Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG TY TNHH PHẠM VŨ, CÔNG SUẤT 30m3/ngđ VỚI AEROTANK KẾT HỢP LẮNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
[[\\

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI:

“NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC

THẢI CÔNG TY TNHH PHẠM VŨ, CÔNG SUẤT 30m3/ngđ
VỚI AEROTANK KẾT HỢP LẮNG”

SINH VIÊN THỰC HIỆN :

HUỲNH TẤN PHÚT

NGÀNH

:

KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

KHÓA

:

2005 – 2009

- 2009 Trang i




NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
CÔNG TY TNHH PHẠM VŨ, CÔNG SUẤT 30M3/NGÀY ĐÊM VỚI
AEROTANK KẾT HỢP LẮNG

Tác giả

Huỳnh Tấn Phút

Khoá luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư chuyên ngành Kĩ thuật
môi trường.
Giáo viên hướng dẫn 1

ThS. Lê Tấn Thanh Lâm
Giáo viên hướng dẫn 2

KS. Võ Minh Sang

Tháng 7 năm 2009


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
*****

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
************


PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
Khoa: MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
Ngành: KĨ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Họ và tên SV: HUỲNH TẤN PHÚT

Mã số SV: 05127078

Khoá học : 2005- 2009

Lớp : DH05MT

1. Tên đề tài: Nghiên cứu và thiết kế hệ thống xử lý nước thải công ty TNHH Phạm Vũ,
công suất 30m3/ngày đêm với Aerotank kết hợp lắng.
2. SV phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

- Tổng quan Công ty TNHH Phạm Vũ
- Tìm hiểu nguồn gốc, tính chất đặc trưng, khả năng gây ô nhiễm của nước thải từ ngành
công nghiệp tái chế giấy.

- Tìm hiểu về các công nghệ xử lý nước thải từ ngành công nghiệp tái chế giấy.
- Lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp.
- Thiết kế hệ thống xử lý với mô hình Aerotank kết hợp lắng
3. Thời gian thực hiện: Bắt đầu : tháng 03/2009 ..........Kết thúc: tháng 07/2009
4. Họ tên GVHD 1: .......ThS. Lê Tấn Thanh Lâm
5. Họ tên GVHD 2: .......KS. Võ Minh Sang
Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn
Ngày …..tháng ………năm 2009

Ngày 05 tháng 3 năm

2009

Ban Chủ nhiệm Khoa

Giáo viên hướng dẫn 1

ThS. Lê Tấn Thanh Lâm


Nghiên cứu và thiết kế hệ thống xử lý nước thải công ty TNHH Phạm Vũ, công suất 30m3/ngđ
với Aerotank kết hợp lắng.

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng
với sự giúp đỡ tận tình của thầy cô, gia đình, bạn bè đã giúp em hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp này. Em xin gởi đến tất cả lời cảm ơn chân thành đến mọi người.
Trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến các quý thầy cô
của khoa Công Nghệ Môi Trường – Trường đại học NÔNG LÂM TP. HCM đã không
quản khó khăn vất vả để truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian
em học tại mái trường từ năm 2005 -2009
Em xin chân thành cảm ơn Th.S Lê Tấn Thanh Lâm và KS. Võ Minh Sang
những người đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt
nghiệp.
Xin cảm ơn ban lãnh đạo và các anh chị nhân viên công ty TNHH Phạm Vũ và
Công ty TNHH Huy Chi Cường đã tạo điều kiện thuận lợi giúp em có chỗ thực tập tốt
cũng như mọi điều kiện tốt nhất cho quá trình nghiên cứu hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
này.
Cảm ơn bạn, những sinh viên lớp DH05MT đã luôn ở bên tôi ủng hộ và giúp đỡ tôi
vượt qua mọi khó khăn, chia sẻ tất cả trong suốt quãng đời sinh viên.
Và cuối cùng trên hết con xin dành trọn tấm lòng biết ơn đến gia đình thương yêu

nhất của con.

SVTH: Huỳnh Tấn Phút

-i -


Nghiên cứu và thiết kế hệ thống xử lý nước thải công ty TNHH Phạm Vũ, công suất 30m3/ngđ
với Aerotank kết hợp lắng.

TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Công ty TNHH giấy Phạm Vũ là công ty chuyên kinh doanh các mặt hàng giấy
cuộn được tái sinh từ giấy cacton cũ. Công ty tọa lạc tại một phần thửa số 45, tờ bản đồ
địa chính số 59 bộ bản đồ địa chính xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Các
nguồn thải chính của công ty là khí thải từ hoạt động đốt lò hơi, các loại chất thải rắn và
nước thải. Nước thải sinh ra do quá trình xeo giấy và nước thải sinh hoạt của công nhân.
Nhưng nguồn nước gây ô nhiễm chính vẫn là nước thải từ dây chuyền xeo giấy của công
ty.
Do công ty mới được xây dựng nên dù có chú trọng đến vấn đề môi trường nhưng
vẫn chưa giải quyết được triệt để, vì vậy việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải sau giai
đoạn xeo giấy là hết sức cần thiết để đảm bảo vấn đề môi trường xung quanh công ty.
Trước thực trạng đó, để góp phần xây dựng 1 hệ thống xử lý nước thải hợp lý cho
công ty và cũng để giải quyết vấn đề môi trường xung quanh công ty, thì việc nghiên cứu
xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học (keo tụ tạo bông) kết hợp với quá trình sinh
học (bể Aerotank kết hợp lắng) để áp dụng vào hệ thống xử lý nước thải cho công ty đạt
theo Quy chuẩn 12, quy định về các chỉ tiêu xả thải của ngành công nghiệp giấy mức A,
Công suất 30 m3/ngày đêm là rất cần thiết.
Từ quá trình nghiên cứu và thí nghiệm nước thải của công ty, tác giả nhận thấy
nước thải sau quá trình keo tụ tạo bông và lắng cần được pha loãng nồng độ sau đó qua
quá trình sinh học sẽ xử lý để đạt tiêu chuẩn xả thải hay tái sử dụng vào quá trình sản

xuất.
Kết quả thí nghiệm được áp dụng thiết kế hệ thống xử lý nước thải tái chế giấy với
các thông số thiết kế như sau:
9 Đối với thí nghiệm keo tụ tạo bông:
- Hóa chất thí nghiệm sử dụng cho quá trình keo tụ là: phèn PAC.
- pH tối ưu: 7.
-

Lượng phèn tối ưu là 0,874 kg/1m3

- Hiệu suất xử lý COD: 73%.
9 Đối với thí nghiệm trên mô hình Aerotank kết hợp lắng:
SVTH: Huỳnh Tấn Phút

-ii -


Nghiên cứu và thiết kế hệ thống xử lý nước thải công ty TNHH Phạm Vũ, công suất 30m3/ngđ
với Aerotank kết hợp lắng.

