Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

TÌM HIỂU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI XÃ PHƯỚC TÍN, HUYỆN PHƯỚC LONG, TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (621.36 KB, 55 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

TÌM HIỂU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI XÃ PHƯỚC TÍN, HUYỆN
PHƯỚC LONG, TỈNH BÌNH PHƯỚC

LÊ NGỌC CƯỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ KHUYẾN NÔNG

Bình Phước
Tháng 04-2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông
Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Tìm hiểu thực trạng và giải pháp xóa

đói giảm nghèo tại xã phước tín huyện phước long tỉnh Bình Phước” do Lê Ngọc
Cường, sinh viên Bình Phước, lớp TC04PTBX, ngành PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ
KHUYẾN NÔNG, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

.

TRẦN ĐỨC LUÂN
Người hướng dẫn

Ngày


Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

tháng

năm 2009

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

năm 2009

Ngày

ii

tháng

năm 2009


LỜI CẢM TẠ
Với tất cả lòng kính trọng, con xin gửi lòng biết ơn đến Bố Mẹ và những người
thân trong gia đình đã nuôi dưỡng, dạy dỗ con khôn lớn và học thành tài như ngày
hôm nay.
Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban giám hiệu trường Đại học Nông
Lâm cùng tất cả các thầy cô trong khoa Kinh Tế đã hết lòng truyền đạt những kiến
thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Trần Đức Luân, người đã tận tình
chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè đã quan tâm, giúp đỡ tôi
trong những năm ngồi trên ghế giảng đường.
TPHCM, ngày … tháng … năm 2009.
Sinh viên thực hiện

Lê Ngọc Cường

iii


NỘI DUNG TÓM TẮT
Lê Ngọc Cường. Tháng 4 năm 2009 “Tìm hiểu thực trạng và giải pháp xóa
đói giảm nghèo tại xã phước tín huyện phước long tỉnh Bình Phước”.
Le Ngoc Cuong, April 2009. “Study on the current situation and solution for
poverty reduction at Phuoc Tin commune, Phuoc Long district, Binh Phuoc
province”.
Đề tài tập trung tìm hiểu quá trình xoá đói giảm nghèo tại xã Phước Tín. Từ đó
phân tích những thuận lợi và khó khăn của chương trình này, đề xuất ý kiến đóng góp
cho hoạt động của chương trình trong tương lai.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, ……………………….

iv


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................................................x

DANH MỤC PHỤ LỤC ........................................................................ Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG I ............................................................................................ Error! Bookmark not defined.
MỞ ĐẦU................................................................................................ Error! Bookmark not defined.
1.1.

1.1. Đặt vấn đề

Error! Bookmark not defined.

1.2.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

Error! Bookmark not defined.

1.3.

1.3. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu

Error! Bookmark not defined.

1.4.

1.4. Cấu trúc luận văn

Error! Bookmark not defined.

CHƯƠNG II........................................................................................... Error! Bookmark not defined.
TỔNG QUAN ........................................................................................ Error! Bookmark not defined.
1.5.


2.1. Đặc điểm tự nhiên của xã Phước Cát 2

Error! Bookmark not defined.

2.1.1. Vị trí địa lý...........................................................................Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Địa hình ...............................................................................Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Đất đai .................................................................................Error! Bookmark not defined.
2.1.4. Khí hậu ................................................................................Error! Bookmark not defined.
2.1.5. Chế độ thủy văn...................................................................Error! Bookmark not defined.
1.6.

2.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Error! Bookmark not defined.

2.2.1. Lịch sử hình thành và hệ thống tổ chức các thôn ................Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Tình hình kinh tế..................................................................Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Tình hình xã hội...................................................................Error! Bookmark not defined.
1.7.

2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng

Error! Bookmark not defined.

1.8.

2.4. Tổng quan về chương trình 135

Error! Bookmark not defined.


CHƯƠNG 3 ........................................................................................... Error! Bookmark not defined.
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. Error! Bookmark not defined.
1.9.

3.1. Cơ sở lý luận

Error! Bookmark not defined.

1.10.

3.2. Khung phân tích của khóa luận

Error! Bookmark not defined.

1.11.

3.3. Phương pháp nghiên cứu

Error! Bookmark not defined.

3.3.1. Thu thập số liệu ...................................................................Error! Bookmark not defined.
1.12.

3.3.2. Xử lý số liệu

Error! Bookmark not defined.

CHƯƠNG 4 ........................................................................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... Error! Bookmark not defined.


v


1.13.

4.1. Mô tả hệ thống tổ chức của chương trình 135 tại xã Phước Cát 2Error! Bookmark not
defined.

1.14.

4.2. Tình hình hoạt động của chương trình 135 tại xã Phước Cát 2Error! Bookmark not
defined.
4.2.1. Tình hình hoạt động của chương trình 135 giai đoạn 2001 – 2005 ....Error! Bookmark not
defined.
4.2.2.Tình hình hoạt động của chương trình 135 giai đoạn 2006 -2007.......Error! Bookmark not
defined.

