Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001: 2004 TẠI CÔNG TY CP XI MĂNG HÀ TIÊN 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.86 MB, 160 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001: 2004 TẠI CÔNG TY
CP XI MĂNG HÀ TIÊN 1

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ NƯƠNG
Ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Niên khóa: 2005 – 2009

Tháng 7/2009


XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN
ISO 14001: 2004 TAI CÔNG TY CP XI MĂNG HÀ TIÊN 1

Tác giả

NGUYỄN THỊ NƯƠNG

Khóa luận được đệ trình đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành
KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn:
K.S Bùi Thị Cẩm Nhi

Tháng 7 năm 2009




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI
NGUYÊN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
KHOA
NGÀNH
HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN
MÃ SỐ SINH VIÊN
KHOÁ HỌC

: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
: NGUYỄN THỊ NƯƠNG
: 05127066
: 2005 – 2009

1. Tên đề tài: Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:2004 tại
Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1.
2. Nội dung khoá luận tốt nghiệp:
- Tổng quan về Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1.
- Nghiên cứu các nội dung và yêu cầu của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 và ISO
14001:2004 trong việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường đối với Công ty cổ

phần xi măng Hà Tiên 1.
- Dựa trên nội dung và yêu cầu của bộ tiêu chuẩn ISO 14000, xây dựng mô hình
cụ thể về hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO14001:2004 đối với
Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1.
3. Thời gian thực hiện khoá luận: Bắt đầu 03/2009 – 06/2009
4. Giáo viên hướng dẫn: KS. Bùi Thị Cẩm Nhi
Nội dung và yêu cầu của khoá luận tốt nghiệp đã được thông qua Khoa và Bộ
môn.
Tp. Hồ Chí Minh , ngày

tháng

năm 2009

Ban chủ nhiệm Khoa MT và TN

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 01tháng 03 năm 2009
Giáo viên hướng dẫn

KS. Bùi Thị Cẩm Nhi


Xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 tại công ty CP XMHT 1

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt 4 năm học tập và khoảng thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp,
em luôn nhận được sự quan tâm, động viên và giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô,
người thân và bạn bè. Em đã được truyền đạt rất nhiều kiến thức bổ ích cho hành trang
tương lai của mình. Khóa luận tốt nghiệp là một bước ngoặt khá quan trọng trong cuộc
đời mỗi sinh viên, nó giúp em học hỏi kinh nghiệm trong quá trình làm việc, được tiếp

cận với thực tế.
Em xin cảm ơn quý thầy cô khoa Môi Trường – Trường Đại Học Nông Lâm TP.
HCM đã giảng dạy cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Đặc biệt trong thời
gian thực hiện khóa luận em đã được sự hướng dẫn tận tình của cô Bùi Thị Cẩm Nhi,
em xin chân thành cảm ơn cô.
Đồng thời em xin cảm ơn Ban ISO- An Toàn và Môi Trường của công ty CP Xi
Măng Hà Tiên 1, đặc biệt là Thạc sĩ Trương Thị Thùy Trang đã ân cần chỉ dẫn em tận
tình, truyền đạt cho em những kiến thức thực tế bổ ích và tạo mọi điều kiện cho em
thực tập được tốt. Em xin chân thành cảm ơn và ghi nhớ tình cảm và công lao của chị.
Chân thành cám ơn tất cả những người thân bên cạnh và các bạn sinh viên lớp
DH05MT đã ủng hộ, động viên và giúp đỡ để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng, con xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến ba mẹ, anh chị, mọi người trong
gia đình là nguồn động viên, là điểm tựa vững chắc, đã hỗ trợ và luôn giúp con có đủ
nghị lực để vượt qua khó khăn và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
TP.HCM, ngày 30 tháng 6 năm
2009.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Nương

SVTH: Nguyễn Thị Nương

i


Xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 tại công ty CP XMHT 1

TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Xi măng Hà Tiên 1 là một Công ty sản xuất xi măng hàng đầu tại Việt Nam, qua
hơn 40 năm hoạt động trong nghành sản xuất vật liệu xây dựng, Công ty không chỉ

khẳng định được vị trí của mình ở Việt nam mà còn ở Châu Á.
Công ty luôn coi trọng vấn đề môi trường , được thể hiện qua việc đã đầu tư cải
tạo cũng như lắp đặt xây dựng mới các trang thiết bị nhằm đảm bảo quá trình hoạt
động sản xuất sẽ hạn chế tới mức thấp nhất những tác động xấu gây ảnh hưởng đến
môi trường. Thế nhưng, trong công tác quản lý môi trường của Công ty vẫn tồn tại
những bất cập và nhiều vấn đề môi trường phát sinh như bụi, tiếng ồn, nước thải, rác
thải… Từ đó, em nhận thấy rằng để nâng cao công tác bảo vệ môi trường, Công ty cần
phải có biện pháp quản lý và xử lý hiệu quả các vấn đề môi trường tồn tại. Vì vậy, em
quyết định chọn công cụ là tiêu chuẩn ISO 14001:2004 trong việc quản lý và nâng cao
kết quả hoạt động môi trường của Công ty.
Đề tài nghiên cứu về các nội dung và yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001:2004
trong việc xây dựng HTQLMT và đánh giá hiện trạng môi trường, xem xét những bất
cập trong công tác quản lý môi trường tại Công ty để tiến hành xây dựng HTQLMT
theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 dựa trên tình hình thực tế của Công ty.
Nội dung chính cụ thể đi vào các chương sau:
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Giới thiệu về tiêu chuẩn quốc tế ISO 14000 và 14001:2004.
Chương 3: Tổng quan về Công ty CP XMHT 1.
Chương 4: Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO 14001:2004
tại Công ty CP XMHT 1.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.

