Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Nâng cao khả năng thắng thầu (các gói thầu xây lắp trong nước) của Tổng công ty lắp máy Việt Nam LILAMA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (705.17 KB, 76 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Ngô Thắng Lợi
LỜI CAM ĐOAN

Tên em là

: Phạm Tiến Đạt

Sinh viên lớp : Kinh tế Kế hoạch 48A
Em xin cam đoan nội dung đề tài dưới đây là những nghiên cứu của riêng
em, dựa trên những hướng dẫn của giáo viên và cán bộ hướng dẫn tại cơ sở thực
tập. Những số liệu, dẫn chứng, hình vẽ, bảng biểu… là hoàn toàn trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng.
Hà nội, ngày 08 tháng 05 năm 2010.
Sinh viên

Phạm Tiến Đạt

Phạm Tiến Đạt

Lớp: Kế hoạch 48A


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Ngô Thắng Lợi

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ công nhân viên của Tổng Công ty
Lắp máy Việt Nam LILAMA, dặc biệt là các ngân viên phòng Kinh tế - kĩ thuật


Tổng công ty đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập. Em cũng xin gửi lời cảm ơn
của mình đến toàn bộ cán bộ giáo viên trong Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã
giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại trường. Và đặc biệt cảm ơn những thầy
cô trong khoa Kế hoạch & Phát triển đã giúp em có những kiến thức vững chắc để
em hoàn thành được đề tài này. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
PGS.TS. Ngô Thắng Lợi, đã hướng dẫn và chỉ bảo em tận tình trong suốt quá trình
nghiên cứu chuyên đề tốt nghiệp này.

Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên

Phạm Tiến Đạt

Phạm Tiến Đạt

Lớp: Kế hoạch 48A


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Ngô Thắng Lợi
MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG

Phạm Tiến Đạt

Lớp: Kế hoạch 48A



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Ngô Thắng Lợi

LỜI MỞ ĐẦU
Sau hơn 20 năm đổi mới, cùng với quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế nền
kinh tế Việt Nam đã có những thay đổi quan trọng. Đặc biệt việc trở thành thành
viên thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới WTO, đã mở ra cho nền kinh tế nước
ta rất nhiều cơ hội, các doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm được
nhiều cơ hội kinh doanh mới, nhưng bên cạnh đó cũng gặp không ít khó khăn gặp
phải sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, gay gắt hơn.
Trong những năm gần đây, hòa cùng với những sự biến đổi to lớn đó, các
ngành, lĩnh vực kinh tế đều có những bước phát triển đáng kể. Trong đó phải kể đến
ngành công nghiệp xây dựng nước ta. Đây là một ngành thu hút rất nhiều lao động,
đóng góp một tỉ lệ lớn vào GDP và nhận được nhiều sự quan tâm của Chính Phủ.
Việt Nam là một nước đang phát triển nên nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng cho sự
phát triển của đất nước là rất cao, điều này tạo điều kiện cho ngành công nghiệp xây
dựng phát triển. Để triển khai thực hiện tốt các dự án, công trình có vốn đầu tư lớn
đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng thi công, thì việc đấu thầu là hình thức cạnh tranh
tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh.
Hoạt động đấu thầu đã ngày càng trở nên phổ biến, hoạt động này mang lại hiệu quả
tốt nhất cho cả chủ đầu tư và các doanh nghiệp đồng thời cho cả xã hội. Các doanh
nghiệp đều có khả năng thể hiện năng lực của mình. Chính vì vậy sự cạnh tranh
ngày càng trở nên gay gắt trong ngành công nghiêp xây dựng đặc biệt trong đấu
thầu
Chính vì thực tế đó, qua thời gian thực tập ở tổng công ty lắp máy Lilama, và
qua quá trình tìm hiểu tài liệu, em thấy rằng đấu thầu là một hoạt động rất quan
trọng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của công ty. Vì vậy, em đã chọn đề tài:
“Nâng cao khả năng thắng thầu (các gói thầu xây lắp trong nước) của Tổng
công ty lắp máy Việt Nam LILAMA” làm đề tài nghiên cứu.

Chuyên đề tốt nghiệp của em gồm 3 phần:
Phần I: Sự cần thiết của việc nâng cao khả năng thắn thầu của Tổng công ty
lắp máy Việt Nam Lilama

Phạm Tiến Đạt

Lớp: Kế hoạch 48A


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Ngô Thắng Lợi

Phần II: Đánh giá thực trạng thắng thầu của các gói thầu xây lắp của Lilama
trong thời gian qua
Phần III: Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu (các gói thầu
xây lắp trong nước) của Tổng công ty lắp máy Lilama
Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài, do còn hạn chế về mặt nhận
thức cũng như thời gian và thông tin nên đề tài của em không thể tránh khỏi những
thiếu sót vì vậy em rất mong nhận được sự sửa chữa, đóng góp của thầy cô giáo để
đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn
PGS.TS Ngô Thắng Lợi cùng các cán bộ công nhân viên của Tổng công ty lắp máy
Việt Nam - LILAMA đã giúp đỡ em rất nhiệt tình để em có thể hoàn thành luận văn
tốt nghiệp này.

Phạm Tiến Đạt

Lớp: Kế hoạch 48A



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Ngô Thắng Lợi

PHẦN I
SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC NÂNG CAO KHẢ NĂNG THẮNG THẦU CỦA
TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM LILAMA.

1.1.Tổng quan về Tổng công ty Lắp máy Việt Nam LILAMA
1.1.1.Thông tin về Tổng công ty Lắp máy Việt Nam LILAMA
Tên công ty
Tên : Tổng công ty Lắp máy Việt Nam
Tên viết tắt: LILAMA
Tên giao dịch quốc tế: Việt Nam Machinery Installation Corporation
Logo:

Địa chỉ giao dịch
Trụ sở : 124 Minh Khai- Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội.
Tel: (84) 04 8633067
04 8632059
Fax: 84.04.8638104
Email:
Webside:
a) Chức năng, nhiệm vụ
Tổng công ty Lắp máy Việt Nam là Tổng công ty Nhà nước, có các chức
năng, nhiệm vụ chính được quy định như sau:

Phạm Tiến Đạt


Lớp: Kế hoạch 48A


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Ngô Thắng Lợi

- Các lĩnh vực thi công lắp đặt máy móc, thi công các công trình dân dụng,
công nghiệp, giao thông thủy lợi, thủy điện, bưu điện, công trình kỹ thuật hạ tầng đô
thị và khu công nghiệp, các công trình đường dây và trạm biến thế điện có cấp điện
áp 500KV
- Kinh doanh phát triển nhà, tư vấn xây dựng: sản xuất và chế tạo thiết bị
công nghiệp xây dựng, vật liệu xây dựng.
-

Xuất khẩu lao động, vật tư thiết bị công nghệ về lắp máy và xây dựng

Tiến hành các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật liên
doanh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước phù hợp với luật pháp và chính
sách của Nhà nước.
- Tổ chức quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
công nghệ và công tác bồi dưỡng cán bộ công nhân trong Tổng công ty.
Tổng công ty Lắp máy Việt Nam là đơn vị chuyên tham gia cung cấp vật tư,
thiết bị, và xây lắp các công trình công nghiệp, dân dụng trong và ngoài nước.
LILAMA là công ty chuyên ngành về lắp máy, song LILAMA cũng không ngừng tổ
chức sản xuất, mở rộng và đa dạng hóa các ngành nghề khác có liên quan đến ngành
Lắp máy, bao gồm:
-