-

Hóa chất dùng để bổ sung chất dinh dưỡng là phân đạm và phân lân.

-

Lượng phân đạm bổ sung: 1,2 g/m3.

-


Lượng phân lân bổ sung: 2 g/m3.

-

Thời gian lưu nước tối ưu: 8 h.

-

Hiệu suất xử lý: 83%.

-

Hệ thống xử lý nước thải như thiết kế có công suất 30m3 ngày đêm, và hiệu

quả xử lý là: 98%.
-

Nước thải đầu ra của hệ thống xử lý nước thải đạt QCVN 12:2008/BTNMT

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy loại A, và chi
phí xử lý là 17.850 VND/1m3 nước thải.

SVTH: Huỳnh Tấn Phút

-iii -


Nghiên cứu và thiết kế hệ thống xử lý nước thải công ty TNHH Phạm Vũ, công suất 30m3/ngđ
với Aerotank kết hợp lắng.


MỤC LỤC
Chương 1 ........................................................................................................................................8
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................................8
1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................................................8
1.2. Mục đích ...................................................................................................................................8
1.3. Mục tiêu ứng dụng mô hình Aerotank kết hợp lắng.................................................................8
1.4. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................................9
1.5. Phạm vi thực hiện .....................................................................................................................9
1.6. Ý nghĩa đề tài............................................................................................................................9
Chương 2 ........................................................................................................................................9
HIỆN TRẠNG VÀ TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT ................................................................9
2.1.Hiện trạng và tổng quan về công ty Phạm Vũ...........................................................................9
2.1.1. Vị trí địa lý...................................................................................................................10
2.1.2. Diện tích mặt bằng.......................................................................................................10
2.1.3. Ngành nghề sản xuất kinh doanh và sản phẩm............................................................10
2.1.4. Nguồn tiếp nhận nước thải, khí thải của dự án............................................................11
2.1.5. Số lượng lao động........................................................................................................11
2.1.7. Điều kiện cấp nước......................................................................................................12
2.1.8. Quy trình sản xuất .......................................................................................................13
2.1.9. Hiện trạng hệ thống xử lý nước thải tại công ty ..........................................................13
2.2. Tổng quan về lý thuyết ...........................................................................................................14
2.2.1. Xử lý cơ học ................................................................................................................14
2.2.2. Xử lý hóa lý .................................................................................................................17
2.2.3. Xử lý sinh học..............................................................................................................18
2.3.Các công nghệ xử lý nước thải tái chế giấy.............................................................................20
Chương 3 ......................................................................................................................................21
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................22
3.1. Thời gian và địa điểm .............................................................................................................22
3.2. Giới thiệu công nghệ Aerotank ..............................................................................................22
3.3. Vật liệu ...................................................................................................................................23

3.1.1. Mô hình thí nghiệm AEROTANK kết hợp lắng .........................................................23
3.3.2. Vận hành mô hình .......................................................................................................26
3.4. Bố trí thí nghiệm.....................................................................................................................26
3.4.1. Giai đoạn bùn thích nghi .............................................................................................27
3.4.2. Giai đoạn chạy theo thời gian lưu tối ưu .....................................................................27
3.4.3. Thí nhiệm Jartest .........................................................................................................27
3.2.2. Thí nghiệm COD .........................................................................................................29
3.2.3. Thí nghiệm xác định hàm lượng SS (Rắn lơ lửng)......................................................31
Chương 4 ......................................................................................................................................32
KẾT QUẢ,THIẾT KẾ VÀ TÍNH TOÁN DÂY CHUYỀN XỬ LÝ ........................................33
4.1. Kết quả thí nghiệm .................................................................................................................33
4.1.1. Jartest ...........................................................................................................................33
4.1.2. Thí nghiệm thời gian lưu tối ưu...................................................................................34
4.2. Đề suất dây chuyền công nghệ ...............................................................................................36
4.2.1. Sơ đồ công nghệ ..........................................................................................................37
4.2.2. Thuyết minh sơ đồ công nghệ: ....................................................................................37
SVTH: Huỳnh Tấn Phút

-iv -


Nghiên cứu và thiết kế hệ thống xử lý nước thải công ty TNHH Phạm Vũ, công suất 30m3/ngđ
với Aerotank kết hợp lắng.
4.3. Thông số thiết kế ....................................................................................................................39
4.3.1. Song chắn rác ..............................................................................................................39
4.3.2. Bể thu hồi bột ..............................................................................................................40
4.3.3. Song chắn rác tinh .......................................................................................................40
4.3.4. Bể điều hòa ..................................................................................................................40
4.3.5. Thiết bị khuấy trộn ......................................................................................................41
4.3.6. Bể phản ứng kết hợp lắng............................................................................................41

4.3.7. Bể trung gian 1 ............................................................................................................41
4.3.8. Bể Aerotank kết hợp lắng ............................................................................................42
4.3.9. Bể trung gian 2 ............................................................................................................42
4.3.10. Bể trung gian lọc áp lực.............................................................................................43
4.3.11. Bể khử trùng ..............................................................................................................43
4.3.12. Bể nén bùn .................................................................................................................43
4.4.Tính toán kinh tế......................................................................................................................43
4.5. Bản vẽ thiết kế ........................................................................................................................47
Chương 5 ......................................................................................................................................48
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................................................48
5.1. Kết luận ..................................................................................................................................48
5.2. Kiến nghị ................................................................................................................................49

SVTH: Huỳnh Tấn Phút

-v -


Nghiên cứu và thiết kế hệ thống xử lý nước thải công ty TNHH Phạm Vũ, công suất 30m3/ngđ
với Aerotank kết hợp lắng.

DANH MỤC VIẾT TẮT
COD
Chemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxy hóa học).
DO
Nhu cầu oxy hòa tan
BOD
Biochemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxy sinh học).
Biochemical Oxygen Demand (Nhu cầu oxy sinh học đo ở điều kiện 20oC
BOD5

trong thời gian 5 ngày).
SS
Suspended Solids (chất rắn lơ lửng).
PAC
Poly Aluminium Chloide.
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam.
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn.
UBND
Ủy ban nhân dân.
TCXD
Tiêu chuẩn xây dựng.
XLNT
Xử lý nước thải.

