và nhà máy thủy điện.
- Khu thứ hai nằm ở bờ phải cụm công trình hồ Đăk Anh Kông tại vị trí giữa
kênh thông hồ và đập đất, gần đường thi công vận hành thuận tiện cho công tác phục
SVTH: ĐỖ THỊ THÙY DUNG

6

GVHD: KS. NGUYỄN HUY VŨ


Luận văn đánh giá tác động môi trường Dự án “Thủy điện Đăk R’Keh”

vụ thi công toàn bộ cụm công trình hồ Đăk Anh Kông gồm: kênh thông hồ, đập đất và
tràn xả lũ.
Kho, bãi trữ vật liệu
Kho, bãi gồm 3 dạng: dạng kín, có mái che và hở:
- Dạng kín: chứa những vật tư quý giá chịu tác động của nhiệt độ và độ ẩm

không khí như: xi măng, các thiết bị điện, phụ tùng thay thế cho thiết bị thi công. Kho
kín có kết cấu bao che bằng gạch, nền láng vữa xi măng, trần cót ép, lợp tôn.
- Dạng có mái che: dùng chứa những vật liệu không chịu tác dụng của độ ẩm,
nhưng chịu ảnh hưởng của nhiệt độ và ánh sáng mặt trời như các loại gỗ xẻ, sắt
thép…Kết cấu dạng kho có mái che là khung kho nền láng vữa xi măng, lợp tôn.
- Dạng bãi hở: dùng chứa những vật liệu không chịu ảnh hưởng của nhiệt độ, độ
ẩm và ánh sáng mặt trời như: cát, đá…Bãi hở được rãi đá xô bồ dày 30cm.
Ngoài ra còn có một số kho chuyên dùng như kho xăng dầu, kho thuốc nổ…có kết
cấu riêng phù hợp.
Khu công trường, lán trại thi công
Về mặt kết cấu, các hạng mục khu lán trại, kho bãi chỉ sử dụng trong một số năm
xây dựng. Vì vậy, ngoại trừ một số hạng mục được sử dụng sau khi kết thúc xây dựng
công trình, kết cấu của các hạng mục phụ trợ sẽ chủ yếu là kết cấu tạm, dễ dàng lắp đặt
và tháo dỡ. Nhà dự kiến có 2 dạng:
-

Nhà dạng 1 (nhà hành chính): có kết cấu xây gạch, vì kèo bằng thép, mái lợp
tôn, bao che bằng tôn.

-

Nhà dạng 2 (nhà xưởng): dùng cho các xưởng và kho, kết cấu dùng khung kho,
lợp tôn, bao che bằng tôn.

b. Đường giao thông liên quan đến công trường
Trong khu vực xây dựng cụm công trình hệ thống đường giao thông về cơ bản đã
có đường mòn và đường dân sinh đi làm nương rẫy nhưng để làm đường thi công kết
hợp quản lý công trình sau này cần nâng cấp và làm mới các tuyến đường và được
phân thành 2 nhóm:
- Đường thi công kết hợp quản lý: nhằm phục vụ trong quá trình thi công và sau

này nâng cấp thành đường quản lý vận hành công trình. Tổng chiều dài đường thi công
kết hợp quản lý vận hành dài 5,1km, đường rộng 6m, mặt đường rải lớp nhựa đường
bán thấm dày 0,15m, bên dưới là lớp cấp phối đá dăm dày 0,2m.
- Đường thi công nội bộ: để thuận lợi trong quá trình thi công cần làm mới mới
tuyến đường thi công nội bộ, đường đến các mỏ vật liệu, đường đi bãi thải, đường đến
kho thuốc nổ, xuống hố móng... thuận lợi cho việc chuyên chở tập kết nguyên vật liệu
để thi công cụm công trình. Tổng chiều dài đường thi công nội bộ dài 2,45km, mặt
đường rộng 6m, trên mặt đường rải lớp cấp phối dày từ 0.2m.
c. Hệ thống cấp nước phục vụ thi công
Nhu cầu dùng nước cho công trường bao gồm bốn cụm hạng mục chính là: Đập
đầu mối, cửa nhận nước, tuyến đường hầm và nhà máy thủy điện.
SVTH: ĐỖ THỊ THÙY DUNG

7

GVHD: KS. NGUYỄN HUY VŨ


Luận văn đánh giá tác động môi trường Dự án “Thủy điện Đăk R’Keh”

Cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt chủ yếu lấy từ suối Đăk R’Keh, suối Đăk
Anh Kong và nguồn nước giếng đào. Ngoài ra có thể tận dụng nguồn nước từ các
nhánh suối và tụ thủy. Nhu cầu dùng nước sinh hoạt tính theo định mức
100L/người/ngày. Đã xem xét bố trí các trạm trộn, khu nghiền sàng, phòng thí nghiệm
và nhà ở gần các sông suối rất thuận lợi cho việc cung cấp nước. Tổng khối lượng
nước cần để cung cấp cho các nhu cầu trong một ngày 150m3.
d. Hệ thống thoát nước phục vụ thi công
Thoát nước cho hệ thống đường giao thông bằng rãnh thoát nước kết hợp với các
cống tiêu nước qua đường đặt ở những vị trí phân thủy. Tùy theo từng đoạn và lưu vực
hứng nước, rãnh thoát nước được gia cố bằng đá xây chít mạch. Các cống qua đường

bằng bê tông đúc sẵn có đường kính từ 75 - 100cm.
Tại các khu phụ trợ sản xuất và các khu dân cư phải tổ chức hệ thống thoát nước
thải nội bộ bao gồm cống rãnh tiêu nước để thu gom dẫn nước thải tới các vị trí tụ thủy
thích hợp để xử lý sơ bộ trước khi đổ ra sông suối.
e. Hệ thống cấp điện phục vụ thi công
Dự kiến xây dựng đường dây 22KV từ trạm Đăk R’Lấp tới vị trí công trình (là
đường dây đấu nối vào hệ thống của nhà máy thuỷ điện sau này) trước hết để cung cấp
điện phục vụ thi công.
f.

Hệ thống thông tin liên lạc phục vụ thi công

Nhu cầu sử dụng, khai thác thông tin hiện nay rất lớn và rất đa dạng. Mặt khác sự
phát triển của kỹ thuật thông tin hiện nay rất cao, các dịch vụ mang tính chuyên
nghiệp. Vì vậy, việc đảm bảo thông tin giữa công trường với bên ngoài do hệ thống
thông tin liên lạc của nhà cung cấp đảm nhận. Tùy theo nhu cầu thông tin liên lạc từng
giai đoạn thi công, các đơn vị ký hợp đồng dịch vụ thông tin với nhà cung cấp.
2.2.2. Các biện pháp thi công chính
™ Đập đất
Công tác đào
Bóc móng đập dùng máy cạp, máy ủi 140CV, kết hợp máy đào 0.8m3 đến 2,3 m3
và vận chuyển bằng ô tô trọng tải 7T đến 12T. Do chân khay đoạn lòng sông đập hẹp,
địa hình dốc, nằm sâu so với đáy sông tự nhiên do đó dễ xuất hiện dòng thấm từ ngoài
vào hố móng, vì vậy cần sử dụng máy bơm để tiêu nước hố móng chân khay thật khô
ráo trước khi tiến hành đắp đất. Đào đất chân khay dùng máy đào, đào đất đổ lên ô tô
vận chuyển ra bãi thải hoặc đến nơi tận dụng.
Công tác đắp
Máy đào khai thác đất tại các mỏ vật liệu, dùng ô tô vận chuyển đến mặt đập. Sử
dụng máy ủi 110-140CV để bóc lớp đất hữu cơ mỏ vật liệu, máy đào (1,25-2,3) m3 xúc
đất đổ vào ô tô vận chuyển có tải trọng (7-12)T. Ô tô vận chuyển đất đến mặt đập, quá

trình đổ đất được trộn đều. Máy ủi 140CV san thành từng lớp dày 0,3m. Ở công đoạn
này tùy tình hình thời tiết có thể bổ sung phun nước tại mặt đập. Sau cùng là công
đoạn đầm, sử dụng máy đầm rung (16-25)T để đắp đất đảm bảo yêu cầu thiết kế. Các
thông số đầm nện cụ thể sẽ được xác định chính xác thông qua thí nghiệm đầm nện
SVTH: ĐỖ THỊ THÙY DUNG

8

GVHD: KS. NGUYỄN HUY VŨ


Luận văn đánh giá tác động môi trường Dự án “Thủy điện Đăk R’Keh”

hiện trường, được thực hiện ở giai đoạn thi công. Những vị trí công trình mà máy
không thi công được (chân khay, xử lý tại các mặt tiếp giáp) sử dụng đầm cóc thủ
công. Đá xây lát mái thượng lưu chủ yếu dùng thủ công để thi công.
™ Đập dâng bê tông và tràn xã lũ
Đào đất dùng máy đào đổ lên ô tô vận chuyển đến bãi thải hoặc vận chuyển đến
nơi tận dụng . Đào phá đá dùng cơ giới kết hợp thủ công để thi công. Dùng trạm trộn
bê tông loại nhỏ 6m3/h, máng dẫn và xe đẩy đưa bê tông vào khoảnh đổ. Đầm bê tông
bằng đầm máy kết hợp thủ công. Đá xây lát thi công bằng thủ công. Đất đắp mang tràn
bằng thủ công kết hợp với cơ giới để thi công.
™ Kênh dẫn nước và kênh thông hồ
Thi công đào đất, đá bằng cơ giới kết hợp thủ công. Công tác đổ bê tông. Dùng
trạm trộn bê tông loại 6m3/h, máng dẫn và xe đẩy đưa bê tông vào khoảnh đổ. Đầm bê
tông bằng đầm máy kết hợp thủ công. Đá xây lát thi công bằng thủ công. Đắp đất bằng
thủ công kết hợp với cơ giới để thi công.
™ Bể áp lực lấy nước về nhà máy thủy điện
Thi công đào đất, đá bằng cơ giới kết hợp thủ công, đầm đất mang cống bằng đầm
cóc, công tác xây lát bằng thủ công.

