Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

PHÁP LUẬT về DỊCH vụ LOGISTICS từ THỰC TIỄN CẢNG PTSC ĐÌNH vũ, THÀNH PHỐ hải PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS TỪ THỰC TIỄN CẢNG
PTSC ĐÌNH VŨ, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

ĐẶNG QUỐC THẮNG

HÀ NỘI – 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS TỪ THỰC TIỄN CẢNG
PTSC ĐÌNH VŨ, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
ĐẶNG QUỐC THẮNG

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 60380107

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ YẾN

HÀ NỘI – 2017


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không sao
chép của bất kỳ ai. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực
và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã chỉ rõ
nguồn gốc.

Hà Nội, ngày…..tháng……năm 2017
Tác giả luận văn

Đặng Quốc Thắng


LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của Khoa Đào tạo Sau Đại học – Viện Đại học Mở Hà
Nội và sự đồng ý của cô giáo hướng dẫn – TS. Nguyễn Thị Yến, em đã thực hiện đề
tài “Pháp luật về dịch vụ logistics từ thực tiễn Cảng PTSC Đình Vũ, Thành phố Hải
Phòng”.
Trong điều kiện vừa công tác vừa thu thập tài liệu tiến hành nghiên cứu và
thực hiện đề tài, nhờ vào sự hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình của TS Nguyễn Thị Yến
là giáo viên trực tiếp hướng dẫn em trong thời gian vừa qua cùng các Thầy Cô giáo
tại Khoa Đào tạo Sau Đại học và các phòng ban của đơn vị nghiên cứu là Công Ty
Cổ Phần Cảng Dịch vụ Dầu khí Đình Vũ.
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Yến
đã hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành luận văn và phòng ban của Cảng PTSC Đình
Vũ đã nhiệt tình cung cấp cho em các số liệu của Cảng trong quá trình nghiên cứu
Em xin được cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Đào tạo Sau Đại học Viện
Đại học Mở Hà Nội đã dạy dỗ và giúp đỡ em trong suốt các năm học vừa qua.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện luận văn một cách hoàn chỉnh nhất,
song do buổi đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp cận với thực
tế cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những

thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được. Em rất mong được sự góp ý của
quý thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để Luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 6/9/2017
Học viên

Đặng Quốc Thắng


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ 2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ................................................ 5
LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS VÀ PHÁP
LUẬT VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS ........................................................................... 6
1.1. Khái quát chung về dịch vụ logistics ..................................................................... 6
1.1.1. Khái niệm thuật ngữ logistics và dịch vụ logistics.............................................. 6
1.1.2. Đặc điểm của dịch vụ logistics ........................................................................... 9
1.1.3 Phân biệt dịch vụ logistics với chuỗi cung ứng và vận tải đa phương thức ........ 10
1.1.4. Vai trò của dịch vụ logistics ............................................................................. 12
1.1.5. Phân loại dịch vụ logistics ............................................................................... 13
1.2. Khái quát pháp luật về dịch vụ logistics .............................................................. 14
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của pháp luật về dịch vụ logistics ................................ 14
1.2.2. Cấu trúc, nội dung pháp luật về dịch vụ logistics ............................................. 16
1.2.3. Vai trò của pháp luật về dịch vụ logistics ........................................................ 20
Tiểu kết Chương 1 ..................................................................................................... 21
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH
PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS.............................................................. 22
2.1. Thực trạng pháp luật về dịch vụ logistics ............................................................ 22
2.1.1. Quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics ......................................... 22

