Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ Ô NHIỄM CHO NGÀNH SẢN XUẤT GỖ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CỦ CHI – TP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.19 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ
ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ Ô NHIỄM CHO
NGÀNH SẢN XUẤT GỖ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN CỦ CHI – TP.HCM

Họ và tên sinh viên: LÊ THỊ NGỌC BÍCH
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Niên khóa: 2005 – 2009

Tháng 7/2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP.HCM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHOA:


MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

NGÀNH:

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

HỌ VÀ TÊN SV:

LÊ THỊ NGỌC BÍCH

NIÊN KHÓA:

2005 – 2009

MÃ SỐ SV: 05149002

1. Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP
HẠN CHẾ Ô NHIỄM CHO NGÀNH SẢN XUẤT GỖ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CỦ CHI –
TP.HCM”
2. Nội dung KLTN:
-

Tổng quan về hiện trạng môi trường tại các cơ sở, công ty sản xuất gỗ trên địa bàn huyện Củ
Chi.

-

Đánh giá các tác động môi trường do ngành sản xuất gỗ gây ra huyện Củ Chi.


-

Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm cho ngành sản xuất gỗ trên địa bàn huyện Củ Chi.

3. Thời gian thực hiện:

Bắt đầu: tháng 3/2009

Kết thúc: tháng 6/2009

4. Họ và tên Giáo viên hướng dẫn: KS. NGUYỄN HUY VŨ.
Nội dung và yêu cầu KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn.

Ngày

tháng

năm 2009

Ban chủ nhiệm Khoa

Ngày

tháng

năm 2009

Giáo viên hướng dẫn

KS. Nguyễn Huy Vũ



Trang tựa
 

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ Ô NHIỄM CHO NGÀNH SẢN XUẤT GỖ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CỦ CHI –TP.HCM
 
 
 
 

Tác giả

LÊ THỊ NGỌC BÍCH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng (Kỹ sư, Cử nhân, Bác sĩ) ngành
Quản lý môi trường

Giáo viên hướng dẫn:
Kỹ sư Nguyễn Huy Vũ

 
 
 
 

Tháng 7 năm 2009

i


LỜI CẢM ƠN
Để đạt được kết quả ngày hôm nay, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
• Gia đình tôi, ba mẹ em luôn là nguồn động viên, khích lệ và là chỗ dựa chất cả
về vật chất lẫn tinh thần của em trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận
tốt nghiệp.
• Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Huy Vũ đã tận tình hướng dẫn cho em
trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành bài luận văn.
• Xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Hồng – chuyên viên phòng Tài nguyên
và Môi trường huyện Củ Chi, chị Huỳnh Thị Vang và các anh chị đang công tác
tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Củ Chi đã tận tình giúp đỡ em trong
thời gian qua giúp em hoàn thành bài luận văn này.
• Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong Khoa Công Nghệ Môi Trường đã
truyền đạt cho em những kiến thức quý báo trong suốt 4 năm học tập, vốn kinh
nghiệm là hành trang trong quá trình thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên
Lê Thị Ngọc Bích

ii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
 

Ngành công nghiệp chế biến gỗ là một trong những ngành đang phát triển góp
phần đáng kể vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích về mặt kinh

tế thì ngành công nghiệp gỗ cũng tiêu thụ một lượng nguyên vật liệu vô cùng lớn và nó
cũng tạo ra một lượng lớn các chất gây ảnh hưởng đến môi trường và lãng phí nguồn
tài nguyên.
Chính vì lý do trên mà đề tài đã hướng đến “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng
môi trường và đề xuất các biện pháp hạn chế ô nhiễm cho ngành sản xuất gỗ trên địa
bàn huyện Củ Chi” nhằm tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm từ đó tìm các biện pháp
khắc phục nhằm cải thiện hiện trạng môi trường trên địa bàn huyện Củ Chi.
Đề tài gồm các nội dung sau:
− Tổng quan về ngành sản xuất gỗ trên địa bàn huyện Củ Chi.
− Tổng quan về hiện trạng môi trường tại các cơ sở, công ty sản xuất sản phẩm
gỗ trên địa bàn huyện Củ Chi.
− Đánh giá các tác động đối với môi trường do ngành sản xuất gỗ gây ra tại
huyện Củ Chi.
− Đề xuất các biện pháp hạn chế ô nhiễm cho ngành sản xuất gỗ tại huyện Củ
Chi.

iii


MỤC LỤC
 
 

Trang

Trang tựa....................................................................................................................................i 
LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................................ii 
TÓM TẮT KHÓA LUẬN.......................................................................................................iii 
MỤC LỤC ................................................................................................................................iv 
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU............................................................................................vi 