DANH MỤC HÌNH
HÌNH 2.1. SƠ ĐỒ VỊ TRÍ XƯỞNG SẢN XUẤT.............................................................10
HÌNH 2.2. CẤU TẠO BỂ LẮNG ĐỨNG .........................................................................16
HÌNH 2.3. DÂY CHUYỀN XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA NHÀ MÁY GIẤY XUÂN ĐỨC
............................................................................................................................................20
HÌNH 2.4. DÂY CHUYỀN XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA NHÀ MÁY GIẤY AN BÌNH .21
HÌNH 3.1 HÌNH CHIẾU ĐỨNG MÔ HÌNH AEROTANK KẾT HỢP LẮNG................24
HÌNH 3.2 HÌNH CHIếU CẠNH MÔ HÌNH AEROTANK KẾT HỢP LẮNG.................24
HÌNH 3.3 HÌNH CHIếU BẰNG MÔ HÌNH AEROTANK KẾT HỢP LẮNG.................25
HÌNH 3.4. MÔ HÌNH AEROTANK KẾT HỢP LẮNG....................................................25
HÌNH 3.5. MÔ HÌNH JARTES .........................................................................................27
HÌNH 3.6. NƯỚC THẢI TRƯỚC KHI KEO TỤ .............................................................29
HÌNH 3.7. NƯỚC THẢI SAU KHI KEO TỤ ...................................................................29
HÌNH 4.1. BIỂU ĐỐ XÁC ĐỊNH PH TỐI ƯU VÀ LƯỢNG PHÈN TỐI ƯU ĐỐI VỚI

PHÈN AL ...........................................................................................................................33
HÌNH 4.2. BIỂU ĐỒ XÁC ĐỊNH PH TỐI ƯU VÀ LỢNG PHÈN TỐI ƯU ĐỐI VỚI
PHÈN PAC .........................................................................................................................34
HÌNH 4.3. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN HIỆU QUẢ XỬ LÝ COD CỦA AEROTANK KẾT
HỢP LẮNG........................................................................................................................................................... 36

DANH MỤC BẢNG
SVTH: Huỳnh Tấn Phút

-vi -


Nghiên cứu và thiết kế hệ thống xử lý nước thải công ty TNHH Phạm Vũ, công suất 30m3/ngđ
với Aerotank kết hợp lắng.

BẢNG 2.2. MÁY MÓC, THIẾT BỊ.....................................................................................5
BẢNG 2.4. ĐẶC TRƯNG CỦA NƯỚC THẢI SẢN XUẤT GIẤY TÁI SINH DÙNG
LÀM BAO BÌ.......................................................................................................................5
BẢNG 4.1. CÁC THÔNG SỐ CỦA MÔ HÌNH CỦA MÔ HÌNH AEROTANK KẾT
HỢP LẮNG . ......................................................................................................................29
BẢNG 4.2. CÁC THÔNG SỐ TRUNG BÌNH CỦA MÔ HÌNH AEROTANK KẾT HỢP
LẮNG. ................................................................................................................................29
BẢNG 4.3. HIỆU SUẤT XỬ LÝ CỦA DÂY CHUYỀN..................................................32
BẢNG 4.4. CÁC THÔNG SỐ THIẾT KẾ VÀ KÍCH THƯỚC CỦA SONG CHẮN RÁC
........................................................................................................................................... 34
BẢNG 4.5. CÁC THÔNG SỐ THIẾT KẾ VÀ KÍCH THƯỚC CỦA BỂ THU HỒI BỘT
............................................................................................................................................34
BẢNG 4.6. CÁC THÔNG SỐ THIẾT KẾ VÀ KÍCH THƯỚC CỦA SONG CHẮN RÁC
TINH...................................................................................................................................35
BẢNG 4.7. CÁC THÔNG SỐ THIẾT KẾ VÀ KÍCH THƯỚC CỦA BỂ ĐIỀU HÒA ....35

BẢNG 4.8. CÁC THÔNG SỐ THIẾT KẾ VÀ KÍCH THƯỚC THIẾT BỊ KHUẤY
TRỘN .................................................................................................................................35
BẢNG 4.9. CÁC THÔNG SỐ THIẾT KẾ VÀ KÍCH THƯỚCTHIẾT KẾ VÀ KÍCH
THƯỚC BỂ PHẢN ỨNG KẾT HỢP LẮNG ....................................................................35
BẢNG 4.10. CÁC THÔNG SỐ THIẾT KẾ VÀ KÍCH THƯỚCTHIẾT KẾ VÀ KÍCH
THƯỚC THIẾT KẾ VÀ KÍCH THƯỚC BỂ TRUNG GIAN 1........................................36
BẢNG 4.11. CÁC THÔNG SỐ THIẾT KẾ VÀ KÍCH THƯỚC BỂ AEROTANK KẾT
HỢP LẮNG ........................................................................................................................36
BẢNG 4.12. CÁC THÔNG SỐ THIẾT KẾ VÀ KÍCH THƯỚC BỂ TRUNG GIAN 2...37
BẢNG 4.13. CÁC THÔNG SỐ THIẾT KẾ VÀ KÍCH THƯỚCTHIẾT KẾ VÀ KÍCH
THƯỚC BỂ LỌC ÁP LỰC................................................................................................37
BẢNG 4.13. CÁC THÔNG SỐ THIẾT KẾ VÀ KÍCH THƯỚC BỂ KHỬ TRÙNG .......37
BẢNG 4.14. CÁC THÔNG SỐ THIẾT KẾ VÀ KÍCH THƯỚC BỂ NÉN BÙN .............38

SVTH: Huỳnh Tấn Phút

-vii-


Nghiên cứu và thiết kế hệ thống xử lý nước thải công ty TNHH Phạm Vũ, công suất
30m3/ngđ với Aerotank kết hợp lắng.