2.1.2. Quy định về chủ thể của dịch vụ logistics ........................................................ 26
2.1.3. Quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ dịch vụ logistics .... 26
2.1.4. Quy định về trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics .......... 30
2.1.5. Quy định về quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics ....... 36
2.2. Thực trạng dịch vụ logistics ở Việt Nam ............................................................. 38
2.2.1 Những kết quả đạt được .................................................................................... 38
2.2.2. Những hạn chế, vướng mắc, nguyên nhân........................................................ 43
2.3. Thực tiễn thi hành pháp luật về dịch vụ logistics tại Cảng PTSC Đình Vũ,
Thành phố Hải Phòng ................................................................................................ 48
2.3.1. Khái quát về tình hình Cảng PTSC Đình Vũ .................................................... 48
2.3.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về dịch vụ logistics tại Cảng PTSC Đình Vũ ....... 50


2.3.3. Những vấn đề pháp lý đặt ra qua thực tiễn thi hành pháp luật về dịch vụ
logistics tại Cảng PTSC Đình Vũ .............................................................................. 63
Tiểu kết Chương 2 ..................................................................................................... 69
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ
LOGISTICS ............................................................................................................. 70
3.1 Nhu cầu hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về dịch vụ
logistics ở Việt Nam .................................................................................................. 70
3.1.1. Căn cứ vào thực trạng dịch vụ logistics ở Việt Nam......................................... 70
3.1.2. Căn cứ vào yêu cầu mở cửa thị trường dịch vụ và cam kết của Việt Nam khi
gia nhập WTO ........................................................................................................... 71
3.1.3. Căn cứ vào thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về dịch vụ
logistics ở Việt Nam .................................................................................................. 72
3.2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về dịch vụ logistics tại Việt Nam ................ 73
3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về dịch vụ logistics phải đặt trong tổng thể hoàn thiện
pháp luật thương mại nói chung................................................................................. 73
3.2.2. Hoàn thiện pháp luật về dịch vụ logistics phải đáp ứng yêu cầu của tự do hóa

thương mại ................................................................................................................ 73
3.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về dịch
vụ logistics ................................................................................................................ 74
3.3.1. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về dịch vụ logistics ..................... 74
3.3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về dịch vụ
logistics ..................................................................................................................... 78
Tiểu kết Chương 3 ..................................................................................................... 79
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 81


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
PTSC Đình Vũ

Công ty Cổ phần cảng Dịch vụ Dầu khí Đình Vũ

Nghị định

Nghị định số 140/2007/NĐ-CP ngày 5/9/2007 của

140/2007/NĐ-CP

Chính Phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về điều
kiên kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách
nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistics

MTO

Nhà vận tải đa phương thức – Multimodal Transport

Operator

ASEAN

Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới – World Trade
Organization

FDI

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

LPI

Chỉ số hoạt động logistics

VIFFAS

Hiệp hội Giao nhận kho Vận Việt nam

CIF

Giá thành, Bảo hiểm và Cước – Cost, Insurance,
Freight

FOB


Giao hàng qua lan can tàu (Free On Board)

COR

Biên bản hàng hư hỏng đổ vỡ (Cargo Outturn Report)

ROROC

Biên bản kết toán hàng nhập với tàu (Report on receipt
of cargo)

ISPS

Bộ luật an ninh tàu biển và bến cảng (Iternational Ship
and Port Facility Code)

EDI

Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic data interchange)


LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế
quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả
nước cũng như từng địa phương và các doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng lực
cạnh tranh của nền kinh tế. Trong vài thập niên gần đây, dịch vụ logistics đã phát
triển nhanh chóng và đạt hiệu quả cao ở nhiều quốc gia Châu Âu và Châu Mỹ: Hà
Lan, Thụy Điển, Đan Mạch, Mỹ…
Ở Việt Nam hiện nay, dịch vụ logistics đang có bước phát triển mạnh mẽ.