DANH MỤC SƠ ĐỒ...............................................................................................................vii 
CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...........................................................................................................vii 
Chương 1 MỞ ĐẦU.................................................................................................................1 
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................................1 
1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ................................................................................................1 
1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................................2 
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................................................................2 
1.5 CƠ SỞ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI...........................................................................................2 
1.5.1 Cơ sở lý thuyết...................................................................................................................2 
1.5.2 Cơ sở thực tiễn...................................................................................................................4 
1.5.3 Cơ sở pháp lý.....................................................................................................................5 
Chương 2 TỔNG QUAN NGÀNH SẢN XUẤT GỖ TẠI HUYỆN CỦ CHI .....................6 
2.1 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN CỦ CHI...................................................................................6 
2.1.1 Điều kiện tự nhiên .............................................................................................................6 
2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội ..................................................................................................8 
2.2 TỔNG QUAN NGÀNH SẢN XUẤT GỖ ...........................................................................8 
2.2.1 Ngành sản xuất gỗ ở Việt Nam..........................................................................................8 
2.2.2 Công nghệ chung ngành sản xuất gỗ .................................................................................9 
2.2.3 Ngành sản xuất gỗ ở huyện Củ Chi .................................................................................13 
Chương 3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC CƠ SỞ, CÔNG TY SẢN XUẤT
GỖ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CỦ CHI ...............................................................................15 
3.1 HIỆN TRẠNG NGÀNH SẢN XUẤT GỖ TẠI HUYỆN CỦ CHI ...................................15 
3.1.1 Phân bố sản xuất ..............................................................................................................15 
3.1.2 Công nghệ sản xuất..........................................................................................................17 
3.2 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT GỖ................................20 
3.2.1 Các nguồn gây ô nhiễm ...................................................................................................20 
3.2.2 An toàn lao động và công tác phòng cháy chữa cháy .....................................................27 
Chương 4 ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG DO NGÀNH SẢN XUẤT GỖ GÂY RA ĐỐI
VỚI MÔI TRƯỜNG TẠI HUYỆN CỦ CHI .......................................................................28 
4.1 TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ ............................................................28 

4.1.1 Bụi ...................................................................................................................................28 
4.1.2 Hơi dung môi và các khí gây ô nhiễm.............................................................................29 
4.1.3 Tiếng ồn...........................................................................................................................30 
4.2 TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC .......................................................................31 
4.3 TÁC ĐỘNG DO CHẤT THẢI RẮN .................................................................................31 
4.4 TÁC ĐỘNG DO CHẤT THẢI NGUY HẠI......................................................................32 
4.5 CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ..........................................................................33 

iv


Chương 5 ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM CHO NGÀNH SẢN
XUẤT GỖ TẠI HUYỆN CỦ CHI.........................................................................................35 
5.1 CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT .........................................................................................35 
5.1.1 Giảm phát thải tại nguồn .................................................................................................35 
5.1.2 Xử lý chất thải .................................................................................................................36 
5.2 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ............................................................................................40 
5.2.1 Quy hoạch các cơ sở sản xuất gỗ.....................................................................................40 
5.2.2 Tăng cường quản lý nhà nước đối với ngành sản xuất gỗ...............................................41 
5.2.3 Xã hội hóa công tác quản lý môi trường ngành sản xuất gỗ ...........................................42 
Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................................45 
6.1 KẾT LUẬN ........................................................................................................................45 
6.2 KIẾN NGHỊ........................................................................................................................46 
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................47 
PHỤ LỤC
 
 

v



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Bảng so sánh các ưu nhược điểm của các phương pháp tính tải lượng .........4
Bảng 3.1: Bảng phân bố các cơ sở sản xuất gỗ tại huyện Củ Chi ................................16
Bảng 3.2: Bảng biểu thị năng suất của một số cơ sở sản xuất gỗ.................................17
Bảng 3.3: Bảng thể hiện các loại máy móc sử dụng trong ngành sản xuất gỗ. ............20
Bảng 3.4: Bảng thể hiện nồng độ các chất ô nhiễm......................................................22
Bảng 3.5: Hệ số phát thải..............................................................................................22
Bảng 3.6: Khối lượng gỗ sử dụng của các cơ sở chế biến gỗ.......................................23
Bảng 3.7: Bảng thể hiện nồng độ các chất gây ô nhiễm nước......................................25
Bảng 3.8: Bảng thể hiện mức độ ồn do ngành sản xuất gỗ gây ra................................25
Bảng 3.9: Bảng thể hiện lượng chất thải rắn tại một số cơ sở sản xuất........................26
Bảng 4.1: Kết quả ước tính tải lượng ô nhiễm không khí từ hệ số phát thải................28

 
 
 
 
 
 

vi


 
 
 

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ công nghệ chung ngành sản xuất gỗ ................................................10 

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ công nghệ sản xuất gỗ trên địa bàn huyện Củ Chi...........................18 
Sơ đồ 5.1: Sơ đồ hệ thống xử lý bụi ............................................................................37 
Sơ đồ 5.2: Sơ đồ xử lý nước thải sinh hoạt .................................................................38 
Sơ đồ 5.3: Sơ đồ xử lý nước thải sản xuất...................................................................39 
 

CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOD

(Biochemical Oxygen Demand): nhu cầu oxy sinh hóa.

COD

(Chemical Oxygen Demand): nhu cầu oxy hóa học.

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam.

TN & MT

Tài nguyên và Môi trường.

UBND

Uỷ ban nhân dân.



Không đạt.


