Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

NGHIÊN CỨU TÍNH KHẢ THI KHI ÁP DỤNG CDM VÀO DỰ ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TINH BỘT SẮN HỒNG PHÁT - HUYỆN CHÂU THÀNH - TỈNH TÂY NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (576.03 KB, 52 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG và TÀI NGUYÊN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU TÍNH KHẢ THI KHI ÁP DỤNG CDM
VÀO DỰ ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI
TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TINH BỘT SẮN HỒNG PHÁT HUYỆN CHÂU THÀNH - TỈNH TÂY NINH

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

ThS. VŨ THỊ HỒNG THỦY

PHẠM THỊ MỘNG TUYỀN
MSSV : 05149104

- 07/2009 -


Nghiên cứu tính khả thi khi áp dụng CDM vào dự án XLNT tại nhà máy chế biến tinh bột sắn Hồng Phát

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp - thử thách cuối cùng sau 4 năm học tập
tại giảng đường Đại học. Cùng với nổ lực của bản thân em đã nhận được rất nhiều sự
quan tâm, giúp đỡ từ gia đình, thầy cô và bạn bè. Em xin chân thành cảm ơn:
Các thầy cô khoa Môi trường và tài nguyên trường Đại học Nông Lâm Tp.Hồ
Chí Minh đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu và tận tình giúp đỡ em trong
suốt 4 năm học vừa qua.
Ban giám đốc công ty TNHH Hồng Phát đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp


những số liệu cần thiết để em hoàn thành khóa luận này.
Gia đình, người thân và bạn bè những người luôn giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập, là nguồn động viên rất lớn để tôi hoàn thành nội dung khóa luận này.
Cuối cùng em xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến Cô Vũ Thị Hồng Thủy, người đã
quan tâm và tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi để em thực hiện tốt khóa
luận tốt nghiệp này.
SV Phạm Thị Mộng Tuyền.

Trang ii


Nghiên cứu tính khả thi khi áp dụng CDM vào dự án XLNT tại nhà máy chế biến tinh bột sắn Hồng Phát

TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đối với Việt Nam, một nước đang phát triển thì sản xuất hàng tiêu dùng và
công nghiệp nhẹ là một trong những lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu. Nằm trong xu thế
đó thì chế biến tinh bột khoai mì là một ngành sản xuất phổ biến ở nước ta. Bên cạnh
những lợi ích về kinh tế được trông thấy thì vấn đề môi trường phát sinh từ lĩnh vực
này cũng rất đáng được quan tâm, đặc biệt là vấn đề xử lý nước thải. Tuy nhiên, với
điều kiện kinh tế, xã hội cũng như trình độ khoa học kỹ thuật của chúng ta hiện nay thì
đây là một vấn đề không dễ thực hiện trong một khoảng thời gian ngắn sắp tới.
Nghị định thư Kyoto với Cơ chế phát triển sạch (CDM) ra đời mở ra một hướng
đi mới cho vấn đề này. Khóa luận đi vào nghiên cứu tính khả thi khi áp dụng CDM
vào một dự án cụ thể là Dự án xử lý nước thải tại nhà máy tinh bột sắn Hồng Phát, tỉnh
Tây Ninh.
Để đánh giá cơ hội cũng như tính hiệu quả của CDM khi áp dụng vào dự án
này, khóa luận sẽ đề ra một số giả định và thực hiện các nội dung:
-

Thu thập các tài liệu về CDM và hoạt động dự án.


-

Xây dựng các viễn cảnh cho dự án.

-

Thực hiện tính toán mức giảm phát thải cũng như các yếu tố tài chính của dự án
khi có và không có áp dụng CDM.

-

Dựa vào kết quả tính toán được từ đó tiến hành phân tích, đánh giá mức độ hiệu
quả khi áp dụng CDM cho từng viễn cảnh của dự án.
Kết quả thu được cho thấy rằng việc áp dụng CDM đã làm cho dự án khả thi

hơn về mặt tài chính. Từ một dự án bị lỗ, không có khả năng thực hiện trở thành dự án
có thể thu hồi vốn và sinh lời. Từ đó cho thấy cơ hội áp dụng CDM vào các dự án xử
lý nước thải tinh bột sắn ở Việt Nam.

Trang iii


Nghiên cứu tính khả thi khi áp dụng CDM vào dự án XLNT tại nhà máy chế biến tinh bột sắn Hồng Phát

Mục Lục
Chương I TỔNG QUAN .....................................................................................................1
1.1 BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU............................................................................. 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 2
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 2

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................ 2
1.5 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI...................................................................................................... 3
Chương II TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH (CDM) VÀ TIẾN
TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN CDM .................................................................................4
2.1 KHÁI QUÁT VỀ CDM VÀ DỰ ÁN CDM ................................................................ 4
2.1.1 Nội dung cơ bản của CDM .................................................................................... 4
2.1.2 Những nguyên tắc cơ bản của CDM ..................................................................... 5
2.1.3 Các tiêu chí của dự án CDM tại Việt Nam............................................................ 5
2.2 CÁC GIAI ĐOẠN TIẾN HÀNH DỰ ÁN CDM......................................................... 7
Chương III MÔ TẢ HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN .....................................................................8
3.1 KHÁT QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH HỒNG PHÁT ................................................. 8
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................................ 8
3.1.2 Cơ cấu tổ chức tại nhà máy ................................................................................... 8
3.1.3 Quy trình công nghệ sản xuất ................................................................................ 9
3.1.3.1 Sơ đồ công nghệ .............................................................................................. 9
3.1.3.2 Thuyết minh sơ đồ công nghệ........................................................................ 10
3.1.4 Thiết bị, cơ sở vật chất hạ tầng ............................................................................ 12
3.1.5 Dịch vụ và các công trình phụ trợ ....................................................................... 13
3.1.5.1 Hệ thống xử lý nước thải ............................................................................... 13
3.1.5.2 Khu động lực ................................................................................................. 13
3.1.5.3 Kho lưu trữ .................................................................................................... 13
3.1.5.4 Trạm biến áp ................................................................................................. 13
3.2 HIỆN TRẠNG NƯỚC THẢI VÀ TÌNH HÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI ................... 13
3.2.1 Hiện trạng nước thải ............................................................................................ 13
3.2.1.1 Nước thải sinh hoạt ....................................................................................... 13
3.2.1.2 Nước thải sản xuất ........................................................................................ 14
3.2.2 Tình hình xử lý nước thải .................................................................................... 16
3.3 SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG DỰ ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG
PHƯƠNG PHÁP KỴ KHÍ............................................................................................... 16
Trang iv