1.15.

4.3. Vốn đầu tư của chương trình 135

Error! Bookmark not defined.

4.3.1 Cơ cấu vốn............................................................................Error! Bookmark not defined.
4.3.2. Tình hình sử dụng vốn.........................................................Error! Bookmark not defined.
1.16.

4.4. Đặc điểm hộ điều tra (đối tượng đánh giá hiệu quả chương trình 135)


Error!

Bookmark not defined.
1.17.

4.5. Hiệu quả của chương trình 135

Error! Bookmark not defined.

1.18.

4.6. Ý kiến đánh giá của các bên có liên quan đến chương trình 135Error! Bookmark not
defined.
4.6.1. Người dân ...........................................................................Error! Bookmark not defined.
4.6.2. Ban quản lý chương trình ....................................................Error! Bookmark not defined.
4.6.3. Cán bộ địa phương..............................................................Error! Bookmark not defined.
4.6.4. Đánh giá chung....................................................................Error! Bookmark not defined.

1.19.

4.7. Thuận lợi và khó khăn của Chương trình

Error! Bookmark not defined.

1.20.

4.8. Đề xuất

Error! Bookmark not defined.


CHƯƠNG 5 ........................................................................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................ Error! Bookmark not defined.
1.21.

5.1. Kết luận

Error! Bookmark not defined.

1.22.

5.2. Kiến nghị

Error! Bookmark not defined.

5.2.1. Đối với chính quyền ............................................................Error! Bookmark not defined.
5.2.2. Đối với người dân................................................................Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... Error! Bookmark not defined.

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii


viii


DANH MỤC CÁC BẢNG


ix


DANH MỤC CÁC HÌNH

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong công cuộc đổi mới đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong
quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Việt Nam được coi là một quốc gia có nền kinh tế
phát triển bền vững và nhanh chóng, đảm bảo an ninh quốc phòng, có đời sống chính
trị ổn định trong khu vực. Thành tựu có được là nhờ sự phấn đấu không ngừng của
Đảng, nhà nước và nhân dân ta trong những năm qua. Tuy nhiên, hiện nay nước ta còn
gặp nhiều khó khăn, đói nghèo vẫn luôn là nỗi bức xúc của tất cả các vùng miền trên
lãnh thổ của nước ta. Chính vì lẽ đó mà nhà nước ta luôn quan tâm đến người nghèo
bằng những chương trình hành động.
Trong những năm qua cùng với những chính sách phát triển kinh tế - xã hội thì Đảng
và nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách xóa đói giảm nghèo như: xây dựng
chính sách phát triển kinh tế - xã hội nông thôn; thực hiện phát triển kinh tế cho từng
vùng, miền. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, ưu tiên tín dụng các nguồn vốn
xóa đói giảm nghèo.
Xóa đói giảm nghèo ngày nay đã vượt qua khuôn khổ và ranh giới của từng
quốc gia riêng lẽ, nó trở thành vấn đề toàn cầu, bất kì một quốc gia nào dù có phát
triển đến đâu và xã hội có ổn định thế nào thì đói nghèo vẫn tồn tại không loại trừ một
ai. Chủ trương xóa đói giảm nghèo của nước ta có từ 1988 không chỉ đơn thuần là tạo
việc làm, tăng thu nhập hay tạo cơ hội công bằng cho các vùng, dân tộc, giới tính, mà

đòi hỏi các quốc gia phải có chiến lược và quá trình tổng thể để giải quyết các vấn đề
và các khía cạnh có liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn cầu.
Chủ Tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã từng mơ về một nước Việt Nam không
còn bị đói nghèo. Thế hệ chúng ta có thể thực hiện được ước mơ đó của Người, đồng
thời đạt được mục tiêu phát triển thiên niên kỷ bình đẳng về giới, đảm bảo bền vững
các vấn đề về môi trường, sức khỏe bà mẹ và trẻ em, nước sạch, phương tiện vệ sinh
môi trường và ngăn chặn các tệ nạn xã hội. Trong công tác xóa đói giảm nghèo cần
thực hiện sự công bằng xã hội, tránh sự phân hóa giàu nghèo trong quá trình đổi mới


