Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN THỦ ĐỨC – CÔNG SUẤT 80M3/NGÀY.ĐÊM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (772.86 KB, 86 trang )

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Thủ Đức – công suất 80m3/ngày.đêm

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
-W X -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
BỆNH VIỆN THỦ ĐỨC – CÔNG SUẤT
80M3/NGÀY.ĐÊM

SINH VIÊN THỰC HIỆN
MSSV
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
KHOÁ

: HUỲNH NGỌC HẢI YẾN
: 05127117
: ThS. LÊ TẤN THANH LÂM
: 31

TP. HCM
Ngày 10 tháng 07 năm 2009
SVTH: Huỳnh Ngọc Hải Yến

1


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Thủ Đức – công suất 80m3/ngày.đêm


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC
------ OoO ------

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Khoa

: Môi trường và tài nguyên

Ngành

: Kỹ thuật môi trường

Họ và tên : Huỳnh Ngọc Hải Yến

Lớp: ĐH05MT
MSSV:05127117

1. Tiêu đề luận văn
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Thủ Đức
2. Nhiệm vụ
-

Thu thập số liệu

-


Đề xuất công nghệ xử lý

-

Tính toán thiết kế hệ thống xử lý

-

Trình bày thuyết minh tính toán

-

Trình bày bản vẽ thiết kế

3. Ngày giao nhiệm vụ luận văn: 15/02/2009
4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ luận văn: 10/07/2009
5. Họ tên người hướng dẫn: ThS. Lê Tấn Thanh Lâm
Nội dung và yêu cầu LVTN đã được thông qua bộ môn.
Ngày …..tháng….. năm…….
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHÍNH

( Ký và ghi rõ họ tên)

( Ký và ghi rõ họ tên)

PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN
Người duyệt (chấm sơ bộ)………………………......
Đơn vị……………………………………………….

Ngày bảo vệ…………………………………………
Điểm tổng kết……………………………………….
Nơi lưu trữ luận văn………………………………...

SVTH: Huỳnh Ngọc Hải Yến

2


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Thủ Đức – công suất 80m3/ngày.đêm

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt bốn năm học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm TP.HCM,
tôi đã trưởng thành hơn về nhận thức và đạo đức. Hôm nay, tôi có thể hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp là nhờ sự giúp đỡ của rất nhiều người.
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm
và Ban chủ nhiệm khoa Tài nguyên và môi trường cùng toàn thể các thầy cô đã tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi.
Cảm ơn Ban giám đốc bệnh viện Thủ Đức đã tạo điều kiện thuận lợi và tận tình
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn thầy ThS. Lê Tấn Thanh Lâm đã hướng dẫn
tận tâm và nhiệt tình để tôi có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp như hôm nay.
Lời cuối cùng, tôi xin cảm ơn bạn bè, gia đình và người thân luôn ủng hộ, giúp
đỡ tôi trong thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn
Huỳnh Ngọc Hải Yến

SVTH: Huỳnh Ngọc Hải Yến

3



Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Thủ Đức – công suất 80m3/ngày.đêm

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Thủ Đức” được thực hiện
trong khoảng thời gian từ 15/02/2009 đến 10/07/2009. Đề tài bao gồm các nội dung:
ƒ Tổng quan lý thuyết, bao gồm:
-

Hiện trạng nước thải y tế.

-

Thành phần, tính chất đặc trưng nước thải y tế ở trong và ngoài nước.

-

Tổng quan về bệnh viện Thủ Đức.

-

Các phương pháp xử lý nước thải y tế.

ƒ Các công nghệ xử lý nước thải đang được áp dụng ở trong và ngoài nước.
ƒ Đề xuất 2 phương án thiết kế mới hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Thủ Đức,
tiêu chuẩn xả thải áp dụng QCVN 14:2008 BTNMT.
-

Phương án I: Nước thải từ các phòng khoa được tập trung dẫn về trạm xử lý

theo cống thoát nước thải. Nước thải qua song chắn rác đặt trong ngăn tiếp nhận
và dẫn vào bể đều hòa. Tại đây, nước thải được bơm vào bể Aeroten, sau đó
nước thải tự chảy sang bể lắng. Nước từ bể lắng được dẫn vào bể trung gian rồi
được bơm vào bồn lọc áp lực. Nước sau khi lọc được dẫn vào bể tiếp xúc. Hóa
chất khử trùng được châm trực tiếp vào ống dẫn nước thải từ bồn lọc áp lực đến
bể tiếp xúc. Bùn dư từ bể lắng được tháo bỏ dẫn vào bể phân hủy bùn kỵ khí.

-

Phương án II: Nước thải từ các phòng khoa được tập trung dẫn về trạm xử lý
theo cống thoát nước thải. Nước thải qua song chắn rác đặt trong ngăn tiếp nhận
và dẫn vào bể đều hòa. Tại đây, nước thải được bơm vào bể sinh học từng mẻ
(SBR – Sequencing Batch Reactor). Nước sau lắng từ bể SBR được dẫn vào bể
trung gian rồi được bơm vào bồn lọc áp lực. Nước sau khi lọc được dẫn vào bể
tiếp xúc. Hóa chất khử trùng được châm trực tiếp vào ống dẫn nước thải từ bồn
lọc áp lực đến bể tiếp xúc. Bùn dư trong bể lắng sẽ được tháo bỏ dẫn vào bể
phân hủy bùn kỵ khí.

ƒ Tính toán chi phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải và giá thành xử lý 1 (m3)
nước thải cho 2 phương án thiết kế và lựa chọn phuong án thiết kế chính là
phương án 1.
ƒ Lập bản vẽ thiết kế hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện Thủ Đức.
SVTH: Huỳnh Ngọc Hải Yến

4


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Thủ Đức – công suất 80m3/ngày.đêm

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 10
1.1.

ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................... 10

1.2.

MỤC TIÊU KHÓA LUẬN ........................................................................................... 10

1.3.

NỘI DUNG KHÓA LUẬN........................................................................................... 11

1.4.

PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN .................................................................................... 11

1.5.

PHẠM VI KHÓA LUẬN.............................................................................................. 11

1.6.

Ý NGHĨA KHÓA LUẬN.............................................................................................. 11

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT ...................................................................................... 12
2.1.

