Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 CHO CÔNG TY CỔ PHẦN NGUYÊN PHỤ LIỆU DỆT MAY BÌNH AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (994.76 KB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
\[

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO
TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 CHO CÔNG TY CỔ PHẦN
NGUYÊN PHỤ LIỆU DỆT MAY BÌNH AN

SVTH
NGÀNH
KHÓA

: NGUYỄN DIỆP KIM THOA
: CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
: 2005-2009

-2009-


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI
NGUYÊN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN


KHOA
NGÀNH
HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN
MÃ SỐ SINH VIÊN
KHOÁ HỌC

: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
: NGUYỄN DIỆP KIM THOA
: 05127011
: 2005 – 2009

1. Tên đề tài: Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:2004 cho
công ty cổ phần nguyên phụ liệu dệt may Bình An.
2. Nội dung khoá luận tốt nghiệp:
- Tổng quan về công ty cổ phần nguyên phụ liệu dệt may Bình An
- Nghiên cứu các nội dung và yêu cầu của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 và ISO
14001:2004 trong việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường đối với công ty
cổ phần nguyên phụ liệu dệt may Bình An.
- Dựa trên nội dung và yêu cầu của bộ tiêu chuẩn ISO 14000, xây dựng mô
hình cụ thể về hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO14001:2004
đối với công ty cổ phần nguyên phụ liệu dệt may Bình An.
3. Thời gian thực hiện khoá luận: bắt đầu 03/2009 – 06/2009
4. Giáo viên hướng dẫn: KS. Bùi Thị Cẩm Nhi
Nội dung và yêu cầu của khoá luận tốt nghiệp đã được thông qua Khoa và Bộ
môn.

Tp. Hồ Chí Minh , ngày

tháng


năm 2009

Ban chủ nhiệm Khoa MT và TN

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 03 năm 2009
Giáo viên hướng dẫn

KS. Bùi Thị Cẩm Nhi


Xây dựng HTQLMT theo ISO 14001:2004 cho công ty Cổ Phần Nguyên Phụ Liệu Dệt May Bình An

LỜI CẢM ƠN
Xin đựợc gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Bùi Thị Cẩm Nhi đã chỉ bảo và
hướng dẫn em trong suốt thời gian làm khóa luận tốt nghiệp. Qua đó em cũng xin gửi
lời cảm ơn đến các quý thầy cô Khoa Môi Trường và Tài Nguyên Đại học Nông Lâm
đã truyền đạt cho em những kiến thức nền tảng quý báu trong quá trình học tập.
Xin đựợc gửi lời cảm ơn đến các cô, chú, anh, chị ở phân xưởng in nhuộm vải
của công ty Cổ Phần Nguyên Phụ Liệu Dệt May Bình An.
Và một lần cuối cùng xin đựơc gửi lời cảm ơn tới gia đình và những người thân
đã giúp tôi rất nhiều về vật chất lẫn tinh thần, tạo điều kiện tối đa cho tôi chuyên tâm
làm khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn!
Ngày 30 tháng 6 năm 2009
SV: Nguyễn Diệp Kim Thoa

SVTH: Nguyễn Diệp Kim Thoa

Trang i



Xây dựng HTQLMT theo ISO 14001:2004 cho công ty Cổ Phần Nguyên Phụ Liệu Dệt May Bình An

TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Ngành công nghiệp dệt – may đang trong thời kỳ tăng tốc phát triển mạnh mẽ và
là ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn, liên tục ở tóp đầu những năm gần đây, đồng thời
có tốc độ tăng trưởng cao.
Trong quá trình phát triển và tăng trưởng, giống như các ngành công nghiệp khác,
ngành dệt – may cũng tác động gây ô nhiễm nhất định đến với môi trường, nhất là
trong khâu sản xuất tẩy nhuộm, in hoa, giặt và xử lý hoàn tất cuối cùng
Sức ép về môi trường ngày càng lớn, các công ty, xí nghiệp trong ngành dệt – may
chẳng những phải sản xuất phù hợp với những tiêu chuẩn môi trường Việt Nam đã ban
hành, mà còn phải phấn đấu đạt tiêu chuẩn về quản lý chất lượng về môi trường ISO
14000 để đảm bảo xuất khẩu cạnh tranh thắng lợi trên thương trường quốc tế. Nhằm
giúp công ty tiếp cận được với ISO 14001 tôi thực hiện đề tài “ Xây dựng Hệ thống
quản lý môi trường theo Tiêu chuẩn ISO 14001:2004 cho công ty Cổ Phần Nguyên
Phụ Liệu Dệt May Bình An” cho khóa luận tốt nghiệp của mình. Nội dung khóa luận
gồm 5 chương:
Chương 1 – Mở đầu: Lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm
vi nghiên cứu, nội dung đề tài, phương pháp nghiên cứu, giới hạn đề tài.
Chương 2 – Giới thiệu sơ lược về tiêu chuẩn quốc tế ISO 14000 và 14001: giới
thiệu sự ra đời, nội dung, những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng ISO 14001.
Chương 3 – giới thiệu chung về công ty Cổ Phần Nguyên Phụ Liệu Dệt May Bình
An: giới thiệu về những thông tin cơ bản về công ty, lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
Quy trình sản xuất và các vấn đề môi trường phát sinh tại công ty.
Chương 4 – Xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001
cho công ty Cổ phần Nguyên Phụ Liệu Dệt May bình An
Chương 5 – Kết luận và kiến nghị