SVTH: Nguyễn Thị Nương

ii


Xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 tại công ty CP XMHT 1

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................................ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN.......................................................................................................ii
MỤC LỤC ...............................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH ...............................................................................................................vii
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................................viii
Chương 1 MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................1
1.2 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................................2
1.3 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI...............................................................................................2
1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU............................................................................................2
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................................3
1.5.1 Phương pháp khảo sát thực tế...................................................................................3
1.5.2 Phương pháp tham khảo tài liệu ...............................................................................3
1.5.3 Phương pháp phân tích – so sánh .............................................................................3
1.6 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..............................................................................................3
1.7 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI................................................................................................3
Chương 2 GIỚI THIỆU VỀ TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 1400 VÀ 14001: 2004..........4
2.1 GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO
14000 .....................................................................................................................................4
2.1.1 Sự ra đời của bộ tiêu chuẩn ISO 14000...................................................................4
2.1.2 Mục đích của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 ...................................................................4
2.1.3 Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 .....................................................................5
2.2 GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO
14001 .....................................................................................................................................6
2.2.1 Định nghĩa ISO 14001..............................................................................................6
2.2.2 Mô hình ISO 14001 ..................................................................................................7
2.3 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC ÁP DỤNG ISO 14001:2004
Ở VIỆT NAM........................................................................................................................8
2.3.1 Thuận lợi...................................................................................................................8

2.3.1.1 Mang lại nhiều lợi ích....................................................................................8
2.3.1.2 Được sự hỗ trợ từ phía Chính phủ và các tổ chức Quốc tế ..........................9
2.3.1.3 Việt Nam gia nhập WTO...............................................................................9
2.3.2 Khó khăn ................................................................................................................10
2.3.2.1 Vấn đề nhận thức.........................................................................................10
2.3.2.2 Các chi phí cho sự tuân thủ các tiêu chuẩn..................................................10
2.3.2.3 Thiếu nguồn lực vá kinh nghiệm thực hiện. ................................................11
2.3.2.4 Thiếu cơ sở hạ tầng......................................................................................11
Chương 3 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG HÀ TIÊN 1 ..................12
3.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY........................................................................................12
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty. ...............................................................12
3.1. 2. Vị trí địa lý...........................................................................................................13
3.1.3. Cơ cấu tổ chức hành chính và nhân sự tại công ty ...............................................13
3.1.3.1 Sơ đồ tổ chức của Công ty...........................................................................13
3.1.3.2 Chức năng của các khối, phòng ban ............................................................13
3.1.3.3 Nguồn nhân lực Công ty..............................................................................15
3.1.4. Các thông tin về hoạt động sản xuất của Công ty ................................................15
SVTH: Nguyễn Thị Nương

iii


Xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 tại công ty CP XMHT 1

3.1.4.1. Định hướng phát triển.................................................................................15
3.1.4.2. Thị trường phân phối sản phẩm..................................................................16
3.14.3. Các sản phẩm của Công ty ..........................................................................17
3.1.4.4. Thành tựu đạt được.....................................................................................17
3.2 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CP XMHT 1...................18
3.2.1 Quy trình công nghệ sản xuất xi măng . .................................................................18

3.2.1.1 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất xi măng...............................................18
3.2.1.2. Thuyết minh quy trình công nghệ..............................................................19
3.2.2 Quy trình công nghệ sản xuất vữa xây tô tại Công ty. ...........................................21
3.2.2.1. Quy trình sản xuất.......................................................................................21
3.2.2.2. Giải thích quy trình.....................................................................................21
3.2.3 Nguyên nhiên vật liệu trong quy trình sản xuất......................................................22
3.2.3.1 Nguyên liệu chính để sản xuất.....................................................................22
3.2.3.2 Nhiên liệu phục vụ cho sản xuất..................................................................22
3.2.4 Thiết bị sản xuất .....................................................................................................22
3.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ TẠI CÔNG TY CP XI
MĂNG HÀ TIÊN 1 .............................................................................................................23
3.3.1 Môi trường không khí.............................................................................................23
3.3.1.1 Hiện trạng. ...................................................................................................23
3.3.1.2 Các biện pháp hạn chế ô nhiễm không khí hiện đang được áp dụng. .........23
3.3.2 Môi trường nước....................................................................................................25
3.3.2.1 Hiện trạng ....................................................................................................25
3.3.2.2 Biện pháp xử lý............................................................................................27
3.3.3 Chất thải rắn ...........................................................................................................27
3.3.3.1 Hiện trạng. ...................................................................................................27
3.3.3.2 Biện pháp xử lý............................................................................................28
Chương 4 XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN
QUỐC TẾ ISO 14001:2004 TẠI CÔNG TY CP XI MĂNG HÀ TIÊN 1.........................30
4.1 XÁC ĐỊNH PHẠM VI CỦA HTQLMT VÀ THÀNH LẬP BAN ISO........................30
4.1.1 Xác định phạm vi của HTQLMT : .........................................................................30
4.1.2 Thành lập ban ISO:.................................................................................................30
4.2 CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG ....................................................................................31
4.2.1 Sự cam kết của ban lãnh đạo xí nghiệp: .................................................................31
4.2.2 Cách thức phổ biến .................................................................................................31
4.2.3 Cách thức kiểm tra..................................................................................................32
4.3 LẬP KẾ HOẠCH ..........................................................................................................32