HIỆN TRẠNG NƯỚC THẢI Y TẾ.............................................................................. 12


2.2.

THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT ĐẶC TRƯNG CỦA NƯỚC THẢI Y TẾ ............. 13
2.2.1.
2.2.2.
2.2.3.

2.3.

TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN THỦ ĐỨC................................................................ 14
2.3.1.

2.3.2.

Giới thiệu chung .............................................................................................. 14

Vị trí địa lý ................................................................................................................... 15
2.3.3.
2.3.4.
2.3.5.
2.3.6.
2.3.7.

2.4.

Thế giới ........................................................................................................... 13
Việt Nam ......................................................................................................... 14
Nhận xét – Đánh giá........................................................................................ 14

Điệu kiện tự nhiên ........................................................................................... 15

Quy mô bệnh viện ........................................................................................... 16
Nguồn gốc phát sinh nước thải........................................................................ 17
Thành phần và tính chất nước thải .................................................................. 18
Lưu lượng nước thải ........................................................................................ 18

CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI Y TẾ.................................................... 19
2.4.1.
2.4.2.
2.4.3.
2.4.4.

Xử lý cơ học .................................................................................................... 19
Xử lý sinh học ................................................................................................. 19
Khử trùng nước thải ........................................................................................ 21
Xử lý bùn cặn .................................................................................................. 21

CHƯƠNG 3. CÁC CÔNG NGHỆ ĐANG ÁP DỤNG..................................................................... 22
3.1.

THẾ GIỚI...................................................................................................................... 22

3.2.

VIỆT NAM ................................................................................................................... 24

CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ - THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH
VIỆN - CÔNG XUẤT 80M3/NGÀY ................................................................................................. 29
4.1.

CƠ SỞ LỰA CHỌN...................................................................................................... 29


4.2.

ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ................................................................................ 29
4.2.1.
4.2.2.

Phương án I ..................................................................................................... 29
Phương án II.................................................................................................... 32

SVTH: Huỳnh Ngọc Hải Yến

5


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Thủ Đức – công suất 80m3/ngày.đêm
4.3.

TÍNH TOÁN – THIẾT KẾ HỆ THỐNG ...................................................................... 35
4.3.1.
4.3.2.

4.4.

DỰ TOÁN KINH TẾ .................................................................................................... 41
4.4.1.
4.4.2.

4.5.


Phương án I ..................................................................................................... 35
Phương án II.................................................................................................... 38
Phương án I ..................................................................................................... 41
Phương án II.................................................................................................... 41

LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ....................................................................... 41

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ........................................................................................ 42
5.1.

KẾT LUẬN ................................................................................................................... 42

5.2.

KIẾN NGHỊ .................................................................................................................. 42

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................. 43
PHỤ LỤC 1. QCVN 14 : 2008/BTNMT............................................................................................ 43
PHỤ LỤC 2. TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ............................................................. 47
PHỤ LỤC 3. TÍNH TOÁN KINH TẾ............................................................................................... 75
PHỤ LỤC 4. BẢN VẼ THIẾT KẾ .................................................................................................... 81

SVTH: Huỳnh Ngọc Hải Yến

6


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Thủ Đức – công suất 80m3/ngày.đêm

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Đặc trưng nước thải bệnh viện ở Indonexia và Thái Lan..................................................... 13
Bảng 2.2. Đặc trưng nước thải của các bệnh viện ở Tehran, Iran ........................................................ 13
Bảng 2.3. Đặc trưng nước thải của một số bệnh viện tại TP.HCM ...................................................... 14
Bảng 2.4. Khí hậu bình quân tại TP.HCM ........................................................................................... 16
Bảng 2.5. Đặc trưng nước thải bệnh viện Thủ Đức.............................................................................. 18
Bảng 3.1. Hiệu quả xử lý của trạm nước thải bệnh viện Shevom Shaban............................................ 22
Bảng 3.2. Hiệu quả xử lý của trạm nước thải Ratchawithi................................................................... 23
Bảng 3.3. Hiệu quả xử lý nước thải bệnh viện Hùng Vương ............................................................... 24
Bảng 3.5. Hiệu quả xử lý nước thải bệnh viện Thống Nhất ................................................................. 25
Bảng 3.6. Hiệu quả xử lý nước thải của bệnh viện Đồng Tháp............................................................ 26
Bảng 3.6. Hiệu quả xử lý nước thải bệnh viện Nhân Dân 115 ............................................................. 28
Bảng 4.1. Thông số song chắn rác........................................................................................................ 35
Bảng 4.2. Thông số ngăn tiếp nhận ...................................................................................................... 35
Bảng 4.3. Thông số bể điều hòa ........................................................................................................... 35
Bảng 4.4. Thông số bể Aeroten ............................................................................................................ 36
Bảng 4.5. Thông số bể lắng đứng ......................................................................................................... 36
Bảng 4.6. Thông số bể trung gian......................................................................................................... 37
Bảng 4.7. Thông số bồn lọc áp lực ....................................................................................................... 37
Bảng 4.8. Thông số bể tiếp xúc ............................................................................................................ 37
Bảng 4.9. Thông số bể phân hủy bùn kỵ khí ........................................................................................ 38
Bảng 4.10. Thông số bể điều hòa ......................................................................................................... 38
Bảng 4.11. Thông số bể SBR ............................................................................................................... 39
Bảng 4.12. Thông số bể trung gian....................................................................................................... 39
Bảng 4.13. Thông số bồn lọc áp lực ..................................................................................................... 40
Bảng 4.14. Thông số bể tiếp xúc .......................................................................................................... 40

SVTH: Huỳnh Ngọc Hải Yến

7



Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Thủ Đức – công suất 80m3/ngày.đêm