SVTH: Nguyễn Diệp Kim Thoa

Trang ii


Xây dựng HTQLMT theo ISO 14001:2004 cho công ty Cổ Phần Nguyên Phụ Liệu Dệt May Bình An

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
HTQLMT

Hệ thống quản lý môi trường

ĐDLĐ

Đại diện lãnh đạo

PTATLĐ

Phụ trách an toàn lao động

CBMT

Cán bộ môi trường

EMS

Environmental Management System

EA


Environmental Auditing

EPE

Environmental Performance Evaluation

EL

Environmental Labelling

EAPS

Environmental Aspect product standard

LCA

Life Cycle Assessment

CTCPNPLDMBA Công ty Cổ Phần Nguyên Phụ Liệu Dệt May Bình An.
CTCĐ

Chủ tịch Công Đoàn

CSMT

Chính sách môi trường

TTKC

Tình trạng khẩn cấp


SVTH: Nguyễn Diệp Kim Thoa

Trang iii


Xây dựng HTQLMT theo ISO 14001:2004 cho công ty Cổ Phần Nguyên Phụ Liệu Dệt May Bình An

MỤC LỤC
Chương 1: MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................................1
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU..........................................................1
1.4 NỘI DUNG ĐỀ TÀI.................................................................................................2
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................2
1.5.1 Khảo sát thực tế tại công ty...............................................................................2
1.5.2 Phương pháp thu thập số liệu............................................................................2
1.5.3 Phương pháp luận của mô hình xây dựng HTQLMT theo ISO 14001:2004 ...2
1.5.4 Phương pháp tổng hợp và so sánh ....................................................................2
1.6 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI ..................................................................................................3
Chương 2: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 14000 VÀ
ISO 14001..........................................................................................................................4
2.1 HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO ISO 14000 ...................................4
2.1.1 Sự ra đời của TC ISO 14000.............................................................................4
2.1.2 Nội dung của bộ TC ISO 14000.......................................................................4
2.2 HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001 ..........6
2.2.1 Khái niệm về ISO 14001: ISO 14001 là khuôn khổ cho việc quản lý các khía6
2.2.2 Định nghĩa hệ thống quản lý môi trường ..........................................................6
2.2.3 Lợi ích của việc áp dụng HTQLMT theo ISO 14001 .......................................6
2.2.4 Khó khăn của doanh nghiệp khi thực hiện ISO 14001 .....................................7

Chương 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NGUYÊN PHỤ
LIỆU DỆT MAY BÌNH AN .............................................................................................9
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ..........................................................9
3.1.1 Lịch sử...............................................................................................................9
3.1.2 Phát triển ...........................................................................................................9
3.2 THÔNG TIN LIÊN LẠC .........................................................................................9
3.3 TÍNH CHẤT VÀ QUY MÔ HOẠT ĐỘNG.............................................................10
3.4 SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC TẠI CÔNG TY .........................................................10
SVTH: Nguyễn Diệp Kim Thoa

Trang iv


Xây dựng HTQLMT theo ISO 14001:2004 cho công ty Cổ Phần Nguyên Phụ Liệu Dệt May Bình An

3.5 QUY TRÌNH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY.............................................................10
3.5.1 Thiết bị máy móc ..............................................................................................10
3.5.2- Nguyên liệu sản xuất .......................................................................................11
3.5.3 Quy trình sản xuất :...........................................................................................12
3.6 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ...............................................................................13
3.6.1 Các vấn đề môi trường cần quan tâm................................................................13
3.6.1.1 Nước thải ...................................................................................................13
3.6.1.2. Khí thải .....................................................................................................13
3.6.1.3. Tiếng ồn và độ rung...................................................................................13
3.6.1.4. Bụi ............................................................................................................13
3.6.1.5. Chất thải rắn .............................................................................................13
3.6.2 Các biện pháp quản lý môi trường....................................................................14
3.6.2.1 Biện pháp khống chế nước thải .................................................................14
3.6.2.2 Biện pháp khắc phục ô nhiểm không khí ..................................................14
3.6.2.3 Chất thải rắn ...............................................................................................15

Chương 4: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG................................16
4.1 CÁC YÊU CẦU CHUNG ........................................................................................16
4.2 CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG...........................................................................17
a. Xác định các điểm chiến lược trong CSMT...........................................................17
4.3 LẬP KẾ HOẠCH .....................................................................................................18
4.3.1 Khía cạnh môi trường .......................................................................................18
4.3.1.1 Lưu đồ KCMT............................................................................................18
4.3.1.2 Diễn giải .....................................................................................................19
4.3.2 Yêu cầu pháp luật và yêu cầu............................................................................22
4.3.2.1 Lưu đồ tóm tắt các bước xác định yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác 22
4.3.2.2 Diễn giải lưu đồ ..........................................................................................22
4.3.3 Xác định mục tiêu và chỉ tiêu môi trường: .......................................................23
4.3.3.1 Quy trình.....................................................................................................23
4.4 THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH...............................................................................27
4.4.1 Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn ..................................................27
4.4.2 Năng lực, đào tạo và nhận thức.........................................................................28
SVTH: Nguyễn Diệp Kim Thoa

Trang v


Xây dựng HTQLMT theo ISO 14001:2004 cho công ty Cổ Phần Nguyên Phụ Liệu Dệt May Bình An