Lắp máy


-

Tư vấn, thiết kế

-

Chế tạo và lắp đặt thiết bị công nghệ

-

Xây dựng

-

Xuất khẩu lao động, vật tư thiết bị công nghệ về lắp máy và xây dựng

-

Đào tạo cán bộ công nhân kỹ thuật

b)Quá trình hình thành và phát triển của Tông công ty Lắp máy Việt Nam
LILAMA
Tổng công ty lắp máy Việt Nam (tên gọi tắt LILAMA), là doanh nghiệp nhà
nước được thành lập vào ngày 01/02/1960 từ 3 đơn vị Lắp máy lớn nhất lúc đó là
Công ty Lắp máy Hà Nội (tiền thân là Cục cơ khí điện nước), Công trường Lắp máy
Hải Phòng, Công trường Lắp máy Việt Trì, với sứ mệnh khôi phục nền kinh tế đất
nước bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh. Trong những năm từ năm 1975, LILAMA

Phạm Tiến Đạt


Lớp: Kế hoạch 48A


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Ngô Thắng Lợi

đã lắp đặt rất nhiều nhà máy thuỷ điện từ Thác Bà, Ninh Bình đến các nhà máy
của khu công nghiệp Việt Trì, Thượng Đình… Góp phần quan trọng trong quá
trình xây dựng XHCN ở Miền Bắc.
Sau chiến tranh đất nước với muôn vàn khó khăn, nền kinh tế bị tàn phá
nặng nề. Cơ sở vật chất kĩ thuật yếu kém. Năm 1975, đất nước hoàn toàn thống
nhất, vượt lên muôn vàn khó khăn của cơ chế quản lý tập chung, quan liêu bao
cấp, tiếp đến là sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thi trường vào những năm
90. LILAMA đã lắp đặt thành công và đưa vào sử dụng hàng nghìn công trình
lớn nhỏ trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế đất nước như thuỷ điện Hoà Bình, Trị
An, xi măng Bỉm Sơn (Thanh Hoá), Kiên Lương, các trạm biến áp truyền tải
điện 500KV Bắc - Nam…
Cuối năm 1995, LILAMA chuyển sang hoạt động theo mô hình tổng công ty,
LILAMA đã có những bước đột phá ngoạn mục sang lĩnh vực chế tạo thiết bị và kết
cấu thép cho các công trình công nghiệp và đã thực hiện thành công các hợp đồng
chế tạo thiết bị cho các nhà máy : ximăng ChinFon (Hải Phòng), Nghi Sơn (Thanh
Hoá), Hoàng Mai (Nghệ An)…trị giá hàng trăm triệu USD. Thực hiện chủ trương
của Đảng và Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ về việc đổi mới sắp xếp lại các
doanh nghiệp Nhà nước, ngày 01/12/1995, ngành lắp máy lại một lần nữa chuyển
đổi mô hình hoạt động, theo đó liên hiệp các xí nghiệp lắp máy được đổi thành
Tổng công ty lắp máy Việt Nam. Đây là một bước ngoặt, một sự thay đổi lớn về
chất của các các doanh nghiệp lớn của Nhà nước nói chung và Tổng công ty lắp
máy Việt Nam nói riêng. Nhà nước đã trao nhiều quyền hơn để các Tổng công ty

chủ động kinh doanh, tự chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn.
Trong những năm qua bằng sự lớn mạnh về mọi mặt và những đóng góp to
lớn về mọi mặt của mình cho nên năm 2000 LILAMA đã được nhà nước tin tưởng
và giao làm tổng thầu EPC ( Thiết kế, cung cấp và xây lắp toàn bộ nhà máy hay nói
cách khác là hình thức “chìa khoá trao tay”) thực hiện các dự án Nhiệt điện Uông Bí
300MW, nhiệt điện Cà Mau (chu trình hỗn hợp) 720MW và thắng thầu gói 2 và 3
nhà máy lọc dầu Dung Quất…từ khảo sát thiết kế đến chế tạo thiết bị và tổ chức
quản lý xây lắp. Chính sự kiện này đã đưa LILAMA lên một tầm cao mới, trở thành
nhà thầu EPC đầu tiên của đất nước, giành lại ngôi vị làm chủ từ các nhà thầu nước
ngoài, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam đã chính thức trở thành
thành viên thứ 150 của tổ chức Thương Mại thế giới WTO. LILAMA đã khẳng

Phạm Tiến Đạt

Lớp: Kế hoạch 48A


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Ngô Thắng Lợi

định được khả năng này bằng việc đứng đầu các tổ hợp các nhà thầu quốc tế, đấu
thầu và thắng thầu hợp đồng EPC dự án xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất trị
giá lên tới 230triệu USD.
Sau gần 50 năm hoạt động, với 20.000 CBCNV của 20 công ty thành viên, 1
Viện nghiên cứu công nghệ Hàn, 2 trường đào tạo CNKT, với đội ngũ trên 2.500 kỹ
sư và 2.000 thợ hàn có chứng chỉ quốc tế yêu nghề được trang bị đầy đủ phương
tiện thiết kế, chế tạo, thi công tiên tiến và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn ISO 9001-2000 ở Tổng công ty , ISO 9002 tại các công ty thành viên,
LILAMA sẽ thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển của mình là trở thành Tập

đoàn Công nghiệp nặng LILAMA – LHI.

Phạm Tiến Đạt

Lớp: Kế hoạch 48A


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Ngô Thắng Lợi

1.1.3 Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của Tổng công ty.
Bảng 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản trị của Tổng công ty lắp máy
Việt Nam LILAMA

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
TỔNG GIÁM ĐỐC

CÁC PHÒNG BAN
CHỨC NĂNG

Các VPĐD
tổng công ty
trong và
ngoài nước

Công ty
thành viên
100% vốn

Nhà Trong
Nước đó :

Các ban
Quản Lý Dự
Án

Các Ban Dự
Án

Các đơn vị
Các Công Ty
Các Công
phu thuộc(Nguồn: LILAMA.com.vn)
Cổ Phần
Ty Liên Kết

Các BĐH,
VPĐD
Lilama tại
công trường

Các
Trường
Đào tạo

Hội Đồng Quản Trị bao gồm chủ tịch hội đồng quản trị Nguyễn Đình Hải và
03 thành viên hội đồng quản trị (Tổng giám đốc- ông Phạm Hùng, trưởng ban kiểm
soát-ông Nguyễn Đình Chi,trưởng phòng thẩm định-ông Nguyễn Văn Tiến)
Ban Tổng Giám Đốc gồm Tổng Giám Đốc Phạm Hùng, và 06 Phó Tổng