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ mặt bằng bệnh viện Thủ Đức ..................................................................................... 15
Hình 3.1. Sơ đồ trạm xử lý nước thải bệnh viện Shevom Shaban........................................................ 22
Bảng 3.1. Hiệu quả xử lý của trạm nước thải bệnh viện Shevom Shaban............................................ 22
Hình 3.2. Sơ đồ trạm xử lý nước thải bệnh viện Ratchawithi ở Bangkok ............................................ 23
Hình 3.3. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bệnh viện Hùng Vương ................................................... 24
Hình 3.4. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bệnh viện Thống Nhất ..................................................... 25
Hình 3.5. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bệnh viện Đồng Tháp ...................................................... 26
Hình 3.6. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bệnh viện Nhân Dân 115 ................................................. 27
Hình 4.1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ phương án I............................................................................ 29
Hình 4.2. Hiệu suất xử lý phương án I ................................................................................................. 30
Hình 4.3. Sơ đồ công nghệ xử lý theo phương án II............................................................................. 32
Hình 4.4. Hiệu suất xử lý theo phương án II ........................................................................................ 33

SVTH: Huỳnh Ngọc Hải Yến

8


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Thủ Đức – công suất 80m3/ngày.đêm

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOD

Nhu cầu oxi sinh hoá (Biochemical Oxygen Demand)

COD


Nhu cầu oxi hoá học (Chemical Oxygen Demand)

SS

Chất lơ lửng (Suspendid Solid)

WHO

Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization)

TDS

Tổng rắn hòa tan (Total Dissolved Solid)

TSS

Tổng rắn lửng (Total Suspendid Solid)

F/M

Tỷ số thức ăn/ vi sinh vật (Food and microorganism ratio)

MLSS

Chất rắn lơ lửng trong hỗn dịch (Mixed Liquor Suspended Solids)

XLNT

Xử lý nước thải


TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

SVTH: Huỳnh Ngọc Hải Yến

9


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Thủ Đức – công suất 80m3/ngày.đêm

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước thải y tế bao gồm những chất vô cùng độc hại đối với môi trường, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Hiện nay các khu xử lý nước thải bệnh viện luôn
trong tình trạng quá tải, không ít trong số này được xả thẳng ra môi trường. Nhiều
bệnh viện đã có đề án xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhưng vẫn loay hoay chưa
tìm được lối ra.
Nước thải bệnh viện là nguồn ô nhiễm động, phát triển dây truyền, gồm rất nhiều
thành phần sống, các hợp chất vô cơ, hữu cơ,… Các thành phần, các chất đó liên tục
tương tác với nhau làm nảy sinh các thành phần mới, chất mới với những nguy cơ mới.

Nước thải ô nhiễm làm cho không khí xung quanh cũng bị ô nhiễm, lây lan rất nhanh,
rất phức tạp và khó kiểm soát. Đây là tình trạng đáng lo ngại cho vấn đề vệ sinh môi
trường hiện nay.
Theo các thống kê của ngành y tế, hiện cả nước mới chỉ có 35% bệnh viện xây
dựng được hệ thống xử lý nước thải y tế. Mối nguy hại từ nước thải y tế chưa được xử
lý đúng quy trình, đảm bảo tiêu chuẩn thải ra môi trường như ô nhiễm môi trường,
nguồn nước, ảnh hưởng sức khỏe người dân... vẫn đang là vấn đề quan tâm lớn của
ngành y tế nói riêng, của toàn xã hội nói chung.
Trước hiện trạng nêu trên thì việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu
chuẩn môi trường là điều cấp thiết và cần được quan tâm. Chính vì những vấn đề trên
mà tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành kỹ sư môi trường, với đề tài
“Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Thủ Đức - công suất 80m3/ngày.đêm”.
1.2. MỤC TIÊU KHÓA LUẬN
ƒ Tìm hiều thành phần và tính chất đặt trưng của nước thải bệnh viện.
ƒ Thống kê dây chuyền công nghệ xử lý nước thải của một số bệnh viện khu vực
TP.HCM và một số nước trên thế giới.
ƒ Nghiên cứu và đề xuất dây chuyền công nghệ xử lý nước thải bệnh viện phù hợp
với quy mô 80 (m3/ngày.đêm) đạt tiêu chuẩn xả thải đạt mức I theo QCVN
14:2008 BTNMT cho bệnh viện Thủ Đức.

SVTH: Huỳnh Ngọc Hải Yến

10


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Thủ Đức – công suất 80m3/ngày.đêm

ƒ Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải, dự toán kinh tế giá thành xây dựng và
chi phí xử lý cho 1 (m3) nước thải.
1.3. NỘI DUNG KHÓA LUẬN

ƒ Thống kế một số dây chuyền công nghệ xử lý và các nghiên cứu ứng dụng trong
và ngoài nước.
ƒ Khảo sát quy mô bệnh viện.
ƒ Xác định lưu lượng, thành phần và tính chất nước thải của bệnh viện khảo sát.
ƒ Xác định các thông số thiết kế các công trình đơn vị, bao gồm:
-

BOD5, COD, SS, PH, N, P, coliform.

-

Thời gian lưu nước.

-

Tải trọng công trình.

ƒ Đề xuất công nghệ xử lý phù hợp.
ƒ Xác định hiệu xuất xử lý cho từng công trình đơn vị.
ƒ Thiết kế, tính toán chi tiết tất cả công trình đơn vị cho hệ thống xử lý nước thải.
ƒ Tính toán kinh tế đầu tư xây dựng hệ thống và chi phí xử lý cho 1 (m3) nước thải.
1.4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
-

Khảo sát thực địa.

-

Thu thập, tổng hợp và xử lý số liệu.


-

Phân tích, đánh giá.

-

Lấy mẫu trực tiếp theo TCVN 4556:88.

-

Phân tích BOD, COD theo TCVN 6001:1995 và 4565:88.

-

Phân tích SS theo TCVN 4560:88.

1.5. PHẠM VI KHÓA LUẬN
-

Đối tượng nghiên cứu: nước thải bệnh viện.

-

Địa điểm lấy mẫu thực địa: bệnh viện Thủ Đức.

-

Thời gian thực hiện từ: 15/02/2009 đến 10/07/2009.

-


Chỉ tiêu phân tích: BOD, COD, SS, N, P, coliform.

-

Thiết kế áp dụng cho trạm xử lý nước thải bệnh viện quy mô 80 (m3/ngày. đêm).

1.6. Ý NGHĨA KHÓA LUẬN
-

Ngăn ngừa hoặc giảm thiểu những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do nước thải
bệnh viện.

-

Áp dụng thiết kế vào việc xử lý nước thải bệnh viện quy mô nhỏ và vừa.

