Tải bản đầy đủ (.pptx) (17 trang)

thảo mộc trừ bệnh ( môn sử dụng thuốc BVTV)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.88 MB, 17 trang )

Bài tiểu luận
đề: tìm hiểu chế thuốc thảo mộc trừ bệnh
SV:
Lớp:
Môn:
GV:

Đặng Thành Nhân
BVTV49A
Sử dụng thuốc BVTV
TS Nguyễn Thị Thu Thủy


I. Đặt vấn đề


Thay vì sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ bệnh hại cho cây
trồng nhưng lại gây độc hại đến sức khoẻ người sử dụng, thì hiện nay
giải pháp sử dụng thuốc thảo để phòng trừ bệnh hại là biện pháp hữu
hiệu.



Người sử dụng còn có thể tự pha chế thuốc trừ sâu sinh học bằng các
loại thảo mộc rất thân thiện với môi trường.



Sử dụng thuốc thảo mộc giảm đi đáng kể chi phí phun thuốc

Thuốc thảo mộc trừ bệnh




II. Nội dung
1.

Khái niệm thuốc thảo mộc trừ bệnh

Là chế phẩm được chiết xuất từ tinh dầu thảo mộc để phòng trừ các bệnh hại

Sương

trên cây ăn trái, hoa màu, hoa kiểng, cây cảnh, cây công nghiệp như: nấm

mai cà

muội đen, mốc sương, phấn trắng, đốm đen, thối búp,…

hcua

- Là những thuốc trừ bệnh tiếp xúc và nội hấp, có hiệu lực kìm hãm sợi nấm
phát triển, không để lây lan.

Thảo mộc
trừ bệnh

Đốm nâu lúa


II. Nội dung
2. Đặc điểm chung của thuốc thảo mộc trừ bệnh

Phòng trừ được nhiều bệnh cây trồng, trừ được các bệnh do nấm, vi khuẩn hại lúa, rau màu, và nhiều cây
trồng khác.
Phổ tác dụng rộng.
Là những thuốc trừ bệnh tiếp xúc và nội hấp.
An toàn cho con người, động vật, môi trường,…
Duy trì hiệu lực ngắn và hiệu lực trừ bệnh chậm.
Mau phân hủy trong điều kiện tự nhiên  thời gian cách ly ngắn.

-


II. Nội dung
3. Cơ chế tác động của thuốc thảo mộc trừ bệnh
Tác động trực tiếp:

-

Ức chế phản ứng sinh tổng hợp trong tế bào của vsv gây bệnh, sự phát triển nảy mầm xâm nhập của bào tử nấm, điển hình là
các dầu thảo mộc.

-

Trực tiếp phá hủy các hoạt động sống của tế bào sinh vật (như chất Alixin trong củ tỏi, các Phenol và Eugenol).

Tác động gián tiếp:

-

Kích thích hoạt động của hệ thống đề kháng trong cơ thể cây (điển hình là axít salycylic và các dẫn xuất).



II. Nội dung
4. Phương thức tác động cuả thuốc thảo mộc trừ bệnh
Tiếp xúc: tiêu diệt mầm bệnh nơi tiếp xúc với thuốc và ngăn chặn sự xâm nhiễm tiếp tục của nấm bệnh.
Nội hấp (lưu dẫn): thuốc xâm nhập và chuyển vị trong cây tiêu diệt các ổ nấm nằm sâu trong mô cây, ở xa nơi
tiếp xúc với thuốc.


II. Nội dung
6. Ưu, nhược điểm của thuốc thảo mộc trừ bệnh
-

-

Ưu điểm:
Ít độc với người và động vật máu nóng, sv có ích và môi trường.
Mau phân huỷ trong tự nhiên, ít để lại dư lượng trên đối tượng sử dụng, có thời gian cách ly ngắn.
Ít gây ra hiện tượng kháng thuốc.
Do ít độc với các loài thiên địch nên thuốc sinh học bảo vệ được sự cân bằng sinh học trong tự nhiên (cân bằng giữa
thiên địch và sâu hại). Ít gây tình trạng bùng phát sâu hại.
Nhược điểm:
Phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh.
Qui trình chiết xuất phức tạp.
Tính bền lí hoá thấp: dễ bị phá vỡ cấu trúc bởi các tác nhân lí hoá.
Hiệu lực trừ dịch hại thể hiện chậm, thời gian duy trì hiệu lực ngắn làm giảm hiệu quả phòng trừ sâu bệnh.
Điều kiện bảo quản nghiêm ngặt để bảo đảm thuốc không bị hư.
Giá thành khá cao so với thuốc BVTV hoá học.


II. Nội dung

7. Một số nhóm thuốc thảo mộc trừ bệnh hại

1.

Tổ dầu thực vật



Tổ hợp dầu thực vật ( dầu màng tang, dầu sả, dầu hồng, dầu
hương nhu, dầu chanh)






Tên thương mại: TP-Zep 18 EC



Khả năng hỗn hợp: pha chung được với các thuốc trừ sâu bệnh.