Đ

đạt

Sp

sản phẩm.

vii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Huyện Củ Chi là địa bàn cửa ngỏ phía Tây Bắc của thành phố Hồ Chí Minh, có
tiềm năng to lớn về đất đai, thuận lợi về giao thông thủy bộ. Quá trình đô thị hóa, công
nghiệp hóa đã và đang gây tác động mạnh mẽ đến môi trường huyện. Trên thực tế,
công tác quản lý môi trường của huyện hiện đang gặp nhiều vấn đề khó khăn. Môi
trường và tài nguyên của huyện không những chịu áp lực to lớn của đô thị hóa, công
nghiệp hóa tại chỗ; mà còn chịu xu hướng của chính sách di dân, chuyển các cơ sở sản
xuất ra các huyện ngoại thành của thành phố.
Một trong những ngành công nghiệp đang phát triển trên địa bàn huyện Củ Chi
là ngành công nghiệp chế biến gỗ. Ngành cũng đã góp phần đáng kể làm thúc đẩy nền
kinh tế huyện phát triển. Tuy nhiên, ngành công nghiệp thụ nguyên liệu gỗ, hóa chất,
sơn và các dung môi với số lượng lớn. Cho nên ngành này đã tạo ra một lượng lớn các
chất thải gây ô nhiễm. Phần lớn các cơ sở sản xuất gỗ đều nằm xen kẽ trong khu vực
dân cư vì thế nó gây khó khăn cho việc quản lý.
Chính vì những lý do trên, chúng ta cần phải có những nghiên cứu trước hết
nhằm khảo sát và đánh giá hiện trạng môi trường do ngành sản xuất gỗ gây ra. Sau đó,

chúng ta xây dựng những giải pháp tổng hợp nhằm quản lý, xử lý và tái sử dụng chất
thải nhằm hạn chế ô nhiễm và bảo vệ môi trường. Xuất phát từ yêu cầu trên, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng môi trường và đề xuất các biện
pháp hạn chế ô nhiễm cho ngành sản xuất gỗ tại huyện Củ Chi – Thành phố Hồ Chí
Minh”.
1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là:
• Khảo sát hiện trạng sản xuất của ngành sản xuất gỗ trên địa bàn huyện Củ
Chi.
• Đánh giá tác động môi trường do hoạt động sản xuất của các cơ sở chế biến
gỗ gây ra tại huyện Củ Chi.
• Đề xuất các biện pháp hạn chế ô nhiễm làm định hướng cơ bản có thể giúp
ích cho công tác quản lý của huyện Củ Chi về bảo vệ môi trường.
1


1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
− Phương pháp thu thập thông tin: từ các báo cáo của Phòng TN & MT huyện Củ
Chi về tình hình ô nhiễm do hoạt động sản xuất gỗ.
− Thu thập thông tin từ các tài liệu về xử lý chất thải và quản lý môi trường.
− Phương pháp điều tra thực tế: Tiếp cận công nghệ sản xuất.
− Phương pháp đánh giá nhanh: tính toán tải lượng ô nhiễm dựa vào hệ số phát
thải.
− Phương pháp xử lý số liệu: các số liệu thu thạp được xử lý thống kê bằng phần
mềm Excel.
− Phương pháp phỏng vấn trực tiếp người dân sống xung quanh các cơ sở sản
xuất.
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Do hạn chế về thời gian và các điều kiện khách quan, chủ quan nên đề tài chỉ
tập trung nghiên cứu tại một số công ty sản xuất đồ gỗ gia dụng trên địa bàn huyện Củ

Chi.
1.5 CƠ SỞ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.5.1 Cơ sở lý thuyết
a) Kiểm soát ô nhiễm
Kiểm soát ô nhiễm môi trường là tổng hợp các hoạt động, biện pháp và công cụ
nhằm phòng ngừa, khống chế không cho ô nhiễm xảy ra hoặc khi có ô nhiễm xảy ra
thì chủ động xử lý làm giảm thiểu hay loại trừ ô nhiễm.
™ Mục đích
Ngăn ngừa và tối thiểu hóa chất thải có thể tạo điều kiện giảm thiểu ô nhiễm và
tăng lợi nhuận cho dơn vị sản xuất vì những lý do:
-

Giảm chi phí cho xử lý chất thải.

-

Nâng cao uy tín và chất lượng sản phẩm của đơn vị.

-

Nâng cao sức khỏe và an toàn người lao động.

-

Tăng hiệu quả và giảm chi phí sản xuất.

-

Hạn chế ô nhiễm môi trường.


2


™ Các lợi ích
¾ Về môi trường
-

Sử dụng năng lượng, nước, nguyên liệu có hiệu quả hơn.

-

Giảm mức sử dụng các nguồn tài nguyên.

-

Giảm thiểu chất thải thông qua tái sinh, tái chế, tái sử dụng và phục hồi.

-

Giảm lượng nguyên vật liệu độc hại đưa vào sử dụng. Giảm thiểu cac rủi ro và
nguy hiểm đối với công nhân, cộng đồng xung quanh, những người tiêu thụ sản
phẩm và thế hệ mai sau.

-

Cải thiện được môi trường lao động bên trong công ty.

-

Cải thiện mối quan hệ với cộng đồng xung quanh cũng như cơ quan quản lý

môi trường.
¾ Về kinh tế

-

Tăng hiệu xuất sản xuất thông qua việc sử dụng nguyên vậy liệu và năng lượng
có hiệu quả hơn.

-

Tuân thủ các quy định môi trường tốt hơn, giảm bớt các chi phí cho việc quản
lý chất thải (giảm chi phí kiểm kê, giám sát, lập báo cáo môi trường hàng
năm,…)

-

Giảm bớt chi phí cho việc xử lý cuối đường ống.

-

Chất lượng sản phẩm được cải thiện.