4.4.2.1 Lưu đồ thủ tục đào tạo................................................................................28
4.4.2.2 Diễn giải việc các bước thực hiện lưu đồ...................................................28
4.4.3 Trao đổi thông tin..............................................................................................30
4.4.4 Tài liệu ..............................................................................................................34
4.4.5.1 Xây dựng tài liệu..........................................................................................35
4.4.5.2 Nội dung thủ tục kiểm soát tài liệu ...........................................................36
4.4.5.3 Hồ sơ.........................................................................................................38

4.4.6 Kiểm soát điều hành..........................................................................................39
4.4.6.1 Lưu đồ thực hiện kiểm soát điều hành chung cho các yêu cầu và .............39
4.4.7.1 Biểu đồ sự chuẩn bị sẵn sàng và ứng cứu tình trạng khẩn cấp.......................40
4.4.7.5 Các trường hợp ứng cứu cụ thể ..................................................................44
4.5 KIỂM TRA...............................................................................................................44
4.5.1 Giám sát và đo lường ........................................................................................44
4.5.1.1 Lưu đồ tiến hành giám sát và đo đạc..........................................................44
4.5.1.2 Diễn giải lưu đồ ..........................................................................................44
4.5.1.3 Lưu hồ sơ....................................................................................................45
4.5.2 Đánh giá sự tuân thủ .........................................................................................46
4.5.2.1 Lưu đồ mô tả tiến trình đánh giá tuân thủ ..................................................46
4.5.2.2 Diễn giải ....................................................................................................46
4.5.3 Sự không phù hợp, hành động khắc phục và hành động phòng ngừa ..............48
4.5.3.1 Lưu đồ ........................................................................................................48
4.5.3.2 Diễn giải .....................................................................................................48
4.5.4 Kiểm soát hồ sơ .............................................................................................50
4.5.4.1. Lưu đồ mô tả tiến trình kiểm soát hồ sơ .......................................................50
4.5.4.2 Diễn giải .....................................................................................................50
4.5.4.3 Lưu tài liệu – hồ sơ....................................................................................51
4.5.5 Đánh giá nội bộ .................................................................................................52
4.5.5.1 Lập kế hoạch cho cuộc đánh giá: ...................................................................52
4.5.5.2- Tiến hành đánh giá nội bộ.........................................................................53
4.5.5.3- Báo cáo đánh giá .......................................................................................54
4.5.5.4- Theo dõi thực hiện các biện pháp khắc phục ............................................54
SVTH: Nguyễn Diệp Kim Thoa

Trang vi


Xây dựng HTQLMT theo ISO 14001:2004 cho công ty Cổ Phần Nguyên Phụ Liệu Dệt May Bình An


4.5.5.5- Lưu hồ sơ ..................................................................................................54
4.5.5.6 Phụ lục ........................................................................................................54
4.6 XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO .................................................................................54
4.6.1 Tần suất .............................................................................................................54
4.6.2 Thành viên tham dự gồm ..................................................................................54
4.6.3 Nội dung xem xét bao gồm ...............................................................................55
4.6.4 ĐDLĐ báo cáo kết quả thực hiện công tác quản lý môi trường. ......................55
4.6.5 Hồ sơ ................................................................................................................55
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................56
5.1 KẾT LUẬN ..............................................................................................................56
5.2 KIẾN NGHỊ.............................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................58

SVTH: Nguyễn Diệp Kim Thoa

Trang vii


Xây dựng HTQLMT theo ISO 14001:2004 cho công ty Cổ Phần Nguyên Phụ Liệu Dệt May Bình An

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1 Sơ đồ cấu trúc và thành phần của ISO 1400 .........................................................5
Hình 2.2 – Mô hình quản lý hệ thống môi trường theo tiêu chuẩn ISO 1400......................8
Hình 3.1- Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Cổ Phần Nguyên Phụ Liệu Dệt may
Bình An...............................................................................................................................11
Hình 3.2- Quy trình sản xuất của phân xưởng In Nhuộm của công ty Cổ Phần Nguyên ..12
Hình 4.1 Lưu đồ hướng dẫn xác định KCMT ....................................................................18
Hình 4.2 Lưu đồ xác định yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác....................................22
Hình 4.3- Quy trình xác định mục tiêu và chỉ tiêu .............................................................26

Hình 4.4 Lưu đồ thủ tục đào tạo.........................................................................................30
Hình 4.5 Sơ đồ hệ thống tài liệu.........................................................................................34
Hình 4.6 Sơ đồ quá trình xây dựng/sửa đổi tài liệu............................................................35
Hình 4.7- Lưu đồ thực hiện kiểm soát điều hành ..............................................................39
Hình 4.8- Biểu đồ sự chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó các tình trạng khẩn cấp....................40
Hình 4.9 Lưu đồ tiến hành giám sát và đo đạc...................................................................45
Hình 4.10- Lưu đồ mô tả tiến trình đánh giá tuân thủ........................................................46
Hình 4.11 Lưu đồ việc thực hiện hành động khắc phục và phòng ngừa...........................48
Hình 4.12- Lưu đồ mô tả tiến trình kiểm soát hồ sơ ..........................................................50

SVTH: Nguyễn Diệp Kim Thoa

Trang viii


Xây dựng HTQLMT theo ISO 14001:2004 cho công ty Cổ Phần Nguyên Phụ Liệu Dệt May Bình An