™ Đường ống áp lực
Hệ thống đường ống có chiều dài khoảng (120-150)m. Thi công đào đất đá dùng
thủ công kết hợp cơ giới để thi công. Công tác thi công bê tông dùng xe vận chuyển bê
tông từ trạm trộn đến và dùng máng dẫn đưa bê tông vào khoảnh đổ. Đầm bê tông
bằng đầm máy kết hợp thủ công.
™ Nhà máy thủy điện và trạm biến áp
Đào đất dùng máy đào, một phần đổ tại chổ, một phần đổ lên ô tô vận chuyển đến
bãi thải. Đào phá đá dùng cơ giới kết hợp thủ công để thi công. Dùng trạm trộn bê tông
loại 6m3/h, máng dẫn và xe đẩy đưa bê tông vào khoảnh đổ. Đầm bê tông bằng đầm
máy kết hợp thủ công. Đá xây lát thi công bằng thủ công. Đắp đất bằng thủ công kết
hợp với cơ giới để thi công.
2.2.3. Thiết bị công nghệ
2.2.3.1. Thiết bị cơ khí thủy công
Thiết bị cơ khí thuỷ công công trình Nhà máy thủy điện Đăk R’Keh được bố trí ở
các vị trí cửa nhận nước, cống xả cát, bể áp lực, đường ống áp lực, nhà máy và hạ lưu
nhà máy…
Xem chi tiết tại phụ lục A chương 2, bảng 2.4, 2.5 và 2.6.
2.2.3.2. Thiết bị cơ khí thủy lực
Thiết bị do công ty Điện máy Ling Ling (LEC) Hồ Nam - Trung Quốc cung cấp.
Gồm turbine 2 bộ; máy điều tốc 2 bộ và van đầu turbine 2 bộ.
Xem thông số thiết kế chính tại phụ lục A chương 2, bảng 2.7.

SVTH: ĐỖ THỊ THÙY DUNG

9

GVHD: KS. NGUYỄN HUY VŨ


Luận văn đánh giá tác động môi trường Dự án “Thủy điện Đăk R’Keh”


2.2.3.3. Thiết bị điện
Máy phát điện xoay chiều loại đồng bộ 3 pha, công suất định mức 2500Kw.
Xem thông số thiết kế chính tại phụ lục A, chương 2, bảng 2.8.
2.2.3.4. Thiết bị phụ
™ Hệ thống tiêu nước: gồm
-

Hệ thống bơm thoát nước tổ máy.

-

Hệ thống tiêu nước rò rỉ của nhà máy.

™ Hệ thống cung cấp nước kỹ thuật: Có nhiệm vụ cung cấp nước làm mát cho các
bộ phận làm nguội không khí của máy phát điện, dầu ổ trục ...
™ Hệ thống khí nén nhà máy thuỷ điện: gồm
- Hệ thống áp lực cao: (2,5 MPa) để cấp khí nén cho hệ thống dầu điều chỉnh
tua bin và van trước tua bin.
-

Hệ thống áp lực thấp.

™ Hệ thống dầu nhà máy thuỷ điện
Hệ thống dầu dự kiến có thể đáp ứng tất cả các công việc như: bảo quản dầu,
làm sạch dầu trong quá trình trạm thủy điện vận hành.
™ Hệ thống nước phòng hoả
Được nối với hệ thống ống bao quanh nhà máy, rồi được kết nối với hệ thống
ống dẫn đến các vị trí trong nhà máy như: gian máy, gian lắp máy...
™ Hệ thống đo lường thuỷ lực

Để phục vụ cho việc tự động điều chỉnh các tổ máy bằng các số liệu đo liên tục
mức nước thượng hạ lưu, tổn thất cột nước ở lưới chắn rác, lưu lượng dòng chảy qua
tuabinne.
™ Xưởng sửa chữa cơ khí nhà máy thuỷ điện
™ Hệ thống thông gió, điều hoà không khí
2.2.3.5. Nhu cầu thiết bị, máy móc và nguyên nhiên vật liệu sử dụng
Căn cứ vào khối lượng và biện pháp, tiến độ thi công công trình; nhu cầu về vật tư,
thiết bị xe, máy cho Dự án thuỷ điện Đăk R’Keh được trình bày chi tiết trong phụ lục
A, chương 2, bảng 2.9.
(Xem hình ảnh minh họa thiết bị xe máy của dự án trong phụ lục B, hình 2.3)
Khối lượng các công trình thi công, nhu cầu cung cấp đất, đá, nguyên vật liệu xây
dựng được trình bày trong phụ lục A chương 2, bảng 2.10.
2.2.5. Tiến độ thực hiện công trình
Dự án thuỷ điện Đăk R’Keh dự kiến được thi công trong vòng 02 năm chưa kể thời
gian chuẩn bị:
-