tăng trưởng kinh tế của đất nước. Xóa đói giảm nghèo chính là việc làm cần thiết và
cấp bách đối với Việt Nam để thực hiện mục tiêu “ Dân giàu nước mạnh xã hội công
bằng dân chủ văn minh ” trong sự nghiệp đổi mới của Đảng ta
Phước Tín là một xã trung du có khoảng 89% dân số làm nông nghiệp là chủ yếu,
trình độ khoa học kỹ thuật còn hạn chế. Trong những năm qua, UBND xã thực hiện
nghị quyết của Đảng ủy và HĐND xã về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp
phần tăng trưởng kinh tế nâng cao thu nhập cho người dân. Song vẫn còn nhiều gia
đình phải sống trong cảnh khó khăn. Tỉ lệ hộ nghèo năm 2008 của xã chiếm 3,6%, chủ
yếu là hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số. Để hiểu biết thêm về tình hình xóa đói
giảm nghèo ở địa phương mình nên tôi đã chọn đề tài “Tìm hiểu thực trạng và giải
pháp xóa đói giảm nghèo tại xã phước tín huyện phước long tỉnh Bình Phước ”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích tình hình đời sống và hoạt động sản xuất của những hộ nghèo và công
tác xóa đói giảm nghèo của xã Phước Tín – huyện Phước Long – tỉnh Bình Phước.
Qua đó đánh giá được mức độ nghèo đói và có nhũng giải pháp phù hợp với điều kiện
thực tế của địa phương nhằm nâng cao thu nhập cho các hộ nghèo ở đây, xóa đói giảm
nghèo cho địa phương.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu thực trạng nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo ở xã Phước Tín.

- Tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đến nghèo đói của địa phương.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: xã Phước tín
Thời gian: số liệu nghiên cứu năm 2006-2008, điều tra hộ năm 2008.
Thời gian thực hiện đề tài: từ ngày 29/11/2008 đến 14/3/2009.
Đối tượng nghiên cứu: hộ nghèo.
1.4. Cấu trúc khoá luận
Luận văn gồm 5 chương:
Chương I: Trình bày lý do thực hiện và mục tiêu, phạm vi nghiên cứu của đề
tài.
2


Chương II: Mô tả tổng quan về địa bàn nghiên cứu gồm: điều kiện tự nhiên,
kinh tế xã hội, tình hình cơ sở hạ tầng của xã. Giới thiệu sơ nét về chương trình và các
hoạt động cơ bản của chương trình
Chương III: Trình bày một số khái niệm và các phương pháp nghiên cứu được
sử dụng trong luận văn.
Chương IV: Mô tả các thông tin đã thu thập được và phân tích các vấn đề liên
quan đến xoá đói giảm nghèo của các hộ.
Chương V: Đưa ra các kiến nghị cho người dân, địa phương, ban quản lý
chương trình nhằm góp phần xoá đói giảm nghèo có hiệu quả.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN


2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Phước Tín là một xã trung du, có diện tích tự nhiên là 15.319,02 ha, nằm phía đông
nam của huyện Phước Long và cách trung tâm huyện là 10 km, địa giới hành chính xã
giáp với nhiều xã bạn.
-

Phía Đông giáp: xã Đức Liễu huyện Bù Đăng.

-

Phía Tây giáp:

-

Phía Nam giáp: xã Phú Trung.

-

Phía Bắc giáp:

xã Bình Tân và thị trấn Phước Bình.
xã Sơn Giang và thủy điện lòng hồ Thác Mơ.

2.1.2. Địa hình và thổ nhưỡng
™ Địa hình: Khu vực biến đổi tự nhiên, địa hình đồi dốc. Cao độ tự nhiên biến đổi
không lớn. Thổ nhưỡng: nằm trên khu vực vùng đồi là vùng đất Feralit phát triển
trên đá Bazan
™ Đất đai: Xã Phước Tín là một xã thuộc vùng nông thôn, người dân chủ yếu làm
nông nghiệp nên đất đai đóng vai trò quan trọng là tư liệu sản xuất chủ yếu để sản

xuất và phát triển kinh tế.
Đất bazan màu mỡ phù hợp với nhiều loại cây công nghiệp dài ngày có hiệu quả
kinh tế cao như: cao su, cà phê, điều, ca cao, hồ tiêu và một số loại cây ăn quả
™ Cơ cấu đất đai của xã năm 2008
-

Tổng diện tích đất tự nhiên là: 15.319,02 ha

- Đất nông lâm nghiệp: 13.266,25 ha
Trong đó:

Đất nông lâm nghiệp: 5.871,13 ha
Đất lâm nghiệp:

7.395,12 ha

Đất phi nông nghiệp:

2.052,77 ha

2.1.3. Khí hậu

4


Chia làm hai mùa rõ rệt, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 04 và mùa mưa từ tháng 05
đến tháng 10 năm sau, lượng mưa hàng năm trung bình 1.800 mm/năm, cao nhất là
2.720 mm/năm. Đỉnh mưa tập trung vào tháng 08 và tháng 09 hàng năm.
+ Nhiệt độ trung bình: 270C
+ Nhiệt độ cao nhất: 290C

+ Nhiệt độ thấp nhất: 170C
+ Số ngày mưa trung bình trong năm: 113 ngày
+ Độ ẩm tương đối của không khí 85 - 90% trong các tháng mùa mưa và 65 85% trong các tháng mùa khô. Độ ẩm thấp nhất là 35 – 40%.
2.2.