4.3.1 Khía cạnh môi trường.............................................................................................32
4.3.1.1 Xác định khía cạnh môi trường ...................................................................32
4.3.1.2 Đánh giá khía cạnh môi trường và xác định khía cạnh môi trường đáng kể33
4.3.2 Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác ..................................................................34
4.3.3 Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình..........................................................................35
4.3.3.1 Mục tiêu, chỉ tiêu.........................................................................................35
4.3.3.2 Chương trình quản lý môi trường...............................................................36
4.4 THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH....................................................................................36
4.4.1 Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn: ......................................................36
4.4.2 Năng lực, đào tạo và nhận thức ..............................................................................37
4.4.3 Trao đổi thông tin ...................................................................................................38
4.4.3.1 Cách thức thực hiện .....................................................................................38
4.4.3.2 Hệ thống thông tin .......................................................................................39
4.4.4 Tài liệu....................................................................................................................39
4.4.5 Kiểm soát tài liệu....................................................................................................41
SVTH: Nguyễn Thị Nương

iv


Xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 tại công ty CP XMHT 1

4.4.6 Kiểm soát điều hành ...............................................................................................41
4.4.7 Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp......................................42
4.5 KIỂM TRA VÀ HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC ............................................................42
4.5.1 Giám sát và đo ........................................................................................................42
4.5.2 Đánh giá sự tuân thủ...............................................................................................43
4.5.3 Sự không phù hợp, hành động khắc phục và hành động phòng ngừa. ...................43
4.5.4 Kiểm soát hồ sơ ......................................................................................................44
4.5.5 Đánh giá nội bộ ......................................................................................................45

4.6 XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO ......................................................................................45
Chương 5 KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ ...................................................................................46
5.1 KẾT LUẬN ...................................................................................................................46
5.2 KIẾN NGHỊ...................................................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................52
PHỤ LỤC ...............................................................................................................................54

SVTH: Nguyễn Thị Nương

v


Xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 tại công ty CP XMHT 1

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATLĐ

: An toàn lao động

BGĐ

: Ban giám đốc

BOD

: Nhu cầu oxy sinh hóa (Biochemical Oxygen Demand)

COD

: Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)


CBCNV

: Cán bộ công nhân viên

CTNH

: Chất thải nguy hại

CTR

: Chất thải rắn

CSMT

: Chính sách môi trường

ĐDLĐ

: Đại diện lãnh đạo

HCV

: Huy chương vàng

HTQLMT

: Hệ thống quản lý môi trường

HTQLCL


: Hệ thống quản lý chất lượng

ISO

: Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế

KCMT

: Khía cạnh môi trường

KPH

: Không phù hợp

KP-PN

: Khắc phục phòng ngừa

PCCC

: Phòng cháy chữa cháy

SS

: Chất rắn lơ lửng (Suspendid Solids)

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam


Tp. HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

WTO

: Tổ chức thương mại quốc tế

SVTH: Nguyễn Thị Nương

vi


Xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 tại công ty CP XMHT 1

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Tóm tắt Bộ tiêu chuẩn ISO 14009 .......................................................................6
Hình 2.2: Mô hình HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004........................................7
Hình 3.1: Qui trình công nghệ sản xuất xi măng tại Công ty ............................................19
Hình 3.2: Qui trình công nghệ sản xuất vữa xây tô tại Công ty ........................................21
Hình 3.3: Phương án xử lý nước thải đang áp dụng tại công ty ........................................27
Hình 4.1: Sơ đồ về tài liệu của HTQLMT ........................................................................39

SVTH: Nguyễn Thị Nương

vii


Xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 tại công ty CP XMHT 1


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Thống kê lao động theo trình độ .......................................................................15
Bảng 3.2: Nhu cầu xi măng từ 2001 ước tính đến 2010 ....................................................16
Bảng 3.3: Khối lượng chất thải phát sinh mỗi tháng .........................................................28
Bảng 4.1: Tiêu chuẩn đánh giá KCMT ..............................................................................34

SVTH: Nguyễn Thị Nương

viii


Xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 tại công ty CP XMHT 1

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Đồng hành với sự phát triển của kinh tế – xã hội, chất lượng sống của con người
ngày càng được nâng cao nhưng cũng kéo theo sự ô nhiễm môi trường trầm trọng.
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển nên việc bảo vệ môi trường càng khó khăn
khi vừa phát triển kinh tế vừa phải quan tâm đến vấn đề môi trường. Trước tình hình
đó, Nhà nước đã đưa ra các yêu cầu pháp luật về bảo vệ môi trường ngày càng chặt
chẽ để cưỡng chế các doanh nghiệp phải tuân thủ.
Hiện nay, khi Việtt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thì
các doanh nghiệp trong nước có điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu để đẩy mạnh
nền kinh tế. Tuy nhiên, các thị trường đòi hỏi rất cao về tiêu chuẩn đối với sản phẩm
nhập khẩu, trong đó có tiêu chuẩn về quản lý và bảo vệ môi trường. Điều này trở thành
một rào cản thương mại rất lớn đối với nước phát triển như Việt Nam.
Để giải quyết mâu thuẫn giữa kinh tế và môi trường, áp lực về pháp lý và cạnh
tranh thị trường, các doanh nghiệp Việt Nam phải tự xây dựng cho mình một hệ thống

quản lý môi trường để lấy được chứng chỉ ISO 14001, một tiêu chuẩn có giá trị quốc
tế.
Đứng trước thực tế đó, Công ty CP XMHT1 nhận thức được sự cần thiết phải xây
dựng cho mình một hệ thống quản lý môi trường. Nó giúp cho Công ty nâng cao hình
ảnh của mình trong hoạt động bảo vệ môi trường với các bạn hàng thương mại và
người tiêu dùng, giúp giảm giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận do kiểm soát quá
trình sản xuất. Ngoài ra , nó còn giúp công ty nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, ngăn
chặn sự cạn kiệt tài nguyên và đảm bảo sức khỏe cho người lao động. Hiện nay công
ty đã xây dựng thành công Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2000
cho nên việc nghiên cứu xây dựng ISO 14001 sao cho phù hợp với thực trạng của công
ty là cần thiết.