Phạm Tiến Đạt

Lớp: Kế hoạch 48A


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Ngô Thắng Lợi

Giám Đốc.
Các Phòng ban chức năng: bao gồm các phòng ban chức năng khác nhau :
Phòng Kinh Tế Kỹ Thuật, Ban tài Chính Kế Toán, Phòng Kế Hoạch Đầu tư, Văn
Phòng cơ quan Tổng công Ty, Phòng Quản Lý Máy, Phòng Tổ chức Lao Động,
Phòng Thẩm Định, Phòng Thanh tra - Pháp Chế, Phòng Thị Trường và Phát Triển
Dự Án, Phòng Đào Tạo, Trung Tâm Công Nghệ Thông tin, Phòng Thi Đua - Tuyên
Truyền, Viện công nghệ hàn…
Hiện nay tổng công ty lắp máy Việt Nam có 20 công ty thành viên, 13 công ty
liên kết, 2 công ty liên doanh và 2 trường đào tạo công nhân kỹ thuật, 1 trung tâm
nghiên cứu khoa học kỹ thuật xây lắp, văn phòng đại diện LILAMA tại thành phố
Hồ Chí Minh, văn phòng đại diện tại Hàn Quốc, Matxcơva.
1.1.4. Tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty
a) Tình hình sản xuất kinh doanh giai đoạn 2006-2010
Bảng 2: Tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty giai đoạn 2006 – 2010
TT

TH năm
2006

TH năm

2007

TH năm
2008

TH năm
2009

KH năm
2010

(2006-2010)

B

1

2

3

4

5

6

10.410.218

15.007.181


16.029.236

16.762.129 18.119.900

76.328.664

11.844.909 12.454.401

55.389.341

A
I

Tổng cộng

Các chỉ tiêu chủ yếu

Giá trị SXKD
(Tr. đồng)

1

GTSX Xây lắp

8.195.429

10.709.144

12.185.459


2

GTSXCN.VLXD

1.391.248

2.796.320

2.744.381

4.001.782

4.664.981

15.598.712

3

Giá trị tư vấn

350.727

479.023

276.300

61.927

63.120


1.231.097

4

Giá trị SXKD khác

472.814

1.022.693

823.096

853.511

937.399

4.109.513

386.739

231.786

262.405

143.278

322.258

1.346.466


II

Kim ngạch XNK
(1.000$)

1

Kim ngạch nhập khẩu

378.239

194.542

225.645

81.704

251.966

1.132.096

2

Kim ngạch xuất khẩu

8.500

37.244


36.759

61.574

70.292

214.369

Nguồn: Ban Tài chính – Kế toán Tổng công ty LILAMA

Phạm Tiến Đạt

Lớp: Kế hoạch 48A


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Ngô Thắng Lợi

Nhìn lại chặng đường 15 năm triển khai thực hiện chiến lược phát triển, đặc
biệt là giai đoạn 2006-2010, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam đã có những bước
phát triển vượt bậc với những kết quả đạt được như sau:
- Tổng giá trị sản xuất kinh doanh ước thực hiện giai đoạn 2006-2010 là
76.328,66 tỷ đồng, gấp 4,56 lần so với thời kỳ 2000-2005. Giá trị sản xuất kinh
doanh đã tăng từ 10.410,2 tỷ đồng năm 2006 lên đến 18.119,9 tỷ đồng năm 2010
(tăng 1,74 lần so với năm 2006). Tăng trưởng bình quân thời kỳ 2006-2010 là
15,91%:
+ Giá trị xây lắp: đã tăng từ 8.195 tỷ đồng năm 2006 lên đến 12.454,4 tỷ đồng
năm 2010 (tăng 1,52 lần so với năm 2006), đạt tốc độ tăng trưởng bình quân
11,7%/năm, chiếm 72,57% cơ cấu tổng giá trị sản lượng.

+ Giá trị sản xuất công nghiệp đã tăng từ 1.319 tỷ đồng năm 2006 lên đến
4.665 tỷ đồng năm 2010 (tăng 3,35 lần so với năm 2006), đạt tốc độ tăng trưởng
bình quân 40,38%/năm, chiếm 20,4% cơ cấu tổng giá trị sản lượng.
+ Giá trị tư vấn bình quân hàng năm đạt 246 tỷ đồng, chiếm 1,6% cơ cấu tổng
sản lượng
+ Giá trị sản xuất kinh doanh khác năm 2010 tăng gấp 2 lần so với năm 2006,
đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 27,57%/năm, chiếm 5,38% cơ cấu tổng giá trị sản
lượng.
+ Kim ngạch XNK giai đoạn 2006-2010 là 1,346,5 tỷ USD, tăng 3,52 lần so
với 2001-2005, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 13,16%/năm, trong đó: Kim ngạch
nhập khẩu chiếm 84% và có xu hướng ngày càng giảm, xuất khẩu chiếm 16% và
ngày càng tăng cao. Nhập khẩu năm 2006 là 378,2 triệu USD nhưng đến năm 2010
chỉ còn 252 triệu USD do tỷ lệ nội địa hoá chế tạo thiết bị trong nước ngày càng tăng
lên. Kim ngạch xuất khẩu năm 2006 là 8,5 triệu USD đã tăng lên 70,3 triệu USD vào
năm 2010, tăng gấp 8,27 lần, đạt tốc tộ tăng trưởng bình quân là 104,6%/ năm.
Thành công nhất trong giai đoạn 2006-2010 là LILAMA là đã hoàn thành bàn
giao các Dự án Tổng thầu EPC, dự án trọng điểm quốc gia như: Nhà máy nhiệt điện
Cà Mau 1, Cà Mau 2, Nhơn Trach 1, xi măng Thăng Long, Sông Thao, Lọc dầu
Dung Quất, Trung tâm Hội nghị Quốc gia… và đang triển khai Dự án Nhà máy
nhiệt điện Vũng áng 1, Nhơn Trạch 2, thuỷ điện Hủa Na, xi măng Đô Lương... Các
công trình sau khi hoàn thành bàn giao đến nay đều hoạt động tốt, ổn định, đảm bảo
công suất thiết kế. Tại các công trình này, LILAMA đã đảm nhận hầu hết công tác
chế tạo thiết bị trong nước, đạt tỷ lệ nội địa hoá khoảng 50-75% về khối lượng,

Phạm Tiến Đạt

Lớp: Kế hoạch 48A


Chuyên đề tốt nghiệp


GVHD: PGS.TS. Ngô Thắng Lợi

chiếm 35-50% về giá trị toàn nhà máy; Đã mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều Tập
đoàn nổi tiếng trên thế giới như Mishubishi, Huyndai, Technip, Simen, Misutomo…
để cùng liên doanh đấu thầu, thi công công trình và thành lập các Công ty hoạt động
tại Việt Nam cũng như nước ngoài nhằm tăng cường năng lực về tư vấn thiết kế, ổn
định và phát huy khả năng thương mại, xuất nhập khẩu… Đây là giai đoạn mà Tổng
công ty Lắp máy Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế của mình trên thị trường trong
nước và thế giới, đưa LILAMA ngày càng ổn định, phát triển.
b) Tình hình tài chính của Tổng công ty giai đoạn 2006-2010:
Bảng 3: Tình hình tài chính của Tổng công ty giai đoạn 2006 – 2010
STT

Chỉ tiêu
(tr đồng)