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1- Danh mục thiết bị đang sử dụng tại công ty ......................................................10
Bảng 3.2- Nhu cầu về nguyên vật liệu sản xuất .................................................................11
Bảng 3.3- Danh mục các chất thải nguy hại tại công ty.....................................................14
Bảng 4.1- Phạm vi của HTQLMT của công ty CPNPLDM Bình An................................16
Bảng 4.2 Chính sách môi trường của công ty cổ phần Nguyên Phụ Liệu Dệt May
Bình An...............................................................................................................................18
Bảng 4.3- Đánh giá KCMT theo trọng số .........................................................................20
Bảng 4.4- Đánh giá KCMT theo yếu tố .............................................................................20
Bảng 4.5- Tổng hợp các KCMT có ý nghĩa tại nhà máy In Nhuộm ..................................21
Bảng 4.6- Diễn giải các bước thực hiện lưu đồ..................................................................29
Bảng 4.7 Quy trình thông tin liên lạc với bên ngoài ..........................................................30
Bảng 4.8 Quy trình xử lý thông tin nội bộ trong tình huống bình thường .........................32

Bảng 4.9 Quy trình xử lý thông tin nội bộ trong tình huống bình thường .........................34
Bảng 4.10- Trách nhiệm , kiểm tra và phê duyệt tài liệu nội bộ ........................................36
Bảng 4.11- Sự chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng với tình trạng khẩn cấp ..................................41
Bảng 4.12- Quy trình triển khai đáp ứng tình trạng khẩn cấp............................................43

SVTH: Nguyễn Diệp Kim Thoa

Trang ix


Xây dựng HTQLMT theo ISO 14001:2004 cho công ty Cổ Phần Nguyên Phụ Liệu Dệt May Bình An

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Kinh tế ngày càng phát triển, nhiều khu công nghiệp, nhà máy mọc lên kéo môi
trường ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng. Để hạn chế được phần nào sự xuống cấp của
môi trường Bộ Tài Nguyên Môi Trường đã ban hành ra luật bảo vệ môi trường để
cưỡng chế các doanh nghiệp tuân theo.
Nước ta gia nhập WTO giúp các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng thị trường
xuất khẩu nhằm đẩy mạnh nền kinh tế. Tuy nhiên, các nước Tây Âu đòi hỏi rất cao về
tiêu chuẩn đối với sản phẩm nhập khẩu, trong đó có tiêu chuẩn về quản lý và bảo vệ
môi trường. Điều này trở thành rào cản thương mại rất lớn đối với các nước đang phát
triển trong đó có Việt Nam.
Để giải quyết được các áp lực về pháp lý và cạnh tranh thị trường, doanh nghiệp
Việt Nam đã ngày càng nhận thức được là phải xây dựng HTQLMT ISO 14001, một
tiêu chuẩn có giá trị quốc tế.
Nhận thức sâu sắc về tầm chiến lược phát triển cùng với điều kiện thuận lợi công
ty Cổ Phần Nguyên Phụ Liệu Dệt May Bình An cần xây dựng HTQLMT giúp công ty
tạo hình ảnh trong hành động bảo vệ môi trường với các bạn hàng thương mại và

người tiêu dùng, giúp công ty giảm giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận do kiểm
soát quá trình sản xuất. Ngoài ra còn giúp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, ngăn
chặn cạn kiệt tài nguyên và đảm bảo sức khỏe cho người lao động. Chính vì vậy em
chọn đề tài “Xây dựng HTQLMT theo ISO 14001:2004 cho công ty cổ phần Nguyên
Phụ Liệu Dệt May Bình An”
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001: 2004 cho phân xưởng in
nhuộm của công ty Cổ phần nguyên phụ liệu dệt may Bình An.
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
♦ Các vấn đề phát sinh từ hoạt động sản xuất
SVTH: Nguyễn Diệp Kim Thoa

Trang 1


Xây dựng HTQLMT theo ISO 14001:2004 cho công ty Cổ Phần Nguyên Phụ Liệu Dệt May Bình An

♦ Đề tại chỉ tập trung hướng dẫn cho công ty các bước xây dựng HTQLMT
theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004
♦ Do tính chất sản xuất và thời gian có hạn nên đề tài chỉ xây dựng HTQLMT
cho phân xưởng In Nhuộm
♦ Thời gian thực hiện từ ngày 1/4/2009 đến 30/6/2009
1.4 NỘI DUNG ĐỀ TÀI
♦ Nghiên cứu HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14000
♦ Tổng quan về công ty Cổ Phần Nguyên Phụ Liệu Dệt May Bình An.
♦ Khảo sát hoạt động thực tế, cách thức tổ chức quản lý, các quy trình công
nghệ sản xuất của nhà máy
♦ Thu thập các số liệu môi trường có sẵn tại công ty kết hợp với khảo sát thực
tế để đánh giá hiện trạng môi trường tại công ty
♦ Xây dựng Hệ thống Quản lý Môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004

cho công ty cổ phần Nguyên Phụ Liệu Dệt May Bình An.
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.5.1 Khảo sát thực tế tại công ty
Thực tập để tham quan, khảo sát các hoạt động sản xuất tại công ty
Tham khảo, tìm hiểu thông qua những người trực tiếp hoạt động sản xuất tại nhà
máy
1.5.2 Phương pháp thu thập số liệu
Tìm hiểu tài liệu về xây dựng ISO 14001
Thu thập các số liệu về môi trường không khí, nước, chất thải rắn và chất thải nguy hại
Nghiên cứu các biện pháp xử lý ô nhiễm đã áp dụng tại công ty
1.5.3 Phương pháp luận của mô hình xây dựng HTQLMT theo ISO 14001:2004
Phương pháp luận dựa vào mô hình “Plan, Do, Check, Act”
1.5.4 Phương pháp tổng hợp và so sánh
Tất cả các số liệu, tài liệu được tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá và nhận xét
Sử dụng các yêu cầu pháp lý: luật bảo vệ môi trường, các tiêu chuẩn môi trường,
tiêu chuẩn ngành để phân tích các khía cạnh môi trường đáng kể. Từ đó xác định các