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới, nền kinh tế được mở rộng và phát triển
không ngừng. Các ngành công nghiệp sản xuất đã và đang được hình thành ngày một
nhiều hơn, đáp ứng nhu cầu không giới hạn của con người trong đó có ngành công
nghiệp sản xuất giấy. Ngành công nghiệp sản suất giấy chiếm vị trí lớn trong tỷ trọng
các ngành công nghiệp ở nước ta, ngành công nghiệp giấy phát triển kéo theo sự phát

triển của kinh tế xã hội và đem lại lợi nhuận kinh tế không nhỏ, thu hút nhiều lao động
tham gia. Nhu cầu của con người về giấy hiện nay là rất lớn với các chủng loại đa
dạng về hình dáng cũng như kích thước. Lượng giấy tiêu thụ mỗi năm đều tăng, dẫn
đến nguồn tài nguyên gỗ và rừng dần cạn kiệt. Để giảm bớt sự tiêu thụ tài nguyên gỗ
ngành công nghiệp tái chế giấy ra đời, góp phần cung cấp giấy và giảm lượng lớn giấy
phế phẩm.
Bên cạnh những lợi ích về mặt kinh tế, ngành công nghiệp tái chế giấy gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng do nước thải được tái sử dụng nhiều lần nên nồng độ
chất ô nhiễm cao, bên cạnh đó là sự thờ ơ của các chủ đầu tư do tâm lý sợ tốn kém
kinh phí trong quá trình xử lý nước thải. Các chỉ tiêu như COD, BOD, SS, độ màu đều
vượt tiêu chuẩn, ảnh hưởng lớn đến môi trường. Với việc nước thải từ ngành tái chế
giấy được xả thẳng ra bên ngoài môi trường sẽ tạo nên các màng giấy khó phân hủy,
gây ô nhiễm môi trường sinh thái nghiêm trọng. Do đó vấn đề xử lý nước thải ngành
công nghiệp tái chế giấy là rất cấp thiết và cần được thực hiện nghiêm túc theo quy
định của pháp luật Việt Nam về nước thải công nghiệp.

1.2. Mục đích
- Tìm hiểu nguồn gốc, tính chất đặc trưng, khả năng gây ô nhiễm của nước thải từ
ngành công nghiệp tái chế giấy.
- Tìm hiểu về các công nghệ xử lý nước thải từ ngành công nghiệp tái chế giấy.
- Lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp.
- Thiết kế hệ thống xử lý với mô hình Aerotank kết hợp lắng.

1.3. Mục tiêu ứng dụng mô hình Aerotank kết hợp lắng
- Nồng độ chất hữu cơ cao, tỷ lệ BOD / COD > 0,5 phù hợp với quá trình xử lý
SVTH: Huỳnh Tấn Phút

8
- -



Nghiên cứu và thiết kế hệ thống xử lý nước thải công ty TNHH Phạm Vũ, công suất
30m3/ngđ với Aerotank kết hợp lắng.

bằng sinh học.
- Nhằm tìm hiểu quá trình xử lý bùn hoạt tính (sinh học) trong quá trình xử lý
nước thải từ ngành công nghiệp tái chế giấy so với xử lý bằng fenton (hóa học).

1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát, điều tra, tổng hợp.
- Phương pháp nghiên cứu trên mô hình.
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp sưu tầm, tham khảo, tổng hợp, xử lý số liệu.

1.5. Phạm vi thực hiện
- Phạm vi thí nghiệm trên mô hình có thể tích 80 lít xử lý nước thải giấy của công
ty TNHH Phạm Vũ
- Thí nghiệm Jartest cho phèn Al, PAC.

1.6. Ý nghĩa đề tài
- Đây là ngành sản xuất với đặc điểm nước thải ô nhiễm cao và khó xử lý, nếu mô
hình xử lý thành công và dây chuyền xử lý tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng môi trường
nước xung quanh công ty.
- Những phương pháp xử lý hóa học, lý học thì chưa đáp ứng chất lượng đầu ra,
phương pháp oxi hóa bậc cao thì kinh phí xử lý cao và quá trình vận hành cũng như
sửa chữa khó khăn hơn so với quá trình xử lý bằng sinh học (Aerotank kết hợp lắng).
- Hiện nay do công ty chưa có hệ thống xử lý nước thải, mà chỉ có hệ thống thu
hồi bột giấy. Do đó nước thải sau khi sản xuất sẽ được xả trực tiếp ra nguồn tiếp nhận
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.


Chương 2
HIỆN TRẠNG VÀ TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT
2.1.Hiện trạng và tổng quan về công ty Phạm Vũ
SVTH: Huỳnh Tấn Phút

9
- -


Nghiên cứu và thiết kế hệ thống xử lý nước thải công ty TNHH Phạm Vũ, công suất
30m3/ngđ với Aerotank kết hợp lắng.

2.1.1. Vị trí địa lý
Địa điểm xây dựng dự án: Tọa lạc tại một phần thửa số 45, tờ bản đồ địa chính số
59 bộ bản đồ địa chính xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
Vị trí của Xưởng sản xuất:
• Phía Đông giáp: Vườn tràm
• Phía Tây giáp: Suối
• Phía Nam giáp: Đường đất
• Phía Bắc giáp: Vườn tràm

Vườn tràm

Ghi chú:
1. Sân bãi
2. Xưởng sản xuất
3. Hệ thống xử lý nước thải
4. Phòng hành chính
5. Nhà bảo vệ


3

2

Vườn
tràm

1

5

4
Đường đất

Hình 2.1. Sơ đồ vị trí Xưởng sản xuất
2.1.2. Diện tích mặt bằng
Diện tích khu đất là 4.000 m2, trong đó:
• Khu nhà Xưởng sản xuất: 1.000 m2
• Công trình phụ: 100 m2.
• Công trình xử lý nước thải: 500 m2.
• Lối đi, sân bãi, tường rào: 1800 m2.
Diện tích cây xanh: 600 m2
2.1.3. Ngành nghề sản xuất kinh doanh và sản phẩm

SVTH: Huỳnh Tấn Phút

10
- -



Nghiên cứu và thiết kế hệ thống xử lý nước thải công ty TNHH Phạm Vũ, công suất
30m3/ngđ với Aerotank kết hợp lắng.

- Ngành nghề: Sản xuất giấy bao bì Carton từ giấy vụn.
- Sản phẩm: Giấy bao bì Carton với công suất khoảng 3.000 tấn/năm.
- Nguồn nguyên liệu sản xuất của Xưởng: chủ yếu là thùng Carton thải và giấy
thải văn phòng.
2.1.4. Nguồn tiếp nhận nước thải, khí thải của dự án
Nước thải của Dự án thải ra con suối nhỏ cạnh Xưởng rồi ra nguồn tiếp nhận cuối
cùng là sông Buông, theo quy định phân vùng môi trường các nguồn nước mặt để tiếp
nhận nước thải công nghiệp(Quyết định 65/2007/QĐ-UBND ngày 11/12/2007của
UBND tỉnh Đồng Nai) tiêu chuẩn thải áp dụng là TCVN 5945–2005, cột B; Kq = 1,1;
Kf = 1,2.
Đối với khí thải, theo quy định phân vùng môi trường không khí tiếp nhận các
nguồn khí thải công nghiệp (Quyết định 65/2007/QĐ-UBND ngày 11/12/2007 của
UBND tỉnh Đồng Nai): Dự án thực hiện ở vùng nông thôn, áp dụng hệ số KV = 1,2.
2.1.5. Số lượng lao động
Số công nhân làm việc tại Xưởng sản xuất: 50 người. Trong đó có 9 nhân viên
quản lý doanh nghiệp, 3 nhân viên kinh doanh, 2 quản lý phân xưởng và 36 công nhân.
2.1.6. Danh mục thiết bị máy móc
Bảng 2.2: Máy móc, thiết bị.
STT

Tên máy móc, thiết bị

Đơn vị tính

Số lượng

1


Máy đánh tơi giấy

Cái

01

2

Máy nghiền, sàng giấy

Cái

02

3

Máy xeo

Dây chuyền

01

4

Máy sang cuộn

Cái

01


5

Lò hơi

Bộ

01

6

Trạm biến điện 560 kVA

Cái

01

7

Xe nâng và xúc giấy

Cái

02

SVTH: Huỳnh Tấn Phút

11
- -



Nghiên cứu và thiết kế hệ thống xử lý nước thải công ty TNHH Phạm Vũ, công suất
30m3/ngđ với Aerotank kết hợp lắng.