TH 2006

TH 2007

TH 2008

TH 2009

TH 2010

Tổng cộng

1


Doanh thu

6.850.146 10.596.136 11.330.291 12.450.226 13.446.244 54.673.223

2

Lợi nhuận

76.681

181.789

172.285

282.987

300.000

1.013.742

3

Nộp ngân
sách

145.625

189.423


286.316

290.812

324.000

1.236.176

4

Vốn chủ sở
hữu

303.435

526.686

581.047

716.000

850.000

2.977.168

5

Tổng giá trị
tài sản


10.264.901 11.510.357 11.338.344 12.586.000 13.500.000 59.199.602

Nguồn: Ban Tài chính – Kế toán Tổng công ty LILAMA
Tình hình tài chính của Tổng Công ty giai đoạn 2006-2010 đã có sự tăng
trưởng rõ rệt, tất cả các chỉ tiêu đều có tăng trưởng cao, ổn định:
+ Tổng doanh thu giai đoạn 2006-2010 là 54.673 tỷ đồng, bằng 5,52 lần so với
thời kỳ 2001-2005, trong đó doanh thu dự kiến năm 2010 đạt 13.446 tỷ đồng, gấp
1,96 lần doanh thu năm 2006, tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn
2006-2010 là 20%.
+ Tổng lợi nhuận giai đoạn 2006-2010 là 1.013,7 tỷ đồng, bằng 9,16 lần so với
thời kỳ 2001-2005, trong đó lợi nhuận dự kiến năm 2010 là 300 tỷ đồng, gấp 3,91
lần lợi nhuận năm 2006, đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn
2006-2010 là 50,5%.
+ Tổng số tiền nộp Ngân sách nhà nước giai đoạn 2006-2010 là 1.236,2 tỷ
đồng, bằng 5,43 lần so với thời kỳ 2001-2005, trong đó nộp Ngân dự kiến năm 2010
đạt 324 tỷ đồng, tăng 2,2 lần so với năm 2006, đạt mức tăng trưởng bình quân hàng
năm giai đoạn 2006-2010 là 23,5%.

Phạm Tiến Đạt

Lớp: Kế hoạch 48A


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Ngô Thắng Lợi

+ Vốn chủ sở hữu của Tổng công ty tăng từ 303 tỷ đồng năm 2006 lên 850 tỷ
đồng năm 2010, tăng 2,8 lần so với năm 2006, đạt mức tăng trưởng bình quân hàng
năm giai đoạn 2006-2010 là 31,5%.

Bảng 4 : Tổng hợp tên và địa chỉ các ngân hàng thương mại hợp tác với Lilama

STT

TÊN NGÂN HÀNG

ĐỊA CHỈ

1

Công Thương Hoàn Kiếm

37 Hàng Bồ, Hà Nội

2

Công Thương Việt Nam

108 Trần Hưng Đạo, Hà Nội

3

Ngoại Thương Việt Nam

198 Trần Quang Khải, Hà Nội

4

TMCP Quân Đội


28A Điện Biên Phủ, Hà Nội

5

SGD NH Đầu tư & PTVN

194 Trần Quang Khải, Hà Nội

6

NN&PTNT Láng Hạ

24 Láng Hạ, Hà Nội

7

NN&PTNT Tây Hà Nội

Nguyễn Lương Bằng, Hà Nội

8

ĐT&PTVN Hà Nội

Lê Thánh Tông, Hà Nội

9

NN&PTNT Chợ Mơ


Bạch Mai, Hà Nội

10

Ngân hàng ANZ

14 Lê Thái Tổ, Hà Nội

c) Tình hình đầu tư phát triển
 Đầu tư xây dựng cơ bản
Trong giai đoạn 2006-2010, Tổng công ty đã và sẽ đầu tư 66 dự án, với tổng
mức đầu tư là 40.629,8 tỷ đồng, trong đó :
+ Số dự án đã hoàn thành : 32 dự án
+ Số dự án đang triển khai đầu tư : 18 dự án
+ Số dự án sẽ khởi công mới trong năm 2010 : 9 dự án
+ Số dự án chuyển chủ đầu tư mới : 07 dự án
Uớc tính giai đoạn 2006-2010, toàn Tổng công ty thực hiện đầu tư đạt 9.367
tỷ đồng, bình quân hàng năm đầu tư hơn 1.873 tỷ đồng.
Nhìn chung thời gian qua, đầu tư xây dựng cơ bản của Tổng công ty đã đạt
được những thành quả đáng kể, tất cả các Dự án đều được thực hiện nghiêm túc
theo đúng trình tự đầu tư xây dựng hiện hành. Các Dự án được xây dựng trên cơ sở
Đề án quy hoạch phát triển của ngành và định hướng phát triển của Tổng công ty

Phạm Tiến Đạt

Lớp: Kế hoạch 48A


Chuyên đề tốt nghiệp


GVHD: PGS.TS. Ngô Thắng Lợi

Lắp máy Việt Nam, được cân đối hợp lý giữa các nguồn vốn, nhu cầu thị trường,
nhu cầu tăng năng lực thi công...
Đối với những dự án đầu tư xây dựng có tổng mức đầu tư lớn, sau khi có
quyết định phê duyệt đầu tư Dự án, Tổng công ty đã thành lập Ban quản lý dự án
theo quy định để theo dõi, giám sát công tác quản lý chất lượng, tiến độ thực hiện.
Tất cả các Dự án đều được phê duyệt đầu tư, lập Kế hoạch đấu thầu, triển khai lựa
chọn nhà thầu theo đúng quy định. Việc lựa chọn nhà thầu cung cấp thiết bị, xây lắp
căn cứ vào kế hoạch đấu thầu và giá gói thầu được duyệt thông qua các hình thức
đấu thầu rộng rãi, hạn chế, chào hàng cạnh tranh và được triển khai một cách
nghiêm túc, khách quan theo đúng quy chế, trình tự của Luật đấu thầu hiện hành.
Giai đoạn 2006-2010, Tổng công ty dự kiến đưa vào khai thác 32 dự án, các
dự án triển khai đầu tư đạt được yêu cầu về chất lượng công trình, sau khi hoàn tất
đầu tư đã được kiểm toán, quyết toán bàn giao lại cho Tổng công ty hoặc các đơn vị
thành viên khai thác và bổ sung tăng tài sản.
Đánh giá hiệu quả đầu tư các dự án
Các dự án hoàn thành đi vào hoạt động đã mang lại hiệu quả kinh tế xã hội,
tạo công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động; chủ động phương tiện thi công,
năng lực chế tạo…, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng cũng như khẳng định vị thế
và năng lực của LILAMA trong và ngoài nước.
+ Đối với các Nhà máy cơ khí chế tạo hoàn thành đưa vào sử dụng đã hỗ trợ
đắc lực cho việc chế tạo, gia công cơ khí, kết cấu thép…, đáp ứng tốt yêu cầu công
việc và tiến độ của các công trình của Tổng công ty và các Công ty con.
+ Đối với các dự án mua sắm máy móc thiết bị thi công, máy công cụ gia
công, chế tạo cơ khí đã đáp ứng kịp thời về số lượng, công nghệ, phục vụ chế tạo,
lắp đặt thiết bị các công trình EPC, công trình trọng điểm quốc gia và các đơn hàng
chế tạo xuất khẩu.
+ Đối với các dự án đầu tư xây dựng trụ sở văn phòng - nhà ở đã bố trí đủ
văn phòng làm việc cũng như nhà ở cho cán bộ CNV LILAMA và nhu cầu kinh

doanh cho thuê trụ sở, văn phòng làm việc.
+ Đối với các dự án bất động sản đã đáp ứng nhu cầu nhà ở cho cán bộ
LILAMA và nhu cầu nhà ở của xã hội.
 Đầu tư ra ngoài doanh nghiệp
Tính đến 30/6/2009, Tổng công ty (Công ty mẹ) đã đầu tư góp vốn:
1.750.787 triệu đồng, trong đó:
+ Đầu tư vào Công ty con (20 Công ty) 792.885 triệu đồng
+ Đầu tư vào Công ty liên doanh (02 Công ty) 35.802 triệu đồng
+ Đầu tư vào Công ty Liên kết (13 Công ty)
650.097 triệu đồng