Nghiên cứu tính khả thi khi áp dụng CDM vào dự án XLNT tại nhà máy chế biến tinh bột sắn Hồng Phát

3.3.1 Tên dự án ............................................................................................................. 17
3.3.2 Mô tả hoạt động dự án ......................................................................................... 17
3.3.2.1 Mục tiêu của hoạt động dự án....................................................................... 17
3.3.2.2 Tóm tắt hoạt động dự án ............................................................................... 17
3.3.2.3 Công nghệ của dự án .................................................................................... 18
3.3.2.4 Các lợi ích về phát triển bền vững của dự án ............................................... 20
Chương IV XÂY DỰNG CÁC VIỄN CẢNH CHO DỰ ÁN .........................................21
4.1 CÁC VIỄN CẢNH CỦA DỰ ÁN ............................................................................. 21
4.1.1 Các cơ sở để xây dựng viễn cảnh ........................................................................ 21
4.1.2 Các viễn cảnh được đề nghị................................................................................. 21
4.2 XÂY DỰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH ............................................................. 22
4.2.1 Tính toán phát thải cho dự án .............................................................................. 22
4.2.1.1 Tính toán cho viễn cảnh 1 ............................................................................. 22
4.2.1.2 Tính toán cho viễn cảnh 2 ............................................................................. 23
4.2.1.3 Tính toán phát thải cho viễn cảnh 3.............................................................. 25
4.2.1.4 Tính toán mức giảm phát thải cho viễn cảnh 3............................................. 27
4.2.2 Tính toán tài chính cho dự án .............................................................................. 28
4.2.2.1 Phương pháp tính.......................................................................................... 28
4.2.2.2 Các cơ sở và số liệu tính toán ....................................................................... 29
4.2.2.3 Kết quả tính toán ........................................................................................... 31
4.3 ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ VỀ VIỆC ÁP DỤNG CDM VÀO VIỄN CẢNH ..................... 32
4.3.1 Vấn đề môi trường ............................................................................................... 32
4.3.2 Vấn đề kinh tế...................................................................................................... 32
4.3.3 Vấn đề pháp lý ..................................................................................................... 33
Chương V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................34
5.1 KẾT LUẬN................................................................................................................ 34

5.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................................... 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Trang v


Nghiên cứu tính khả thi khi áp dụng CDM vào dự án XLNT tại nhà máy chế biến tinh bột sắn Hồng Phát

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Thiết bị, cơ sở vật chất hạ tầng............................................................................ 12
Bảng 3.2 Nồng độ các chất ô nhiễm đặc trưng trong nước thải sinh hoạt.......................... 14
Bảng 3.3 Chất lượng nước thải tinh bột sắn ....................................................................... 15
Bảng 4.1 Mức giảm phát thải của viễn cảnh 3.................................................................... 28
Bảng 4.2 Chi phí mua thiết bị của viễn cảnh 2 ................................................................... 30
Bảng 4.3 Chi phí hoạt động hàng năm của viễn cảnh 2...................................................... 30
Bảng 4.4 Chi phí nhiên liệu sử dụng của nhà máy ............................................................. 30
Bảng 4.5 Chi phí hoạt động hàng năm của viễn cảnh 3...................................................... 30
Bảng 4.6 Thu nhập từ việc bán CERs của viễn cảnh 3....................................................... 31
Bảng 4.7 Chỉ số tài chính đạt được của dự án .................................................................... 31
Bảng 4.8 Giá trị IRR của dự án........................................................................................... 31

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức tại nhà máy.................................................................................... 8
Hình 3.2 Sơ đồ công nghệ..................................................................................................... 9
Hình 3.3 Quy trình xử lý nước thải đang được áp dụng ..................................................... 16
Hình 3.4 Công nghệ của dự án ........................................................................................... 18

Trang vi



Nghiên cứu tính khả thi khi áp dụng CDM vào dự án XLNT tại nhà máy chế biến tinh bột sắn Hồng Phát

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.
CDM

Cơ chế phát triển sạch (Clean Development Mechanism)

BĐKH

Biến đổi khí hậu.

KNK

Khí nhà kính.

IPCC

Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu ( Intergovemental Panel on
Climate Change).

CER

Chứng chỉ giảm phát thải (Certified Emission Reductions)

EB

Ban chấp hành CDM quốc tế.

GWP


Hệ số làm ấm toàn cầu (Global Warming Pntential)

Trang vii


Nghiên cứu tính khả thi khi áp dụng CDM vào dự án XLNT tại nhà máy chế biến tinh bột sắn Hồng Phát

Chương I
TỔNG QUAN
1.1 BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU
Biến đổi khí hậu (BĐKH), mà trước hết là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển
dâng là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Thiên tai
và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác đang gia tăng ở hầu hết các nơi trên thế giới,
nhiệt độ và mực nước biển trung bình toàn cầu tiếp tục tăng nhanh chưa từng có đang là
mối lo ngại của các quốc gia trên thế giới.
Kể từ cuộc cách mạng công nghiệp đến nay các hoạt động của con người đã phát
thải ra nhiều loại khí nhà kính (KNK) như cacbondioxit (CO2), mêtan (CH4), oxit nitơ
(N2O) và một số loại khí công nghiệp khác ảnh hưởng xấu đến khí hậu toàn cầu. Việc
tăng nồng độ KNK dẫn đến việc tăng nhiệt độ trung bình trên trái đất, hiện tượng này gọi
là sự ấm lên toàn cầu và dẫn đến nhiều biến đổi khác của hệ thống khí hậu.
Ở Việt Nam, trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng
o

0,7 C, mực nước biển đã dâng khoảng 20 cm. Hiện tượng El-Nino, La-Nina ngày càng
tác động mạnh mẽ đến Việt Nam. BĐKH thực sự đã làm cho các thiên tai, đặc biệt là
bão, lũ, hạn hán ngày càng ác liệt. Theo tính toán, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể
o

tăng lên 3 C và mực nước biển có thể dâng 1 m vào năm 2100. Nếu mực nước biển dâng

2

1 m, khoảng 40 nghìn km đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập hàng năm, trong đó
90% diện tích thuộc các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập hầu như hoàn toàn (Bộ
TNMT, 2003).
BĐKH có ảnh hưởng đến nhiều vấn đề, bao gồm kinh tế quốc dân, phát triển xã
hội cũng như bảo vệ sinh thái và môi trường, năng lượng và tài nguyên nước, an ninh
lương thực và sức khỏe con người. BĐKH cũng liên quan chặt chẽ đến sự phát triển xã
hội loài người. Do đó BĐKH và những tác động tiêu cực của nó là mối quan tâm chung
của nhân loại và là một trong những vấn đề gây nhiều tranh luận nhất trong diễn đàn quốc
tế.