Gia nhập WTO và cộng đồng kinh tế ASEAN, bước vào sân chơi toàn cầu, các
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics sẽ có cơ hội phát triển nhanh. Tuy nhiên
dịch vụ logistics ở Việt Nam vẫn còn tương đối mới mẻ, phần lớn các doanh nghiệp
tư nhân có quy mô nhỏ, thiếu vốn và nhân lực. Hầu hết các doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ logistics trong vận tải hàng hải ở Việt Nam chỉ đóng vai trò là nhà cung cấp
dịch vụ “vệ tinh" cho các đối tác nước ngoài. Chưa có doanh nghiệp nào của Việt
Nam đủ khả năng tổ chức và điều hành toàn bộ quy trình dịch vụ logistics.
Thực hiện chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến
năm 2020 và đặc biệt là kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát
triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 với mục tiêu đến năm 2025 tỷ trọng
đóng góp ngành dịch vụ logistics vào GDP đạt 8-10%, trong thời gian qua Nhà
nước đã quan tâm thực hiện nhiều giải pháp cũng như các nhóm nhiệm vụ chủ yếu.
Một trong những nhóm nhiệm vụ quan trọng và chủ yếu để thực hiện mục tiêu này
là hoàn thiện chính sách pháp luật về dịch vụ logistics.
Về mặt pháp luật điều chỉnh các hoạt động logistics ở Việt Nam hiện nay
tương đối đầy đủ, ngoài những nội dung quy định trong Luật Thương mại 2005,
Nghị định số 140/2007/NĐ-CP, hoạt động dịch vụ logistics còn được điều chỉnh bởi
nhiều luật chuyên ngành như Luật Hàng hải 2015, Luật Giao thông đường bộ 2008,

1


Luật Đường sắt 2015,… Các quy định của pháp luật đã tạo hành lang pháp lý quan
trọng để các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics và các chủ thể khác yên tâm
thực hiện hoạt động logistics trong khuôn khổ nghĩa vụ trách nhiệm của mình cũng
như đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của họ, từ đó mạnh dạn đầu tư phát triển và
có những đóng góp ngày càng lớn hơn vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.
Tuy vây, qua thời gian hội nhập khu vực và quốc tế cũng như sự phát triển nhanh
của ngành dịch vụ này, một số quy định pháp luật về dịch vụ logisistics hiện nay
còn bộc lộ nhiều bất cập dẫn đến chưa tạo được thị trường dịch vụ logistics minh

bạch, cạnh tranh lành mạnh, chưa trở thành hành lang pháp lý thuận lợi tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics và các chủ thể khác hoạt
động và phát triển bền vững. Như vậy việc nghiên cứu pháp luật về dịch vụ logistics
từ thực tiễn các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics để đưa ra các phương
hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về dịch vụ logistics là công trình khoa học
không thể thiếu cho việc đảm bảo sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ logistics, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển dịch vụ logistics
trong tương lai.
Nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề này trong quá trình nghiên cứu,
em xin chọn đi sâu vào vấn đề pháp luật về dịch vụ logistics từ thực tiễn doanh
nghiệp mình đang công tác với đề tài: “Pháp luật về dịch vụ logistics từ thực tiễn
Cảng PTSC Đình Vũ, thành phố Hải Phòng”.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Khái niệm dịch vụ logistics đã xuất hiện trên thế giới từ lâu và dịch vụ
logistics hiện đã và đang có những bước phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên ở Việt
Nam, đến năm 2005 lĩnh vực này mới được quy định cụ thể trong mục 4 Chương VI
của Luật Thương mại 2005. Như vậy có thể nói pháp luật về dịch vụ logistics là lĩnh
vực pháp luật còn khá mới mẻ trong khoa học pháp lý Việt Nam.
Mặc dù là một lĩnh vực pháp luật mới như vậy, nhưng đã có một số công
trình nghiên cứu khoa học về vấn đề này. Các nghiên cứu chủ ở các mức độ khóa
luận tốt nghiệp của sinh viên và mới đây có các luận văn thạc sỹ luật kinh tế Đỗ

2


Hoàng Giang năm 2016: “Pháp luật về dịch vụ logistics ở Việt Nam – Thực trạng,
giải pháp hoàn thiện”; luận văn thạc sỹ luật học của Bùi Thái Hà năm 2012: “Pháp
luật Việt Nam về dịch vụ logistics”. Bên cạnh đó, một số bài báo có nghiên cứu về
dịch vụ logistics dưới các góc độ khác nhau như: Vũ Thị Nhung, Hoàn thiện pháp
luật về dịch vụ logistics ở Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Bộ Tư pháp, số