Khởi công

SVTH: ĐỖ THỊ THÙY DUNG

: Tháng 01 năm xây dựng 1.
10

GVHD: KS. NGUYỄN HUY VŨ


Luận văn đánh giá tác động môi trường Dự án “Thủy điện Đăk R’Keh”

-


Lấp sông

: Tháng 02 năm xây dựng 1.

-

Lấp kênh

: Tháng 02 năm xây dựng 2.

-

Tích nước hồ chứa

: Tháng 05 năm xây dựng 2.

-

Chạy thử thiết bị đồng bộ: Tháng 10 năm xây dựng 2.

-

Hoàn thiện, phát điện

: Tháng 12 năm xây dựng 2.

2.2.6. Tổng mức đầu tư
Chi phí xây dựng


: 49.806.319.158 VNĐ

Chi phí thiết bị

: 35.836.590.298 VNĐ

Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư: 12.574.793.229 VNĐ
Chi phí quản lý dự án

:

1.526.754.373 VNĐ

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

:

6.106.613.246 VNĐ

Chi phí khác, chi phí lãi vay

: 11.857.761.773 VNĐ

Chi phí dự phòng

: 10.708.388.979 VNĐ

Tổng cộng

: 128.417.239.055 VNĐ


Xem chi tiết tại phụ lục A chương 2, bảng 2.11.

SVTH: ĐỖ THỊ THÙY DUNG

11

GVHD: KS. NGUYỄN HUY VŨ


Luận văn đánh giá tác động môi trường Dự án “Thủy điện Đăk R’Keh”

Chương 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ-XÃ HỘI
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
3.1.1. Điều kiện về địa hình, địa chất
3.1.1.1. Địa hình
- Có kiểu địa hình là vùng đồi núi bị chia cắt, với nhiều dãi núi ở phía Bắc và
Đông-Bắc, địa hình thấp dần về hướng Nam.
-

Nhìn chung khu vực nghiên cứu địa hình phân ra làm hai dạng chính:

+ Dạng địa hình bóc mòn thuộc địa hình núi cao, sườn dốc 30-400, cao dộ >
575m. Các dãy núi liên tiếp nhau bao quanh tạo thành thung lũng hẹp, là dạng địa hình
tích tụ khá bằng phẳng. Tại các sườn dốc đôi khi gặp các khối trượt cổ nơi đoạn suối
uốn cong, năng lượng dòng chảy lớn vào mùa lũ.
+ Dạng địa hình bào trụi phân bố chủ yếu từ các sườn dốc đến đỉnh phân hủy.
Thành phần là sản phẩm của đá bazan trẻ (đá phun trào).
- Địa hình khu vực tuyến đập, nhà máy, tuyến năng lượng có độ dốc trung bình

lớn: khoảng 250. Địa hình khu vực lòng hồ có độ dốc trung bình khoảng 150.
- Trên bề mặt các sườn dốc chủ yếu trồng cà phê, tiêu, cao su... Tại các đỉnh núi
là rừng già, mật độ che phủ khá cao thuộc vùng đệm rừng QG Cát Tiên.
- Dạng tích tụ là bồi tích mỏng, phân bố chủ yếu ở bụng hồ, tại vị trí thềm suối
bên trái và phải suối Đăk Anh Kông và suối Đăk R’Keh. Nham thạch tại đây chủ yếu
là sét nặng, sét hữu cơ và các thấu kính cát, cát cuội sỏi mỏng chứa tạp chất hữu cơ.
- Theo mặt cắt dọc của suối Đăk Anh Kông và suối Đăk R’Keh một số nơi là
thác ghềnh với độ cao của thác 5,0-20,0m.
3.1.1.2. Địa chất công trình
a. Điều kiện địa chất tổng thể khu vực
Vùng dự kiến xây dựng cụm công trình nằm trong khu vực có cấu trúc địa chất nền
gồm các loại đất đá có tuổi thành tạo từ dưới lên như sau:
Pliocen thượng – Pliocen hạ - hệ tầng Túc Trưng (βN2-Q1tt): Bazan hệ tầng Túc
Trưng phân bố rộng rãi trên bề mặt khu vực. Thành phần chủ yếu là Bazan olivin
kiềm, ngoài ra còn hyalobazan olivin, plagiobazan và bazan tholeit. Thường các bazan
này phong hóa tạo letarit bauxit có giá trị công nghiệp.
Các trầm tích tứ đệ: Các trầm tích có nguồn gốc bồi tích gặp ở các dãi eo hẹp dọc
theo các thung lũng của suối trong khu vực, bao gồm sét bazan lẫn ít sỏi.
b. Điều kiện địa chất công trình khu hồ chứa
- Đặc điểm của hồ chứa có hình chạy dài theo các suối nhỏ trong vùng, 2 nhánh
suối Đắk Anh Kông và Đắk R’Keh có dải bờ hồ rất dày phân cách với các lưu vực
SVTH: ĐỖ THỊ THÙY DUNG