SVTH: Huỳnh Ngọc Hải Yến

11


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Thủ Đức – công suất 80m3/ngày.đêm

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.1. HIỆN TRẠNG NƯỚC THẢI Y TẾ
Mỗi ngày, TP.HCM có khoảng 17 000 m3 nước thải y tế do 109 bệnh viện, trung
tâm y tế trên địa bàn xả ra cống thoát nước, kênh rạch... Hầu hết, lượng nước thải này
không qua xử lý hoặc xử lý cho qua chuyện. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng
nguồn nước tiếp nhận, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường, đồng thời ảnh hưởng đến

sức khỏe con người.
Theo báo cáo của Sở Y tế TP với UBND TP.HCM, hiện nay trên toàn TP có 21
bệnh viện công thuộc Trung ương và các sở, ngành, 28 bệnh viện tư, 33 bệnh viện, cơ
sở y tế trực thuộc Sở Y tế TP, 24 bệnh viện và 24 trung tâm y tế dự phòng trực thuộc
quận - huyện. Thế nhưng, trong số bệnh viện công thuộc Trung ương chỉ có 10 bệnh
viện có hệ thống xử lý nước thải (XLNT) đạt tiêu chuẩn, 3 bệnh viện có hệ thống
XLNT nhưng không đạt tiêu chuẩn, 8 bệnh viện còn lại đều không có hệ thống XLNT.
Trong số 28 bệnh viện tư dù chỉ có một bệnh viện không có hệ thống XLNT, nhưng 11
bệnh viện có hệ thống XLNT lại không đạt tiêu chuẩn.
Đối với bệnh viện, cơ sở trực thuộc Sở Y tế TP dù có phát sinh nguồn thải buộc
phải có hệ thống xử lý nhưng hiện nay chỉ có 10 bệnh viện có hệ thống XLNT đạt tiêu
chuẩn chất lượng môi trường, 20 bệnh viện có hệ thống XLNT nhưng xử lý không đạt
tiêu chuẩn, 3 bệnh viện còn lại không có hệ thống xử lý nước. Trong 24 bệnh viện
thuộc quận - huyện, có 12 bệnh viện có hệ thống XLNT đạt tiêu chuẩn, 8 bệnh viện có
hệ thống xử lý nhưng xử lý không đạt tiêu chuẩn và 4 bệnh viện không có hệ thống xử
lý.
Không tính đến các phòng khám, trạm y tế thì hiện nay 24 trung tâm y tế dự
phòng ở 24 quận - huyện đều chưa có hệ thống XLNT. Sở Y tế TP cho rằng, nguyên
nhân là do các đơn vị này vừa mới được tách ra từ trung tâm y tế quận - huyện nên
chưa được đầu tư xây dựng hệ thống XLNT. Được biết trong năm 2007, thanh tra Sở
Tài nguyên - Môi trường TP đã kiểm tra 109 bệnh viện, trung tâm y tế và đã xử phạt
14 trường hợp vi phạm về XLNT.

SVTH: Huỳnh Ngọc Hải Yến

12


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Thủ Đức – công suất 80m3/ngày.đêm


2.2. THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT ĐẶC TRƯNG CỦA NƯỚC THẢI Y TẾ
2.2.1. Thế giới
Bảng 2.1. Đặc trưng nước thải bệnh viện ở Indonexia và Thái Lan
STT

Thông số

Indonexia

Thái Lan

(Moersidik, 1993)

(CTC, 1994)

-

5.9 – 12.5

7.17

Đơn vị

1

PH

2

Ammonium


mg/L

0.21 – 2.2

-

3

Phosphate

mg/L

6.32 – 7.91

4.22

4

SS

mg/L

36 – 269

103

5

COD


mg/L

154 – 642

232

6

BOD5

mg/L

118 – 302

113

7

KMnO4(org.matt.)

mg/L

125 - 437

-

8

Dầu mỡ


mg/L

-

29.6

9

TKN

mg/L

-

32.4

Nguồn: School of Environment, Resources and Development Bangkok, Thailand, August 1997

Bảng 2.2. Đặc trưng nước thải của bệnh viện ở Tehran, Iran
Thông số
STT

Bệnh viện

1

PH
(mg/L)


BOD
(mg/L)

COD
(mg/L)

TSS
(mg/L)

BOD/
COD
(mg/L)

Coliform
(MPN/100mL)

Imam Komeimi

6.19

687

1227

243

1.72

7.6 × 107


2

Bahrami

6.77

768

1362

383

1.75

3.8 × 108

3

Razi

6.37

371

661

193

1.73


2.23 × 107

4

Sina

7.45

313

515

132

1.62

8.53 × 107

5

Shriati

6.81

299

533

75


1.77

4.18 × 107

6

Valiasr

8.04

228

435

72

1.87

2.77 × 107

Nguồn: Dept. of Environmental Health Engineering, School of Public Health, Tehran University
of Medical Sciences, Iran

SVTH: Huỳnh Ngọc Hải Yến

13


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Thủ Đức – công suất 80m3/ngày.đêm


2.2.2. Việt Nam
Bảng 2.3. Đặc trưng nước thải của một số bệnh viện tại TP.HCM
Bệnh viện
STT

Thông số

Đơn vị

Thống
Nhất
(1)

Nhân
Dân 115
(2)

Trưng
Vương
(3)

Hùng
Vương
(4)

1

PH

-


-

7.14

6.87

7.21

2

SS

mg/L

136

57

168

102

3

COD

mg/L

140


298

158

222

4

BOD5

mg/L

108

180

124

167

5

Tổng nito

mg/L

15.8

0.4


38

13.19

6

Tổng photpho

mg/L

-

10.67

3.5

2.2

7

Tổng coliform

mg/L

34 × 104

7.5 × 106

8.5 × 104


7.73 × 104

(1) Nguồn: Phòng Chống Nhiễm Khuẩn – Bệnh viện Thống Nhất
(2) Nguồn: Kết quả phân tích nước thải trước xử lý - Sở Tài Nguyên và Môi Trường TPHCM,
4/10/2007
(3) Nguồn: CEFINEA 03/1996
(4) Nguồn: Kết quả phân tích mẫu nước thải đầu ra - Trung Tâm Sức Khỏe Lao Động - Môi
Trường - Sở Y Tế TP.HCM, 02/03/2007

2.2.3. Nhận xét – Đánh giá
Từ các thông số đặc trưng của nước thải bệnh viện đã được đề cập ở trên cho
thấy rằng:
-

Hầu hết các chỉ tiêu đều vượt nhiều lần so với QCVN 14:2008 BTNMT.