Phạm Tiến Đạt

Lớp: Kế hoạch 48A


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Ngô Thắng Lợi

+ Đầu tư dài hạn khác
272.043 triệu đồng
Cơ cấu nguồn vốn đầu tư như sau:
+ Vốn Nhà nước tại các Công ty khi cổ phần hoá:
202,342 tỷ đồng
+ Thặng dư vốn cổ phần khi cổ phần hoá các Cty:
60,080 tỷ đồng
+ Góp vốn bằng quyền sử dụng đất:
26,318 tỷ đồng
+ Góp vốn bằng thương hiệu LILAMA:

6,000 tỷ đồng
+ Giá trị cổ phiếu thưởng của HABUBANK:
65,602 tỷ đồng
+ Góp bằng tiền:
1.390, 445 tỷ đồng
Đánh giá hiệu quả đầu tư góp vốn vào các Công ty:
+ Đối với Công ty con:
Năm 2008, Hầu hết các công ty con của Tổng công ty đều hoạt động hiệu
quả, cổ tức chi trả bình quân đạt khoảng 12%. Tuy nhiên, năm 2008 TCT vẫn còn
03 đơn vị SXKD thua lỗ là: Công ty CP LILAMA Hà Nội, Công ty CP tôn mạ màu
Việt Pháp và Công ty CP tư vấn quốc tế LHT; trong 6 tháng đầu năm 2009 Công ty
CP tôn mạ màu Việt Pháp và Công ty CP tư vấn quốc tế LHT chưa có lợi nhuận.
+ Đối với Công ty liên doanh:
Công ty TNHH 2 thành viên tư vấn thiết kế CIMAS: SXKD có lợi, cổ tức
luỹ kế thu được là 2,85 tỷ đồng.
Công ty cơ khí và xây dựng POSLILAMA: Năm 2007 và 2008, SXKD đã
bắt đầu có lợi. Tuy nhiên lỗ luỹ kế của Công ty còn rất lớn 20,577 triệu USD.
+ Đối với Công ty liên kết:
- Công ty cổ phần Cơ điện và Môi trường LILAMA (EME) được thành lập từ
năm 2007 đến nay đã hoạt động ổn định và có hiệu quả. Cổ tức năm 2008 là 10%,
kế hoạch năm 2009 đạt 12%.
- Công ty Bảo hiềm hàng không chi trả cổ tức năm 2008 là 5,22%.
- Các Công ty liên kết còn lại đều đang trong giai đoạn thực hiện đầu tư các
dự án, chưa phát sinh doanh thu và lợi nhuận. Do vậy, chưa thể đánh giá được hiệu
quả đầu tư.
+ Đầu tư dài hạn khác:
- Ngân hàng HABUBANK: Đến 30/6/2009, số tiền LILAMA đã đầu tư bằng
tiền mặt là: 195,9 tỷ đồng. Cổ phiếu thưởng và cổ tức nhận được từ HABUBANK
là 110,653 tỷ đồng (cổ tức 45,051 tỷ đồng, cổ phiếu thưởng 65,602 tỷ đồng)
- Công ty CP chứng khoán Công nghiệp và Thương mại VN mới thành lập.

d) Công tác sắp xếp đổi mới doanh nghiệp và tình hình tăng vốn điều lệ,
điều chỉnh vốn nhà nước trong các Công ty cổ phần
Thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 3 BCH Trung ương Đảng khoá IX
ngày 24/9/2001 và các văn bản của Chính phủ, Bộ Xây dựng về việc tiếp tục sắp
xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của Doanh nghiệp Nhà nước. Tổng
công ty đã thành lập Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp và Tổ chuyên

Phạm Tiến Đạt

Lớp: Kế hoạch 48A


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Ngô Thắng Lợi

viên giúp việc, thực hiện xong việc cổ phần hoá 14 đơn vị thành viên, chuyển 01
đơn vị thành Công ty TNHH một thành viên, đồng thời tiếp nhận, sáp nhập một số
đơn vị mới làm đơn vị thành viên của Tổng công ty theo đúng các quy định của Nhà
nước và Bộ Xây dựng.
Tổng vốn góp của công ty mẹ vào các Công ty con cổ phần hoá đến
30/6/2009 là 457.624.171.000 đồng trên tổng vốn điều lệ 741.984.130.000 đồng.
Trong 14 Công ty con cổ phần hoá, đã có 13 Công ty tăng vốn điều lệ, nâng tổng vốn
điều lệ tại thời điểm chuyển đổi 238.982.550.000 đồng lên 741.984.130.000 đồng.
Việc tăng số vốn góp vào các Công ty con đã cổ phần hoá của Công ty mẹ
đảm bảo tỷ lệ nắm giữ cổ phần chi phối nhằm tạo ra sức mạnh tập trung, thống nhất
trong quản lý điều hành sản xuất kinh doanh và định hướng phát triển chung toàn
Tổng công ty.
Hiện nay 04 công ty con đã niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán là
Lilama10, Lilama 69-1, Lilama 69-2, Lilama 45-3. Các công ty khác đang hoàn

thành thủ tục để đăng ký niêm yết, giao dịch.
Nhìn chung, sau khi cổ phần hoá, các công ty đã nhanh chóng ổn định tổ
chức theo cơ cấu mới như bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh, sắp xếp lại
nhân sự, tổ chức cơ cấu phòng ban hợp lý, SXKD hiệu quả, xây dựng các Quy chế
hoạt động của công ty… Tình hình tài chính của các Công ty con đã có sự thay đổi
rõ rệt, ổn định, phát triển. Nhiều công ty con đã mở rộng hoạt động sang lĩnh vực
mới, thành lập các chi nhánh, văn phòng đại diện nhằm mở rộng thị trường, tăng
việc làm và cơ hội đầu tư.
1.2. Tổng quan về đấu thầu xây lắp
1.2.1 Đặc điểm của đấu thầu xây lắp (so với các loại đấu thầu khác)
a) Khái niệm và đặc điểm chung của đấu thầu
Đấu thầu là hoạt động gắn liền với nền kinh tế thị trường. Thuật ngữ đấu
thầu xuất hiện từ rất lâu trên thế giới và đã trở nên quen thuộc với Việt Nam trong
vài chục năm trở lại đây. Đấu thầu giúp cho người mua mua được hàng hoá , công
trình hay dịch vụ mình cần một cách tôt nhất hay nói một cách khác là sử dụng
đồng tiền của mình một cách hiệu quả nhất.
Theo quan niệm của người chủ thầu thì đấu thầu là một quá trình lựa chọn
nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu (chủ thầu) trên cơ sở cạnh tranh
giãu các nhà thầu.