SVTH: Nguyễn Thị Nương

1


Xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 tại công ty CP XMHT 1

Với mục đích muốn tìm hiểu việc thiết lập hệ thống ISO 14001:2004 cho doanh
nghiệp, các thuận lợi và khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải khi áp dụng ISO
14001:2004, em quyết định thực hiện khoá luận tốt nghiệp với đề tài: “Thiết lập Hệ
thống quản lý môi trường theo ISO 14001:2004 tại Công ty CP xi măng Hà Tiên 1”.
1.2 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, xây dựng đang là một trong những ngành phát triển
rất mạnh ở Việt Nam. Nhu cầu xi măng dùng trong xây dựng ngày càng tăng. Ngành
sản xuất xi măng đóng một vai trò cực kì quan trọng trong hoạt động xây dựng cơ bản
và là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam.
Với những thành tựu đã đạt được và mong muốn tiếp tục khẳng định vị trí của
mình trên thương trường, Hà Tiên 1 không chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm mà

còn có chủ trương thân thiện với môi trường.
Bên cạnh sự phát triển nhanh chóng thì vấn đề ô nhiễm do ngành sản xuất xi
măng gây ra rất đáng quan tâm. Do đó, vấn đề môi trường cần được đặt song song với
phát triển sản xuất để hướng tới phát triển bền vững trong ngành sản xuất xi măng.
Các hoạt động sản xuất của Công ty cũng gây ra nhiều tác động xấu đến môi trường,
do đó để tăng lợi thế cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường và đảm bảo công tác
quản lý môi trường tại Công ty đạt hiệu quả cao nhất thì việc áp dụng ISO 14001 là rất
cần thiết.
1.3 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 cho Công ty CP XMHT 1.
1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
• Nghiên cứu các nội dung và yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001:2004 trong
việc xây dựng HTQLMT.
• Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của Công ty trong nước trong quá trình
triển khai áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004.
• Tổng quan về hoạt động sản xuất và các vấn đề môi trường tại Công ty CP
XMHT1.
• Phân tích định hướng áp dụng HTQLMT theo ISO 14001:2004 với điều kiện
hiện có của Công ty.

SVTH: Nguyễn Thị Nương

2


Xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 tại công ty CP XMHT 1

• Tiến hành xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 dựa trên tình
hình thực tế của Công ty.
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.5.1 Phương pháp khảo sát thực tế
Khảo sát hiện trạng môi trường tại Công ty thông qua:
− Quan sát các hoạt động xảy ra trong Công ty.
− Phỏng vấn cán bộ, công nhân trong Công ty các vấn đề có liên quan về
nhận thức môi trường .
1.5.2 Phương pháp tham khảo tài liệu
− Tài liệu bao gồm: các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001:2004, tài liệu qua
sách báo, internet…
− Thu thập, đọc, phân tích và chọn lọc tài liệu có sẵn từ Công ty và các
chuyên ngành có liên quan.
1.5.3 Phương pháp phân tích – so sánh
Các kết quả khảo sát – điều tra về hiện trạng môi trường tại Công ty được phân
tích, so sánh dựa vào các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001, từ đó đưa ra hướng dẫn
áp dụng và xây dựng mô hình HTQLMT cho Công ty.
1.6 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
− Địa điểm nghiên cứu: Công ty CP xi măng Hà Tiên 1, nằm tại Km8, Xa lộ
Hà Nội, phường Trường Thọ, quận Thủ Đức, Tp. HCM.
− Thời gian nghiên cứu: 01/04/2008 đến 30/06/2008.
− Đối tượng nghiên cứu: Tất cả các phòng ban, phân xưởng trong Công ty,
trừ Phân xưởng Khai thác đá và Phân xưởng Các sản phẩm mới.
1.7 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Vì chỉ là một đề tài tốt nghiệp nên còn một số hạn chế:
− Thời gian nghiên cứu ngắn: 3 tháng.
− Chỉ xây dựng trên giấy tờ, chưa triển khai ra thực tế nên các mục tiêu, chỉ
tiêu, chương trình môi trường chưa tính toán được chi phí thực hiện, cũng
như chưa đánh giá được hiệu quả áp dụng của các kế hoạch được nêu trong
đề tài.