-

Tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

-

Cải thiện hình ảnh của công ty.


b) Phương pháp tính tải lượng ô nhiễm không khí
Tải lượng ô nhiễm hay khối lượng các chất phát tán vào trong không khí là một
thông số quan trọng. Nó là số liệu đầu vào cần thiết cho mô hình khuếch tán để tính
toán sự tác động của các chất ô nhiễm lên môi trường không khí.
Việc xác định tải lượng ô nhiễm có thể được thực hiện bằng phương pháp đo
đạc hay bằng cách ước tính. Phương pháp ước tính đơn giản hơn rất nhiều so với
phương pháp đo đạc. Vì vậy người ta thường sử dụng phương pháp ước tính để tính tải
lượng ô nhiễm mặc dầu phương pháp đo đạc chính xác hơn.
3


Bảng 1.1: Bảng so sánh các ưu nhược điểm của các phương pháp tính tải lượng
Phương pháp
Nội dung
Ưu điểm
Nhược điểm
Xác

định

tải Đo lưu lượng khí thải Chính xác

Đắt tiền

lượng bằng đo và nồng độ chất ô

Tốn thời gian

đạc


nhiễm trong khí thải

Không

để tính tải lượng

được cho dự báo

Xác

định

sử

dụng

tải Dựa vào khối lượng

Nhiều khi không

lượng bằng cân nguyên liệu đưa vào

xác định được thất

bằng vật chất

thoát vào đâu

và sản phẩm tạo ra để
tính toán tải lượng


Xác

định

tải Sử dụng hệ số phát Có thể tính toán Sai số lớn khi có

lượng bằng hệ thải được xây dựng cho
số phát thải

các

nguồn sự khác biệt giữa

cho từng loại hình chưa có
công nghệ

công nghệ thực và

Nhanh chóng và công
tiết kiệm chi phí

nghệ

dẫn

chứng

Luận văn này lựa chọn phương pháp ước tính bằng hệ số phát thải do những ưu
điểm của nó và sự phù hợp với điều kiện thực tế: khả năng kinh tế, thời gian thực hiện.

1.5.2 Cơ sở thực tiễn
a) Nhu cầu giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp
Trong xu hướng phát triển như hiện nay, các ngành công nghiệp trong nước ta
đang phát triển rất nhanh nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Và đi ngược với sự
phát triển của nền kinh tế thì môi trường ngày càng bị hủy hoại trầm trọng, các nguồn
tài nguyên và năng lượng đang được khai thác một cách triệt để và sử dụng không hợp
lý gây nên sự lãng phí và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Để phát triển công nghiệp bền vững thì đòi hỏi các ban ngành, công ty và các
cơ sở sản xuất phải có sự quan tâm sâu sắc đến bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý
các nguồn tài nguyên. Đây là một yêu cầu hoàn toàn đúng đắn vì bảo vệ môi trường
cũng chính là bảo vệ sự sống của chính bản thân mỗi người. Có nhiều con đường khác

4


nhau để có thể làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường như: giảm thiểu tại nguồn, tái sinh
chất thải, thay đổi sản phẩm có lợi cho môi trường và xử lý cuối đường ống,….
b) Nhu cầu tiết kiệm tài nguyên
Hiện nay, các nguồn tai nguyên nước ta đang bị khai thác một cách triệt để,
chính sự khai thác quá mức đã làm cho nguồn tài nguyên nước ta ngày càng cạn kiệt.
Hiện nay nguồn tài nguyên gỗ nước ta không đáp ứng đủ cho ngành chế biến lâm sản,
chúng ta phải nhập đến 80% nguồn nguyên liệu từ nước khác, và nó chiếm tới 60% giá
thành sản phẩm. Do đó việc sử dụng tiết kiệm nguồn là một vấn đề rất cần thiết.
1.5.3 Cơ sở pháp lý
− Luật bảo vệ môi trường 2005.
− TCVN 5937 : 2005, Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn chất lượng không khí
xung quanh.
− TCVN 5938 : 2005, Chất lượng không khí – Nồng độ tối đa cho phép của một
số chất độc hại trong không khí xung quanh.
− TCVN 5939 : 2005, Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp

đối với bụi và các chất vô cơ.
− TCVN 5940 : 2005, Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp
đối với bụi và các chất hữu cơ.
− TCVN 5945 : 2005, Nước thải công nghiệp – Tiêu chuẩn thải.
− TCVN 5949 : 1998, Âm học – Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư.
− Quyết định 23/2006/QĐ-BTNMT: Về việc ban hành Danh mục chất thải
nguy hại.
− Thông tư 12/2006/TT-BTNMT: Hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ
sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại.

5


Chương 2
TỔNG QUAN NGÀNH SẢN XUẤT GỖ TẠI HUYỆN CỦ CHI
2.1 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN CỦ CHI
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý:
Củ Chi là một huyện ngoại thành nằm ở phía Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh
có diện tích tự nhiên 428,56 km2. Huyện Củ Chi cách Thành Phố Hồ Chí Minh về phía
Đông Nam 45 km và có tọa độ địa lý:
• Từ 106021’22’’ đến 106039’56’’ kinh độ Đông.
• Từ 10053’ đến 10010’ vĩ độ Bắc.
Huyện có 20 xã và 1 thị trấn .Ranh giới hành chính của huyện như sau:
• Phía Bắc giáp với huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh
• Đông và Đông Bắc giáp với huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương
• Tây và Tây Nam giáp với huyện Đức Hòa tỉnh Long An
• Nam giáp với huyện Hóc Môn – Thành Phố Hồ Chí Minh.
Nằm ở vị trí quan trọng trong chiến lược quốc phòng an ninh của Thành phố có
căn cứ Đồng Dù, Địa đạo Củ Chi, Quốc lộ 22 chạy qua.Huyện Củ Chi nằm ở cửa ngõ