12

GVHD: KS. NGUYỄN HUY VŨ


Luận văn đánh giá tác động môi trường Dự án “Thủy điện Đăk R’Keh”


khác bên cạnh, do vậy thấm mất nước từ lòng hồ sang các lưu vực khác hầu như không
có khả năng xảy ra.
- Theo công tác trắc hội vùng lòng hồ khi hồ tích nước, do tác động của sóng vỗ
bờ có thể gây nên quá trình tái tạo bờ hồ, kết hợp với quá trình bào mòn xâm thực
trong vùng sẽ gây ra quá trình bồi lắng lòng hồ.
- Dọc theo lòng hồ là các nhà ở và diện tích đất canh tác của nhân dân địa
phương, do vậy vấn đề ngập và bán ngập là đáng kể. Tuy nhiên tại các điểm dân cư
này không có các cơ sở sản xuất lớn hoặc các trung tâm hành chính, văn hoá của vùng,
do đó ảnh hưởng ngập và bán ngập chỉ giới hạn trong việc di dời và đền bù tài sản, đất
canh tác cho dân địa phương trong vùng, không gây thiệt hại lớn về mặt kinh tế, dân
sinh. Tuy nhiên về mặt địa chất công trình ngập và bán ngập chắc chắn sẽ ảnh hưởng
đến sự ổn định của các sườn núi hai bên bờ hồ.
- Hoạt động bào mòn xâm thực: Quá trình này tương đối phổ biến và phát triển
trên hầu hết các triền đồi núi trong lưu vực chủ yếu xảy ra đối với các lớp trên mặt.
- Hiện tượng trượt sạt, lở đất: Sau khi hồ tích nước, do đặc điểm sườn bờ hồ một
số nơi dốc và được cấu tạo bởi vỏ phong hoá tương đối dày, vì vậy hiện tượng trượt sạt
bờ hồ có khả năng xảy ra.
c. Điều kiện địa chất thủy văn
Nước mặt: nguồn nước mặt ở khu vực xây dựng công trình phụ thuộc vào vũ lượng
hàng năm ở lưu vực sông Đồng Nai và các nhánh suối của sông Đồng Nai, với lưu
lượng trung bình nhiều năm là 2,47m3/s.
Nước ngầm: gặp trong đới đá nứt nẻ phong hóa mạnh, trong các lớp đất đá tàn tích
lẫn nhiều dăm sạn. Nói chung đất đá trong vùng có tính thấm yếu, trữ lượng nước dưới
đất không lớn và được bù đắp chủ yếu từ lượng nươc mưa hàng năm trong khu vực.
3.1.2. Điều kiện về khí tượng - thủy văn
3.1.2.1. Điều kiện về khí tượng
Vùng dự án nhà máy thủy điện Đăk R’Keh có kiểu khí hậu Tây Trường Sơn điển
hình. Lưu vực ảnh hưởng nhiều của kiểu khí hậu Đăk Nông (đại diện là trạm khí tượng
Đăk Nông), có lượng mưa năm khá lớn và phân bố đều trong năm.
- Khí hậu vùng dự án là vùng nhiệt đới gió mùa, nền nhiệt độ cao, nhiệt độ

TBNN là 22,40C, nắng nhiều (tổng số giờ nắng TBNN lên tới 2439 giờ/năm), lượng
bức xạ lớn, thuận lợi cho sự sinh sản và phát triển của cây trồng. Lượng mưa năm
trung bình khoảng 2500mm và chia thành 2 mùa rõ rệt:
+ Mùa khô: Từ tháng XII-IV, mùa khô trùng với mùa hanh khô, nắng, gió
nhiều, khả năng bốc hơi lớn nên thường khắc nghiệt. Mùa khô ở vùng dự án tuy ngắn
hơn so với vùng Đông Trường Sơn, song trùng với mùa hoạt động của chế độ gió mùa
đông, thổi theo hướng Bắc và Đông Bắc, là khối không khí phải vượt qua các dãy núi
cao của dãi Trường Sơn nên bị biến tính rất mạnh, trở nên khô nóng tạo nên một mùa
khô khá khắc nghiệt.
+ Mùa mưa: Từ tháng V-XI, lượng mưa chiếm hơn 85% lượng mưa năm. Mùa
mưa kéo dài, lượng mưa lớn, song nguyên nhân chính để gây mưa là do hoạt động
SVTH: ĐỖ THỊ THÙY DUNG