Trang 1


Nghiên cứu tính khả thi khi áp dụng CDM vào dự án XLNT tại nhà máy chế biến tinh bột sắn Hồng Phát

Hậu quả của BĐKH đối với thế giới nói chung và với Việt Nam nói riêng là
nghiêm trọng và là một nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo, cho việc
thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước. Nhận thức
rõ ảnh hưởng của BĐKH, Chính phủ Việt Nam đã sớm tham gia và phê chuẩn Công ước
Khung của Liên Hiệp Quốc về BĐKH và Nghị định thư Kyoto. Nhiều bộ, ngành, địa
phương đã triển khai các chương trình, dự án nghiên cứu, áp dụng các giải pháp công
nghệ làm giảm lượng KNK, nguyên nhân làm BĐKH. CDM là một hướng đi nhằm giải
quyết yêu cầu cần thiết và cấp bách đó.
Đề tài “Nghiên cứu tính khả thi khi áp dụng CDM vào dự án xử lý nước thải tại
nhà máy chế biến tinh bột sắn Hồng Phát, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh” được thực
hiện với mong muốn đánh giá tiềm năng áp dụng CDM vào hoạt động cụ thể là xử lý
nước thải.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu hướng đến của đề tài:
-

Tạo tiền đề cho việc nghiên cứu khả năng giảm phát thải KNK trong hoạt động xử
lý nước thải.

-

Xây dựng cơ sở, triển khai và đánh giá khả năng thực hiện dự án CDM trong hoạt
động xử lý nước thải tinh bột sắn.

1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Để thực hiện được các mục tiêu đề ra, đề tài thực hiện các nội dung cụ thể sau:
-

Nghiên cứu cơ sở lý thuyết thực hiện dự án CDM.

-

Tổng quan về Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Hồng Phát, huyện Châu Thành, tỉnh
Tây Ninh.

-

Xây dựng các viễn cảnh cho dự án.

-

Đánh giá tính khả thi khi thực hiện dự án CDM tại Nhà máy.


1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Thu thập các tài liệu về CDM có liên quan.
- Tiến hành tham quan, khảo sát thực tế tại nhà máy.
- Phân tích xử lý dữ liệu từ các số liệu thu thập được, tính toán theo các phương pháp
tính hiện hành.
- Đánh giá, dự báo dựa trên kết quả thu được từ quá trình xử lý dữ liệu.
Trang 2


Nghiên cứu tính khả thi khi áp dụng CDM vào dự án XLNT tại nhà máy chế biến tinh bột sắn Hồng Phát

1.5 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Do điều kiện tiếp cận tài liệu còn hạn chế nên một số số liệu được nêu trong đề tài
(như chi phí xây dựng, mua sắm trang thiết bị…) được tham khảo từ những dự án có quy
mô và tính chất tương đương. Các tính toán về tài chính cũng không dự báo được các
thay đổi về môi trường đầu tư cũng như những dự báo về nhu cầu mua-bán CERs trong
tương lai.
Ngoài ra, do kinh nghiệm thực tế áp dụng dự án CDM còn hạn chế, do đó các giá
trị tính toán, phân tích trong đề tài chưa thực sự hoàn chỉnh, mà chỉ nhằm làm rõ hơn
những lợi ích của việc áp dụng CDM cho hoạt động xử lý nước thải tinh bột sắn. Để xây
dựng một dự án CDM hoàn chỉnh trong thực tế cần có quá trình khảo sát và nghiên cứu
sâu hơn.

 
 
 

Trang 3



Nghiên cứu tính khả thi khi áp dụng CDM vào dự án XLNT tại nhà máy chế biến tinh bột sắn Hồng Phát

Chương II
TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH (CDM)
VÀ TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN CDM
2.1 KHÁI QUÁT VỀ CDM VÀ DỰ ÁN CDM
Cơ chế phát triển sạch (CDM) là cơ chế hợp tác quy định tại Điều 12 của Nghị
định thư Kyoto thuộc Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu. Cơ chế
phát triển sạch cho phép các tổ chức, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân của các nước
công nghiệp phát triển, các tổ chức quốc tế đầu tư vào các dự án nhằm giảm phát thải khí
nhà kính tại các nước đang phát triển, gọi là dự án Cơ chế phát triển sạch (dự án CDM)
để nhận được tín dụng dưới dạng các "Giảm phát thải được chứng nhận". Khoản tín dụng
này được dùng để tính vào chỉ tiêu giảm phát thải khí nhà kính của các nước công nghiệp
phát triển, giúp họ tuân thủ những cam kết về giảm phát thải định lượng nêu trong Nghị
định thư Kyoto.
Thực hiện dự án CDM, nước đang phát triển sẽ nhận được nguồn đầu tư mới từ
nước ngoài và tiếp nhận các công nghệ cao, thân thiện với môi trường, góp phần phát
triển kinh tế - xã hội bền vững, bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ thống khí hậu.
Dự án CDM thuộc loại dự án đầu tư, chủ yếu đầu tư từ nước ngoài, vì vậy các dự
án CDM tại Việt Nam chịu sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật của Việt Nam.
2.1.1 Nội dung cơ bản của CDM
CDM bao gồm những nội dung cơ bản sau:
-

Các công ty quốc doanh hoặc tư nhân ở các nước phát triển đầu tư vào các dự án ở
các nước đang phát triển để góp phần giảm phát thải KNK;