phía Tây Bắc của Thành Phố trên trục đường Xuyên Á quan trọng nối Thành Phố Hồ
Chí Minh với các nước láng giềng là Campuchia và Thái Lan.
Huyện được đánh giá là nơi có tiềm năng phát triển kinh tế xã hội lớn trong
tương lai với các động lực chính gồm:
• Vị trí địa lý thuận lợi.
• Tài nguyên đất đai rộng lớn.
• Hạ tầng giao thông và giao thông nông thôn phát triển tốt.
• Tài nguyên nước mặt và nước ngầm phong phú.
• Di tích lịch sử văn hóa.
• Chính sách phát triển cởi mở.

6


Bên cạnh tiềm năng về kinh tế, chất lượng môi trường ở huyện Củ Chi được
đánh giá là khá trong sạch cũng đang đứng trước những thách thức mới về gia tăng
mức độ ô nhiễm môi trường không khí, nước mặt và suy thoái nguồn tài nguyên nước
ngầm… Các nguy cơ này từ các hoạt động phát triển kinh tế xã hội trong khu vực.
b) Địa hình, địa mạo
Địa hình huyện Củ Chi nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Tây nam bộ và
miền sụt Đông nam bộ, với độ cao giảm dần theo 2 hướng Tây bắc – Đông nam và
Đông bắc – Tây nam. Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 8m – 10m.
c) Khí hậu
Huyện Củ Chi nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất
cận xích đạo. Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11,
mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, với đặc trưng chủ yếu là:
• Nhiệt độ tương đối ổn định, trung bình năm khoảng 26,6oC. Nhiệt độ trung bình
tháng 4 cao nhất là 28.8oC, nhiệt độ trung bình tháng 12 thấp nhất 24,8oC).
• Lượng mưa trung bình năm từ 1.300 mm – 1770 mm.
• Độ ẩm không khí trung bình năm khá cao 79,5% cao nhất vào tháng 7,8,9 là 80

– 90%, thấp nhất vào tháng 12,1 là 70%.
• Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 2.100 – 2920 giờ.
Huyện nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của hai hướng gió mùa chủ yếu phân bố
vào các tháng trong năm như sau:
• Từ tháng 2 – 5 gió Tín phong có hướng Đông Nam hoặc Nam.
• Tháng 5 – 9 thịnh hành là gió Tây – Tây nam.
Ngoài ra, từ tháng 10 – 2 năm sau có gió Đông Bắc.
d) Thủy văn:
Huyện Củ Chi có hệ thống sông, kênh rạch khá đa dạng. Sông Sài Gòn có mực
nước triều bình quân thấp nhất là 1,2m và cao nhất là 2,0 m. Đa số chịu ảnh hưởng
trực tiếp chế độ thủy văn của sông Sài Gòn như Rạch Tra, Rạch Sơn, Bến Mương …
Riêng chỉ có kênh Thầy Cai chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn của sông Vàm Cỏ Đông.
Nhìn chung hệ thống sông, kênh, rạch trực tiếp chi phối chế độ thủy văn của huyện và
nét nổi bật của dòng chảy và sự xâm nhập của thủy triều.

7


2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội
a) Sản xuất nông nghiệp
Hiện nay, trên địa bàn huyện diện tích cây cao su ngày càng tăng do việc lại
hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Bên cạnh đó ngành chăn nuôi cũng đang
phát triển mạnh với ngành chăn nuôi bò sữa, số hộ nông dân chăn nuôi bò ngày càng
tăng vì thu nhập cao và kỹ thuật nuôi tương đối đơn giản. Sản xuất nông nghiệp cũng
đóng góp đáng kể vào ngân sách của huyện.
b) Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Huyện Củ Chi là huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh nên sản xuất
nông nghiệp trên địa bàn huyện cũng phát triển mạnh do chính sách di dời các xí
nghiệp sản xuất ra ngoài địa bàn thành phố. Số lượng các công ty và các khu công
nghiệp ngày càng tăng. Các ngành tiểu thủ công nghiệp cũng được quan tâm và tạo

điều kiện để phát triển.
2.2 TỔNG QUAN NGÀNH SẢN XUẤT GỖ
2.2.1 Ngành sản xuất gỗ ở Việt Nam
Hiện cả nước có hơn 1500 – 1800 cơ sở sản xuất đồ mộc quy mô nhỏ với năng
lực chế biến từ 15 – 200 m3 gỗ/năm/cơ sở và 1.200 doanh nghiệp có quy mô lớn với
tổng công suất chế biến 2 triệu m3 gỗ/năm, trong đó có 41% là doanh nghiệp nhà nước
và 59% doanh nghiệp tư nhân. Các sản phẩm của ngành này không những được tiêu
thụ trong nước mà còn có giá trị xuất khẩu cao như các sản phẩm gỗ mỹ nghệ có giá trị
thẩm mỹ cao. Vì vậy, đây là một trong các ngành được nhà nước khuyến khích đầu tư
sản xuất. Chính vì thế, các cơ sở sản xuất gỗ ngày càng nhiều.
• Tại khu vực miền Bắc phát triển các làng nghề gỗ truyền thống và các làng
nghề mới, chủ yếu tập trung vào các loại hình mộc, điêu khắc, chạm, khảm
gỗ,… phần lớn các làng nghề tập trung tại các tỉnh Hà Tây, Bắc Ninh, Hải
Dương, Nam Định, Thanh Hóa.
• Miền Trung tập trung nhiều các doanh nghiệp và các cơ sở chế biến gỗ. Các cơ
sở chế biến gỗ ở miền Trung tập trung nhiều nhất tại các tỉnh Đà Nẵng, Phú
Yên, Bình Định, Quãng Ngãi,…
• Tại miền Nam các doanh nghiệp chế biến gỗ tập trung tại các tỉnh Bình Dương,
Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh… Tại thành phố Hồ Chí Minh ngành công
8