Điều kiện kinh tế - Xã hội

2.2.1. Dân số và lao động
Tính đến cuối năm 2008, dân số toàn xã có 2.531 hộ với 11.936 người. Đồng
bào dân tộc thiểu số là 577 hộ, 2.916 nhân khẩu.
Bảng 1. Tình hình dân số của xã năm 2008
Chỉ tiêu

Đơn vị

Số lượng

Tổng nhân khẩu

Người

11.936

- nam

Người

5.880

- nữ


Người

6.056

Tổng số hộ

Hộ

2.531

Nguồn tin: Ban thống kê xã
-

Nam: 5.880 người chiếm 49,26% tổng nhân khẩu toàn xã.

-

Nữ: 6.056 người chiếm 50,73% tổng nhân khẩu toàn xã.
Phước Tín là xã có lực lượng lao động dồi dào là một lợi thế rất lớn để phát triển nền
kinh tế của xã. Dân số dưới độ tuổi lao động chiếm 28,98% tổng số dân và đây là
nguồn lao động kế thừa trong tương lai của xã. Số người trong độ tuổi lao động chiếm
39,77% là lực lượng lao động chính tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp,
công nghiệp và dịch vụ của xã hiện nay. Tuy nhiên, số người ngoài độ tuổi lao động
cũng chiếm tỷ lệ khá cao là 31,25% đây là số người đã mất sức lao động phải nhờ vào
sự phụng dưỡng của con cháu, sự hỗ trợ của phòng LĐTB&XH và các tổ chức từ thiện

5



khác, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nghèo, do đa số dân ở đây
sống bằng nghề nông có mức thu nhập thấp.
Bảng 2. Lao động phân theo độ tuổi năm 2008
Khoản mục

Số lượng (người)

Cơ cấu (%)

Dưới tuổi lao động

3.459

28,98

Trong tuổi lao động

4.747

39,77

Ngoài tuổi lao động

3.730

31,25

Tổng dân số

11.936


100
Nguồn: Ban thống kê xã, 2009

2.2.2. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ
Y tế: Hiện nay toàn xã có 01 trạm y tế với 8 cán bộ gồm bác sĩ, y sĩ, y tá hộ sinh, đông
y với 6 dường bệnh và một số hiệu thuốc. Mặc dù trang thiết bị khám chữa bệnh của
trạm còn thiếu thốn và gặp nhiều khó khăn nhưng đội ngũ y, bác sĩ ở đây đã có nhiều
cố gắng thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh cho nhân dân đúng trách nhiệm của
người thầy thuốc, tổ chức các chiến dịch như: phòng chóng các dịch bệnh, chương
trình phòng chống sốt rét, phong, lao, và các đợt tiêm chủng mở rộng nhằm phục vụ
chăm sóc sức khỏe cho nhân dân
Tổng số lần khám chữa bệnh cho nhân dân là 22.215 lượt người, đạt tỷ lệ 209% (trong
số trên tính cả khám tư nhân và trạm y tế xã)
Giáo dục: Toàn xã có tất cả 5 trường trong đó: 1 Trung học cơ sở, 3 Tiểu học và 1
trường Mẫu giáo. Tổng số phòng học là 60 phòng. Văn phòng làm việc, thư viện, nhà
ở tập thể giáo viên 13 phòng. Trong đó: 03 phòng học bị xuống cấp, 11 phòng mượn.
Với tổng số cán bộ giáo viên của 5 trường là: 176 người.trong đó giáo viên đứng lớp là
126 người. Tổng số học sinh của toàn xã trong năm học 2008 – 2009 là 2.574 HS.
Nhìn chung, tình hình giảng dạy của các trường đều thực hiện đúng chuyên môn,
thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc giảng dạy của giáo viên để đảm bảo chất lượng
dạy và học theo quy định của ngành. Công tác phổ cập giáo dục THCS đã được công
nhận là xã đạt chuẩn quốc gia về phổ cập trung học cơ sở trong năm 2008. Đồng thời
duy trì đạt chuẩn quốc gia về phổ cập tiểu học và xóa mù chữ.

6


Văn hóa thông tin – Thể dục - Thể thao
Với công tác tuyên truyền: tiếp sóng truyền thanh chương trình thời sự của đài tiếng