-

Ô nhiễm nước thải bệnh viện chủ yếu là ô nhiễm chất hữu cơ, vi sinh vật, vi trùng
gây bệnh, dẫn đến nguy cơ lây lan mầm bệnh, dịch bệnh trong môi trường.

-

Hàm lượng nitơ, photpho trong nước thải tương đối thấp.

-

Tỉ lệ BOD/COD ≥ 0.6 nên thích hợp cho quá trình xử lý nước thải bằng phương
pháp sinh học.


2.3. TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN THỦ ĐỨC
2.3.1. Giới thiệu chung
ƒ Tên đầy đủ: Bệnh viện Thủ Đức.
ƒ Giám đốc: Bác sĩ Nguyễn Minh Quân
ƒ Địa chỉ: 24 Phú Châu, P. Tam Phú, Q. Thủ Đức.
ƒ Diện tích mặt bằng: 10 100 (m2).
SVTH: Huỳnh Ngọc Hải Yến

14


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Thủ Đức – công suất 80m3/ngày.đêm

Bệnh viện Thủ Đức được tách ra từ Trung tâm y tế Quận Thủ Đức vào
01/07/2007 theo quyết định số 32/2007/QĐ-UBND về việc thành lập bệnh viện Thủ
Đức trực thuộc Ủy Ban Nhân Dân Quận Thủ Đức do Ủy Ban Nhân dân Thành Phố Hồ
Chí Minh ban hành.
2.3.2. Vị trí địa lý
ƒ Phía Tây Nam giáp đường Tam Châu.
ƒ Phía Đông Nam giáp đường Phú Châu.
ƒ Phía Đông Bắc giáp trường THPT Tam Phú.
ƒ Phía Tây Bắc giáp khu dân cư.
Hình 2.1. Sơ đồ mặt bằng bệnh viện Thủ Đức

2.3.3. Điệu kiện tự nhiên
Bệnh viện Thủ Đức thuộc khu vực TP.HCM nên chịu ảnh hưởng chung của khu
vực này, bao gồm các điều kiện tự nhiên như sau:
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo.
Nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt.

SVTH: Huỳnh Ngọc Hải Yến

15


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Thủ Đức – công suất 80m3/ngày.đêm

Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới
tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ trung bình 27°C, cao nhất lên tới 40°C, thấp nhất xuống 13.8°C. Hàng
năm, thành phố có 330 ngày nhiệt độ trung bình 25 tới 28°C.
Một năm, khu vực có trung bình 159 ngày mưa, tập trung nhiều nhất vào các
tháng từ 5 tới 11, chiếm khoảng 90%, đặc biệt hai tháng 6 và 9. Trên phạm vi không
gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, khuynh hướng tăng theo trục Tây Nam
– Ðông Bắc.
Khu vực chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Tây – Tây Nam và
Bắc – Ðông Bắc. Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ trung bình 3.6 (m/s),
vào mùa mưa. Gió Gió Bắc – Ðông Bắc từ biển Đông, tốc độ trung bình 2.4 (m/s), vào
mùa khô. Ngoài ra còn có gió tín phong theo hướng Nam – Đông Nam vào khoảng
tháng 3 tới tháng 5, trung bình 3.7 (m/s).
Có thể nói, Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng không có gió bão. Cũng như
lượng mưa, độ ẩm không khí ở thành phố lên cao vào mùa mưa ( 80%), và xuống thấp
vào mùa khô (74.5%). Trung bình, độ ẩm không khí đạt bình quân/năm 79.5%.
Bảng 2.4. Khí hậu bình quân tại TP.HCM
Tháng

1

2


3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Trung bình cao (oC)

32

33

34

34


33

32

31

32

31

31

30

31

Trung bình thấp (oC)

21

22

23

24

25

24


25

24

23

23

22

22

Lượng mưa (mm)

14

4

12

42

220

331

313

267


334

268

115

56

Nguồn: Đại sứ quán Việt Nam tại London 26 tháng 02 năm 2008

2.3.4. Quy mô bệnh viện
ƒ Cơ cấu nhân sự: 337 người.
ƒ Số giường bệnh: 150 giuờng.
ƒ Số lượt người khám bệnh trong một ngày: 1200 ÷ 1600 lượt.
ƒ Bệnh viện bao gồm: 5 phòng và 18 khoa
5 phòng:
-

P. Tổ chức hành chánh quản trị.

-

P. Vật tư thiết bị.

-

P. Kế hoạch tổng hợp.

-


P. Tài vụ.

SVTH: Huỳnh Ngọc Hải Yến

16


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Thủ Đức – công suất 80m3/ngày.đêm

-

P. Điều dưỡng.
18 khoa:

-

Khoa Nội: khoa Tổng hợp, khoa Nội tiết.

-

Khoa Ngoại: khoa Chấn thương chỉnh hình, khoa Tổng quát, khoa Thần kinh và
Đa khoa.

-

Khoa Nhi.

-

Khoa Sản.


-

Khoa Tai mũi họng.

-

Khoa Mắt.

-

Khoa Răng hàm mặt.

-

Khoa Chống nhiễm khuẩn.

-

Khoa Dược.

-

Khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức.

-

Khoa Chuẩn đoán hình ảnh.

-


Khoa Xét nghiệm.

-

Khoa Khám bệnh.