SVTH: Nguyễn Thị Nương


3


Xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 tại công ty CP XMHT 1

Chương 2
GiỚI THIỆU VỀ TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ
ISO 1400 VÀ 14001: 2004
2.1 GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU
CHUẨN ISO 14000
2.1.1 Sự ra đời của bộ tiêu chuẩn ISO 14000
Năm 1991, tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) cùng với Hội đồng quốc tế về
kỹ thuật thiết lập nên nhóm Tư vấn chiến lược về môi trường (SAGE) với sự tham dự
của 25 nước.
Tháng 6/1992, tại Hội nghị thượng đỉnh về Trái Đất ở Rio De Janeiro-Brazil, ISO
đã cam kết thiết lập tiêu chuẩn Quản lý môi trường quốc tế và các công cụ cần thiết để
thực hiện hệ thống này.
Tháng 1/1993, ISO đã thành lập Ủy ban kỹ thuật 207 (TC 207) để xây dựng bộ
tiêu chuẩn về Quản lý môi trường có mã hiệu ISO 14000 nhằm mục đích tiến tới thống
nhất áp dụng Hệ thống quản lý môi trường (EMS) đảm bảo sự phát triển bền vững
trong từnh quốc gia, trong khu vực và Quốc tế. Phạm vi cụ thể của TC 207 là xây dựng
một Hệ thống quản lý môi trường và đưa ra các công cụ để thực hiện hệ thống này.
Công việc của TC 207 được chia ra trong 6 tiểu ban và 1 nhóm làm việc đặc biệt.
Canada là ban thư ký của Ủy ban kỹ thuật TC 207 và 6 quốc gia khác đứng đầu 6 tiểu
ban.
Đến 9/1996, TC 207 ban hành phiên bản HTQLMT đầu tiên mang số hiệu ISO
14001:1996 và được điều chỉnh, cập nhật vào tháng 11/2004
2.1.2 Mục đích của bộ tiêu chuẩn ISO 14000
Mục đích tổng thế: Hỗ trợ trong việc bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm
đáp ứng với yêu cầu của kinh tế xã hội.


SVTH: Nguyễn Thị Nương

4


Xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 tại công ty CP XMHT 1

Mục đích cơ bản:
− Hỗ trợ các tổ chức trong việc phòng tránh các ảnh hưởng môi trường phát
sinh từ hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức. Hơn nữa, tổ chức
thực hiện ISO 14000 có thể đảm bảo rằng các hoạt động môi trường của
mình đáp ứng và sẽ tiếp tục đáp ứng với các yêu cầu luật pháp.
− ISO 14000 cố gắng đạt được mục đích này bằng cách cung cấp cho tổ chức
“các yếu tố của một HTQLMT có hiệu quả”.
− ISO 14000 không thiết lập hay bắt buộc theo các yêu cầu về hoạt động môi
trường một cách cụ thể. Các chức năng này thuộc tổ chức và các đơn vị phụ
trách về pháp luật trong phạm vi hoạt động của tổ chức.
2.1.3 Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 14000
Cấu trúc bộ tiêu chuẩn ISO 14000 gồm 2 nhóm tiêu chuẩn đó là:
− Nhóm tiêu chuẩn đánh giá tổ chức.
− Nhóm tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm và quy trình.
Bộ Tiêu chuẩn ISO 14000 đề cập đến 6 lĩnh vực:
1) Hệ thống quản lý môi trường (EMS)
2) Kiểm toán môi trường (EA)
3) Đánh giá kết quả hoạt động môi trường (EPE)
4) Ghi nhãn môi trường (EL)
5) Đánh giá chu trình sống của sản phẩm (LCA)
6) Các khía cạnh môi trường về tiêu chuẩn sản phẩm (EAPS)


SVTH: Nguyễn Thị Nương

5


Xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 tại công ty CP XMHT 1

ISO 14000
Các Tiêu chuẩn quản lý môi trường

Kiểm toán môi trường (EA)
ISO 14010; ISO 14011
ISO 14012; ISO 14015

Các khía cạnh môi trường về tiêu
chuẩn sản phẩm (EAPS)
ISO 14062; ISO 14064

Hệ thống quản lý môi trường (EMS)

Ghi nhãn môi trường (EL)

ISO 14001; ISO 14002; ISO 14004

ISO 14020; ISO 14021; ISO 14022;
ISO 14023; ISO 14024

Đánh giá kết quả hoạt động
môi trường (EPE)


Đánh giá chu trình sống của sản
phẩm (LCA)

ISO 14031; ISO 14032

ISO 14040; ISO 14041; ISO 14042;
ISO 14043; ISO 14047; ISO 14048;
ISO 14049

ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC

ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM
VÀ QUY TRÌNH

Hình 2.1: Tóm tắt Bộ tiêu chuẩn ISO 14009
2.2 GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU
CHUẨN ISO 14001
2.2.1 Định nghĩa ISO 14001
ISO 14001 là Tiêu chuẩn quốc tế mang tính tự nguyện đặt ra các yêu cầu cho
việc thiết lập một Hệ thống quản lý môi trường. Tiêu chuẩn này quy định cơ cấu của
một Hệ thống quản lý môi trường mà tổ chức cần phải xây dựng để có được chứng
nhận chính thức.

SVTH: Nguyễn Thị Nương

6


Xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 tại công ty CP XMHT 1


™ Hệ thống quản lý môi trường – ISO 14001 là hệ thống:
− Tiêu chuẩn áp dụng cho mọi tổ chức không phân biệt qui mô, lĩnh vực, địa
điểm hoạt động.
− Tiêu chuẩn tự nguyện áp dụng.
− Quản lý môi trường dựa trên cơ sở hệ thống, không phụ thuộc vào các
chuyên gia riêng lẻ.
− Trợ giúp cho bảo vệ môi trường và phòng ngừa ô nhiễm.
− Luôn đảm bảo mọi hoạt động phù hợp với chính sách môi trường đã công
bố.
− Huy động sự tham gia của mọi nhân viên trong tổ chức / doanh nghiệp từ
thấp đến cao, xác định rõ vai trò trách nhiệm, lãnh đạo cam kết cung cấp
nguồn lực và hỗ trợ động viên.
™ Hệ thống quản lý môi trường – ISO 14001 không phải là :
− Tiêu chuẩn về sản phẩm.
− Tiêu chuẩn về kết quả hoạt động môi trường.
− Quy định giá trị giới hạn đối với các chất ô nhiễm.
− Xác định mục tiêu kết quả hoạt động cuối cùng.
− Bắt buộc áp dụng như các qui định pháp luật khác về Quản lý môi trường.
2.2.2 Mô hình ISO 14001
Xem xét của
cấp quản lý