nói Việt Nam 135 giờ, đài phát thanh truyền hình Bình Phước 270 giờ. Tiếp âm đài
huyện Phước Long 67,5 giờ, chương trình của địa phương 45 giờ. Bên cạnh đó các
phong trào văn nghệ - TDTT hàng năm cũng được tổ chức. Các đêm văn nghệ và các
hoạt động thể dục thể thao như đá bóng, bóng chuyền…trong dịp quốc khánh và tết
nguyên đán. Tổ chức hội thao trong vùng đồng bào dân tộc, nhân ngày giải phóng
Miền nam 30/4 tại thôn Bình trung.
Giao thông – Điện: Số hộ sử dụng điện trên toàn xã là 2.187 hộ /2.531 hộ đạt 86,4%.
Trong đó có 150 hộ chiếm 5,9% sử dụng nhờ người khác vì nhà ở quá xa đường dây.
Toàn xã có 104 km đường giao thông trong đó có: đường nhựa 28,8 km; đường sỏi cấp
phối 27,7 km và đường đất 47,5 km.
Tình hình sử dụng nước sinh hoạt: Đến cuối năm 2008, xã được hỗ trợ hoàn toàn
kinh phí 12 giếng đào mới và 28 cái giếng cải tạo, nâng cấp giếng với với tổng số hộ
sử dụng là 40 hộ, hỗ trợ một phần kinh phí 15 giếng đào mới, cải tạo nâng cấp giếng
đào 42 cái với tổng số hộ sử dụng là 276 hộ từ nguồn hỗ trợ từ chi cục thủy lợi và
PCLB theo quyết định số 564/QĐ-UBND ngày 2/4/2007 của UBND tỉnh Bình Phước.
Ngoài ra một giếng khoan cộng đồng dân cư tại thôn Bình trung được hỗ từ nguồn vốn
134 cho các hộ đồng bào dân tộc.
2.3 Hiện trạng sản xuất - chăn nuôi của xã
™ Cơ cấu kinh tế của xã
Bảng 3. Cơ cấu kinh tế của xã 2008
Khoản mục

Giá trị (tỷ đồng)

Tỷ lệ (%)

Tổng

117,8


100

Nông nghiệp

105,1

89,2

Đánh bắt thủy sản chăn nuôi

4,1

3,5

Công thương nghiệp dịch vụ

8,1

6,8

Ngành khác

0,5

0,5
Nguồn: Ban thống kê xã, 2009

7



Tăng dần tỷ lệ công thương nghiệp, dịch vụ từ 6,8% lên 10%. Cơ cấu nông nghiệp
theo cơ chế công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, để có nền kinh tế ổn
định và bền vững.
™ Tổng diện tích cây lâu năm
+ Điều

4.503 ha.

+ Cà phê

583 ha.

+ Cao su

524.8 ha.

+ Tiêu

28 ha.

+ Cây ăn quả 13.9 ha
• Cây hàng năm.
tổng diện tích gieo trồng 100 ha trong đó:
+ Diện tích cây lúa nước

7 ha

+ Mì cao sản (2 vụ)

70 ha


+ Bắp, Khoai lang, Đậu phộng

8.5 ha

+ Rau các loại,cây hàng năm khác 9.5 ha
• Chăn nuôi:
+ Tổng đàn trâu:

40 con

+ Tổng đàn bò:

550 con

+ Tổng đàn heo:

2.500 con

+ Đàn gia cầm:

30.000 con

+ Nuôi cá bè:

30 bè

+ Hồ,ao nuôi trồng thủy sản:
2.3.


20.500 m2

Chương trình xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam

2.4.1 Những cơ sở hình thành chủ trương xóa đói giảm nghèo
Chủ trương xóa đói giảm nghèo lần đầu tiên chính thức đặt ra trong nghị quyết đại hội
đảng bộ lần thứ V (ngày 20-26/10/1991) với nội dung: “ Từng bước thu hẹp dần số hộ
nghèo bằng việc tạo điều kiện vật chất để mở mang sản xuất, làm dịch vụ mở rộng và
quãn lý tốt các hoạt động từ thiện để giúp đở những người tàn tật, cô đơn, trẻ mồ côi
…” trên cơ sở này, vào đầu tháng 2/1992 ban thường vụ Thành Uỷ chỉ đạo tổ chức
triển khai thực hiện chương trình “ phấn đấu thu hẹp hộ nghèo và từng bước xóa hộ
8


đói nghèo ” (sau này gọi tắt là XĐGN) ở nông thôn được coi là nơi khởi xướng và sau
đó lan tỏa ra các tỉnh thành phố khác. Hiện nay chủ trương này đã trở thành một
chương trình lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm góp phần thực hiện mục tiêu “ dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh ”.
2.4.2. Chương trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo
A. Các chính sách:
- Chính sách giáo dục:
Nâng cao chất lượng giáo dục các cấp học, bảo đảm đủ đội ngũ giáo viên
Con em người nghèo được cấp sách giáo khoa, miễn giảm học phí, các khoảng đóng
góp xây dựng trường.
- Chính sách y tế:
Bảo đảm cho người nghèo tiếp cận được với các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe.
Cấp thẻ bảo hiểm y tế.
Đa dạng hóa các hình thức khám chữa bệnh cho người nghèo.
Khuyến khích các tổ chức cá nhân trong nước và quốc tế khám chửa bệnh nhân đạo,
miển phí.

