Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

bài 55 sinh 8 Giới thiệu chung hệ nội tiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.98 KB, 6 trang )

CHƯƠNG X: TUYẾN NỘI TIẾT
TIẾT 60 - BÀI 55: GIỚI THIỆU CHUNG HỆ NỘI TIẾT
NGÀY SOẠN: 10/03/2018
NGÀY DẠY: 20/03/2018
LỚP: 8B
NGƯỜI DẠY: Giáo Sinh HOÀNG THỊ SON
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: HÀ THU HUYỀN

I.

Mục tiêu.
1. Kiến thức. HS cần:
− Nêu được đặc điểm chung của hệ nội tiết.
− Phân biệt được tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết.
− Trình bày được tính chất và vai trò của hoocmôn
2. Kỹ năng.
− Rèn luyện và phát triển kỹ năng làm việc độc lập.
− Rèn luyện và phát triển kỹ năng làm việc nhóm.
− Rèn luyện và phát triển kỹ năng quan sát - so sánh và phân tích và tổng hợp.
3. Thái độ.
− Giáo dục ý thức yêu thích môn học.
− Giáo dục ý thức bảo vệ bản thân.

II.

Phương pháp dạy học.
− Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.


− Phương pháp hoạt động nhóm.
− Phương pháp quan sát – so sánh, quan sát – tìm tòi.


III.

Chuẩn bị của thầy và trò.
1. Chuẩn bị của giáo viên.
− Hình 55-1, 55-2, 55-3 phóng to.
− Hình ảnh hoạt động của các tuyến trong cơ thể.
2. Chuẩn bị của học sinh.
− Học sinh tìm hiểu về các tư liệu, hình ảnh có liên quan đến bài học.

IV.

Tiến trình dạy học.
1. Ổn định lớp: (1-2 phút ).
2. Bài mới: ( 35-40 phút )

Vào bài:
GV: ở độ tuổi của các em chính là giai đoạn bước vào tuổi dậy thì, ở độ tuổi
này các em sẽ có nhiều sự biến đổi không chỉ về cấu tạo cơ thể mà còn về cả
tâm sinh lý ( con trai thì vỡ giọng và con gái thì xuất hiện kinh nguyệt...). Đó
là biểu hiện cho việc cơ thể của các em đang có sự thay đổi về nội tiết tố hay
nói các khác là sự thay đổi về điều hòa các hoocmon của cơ thể. Vậy các
hoocmon đó được sản sinh từ đâu và chúng có tác dụng gì thì chúng ta cùng
vào tìm hiểu bài học hôm nay:

Bài 55: Giới thiệu chung hệ nội tiết.
Hoạt động 1: Đặc điểm hệ nội tiết.
Phương pháp: quan sát – tìm tòi.


Mục tiêu: Nêu được đặc điểm chung của hệ nội tiết

Hoạt động của giáo viên
GV đặt câu hỏi:
Hãy nêu phản ứng / cảm xúc của em trong các
trường hợp sau:
− Đang trong giờ học tiết 5 và đột nhiên có
ai đó nhắc đến 1 món ăn ngon?
− Đang lúc nửa đêm, bạn đang ngồi học
trong phòng và đột nhiên có 1 cánh tay từ
phía sau vỗ vào vai bạn?
− Khi bạn cãi nhau với ai đó?
GV giải thích các phản ứng của cơ thể đối với
các trường hợp trên chính là nhờ tác dụng của
hệ nội tiết.
GV yêu cầu HS tham khảo thông tin trong
SGK và trả lời câu hỏi:
− Vai trò của hệ nội tiết?
− Sản phẩm của hệ nội tiết?
− Tác dụng của hệ nội tiết?
GV gọi HS đứng lên trả lời.

Hoạt động của học sinh
HS dựa vào các phản ứng tự
nhiên của cơ thể để trả lời các
câu hỏi.


HS trả lời câu hỏi:…

HS ghi nhận thông tin.
HS tham khảo thông tin trong

SGK để trả lời câu hỏi.


HS tả lời câu hỏi:..

HS đứng lên trả lời, các HS
khác nhận xét và bổ sung.

GV nhận xét câu trả lời của HS.
GV chốt kiến thức.
Kết luận:
Vai trò: điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể đặc biệt là các quá trình
trao đổi chất
Sản phẩm: hoocmon, được tiết vào máu.
Tác dụng: chậm nhưng kéo dài và trên diện rộng.

Hoạt động 2: Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết.
Phương pháp: thảo luận nhóm.
− Mục tiêu: Phân biệt được tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết.


Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV đặt câu hỏi:
HS dựa vào cách hiểu của
− Nêu cách hiểu của em về nội tiết và ngoại bản thân để trả lời câu hỏi.
tiết?
− HS đứng lên trả lời.
GV gọi HS đứng lên trả lời.
GV giới thiệu về 1 số tuyến ngoại tiết và nội

tiết. ( chắc năng và sản phẩm tiết ).
GV chia lớp thành các nhóm nhỏ 2 người, yêu
cầu HS tham khảo thông tin SGK và quan sát
hình trên bảng. Trả lời câu hỏi:

HS ghi nhận kiến thức.
Các nhóm tiến hành thảo luận
nhóm dựa vào kiến thức trong
SGK và hình ảnh tả lời câu
hỏi:

Phân biệt điểm giống và khác nhau giữa
tuyến ngoại tiết và tuyến nội tiết?
− Kể tên 1 số tuyến mà em biết và cho biết − HS tả lời câu hỏi:…
chúng thuộc loại tuyến nào?
Đại diện nhóm đứng lên trả
GV gọi các nhóm đứng lên trả lời.
lời, các nhóm khác nhận xét
và bổ sung ý kiến.
GV nhận xét câu trả lời của HS.


GV giới thiệu về các tuyến nội tiết chính của cơ HS ghi nhận kiến thức.
thể.
GV giới thiệu thêm về:
− Vùng dưới đồi, cấu tạo và mỗi liên hệ giữa
vùng dưới đồi đến hoạt động chức năng HS ghi nhận kiến thức.
của các tuyến nội tiết.
− Phân chia hệ thống hệ nội tiết: vùng dưới
đồi -> tuyến yên -> tuyến đích.

GV chốt kiến thức.
Kết luận:
Tuyến ngoại tiết: Sản phẩm tiết tập trung vào ống dẫn để đổ ra ngoài.
VD: Tuyến Gan, tụy, nước bọt, lệ, mồ hôi, nhờn…
Tuyến nội tiết: Sản phẩm tiết ( hooc môn) ngấm thẳng vào máu.
VD: Tuyến yên, tùng, giáp, cận giáp, ức, trên thận, tụy, sinh dục.
Tuyến vừa là nội tiết, vừa là ngoại tiết gọi là tuyến pha: tuyến sinh dục,
tuyến tuỵ.


Hoạt động 3: Hoocmon
Phương pháp: vấn đáp.
Mục tiêu: Trình bày được tính chất và vai trò của hoocmôn.
Hoạt động của giáo viên
1. Tính chất của hoocmon
GV dựa vào thông tin đã cung cấp thêm ở
phần trên: hệ thống hệ nội tiết.
Đặt câu hỏi:
− Tại sao lại có nhiều tuyến đích?
− Có thể chỉ cần 1 tuyến đích hoạt động
thôi có được hay không?
GV gọi HS đứng lên trả lời.
GV nhân xét câu trả lời của HS.
GV giới thiệu thêm về có chế điều hòa
hoocmon.
GV chốt kiến thức.
Vai trò của hoocmon
GV yêu cầu HS dựa vào thông tin trong
SGk và thông tin đã thu nhận được từ các
phần trên để trả lời câu hỏi:

− Vai trò của hoocmon là gì?
GV gọi HS đứng lên trả lời.
2.

Hoạt động của học sinh
1. Tính chất của hoocmon
HS dựa vào thông tin và kiến
thức thu nhận được ở phần trên,
kết hợp thông tin SGK:


HS trả lời câu hỏi:..

1 HS đứng lên trả lời, các HS
khác nhận xét và bổ sung.

Vai trò của hoocmon
HS dựa vào thông tin có được
và thông tin trong SGk để trả lời
câu hỏi.
2.

1 HS đứng lên trả lời, các HS
khác nhận xét và bổ sung.

GV nhận xét câu trả lời của HS.
GV tổng kết kiến thức.

Kết luận:
1.


2.

Tính chất của hoocmon.
− Mỗi hoocmon chỉ ảnh hưởng đến 1 cơ quan nhất định.
− Hoocmon có hoạt tính sinh học cao.
− Hoocmon không mang tính đặc trưng cho loài.
Vai trò của hoocmon.
− Duy trì được tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể.



V.

Điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường.

Củng cố.
1. Sắp xếp vị trí các tuyến nội tiết theo chiều từ trên xuống dưới cơ
thể.
2. Sắp xếp các từ sau vào cột thích hợp : tức giận, đói, tiết nước bọt,
đổ mồ hôi, khóc, tăng chiều cao, nổi mụn.
Nội tiết

VI.
VII.

Ngoại tiết

Dặn dò.
HS làm trả lời câu hỏi cuối bài và chuẩn bị bài tiếp theo bài 56: Tuyến yên và

tuyến giáp.



×