Bảng 2.4. Đặc trưng của nước thải sản xuất giấy tái sinh dùng làm bao bì
STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Kết quả

1

Màu

Pt - Co

820

2

Nhiệt độ

3

0

C


28 - 30

SS

mg/L

885

4

BOD5

mg/L

1670

5

COD

mg/L

2950

2.1.7. Điều kiện cấp nước
Xưởng sử dụng nguồn nước giếng khoan (1 giếng) với định mức sử dụng khoảng
1250 m3/tháng cho các nhu cầu sau:
• Sinh hoạt, vệ sinh của 50 công nhân viên làm việc tại xưởng: 250 m3/tháng.
• Sản xuất giấy Carton: 900 m3/tháng.

• Công tác phòng cháy, chữa cháy và tưới cây: 60 m3/tháng.
Xưởng đang tiến hành lập thủ tục xin giấy phép khai thác nước dưới đất.
Nước thải sinh hoạt chủ yếu là nước từ nhà vệ sinh và nước rửa tay của công
nhân. Toàn bộ lượng nước thải này được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 59452005, cột B trước khi thải ra con suối cạnh Xưởng.
Nước thải sản xuất phát sinh chủ yếu từ công đoạn xeo giấy. Lượng nước thải
này được thu gom vào ngăn tách bột. Tại đây bột giấy được thu hồi và nước được tuần
hoàn liên tục đến khi quá đặc bột (khoảng 1 tuần) thì dẫn về hệ thống xử lý nước thải
sản xuất của Xưởng. Nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 5945 – 2005 loại B thoát ra
con suối cạnh Xưởng.

SVTH: Huỳnh Tấn Phút

12
- -


Nghiên cứu và thiết kế hệ thống xử lý nước thải công ty TNHH Phạm Vũ, công suất
30m3/ngđ với Aerotank kết hợp lắng.

2.1.8. Quy trình sản xuất
Băng keo

Giấy vụn

Nước

Đánh tơi

Nước


Nghiền, sàng

Nước

Bồn chứa

Bột giấy

Nước
thải
Lò hơi,
Nước,
Nước

Nước

Đảo trộn

Nước thải

Xeo

Sang cuộn

Thành phẩm

Thuyết minh quy trình:
Giấy vụn được đánh tơi rồi đưa vào máy nghiền với nước thành bột sau đó cho
vào bồn chứa đảo trộn với nước. Dung dịch này được bơm lên máy xeo chạy qua các
lô sấy bằng hơi nước sau đó qua máy sang cuộn để quấn thành cuộn giấy thành phẩm.

Do Xưởng chỉ sản xuất giấy bao bì Carton thô nên trong quy trình sản xuất không có
sử dụng hóa chất. Nước thải ra từ công đoạn xeo giấy được tái sử dụng lại nhiều lần
đến khi quá đặc bột thì mới thải bỏ. Nước thải qua công đoạn tách bột để thu hồi bột
giấy sử dụng lại sau đó được dẫn về hệ thống xử lý nước thải.
2.1.9. Hiện trạng hệ thống xử lý nước thải tại công ty
Hiện tại công ty TNHH giấy Phạm Vũ vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải.
SVTH: Huỳnh Tấn Phút

13
- -


Nghiên cứu và thiết kế hệ thống xử lý nước thải công ty TNHH Phạm Vũ, công suất
30m3/ngđ với Aerotank kết hợp lắng.

Hiện tại công ty chỉ có hệ thống gồm 2 bể lắng có tác dụng thu hồi bột giấy và chuyển
bột về hệ thống sản xuất.

2.2. Tổng quan về lý thuyết
Phân loại các phương pháp xử lý nước thải theo đặc tính của quy trình xử lý, gồm
có:
• Xử lý cơ học
• Xử lý hóa học
• Xử lý sinh học
Hệ thống xử lý nước thải có thể có một vài công trình đơn vị trong các quá trình
xử lý cơ học, hóa học, sinh học và xử lý bùn cặn.
2.2.1. Xử lý cơ học
Xử lý cơ học là quá trình mà khi nước thải đi qua các công trình cơ học sẽ không
thay đổi về tính chất hóa học cũng như sinh học của nó. Xử lý cơ học nhằm tách phần
lớn là các chất lơ lửng chất rắn có kích thước lớn ra khỏi nước thải bằng song chắn rác,

cặn vô cơ(cát, sạn, mảnh kim loại…) được tách ra khi qua bể lắng cát.
Xử lý cơ học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các bước xử lý tiếp theo
và là bước ban đầu cho xử lý sinh học.
a. Bể lắng sơ bộ
Loại bỏ các chất rắn lắng được mà các chất này có thể gây nên hiện tượng bùn
lắng trong nguồn tiếp nhận.
Tách dầu, mỡ hoặc các chất nổi khác.
Giảm tải trọng hữu cơ cho công trình phía sau. Bể lắng sơ bộ khi vận hành tốt có
thể loại bỏ 50 ÷ 70% SS, và 25 ÷ 40% BOD5.
Hai thông số thiết kế quan trọng cho bể lắng là tải trọng bề mặt (32 ÷ 45 m3 /
m2.ngày) và thời gian lưu nước (1,5 ÷ 2,5 h).
Bể lắng thường có dạng hình chữ nhật (lắng ngang) hoặc hình tròn (lắng ly tâm).
Hệ thống thu gom bùn lắng và gạn chất nổi là bộ phận quan trọng của bể lắng.
Bể lắng sơ bộ được đặt trước các công trình xử lý hóa học.
b. Song chắn rác, lưới lọc
Thường được đặt trước trạm bơm trên đường tập trung nước thải chảy vào hầm
bơm, nhằm bảo vệ bơm không bị rác làm nghẹt. SCR và lưới chắn rác thường đặt
vuông góc hoặc đặt nghiêng 45 ÷ 900 so với dòng chảy. Vận tốc nước qua SCR giới
SVTH: Huỳnh Tấn Phút