-

Chính sách hỗ trợ về nhà ở:

Cho vay mua nhà trả chậm, xây nhà tình thương.
Hỗ trợ đất để xây nhà cho những hộ nghèo không có đất để làm nhà ở.
-

Chính sách an ninh xã hội:

Hỗ trợ trực tiếp cho người bị thiên tai, bảo lụt.
Hỗ trợ cho người già cô đơn không nơi nương tựa, trẻ mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt khó khăn, người tàn tật.
Tăng cường các quỹ về an ninh xã hội và sử dụng có hiệu quả công khai minh bạch.
-

Giải pháp về đất sản xuất cho người nghèo:

Tạo điều kiện về đất và hỗ trợ về một phần công cụ sản xuất cho phù hợp.
Điều chỉnh đất, cấm chuyển nhượng đất đai bất hợp pháp, khai hoang phục hóa, thăm
canh tăng vụ.
-

Chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp:

Tạo điều kiện cho hộ nghèo tập trung vốn cho đầu tư phát triển sản xuất.
Miễn thuế sử dụng đất cho các hộ nghèo.
9



-

Chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn:

Hỗ trợ phát triển sản xuất, thay đổi phương thức, kỹ thuật sản xuất lạc hậu bằng
phương thức kỹ thuật mới hiện đại hơn.
Khuyến khích động viên các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, cá nhân tiêu
thụ sản phẩm cho người nghèo, đặc biệt cho người dân tộc,
Hỗ trợ ổn định đời sống, nâng cao dân trí, xóa bỏ tập tục lạc hậu.
B. Các dự án:
-

Dự án tín dụng cho người nghèo:

Tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo vay vốn ưu đãi về lãi suất và không phải thế
chấp.
Hướng dẫn giúp đỡ hộ nghèo thủ tục vay vốn của ngân hàng chính sách xã hội.
-

Dự án hướng dẫn người nghèo cách làm ăn khuyến nông, lâm, ngư:

Hướng dẫn người nghèo sản xuất, quản lý chi tiêu trong gia đình .
Hỗ trợ giống mới, trang bị kiến thức, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật phù hợp
cho người nghèo.
Xây dựng và phát triển hệ thống khuyến nông, lâm, ngư, cả về số lượng cũng như chất
lượng.
Tổ chức các lớp tập hướng nâng cao nâng lực cho hộ nghèo.
-

Dự án hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề.


Hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn, đặc biệt là chi phí chế biến, tiểu thủ công
nghiệp, dịch vụ sản xuất, thủ công mỹ nghệ ngành nghề truyền thống
Đào tạo nghề, chuyển giao công nghệ sau khi thu hoạch và các ngành nghề phi nông
nghiệp.
-

Dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu.

Phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở các xã nghèo.
Công trình hạ tầng cơ sở thiết yếu như: Đường giao thông, Điện, Trường học, Trạm y
tế, Nước sạch, Chợ.
-

Dự án định canh định cư, di dân xây dựng kinh tế mới

Phân bố lại dân cư, giải quyết việc làm, di dân xây dựng vùng kinh tế mới ở các xã
nghèo nhằm phát triển kinh tế xã hội và xây dựng nông thôn.

10


Hỗ trợ định canh định cư quy hoạch và đầu tư khu dân cư cho đồng bào dân tộc ổn
định sản xuất và cuộc sống.
-

Dự án đưa tiến bộ kỹ thuật chuyển giao công nghệ cho người nghèo.

Xây dựng các dự án đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Kết hợp với các trung tâm khuyến nông, lâm, ngư chuyển giao kỹ thuật cho người

nghèo, hộ nghèo.
-

Dự án hỗ trợ văn hóa thông tin cho người nghèo.

Tiếp tục chương trình phủ sóng phát thanh truyền hình cho vùng biên giới đồng bào
dân tộc hải đảo.
Hỗ trợ cho người nghèo sách báo, văn hóa thiết yếu, phương tiện nghe nhìn.
-

Dự án đào tạo cán bộ công tác xóa đói giảm nghèo.

Lập kế hoạch đào tạo, tập huấn chuyên môn cho cán bộ làm công tác xóa đói giảm
nghèo.
Xây dựng nội dung tập huấn, đào tạo phù hợp với đặc điểm của địa phương.
2.5.

Tổng quan về chương trình xóa đói giảm nghèo tại xã Phước Tín

2.5.1. Chương trình xóa đói giảm nghèo tại xã Phước Tín
Xóa đói giảm nghèo cho nhân dân là chủ trương của đảng và nhà nước nhằm giải
quyết một số vấn đề của xã hội bức xúc có tính quốc gia và toàn cầu.
- Xóa đói giảm nghèo là nhân tố có ý nghĩa chính trị - kinh tế - xã hội hàng đầu để đi
đến mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh ”. Vì vậy xóa
đói giảm nghèo đã được nghị quyết đại hội đại biểu đảng toàn quốc lần thứ VII xác
định là một trong các chương trình phát trển đất nước.
Vào thời điểm năm 2001 toàn xã có 2.378 hộ với 11.348 nhân khẩu,sống chủ yếu bằng
nghề nông, lao động tiểu thủ công nghiệp, dich vụ buôn bán, thu nhập kinh tế và trình
độ dân trí thấp.
Qua điều tra và tổng kết ở theo chỉ tiêu mới toàn xã có 239 hộ nghèo 1.141 khẩu.