Chính sách
Môi trường

LIÊN TỤC CẢI THIỆN
Lập kế hoạch

Hành động kiểm
tra và sửa đổi

Thực hiện

Hình 2.2: Mô hình HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004
SVTH: Nguyễn Thị Nương

7


Xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 tại công ty CP XMHT 1

2.3 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC ÁP DỤNG ISO
14001:2004 Ở VIỆT NAM
2.3.1 Thuận lợi
2.3.1.1 Mang lại nhiều lợi ích
ISO 14001 là tiêu chuẩn tự nguyện với các tổ chức. Do áp lực từ pháp luật, áp lực
từ khách hàng và thậm chí từ những công ty bảo hiểm, hoặc do nghĩa vụ pháp lý, động
lực là lợi nhuận đạt được từ việc áp dụng hệ thống … mà tổ chức mong muốn đạt được
chứng chỉ ISO. Các lợi ích của hệ thống mang lại rất nhiều:
™ Về mặt môi trường:
− Giảm thiểu phí phạm và ô nhiễm.
− Kiểm tra mức nhạy cảm.
™ Về mặt thị trường:
− Nâng cao uy tín và hình ảnh của Doanh nghiệp với khách hàng, tạo ra hình
ảnh hợp tác tốt.
− Xóa bỏ các rào cản trong kinh doanh.
− Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt
động môi trường.
− Phát triển bền vững nhờ đáp ứng các yêu cầu của cơ quan Quản lý môi
trường và cộng đồng xung quanh.
− Tạo nhiều cơ hội trên con đường tiếp cận với thị trường quốc tế.

™ Về mặt kinh tế:
− Giảm thiểu mức sử dụng tài nguyên và nguyên liệu đầu vào.
− Giảm thiểu mức sử dụng năng lượng.
− Nâng cao hiệu suất các quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ.
− Giảm thiểu lượng rác thải tạo ra và chi phí xử lý.
− Tái sử dụng các nguồn lực/tài nguyên.
− Tránh các khoản tiền phạt về vi phạm yêu cầu pháp luật về môi trường.
− Giảm thiểu chi phí đóng thuế môi trường.
− Hiệu quả sử dụng nhân lực cao hơn nhờ sức khoẻ được đảm bảo trong môi
trường làm việc an toàn.
SVTH: Nguyễn Thị Nương

8


Xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 tại công ty CP XMHT 1

− Giảm thiểu các chi phí về phúc lợi nhân viên liên quan đến các bệnh nghề
nghiệp.
− Giảm thiểu tổn thất kinh tế khi có rủi ro và hoặc tai nạn xảy ra.
− Tạo ra các khoản thu từ chương trình này (bán phế liệu – phế phẩm).
™ Về mặt pháp lý
− Giảm rủi ro và trách nhiệm pháp lý: Các tổ chức được chứng nhận ISO
14001 ít gặp phải các vấn đề về môi trường hơn các tổ chức không được
chứng nhận.
− Cải thiện trình độ hiểu biết và ý thức tuân thủ các yêu cầu pháp luật cho các
nhân viên.
− Giảm áp lực từ các cơ quan chức năng, tạo uy tín cho Công ty.
™ Về mặt quản lý rủi ro:
− Nâng cao việc phòng ngừa các rủi ro và hạn chế thiệt hại do rủi ro gây ra.

− Điều kiện để giảm chi phí bảo hiểm.
− Dễ dàng trong làm việc với bảo hiểm về tổn thất và bồi thường.
™ Về mặt quản lý nhân sự
− Xây dựng các mối quan tâm về môi trường cho nhân viên, nâng cao ý thức
của mỗi nhân viên nhằm đem lại lợi ích chung cho tổ chức.
− Tạo môi trường làm việc tốt cho nhân viên => nâng cao năng suất lao động.
− Tăng cường sức khỏe cho nhân viên, thúc đẩy nề nếp làm việc tốt.
− Giúp lãnh đạo quản lý một cách hiệu quả hơn.
2.3.1.2 Được sự hỗ trợ từ phía Chính phủ và các tổ chức Quốc tế
Nhà nước đã có một số văn bản, chỉ thị hướng dẫn và khuyến khích các doanh
nghiệp áp dụng ISO 14001.
Việc giới thiệu các kiến thức cơ bản và hướng dẫn áp dụng HTQLMT theo ISO
14001 đã được phổ biến rộng rãi thông qua các tổ chức, các trung tâm trong cả nước.
2.3.1.3 Việt Nam gia nhập WTO
Khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) thì sẽ phải chấp
nhận những quy luật chung của thế giới. Do đó, các doanh nghiệp muốn vươn ra thị
trường quốc tế buộc phải cải tiến, nâng cao hiệu quả hoạt động môi trường thông qua
một hệ thống chung hướng dẫn việc Quản lý môi trường được Quốc tế công nhận.
SVTH: Nguyễn Thị Nương

9


Xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 tại công ty CP XMHT 1

Trong khi đó, tiêu chuẩn ISO 14001 là điều kiện giúp các doanh nghiệp cân bằng giữa
phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường nên nó sẽ là sự lựa chọn đúng đắn cho các
doanh nghiệp.
2.3.2 Khó khăn
2.3.2.1 Vấn đề nhận thức