Dạng thuốc 18EC dung dịch
Nhóm độc: IV
Đối tượng phòng trừ: đốm sọc vi khuẩn, khô vằn, lem lép hạt
trên lúa.


2. Polyphenol







Chiết xuất từ cây núc nắc, lá và vỏ cây liễu
Tên thương mại: Chubeca 1,8 SL
Nhóm độc: IV
Đối tượng phòng trừ: thán thư, héo rủ trên ớt, thối nhũn trên cải
xanh, lở cổ rễ trên bắp cải.

Cây núc nắc


3. Eugenol

■ Tên thương mại: Genol 0,3 SL, 1,2 SL, lilacter 0,3 SC,
Piano 18 EW, PN-Linhcide 1,2 EW.
■ Nhóm độc: IV, thời gian cách ly 3-5 ngày.
■ Đối tượng phòng trừ: giả sương mai trên dưa chuột, dưa


hấu, cà chua, hoa hồng. Thán thư, phấn trắng trên nho,
xoài, hoa hồng. Thối búp trên chè. Thán thư trên điều,
hồ tiêu. Đốm lá trên thuốc lá. Đạo ôn, khô vằn, lem lép
hạt trên luá.
Khả năng hỗn hợp: Không pha chung với thuốc kiềm như
Bordeaux.



4. Dầu bắp + dầu hạt bông + dầu tỏi





Tên thương mại: GC-383 DD ( Dntn Tân Quí)



Khả năng hỗn hợp: có thể pha chung với thuốc trừ sâu bệnh.

Nhóm độc: IV
Đối tượng phòng trừ: phấn trắng trên hoa hồng, đậu que, dưa
chuột.


5. Citrus oil ( tinh dầu cây có mùi).
■Tên thương mại: 10 AS (Map Pacific Pte. Ltd)
■Nhóm độc IV
■Đối tượng phòng trừ: mốc sương trên nho, thán thư trên ớt, xoài,
chè; phấn trắng trên bầu bí. Ngoài ra còn phòng trừ đươc sâu tơ bọ
nhảy trên bắp cải; bọ trĩ, sâu xanh da láng trên nho, bọ phấn trên
cà chua, nhện đỏ trên dưa chuột; sâu cuốn lá, bọ xít muỗi trên chè.


6. Acrylic axit + Carvacrol


Tên thương mại: Som 5 DD (Cty TNHH vật tư Nông sản

Sông Mã).



Nhóm độc: IV, LD50 qua miệng 10.000mg/kg, thời gian
cách ly 5-7 ngày.



Đối tượng phòng trừ: đạo ôn, khô vằn, bạc lá trên lúa; giả
sương mai, mốc xám trên dưa chuột, rau, cà; thán thư
trên ớt.



Khả năng hỗn hợp: có thể pha chung với các thuốc trừ
sâu bệnh khác.


7. Cytokinin ( Zeatin)
■Tên thương mại:

Etobonn0,56 SL; Geno 2005 2 SL; Sincosin

0,56 SL.

■Nhóm độc: IV, LD50 qua miệng > 20.000 mg/kg, thời gian
cách ly 3-5 ngày.

■Đối tượng phòng trừ: tuyến trùng hại hồ tiêu, cây ăn quả.

■Liều lượng sử dụng: Sincosin 0,56 SL pha nước nồng độ 0,10,2 tưới đẫm quanh gốc cây.

■Khả năng hỗn hợp: có thể pha chung với thuốc trừ sâu bệnh
khác. Sincosin thường pha chung với Agrispon.


8. Dẫn xuất axít Salicylic

-

Tên thương mại: Sông Lam 333 50 ND (Công ty TNHH Phân
bón Sông Lam).

-

Nhóm độc: IV, LD50 qua miệng > 10.000 mg/kg. TGCL 5-7
ngày.

-

Đối tượng phòng trừ: đạo ôn, khô vằn trên lúa; nứt thân chảy
mủ trên cây có múi.

-

Khả năng hỗn hợp: có thể pha chung với các thuốc trừ sâu
bệnh khác.


9. Axít Salicylic


-

Tên thương mại: Exin 4,5 HP (Công ty CP TST Việt Nam).
Nhóm độc: IV, LD50 qua miệng > 10.000 mg/kg. TGCL5-7
ngày.

-

Đối tượng phòng trừ: đạo ôn, bạc lá trên lúa; héo xanh trên
cà chua.

-

Liều lượng sử dụng: Exin 4,5 HP (tên khác là Phytoxin VS),
sử dụng 0,5 - 0,75 1/ha, pha nước nồng độ 0,1 - 0,15%.

-

Khả năng hỗn hợp: không pha chung vói các thuốc trừ sâu
bệnh khác và thuốc kích thích sinh trưởng




×