14
- -


Nghiên cứu và thiết kế hệ thống xử lý nước thải công ty TNHH Phạm Vũ, công suất
30m3/ngđ với Aerotank kết hợp lắng.

hạn từ 0,6 ÷ 1 m/s. Vận tốc cực đại dao động trong khoảng 0,75 ÷ 1 m/s nhằm tránh
đẩy rác qua khe của song. Vận tốc cực tiểu là 0,4 m/s nhằm tránh phân hủy các chất
thải. SCR và lưới chắn rác dùng để chắn giữ các cặn bẩn có kích thước lớn hoặc ở

dạng sợi như giấy, rau cỏ… được gọi chung là rác. Rác được lấy bằng thủ công, hay
bằng các thiết bị tự động hoặc bán tự động. Rác sau khi thu gom thường được vận
chuyển đến bãi chôn lấp.
c. Bể lắng cát
Tách ra khỏi nước thải các chất bẩn vô cơ có trọng lượng riêng lớn như xỉ than…
chủ yếu là cát. Trong trạm xử lý nước thải, nếu cát không được tách khỏi nước thải, có
thể ảnh hưởng lớn đến các công trình phía sau như cát lắng lại trong các bể gây khó
khăn cho công tác lấy cặn (lắng cặn trong ống, mương…) làm mài mòn thiết bị, rút
ngắn thời gian làm việc của bể methane do phải tháo rửa cặn ra khỏi bể. Với các trạm
xử lý khi lưu lượng nước thải trên 100 m3/ngđ cần thiết phải có bể lắng cát. Theo
hướng dòng chảy của nước thải ở trong bể lắng cát, người ta phân loại: bể lắng cát
ngang (đơn giản, dễ thi công), bể lắng cát đứng (diện tích nhỏ, quá trình vận hành
phức tạp), bể lắng cát sục khí… Mỗi loại đều có công dụng và ưu nhược điểm khác
nhau nhưng trong thực tế xây dựng thì bể lắng ngang được sử dụng rộng rãi nhất.

SVTH: Huỳnh Tấn Phút

15
- -


Nghiên cứu và thiết kế hệ thống xử lý nước thải công ty TNHH Phạm Vũ, công suất
30m3/ngđ với Aerotank kết hợp lắng.

d. Bể lắng đợt 1

Hình 2.2 Cấu tạo bể lắng đứng.
Loại bỏ các chất rắn lắng được mà các chất này có thể gây nên hiện tượng bùn
lắng trong nguồn tiếp nhận.
Tách dầu, mỡ hoặc các chất nổi khác.

Giảm tải trọng hữu cơ cho công trình xử lý sinh học phía sau. Bể lắng đợt 1 khi
vận hành tốt có thể loại bỏ 50 ÷ 70% SS, và 25 ÷ 40% BOD5.
Hai thông số thiết kế quan trọng cho bể lắng là tải trọng bề mặt (32 ÷ 45
m3/m2.ngày) và thời gian lưu nước (1,5 ÷ 2,5 h).
Bể lắng thường có dạng hình chữ nhật (lắng ngang) hoặc hình tròn (lắng ly tâm).
Hệ thống thu gom bùn lắng và gạn chất nổi là bộ phận quan trọng của bể lắng.
Bể lắng đợt 1 được đặt trước bể xử lý sinh học. Trước khi vào bể Aerotank hoặc
bể lọc sinh học, hàm lượng chất lơ lửng trong nước không được quá 150 mg/L. Thời
gian lắng không dưới 1,5 giờ.
e. Bể lắng đợt 2
Có nhiệm vụ lắng các bông cặn có khả năng liên kết và có nồng độ lớn trên 1.000
mg/L. Tốc độ lắng của bể phụ thuộc vào nồng độ cặn. Thời gian lắng và tải trọng bùn
trên một đơn vị diện tích bề mặt là những thông số quyết định. Đó là những thông số
SVTH: Huỳnh Tấn Phút

16
- -


Nghiên cứu và thiết kế hệ thống xử lý nước thải công ty TNHH Phạm Vũ, công suất
30m3/ngđ với Aerotank kết hợp lắng.

và đặc tính của bùn hoạt tính ở bể Aerotank dùng để thiết kế bể lắng đợt 2.
f. Bể lọc
Bể lọc có tác dụng tách các chất ở trạng thái lơ lửng kích thước nhỏ bằng cách
cho nước thải đi qua lớp vật liệu lọc, công trình này sử dụng chủ yếu cho một số loại
nước thải công nghiệp.
Phương pháp xử lý nước thải bằng cơ học có thể loại bỏ khỏi nước thải được
60% các tạp chất không hòa tan và 20% BOD.
Hiệu quả xử lý có thể đạt tới 75% theo hàm lượng chất lơ lửng và 30 ÷ 35% theo

BOD bằng các biện pháp làm thoáng sơ bộ hoặc đông tụ sinh học.
Để lọc nước thải người ta sử dụng nhiều loại bể khác nhau, và được phân loại
theo nhiều dạng khác nhau như theo đặc tính là lọc gián đoạn và lọc liên tục, theo dạng
của quá trình làm đặc và lọc trong, theo áp suất của quá trình lọc như lọc chân không
(áp suất 85 pa), lọc áp lực (áp suất từ 300 đến 1500 pa) hay lọc dưới áp suất thủy tĩnh
của cột chất lỏng.
Vật liệu lọc có thể dùng là: cát thạch anh, than cốc hay sỏi nghiền, đôi khi người
ta sử dụng than nâu và than gỗ.
2.2.2. Xử lý hóa lý
Thực chất của phương pháp xử lý hóa lý là đưa vào nước thải chất phản ứng nào
đó để gây tác động với các tạp chất bẩn, biến đổi hóa học, tạo thành chất khác dưới
dạng cặn hoặc chất hòa tan nhưng không độc hại hay gây ô nhiễm môi trường. Xử lý
hóa học nhằm nâng cao chất lượng của nước thải để đáp ứng hiệu quả xử lý của các
công đoạn sau đó. Gồm các phương pháp như trung hòa, keo tụ - tạo bông, ôxi hóa
khử, hấp phụ.
a. Phương pháp trung hòa
Nước thải chứa axit vô cơ hay kiềm thường được trung hòa đưa pH về 6,5 –
8,5 trước trước khi được thải ra nguồn tiếp nhận hay sử dụng cho các công đoạn
tiếp theo.
Trung hòa nước thải được thực hiện bằng nhiều cách sau:
• Trộn lẫn nước thải axit với nước thải kiềm.
• Bổ sung thêm tác nhân hóa học.
• Lọc nước axit qua vật liệu lọc có tác dụng trung hòa.
• Hấp thụ khí axit bằng nước kiềm hay amoniac bằng nước axit.
SVTH: Huỳnh Tấn Phút

17
- -



Nghiên cứu và thiết kế hệ thống xử lý nước thải công ty TNHH Phạm Vũ, công suất
30m3/ngđ với Aerotank kết hợp lắng.