7/2011; Huỳnh Thị Thu Sương, Logistics ngành chế biến đồ gỗ Việt Nam trong tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế, Kinh tế Đối ngoại, Trường Đại học Ngoại thương, số
9/2011; Đào Thị Cấm, Cần sửa đổi một số quy định để minh bạch hóa hoạt động
logistics ở Việt Nam, Dân chủ và Pháp luật, Bộ Tư pháp, số 9/2015; Bùi Ngọc
Cường, Pháp luật về dịch vụ logistics ở Việt Nam, Tạp chí Luật học, số 5/2008...
Nội dung của các bài báo hoặc chỉ tiếp cận dưới góc độ kinh tế, hoặc dưới góc độ
luật học thì chủ yếu tìm hiểu khái niệm logistics và pháp luật điều chỉnh dịch vụ
logistics ở Việt Nam qua các thời kỳ hoặc nghiên cứu ở phạm vi chung chung,
không xét từ thực tiễn một ngành hoặc doanh nghiệp nào. Vì thế, đề tài “Pháp luật
về dịch vụ logistics từ thực tiễn Cảng PTSC Đình Vũ, thành phố Hải Phòng” ở
trình độ luận văn thạc sỹ luật học là công trình nghiên cứu cần thiết.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là pháp luật về dịch vụ logistics và thực tiễn
thi hành pháp luật về dịch vụ logistics.
Phạm vi nghiên cứu: giới hạn trong thực trạng pháp luật về dịch vụ logistics
và thực tiễn thi hành pháp luật về dịch vu logistics tại Cảng PTSC Đình Vũ – thành
phố Hải Phòng. Các số liệu và đánh giá trong bài luận văn này chỉ áp dụng đối với
hoạt động liên quan đến các dịch vụ logistics của Cảng PTSC Đình Vũ. Trong
khuôn khổ của một luân văn thạc sĩ, phạm vi nghiên cứu của đề tài “Pháp luật về
dịch vụ logistics từ thực tiễn Cảng PTSC Đình Vũ, thành phố Hải Phòng” chỉ
giới hạn trong những khía cạnh pháp lý của dịch vụ logistics, chứ không nghiên cứu
dịch vụ logistics dưới góc độ kinh tế, kỹ thuật.

3


4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
Phương pháp luận của việc nghiên cứu đề tài luận văn là dựa trên cơ sở lý
luận của học thuyết Mác – Lênin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy
vật lịch sử.

Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong luận văn bao gồm:
- Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp. Luận văn sử dụng phương pháp
luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp việc khảo sát, lựa chọn, so sánh,
đối chiếu, phân tích, đánh giá, xử lý khoa học và dự báo tình huống
- Phương pháp thống kê kinh tế, kết hợp nghiên cứu định lượng với nghiên
cứu định tính; Tập hợp các nghiên cứu khoa học nhằm lý thuyết hóa về dịch vụ
logistics, lý luận pháp luật về dịch vụ logistics.
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: thu thập những số liệu, báo cáo của
các bộ phận liên quan thuộc Cảng PTSC Đình Vũ để sử dụng phân tích đánh giá về
thực tiễn thi hành pháp luật về dịch vụ logistics tại Doanh nghiệp
5. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về
dịch vụ logistics, pháp luật về dịch vụ logistics, từ đó đánh giá hiện trạng pháp luật
về dịch vụ logistics cũng như thực tiễn thi hành pháp luật tại Cảng PTSC Đình Vũ,
thành phố Hải Phòng và đề xuất cácphương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật
và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về dịch vụ logistics
Để đạt được mục đích nghiên cứu nói trên, luận văn giải quyết các nhiệm vụ
cụ thể sau:
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về dịch vụ logistics, pháp luật về dịch vụ
logistics
- Nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng pháp luật về dịch vụ logistics
- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá về thực tiễn thi hành pháp luật về dịch vụ
logistics tại Cảng PTSC Đình Vũ – thành phố Hải Phòng.
- Đề xuất các phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu
quả thực thi pháp luật về dịch vụ logistics