SVTH: Nguyễn Diệp Kim Thoa

Trang 2


Xây dựng HTQLMT theo ISO 14001:2004 cho công ty Cổ Phần Nguyên Phụ Liệu Dệt May Bình An

nguồn gây ô nhiễm chính, đề xuất chính sách môi trường, mục tiêu, chỉ tiêu môi
trường và tìm ra các giải pháp giảm thiểu và ngăn ngừa các tác động.
1.6 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Đề tài chỉ xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 trên lý thuyết có
tính tham khảo thực tế chứ không có thời gian triển khai thực hiện nên các mục tiêu và
chỉ tiêu, chương trình môi trường chưa tính toán được chi phí thực hiện và có khả năng

tính khả thi chưa cao. Hơn nữa vì chưa áp dụng thực tế nên cũng chưa đánh giá được
hiệu quả áp dụng của kế hoạch được nêu ra trong đề tài

SVTH: Nguyễn Diệp Kim Thoa

Trang 3


Xây dựng HTQLMT theo ISO 14001:2004 cho công ty Cổ Phần Nguyên Phụ Liệu Dệt May Bình An

Chương 2
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ
ISO 14000 VÀ ISO 14001
2.1 HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO ISO 14000
2.1.1 Sự ra đời của TC ISO 14000
Dân số, tài nguyên và môi trường trong những năm gần đây đã trở thành mối quan
tâm của nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế. Quá trình hoạt động công nghiệp đã ngày
càng làm cho cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và hiệu quả cuối cùng là làm
suy thoái chất lượng sống của cộng đồng. Do đó, bảo vệ môi trường đã trở thành một
vấn đề hết sức nghiêm trọng, một trong những mục tiêu chính nằm trong chính sách
chiến lược của các quốc gia. Nhất là Hội nghị thưởng đỉnh về trái đất tại Rio De
Janeiro-Brazil tháng 6/1992 thì vấn đề môi trường đã nổi lên như một lĩnh vực kinh tế,
được đề cập đến trong mọi hoạt động của xã hội, trong phạm vi quốc gia, khu vực
quốc tế.
Với mục đích xây dựng và đưa vào áp dụng một phương thức tiếp cận chung về
quản lý môi trường, tăng cường khả năng đo được các kết quả hoạt động của môi
trường, tạo điều kiện cho thương mại quốc tế, năm 1993, Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc
tế (ISO) để triển khai xây dựng bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường có mã hiệu ISO
14000 nhằm mục đích tiến tới thống nhất áp dụng Hệ thống quản lý môi trường (EMS)
đảm bảo sự phát triển bền vững trong từng quốc gia, trong khu vực và quốc tế

2.1.2 Nội dung của bộ TC ISO 14000
- Cấu trúc và thành phần Bộ Tiêu chuẩn ISO 14000 (xem hình 2.1)
- Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 chia theo hai hệ thống là đánh giá về tổ chức và đánh
giá về sản phẩm bao gồm sáu lĩnh vực:
* Hệ thống đánh giá về tổ chức bao gồm ba lĩnh vực:
+ Hệ thống quản lý môi trường (EMS)
+ Kiểm toán môi trường (EA)
+ Đánh giá kết quả hoạt động môi trường (EPE)
SVTH: Nguyễn Diệp Kim Thoa

Trang 4


Xây dựng HTQLMT theo ISO 14001:2004 cho công ty Cổ Phần Nguyên Phụ Liệu Dệt May Bình An

* Hệ thống đánh giá về sản phẩm bao gồm ba lĩnh vực:
+ Ghi nhãn hiệu môi trường (EL)
+ Đánh giá chu trình sống của sản phẩm (LCA)
+ Các khía cạnh môi trường trong các tiêu chuẩn về sản phẩm (EAPS)
ISO 14000 - Bộ tiêu chuẩn
về quản lý môi trường

Kiểm toán môi
trường (EA)

Ghi nhãn hiệu môi
trường (EL)

Hệ thống quản lý
môi trường (EMS)


Đánh giá chu trình sống
của sản phẩm

Đánh giá kết quả hoạt
động của môi trường
(EPE)

Các khía cạnh môi trường
trong các tiêu chuẩn về
sản phẩm (EAPS)

Đánh giá sản phẩm

Đánh giá tổ chức

Hình 2.1 Sơ đồ cấu trúc và thành phần của ISO 1400
* Mục đích
- Hỗ trợ các tổ chức trong việc phòng tránh các ảnh hưởng môi trường phát sinh
từ hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức
- Đảm bảo cho các hoạt động môi trường của chức đáp ứng và sẽ tiếp tục đáp ứng
các yêu cầu pháp luật

SVTH: Nguyễn Diệp Kim Thoa

Trang 5


Xây dựng HTQLMT theo ISO 14001:2004 cho công ty Cổ Phần Nguyên Phụ Liệu Dệt May Bình An