nghiệp này rất phát triển. Các cơ sở chế biến gỗ tại thành phố đều có quy mô và
công suất sản xuất rất lớn. Điển hình là nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu
Saviwoodtech sản lượng gỗ tiêu thụ của công ty là 1.149m3. Sản phẩm chủ yếu
là hàng mộc cao cấp có giá trị xuất khẩu cao được xuất sang Nhật Bản, Mỹ,
Châu Âu (EU).
2.2.2 Công nghệ chung ngành sản xuất gỗ
a) Đặc điểm công nghệ
Toàn bộ quy trình sản xuất của ngành chế biến gỗ là quy trình công nghệ hiện

đang được sử dụng rộng rãi. Các công đoạn chính trong quy trình chế biến gỗ có thể
chia làm những phần chính sau:
• Công đoạn cưa, cắt gỗ.
• Công đoạn tẩm và sấy gỗ.
• Công đoạn cắt hoặc tiện chi tiết.
• Công đoạn chà nhám chi tiết hoặc sản phẩm.
• Công đoạn sơn phủ bề mặt.

9


b) Quy trình công nghệ
Nguyên liệu

Cưa, cắt

Nước, hóa chất (lưu huỳnh,
polychlorbiphenol (PCB)

Ngâm hay tẩm hóa
chất

Củi, dầu
DO, FO

Bụi gỗ, mùn cưa,
gỗ vụn, tiếng ồn

Nước thải chứa
lưu huỳnh, PCP


Sấy

Các khí SO2, CO,
NOx, nhiệt thừa

Bào

Bụi gỗ, dăm bào,
tiếng ồn

Định hình chi tiết
sản phẩm

Chà nhám

Giấy nhám

Bụi gỗ, gỗ vụn,
giấy nhám

Lắp đặt sản phẩm

Sơn PU,
dung môi
(xăng,…)

Sơn phủ bề mặt

Sản phẩm hoàn

chỉnh

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ công nghệ chung ngành sản xuất gỗ

10

Bụi sơn, hơi dung
môi hữu cơ, bao bì
sơn


c) Nguyên liệu
™ Gỗ
Nước ta có diện tích rừng rất lớn là nguồn cung cấp nguyên liệu dồi dào cho ngành
công nghiệp gỗ. Diện tích rừng nước ta hiện nay đang bị thu hẹp dần. Nguyên nhân là
do việc phá rừng, đốt rừng bừa bãi. Gỗ được cung cấp từ các nguồn sau:
• Rừng tự nhiên: Cung cấp các loại gỗ như: cẩm lai, gõ đỏ, giáng hương, lim,
bách, trầm, hoàng đàn, thông đỏ… chỉ sử dụng trong ngành chế biến gỗ trang
trí nội thất cao cấp, gỗ mỹ nghệ.
• Rừng đặc dụng: Cung cấp các loại gỗ như: cao su, thông, bạch đàn, bằng lăng,
tràm,… Các loại gỗ này được sử dụng rộng rãi trong các ngành chế biến gỗ.
• Các nguồn khác: Các khu vườn nhà có thể cung cấp gỗ của các loại cây ăn trái
như: mít, nhãn, các loài cây trồng phân tán thân nhỏ.
Bên cạnh đó, nhà nước quy hoạch 70% gỗ khai thác được sử dụng trong ngành
công nghệ chế tạo giấy và ván các loại. Đây là một khó khăn cho ngành chế biến gỗ.
Theo tính toán của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, nguyên liệu gỗ trong nước
dùng cho ngành chế biến gỗ hiện mới chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu. Do đó, phần lớn
khối lượng gỗ sử dụng trong ngành này đều phải nhập từ nước ngoài (chiếm 80%).
™ Sơn
Sơn PU (Polyurethane): loại sơn được sử dụng phổ biến trong ngành sản xuất gỗ.