-

Thông qua đầu tư vào các nước đang phát triển, các nước phát triển có thể nhận

được “Giảm phát thải được chứng nhận” (CERs) để thực hiện cam kết giảm KNK
theo nghị định thư kyoto;

-

Giúp các nước đang phát triển cũng có thể tự đầu tư vào các dự án giảm phát thải
trong nước;

-

Các nước đang phát triển có thể bán các tín dụng phát thải thu được của mình cho
các nước phát triển dưới dạng CERs;
Trang 4


Nghiên cứu tính khả thi khi áp dụng CDM vào dự án XLNT tại nhà máy chế biến tinh bột sắn Hồng Phát

-

Các dự án này sẽ làm hiện đại hóa một số lĩnh vực ở các nước đang phát triển,
đồng thời đóng góp tích cực vào bảo vệ khí hậu toàn cầu.
Như vậy, thay vì cố gắng thực hiện giảm phát thải ngay tại nước mình bằng các

biện pháp như đầu tư, đổi mới, cải tiến công nghệ... với chi phí tốn kém hơn và hiệu quả
thường không cao, các nước công nghiệp phát triển sẽ tiến hành các dự án CDM đầu tư
vào các nước đang phát triển chưa bị ô nhiễm môi trường nặng, trình độ công nghệ chưa
cao để giảm phát thải với hiệu quả cao hơn. Nhờ thế, các nước công nghiệp hoá triển khai
các dự án CDM cũng được coi là đã thực hiện các cam kết của mình về giảm phát thải
định lượng theo Nghị định thư Kyoto, góp phần vào mục tiêu chung là giảm nồng độ
KNK trong khí quyển, hạn chế sự biến đổi khí hậu trái đất theo hướng bất lợi cho loài

người. Bằng cách này, các dự án CDM đem lại lợi ích môi trường và kinh tế cho cả hai
phía - phía các nước công nghiệp hoá (các nhà đầu tư dự án CDM) và phía các nước đang
phát triển.
2.1.2 Những nguyên tắc cơ bản của CDM
Một dự án CDM cần phải đáp ứng các nguyên tắc sau:
-

Dự án đề xuất phải chứng minh rằng hoạt động (mà nhờ đó giảm được phát thải
KNK) sẽ không xảy ra nếu không có dự án.

-

Dự án phải thúc đẩy phát triển bền vững của nước chủ nhà.
Vì mục tiêu đó, CDM được Ban chấp hành (EB) giám sát. EB chịu trách nhiệm

thẩm tra xem một đề xuất có phù hợp để trở thành dự án CDM hay không theo các tiêu
chuẩn của KP và theo hướng dẫn của Hội nghị các bên (COP).
Nước chủ nhà sẽ đánh giá xem dự án CDM đề xuất có góp phần vào sự phát triển
bền vững của nước mình hay không theo các tiêu chí đánh giá do nước chủ nhà đặt ra.
2.1.3 Các tiêu chí của dự án CDM tại Việt Nam
Những tiêu chí đầu tiên để kiểm tra, lựa chọn dự án CDM tại Việt Nam bao gồm:
tính bền vững, tính bổ sung và tính khả thi.
™ Tính bền vững
-

Dự án phải phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững quốc gia.

-

Phải phù hợp với các mục tiêu chiến lược phát triển ngành và địa phương.

Trang 5


Nghiên cứu tính khả thi khi áp dụng CDM vào dự án XLNT tại nhà máy chế biến tinh bột sắn Hồng Phát

™ Tính bổ sung
Phát thải KNK từ một hoạt động dự án CDM phải thấp hơn mức phát thải khi
không có dự án. Hoạt động dự án phải chứng minh rằng dự án sẽ không thực hiện được
nếu không có CDM. Tính bổ sung bao gồm:
-

Tính bổ sung về môi trường: kết quả giảm phát thải KNK mà dự án tạo ra so với
khi không có dự án.

-

Tính bổ sung về tài chính: tài chính của dự án không được làm giảm các quỹ hỗ
trợ chính thức (ODA).

™ Tính khả thi
-

Kết quả thực có thể đo lường được và mang lại lợi ích dài hạn có liên quan đến
việc giảm sự biến đổi khí hậu toàn cầu.

-

Bảo đảm có sự ủng hộ, hỗ trợ của Chính phủ, cơ quan chính quyền, cộng đồng địa
phương.


Trang 6


Nghiên cứu tính khả thi khi áp dụng CDM vào dự án XLNT tại nhà máy chế biến tinh bột sắn Hồng Phát

2.2 CÁC GIAI ĐOẠN TIẾN HÀNH DỰ ÁN CDM

Thiết kế dự án

Công bố Văn kiện thiết
kế dự án và nhận
thông tin phản hồi hồi

Phê chuẩn

Cơ quan thẩm quyền,
nhà đầu tư và các tổ
chức phi chính phủ

Thẩm định
Báo cáo Thẩm định

Xem xét (theo yêu cầu)
Công bố báo cáo giám sát
Đăng ký

Các bên tham gia dự án

Thực hiện dự án
Quan trắc và lập báo cáo

Xác nhận / Chứng nhận

Tổ chức tác nghiệp
Ban Chấp hành CDM

Báo cáo xác nhận
/chứng nhận

Cơ quan thẩm quyền CDM
quốc gia (DNA)

Xem xét (theo yêu cầu)
Cấp chứng thư CER

Trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án CDM:
• Thiết kế dự án: chủ yếu là chuẩn bị các văn kiện dự án để trình lên cơ quan thẩm
quyền quốc gia về CDM (DNA) và tổ chức thẩm định (DOE).
• Phê chuẩn dự án: được thực hiện ở cấp cao nhất là DNA của quốc gia sở tại, tuy
nhiên để có được thư chấp thuận dự án (LOA) thì ý tưởng và các văn kiện dự án
phải được thông qua từ các cấp chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư.
• Thẩm định: được thực hiện độc lập bởi các tổ chức thẩm định (DOE).
• Xem xét và cho đăng ký dự án: được thực hiện bởi ban chấp hành CDM quốc tế
(EB), sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ.
• Thực hiện dự án, giám sát và lập báo cáo: phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc
dự án, đảm bảo độ tin cậy của các kết quả đo lường, giám sát trong tiến trình thực
hiện dự án.
• Chứng nhận: được thực hiện bởi một tổ chức độc lập khác với tổ chức thẩm định,
tiến hành định kỳ theo yêu cầu của các bên tham gia dự án. Báo cáo chứng nhận là
căn cứ để EB cấp chứng thư giảm phát thải cho các bên tham gia dự án.
• Xem xét cấp chứng thư giảm phát thải: được thực hiện bởi EB dựa trên báo cáo

của DOE về kết quả chứng nhận hoạt động dự án trong giai đoạn tín dụng.
Trang 7


Nghiên cứu tính khả thi khi áp dụng CDM vào dự án XLNT tại nhà máy chế biến tinh bột sắn Hồng Phát