Bể trung hòa nước thải thường được kết hợp với bể điều hòa hay bể lắng. việc
chọn lựa các phương pháp trung hòa phụ thuộc vào tính chất từng loại nước thải, và
tính kinh tế.
b. Phương pháp keo tụ tạo bông
Quá trình keo tụ là quá trình khi cho chất keo tụ vào nước, các hạt keo bản thân
trong nước bị mất tính ổn định, tương tác với nhau, kết cụm lại hình thành các cặn
bông lớn dễ lắng.
Quá trình mất tính ổn định của hạt keo là quá trình hóa lý phức tạp có thể giải
thích như sau:
Giảm điện thế zeta tới giá trị mà tại đó dưới tác dụng của lực hấp dẫn Van der
Waals cùng với năng lượng được cung cấp thêm do khuấy trộn, các hạt keo trung hòa
điện dính lại với nhau và tạo bông cặn. Các hạt dính vào nhau do sự hình thành cầu nối
giữa các nhóm hoạt tính trên hạt keo. Các bông cặn đã hình thành khi lắng xuống sẽ
bắt giữ các hạt keo trên quỹ đạo lắng của chúng.
Quá trình keo tụ tạo bông được dùng để khử màu, giảm hàm lượng cặn lắng lơ
lửng trong nước thải.
Để tăng hiệu quả cho quá trình keo tụ người ta thường sử dụng các chất trợ keo
tụ, việc sử dụng chất trợ keo tụ cho phép ta giảm liều lượng chất keo tụ và tăng tốc độ
lắng của bông keo. Các chất trợ keo thường dùng là tinh bột, dextrin, các ete,
cellulose…
2.2.3. Xử lý sinh học
Trong nước thải, thường có một lượng lớn hàm lượng chất hữu cơ ở dạng hòa tan
trong nước, dạng keo và phân tán nhỏ (thông qua chỉ số BOD) mà chúng chưa được xử
lý hiệu quả ở quá trình xử lý bậc 1. Các chất này nếu không được xử lý tốt sẽ gây ô
nhiễm cho nguồn tiếp nhận như làm giảm lượng Oxi hòa tan, bốc mùi hôi thối do phân
hủy yếm khí…
Do đó phải tiến hành xử lý sinh học (xử lý bậc 2) để loại bỏ các chất hữu cơ

không cần thiết này trước khi xả vào nguồn tiếp nhận.
Xử lý sinh học là phương pháp dùng vi sinh, chủ yếu là vi khuẩn để phân hủy
sinh hóa các hợp chất hữu cơ, biến các hợp chất có khả năng phân hủy thành các chất
ổn định với sản phẩm cuối cùng là khí cacbonic, nước và các chất vô cơ khác.
Những công trình xử lý sinh hóa phân thành 2 nhóm:
SVTH: Huỳnh Tấn Phút

18
- -


Nghiên cứu và thiết kế hệ thống xử lý nước thải công ty TNHH Phạm Vũ, công suất
30m3/ngđ với Aerotank kết hợp lắng.

• Những công trình trong đó quá trình xử lý thực hiện trong điều kiện tự nhiên.
• Những công trình trong đó quá trình xử lý thực hiện trong điều kiện nhân tạo.
Những công trình xử lý sinh học thực hiện trong điều kiện tự nhiên là: cánh đồng
tưới, bãi lọc, hồ sinh học… Quá trình xử lý diễn ra chậm, dựa chủ yếu vào Oxy và vi
sinh có ở trong đất và nước. Do đó, những công trình này đòi hỏi diện tích lớn và thời
gian xử lý dài.
Những công trình xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo là: bể lọc sinh học
(Biophin), bể làm thoáng sinh học (Aerotank)… Do các điều kiện nhân tạo, có sự tính
toán và tác động của con người và máy móc mà quá trình xử lý diễn ra nhanh hơn,
cường độ mạnh hơn, diện tích nhỏ hơn.
Quá trình xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo có thể đạt mức hoàn toàn (xử lý
sinh học hoàn toàn) với BOD giảm tới 90 – 95 % và không hoàn toàn với BOD giảm
tới 40 – 80 %.
Các phương pháp:
• Phương pháp xử lý hiếu khí: Dùng để loại các chất hữu cơ dễ phân huỷ ra khỏi
nguồn nước vi sinh

Chất hữu cơ + O2 = H2O + CO2
Điều kiện cần thiết cho quá trình: pH = 5,5 - 9,0.
Nhiệt độ: 5 – 40 oC.
• Phương pháp kị khí: Dùng để loại bỏ các chất hữu cơ trong phần cặn của nước
thải.
¾ Lên men axit: Thuỷ phân và chuyển hóa các sản phẩm thủy phân thành các
axit và rượu mạnh và cuối cùng thành khí cacbonic.
¾ Lên men metan: Phân hủy các chất hữu cơ thành metan và khí cacbonic
pH
tối ưu cho quá trình này là từ 6,8 – 7,4.
Quá trình xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo có thể đạt mức hoàn toàn (xử lý
sinh học hoàn toàn) với BOD giảm tới 90 – 95 % và không hoàn toàn với BOD giảm
tới 40 – 80 %.
Giai đoạn xử lý sinh học tiến hành sau giai đoạn xử lý cơ học. Bể lắng sau giai
đoạn xử lý cơ học gọi là bể lắng đợt 1. Còn bể được gọi là bể lắng đợt 2 là để chắn giữ
màng sinh học (sau bể Biophin) hoặc bùn hoạt tính (sau bể Aerotank). Nước thải sau
SVTH: Huỳnh Tấn Phút

19
- -


Nghiên cứu và thiết kế hệ thống xử lý nước thải công ty TNHH Phạm Vũ, công suất
30m3/ngđ với Aerotank kết hợp lắng.

khi được xử lý sinh học luôn được qua bể khử trùng trước khi xả vào nguồn thải nhằm
tiêu diệt triệt để các loại vi khuẩn, vi trùng gây bệnh.
Mục đích của quá trình xử lý nước thải là loại bỏ cặn lơ lửng, các hợp chất hữu
cơ, các chất độc hại, vi khuẩn và vi rút gây bệnh đến nồng độ cho phép theo tiêu chuẩn
xả và nguồn tiếp nhận.


