Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Bài báo cáo thực tập Bào chế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.34 KB, 5 trang )

BÀI 1

ĐO ĐỘ CỒN - PHA CỒN

I.

TÍNH CHẤT CỦA CỒN ETHYLIC
-

II.
III.

Là dung môi phân cực do nhóm -OH.


Tan được trong nước, hỗn hòa với nước, glycerin ở mọi tỷ lệ.
Hòa tan được các acid, kiềm hữu cơ, các alkaloid và muối của chúng, một số glycerin,
tinh dầu…
Không hòa tan protein, gôm, enzyme.
Có tác dụng sát khuẩn, gây ức chế thần kinh, gây lệ thuộc.
Dễ bay hơi, dễ cháy. Làm đông vón albumin và các enzyme, dễ bị oxy hóa.

CHUẨN BỊ DỤNG CỤ:
Ống đong 250ml,pipet thẳng 10ml, ống nhỏ giọt.
1 cốc 100ml, 1 cốc 250ml, 1 cốc 500ml.
Đũa thủy tinh .
Cồn-nhiệt kế.

THỰC HÀNH
1.Đo cồn nguyên liệu:
- Rót cồn nguyên liệu vào ống đong 250ml, mặt cồn cách mặt ống đong 5cm.
- Thả nhiệt kế,cồn kế vào ống đong để yên 3 phút đọc kết quả:
=> Kết quả đo được cồn nguyên liệu:
Độ cồn biểu kiến B= 76o , ở nhiệt độ to= 26oC ( # 15oC) .
Do độ cồn biểu kiến >56o nên tra bảng Gay-lussac để xác định độ cồn thực:
T= 72,5o.
2. Pha 250ml cồn 60o từ cồn nguyên liệu ( T= 72,5o).
Pha cồn thấp độ từ cồn cao độ và nước:
- Bước 1: Áp dụng công thức tính lượng cồn nguyên liệu ( cao độ ) cần lấy:
C1 . V1= C2 . V2

 V1= (C2 . V2) : C1
 V1= ( 60 . 250) : 72,5 = 206,9 ml
- Bước 2: Tiến hành pha: Lấy 206,9ml cồn nguyên liệu cho vào ống đong 250ml, bổ
sung nước cất vừa đủ 250 ml, Sau đó rót vào cốc rồi khuấy nhẹ.
- Bước 3: Kiểm tra lại độ cồn vừa pha: Rót cồn vừa pha vào ống đông 250ml, để yên
5 phút, sau đó thả cồn kế, nhiệt kế vào ống đong lại tiếp tục đợi khoảng 3 phút sau
đó đọc kết quả đo được:
B = 62o , ở nhiệt độ to= 26oC


Tra bảng Gay-lussac => T = 58,1o < khoảng cho phép ( 60o, nên kết luận độ
cồn vừa pha không đạt.

Tiến hành pha lại : bằng cách pha cồn trung gian từ cồn cao độ và cồn thấp độ
Pha 250ml cồn trung gian ( 60o) từ cồn cao độ (72,5o) và cồn thấp độ vừa pha (58,1o)
Bước 1: Áp dụng công thức V1 ( C1-C3) = V2 ( C2-C3)
 V1= = = 33ml
Bước 2: Tiến hành pha: Lấy 33ml cồn cao độ cho vào ống đong 250ml, bổ
sung bằng lượng cồn vừa pha ở trên ( cồn thấp độ) vừa đủ 250 ml, Sau đó rót
vào cốc rồi khuấy nhẹ.
Bước 3: Kiểm tra lại độ cồn vừa pha: Rót cồn vừa pha vào ống đông 250ml, để
yên 5 phút, sau đó thả cồn kế, nhiệt kế vào ống đong lại tiếp tục đợi khoảng 3
phút sau đó đọc kết quả đo được:
B = 64o , ở nhiệt độ to= 27oC
Tra bảng Gaylucssac => T =59,9o thuộc khoảng cho phép ( 60o , nên kết luận