Phạm Tiến Đạt

Lớp: Kế hoạch 48A


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Ngô Thắng Lợi

Theo quan niệm của nhà thầu, đấu thầu là một cuộc cạnh tranh gay gắt giữa

các nhà thầu để nhân được dự án cung cấp các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ từ bên
mời thầu nhằm thu lợi nhuận cho các nhà thầu.
Theo Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 có quy định: “Đấu thầu là quá trình
lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu
thuộc các dự án quy định tại điều 1 của Luật, trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh,
công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế”.
Có thể thấy, trong nền kinh tế thị trường, người mua tổ chức đấu thầu để
người bán (các nhà thầu) cạnh tranh nhau. Mục tiêu của người mua là có được hàng
hóa và dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu của mình về kỹ thuật, chất lượng và chi phí
thấp nhất. Mục đích của nhà thầu là giành được quyền cung cấp hàng hóa dịch vụ
đó với giá đủ bù đắp các chi phí đầu vào và đảm bảo mức lợi nhuận cao nhất có
thể.Trên cơ sở những khái niệm đó về đấu thầu mà chúng ta có thể thấy những đặc
điểm cơ bản của đấu thầu như sau:
Thứ nhất đấu thầu với bản chất là một hoạt động mua bán . Tuy nhiên đây
là một hoạt động mua bán đặc biệt , vì khi đó người mua (hay còn gọi là bên mời
thầu) có quyền lựa chọn cho mình người bán (hay còn được gọi là nhà thầu) tốt nhất
một cách công khai và theo một quy trình nhất định .
Thứ hai , đấu thầu mang tính cạnh tranh gay gắt, do vậy mà hoạt động này
chỉ có trong nền kinh tế thị trường khi xã hội đã phát triển đến một mức tương đối
ổn định. Lúc này người ta phải cạnh tranh với nhau để giành khách hàng - tức là
những người mua, còn khách hàng được tuỳ ý lựa chọn người bán phù hợp với yêu
cầu và chủng loại hàng hoá mà mình cần mua.
b) Các lọai hình đấu thầu(đấu thầu xây dựng cơ bản)
Trong đấu thầu xây dựng cơ bản có 4 loại đấu thầu chủ yếu sau:
+ Đấu thầu tuyển chọn tư vấn : Là quá trình đấu thầu nhằm tuyển chọn một
công ty hoặc một cá nhân tư vấn có kinh nghiệm chuyên môn để thực hiện các công
việc có liên quan trong quá trình chuẩn bị đầu tư và thực hiên đầu tư.
+ Đấu thầu mua sắm hàng hoá(vật tư thiết bị): Là quá trình lựa chọn nhà thầu
cung cấp những loại vật tư thiết bị phù hợp đáp ứng các yêu cầu của dự án đầu tư.
+ Đấu thầu lựa chọn đối tác để thực hiện dự án: Là quá trình lực chọn các

đối tác phù hợp, có khả năng thực hiện toàn bộ những công việc có liên quan đến dự

Phạm Tiến Đạt

Lớp: Kế hoạch 48A


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Ngô Thắng Lợi

án từ chuẩn bị đầu tư và xây dựng, cung ứng vật tư thiết bị, xây dựng và lắp đặt, thu
xếp các nguồn vốn.
+ Đấu thầu xây lắp : Là quá trình lựa chọn nhà thầu phù hợp, thực hiện các
công việc xây dựng và lắp đặt các công trình đáp ứng các yêu cầu của dự án đầu tư.
Đấu thầu xây lắp là một phương thức mà trong đó chủ đầu tư tổ chức sự cạnh
tranh giữa các nhà thầu (Doanh nghiệp xây dựng) với nhau nhằm lựa chọn nhà thầu
có khả năng thực hiện những công việc có liên quan tới quá trình xây dựng và lắp
đặt các thiết bị công trình, hạng mục công trình,… thoả mãn tốt nhất các yêu cầu
của chủ đầu tư.
c) Đặc điểm của đấu thầu xây lắp
Do chỉ nghiên cứu về hoạt động đấu thầu xây lắp của Tổng công ty Lắp máy
Việc Nam LILAMA nên chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu về đấu thầu xây lắp.
Đấu thầu xây lắp là hình thức đấu thầu phổ biến đối với các doanh nghiệp
xây dựng ở Việt Nam, nó mang những đặc điểm sau:
- Là quá trình chủ yếu có ở giai đoạn thực hiện dự án (khi mà những ý tưởng
đầu tư được thể hiện trong báo cáo nghiên cứu khả thi sẽ trở thành hiện thực) và khi
sang đến giai đoạn vận hành kết quả đầu tư (nếu chủ đầu tư có nhu cầu sửa chữa
nâng cấp)
- Nhà thầu phải thực hiện trước một phần công việc bằng vốn của mình.

- Nhà thầu xây dựng luôn phải làm việc tại một địa điểm cố định có ghi trong
hồ sơ mời thầu. Điều này là một ràng buộc pháp lý đối với hoạt đông đấu thầu.
- Nhà thầu tư vấn có thể là một cá nhân song nhà thầu xây dựng phải là một
tổ chức có tư cách pháp nhân quy định trong luật đấu thầu số 61/2005/QH11.
- Việc xem xét đánh giá năng lực của nhà thầu xây dựng dựa trên hai nội
dung chính , đó là: về tài chính và kĩ thuật . Và năng lực tài chính bao giờ cũng
được quan tâm trước tiên đo đặc điểm thứ 2 (cũng là đặc điểm quan trọng nhất
của đấu thầu xây lắp): nhà thầu phải thực hiện trước một phần công việc bằng
vốn của mình.
1.2.2.Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng thắng thầu các gói thầu xây
lắp.
a) Nhóm nhân tố liên quan đến năng lực nội tại của Công ty
Năng lực tài chính của Công ty
Trong nền kinh tế trị trường, bên cạnh chữ tín thì năng lực tài chính là vật
đảm bảo tốt nhất đối với cac quan hệ làm ăn. Trong đấu thầu xây lắp, năng lực tài

Phạm Tiến Đạt

Lớp: Kế hoạch 48A


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Ngô Thắng Lợi

chính là nhân tố quan trọng đầu tiên, quyết định khả năng thắng thua của nhà thầu.
Trong hai yếu tố được đem ra xem xét trong suốt quá trình đấu thầu là tài chính và
kĩ thuật thì năng lực tài chính của công ty quyết định 70% xem công ty thắng hay
thua ở gói thầu đó.
Đấu thầu gần như là một cuộc thi. Khi tham gia đấu thầu, một công ty xây

dựng – nhà thầu có thể chứng minh năng lực tài chính của mình một cách rõ ràng và
chắc chắn hơn các công ty khác, tức là đã nắm chắc trong tay phần thắng.
Máy móc thiết bị, năng lực thi công của Công ty.

Máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh là bộ phận của tài sản cố định
có giá trị lớn thời gian sử dụng lâu dài và có đặc điểm tham gia vào nhiều chu trình
sản xuất. Khi tham gia vào quá trình sản xuất bị hao mòn dần dần và chuyển dịch
từng phần vào chi phí sản xuất-kinh doanh, hình thái vật chất ban đầu được giữ
nguyên cho đến lúc hư hỏng
Đây cũng là yếu tố không kém phần quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động đấu
thầu mà công ty tiến hành. Bởi đó là những điều kiện không thể thiếu cho các công
ty xây dựng. Với máy móc thiết bị hoàn chỉnh , đồng bộ và công nghệ phù hợp hiện
là ưu tiên số một trong mọi cuộc cạnh tranh . Và điều đó phải được đảm bảo là chất
lượng thi công tốt nhất có thể và giá thành hay chi phí bỏ ra là hợp lí nhất.
Giống như chiếc cần câu của người câu cá hay khẩu súng của người thợ săn,
máy móc thiết bị và công nghệ là phương tiện giúp nhà thầu “kiếm cơm”. Nó có thể
đẩy nhanh tiến độ thi công công trình – là một trong những mục tiêu mà cả bên mời
thầu lẫn nhà thầu đều mong muốn đạt được .Hơn nữa đặc tính của công trình xây
dựng là thiên về thi công thực tế, do đó với chỉ sức người không chúng ta sẽ vô
cùng khó khăn khi hoàn thiện công trình, chúng ta cần tới máy móc và các phương
tiện hỗ trợ kĩ thuật khác. Vậy nên cùng với sự phát triển và lớn mạnh không ngừng
của hoạt động đấu thầu, sự quan tâm của chủ đầu tư tới máy móc , thiết bị công
nghệ cũng không ngừng tăng cao, và đó là một trong số những nguyên nhân cơ bản
khiến cho nó trở thành đối tượng có ảnh hưởng tới hoạt động đấu thầu của các công
ty.
 Nguồn nhân lực

Phạm Tiến Đạt

Lớp: Kế hoạch 48A



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Ngô Thắng Lợi

Nguồn nhân lực hay còn gọi là lao động trong ngành xây dựng cơ bản là
những người làm việc tại các công ty, các xí nghiệp và các tổ chức kinh tế thuộc
ngành xây dựng. Có thể nói lao động trong ngành xây dựng cơ bản là nguồn gốc
sáng tạo ra các công trình công nghiệp, dân dụng, văn hoá xã hội; là những nhân tố
cấu thành nên các nguồn lực đầu vào của mọi doanh nghiệp và luôn là nhân tố quyết
định nhất, ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của mọi quá trình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
Khác với các ngành kinh tế khác, lao động trong ngành xây dựng cơ bản
thường không ổn định, thay đổi theo thời vụ, thay đổi theo số lượng các công trình
và phải làm việc ngoài trời với các địa điểm khác nhau.
Riêng đối với công tác đấu thầu, lao động là một nhân tố quan trọng nhất
quyết định công ty có thắng thầu hay không. công ty phải có một đội ngũ lao động
có năng lực, trình độ cao thì công ty mới có cơ hội thắng thầu các công trình xây
dựng, đặc biệt là những công trình đòi hỏi cao về chất lượng cũng như giá trị công
trình lớn. Do đó, việc đào tạo nguồn nhân lực với trình độ cao và gắn bó với công ty
phải luôn được chú trọng. Bên cạnh đó, chế dộ khen thưởng và động viên cần được
đẩy mạnh.
b) Nhóm nhân tố liên quan đến khía cạnh chuyên môn của hoạt động đấu
thầu
 Chất lượng hồ sơ dự thầu
Chuẩn bị hồ sơ dự thầu là phần thủ tục đầu tiên nhưng cũng rất quan trọng
trong công tác đấu thầu. Khi nhìn vào thời gian nộp và chất lượng hồ sơ dự thầu,
bên mời thầu cũng có thể đánh giá phần nào về nhà thầu. Việc chuẩn bị hồ sơ dự
thầu khá là phức tạp và mất nhiều thời gian, bao gồm các nội dung:

Cung cấp thông tin cho nhà thầu
- Cung cấp thông tin về gói thầu - gói thầu tư vấn xây dựng, thi công xây
dựng và tổng thầu xây dựng- trường hợp các thông tin có điều chỉnh, thay đổi thì
chủ đầu tư bổ xung và cung cấp lại
- Phạm vi và khối lượng công việc xây dựng chủ yếu của gói thầu, giá gói thầu.
- Mặt bằng xây dựng và hiện trạng hạ tầng kỹ thuật tại địa điểm xây dựng.

Phạm Tiến Đạt

Lớp: Kế hoạch 48A


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Ngô Thắng Lợi

- Thời gian thực hiện gói thầu
- Các chế độ chính sách có liên quan.
- Các thông tin cần thiết khác.
Thông tin về chuẩn bị hồ sơ dự thầu
Số lượng bản chính, bản chụp hồ sơ dự thầu phải nộp, thời điểm hết hạn nộp
hồ sơ dự thầu.
Quy cách, ngôn ngữ, và thời hạn có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, quy định việc
tiếp nhận hồ sơ dự thầu, mẫu đơn dự thầu, điều kiện sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu,
đồng tiền dự thầu, cách ghi trên túi đựng hồ sơ, các thông tin cần thiết khác.
Yêu cầu về bảo lãnh dự thầu
Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu: ngày, giờ và địa điểm nộp hồ sơ dự thầu
thời điểm hết hạn nộp hồ sơ dự thầu; tiếp nhận thư giảm giá, nếu có, ngày giờ và địa
điểm mở thầu.
Chi phí dự thầu: Nhà thầu chịu các chi phí phục vụ tham dự đấu thầu như chi

phí mua hồ sơ mời thầu, chi phi thăm hiện trường, chi phí liên quan tới khiếu nại,
chi phí khác nếu có
Các tài liệu liên quan bao gồm
Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, được áp dụng chỉ dẫn kỹ thuật, báo cáo kết
quả khảo sát xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng.
Các nhà thầu lớn nên có một phòng ban hoặc một nhóm gồm các cán bộ giỏi
nghiệp vụ và có kinh nghiệm trong đấu thầu để chuẩn bị hồ sơ dự thầu. Chất lượng
hồ sơ dự thầu có tốt thì mới có thể nâng cao khả năng thắng thầu của nhà thầu.
 Giá dự thầu
Theo quy định của Luật Đấu thầu hiện hành (Luật đấu thầu 61/2005/QH11),
việc đấu thầu chọn tổng thầu EPC hoặc từng gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp
được thực hiện theo 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1: Sơ tuyển về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu. Giai đoạn
này, các nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật, phương án tài chính nhưng chưa có giá
dự thầu.