Đối với doanh nghiệp: Nhận thức về HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 ở các
doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế.
Việc thiếu hiểu biết về tầm quan trọng của HTQLMT và hiệu lực kiểm soát kết
quả thực hiện môi trường từ các cơ quan quản lý nhà nước là một trong những nguyên
nhân hạn chế việc áp dụng ISO 14001 của các doanh nghiệp trong nước.
Có những công ty không quan tâm tới việc thu nhận những thông tin về các tiêu
chuẩn môi trường vì có thể họ xem chúng như một biện pháp của chính phủ nhằm gây
sức ép đối với các doanh nghiệp.
2.3.2.2 Các chi phí cho sự tuân thủ các tiêu chuẩn
Để áp dụng thành công tiêu chuẩn ISO 14001, tổ chức cần bỏ ra một khoản chi
phí khá cao cho việc thực hiện hệ thống này. Các chi phí có liên quan bao gồm:
− Chi phí cho việc xây dựng và duy trì một HTQLMT.
− Chi phí tư vấn.
− Chi phí cho việc đăng ký đánh giá chứng nhận với bên thứ ba.
Sự không sẵn có các nguồn lực tại chỗ và cơ sở hạ tầng đánh giá sự tuân thủ làm
tăng các chi phí cho việc tuân thủ theo các tiêu chuẩn đối với các nhà xuất khẩu. Họ có
thể bị buộc phải đăng ký bởi những nơi đăng ký nước ngoài và thuê các nhà tư vấn
nước ngoài có trình độ chuyên môn cần thiết để tiến hành đào tạo, xây dựng và kiểm
toán Hệ thống quản lý môi trường. Tất cả những việc này sẽ làm tăng các chi phí.
Nếu một công ty cần phải mua thiết bị công nghệ mới, điều đó sẽ làm tăng chi
phí. Chi phí cao liên quan tới việc thực hiện ISO 14001 sẽ là một hàng rào cản trở đối
với các công ty, đặc biệt là đối với các xí nghiệp công nghiệp quy mô vừa và nhỏ khi
họ thực hiện một Hệ thống quản lý môi trường.

SVTH: Nguyễn Thị Nương

10


Xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 tại công ty CP XMHT 1


2.3.2.3 Thiếu nguồn lực vá kinh nghiệm thực hiện.
Thông tin về các yêu cầu thị trường Quốc tế về chứng nhận HTQLMT đối với
các doanh nghiệp xuất khẩu cũng rất hạn chế. Do thiếu sự hợp tác và sự trao đổi thông
tin giữa các cơ quan tiêu chuẩn của nhà nước và các công ty thuộc khu vực tư nhân.
Thiếu nguồn lực như nguồn lực thông tin, vốn, công nghệ, nguồn nhân lực có
trình độ, cơ sở đào tạo các cố vấn có trình độ và các kiểm toán viên. Nên chưa thể đáp
ứng được các yêu cầu của các điều khoản ISO 14001 khi cần thay đổi trong cơ cấu và
hoạt động của một tổ chức.
2.3.2.4 Thiếu cơ sở hạ tầng
Nước ta tụt hậu so với các nước công nghiệp hoá trong việc xây dựng cơ sở hạ
tầng cấp chứng chỉ ISO 14001. Lý do chủ yếu là thiếu kinh phí và thiếu trình độ
chuyên môn. Do đó việc đánh giá sự tuân thủ hoặc là do các cơ quan cấp chứng chỉ đặt
tại các nước công nghiệp hoá hoặc do các cơ quan Quốc tế thực hiện.
Thiếu độ tin cậy và cơ sở hạ tầng cấp chứng chỉ là những hàng rào cản trở tiềm
tàng đối với các nhà xuất khẩu để có được chứng chỉ ISO 14001 tin cậy, cần cho việc
tham gia vào thương mại Quốc tế.

SVTH: Nguyễn Thị Nương

11


Xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 tại công ty CP XMHT 1

Chương 3
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG HÀ TIÊN 1
3.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty.
Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 là thành viên của Tổng công ty công nghiệp

Xi Măng Việt Nam. Tiền thân của Công ty là nhà máy Xi Măng Hà Tiên được xây
dựng từ năm 1960 và đưa vào hoạt động ngày 21-3-1964 với 2 cơ sở đặt ở 2 nơi:
− Tại Kiên Lương: Khai thác đá vôi và đất sét, sau khi nghiền và nung luyện
trở thành clinker được chở về Thủ Đức.
− Tại Thủ Đức: Nhận clinker và các phụ gia khác là thạch cao và puzolan,
nghiền thành xi măng bột, sau khi đóng bao, xi măng được xuất ra thị
trường.
Năm 1986, nhà máy tại Thủ Đức đã đưa thêm một dây chuyền nghiền xi măng
công suất 700.000 tấn/năm vào hoạt động.
Năm 1991, nhà máy tại Kiên Lương có thêm một dây chuyền nung clinker công
suất 1, 2 triệu tấn/năm và máy nghiền 500.000 tấn xi măng/năm.
Năm 1994: Hai nhà máy tách ra và đổi tên thành Công ty Xi Măng Hà Tiên 1
(Thủ Đức), và Hà Tiên 2 (Kiên Lương- Rạch Giá).
Năm 2006, Tổng công ty xi măng Việt Nam đã chỉ đạo Công ty Xi Măng Hà
Tiên 1 xây dựng phương án cổ phần hóa theo các quyết định, hướng dẫn hiện hành số
1477/QĐ-BXĐ ngày 22/12/2006 chính thức công nhận Công ty Cổ phần Xi Măng Hà
Tiên 1 được hoạt động theo giấp phép kinh doanh số 4.103.005.941 ngày 18/01/2007
do sở Kế hoạch Đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp.
Hiện nay Công ty đang triển khai 2 dự án nhằm tăng cường công suất sản xuất xi
măng :
− Dự án Nhà máy xi măng Bình Phước với công suất 1.760.000 tấn
clinker/năm và 2.000.000 tấn xi măng/năm.