4


6. Những điểm mới của luận văn

- Luận văn đã hệ thống hóa lý luận về dịch vụ logistics, pháp luật về dịch vụ
logistics
- Luận văn đã đánh giá tổng quát thực trạng các quy định của pháp luật về
dịch vụ logistics.
- Luận văn đã đánh giá được tình hình thực tiễn thi hành pháp luật về dịch vụ
logistics tại Cảng PTSC Đình Vũ, Thành phố Hải Phòng.
- Luận văn đã đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng
cao hiệu quả thực thi pháp luật về dịch vụ logistics
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn được chia làm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về dịch vụ logistics và pháp luật về
dịch vụ logistics.
Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về dịch vụ
logistics tại Cảng PTSC Đình Vũ, Thành phố Hải Phòng.
Chương 3: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu
quả thực thi pháp luật về dịch vụ logistics

5


CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DỊCH VỤ
LOGISTICS VÀ PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS
1.1. Khái quát chung về dịch vụ logistics
1.1.1. Khái niệm thuật ngữ logistics và dịch vụ logistics
Thuật ngữ logistics đã được sử dụng rộng rãi và phổ biển trên thế giới từ lâu,
nhưng tại Việt Nam thuật ngữ này còn khá mới mẻ. Trên thế giới hiện nay, logistics
được biết đến với những khái niệm chủ yếu sau:
Theo hiệp hội quản trị logistics Canad, “Logistics là quá trình lên kế hoạch,
thực hiện và kiểm soát có hiệu quả, tiết kiệm chi phí của dòng lưu chuyển và lưu trữ

nguyên vật liệu, hàng tồn kho, thành phẩm và các thông tin liên quan từ điểm xuất
phát đến điểm tiêu thụ nhằm mục đích thỏa mãn những yêu cầu của khách hàng”
[12, tr.4]
Theo quan điểm 7 đúng (Paul M.Swamidass, 2000, “Encyclopedia of
production and manufacturing management”, Kluwer Academic Publisher),
“Logistics là quá trình cung cấp đúng sản phẩm với đúng số lượng và đúng điều
kiện tới đúng địa điểm vào đúng thời gian cho đúng khách hàng với đúng giá cả”
[12, tr.4]
Theo quan điểm của Hội đồng các chuyên gia Quản trị Chuỗi cung ứng
(Council of Supply Chain Management Professionals- CSCMP) Hoa Kỳ đưa ra năm
2001, “Logistics là một bộ phận của chu trình chuỗi cung ứng, bao gồm các quá
trình hoạch định kế hoạch, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu quả việc dự trữ và
lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, thông tin hai chiều giữa điểm khởi đầu và điểm tiêu
dùng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng” [12, tr.4]
Theo Alan Rushton – Phil Croucher – Peter Baker, 2006, The handbook of
logistics and distribution management 3rd ED, Great Britain ISMN 0-7494-4669-2,
PP 6, “Logistics là một nghệ thuật và khoa học giúp quản trị và kiểm soát dòng
chảy của hàng hóa, năng lượng, thông tin và những nguồn lực khác” [12, tr.5]