13

GVHD: KS. NGUYỄN HUY VŨ


Luận văn đánh giá tác động môi trường Dự án “Thủy điện Đăk R’Keh”

mạnh của gió Tây Nam thổi từ vinh Thái Lan qua Campuchia nên lượng mưa ngày
một lớn, và trận lũ kéo dài hơn so với sông suối ở Đông Trường Sơn và Bắc Tây
Nguyên (so với sông suối cùng cấp diện tích lưu vực).
-

Độ ẩm không khí bình quân trong năm khoảng 84%.

-

Chế độ gió thay đổi theo mùa về hướng và tốc độ, tốc độ gió trung bình 1,3m/s.


Do lưu vực nhỏ nên việc tính toán mưa gây lũ cũng chỉ tính toán theo số liệu Đăk
Nông và Bù Đăng ở gần lưu vực nhất.
Kết quả tính toán mưa gây lũ thiết kế: P=0,5 ; X=340,4mm
P=1,5 ; X=278,4mm
P=5 ; X=211,0mm
™ Xem chi tiết tại phụ lục A, chương 3, các bảng 3.1; 3.2; 3.3; 3.4; 3.5
3.1.2.2. Điều kiện về thủy văn
a. Đặc điểm phân vùng thủy văn
Do những đặc điểm phân vùng, phân mùa khí hậu, địa chất, thổ nhưỡng chế độ
thủy văn vùng dự án rất phức tạp, dòng chảy chia thành 2 mùa: Mùa lũ – Mùa kiệt,
song hoàn toàn không trùng với chế độ mưa, mùa lũ tập trung vào cuối mùa mưa, mùa
kiệt lại kéo dài và lấn sang 1-2 tháng của mùa mưa (tháng VI-VII).
Theo tiêu chuẩn phân mùa thì mùa lũ ở vùng này lệch sang cuối mùa mưa (VIIXI). Mùa kiệt kéo dài sang 1-2 tháng đầu mùa mưa (XII- VI), và phải cuối tháng VII
mới kết thúc, vào các tháng đầu mùa mưa (tháng V-VI) thường xuất hiện 1 đợt lũ nhỏ
(tương tự như lũ tiểu mãn ở vùng Đông Trường Sơn).
Mùa lũ có lượng dòng chảy chiếm tới trên 80% lượng dòng chảy cả năm. Mùa kiệt
kéo dài và dòng chảy chỉ chiếm khoảng 15-20%.
™ Xem chi tiết tại phụ lục A, chương 3, các bảng 3.6; 3.7; 3.8; 3.9; 3.10; 3.11.
™ Xem các đặc trưng tính toán thủy văn tại phụ lục A, chương 3, bảng 3.12.
3.1.3. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên
3.1.3.1. Hiện trạng môi trường không khí và tiếng ồn
Bảng 3.13: Kết quả phân tích chất lượng không khí khu vực dự án
TT
1
2
3
4
5
6


Vị trí lấy
mẫu
Mẫu 1
Mẫu 2
Mẫu 3
Mẫu 4
Mẫu 5
Mẫu 6
TCVN 1h

Độ ồn
(dBA)
62,1
69,3
51,9
33,7
41,6
37,1
75

CO
mg/m³
0
0
0
0
0
30


Các thông số phân tích
NO2
Bụi toàn
SO2
mg/m³ mg/m³ phần mg/m³
0,05
0,02
0,31
0,01
0
0,28
0
0
0,31
0,01
0
0,27
0
0
0,28
0,01
0,02
0,28
0,35
0,2
0,3

Nhiệt độ
O
C

26,1
29,6
31,6
30,9
30,8
31,1
-

Độ ẩm
%
71
70
65
67
68
66
-

Nguồn: Viện vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, 2009.
SVTH: ĐỖ THỊ THÙY DUNG

14

GVHD: KS. NGUYỄN HUY VŨ


Luận văn đánh giá tác động môi trường Dự án “Thủy điện Đăk R’Keh”

Vị trí lấy mẫu:
-


Mẫu 1: Khu vực dự kiến xây dựng đập trên suối Đăk Anh Kông;

-

Mẫu 2: Khu vực dự kiến xây dựng đập trên suối Đăk R’Keh;

-

Mẫu 3: Khu vực kênh thông hồ;

-

Mẫu 4: Khu vực dự kiến xây dựng nhà máy;

-

Mẫu 5: Khu vực dự kiến xây dựng tháp điều áp;

-

Mẫu 6: Khu vực dự kiến xây dựng đường vận hành nhà máy.