Nguồn gốc của sơn là những chất dẻo tổng hợp. Nguyên liệu để sản xuất chính là nhựa
Polyeste.
Sơn NC (Nitrocellulose): ít được sử dụng hơn sơn PU. Là loại sơn một thành
phần, có khả năng hòa tan dễ dàng trong dung môi hữu cơ, khô nhanh, dung môi
chuyển từ trạng thái lỏng sang rắn chỉ trong 15 phút.
™ Keo và các chất phụ gia đóng rắn
Nhựa Urea Formaldehyde (UF): là chất kết dính quan trọng nhất cho việc chế
biến gỗ. Thuận lợi cơ bản của nhựa UF là giá thấp và khả năng xử lý nhanh so với
nhựa nhân tạo khác. Điểm bất lợi của nhựa UF là sự kháng cự chống ẩm và chịu nhiệt
kém.
Nhựa Urea – melamine formaldehyde: khả năng chống ẩm của nhựa UF có thể
được cải thiện bằng cách thay thế Urea từng phần hoặc tất cả bởi Melamine. Khả năng
11


chống ẩm của nhựa Melamine formaldehyde (MF) tinh khiết rất tốt nhưng do giá
thành cao nên việc sử dụng chúng không được phổ biến. Hỗn hợp của nhựa UF và MF
được gọi là nhựa Urea melamine formaldehyde (UMF). Hàm lượng của MF trong
UMF thường khoảng 45%.
Tốc độ xử lý của nhựa UMF nói chung nhanh hơn tốc độ xử lý của nhựa UF và
vì thời gian ép yêu cầu lâu hơn khoảng 10%. Lượng keo yêu cầu cũng cao hơn 30%.
™ Sáp
Sáp lỏng thường được dùng để làm giảm độ hút nước và che đậy những chỗ lồi
lõm hoặc khuyết tật của chi tiết, sản phẩm. Sáp lỏng thường được đưa vào trong hỗn
hợp keo.
™ Các phụ gia khác
Các phụ gia khác có thể cho thêm vào trong quá trình chế biến gỗ là các chất
bảo quản nhằm chống lại sự mục nát và sự tấn công của mối cũng như là làm chậm sự
bắt lửa. Trong quá trình bảo quản gỗ có thể sử dụng lưu huỳnh, polychlorbiphenol
(PCB), acetone để chống mối mọt nhằm tăng tuổi thọ của gỗ.

™ Sản phẩm
Sản phẩm của ngành công chế biến gỗ rất đa dạng và phong phú bao gồm các sản
phẩm trang trí bên trong nhà đến các sản phẩm để ngoài trời. Do đặc trưng khác nhau
về điều kiện nên các sản phẩm bên trong nhà và ngoài trời có một số khác nhau như:
đối với sản phẩm bên trong nhà ở điều kiện không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng bên
ngoài nên sản phẩm sau khi được sơn xong và chờ đến khi khô là có thể thành sản
phẩm hoàn chỉnh. Còn đối với sản phẩm ngoài trời thì sau khi được sơn xong sản
phẩm được đem đi lau dầu nhằm tạo được độ bền cho sản phẩm trong điều kiện trực
tiếp tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tùy theo công dụng của từng loại sản phẩm có thể
phân chia các sản phẩm của ngành gỗ như sau:
• Sản phẩm gỗ gia dụng: những sản phẩm gỗ thông dụng dùng trong gia đình như
bàn, ghế, tủ, giường,…
• Sản phẩm gỗ trang trí: khung tranh gỗ, tranh gỗ, gỗ mỹ nghệ, sơn mài, đồ trang
sức bằng gỗ, lồng đèn gỗ,…
• Sản phẩm gỗ dùng trong xây dựng.
• Các loại ván như: ván ép, ván lạng, ván lót sàn,…
12


2.2.3 Ngành sản xuất gỗ ở huyện Củ Chi
Ngành công nghiệp chế biến gỗ vốn có từ rất lâu trên địa bàn huyện Củ Chi.
Trước đây trên địa bàn huyện chỉ tồn tại các cơ sở cưa xẻ gỗ, sản xuất ván ép, mộc gia
dụng với quy mô sản xuất nhỏ mang tính chất hộ gia đình, ít phát triển. Đến năm 2000,
thành phố có chính sách chính thức di dời các cơ sở công nghiệp ra ngoại thành thì
ngành công nghiệp chế biến gỗ ở huyện Củ Chi mới bắt đầu phát triển mạnh. Các
doanh nghiệp, các công ty tư nhân lần lượt đầu tư sản xuất vào huyện Củ Chi. Ngành
sản xuất gỗ cũng phát triển với quy mô sản xuất ngày càng được mở rộng, công nghệ
ngày càng tiên tiến.
Với chính sách thu hút đầu tư kinh doanh vào huyện Củ Chi, các doanh nghiệp
gỗ nước ngoài cũng lần lượt đầu tư phát triển sản xuất trên địa bàn huyện. Điển hình là

công ty gỗ nước ngoài Woodworth Wooden với diện tích mặt bằng sản xuất là 13ha,
công suất 230.000 sản phẩm/năm (theo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Củ
Chi), sản phẩm chủ yếu là giường gỗ xuất khẩu, bàn, ghế,…
a) Nguyên liệu, sản phẩm, thị trường
™ Nguyên liệu
− Gỗ: nguyên liệu được sử dụng chủ yếu là gỗ cao su, bạch đàn, tràm,… mua
trong nước hay nhập khẩu từ các nước như Campuchia, Trung Quốc, Thụy
Điển,… Do hiện nay huyện Củ Chi đã ban hành quy định cấm quá trình ngâm
tẩm gỗ nên hầu hết khối lượng gỗ mua về sử dụng đều đã qua sơ chế.
− Sơn: các cơ sở chế biến gỗ nơi đây sử dụng sơn PU là chủ yếu, ngoài ra một số
cơ sở vẫn còn sử dụng vecni để sơn phủ sản phẩm.
− Các phụ gia khác: bao gồm các loại keo để dán các khúc gỗ lại với nhau, các
chất bảo quản gỗ, các dung môi dùng cho việc rửa thiết bị như acetone. Các
chất pha sơn như: xăng, toluene, acetone,…
™ Sản phẩm
Ngành sản xuất gỗ là ngành sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm. Các sản phẩm
chủ yếu của các cơ sở sản xuất gỗ trên địa bàn huyện Củ Chi là đồ gỗ nội thất như bàn,
ghế, tủ, giường,…; đồ mộc gia dụng; đồ gỗ mỹ nghệ, đồ sơn mài; các loại phòng gỗ,
bàn chải gỗ, các loại ván ép và các sản phẩm từ các cơ sở cưa xẽ gỗ. Nói chung các
sản phẩm này thuộc dạng đồ gia dụng.
13