-

Khoa Hồi sức cấp cứu.
Được sự cho phép của Sở Y tế và sự hỗ trợ của các bệnh viện chuyên khoa của

thành phố, sắp tới bệnh viện sẽ thực hiện các loại phẫu thuật của bệnh viện loại 2 và
một số phẫu thuật loại 1, thành lập khoa Thận nhân tạo, khoa Tạo hình thẩm mỹ và
khoa Ngoại Thần kinh tiến hành mổ cấp cứu sọ não một số các trường hợp bệnh lý về
cột sống và sọ não.
2.3.5. Nguồn gốc phát sinh nước thải
Nước thải bệnh viện phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, thành phần và tính chất
nước thải của các nguồn phát sinh cũng khác nhau.
ƒ Nước thải phát sinh do hoạt động giặt tẩy quần áo, ga giường, mền,….và rửa
dụng cụ từ khoa Chống nhiễm khuẩn (nguồn phát sinh nước thải lớn nhất).
ƒ Nước thải từ hoạt động lau chùi của công nhân vệ sinh.
ƒ Nước thải phát sinh từ các nguồn khác như: khoa Xét nghiệm, khoa Răng hàm
mặt, khoa Sản, khoa Cấp cứu, …
ƒ Nước thải phát sinh từ nhà vệ sinh, hoạt động ăn uống.

SVTH: Huỳnh Ngọc Hải Yến

17



Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Thủ Đức – công suất 80m3/ngày.đêm

2.3.6. Thành phần và tính chất nước thải
Bảng 2.5. Đặc trưng nước thải bệnh viện Thủ Đức
STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Thông số
đầu vào

Tiêu chuẩn so sánh
(QCVN 14:2008)

1

pH(*)

-

6.5

5÷ 9

2

SS (*)


mg/L

135

50

3

COD(*)

mg/L

342

-

4

BOD5(*)

mg/L

212

30

5

Tổng nito


mg/L

10

30

6

Tổng photpho

mg/L

4.64

6

7

Tổng coliform

MPN/100mL

3.1 × 105

3000

Nguồn: Kết quả phân tích tại Trung tâm công nghệ và quản lý môi trường & tài nguyên
(*) Kết quả tự phân tích tại Trung tâm công nghệ và quản lý môi trường & tài nguyên


™ Nhận xét – Đánh giá:
Nhìn chung, các chỉ tiêu SS, BOD, COD, coliform đều vượt so với QCVN
14:2008/BTNMT (trừ chỉ tiêu N, P)
Tỉ lệ BOD/COD ≈ 0.6 và BOD : N : P ≈ 100:5:1 nên thích hợp cho việc xử lý
nước thải bằng phương pháp sinh học.
2.3.7. Hệ thống thoát nước
Hiện nay, bệnh viện có 2 hệ thống thoát nước, bao gồm: hệ thống thoát nước mưa
và hệ thống thoát nước thải. Nước thải từ hệ thống thoát nước mưa được dẫn vào hệ
thống thoát nước chung, hệ thống thoát nước thải dẫn về trạm xử lý.
Hệ thống xử lý nước thải thiết kế với quy mô 50 giường bệnh nhưng hiệu quả xử
lý không đạt và hiện nay đang ngưng hoạt động. Hệ thống xây ngầm nên khó khăn cho
việc cải tạo, nâng công suất lên 150 giường bệnh như hiện nay. Vì vậy việc thiết kế hệ
thống mới là điều cần thiết.
2.3.8. Lưu lượng nước thải
Lưu lượng nước cấp theo thống kê trung bình hàng tháng khoảng 80
(m3/ngày.đêm) (Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp).
Lưu lượng nước thải = (0.7 ÷ 0.9) lưu lượng nước cấp. Vì vậy, lượng nước thải ra
của bệnh viện khoảng 72 (m3/ngày).
Lưu lượng nước thải thiết kế: 72 × 1.1 = 80 (m3/ngày.đêm) (1.1: hệ số an toàn)
SVTH: Huỳnh Ngọc Hải Yến

18


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Thủ Đức – công suất 80m3/ngày.đêm

2.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI Y TẾ
2.4.1. Xử lý cơ học
Xử lý cơ học là phương pháp loại bỏ chất rắn có kích thước và tỉ trọng lớn trong
nước, bao gồm những quá trình mà khi nước thải đi qua quá trình đó sẽ không thay đổi

tính chất hoá học và sinh học của nó.
Các phương pháp cơ học xử lý cơ học, bao gồm:
-

Phương pháp dùng song chắn rác: áp dụng để loại bỏ các loại giấy, ni lông, lá
cây,… có kích thước lớn ra khỏi nước thải.

-

Lưới lọc: có chức năng tương tự như song chắn rác.

-

Điều hoà lưu lượng dòng chảy và nồng độ: đây là công trình quan trọng trong xử
lý nước thải bằng phương pháp sinh học, làm giảm dao động thành phần nước
thải vào các giai đoạn xử lý sau.

-

Phương pháp lắng: dùng tách các hạt có tỷ trọng riêng lớn hơn tỷ trọng của nước.

-

Quay ly tâm hoặc cyclon thuỷ lực.

-

Phương pháp lọc: dùng các lớp vật liệu lọc (cát, than, …) nhằm loại bỏ các hạt
các kích thước nhỏ, không thể loại được từ các công trình phía trước. Phương
pháp lọc giữ lại phần lớn các hạt rắn và vi sinh vật. Ngoài ra, phương pháp lọc có

thể khử được độ màu và mùi có trong nước.

2.4.2. Xử lý sinh học
Xử lý sinh học là phương pháp dùng vi sinh, chủ yếu là vi khuẩn để phân huỷ
sinh hoá các hợp chất hữu cơ, biến các hợp chất có khả năng thối rữa thành các chất ổn
định với sản phẩm cuối cùng là cacbonic, nước và các chất vô cơ khác.
Phương pháp sinh học dùng để xử lý các chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải
cũng như các chất vô cơ như H2S, sunfit, ammonia, nitơ,… Dựa trên cơ sở hoạt động
của vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm. Vi sinh vật sử dụng các chất
hữu cơ và một số khoáng chất làm thức ăn để sinh trưởng và phát triển. Một cách tổng
quát, phương pháp xử lý sinh học có thể chia thành 2 loại:
ƒ Phương pháp kỵ khí sử dụng nhóm vi sinh vật kỵ khí, hoạt động trong điều kiện
không có oxi.
ƒ Phương pháp hiếu khí sử dụng nhóm vi sinh vật hiếu khí, hoạt động trong điều
kiện cung cấp oxi liên tục.