Chương III
MÔ TẢ HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN
3.1 KHÁT QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH HỒNG PHÁT
• Tên công ty: Công Ty TNHH Hồng Phát.
• Tên nhà máy: Nhà Máy Chế Biến Tinh Bột Sắn Hồng Phát.
• Địa chỉ: Ấp Sa Nghe - Xã An Cơ - Huyện Châu Thành - Tỉnh Tây Ninh.
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Nhà máy chế biến tinh bột sắn thành lập năm 1998 từ cơ sở sản xuất thủ công, từ
lúc thành lập với 10 công nhân, năm 2004 để giải quyết đầu ra cho sản lượng khoai mì
tại địa phương, cơ sở sản xuất khoai mì nhỏ lẻ đã thành lập nhà máy chế biến tinh bột sắn
Hồng Phát với 100 công nhân. Ngoài ra Công ty TNHH Hồng Phát còn kinh doanh cả
cao su với diện tích 5ha.
Nhà máy chế biến tinh bột sắn Hồng Phát có công suất 120 tấn sản phẩm/ngày,
xếp vị trí thứ 4 về quy mô công suất trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đối với các nhà máy cùng
ngành nghề. Hiện tại có 100 công nhân làm việc thường xuyên, thời điểm nguyên liệu
tăng thì tuyển thêm công nhân vụ mùa, đã góp phần giải quyết việc làm, nguồn nguyên
liệu cho người dân địa phương.
3.1.2 Cơ cấu tổ chức tại nhà máy
Giám Đốc

Kế Toán

Quản Đốc


Công Nhân

Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức tại nhà máy

Trang 8


Nghiên cứu tính khả thi khi áp dụng CDM vào dự án XLNT tại nhà máy chế biến tinh bột sắn Hồng Phát

Cơ cấu tổ chức của nhà máy khá đơn giản chỉ có 1 giám đốc, 1 kế toán, 1 quản
đốc. Kế toán và quản đốc được ủy quyền nên có thể chỉ đạo công nhân làm việc, ngược
lại công nhân cũng có thể phản ảnh trực tiếp lên trên.
3.1.3 Quy trình công nghệ sản xuất
3.1.3.1 Sơ đồ công nghệ
Khoai mì

Phân phối

Rửa

Nước

Băm và mài

Ly tâm tách bã

Ly tâm tách dịch




ép

Ly tâm vắt

Phơi khô

Sấy

Thức ăn gia súc

Làm nguội
Nước thải
Ao, hồ sinh học

Đóng bao &
bảo quản

Hình 3.2 Sơ đồ công nghệ

Trang 9


Nghiên cứu tính khả thi khi áp dụng CDM vào dự án XLNT tại nhà máy chế biến tinh bột sắn Hồng Phát

3.1.3.2 Thuyết minh sơ đồ công nghệ
™ Phân phối và bóc vỏ
-

Nguyên liệu từ bãi chứa được xe xúc đưa vào phễu phân phối, từ đây sắn được
chuyển lên thiết bị tách vỏ nhờ vào băng tải cao su.


-

Cấu tạo của thiết bị tách vỏ gồm những thanh sắt song song với nhau thành trọ
tròn rỗng có chứa các khe hở để bụi đất, tạp chất và vỏ gỗ rơi ra ngoài. Bên trong
thiết bị có lắp các gờ theo hình xoắn tròn với 1 động cơ dưới sự điều khiển của
công nhân để điều chỉnh lượng sắn thích hợp vào thiết bị rửa. Khi động cơ quay
thiết bị quay theo do đó nhờ lực ma sát giữa sắn với thành thiết bị và giữa các củ
sắn với nhau mà vỏ gỗ, đất đá rơi ra ngoài, còn sắn tiếp tục đi qua thiết bị rửa.

™ Rửa
-

Cấu tạo của thiết bị rửa gồm 2 thùng chứa hình máng, bên trong có các cánh
khuấy có tác dụng đánh khuấy và vận chuyển sắn đến băng tải, phía trên thiết bị có
lắp đặt hệ thống vòi phun nước để rửa nguyên liệu, phía dưới có các lỗ để đất đá,
vỏ và nước thoát ra ngoài.

-

Nguyên liệu sau khi xả xuống thùng, tại đây củ sắn được đảo trộn nhờ các cánh
khuấy gắn trên 2 trục quay nối với động cơ, phía trên có các vòi phun nước rửa
xuống, nhờ đó củ sắn được rửa sạch. Rửa xong củ sắn được cánh khuấy đẩy đến
băng tải cao su để vận chuyển đến thiết bị băm mài.

™ Băm và mài
+ Băm
- Sau khi sắn được rửa xong sẽ được băng tải chuyển đến máy băm, quá trình chặt
khúc nguyên liệu được tiến hành trong máy chặt khúc. Bộ phận chính của máy là
các dao gắn chặt vào trục quay nhờ động cơ, đáy thiết bị được gắn các tấm thép

đặt song song với nhau tạo nên những khe hở có kích thước đúng bằng bề dày của
lát cắt và đảm bảo không cho nguyên liệu rơi xuống dưới trước khi được chặt
thành các khúc nhỏ.
-

Nguyên liệu sau khi được chặt thành nhiều khúc nhỏ sẽ lọt qua các khe hở ở đáy
thiết bị và rơi vào máy mài.