Chiếm 9,3% so với dân số toàn xã,trong đó dân tộc chiếm 80 hộ, 367 khẩu. Trước tình
trạng như vậy ngay từ đầu năm ban chỉ đạo thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo
lập ngay các giải pháp xóa đói giảm nghèo, phân công thành viên ban chỉ đạo xuống
tận cơ sở triển khai, hướng dẫn giúp đỡ các hộ nghèo
2.5.2. Nội dung thực hiện
11


- Điều tra khảo sát thực tế xác định hộ nghèo.
- Phân loại hộ nghèo theo các yếu tố thiếu hụt: thiếu hụt vốn sản xuất, thiếu kinh
nghiệm, kỹ thuật làm ăn, nghề nghiệp tư liệu sản xuất
- Ưu tiên cho vay vốn đối với hộ nghèo đói nhưng có phương án sản xuất, có chí
hướng làm ăn, mục tiêu sử dụng đúng đồng vốn.
- Đối với những hộ nghèo chưa có phương án sản xuất, không có phương tiện sản
xuất hay thiếu kinh nghiệm, kỹ thuật thì cần có các hoạt động khác giúp đỡ như: mở
lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, tiếp thu kinh nghiệm kỹ thuật chuyển
giao khoa học kỹ thuật công nghệ, giới thiệu việc làm …Để họ có mục tiêu sản xuất,
từ đó mới xác định hỗ trợ vốn cho họ.
- Giải quyết việc làm,giới thiệu việc làm
- Giúp đỡ vay vốn ngân hàng chính sách xã hội, trợ cước trợ giá các mặt hàng
nông sản tạo điều kiện cho các hộ nghèo làm kinh tế.
- Vận động nhân dân đóng góp quỹ hỗ trợ người nghèo

12


CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận

3.1.1. Các khái niệm
Đói nghèo là vấn đề kinh tế - xã hội mang tính toàn cầu. Nếu không giải quyết được
vấn đề nghèo đói thì không mục tiêu nào như hòa bình, ổn định, công bằng xã hội, có
thể được giải quyết.
- Tư tưởng nhất quán của đảng cộng sản Việt Nam được thể hiện trong các văn kiện
Đại hội lần thứ VII, VIII và thứ IX là:
Cùng với quan điểm đổi mới, tăng trưởng kinh tế phải tiến hành công cuộc XĐGN
thực hiện công bằng xã hội, bình đẳng giới, giảm tối thiểu sự phân hóa giàu nghèo.
khuyến khích nhân dân làm giàu hợp pháp, đi đôi với XĐGN bền vững, chú trọng phát
triển nông nghiệp, nông thôn vì 90% người nghèo sống ở nông thôn. Vì vậy XĐGN là
một chủ trương lớn, một quyết sách lớn cùa Đảng và Nhà nước, XĐGN là một cuộc
cách mạng xã hội sâu sắc, là phong trào quần chúng, nhất là địa phương cơ sở.
Thực hiện xã hội hóa công tác XĐGN.Đa dạng hóa nghuồn lực xã hội trong nước, phát
huy nguồn lực tại chỗ và tranh thủ hợp tác, trợ giúp của quốc tế, tạo thành phong trào
sôi động trong cả nước, lấy ngày 17/10 hàng năm là “ ngày vì người nghèo”
- Hộ đói: là hộ không đủ ăn, áo không đủ mặc, con cái thất học, ốm đau không có tiền
chữa trị, nhà ở rách nát, có mức thu nhập thấp bình quân một người, trong hộ một
tháng quy ra gạo dưới 13 kg (tương đương 104.000 đồng)
- Hộ nghèo: là hộ có ăn nhưng không đủ bữa, mặc không lành và không đủ ấm, không
có khả năng phát triển sản xuất
+Nghèo:
Cho đến nay nghèo đói vẫn là nỗi ám ảnh đối với loài người. Cả thế giới đã chứng
kiến những thảm họa của chiến tranh, thảm họa của thiên tai dịch bệnh với bao nổi
kinh hoàng. Thế nhưng hậu quả do nạn đói gây ra cũng vô cùng khủng khiếp, điều
đáng sợ hơn nữa là: Nếu như các cuộc chiến tranh điều khốc liệt vô cùng nhưng rồi
trước sau cũng được giải quyết, nếu như những thảm họa do thiên tai, dịch bệnh gây ra
13


từng bước cũng được khắc phục thì vấn đề nghèo đói của nhân loại là một vấn đề vừa