So sánh kết quả đo, phân tích với TCVN 5949:1998 (Âm học. Tiếng ồn khu vực
công cộng và dân cư. Mức ồn tối đa cho phép) và TCVN 5937:2005(Chất lượng không
khí. Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh) cho thấy: hầu hết các thông số
không khí đo được đều nhỏ hơn giới hạn cho phép.
Vị trí các điểm lấy mẫu được thể hiện trên phụ lục F, hình 4.
3.1.3.2. Hiện trạng môi trường nước
a. Nước mặt

Bảng 3.14: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt
Mẫu
TT

Chỉ tiêu

01

pH
Amoni
mg/L
(NH4+)
Fe
mg/L
Cu
mg/L
Zn
mg/L
Fmg/L
Cặn lơ
mg/L
lửng
DO
mg/L
Tổng
MPN/100ml
coliforms

02
03

04
05
06
07
08
09

Đơn vị tính

QCVN 08 – 2008/BTNMT
A
B
A1
A2
B1
B2
6-8,5
6-8,5 5,5-9
5,5-9

M1

M2

M3

M4

7,16


7,05

6,25

6,38

<0,01

<0,01

<0,01

<0,01

0,1

0,2

0,5

1

0,67
<0,03
<0,03
<0,05

1,41
<0,03
<0,03

<0,05

0,35
<0,03
<0,03
<0,05

0,40
<0,03
<0,03
<0,05

0,5
0,1
0,5
1

1
0,2
1
1,5

1,5
0,5
1,5
1,5

2
1
2

2

1,5

3

1

2

20

30

50

100

7,82

8,91

8,98

9,37

≥6

≥5


≥4

≥2

700

330

490

330

2.500

5.000

7.500

10.000

Nguồn: Viện vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, 2009.
Vị trí lấy mẫu:
-

Mẫu 1: Tại hạ lưu đập Đăk Anh Kông;

-

Mẫu 2: Tại hạ lưu đập Đăk R’Keh;


-

Mẫu 3: Tại hạ lưu nhà máy;

-

Mẫu 4: Tại hạ lưu nhà máy;

So sánh kết quả phân tích với QCVN 08:2008 (Giá trị giới hạn cho phép của các
thông số chất lượng nước mặt) cho thấy hầu hết các chỉ tiêu phân tích tại khu vực điều
tra đều nhỏ hơn giới hạn cho phép, đây là cơ sở cho quá trình quan trắc và bảo vệ môi
trường trong quá trình xây dựng và hoạt động của nhà máy.
SVTH: ĐỖ THỊ THÙY DUNG

15

GVHD: KS. NGUYỄN HUY VŨ


Luận văn đánh giá tác động môi trường Dự án “Thủy điện Đăk R’Keh”

Vị trí các điểm lấy mẫu được thể hiện trên phụ lục F, hình 4.
b. Nước ngầm
Bảng 3.15: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm
TT

M1

M2


4,49
4,86
10,9
1,08
1,48
<1,0
<0,03
<0,03
<0,03
<0,03
1

4,38
6,29
10,2
15,5
3,39
<1,0
<0,03
0,18
<0,03
<0,03
2

Giới hạn tối đa
QĐ 09/2005/QĐBYT
6,0 – 8,5
350
50
300

0,5
0,5
3
2
-

70

27

50

Mẫu
Chỉ tiêu

Đơn vị tính

01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11

pH

Màu
Độ cứng
Nitrat (NO3)
Clorua (Cl-)
Sulfat (SO42-)
Mangan (Mn)
Tổng sắt (Fe)
Kẽm (Zn)
Đồng (Cu)
Cặn lơ lửng

12

Tổng coliforms

Pt - Co
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
MPN/100
ml

Giá trị giới hạn
QCVN 09 –

2009/BTNMT
5,5 – 8,5
500
15
250
400
0,5
5
3
1
3

Nguồn: Viện vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, 2009.
Vị trí lấy mẫu:
-

Mẫu 1: Khu vực xây dựng đập Đăk Anh Kông (tại nhà ông Hạnh – thôn 5);

-

Mẫu 2: Khu vực xây dựng nhà máy (tại nhà ông Lê Văn Nanh – thôn 6);

So sánh kết quả phân tích với QCVN 09:2008 (Giá trị giới hạn cho phép của các
thông số chất lượng nước ngầm) cho thấy hầu hết các chỉ tiêu phân tích tại khu vực
điều tra nằm trong giới hạn cho phép. Riêng chỉ tiêu coliforms vượt quá giới hạn.
Vị trí các điểm lấy mẫu được thể hiện trên phụ lục F, hình 4.
3.1.3.3. Hiện trạng môi trường đất: Toàn bộ lưu vực công có 3 nhóm đất sau:
- Nhóm đất mới biến đổi: Cambisols: Diện tích 2.766,7ha, chiếm 17,3 % diện
tích tự nhiên. Phân bố dọc theo các con suối trong lưu vực, trên các đồng bằng nhỏ
phù sa của các sông suối.