độ cồn vừa pha đạt.
3. Pha 250ml cồn 65o từ cồn nguyên liệu và cồn 60o vừa pha
Pha 250ml cồn trung gian ( 65o) từ cồn cao độ (72,5o) và cồn thấp độ vừa pha (59,9o)
Bước 1: Áp dụng công thức V1 ( C1-C3) = V2 ( C2-C3)
 V1= = = 101,2ml
Bước 2: Tiến hành pha: Lấy 101,2 ml cồn cao độ (72,5o) cho vào ống đong 250ml,
bổ sung bằng lượng cồn thấp độ vừa pha (59,9o) vừa đủ 250 ml, Sau đó rót
vào cốc rồi khuấy nhẹ.
Bước 3: Kiểm tra lại độ cồn vừa pha: Rót cồn vừa pha vào ống đông 250ml, để
yên 5 phút, sau đó thả cồn kế, nhiệt kế vào ống đong lại tiếp tục đợi khoảng 3
phút sau đó đọc kết quả đo được:
B =69o , ở nhiệt độ to= 26oC

Tra bảng Gaylucssac => T =65,3o thuộc khoảng cho phép ( 65o1) , nên kết
luận độ cồn vừa pha đạt.
IV. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1. Nêu các bước chính trong pha cồn?
- Kiểm tra độ cồn thực của cồn đem pha ( đọc độ cồn biểu kiến, nhiệt độ),tìm độ cồn
thực.
- Áp dụng công thức pha cồn để tính lượng cồn cần lấy.
- Tiến hành pha cồn.
- Kiểm tra lại độ cồn vừa pha xong.
- Điều chỉnh lại độ cồn ( nếu cần).
2. Định nghĩa độ cồn? độ cồn thực? độ cồn biểu kiến?
- Độ cồn là biểu hiện số ml cồn ethylic tuyệt đối có trong 100ml dung dịch cồn ở

15oC.
- Độ cồn thực (T) là độ cồn đọc trên cồn kế khi nhiệt độ ở 15oC.
- Độ cồn biểu kiến (B) là Độ cồn đọc trên cồn kế khi nhiệt độ không ở 15oC.


Liệt kê các dụng cụ cần thiết dung trong pha cồn:
- Ống đong (250ml),pipet thẳng (10ml), ống nhỏ giọt. (Thể tích dụng cụ tùy thuộc
vào lượng cồn cần pha.)
- 1 cốc 100ml, 1 cốc 250ml, 1 cốc 500ml.
- Đũa thủy tinh .
- Cồn-nhiệt kế.
4. Vẽ nhãn thành phẩm cồn 70o?

3.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG

CỒN 70O
Công thức
Ethanol 70o

NSX: 10/07/2018

Chai 60ml

Công dụng: Dùng làm dung môi,
sát trùng vết thương, dụng cụ.
Cách dùng: Thoa ngoài da
Bảo quản: Nơi kín, khô ráo, tránh lửa
HD: 10/07/2020

Sl: 01

SĐK: VS-1234-17

KHÔNG ĐƯỢC UỐNG
Vì sao phải kiểm tra độ cồn nguyên liệu trước khi pha chế?

- Phải kiểm tra độ cồn nguyên liệu trước khi pha: Để xác định độ cồn thực mà cồn
nguyên liệu đang có, vì trong quá trình bảo quản, sử dụng có thể làm giảm độ cồn
nguyên liệu do cồn có tính bay hơi mạnh.
6. Khi kiểm tra độ sau khi pha xong có cần tra Gay-lussac hay không?
- Sau khi pha xong cần kiểm tra độ cồn bằng bảng Gay-lussac, nếu độ cồn biểu kiến
đo được >56o để xem cồn vừa pha, có độ cồn thực đạt yêu cầu không?
5.


BÀI 4

NHŨ TƯƠNG DẦU PARAFIN

MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Nắm được các nguyên tắc, cách tiến hành trong bào chế nhũ tương.
2. Điều chế được một nhũ tương đạt yêu cầu.
NỘI DUNG
I.