cấp bách, vừa phứt tạp, lại như một căn bệnh kinh niên khó chữa. Đói nghèo là nỗi bất
hạnh và là một phi lý lớn, trong nền văn minh thế giới đã đạt được những thành tựu về
tiến độ khoa học công nghệ, làm tăng đáng kể của cãi vật chất xã hội, tăng thêm vượt
bật sự giàu có cho con người, vậy mà thảm cảnh đeo đẳng mãi trên lưng con nghười
lại vẫn là sự nghèo đói. Đói nghèo diễn ra trên tất cả các châu lục với những mức độ
khác nhau, đặc biệt ở các nước nghèo các nước đang phát triển, sự đói nghèo của dân
cư là một vấn đề nhức nhối cấp bách, phải tháo gỡ nhưng vô cùng khó khăn trong việc
thực hiện xóa đói giảm nghèo.
Nghèo đói theo quan điểm của thế giới: “nghèo là tình trạng của một bộ phận dân
cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những
nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội, phong tục tập quán của
từng vùng và nhũng phong tục ấy được xã hội thừa nhận ”
Nhà kinh tế học người Mỹ Galbraith quan niệm “ Con người bị coi là nghèo khổ
khi mà thu nhập của họ, ngay dù khi thích đáng để họ có thể tồn tại, rơi xuống rõ rệt
dưới mức thu nhập của cộng đồng. Khi họ không thể có những gì mà đa số trong cộng
đồng coi như cần thiết tối thiểu để sống một cách đúng mức ”
Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tại Copenhagen (Đang Mạch)
năm 1995, đưa ra định nghĩa nghèo cụ thể hơn: “người nghèo là tất cả những ai mà thu
nhập thấp hơn 1đôla (USD) mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua
những sản phẩm thiết yếu để tồn tại”.
Quan niệm nghèo đói của chính người nghèo thì: nghèo đói là gì ư ? Là hôm nay
con tôi ăn khoai, ngày mai không biết con tôi sẽ ăn gì ? Bạn nhìn nhà tôi thì biết, trong
nhà nhìn thấy mặt trời, khi mưa thì trong nhà cũng như ngoài sân. “nghèo đói đồng
nghĩa với nhà ở bằng tranh tre, nứa lá tạm bợ, xiêu vẹo, dột nát, không đủ đất để sản
xuất, không có trâu bò, không có ti vi, con cái thất học, ốm đau không có tiền khám
chữa bệnh …”
Tóm lại các quan niệm trên phản ánh khía cạnh chủ yếu của người nghèo
Không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu giành cho con người.
Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư. Thiếu cơ hội tham
gia vào quá trình phát triển cộng đồng.

14


3.1.2. Chuẩn nghèo và phương pháp xác định
- Phương pháp chung nhất mà các quốc gia cũng như các tổ chức quốc tế xác định
là dựa vào nhu cầu chi tiêu để đảm bảo các nhu cầu cơ bản của con người. Trước hết
tính mức chi tiêu cho nhu cầu lương thực, thực phẩm, chiếm đến 35 – 40% tổng chi
tiêu, hai loại chi tiêu trên được gọi là đường nghèo hay chuẩn nghèo (đó là đường
nghèo chung)
- Vậy chuẩn nghèo là một khái niệm động, nó biến động theo không gian và thời
gian, nó biến đổi theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng hay từng quốc
gia, về thời gian chuẩn nghèo cũng có biến động lớn và nó biến đổi theo trình độ phát
triển kinh tế - xã hội và nhu cầu con người trong từng giai đoạn lịch sử, vì rằng kinh tế,
xã hội phát triển, đời sống con người được cải thiện tốt hơn, nhưng không phải tất cả
các nhóm điều được cải thiện giống nhau.
- Theo quan niệm của ngân hàng thế giới đưa ra khuyến nghị thang đo hộ nghèo như
sau:
+ Đối với nước nghèo khi họ có thu nhập <0,5USD/ngày.
+ Đối với các nước đang phát triển là 1USD/ngày.
+ Đối với các nước Châu Mỹ La Tinh và Caribe là 2USD/ngày.
+ Đối với các nước Đông Âu là 4USD/ngày.
+ Đối với các nước công nghiệp phát triển là 14,4USD/ngày.
Tuy nhiên các nước điều đưa ra chuẩn riêng của mình.Việt Nam lần đầu tiên Bộ
LĐTB&XH đưa ra chuẩn nghèo thời kì 1993 – 1995 (chuẩn nghèo: Thu nhập bình
quân trên đầu người nhỏ hơn 15 kg gạo).
-

Chuẩn nghèo được quy định tại thông báo số:1751/LĐTBXH ngày 20/5/1997 của

Bộ LĐTB&XH, áp dụng từ năm 1997 đến hết năm 2000 như sau:

Hộ đói là nững hộ có thu nhập bình quân 01 người/hộ/1 tháng quy ra gạo dưới 13kg,
tương đương với 45.000 đồng.(tính cho cả nước)
Hộ nghèo là những hộ có mức thu nhập bình quân quy ra gạo:
+ Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: dưới 15kg/người/tháng (tương đương với
55.000 đồng)
+ Vùng nông thôn đồng bằng, trung du: dưới 20kg/người/tháng (tương đương với
70.000 đồng)
15


×