Trang 10


Nghiên cứu tính khả thi khi áp dụng CDM vào dự án XLNT tại nhà máy chế biến tinh bột sắn Hồng Phát

+ Mài
- Quá trình mài xát được thực hiện trong máy mài. Cấu tạo của máy mài gồm 1 khối
kim loại hình trụ tròn, mặt ngoài của hình trụ lắp các răng cưa nhỏ, phía ngoài trục
có bao lớp vỏ thép cứng chịu lực khi máy hoạt động. Do bề mặt quay của máy mài
có dạng răng cưa và bản thân máy mài cũng có dạng răng cưa, do vậy tạo ra các
lực nghiền mài xát làm nhỏ nguyên liệu.
-

Nguyên liệu sau khi qua máy mài rơi vào hầm chứa chờ bơm qua bộ phận tách
xác.

™ Ly tâm tách bã
Dịch sữa tinh bột thu được từ máy mài sẽ được bơm qua thiết bị ly tâm tách bã.
Tại đây sơ bã và các phân tử lớn sẽ bị giữ lại trên lưới lọc để đưa sang máng sau đó hòa
với nước sạch đem đi lọc để chiết lần cuối nhằm thu hồi triệt để lượng tinh bột còn lại
trong bã. Phần dịch sữa tinh bột lọt qua lưới lọc chảy vào thùng chứa chờ bơm đi ly tâm
tách dịch.

™ Ly tâm tách dịch
Quá trình phân ly tách dịch bào được thực hiện trong máy ly tâm. Nguyên tắc làm
việc của máy là nhờ vào sự chênh lệch về tỉ trọng giữa dịch bào và tinh bột mà dùng lực
li tâm để tách dịch bào ra khỏi dịch sữa tinh bột. Dịch sữa tinh bột từ thùng chứa được
bơm qua 2 decanter, lưu lượng điều tiết cho vào 2 thiết bị này khoảng 20 – 25 m3/h. Khi
dịch sữa tinh bột vào bên trong thiết bị với tốc độ ly tâm lớn, tinh bột bị văng ra xung
quanh thành bên trong của thiết bị và được vít tải chạy ngược với thiết bị cào tinh bột ra
ngoài.
™ Ly tâm vắt
Sữa tinh bột thuần khiết sau khi chiết sẽ được bơm qua máy ly tâm vắt tách bớt
nước để thu tinh bột. Phần nước dịch lọt qua vải và lưới lọc của máy ly tâm có hàm lượng
tinh bột thấp, nhưng vẫn được đưa vào máy mài để thu hồi lượng tinh bột và tiết kiệm
được nguồn nước. Tinh bột thu được sau ky tâm có độ ẩm 31 - 34%.
™ Sấy
Tinh bột ướt thu được từ máy ly tâm được băng tải đưa sang vít tải. Vít tải vừa có
tác dụng chuyển tinh bột vừa có tác dụng làm tơi tinh bột ướt, nhằm tạo điều kiện cho
quá trình làm khô dễ dàng. Khi vào ống làm khô nhanh, tinh bột ướt sẽ được cuốn theo
Trang 11


Nghiên cứu tính khả thi khi áp dụng CDM vào dự án XLNT tại nhà máy chế biến tinh bột sắn Hồng Phát

luồng khí nóng và chuyển động dọc theo chiều dài của ống làm khô nhanh để đến
cyclone tách tinh bột. Trong quá trình chuyển động đó, một lượng ẩm của tinh bột sẽ
được tách ra làm giảm độ ẩm tinh bột xuống.
Để đạt được điều này thì cần phải kéo dài đường chuyển động của hỗn hợp bột và
khí. Sau khi qua các cyclone để tách tinh bột, tinh bột sẽ rơi vào máng góp bên dưới các
cyclone được vít tải và định hướng đưa sang làm nguội.
™ Quá trình làm nguội
Sau khi làm khô nhanh, tinh bột sẽ được quạt hút của hệ thống làm nguội sang các

cyclone làm nguội để tiếp tục tách một phần ẩm còn lại, đồng thời hạ nhiệt độ của tinh
bột thành phẩm xuống 33 – 35oC, với độ ẩm 10 - 12%.
™ Đóng bao & bảo quản
Đảm bảo kích thước và đồng nhất của tinh bột nhằm làm tăng chất lượng và giá trị
cảm quan của thành phẩm. Bột thành phẩm sau khi làm khô và làm nguội xong cần phải
cho vào bao kín bảo quản ngay vì bột dễ hút ẩm và nhiễm mùi. Việc đóng bao còn nhằm
tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo quản và vận chuyển.
3.1.4 Thiết bị, cơ sở vật chất hạ tầng
Bảng 3.1 Thiết bị, cơ sở vật chất hạ tầng
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

Hạng mục

Số lượng
1

4
1
1
1
2
3
1
1
2
1
1
1
1
1

Cân điện tử
Máy tách
Máy rửa
Máng chuyền
Bàn bóc vỏ
Băng tải
Máy mài
Máy ly trích tinh bột
Sàng (hình trụ)
Bể sữa
Máy tách phun
Bể lắng
Máy đóng gói bao bì
Máy bơm phân phối
Băng tải chuyển chất thải


Trang 12


Nghiên cứu tính khả thi khi áp dụng CDM vào dự án XLNT tại nhà máy chế biến tinh bột sắn Hồng Phát

3.1.5 Dịch vụ và các công trình phụ trợ
3.1.5.1 Hệ thống xử lý nước thải
Nhà máy đã có hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, bao gồm 18
ao, hồ sinh học với diện tích 50.000m2.
Nước thải từ các công đoạn sản xuất, nước rơi vãi, rò rỉ và vệ sinh nhà máy chảy
vào con mương và dẫn vào lần lượt 18 ao, hồ sinh học. Tại đây nước thải được lưu trong
10 ngày và thải bỏ trực tiếp ra nguồn tiếp nhận.
3.1.5.2 Khu động lực
Nhà máy chỉ có 1 lò sấy và một lò hơi được bố trí cạnh nhau nhằm giảm thất thoát
nhiệt trong quá trình cung cấp. Nhiên liệu cung cấp cho lò hơi là dầu FO.
3.1.5.3 Kho lưu trữ
Khu lưu trữ của nhà máy được bố trí rộng rãi với diện tích 2.500m2, nối thông với
khu vực đóng bao sản phẩm, với 2 cổng ra vào rất rộng thuận tiện cho các xe tải vào bốc
hàng vận chuyển đến nơi tiêu thụ.
3.1.5.4 Trạm biến áp
Năm 2004 nhà máy đã đầu tư mới tạm biến áp do nhu cầu sử dụng điện phục vụ
sản xuất, trước đây chỉ là cơ sở sản xuất thủ công nên sử dụng như mạng điện gia đình.
Trạm biến áp được lắp đặt cạnh kho lưu trữ với công suất 1.000 kwA.
3.2 HIỆN TRẠNG NƯỚC THẢI VÀ TÌNH HÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI
3.2.1 Hiện trạng nước thải
3.2.1.1 Nước thải sinh hoạt
Nhà máy có 100 công nhân hoạt động theo ca. Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh
khoảng 6m3/ngày. Nước thải chủ yếu chứa vi khuẩn, các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh
học, chất rắn lơ lửng. Nước thải sinh hoạt được thải trực tiếp ra môi trường.