SVTH: Huỳnh Ngọc Hải Yến

19


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Thủ Đức – công suất 80m3/ngày.đêm

Tốc độ oxi hóa phụ thuộc vào nồng độ chất hữu cơ, hàm lượng các tạp chất và
mức ổn định của lưu lượng nước thải vào hệ thống xử lý. Ở mỗi điều kiện nhất định,
các yếu tố chính ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng sinh hóa là chế độ thủy động, hàm
lượng oxi trong nước thải, nhiệt độ, PH, chất dinh dưỡng và yếu tố vi lượng.
a. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí
Quá trình xử lý nước thải nhờ sự oxi hoá các chất hữu cơ có trong nước thải nhờ
oxi hoà tan, bao gồm 2 loại: xử lý sinh học hiếu khí tự nhiên và nhân tạo.

Xử lý sinh học hiếu khí nhân tạo: oxi được cấp nhờ thiết bị hoặc nhờ cấu tạo
công trình. Các công trình sinh học hiếu khí nhân tạo thường dựa trên nguyên tắc hoạt
động của bùn hoạt tính hoặc màng sinh vật.
Tùy theo trạng thái tồn tại của vi sinh vật, quá trình xử lý hiếu khí nhân tạo có thể
chia thành:
-

Xử lý hiếu khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng, chủ yếu dùng để khử chất
hữu cơ chứa cacbon như quá trình bùn hoạt tính, hồ làm thoáng, bể phản ứng hoạt
động gián đoạn, quá trình lên men phân hủy hiếu khí. Trong đó, quá trình bùn
hoạt tính là phổ biến nhất.

-

Xử lý hiếu khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng dính bám như quá trình bùn hoạt
tính dính bám, bể lọc nhỏ giọt, bể lọc cao tải, đĩa sinh học, bể phản ứng nitrat hóa
với màng cố định.
Xử lý sinh học hiếu khí tự nhiên: oxi được vận chuyển và hoà tan trong nước nhờ

các yếu tố tự nhiên.
Các công trình tiêu biểu: Aeroten, kênh oxi hoá tuần hoàn, bể lọc sinh học, đĩa
sinh học, hồ sinh học oxi hoá, hồ sinh học ổn định, bãi lọc, đầm lầy nhân tạo.
b. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học kỵ khí
Quá trình xử lý dựa trên cơ sở phân huỷ các chất hữu cơ nhờ lên men kỵ khí. Tùy
theo trạng thái của bùn có thể chia quá trình kỵ khí thành:
ƒ Quá trình xử lý kỵ khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng như quá trình tiếp
xúc kỵ khí (Anaerobic Contact Process), quá trình xử lý bằng lớp bùn kỵ khí với
dòng nước đi từ dưới lên (Upflow Anaerobic Slugde Blanket – UASB).
ƒ Quá trình kỵ khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng dính bám như quá trình lọc kỵ
khí (Anaerobic Filter Process).


SVTH: Huỳnh Ngọc Hải Yến

20


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Thủ Đức – công suất 80m3/ngày.đêm

Đối với các hệ thống thoát nước quy mô nhỏ và vừa người ta thường áp dụng các
công trình kết hợp giữa việc tách cặn lắng với phân hủy yếm khí các chất hữu cơ trong
pha rắn và lỏng.
Các công trình ứng dụng rộng rãi là các bể tự hoại, giếng thấm, bể lắng hai vỏ (bể
lắng Imhoff), bể lắng trong kết hợp với ngăn lên men, bể lọc ngược qua tầng cặn kỵ
khí (UASB).
2.4.3. Khử trùng nước thải
Khử trùng là một khâu quan trọng cuối cùng trong hệ thống xử lý. Sau quá trình
xử lý cơ học, nhất là nước sau khi qua bể lọc, phần lớn các vi sinh vật đã bị giữ lại.
Song để tiêu diệt hoàn toàn các vi trùng gây bệnh, cần phải tiến hành khử trùng nước.
Khử trùng nước thải nhằm mục đích loại khỏi nước thải các vi sinh vật gây bệnh.
Do đó, việc tiêu diệt các vi sinh vật này là điều cần thiết trước khi xả vào môi trường.
Các phương pháp khử trùng nước thải:
-

Phương pháp dùng Clo hơi qua thiết bị định lượng Clo.

-

Phương pháp dùng hypoclorit canxi dạng bột (Ca(ClO)2)

-


Phương pháp dùng hypoclorit natri, nước Javel NaClO.

-

Phương pháp dùng Clorua vôi CaOCl2.

-

Phương pháp dùng ozon.

-

Phương pháp dùng tia cực tím (UV).

2.4.4. Xử lý bùn cặn
Xử lý bùn cặn nhằm 2 mục đích:
-

Làm giảm khối lượng để dễ vận chuyển.

-

Làm tăng quá trình phân huỷ vật chất dễ phân huỷ, chuyển chúng sang trạng thái
ổn định, sử dụng chúng theo hướng có lợi nhất.
Bùn cặn được thu gom từ các công trình xử lý như: song chắn rác, bể lắng, bể

điều hoà,…
Các phương pháp xử lý bùn cặn bao gồm:
-


Phương pháp xử lý ổn định, làm khô bùn: thực hiện quá trình phân huỷ yếm khí.

-

Phương pháp xử lý hiếu khí bùn cặn: quá trình phân huỷ chất thải được thực hiện
ở bể xử lý và sân phơi trong điều kiện hiếu khí.

-

Phương pháp cô đặc bùn cặn bằng trọng lực hay tuyển nổi.

SVTH: Huỳnh Ngọc Hải Yến

21


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Thủ Đức – công suất 80m3/ngày.đêm

CHƯƠNG 3. CÁC CÔNG NGHỆ ĐANG ÁP DỤNG
3.1. THẾ GIỚI
3.1.1. Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện Shevom Shaban, Tehran, Iran.
Hình 3.1. Sơ đồ trạm xử lý nước thải bệnh viện Shevom Shaban
Nước thải

Bể sinh học hiếu
khí
Lưu lượng thiết kế
Q = 250 (m3/ngày)