SVTH: Nguyễn Thị Nương

12


Xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 tại công ty CP XMHT 1


− Dự án trạm tiếp nhận, nghiền và phân phối xi măng tại KCN Phú Hữu, Q9, Tp
HCM với công suất 1.000.000 tấn/năm.

3.1. 2. Vị trí địa lý
Tổng diện tích mặt bằng Công ty 115.510 m2, Công ty nằm tại Km8, Xa lộ Hà
Nội, phường Trường Thọ, quận Thủ Đức, Tp. HCM.
Nằm ở phía Đông Bắc Tp. HCM, cách trung tâm thành phố 12 km.
Phía Đông giáp xa lộ Hà Nội.
Phía Bắc giáp Công ty kho vận tải ngoại thương.
Phía Tây giáp kênh đào Rạch Chiếc.
Phía Nam giáp Công ty xây dựng số 1.
Cảng của Công ty Cổ phần xi măng Hà Tiên 1 dùng để tiếp nhận clinker, nguyên
liệu dài 456 m, kênh đào Rạch Chiếc có chiều rộng gần 42 m, sâu 8,5 m (khu vực sát
cảng), mực nước thấp nhất là -4, 5 m (đối với cốt 0 tại mặt bằng bến cảng). Cảng này
có khả năng tiếp nhận xà lan có tải trọng là 300 tấn từ sông Sài Gòn vào.
3.1.3. Cơ cấu tổ chức hành chính và nhân sự tại công ty
3.1.3.1 Sơ đồ tổ chức của Công ty (xem chi tiết phụ lục 1A).
3.1.3.2 Chức năng của các khối, phòng ban
Ngày 11/07/2007, Giám đốc Công ty đã ban hành Quyết định số 0951/HT1–
TCHC mô tả chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của các đơn vị trực thuộc Công ty CP
XMHT 1 như sau:
− Phòng Tổ chức – hành chánh : Quản lí về chuyên môn, công tác nhân sự,
hành chính , lễ tân , tiền lương trong Công ty
− Phòng Kế toán thống kê tài chính : Quản lí nguồn vốn và quỹ tiền mặt của
Công ty
− Phòng CLPT-XDCB : Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn ,
trung hạn, dài hạn và chiến lược phát triển của Công ty
− Phòng Dữ liệu điện toán : Xây dựng mô hình điện toán hóa , tổ chức triển
khai ứng dụng và quản lí mạng điện toán trong Công ty.
− Phòng Nghiên cứu triển khai :Quản lí và đề xuất các công nghệ mới, các

thay đổi, cải tiến, nâng cấp hoặc ứng dụng tiến bộ kĩ thuật trong quy trình
sản xuất theo hướng hiện đại hóa.
SVTH: Nguyễn Thị Nương

13


Xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 tại công ty CP XMHT 1

− Phòng Thí nghiệm-KCS : Quản lí và tổ chức công tác thí nghiệm. Đánh giá
và cung cấp số liệu trung thực, chính xác, đầy đủ, kịp thời của quá trình sản
xuất và quản lí chất lượng sản phẩm.
− Phòng Vật tư xuất nhập khẩu : Quản lí và thực hiện công tác xuất nhập
khẩu thiết bị , vật tư và sản phẩm của Công ty.
− Phòng Bảo vệ quân sự : Bảo vệ an ninh tài sản, trật tự an toàn trong Công ty
− Phân xưởng Khai thác đá : Tổ chức, quản lí thực hiện việc khai thác chế
biến và tồn trữ đá puzolan tại mỏ đá Vĩnh Tân.
− Phân xưởng Các sản phẩm mới : Tổ chức, quản lí, thực hiện việc sản xuất
các loại sản phẩm mới theo kế hoạch của Công ty.
− Xí nghiệp Xây dựng Hà Tiên 1: Sửa chữa, duy tu và xây dựng công trình
kiến trúc, hệ thống cấp thoát nước của công ty. Tổ chức, quản lý và thực
hiện công tác vệ sinh môi trường, chăm sóc và trồng mới cây xanh.
− Ban ISO-An toàn & Môi trường : Giám sát, tổng hợp và phân tích ảnh
hưởng của hoạt động sản xuất đối với môi trường xung quanh. Đề xuất các
biện pháp tối ưu để bảo vệ môi trường sản xuất và môi trường lao động.
− Trạm Y tế : Quản lí tình hình sức khỏe, bệnh tật của cán bộ trong Công ty,
quản lí và thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch, vệ sinh lao
động, phòng chống bệnh nghề nghiệp và bệnh xã hội.
− Phân xưởng Sản xuất xi măng : Tổ chức quản lí và thực hiện sản xuất các
chủng loại xi măng theo kế hoạch Công ty.

− Phân xưởng Sửa chữa cơ điện : Tổ chức, quản lí và thực hiện toàn bộ công
tác sửa chữa, duy tu về cơ khí, điện tử và điều khiển cho các máy móc thiết
bị, trang bị các phương tiện cơ giới và chuyên dùng … trong các dây
chuyền sản xuất của các đơn vị trực thuộc Công ty.
− Phân xưởng Sản xuất vỏ bao : Tổ chức, quản lí và thực hiện sản xuất các
loại vỏ bao xi măng theo đúng kế hoạch Công ty.

SVTH: Nguyễn Thị Nương

14


×