Trang 13


Nghiên cứu tính khả thi khi áp dụng CDM vào dự án XLNT tại nhà máy chế biến tinh bột sắn Hồng Phát

Bảng 3.2 Nồng độ các chất ô nhiễm đặc trưng trong nước thải sinh hoạt
Chỉ tiêu

Đơn vị

Nồng độ
Nhẹ

Trung bình

Mạnh

mg CaCO3/l

50

100

200

mg O2/l

100


200

300

mg/l

30

50

100

mg O2/l

250

500

1.000

Chất rắn lơ lững (SS)

mg/l

100

200

350


Tổng chất rắn hoà tan (TDS)

mg /l

200

500

1.000

Tổng Nitơ Kjendahl (TKN)

mg/l

20

40

80

Tổng Cacbon hữu cơ (TOC)

mg /l

75

150

300


Tổng Photpho

mg/l

5

10

20

Độ kiềm
BOD5
Chloride
COD

(Nguồn: Davis Cornwell, “Introduction to Environmental Engineering”, 1998)
3.2.1.2 Nước thải sản xuất
™ Nguồn phát sinh
-

Từ công đoạn rửa củ, bóc vỏ bao gồm: chặt cuống củ, rửa và bóc vỏ lụa. Sau khi
qua song chắn rác, nước thải còn chứa nhiều cặn chủ yếu là đất, cát, các tạp chất
cơ học…, hàm lượng các chất hữu cơ thấp, pH ít biến động (trong khoảng 6,5 ÷
7,5).

-

Từ công đoạn trích ly và ép bã: ô nhiễm nước chủ yếu tập trung ở công đoạn này.
Nước thải chứa tinh bột, xơ mịn, protein, cặn không tan, hợp chất cyanua. Do chứa
nhiều hợp chất hữu cơ nên nước thải có COD, BOD, SS cao.


-

Từ công đoạn ly tâm lấy tinh bột ướt: Hỗn hợp lỏng (nước + bột) sau khi phân ly
làm sạch được tách nước nhờ máy ly tâm, lượng nước tách ra ở công đoạn này
không đáng kể.
Theo thiết kế của dây chuyền công nghệ, nước thải từ công đoạn trích ly và phân

ly được tuần hoàn toàn bộ, tái sử dụng cho phân đoạn rửa củ, bóc vỏ. Nước thải ép bã
đưa trở lại công đoạn chặt cuống. Mặc dù nước cấp cho nhiều công đoạn, nhưng hầu hết
nước thải đều tập trung sau công đoạn bóc vỏ, rửa củ.

Trang 14


Nghiên cứu tính khả thi khi áp dụng CDM vào dự án XLNT tại nhà máy chế biến tinh bột sắn Hồng Phát

Bảng 3.3 Chất lượng nước thải tinh bột sắn
Chỉ tiêu
PH
COD
BOD5
SS
N tổng
P tổng

Đơn vị

Kết quả


mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l

4,2 – 5,1
9.700 – 18.650
6.200 – 15.800
2.300 – 3.000
94 - 453
0,39 – 17,5

Tiêu chuẩn loại C
(5945 : 2005)
5-9
400
100
200
60
8

Nguồn: Sở khoa học công nghệ Bình Định
™ Mức độ tác động lên môi trường và con người
Trong thành phần nước thải có chứa hàm lượng cyanure rất cao, từ 10 - 40 mg/lít
tùy theo loại củ sắn. Mùi thối đặc trưng từ nước thải sắn giống như mùi phân mèo, gây
buồn nôn.
Độc tính của nước thải gây ra bởi sự hiện diện của glycoside, hợp chất này dễ bị
thủy phân thành glucose, acetone và acid cyanide, nếu không được xử lý, khi thải ra môi
trường sẽ gây tác hại trực tiếp đến hệ thủy sinh vật. Nước thải ngấm xuống đất gây ô

nhiễm nước ngầm, chảy tràn vào đồng ruộng gây ô nhiễm môi trường đất làm thay đổi
đặc tính đất và năng suất cây trồng. Trong quá trình phân hủy, nước thải còn có thể tạo
môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật có hại phát triển
Nước thải có pH thấp do : nước thải của quá trình chế biến ngũ cốc nói chung
cũng như quá trình sản xuất tinh bột sắn nói riêng đều chứa thành phần chính là
cacbohydrate, dưới tác dụng của vi sinh vật, các cacbohydrate này bị oxy hóa đồng thời
bị thủy phân thành các axit hữu cơ, từ đó làm pH của nước thải giảm.
Do đặc điểm sinh hóa và cấu trúc tế bào, mô cây sắn có khả năng tiết ra axit
cyanhydric trong quá trình thủy phân một số glucosid có trong tất cả các bộ phận của cây
(thân, lá, củ). Hàm lượng gây ngộ độc là 1,4mg cho 1kg thể trọng . CN- kết hợp với men
kytocrom làm men này ức chế khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu, nên các cơ quan
của cơ thể bị thiếu oxy có thể làm ngừng thở và gây tử vong.