6


Theo TS. Bùi Ngọc Cường, “Thuật ngữ “logistics” có nguồn gốc từ tiếng
Hy Lạp cổ “logistikos” nghĩa là “kỹ năng tính toán”. Ban đầu, thuật ngữ này sử
dụng trong lĩnh vực quân sự, gọi là “hậu cần”, nghĩa là cung cấp những thứ cần
thiết từ hậu phương ra tiền tuyến. Vào thời các Đế chế Hy Lạp và La Mã đã xuất
hiện các sĩ quan làm công việc hành chính mang chức danh “Logitikas” chịu trách
nhiệm phân phối tài chính và cung ứng lương thực, quần áo, vũ khí, vật tư… cho
quân đội” [1, tr.16]
Theo Ủy ban Logistics của Hoa Kỳ, “Logistics là quá trình lập kế hoạch,

chọn phương án tối ưu để thực hiện việc quản lý, kiểm soát việc di chuyển và bảo
quản có hiệu quả về chi phí và ngắn nhất về thời gian đối với nguyên vật liệu, bán
thành phẩm và thành phẩm, cũng như thông tin tương ứng từ giai đoạn tiền sản
xuất cho đến khi hàng hóa đến tay người tiêu dung cuối cùng để đáp ứng yêu cầu
của khách hàng” [2, tr.7]
Ở Việt Nam, điều 233 Luật Thương mại năm 2005 (LTM 2005) định nghĩa:
“Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện
một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm
thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi
ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa
thuận với khách hàng để hưởng thù lao”.
Đây là hiện tượng khá đặc biệt và hiếm hoi của pháp luật Việt Nam, khi một
thuật ngữ được sử dụng nguyên gốc tiếng Anh trong văn bản pháp luật mà không có
từ tương ứng của tiếng Việt. Logistics hiện đại được hiểu là nghệ thuật và khoa học
về quản lý và kiểm soát sự dịch chuyển hàng hóa, năng lượng, thông tin và các
nguồn lực khác nhau như: dịch vụ và nguồn nhân lực, xuất nhập khẩu, dự trữ
nguyên liệu hàng hóa và chế tạo… Logistics là dịch vụ kết nối thông tin, vận tải,
kiểm kê, bốc xếp hàng hóa, đóng gói vật tư, bao bì. Khó có thể tìm một từ thuần
Việt nào bao hàm hết các nội dung cũng như phản ánh đúng đắn bản chất của dịch
vụ này nên các nhà lập pháp Việt Nam giữ nguyên thuật ngữ “logistics” chứ không
dùng từ thuần Việt nào khác.

7


Qua các định nghĩa trên cho thấy, logistics không phải là một dịch vụ đơn lẻ.
Logistics luôn là một chuỗi các dịch vụ liên quan đến hàng hóa như: làm các thủ tục
giấy tờ, tổ chức vận tải, bao bì đóng gói, ghi nhãn hiệu, lưu kho, lưu bãi, phân phát
hàng hóa (nguyên liệu hay thành phẩm) tới các địa chỉ khác nhau. Chính vì vậy, nói
tới logistics người ta bao giờ cũng nói tới một chuỗi hệ thống dịch vụ (logistics

system chain). Logistics chính là quá trình tối ưu hóa mọi công việc, hoặc thao tác
từ khâu cung ứng, sản xuất, phân phối và tiêu dùng.
Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau, nhưng khái niệm về dịch vụ logistics
có thể chia làm hai nhóm: Nhóm thứ nhất hiểu theo nghĩa hẹp: logistics được coi
gần như tương tự với hoạt động giao nhận hàng hóa. Theo cách hiểu này, dịch vụ
logistics có bản chất là việc tập hợp các yếu tố hỗ trợ cho quá trình vận chuyển sản
phẩm từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ hay dịch vụ logistics mang nhiều yếu tố vận
tải. Người cung cấp dịch vụ logistics không có nhiều khác biệt so với người vận tải
đa phương thức. Đại diện cho cách hiểu này là LTM 2005. Nhóm thứ hai hiểu theo
nghĩa rộng: hoạt động dịch vụ logistics có phạm vi rộng hơn, bắt đầu từ giai đoạn
tiền sản xuất cho tới khi hàng hóa tới tay của người tiêu dùng cuối cùng. Trong cách
hiểu này, dịch vụ logistics gắn liền cả quá trình nhập nguyên nhiên vật liệu đầu vào
cho quá trình sản xuất, đến sản xuất ra hàng hóa và đưa vào các kênh lưu thông,
phân phối để đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Theo nghĩa này, dịch vụ logistics
góp phần phân định rõ ràng giữa các nhà cung cấp từng dịch vụ đơn lẻ như dịch vụ
vận tải, giao nhận, khai thuê hải quan, phân phối, dịch vụ hỗ trợ sản xuất, tư vấn
quản lý… Với một nhà cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp, người sẽ đảm
nhận các khâu trong quá trình hình thành và đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng
cuối cùng. Như vậy, nhà cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp đòi hỏi phải có
chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng để cung cấp dịch vụ mang tính trọn gói cho các
nhà sản xuất. Đây là một công việc mang tính chuyên môn cao, ví dụ khi một nhà
cung cấp dịch vụ logistics cho một nhà máy sản xuất, họ phải cân đối lượng nguyên
nhiên liệu phải chuẩn bị và cung cấp cho sản xuất, thiết lập các kênh phân phối, các
chương trình marketing, xúc tiến bán hàng, các khâu vận tải, bốc xếp, lưu kho để