2.2 HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001
2.2.1 Khái niệm về ISO 14001: ISO 14001 là khuôn khổ cho việc quản lý các khía
cạnh và tác động môi trường đáng kể
Tiêu chuẩn áp dụng cho mọi tổ chức, không phân biệt quy mô, lĩnh vực, địa điểm
hoạt động
Tiêu chuẩn tự nguyện áp dụng
Quản lý môi trường dựa trên cơ sở hệ thống
Huy động sự tham gia mọi nhân viên trong tổ chức/doanh nghiệp từ thấp đến cao,
xác định rõ vai trò trách nhiệm, lãnh đạo cam kết cung cấp nguồn lực và hỗ trợ động
viên
2.2.2 Định nghĩa hệ thống quản lý môi trường
HTQLMT là một chu trình liên tục từ lập kế hoạch, thực hiện, xem xét lại đến cải
tiến các quá trình và các hành động của một tổ chức nhằm đạt được các nghĩa vụ môi
trường của tổ chức đó.
Mô hình hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 (xem hình2.2)
2.2.3 Lợi ích của việc áp dụng HTQLMT theo ISO 14001
Đối với lĩnh vực môi trường
+ Giúp cho tổ chức/doanh nghiệp quản lý môi trường một cách có hệ thống và
kết hợp chặt chẽ với cải tiến liên tục
+ Chú trọng vào phòng ngừa hơn là khắc phục
+ Giảm thiểu các tác động mội trường do tổ chức/doanh nghiệp gây ra
+ Giảm thiểu các rủi ro, sự cố môi trường và hệ sinh thái
+ Tăng cường được sự phát triển và góp phần vào các giải pháp bảo vệ môi
trường
+ Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong tổ chức
+ Đảm bảo với khách hàng về các cam kết môi trường
Đối với cơ hội kinh doanh - lợi nhuận
+ Thỏa mãn tiêu chuẩn cơ bản của nhà đầu tư, khách hàng nâng cao cơ hội tiếp
cận huy động vốn và giao dịch.
+ Gỡ bỏ hàng rào thương mại, mở rộng thị trường ra quốc tế.

+ Cải tiến hình ảnh, tăng uy tín và tăng thị phần.
SVTH: Nguyễn Diệp Kim Thoa

Trang 6


Xây dựng HTQLMT theo ISO 14001:2004 cho công ty Cổ Phần Nguyên Phụ Liệu Dệt May Bình An

+ Cải tiến việc kiểm soát chi phí.
+ Tiết kiệm được vật tư và năng lượng.
Đối với lĩnh vực pháp lý:
+ Tăng cướng nhận thức về quy định pháp luật và quản lý môi trường.
+ Quan hệ tốt với chính quyền và cộng đồng.
+ Giảm bớt các thủ tục rườm rà và rắc rối về pháp lý.
+ Dễ dàng có được giấy phép ủy quyền
+ Cải thiện được mối quan hệ giữa chính phủ và công nghiệp.
2.2.4 Khó khăn của doanh nghiệp khi thực hiện ISO 14001
– Về nhận thức:
+ Khái niệm này còn mới đối với doanh nghiệp
+ Chưa tiếp cận được thông tin về ISO 14001 do hạn chế về thời gian và trình
độ.
+ Chưa có kinh nghiệm áp dụng, doanh nghiệp không muốn áp dụng.
– Về kỹ năng quản lý: thiếu ban chỉ đạo để thực hiện dự án
– Về tài chính:
Chi phí tốn kém nên doanh nghiệp cố giảm chi phí tư vấn và thực hiện không
hiệu quả, một số khó khăn về chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng, chi phí nghiên
cứu để xử lý chất thải, cải tiến quy trình sản xuất sạch hơn, chi phí nghiên cứu
nghiên cứu các giải pháp khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực môi trường.

SVTH: Nguyễn Diệp Kim Thoa


Trang 7


Xây dựng HTQLMT theo ISO 14001:2004 cho công ty Cổ Phần Nguyên Phụ Liệu Dệt May Bình An

Bắt đầu

Chính sách
môi trường

Xem xét
lãnh đạo
Cải tiến
liên tục

Lập kế hoạch (P)
• Khía cạnh môi trường
• Các yêu cầu pháp luật
• Mục tiêu, chỉ tiêu, chương
trình môi trường

Kiểm tra hành động khắc
phục (C)
ƒ Giám sát và đo
ƒ Sự không phù hợp và hành
động khắc phục, phòng ngừa
ƒ Hồ sơ
ƒ Kiểm soát HTQLMT


Thực hiện (D)
ƒ Cơ cấu và trách nhiệm
ƒ Đào tạo, nhận thức, năng lực
ƒ Thông tin liên lạc
ƒ Tài liệu HTQLMT
ƒ Kiểm soát điều hành
ƒ Chuẩn bị/ đáp ứng

Hình 2.2 – Mô hình quản lý hệ thống môi trường theo tiêu chuẩn ISO 1400

SVTH: Nguyễn Diệp Kim Thoa

Trang 8


Xây dựng HTQLMT theo ISO 14001:2004 cho công ty Cổ Phần Nguyên Phụ Liệu Dệt May Bình An

Chương 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
NGUYÊN PHỤ LIỆU DỆT MAY BÌNH AN
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
3.1.1 Lịch sử
- Trước 1975 là phân xưởng nhuộm của nhà máy dệt Vimytex
- Từ năm 1975 – 2000 phân xưởng nhuộm của nhà máy liên hợp Việt Thắng
- Từ năm 2000- 2006 nhà máy nhuộm của công ty TNHH một thành viên Việt
Thắng
- Năm 2006 đến nay nhà máy nhuộm của công ty Cổ Phần Nguyên Phụ Liệu Dệt
May Bình An.
3.1.2 Phát triển
- Trước năm 1975 và từ năm 1975 đến năm 2000 chuyên sản xuất các loại vải