Trang 15


Nghiên cứu tính khả thi khi áp dụng CDM vào dự án XLNT tại nhà máy chế biến tinh bột sắn Hồng Phát

3.2.2 Tình hình xử lý nước thải
Hiện nay, nhà máy đã thực hiện phân luồng nước thải theo đặc tính để xử lý sơ bộ
trước khi nhập chung vào xử lý trong các hồ sinh học. Hệ thống xử lý nước thải của nhà
máy bao gồm 18 hồ sinh học với diện tích 50.000m2, tại đây nước thải sẽ được lưu trong
10 ngày trước khi thải trực tiếp ra nguồn tiếp nhận.
Nước thải sinh
hoạt sau tự hoại

Nước thải
nghiền, lọc thô

Nước thải


Nước thải
rửa củ, tách vỏ

lọc tinh

Song chắn rác
Song chắn rác

Bể lắng (B)

Bể lắng (A)

Các hồ kỵ khí
Các hồ hiếu khí

Hồ ổn định
Nguồn tiếp nhận

Hình 3.3 Quy trình xử lý nước thải đang được áp dụng
Đáng lưu ý là do các hồ xử lý nước thải không được chống thấm tốt, nên đã có
hiện tượng thấm, rò rỉ nước thải ra mương thoát nước, gây ra ô nhiễm cục bộ. Ngoài ra,
việc phân hủy kỵ khí các chất ô nhiễm trong nước thải cũng tạo ra một lượng khí thải gây
ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm cục bộ.
3.3 SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG DỰ ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG
PHƯƠNG PHÁP KỴ KHÍ
Với những vấn đề về nước thải và hệ thống xử lý hiện hữu tại nhà máy được đặt
ra như trên để giải quyết được vấn đề này cần thiết phải xây dựng dự án xử lý nước thải
bằng phương pháp kỵ khí có thu hồi và tận dụng khí sinh học.


Trang 16


Nghiên cứu tính khả thi khi áp dụng CDM vào dự án XLNT tại nhà máy chế biến tinh bột sắn Hồng Phát

3.3.1 Tên dự án
Xử lý nước thải bằng phương pháp kỵ khí tại Nhà máy chế biến tinh bột sắn Hồng
Phát.
3.3.2 Mô tả hoạt động dự án
3.3.2.1 Mục tiêu của hoạt động dự án
• Bằng cách lắp đặt bể kỵ khí và thu hồi khí sinh học, tổng lượng phát thải CO2 từ
khí mê tan sinh ra trong quá trình xử lý bằng các hồ chứa hở hiện hữu phát tán vào
trong không khí sẽ được giảm đi đáng kể.
• Khí sinh học được thu hồi từ bể kỵ khí sẽ được sử dụng để tạo ra nhiệt năng thay
thế cho dầu FO làm nhiên liệu sấy bột cho nhà máy. Từ đó lượng phát thải khí
CO2 từ việc đốt nhiên liệu sẽ giảm đi.
3.3.2.2 Tóm tắt hoạt động dự án
Công ty TNHH Hồng Phát với năng lực sản xuất 120 tấn tinh bột sắn/ngày, ước
tính khoảng 36.000 tấn tinh bột/năm, đã thải ra khoảng 2.400m3 nước thải mỗi ngày từ
quá trình sản xuất tại nhà máy. Hoạt động của dự án tập trung vào việc lắp đặt bể kỵ khí
với khả năng tách riêng khí sinh học cho hệ thống xử lý nước thải hữu cơ của nhà máy
chế biến tinh bột sắm của Công ty TNHH Hồng Phát.
Trong hoạt động của dự án, khí sinh học sẽ được thu hồi từ bể kỵ khí của cụm
thiết bị phân hủy mê tan. Khí sinh học được thu hồi sẽ được sử dụng như một nguồn
nhiên liệu cho các thiết bị cung cấp năng lượng nhiệt, bao gồm nồi hơi và lò đốt cho quá
trình sản xuất tinh bột sắn.
Tại nhà máy hệ thống xử lý nước thải hiện hữu bao gồm các bể chứa hở lưu nước
thải trong một thời gian dài vì vậy các hợp chất hữu cơ có trong nước thải phân hủy tạo ra
một lượng lớn khí mê tan phát thải vào trong khí quyển. Dầu FO được dùng làm nhiên
liệu trong lò đốt hiện tại và điện năng tiêu thụ của nhà máy được cung cấp từ lưới điện.

Trong hoạt động của dự án, một lượng lớn khí CO2 được giảm đi bằng cách hạn
chế luợng phát thải khí mê tan không kiểm soát từ các hồ xử lý hở hiện hữu, và bằng cách
thay thế nhiên liệu FO bằng khí sinh học được thu hồi.

Trang 17


Nghiên cứu tính khả thi khi áp dụng CDM vào dự án XLNT tại nhà máy chế biến tinh bột sắn Hồng Phát

Như vậy, hoạt động dự án bao gồm hai loại hình chính:
1. Thu hồi khí mêtan từ quá trình xử lý nước thải.
2. Thay thế nhiên liệu trong lò đốt hiện tại bằng khí sinh học thu hồi được.
3.3.2.3 Công nghệ của dự án

Nhà máy

Bể tiếp nhận

Nước thải
Khí biogas
Dòng nhiệt
Nhiên liệu

( Hiện hành)

Các thiết bị lắp đặt trong dự án
Hệ thống đốt

Bể phân hủy kỵ
khí


Thiết bị khử lưu
huỳnh

Nồi hơi

Lò đốt

Dầu FO

Các hồ kỵ khí

( Hiện hành)

Hơi nước

Lò đốt

Dầu FO

Nhiệt

( Hiện hành)

Các hồ hiếu khí

( Hiện hành)

Hình 3.4 Công nghệ của dự án.
Phạm vi của dự án bao gồm việc lắp đặt thêm các thiết bị lên men mêtan, các thiết

bị khử lưu huỳnh và các thiết bị phát sinh năng lượng vào trong hệ thống thiết bị xử lý
nước thải hiện hành.
Bể phân hủy kỵ khí có thu hồi mê tan sẽ được sử dụng trong hoạt động dự án. Đây
là cụm thiết bị chính của hoạt động dự án. Công nghệ này đã được áp dụng tại nhiều quốc
gia phát triển cho quá trình phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải và sinh khí mê
tan, loại khí có thể sử dụng để sản xuất năng luợng. Quá trình phân huỷ các hợp chất hữu
cơ được thực hiện trong bể phân hủy kỵ khí có hiệu quả cao hơn đối với các quá trình lên
men mê tan tự nhiên khác mà thường được áp dụng ở các nước đang phát triển.

Trang 18


×