2.3. Các công nghệ xử lý nước thải tái chế giấy
Một số dây chuyền xử lý nước thải của các nhà máy tái chế giấy:

NƯỚC
THẢI

HẦM
BƠM

SONG
CHẮN RÁC

BỂ ĐiỀU
HÒA

BỂ TRỘN

Khí nén

Bùn

BỂ PHẢN
ỨNG +
KEO TỤ
TẠO BÔNG

AROTEN

LẮNG 2


Tuần hoàn bùn

BỂ NÉN
BÙN

BỂ
CHỨA

TRẠM
BƠM

BỒN LỌC ÁP
LỰC

TÁI SỬ
DỤNG

Hình 2.3. Dây chuyền xử lý nước thải của nhà máy giấy Xuân Đức.
Thuyết minh dây chuyền: Nước thải sau khi ra khỏi quy trình sản xuất được dẫn
trực tiếp vào hầm bơm. Tại hầm bơm, nước thải được bơm lên song chắn rác, loại bỏ
các tạp chất có kích thước lớn, từ song chắn rác nước chảy vào bể điều hòa để điều hòa
lưu lượng từ đấy nước được bơm vào bể phản ứng keo tụ tạo bông, qua Aerotank, qua
lắng 2, bể chứa, nước từ bể chứa lại được bơm vào bồn lọc áp lực và sau đó được đem
đi tái sử dụng. Về phần bùn sau khi được thu hồi tại bể keo tụ tạo bông sẽ được tái sản
suất và đưa vào công đoạn nghiền của quá trình sản xuất.

SVTH: Huỳnh Tấn Phút

20

- -


Nghiên cứu và thiết kế hệ thống xử lý nước thải công ty TNHH Phạm Vũ, công suất
30m3/ngđ với Aerotank kết hợp lắng.

NƯỚC
THẢI

HẦM
BƠM

SONG
CHẮN RÁC

Tái sử dụng

BỂ
TUYỂN
NỔI

Khí nén

Bùn

Bùn

SCR TINH

BỂ ĐiỀU

HÒA

BỂ KEO
TU TAO
BÔNG +
LẮNG

BỂ
CHỨA

BỂ
PHẢN
ỨNG

BỒN LỌC ÁP
LỰC

TÁI SỬ
DỤNG

Hình 2.4. Dây chuyền xử lý nước thải của nhà máy giấy An Bình.
Thuyết minh dây chuyền: Tương tự như quy trình trên, nước thải từ quy trình
sản xuất vào hầm bơm, qua song chắn rác, đến bể điều hòa nước được bơm vào bể
tuyển nổi để loại bỏ các bột giấy có thể tái sử dụng, nước từ bể tuyển nổi được chảy
qua SCR tinh sau đó qua bể phản ứng keo tụ tạo bông, nước trong từ bể keo tụ tạo
bông được đưa qua bể chứa, sau đó được bơm lên bồn lọc áp lực và tái sử dụng. Bùn
thu được sẽ được tái sản xuất.

SVTH: Huỳnh Tấn Phút


21
- -


Nghiên cứu và thiết kế hệ thống xử lý nước thải công ty TNHH Phạm Vũ, công suất
30m3/ngđ với Aerotank kết hợp lắng.

Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thời gian và địa điểm
Thời gian thực hiện từ ngày 1/2/2009 – 2/5/2009.
Địa điểm thực hiện tại khu thực nghiệm: Khoa môi trường và tài nguyên – trường
ĐH Nông Lâm Tp. HCM.

3.2. Giới thiệu công nghệ aerotank
Công nghệ Aerotank là công nghệ xử lý bằng bùn hoạt tính, khi nước thải đi
vào bể Aerotank, các bông bùn hoạt tính được hình thành mà hạt nhân của nó chính là
các hạt cặn lơ lửng. Các loại vi khuẩn đến cư trú, phát triển dần, cùng với các động vật
nguyên sinh, nấm, xạ khuẩn…tạo nên các bông bùn màu nâu sẫm, có khả năng hấp thụ
các chất hữu cơ hòa tan, keo và không hòa tan phân tán nhỏ. Vi khuẩn và VSV sống
dùng chất nền BOD và các chất dinh dưỡng N, P làm thức ăn để chuyển hóa chúng
thanh chất trơ không hòa tan và thành tế bào mới.Trong Aerotank, lượng bùn hoạt tính
tăng dần lên sau đó được tách ra tại bể lắng kết hợp với Aerotank và được tuần hoàn
về bể, một phần bùn dư sẽ được tách ra và thải bỏ.
Quá trình chuyển hóa BOD và thay đổi bùn trong Aerotank diễn ra theo 3 giai
đoạn:
Giai đoạn 1 kể từ khi trộn bùn hoạt tính với nước thải. Phần lớn chất hữu cơ
được hấp phụ vào bùn và bắt đầu Oxy hóa chất hữu cơ dễ Oxy hóa sinh học. Sinh khối
bùn tăng lên rõ rệt. BOD của nước thải giảm 40 - 70%. Tốc độ tiêu thụ Oxy của giai
đọan này tăng lên rõ rệt. Thời gian kéo dài từ 0,5 - 2h.

Giai đoạn 2 diễn ra khi hầu hết các chất hữu cơ trong nước thải được hấp thụ và
Oxy hóa. Sinh khối bùn tăng dần đến mức cao nhất. Gần cuối giai đoạn hàm lượng
BOD trong nước thải còn rất nhỏ. Trong giai đoạn này diễn ra quá trình nitrat hóa.
Cuối giai đoạn, tốc độ tiêu thụ Oxy giảm mạnh, thời gian kéo dài từ 3 - 6h.
Giai đoạn 3 diễn ra khi trong nước thải hầu như không còn BOD. Vi khuẩn bắt
đầu Oxy hóa nội bào với cường độ Oxy rất nhỏ và kéo dài. Sinh khối bùn giảm dần
cho đến khi hầu hết các chất hữu cơ tích lũy trong tế bào vi khuẩn đã được Oxy hóa
hết. Đây là giai đoạn ổn định hóa lý bùn. Thời gian từ 8 đến 12h. Aerotank thực hiện
đến cuối giai đoạn 3 của quá trình động học này thường gọi là aerotank thổi khí kéo
SVTH: Huỳnh Tấn Phút

22
- -


×