KT trắng, hoa, màu; cotton trắng , hoa, màu (trọng lượng thấp). Và sản phẩm được
xuất sang Liên Xô, các nước Xã Hội Chủ Nghĩa .
- Từ năm 2000 đến nay chủ yếu sản xuất các loại vải PE, KT, cotton, cotton dầy
(trọng lượng cao) . Các mặt hàng được tiêu thụ trong nước để phục vụ cho hàng
trong nước và xuất khẩu.
3.2 THÔNG TIN LIÊN LẠC
¯ Tên đầy đủ: Công ty Cổ Phần Nguyên Phụ Liệu Dệt May Bình An.
¯ Tên thương mại: BINH AN TEXCO
¯ Ngày thành lập: 01/04/2006
¯ Vốn điều lệ: 111 tỉ đồng
¯ Địa chỉ: 127 Lê Văn Chí, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam
¯ Email:

SVTH: Nguyễn Diệp Kim Thoa

Trang 9


Xây dựng HTQLMT theo ISO 14001:2004 cho công ty Cổ Phần Nguyên Phụ Liệu Dệt May Bình An

¯ Điện thoạI: (84–8) 37222977
¯ Fax: (84-8) 37222978
¯ Mã số thuế: 0303224665
¯ Ngành nghề kinh doanh: chuyên sản xuất và cung cấp
+ Sợi nhuộm màu: cotton 100% chải kỹ, chải thô, compact, Pesco (TC, CVC),
visco rayon,
+ Vải: vải nhuộm màu, vải sợi màu, vải in hoa dùng cho may mặc và trang trí nội
thất
3.3 TÍNH CHẤT VÀ QUY MÔ HOẠT ĐỘNG
- Tổng diện tích bao gồm phân xưởng in nhuộm, phân xưởng nhuộm sợi, lò hơi,

trạm bơm và khuôn viên cây xanh cộng hành lang đi lại là 79.751,7 m2 (chưa kể khu
xử lý nước thải)
- Nguồn nhân lực:
+ Từ các trường đại học công lập – dân lập
+ Các nguồn nhân công tại địa phương
- Tổng số cán bộ công nhân viên làm trong nhà máy 230 người. Trong đó; nhuộm
sợi 35 người, nhuộm vải 130 người, bộ phận dệt sợi vải 25 người, số người còn lại
làm trong bộ phận kinh doanh.
- Số ca sản xuất trong ngày là 2 ca, mỗi ca 12h
- Thời gian sản xuất 24h.
3.4 SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC TẠI CÔNG TY (Xem hình 3.1)
3.5 QUY TRÌNH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY
3.5.1 Thiết bị máy móc
Bảng 3.1- Danh mục thiết bị đang sử dụng tại công ty
STT
1
2
3
4
5

Tên thiết bị
Nấu tẩy liên tục Brugman
Nhuộm liên tục
Hồ căng monfort
Nhuộm gián đoạn
In lưới quay

Số lượng
1

1
1
5
1

Nước sản xuất
Hà Lan
Đức
Đức
Đài Loan
Nhật

(Nguồn: Công ty CP Nguyên Phụ Liệu Dệt May Bình An)

SVTH: Nguyễn Diệp Kim Thoa

Trang 10


Xây dựng HTQLMT theo ISO 14001:2004 cho công ty Cổ Phần Nguyên Phụ Liệu Dệt May Bình An

3.5.2- Nguyên liệu sản xuất
Bảng 3.2- Nhu cầu về nguyên vật liệu sản xuất
STT

Nguyên vật liệu

Khối lượng

Đơn vị


1

Xút ( NaOH)

kg / năm

20.282

2

Peroxide hydrogen (H2O2)

kg / năm

6.000

3

Thuốc nhuộm gốc hữu cơ phân tán

kg / năm

110

4

Thuốc nhuộm gốc hữu cơ hoạt tính

kg / năm


756

5

Chất trợ nhuộm

kg / năm

1.918

6

Urê

kg / năm

200

7

Hồ

kg / năm

1.000

8

Muối điện ly Na2SO4)


kg / năm

1.000

9

Na2CO3

kg / năm

1.000

10

Vải mộc từ dệt

m / năm

1.000.000

(Nguồn: Công ty CP Nguyên Phụ Liệu Dệt May Bình An)
HĐQT
CHỦ TỊCH – ÔNG NGUYỄN ĐỨC
TỔNG GĐ
Ô. NGUYỄN NGỌC DŨNG

P. KẾ HOẠCH
KINH DOANH


P.TC-KTNHÂN SỰ

BAN SỢI
MÀU

PX NHUỘM
VẢI

Hình 3.1- Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Cổ Phần Nguyên Phụ Liệu Dệt May Bình An

SVTH: Nguyễn Diệp Kim Thoa

Trang 11


Xây dựng HTQLMT theo ISO 14001:2004 cho công ty Cổ Phần Nguyên Phụ Liệu Dệt May Bình An

3.5.3 Quy trình sản xuất : (xem hình 3.2)

1.
2.
3.
4.
5.