CÔNG THỨC
Dầu parafin
Gôm arabic
Thạch trắng
Natri benzoat
Glycerin

Cồn Vanilin
Nước cất

vừa đủ

25ml
4g
0,5g
0,1g
3ml
0,2ml
50ml


Phương pháp điều chế: Phương pháp Keo khô.
Kiểu Nhũ tương: Dầu/Nước. Do gôm arabic và thạch trắng là chất nhũ hóa thân nước.
Tỉ lệ điều chế để tạo nhũ tương đậm đặc: 3 Dầu: 2 Nước: 1 gôm
II. THÔNG TIN CẦN BIẾT
1. Định nghĩa nhũ tương thuốc là gì
- Nhũ tương thuốc là dạng thuốc lỏng hoặc mềm để uống, tiêm hoặc dùng ngoài,
được điều chế bằng cách sử dụng các chất nhũ hóa để trộn đều hai chất lỏng không
đồng tan được gọi theo quy ước là: Dầu và Nước
2. Tính chất và tác dụng dược lý của dầu parafin?
- Dầu Parafin là hỗn hợp hydrocarbon no, lỏng, có nguồn gốc từ dầu lửa, không màu
trong suốt không mùi,không tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ.

- Tác dụng dược lý: như một chất làm trơn, làm mềm phân, làm chậm sự hấp thu nước
nên được dùng làm thuốc nhuận tràng.
3. Tính chất và vai trò của các thành phần trong công thức?
 Dầu parafin:
- Tính chất :Dầu Parafin là hỗn hợp hydrocarbon no, lỏng, có nguồn gốc từ dầu lửa,
không màu trong suốt không mùi,không tan trong nước, tan trong dung môi hữu
cơ.
- Vai trò: là dược chất, và là pha nội (chất phân tán).
Gôm arabic:
- Tính chất: ở dạng rắn màu trắng hay màu vàng ngà, gôm arabic tan được trong
nước, không tan trong chất béo, có độ nhớt thấp.
- Vai trò: chất nhũ hóa thân nước.

-


Thạch

trắng ( bột rau câu):
- Tính chất: là chất kết tinh vô định hình, không màu hút nước trương nở, không tan
trong nước lạnh và nước ấm. Hòa tan trong nước nóng, khi để nguội tạo thành
một khối có tính đàn hồi. Khi hòa tan tạo thành dung dịch có độ nhớt cao và có
tính keo.
- Vai trò: là chất nhũ hóa thân nước.
Natri benzoat:

- Tính chất: Dạng bột màu trắng, không mùi, tan trong nước, tan trong ethanol,
nhiệt độ nóng chảy 300oC.
- Vai trò: là chất ổn định ( chất bảo quản).
Glycerin:
- Tính chất: chất lỏng không màu, không mùi, sánh như siro, vị ngọt, hỗn hòa
với ethanol và nước ở bất kỳ tỉ lệ nào. Hòa tan được một số acid hữu cơ, vô cơ,
alkaloid, tanin…
- Vai trò: làm tăng độ nhớt, giúp cho nhũ tương bền hơn.
Cồn vanillin:
- Tính chất: chất lỏng, không màu, mùi thơm, tan trong nước.
- Vai trò: Tạo mùi thơm cho chế phẩm.
Nước cất:

o
- Tính chất:trong suốt, không màu, không mùi, không vị,sôi ở 100 C.
- Vai trò: là pha ngoại ( môi trường phân tán).
III. QUI TRÌNH ĐIỀU CHẾ
1. Xử lí dụng cụ
- Tuyệt trùng cối, chày và dụng cụ.
2. Cân đong nguyên liệu
- Ngâm thạch trương nở với nước khoảng 15 phút.
- Đong dầu parafin.
3. Tạo nhũ tưng đậm đặc
- Nghiền gôm Arabic cho mịn.
- Đun thạch đến sôi cho tiếp Natribenzoat vào hòa tan.

- Cho dầu parafin vào cối, đảo nhẹ để bám đều gôm.
- Đổ dịch thạch nóng vào cối. Đánh nhanh mạnh một chiều đến khi được nhũ tương.
4. Pha loãng nhũ tương
- Thêm nước cất, glycerin, cồn vanillin vào. Trộn đều.
5. Đóng chai - dán nhãn. Nhãn phải có ghi “ LẮC TRƯỚC KHI DÙNG”
IV. MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý
- Khi đun thạch chỉ đun lửa vừa không đun lửa quá to vì sẽ làm bay hơi mất nước
nhiều làm sai tỉ lệ 3D: 2N: 1G
- Khi cho nước vào cối nên đánh nhanh, mạnh liên tục, 1 chiều và đều tay, tập trung
nhiều ở giữa cho đến khi dầu và nước không bị tách lớp.




×