™ Thị trường
Các sản phẩm gỗ của các cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện Củ Chi chủ yếu
được tiêu thụ trong nước, một phần xuất khẩu ra nước ngoài.
b) Ý nghĩa kinh tế - xã hội
Ngành chế biến gỗ đã và đang đáp ứng nhu cầu to lớn trong việc cung ứng các
sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng và trang
trí nội thất, góp phần đáng kể trong việc thu hồi và tận dụng triệt để các phế liệu thừa

thải của ngành công nghiệp gỗ.
Đóng góp vào việc làm tăng nguồn thu ngân sách địa phương và nhà nước Việt
Nam.
Giải quyết công ăn việc làm cho nhiều người lao động.
Tạo ra sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất
khẩu sang các nước khác.
Đóng góp cho công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Kích thích sự phát triển của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các
dịch vụ trong vùng. Kích thích sự đầu tư thiết bị, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến của
nước ngoài vào Việt Nam.
Góp phần cải thiện và nâng mức sống của nhân dân trong huyện Củ Chi.
Nâng cao cơ sở hạ tầng, đường sá, điện nước cho khu vực.
c) Các vấn đề khó khăn trong sản xuất
Phần lớn khối lượng gỗ sử dụng nếu được nhập từ nước ngoài do thị trường
trong nước không đáp ứng được nhu cầu sản xuất và do diện tích rừng bị thu hẹp.
Phần lớn công nhân đều không có tay nghề, không được qua trường lớp đào tạo
nào.

14


Chương 3
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC CƠ SỞ, CÔNG TY
SẢN XUẤT GỖ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CỦ CHI
3.1 HIỆN TRẠNG NGÀNH SẢN XUẤT GỖ TẠI HUYỆN CỦ CHI
3.1.1 Phân bố sản xuất
Trên địa bàn huyện Củ Chi hiện có trên 70 cơ sở sản xuất gỗ, trong đó có 29 cơ
sở gia công cưa xẻ gỗ; 22 cơ sở sản xuất đồ mộc gia dụng; còn lại là các cơ sở sản xuất
các sản phẩm từ gỗ, đồ gỗ nội thất, đồ gỗ mỹ nghệ, sơn mài,… Ngoài ra, trên địa bàn
huyện hiện có 10 công ty, 5 doanh nghiệp tư nhân chuyên sản xuất các sản phẩm từ

gỗ, 1 công ty sản xuất gỗ của nước ngoài. Sự phân bố của các cơ sở sản xuất gỗ tại
huyện Củ Chi được thể hiện trong bảng 3.1 và trên bản đồ vị trí các cơ sở, công ty sản
xuất gỗ trên địa bàn huyện Củ Chi tại phụ lục 1.

15


Bảng 3.1: Bảng phân bố các cơ sở sản xuất gỗ tại huyện Củ Chi
N

Công ty và
Doanh
Cưa xẻ Mộc gia Sản xuất sản nghiệp tư
gỗ
dụng
phẩm từ gỗ
nhân
1
2
1
3
1
2
3
3
2
2
2
1
2

1
2
3
1
1
2
2
2
2
1
1
2
2
1
2
1
1
2
1
2
2
1
2
1
3
2
1
1
1
1

1
Cơ sở nhỏ

STT

Tên xã

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
N17
18
19
20

An Nhơn Tây
An Phú

Bình Mỹ
Hòa Phú
Phạm Văn Cội
Phước Hiệp
Phước Thạnh
Phước Vĩnh An
Phú Hòa Đông
Phú Mỹ Hưng
Tân An Hội
Tân Phú Trung
Tân Thạnh Đông
Tân Thạnh Tây
Tân Thông Hội
Thái Mỹ
Thị trấn Củ Chi
Trung An
Trung Lập Hạ
Trung Lập Thượng

Nguồn: Phòng TN&MT huyện Củ Chi năm 2008.

Nhìn vào bảng phân bố và bản đồ vị trí các cơ sở, công ty sản xuất nhận thấy
các cơ sở sản xuất gỗ của huyện tập trung chủ yếu ở các xã Bình Mỹ, Phước Vĩnh An,
Tân Thạnh Động, Tân Phú Trung.
Sự phân bố sản xuất không đều ở từng xã, các cơ sở sản xuất chỉ tập trung ở
những khu vực có địa hình thích hợp, thường là những nơi tập trung dân cư. Điển hình
như xã Bình Mỹ có tổng cơ sở là 8, xã Phước Vĩnh An có 7 cơ sở và xã Tân Thạnh
Đông có 6 cơ sở trong đó có công ty Woodworth Wooden có quy mô lớn nhất huyện
Củ Chi.


16


×