1. Hoá chất, thuốc nhuộm dư
trong nước thải
2. Nước thải
3. Khí thải (lò hơi)
4. CTR : chỉ thừa, vải vụn, thứ

phẩm, phế phẩm

Hoá chất - Thuốc nhuộm
Nước giếng chưa xử lí
Nhiệt lượng hơi nước
Điện
Lao động

Nguyên liệu chính
: Vải mộc

Vải trắng

6.Tăng trắng
7. Giặt - sấy
8. Hồ văng
9. Sanfor
10.Kiểm – phân
loại - cuốn ống –
bao gói

1. Đốt lông
2. Rũ hồ
3. Nấu xút
4. Tẩy trắng
5. Giặt sấy

Vải màu

6. Làm bóng

7. Định hình
8. In
9. Hấp
10. Giặt - sấy
11. Hồ văng
12. Sanfor
13. Kiểm – phân loại cuốn ống – bao gói

Vải hoa

6. Làm bóng
7. Định hình
8. In
9. Hấp
10. Giặt - sấy
11. Hồ văng
12. Sanfor
13. Kiểm – phân loại cuốn ống – bao gói

Vải thành phẩm

Hình 3.2- Quy trình sản xuất của phân xưởng In Nhuộm của công ty Cổ Phần Nguyên Phụ
Dệt May Bình An

SVTH: Nguyễn Diệp Kim Thoa

Trang 12


Xây dựng HTQLMT theo ISO 14001:2004 cho công ty Cổ Phần Nguyên Phụ Liệu Dệt May Bình An


3.6 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
3.6.1 Các vấn đề môi trường cần quan tâm
3.6.1.1 Nước thải
* Nước thải sinh hoạt: từ các sinh hoạt hằng ngày của cán bộ công nhân viên, và khu
vực nhà ăn.
+ Lưu lượng 300m3/ngày
+ Đặc trưng: có chứa các chất cặn bã, các chất lơ lững (SS), các chất hữu cơ
(BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh.
* Nước thải sản xuất:
- Phát sinh từ các công đoạn, giũ hồ, nấu tẩy, làm bóng.
- Lưu lượng nước thải sản xuất 200m3/ngày
- Đặc trưng của nước thải sản xuất của công ty: BOD cao, độ kiềm cao do chất
tẩy rửa và có màu tối
3.6.1.2. Khí thải
* Ô nhiễm không khí: khí thải phát sinh tại xưởng sản xuất của công ty chủ yếu từ
quá trình đốt nhiên liệu ở các thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất, khu vực tẩy, in hoa.
3.6.1.3. Tiếng ồn và độ rung
* Chủ yếu phát ra từ các máy móc sản xuất chủ yếu ở cụm máy nhuộm – giặt tẩy, lò
dầu và đặc biệt là tiếng ồn khí động phát ra do các dòng khí, hơi vận chuyển liên tục
trong đường ống.
3.6.1.4. Bụi
Bụi vải phát sinh từ khâu làm vải mộc, làm bóng, sấy, nhà ăn….
3.6.1.5. Chất thải rắn
* Chất thải rắn sinh hoạt: Chủ yếu từ các khu nhà ăn tập thể, nhà vệ sinh, thùng giấy,
rau củ quả, thức ăn thừa…
* Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại: chất thải không nguy hại tại công ty
chủ yếu là bao bì, thùng giấy, chỉ thừa, vải vụn, phế phẩm, thứ phẩm… thải ra.
* Chất thải nguy hại: Khu in trục và kho hóa chất là nơi tập trung chất thải nguy hại
nhiều nhất, giẻ lau dầu mỡ các thiết bị, máy móc ngoài ra trong quá trình pha hóa chất

hóa chất vẫn còn vung vải ra ngoài

SVTH: Nguyễn Diệp Kim Thoa

Trang 13


Xây dựng HTQLMT theo ISO 14001:2004 cho công ty Cổ Phần Nguyên Phụ Liệu Dệt May Bình An

Bảng 3.3- Danh mục các chất thải nguy hại tại công ty
STT

Tên chất thải nguy hại

Đơn vị

SL

1

Vải lau dính dầu mỡ

kg

40

2

Dầu động cơ, hộp số


l

3

Bóng đèn các loại

kg

100

4

Vải vụn và vải dính thuốc nhuộm

kg

40

5

Bao nilong đựng hóa chất

kg

40

6

Mực in, mực photo


kg

7

Thùng phi nhựa pha hóa chất

cái

8

Bùn từ hệ thống xử lí nước thải

kg

500

(Nguồn: Công ty CP Nguyên Phụ Liệu Dệt May Bình An)
3.6.2 Các biện pháp quản lý môi trường
3.6.2.1 Biện pháp khống chế nước thải
Toàn bộ nước thải sinh hoạt của công ty sau khi qua song chắn rác để giữ lại
những cặn có kích thước lớn, sau đó đều đựơc thu gom và xử lý sơ bộ bắng bể nứoc tự
hoại trước khi thải vào rạch cầu Suối Cái Thủ Đức.
Nhà máy đã thực hiện kê khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo
chủ trương Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ
môi trường đối với nước thải và Nghị định 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 của
Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày
13/06/2003 của Chính phủ.
3.6.2.2 Biện pháp khắc phục ô nhiểm không khí
* Bụi bông : những nơi phát sinh ra bụi bông đều lắp đặt hệ thống hút bụi
* Khí thải: Để giảm bớt lượng khí thải công ty đã sử dụngcác quạt công nghiệp thổi

khuếch tán vào không khí.
* Tiếng ồn và độ rung
¯ Trang bị dây chuyền sản xuất mới và hiện đại
¯ Bố trí các máy khí nén, máy phát điện dự phòng tại khu vực tách riêng với khu
vực sản xuất.
¯ Bố trí xưởng tách riêng với văn phòng.
SVTH: Nguyễn Diệp Kim Thoa

Trang 14


×