- Nhóm đất xám: Acrisols: Diện tích 23,6ha chiếm 0,1% diện tích tự nhiên. Phân
bố phía Nam của lưu vực. Đất xám hình thành trên các loại mẫu chất khác nhau
(macma acid, trầm tích, biến chất...).
- Nhóm đất đỏ: Ferralsols: Nhóm đất đỏ có diện tích lớn nhất với 12.954,8ha,
chiếm 81,0% diện tích tự nhiên. Phân bố hầu hết trên lưu vực thuỷ điện Đắk R’Keh và
Đắk Anh Kông. + Đất đỏ chua, rất nghèo kiềm
+ Đất nâu vàng, chua
+ Đất đỏ, sỏi sạn nông, có tầng loang lổ đỏ vàng
+ Đất sỏi sạn nông, nâu vàng
+ Đất đỏ, sỏi sạn sâu, có tầng loang lổ đỏ vàng
SVTH: ĐỖ THỊ THÙY DUNG

16

GVHD: KS. NGUYỄN HUY VŨ


Luận văn đánh giá tác động môi trường Dự án “Thủy điện Đăk R’Keh”

+ Đất đỏ tầng mỏng
3.1.3.4. Hiện trạng các thành phần môi trường sinh thái
a. Khu vực dự án (vùng đệm rừng phòng hộ Nam Cát Tiên)
Hệ thực vật cạn và thảm thực vât
Hiện trạng thảm thực vật tại khu vực bao gồm các kiểu thực vật chính:
- Trạng thái rừng trung bình IIIA2: đây là kiểu rừng lá rộng thường xanh, rừng
đã bị khai thác nhưng đã có thời gian phục hồi, trữ lượng bình quân 137 m3/ha.
- Trạng thái rừng nghèo IIIA1: bị khai thác kiệt, cây gỗ còn lại chất lượng xấu,
chủ yếu là dây leo bụi rậm, trữ lượng 95 m3/ha.
- Rừng non: chưa có trữ lượng được hình thành do quá trình tái sinh từ các đất bỏ
hoang được bảo vệ, đặc trưng bởi các loại cây tiên phong ưa ánh sáng mọc nhanh và

các loại gỗ tạp như trâm, giẻ.
- Rừng hỗn giao: Lồ ô xen kẽ cây tạp, tầng gỗ chiếm ưu thế với các loại cây chủ
yếu như trâm, giẻ và các loại cây gỗ tạp khác, trữ lượng trung bình 121 m3/ha.
- Cây công nghiệp: Các loại cây công nghiệp được phát triển trên địa bàn như
Tiêu, cà phê, cao su, điều được trồng trên đất bazan, ngoài ra còn có các loại cây ăn
quả khác như Sầu riêng, mãng cầu, na, bơ... Đây là các cây công nghiệp lâu năm đều
có tán lá dày và ổn định, hạn chế tốt sự xói mòn trên bề mặt. Các cây công nghiệp
phân bố tập trung ở lòng hồ.
Động vật: mang những đặc trưng của hệ động vật rừng gồm có: các loại chim, thú,
bò sát, côn trùng và các loại động vật đất. Theo kết quả điều tra thì hiện trong khu vực
dự án không còn loài động vật quý hiếm nào. Phần lớn các loài động vật quý hiếm
hiện nay chỉ còn ở một số khu vực VQG Cát Tiên .
Thủy sinh vật
Hệ thủy sinh vật khu vực cũng tương đối đa dạng phong phú, bao gồm:
-

Các loài cá: ít phong phú, bao gồm các loài cá nhỏ như: cá lòng tong, bống...

- Thực vật nổi: thành phần gồm có các loài đại diện cho thủy vực sông suối nước
chảy như các loài tảo lục và tảo lam dạng sợi.
- Động vật nổi: trong khu vực có một số loài động vật nổi tiêu biểu thuộc các
nhóm trùng bánh xe, giáp xác râu ngành, ấu trùng, côn trùng....
-

Động vật không xương sống: có các họ điển hình như ốc, hến, tôm, cua...

b. Khu vực phụ cận (khu Cát Lộc - Vưòn Quốc gia Cát Tiên)
Vườn quốc gia Cát Tiên rộng 73.878 ha, bao gồm 3 khu vực:
-


Khu tây Cát Tiên nằm về phía Tây (với diện tích 5.143 ha),

-

Khu Cát Lộc nằm về phía Bắc (30.093 ha) và

-

Khu Nam Cát Tiên (38.386 ha).

SVTH: ĐỖ THỊ THÙY DUNG

17

GVHD: KS. NGUYỄN HUY VŨ


×