Phạm Tiến Đạt

Lớp: Kế hoạch 48A


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Ngô Thắng Lợi

Giai đoạn 2: Các nhà thầu qua vòng sơ tuyển sẽ nộp hồ sơ dự thầu giai đoạn
2 bao gồm: Đề xuất về kỹ thuật; đề xuất về tài chính, ở giai đoạn này nhà thầu sẽ
đưa ra giá dự thầu.
Theo các chuyên gia kinh tế học, với phương thức đấu thầu này thì hầu hết
các nhà thầu đều vượt qua giai đoạn 1. Vì trên thực tế, kể cả các nhà thầu không đủ

năng lực, họ có thể thuê tư vấn có kinh nghiệm chuẩn bị hồ sơ dự thầu. Và khi đã
vượt qua "cửa ải" về kỹ thuật, vào giai đoạn 2 là đấu giá.
Có thể nói giá dự thầu là phương thức cạnh tranh phổ biến và chủ yếu mà
bất kì doanh nghiệp xây dựng nào cũng áp dụng . Đấu thầu dần trở thành “đấu giá”
giữu các nhà thầu. Có thể nói, trong tổng công tác cho toàn bộ hồ sơ thầu thì điểm
cho giá thầu thường chiếm tỷ lệ 50% hoặc hơn 50% vì nó ảnh hưởng rất lớn tới khả
năng thắng thầu của doanh nghiệp.
Công thức tính giá thành sản phẩm xây dựng một cách đơn giản như sau:
ZCT = VL + NC + M + TTK + C
Trong đó
ZCT

: Giá thành sản phẩm xây dựng (hay giá dự thầu)

VL

: Chi phí vật liệu

NC

: Chi phí nhân công

M

: Chi phí máy móc, trang thiết bị

TTK : Chi phí trực tiếp khác
C

: Chi phí chung


c) Nhóm nhân tố xúc tiến đấu thầu
 Uy tín Công ty
Trong kinh doanh nói chung cũng như trong đấu thầu nói riêng, uy tín
luôn là tài sản vô hình quan trọng của công ty. Bảo vệ uy tín đồng nghĩa với việc
bảo vệ giá trị và hình ảnh của công ty trong con mắt các đối tác kinh doanh và
khách hàng. Nó quyết định việc thành hay bại của công ty trong các hợp đồng
cũng như các gói thầu.

Phạm Tiến Đạt

Lớp: Kế hoạch 48A


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Ngô Thắng Lợi

Duy trì và nâng cao uy tín, làm đẹp hình ảnh trong mắt khách hàng cũng như
đối tác kinh doanh luôn là mục tiêu hàng đầu của bất cứ doanh nghiệp, công ty nào.
Tuy nhiên, cũng chính vì thế mà uy tín kinh doanh của doanh nghiệp rất dễ bị xâm
phạm bởi những đối thủ cạnh tranh “xấu chơi”.
Thương trường ngày càng phát triển và những mặt trái của nó cũng thể hiện
ngày càng rõ nét hơn. Trước một cuộc đấu thầu lớn với nhiều đối thủ cạnh tranh,
các hành vi “chơi không đẹp” vi phạm pháp luật kinh doanh thường xuyên được các
doanh nghiệp áp dụng để thu lợi cho riêng mình. Công ty-nhà thầu phải luôn tìm
cho mình một lối đi đúng, luôn đề cao và khẳng định uy tín của mình. Để từ đó,
nâng cao khả năng thắng thầu trong các gói thầu mà mình tham gia.
 Công tác Marketing
Chúng ta đều biết, trong nền kinh tế thị trường Marketing là công cụ đặc biệt

giúp cho các doanh nghiệp đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. Marketing
trong đấu thầu vì thế càng trở nên quan trọng. Công tác marketing trong công ty
càng tốt thì khả năng thắng thầu của công ty trong đấu thầu càng cao. Tuy cũng là
công tác marketing nhưng công tác đó ở các doanh nghiệp xây dựng-nhà thầu lại có
những đặc điểm riêng, khác biệt so với các doanh nghiệp sản xuất. Đặc điểm riêng
đó chính là hiện tượng tồn tại trong hoạt động Marketing “ngầm” có tính chất tiêu
cực bị luật pháp cấm nhưng các doanh nghiệp vẫn cố gắng tìm mọi cách để thực
hiện tìm nhằm tạo lợi thế cho mình. Mức độ của các hoạt động này tùy thuộc vào
quy mô, vị trí và đặc biệt là mối quan hệ của công ty với các cấp, các ngành và các
chủ đầu tư.
Các nội dung của công tác Marketing trong xây dựng cơ bản bao trùm hầu
hết các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Tổng công ty:
- Tìm kiếm, nắm bắt các thông tin về đầu tư xây dựng của các cấp các ngành,
các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, từ đó phân tích đánh giá các thông tin
này để tìm kiếm thị trường tham gia đấu thầu tạo công ăn việc làm cho công ty.
- Khảo sát, thực địa công trình, tìm kiếm nguồn nguyên liệu phù hợp, không
ngừng nắm bắt biến động của giá cả nguyên vật liệu trên thị trường để phục vụ công
tác lập giá dự thầu hợp lý có sức cạnh tranh.

Phạm Tiến Đạt

Lớp: Kế hoạch 48A


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Ngô Thắng Lợi

- Thu thập, phân tích, đánh giá thông tin về các đối thủ cạnh tranh trong đấu
thầu: tên các đối thủ cạnh tranh chính, các đối thủ tiềm ẩn, các đối tác của đối thủ,

chiến lược của họ khi tham gia đấu thầu, giá dự thầu..v…v để giúp công ty có biện
pháp đối phó kịp thời với các tình huống cạnh tranh góp phần nâng cao hiệu quả
đấu thầu.
- Tìm hiểu các thông tin về chủ đầu tư, các đối tác kinh doanh để từ đó phân
tích, đề xuất các biện pháp huy động và thu hồi vốn kịp thời (Marketing tài chính)
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty .
 Các mối quan hệ của Công ty
Các mối quan hệ là vô hình, nhưng đôi khi nó mang lại món lợi hữu hình
khổng lồ. Nắm rõ điều này, nên phần lớn các công ty đều mở rộng quan hệ của
mình với đối tác, với bạn hàng, với các công ty khác để nâng cao khả năng thắng
thầu của mình.
Các công trình khi tham gia đấu thầu không phải tất cả đều công khai cho tất
cả các nhà thầu tham gia, nếu không có các mối quan hệ, đôi khi công ty có thể mất
những hợp đồng 1 cách đáng tiếc… Rồi khi trúng thầu, nếu bất ngờ có sơ suất xảy
ra với nguồn nguyên vật liệu, nếu không có các mối quan hệ, liệu công ty có tìm
được nguồn nguyên vật liệu thay thế?... Rồi rất nhiều trường hợp khác xảy ra, nếu
không có các mối quan hệ, sẽ rất khó khăn để công ty có thể tự xoay xở mà tồn tại.
Bên cạnh đó công tác Marketing của công ty muốn tốt, tất cả đều nhờ vào
các mối quan hệ mà công ty có. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, ai sở hữu
nhiều mối quan hệ tốt là người luôn thành công có lợi thế trên bàn đàm phán. Trong
đấu thầu cũng vậy, các mối quan hệ của công ty đôi khi lại chính là vũ khí mạnh
nhât để công ty thắng thầu. Như đã nói ở trên, “marketing ngầm” là công tác quan
trọng mà phần lớn các nhà thầu thực hiện đề giành lợi thế trong đấu thầu. Và các
mối quan hệ là chìa khóa quyết định việc thành bại của công tác này.
1.3. Sự cần thiết của việc nâng cao khả năng thắng thầu các gói thầu xây
lắp của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam LILAMA
1.3.1. Đặc điểm nhà thầu LILAMA
LILAMA tự hào là Nhà Tổng thầu EPC đầu tiên của Việt Nam với công trình
nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng 1 công suất 1x300MW. Bằng năng lực, kinh
nghiệm, truyền thống và lòng khát khao vươn lên, tính đến nay, LILAMA đã trở

thành nhà Tổng thầu EPC của rất nhiều công trình lớn và trọng điểm của quốc gia

Phạm Tiến Đạt

Lớp: Kế hoạch 48A


×