Song chắn rác
Bể lắng
Bể điều hòa
Bể khử trùng
Bể sinh học kỵ
khí dính bám

Clo

Nguồn tiếp nhận

Bảng 3.1. Hiệu quả xử lý của trạm nước thải bệnh viện Shevom Shaban
STT

Chỉ tiêu

Thông số
đầu vào

Thông số
đầu ra

Tiêu chuẩn so sánh
IREPO

C

24

24


_

-

6–8

7.2

6.0 – 8.5

Đơn vị
o

1

Nhiệt độ

2

PH

3

COD

mg/L

450


80

<200

4

BOD

mg/L

270

30

<100

5

Tổng nito

mg/L

18

2.5

-

6


Độ đục

NTU

95

<5

<75

7

Coliform

MNP/100mL

4 × 103

400

<1000

8

Ecoli

MNP/100mL

>1600


<30

-

IREPO (Iranian Environmental Protection Organization): Tố chức bảo vệ môi trường Iran
Nguồn: Department of Environmental Health, Faculty of Medical Sciences Tarbiat Modares
University, Tehran, Iran)

™ Nhận xét – Đánh giá:
-

Hệ thống xử lý đạt chuẩn xả thải theo tiêu chuẩn của Tổ chức bảo vệ môi trường
Iran (IREPO). Hiệu suất xử lý nito khá cao (86.1%).

SVTH: Huỳnh Ngọc Hải Yến

22


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Thủ Đức – công suất 80m3/ngày.đêm

-

Áp dụng bể sinh học kỵ khí dính bám giúp làm biến đổi các chất khó phân hủy
thành các chất dễ phân hủy, tạo điều kiện hoạt động tốt cho công trình xử lý sau.

3.1.2. Công nghệ xử lý nước thài bệnh viện Ratchwithi ở Bangkok, Thái Lan
Hình 3.2. Sơ đồ trạm xử lý nước thải bệnh viện Ratchawithi ở Bangkok
Lưu lượng thiết kế
Q = 1390 (m3/ngày)


Nước thải

Nước dư

Song chắn rác

Bể lắng cát

Sân phơi cát

Bể điều hòa
Nước dư

Aeroten

Bể lắng

Bể ổn định bùn

Khử trùng UV

Bể nén bùn

Nguồn tiếp nhận

Máy ép bùn

Nguồn: School of Environment, Resources and Development Bangkok,Thailand,August 1997


Bảng 3.2. Hiệu quả xử lý của trạm nước thải bệnh viện Ratchawithi
STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Thông số
đầu vào

Thông số
đầu ra

Tiêu chuẩn so sánh
(Thailand (MSTE, 1994))

1

PH

-

6.7

7.2

5–9

2


TSS

mg/L

152

14

30

3

TDS

mg/L

400

356

500

4

BOD

mg/L

240


16

20

5

TNK

mg/L

63.4

0.84

35

MSTE (Ministry of Science Technology and Environment): Bộ khoa học môi trường và công
nghệ
Nguồn: School of Environment, Resources and Development Bangkok, Thailand, August 1997

SVTH: Huỳnh Ngọc Hải Yến

23


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Thủ Đức – công suất 80m3/ngày.đêm

™ Nhận xét – Đánh giá:
-


Nhìn chung, công nghệ xử lý nước thải của bệnh viện Ratchawithi đơn giản và dễ
vận hành.

-

Việc khử trùng nước thải bằng tia UV mang lại hiệu quả diệt khuẩn cao.

-

Hiệu quả xử lý nước thải đạt chuẩn môi trường, đặc biệt hệ thống khử nito rất cao
(98.6%)

3.2. VIỆT NAM
3.2.1. Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện Hùng Vương (TP.HCM)
Hình 3.3. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bệnh viện Hùng Vương
Nước thải

Bể lọc sinh học

Tháp khử mùi

Lắng 2

Ngăn ổn định bùn

Ngăn tiếp nhận

Bể điều hoà kết hợp
lắng cát


Ngăn tiếp xúc

Bể lắng kết hợp
phân huỷ cặn kỵ khí

Clo

Lưu lượng thiết kế
Q = 300 (m3/ngày)

Cống xả chung

Bảng 3.3. Hiệu quả xử lý nước thải bệnh viện Hùng Vương
STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Thông số
đầu vào

Thông số
đầu ra

Tiêu chuẩn so sánh
(QCVN 14:2008)

1


pH

-

7.21

7.9

5–9

2

SS

mg/L

102

30

50

3

COD

mg/L

222


-

-

4

BOD5

mg/L

167

30

30

5

Tổng nito

mg/L

13.19

1,5

30

6


Tổng photpho

mg/L

2.2

0,6

6

7

Tổng coliform

MPN/100mL

7.73.104

150

3000

Nguồn: Trung Tâm Sức Khỏe Lao Động - Môi Trường - Sở Y Tế TP.HCM, 02/03/2007

SVTH: Huỳnh Ngọc Hải Yến

24


Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Thủ Đức – công suất 80m3/ngày.đêm


™ Nhận xét – Đánh giá:
-

Áp dụng bể lắng kết hợp phân hủy cặn kỵ khí cho phép loại bỏ 50% SS và
30%COD, làm giảm tải trọng cho công trình bể lọc sinh học, giúp xử lý đạt hiệu
quả hơn.

-

Hiệu quả xử lý các chỉ tiêu đạt chuẩn.

-

Áp dụng tháp hấp thu mùi giúp xử lý khí triệt để hơn.

3.2.2. Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM)
Hình 3.4. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bệnh viện Thống Nhất
Sục khí

Nước thải

Aerotank

Song chắn rác

Bể lắng 2

Lưới chắn rác


Máng trộn Clo

Bể lắng cát

Bể tiếp xúc

Bể cân bằng

Cống thải chung

Bể nén bùn

Clo
Lưu lượng thiết kế
Q = 500 (m3/ngày)

Bảng 3.4. Hiệu quả xử lý nước thải bệnh viện Thống Nhất
STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Thông số
đầu vào

Thông số
đầu ra

Tiêu chuẩn so sánh

(QCVN 14:2008)

1

pH

-

-

7.06

5–9

2

SS

mg/L

136

12.8

50

3

COD


mg/L

140

35.1

-

4

BOD5

mg/L

108

28

30

5

Tổng nito

mg/L

15,8

9.75


30

6

Tổng photpho

mg/L

-

2.2

6

7

Tổng coliform

MPN/100mL

340000

4800

3000

Nguồn: Khoa Chống nhiễm khuẩn – Bệnh viện Thống Nhất

SVTH: Huỳnh Ngọc Hải Yến


25


×