8


đưa sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng. Đây là cách hiểu của pháp luật của
nhiều quốc gia trên thế giới.

Như đã phân tích, LTM 2005 tiếp cận logistics theo nghĩa hẹp, coi logistics
tương tự như hoạt động giao nhận hàng hóa. Tuy nhiên, cũng cần chú ý định nghĩa
trong LTM 2005 có tính mở, thể hiện ở mục “hoặc các dịch vụ khác có liên quan
đến hàng hóa”. Khái niệm logistics trong một số lĩnh vực chuyên ngành cũng được
coi là có nghĩa hẹp, tức là chỉ bó hẹp trong phạm vi, đối tượng của ngành đó.
1.1.2. Đặc điểm của dịch vụ logistics
Thứ nhất, logistics là một loại dịch vụ
Tính dịch vụ thể hiện ở chỗ đây là hoạt động mà một bên cung ứng, thực
hiện một hoặc một số công việc theo thỏa thuận để hưởng thù lao, còn bên thuê dịch
vụ là bên có nhu cầu và trả tiền để bên làm dịch vụ thực hiện công việc cho mình.
Trong quan hệ dịch vụ logistics, bên cung ứng dịch vụ được gọi là thương nhân
kinh doanh dịch vụ logistics còn bên thuê dịch vụ được gọi là khách hàng. Khách
hàng có thể là thương nhân hoặc không phải là thương nhân.
Thứ hai, dịch vụ logistics mang tính tổng hợp các hoạt động của doanh
nghiệp.
Dịch vụ logistics liên quan đến các nhu cầu cơ bản và thiết yếu của doanh
nghiệp. Nó gắn với toàn bộ quá trình và hệ thống sản xuất các sản phẩm của doanh
nghiệp, liên quan đến quá trình vận động và lưu kho nguyên liệu đầu vào, đầu ra
của doanh nghiệp, thâm nhập các kênh phân phối trước khi đến tay người tiêu dùng
cuối cùng. Logistics còn giúp cho việc duy trì hệ thống của doanh nghiệp (máy móc
thiết bị, nguồn nhân lực, công nghệ, cơ sở hạ tầng, nhà xưởng…) hoạt động.
Thứ ba, dịch vụ logistics là chuỗi những dịch vụ mang tính chất liên hoàn hỗ
trợ hoạt động của doanh nghiệp
Dịch vụ này bao gồm một chuỗi các dịch vụ gắn kết tương đối chặt chẽ với
nhau như các thủ tục giấy tờ, tổ chức vận tải, bao bì đóng gói, lưu kho... Chính vì
vậy, nói tới logistics bao giờ người ta cũng nói tới một chuỗi hệ thống dịch vụ.
Thông thường nhà cung cấp dịch vụ logistics sẽ thông tin cho khách hàng về từng

9



loại dịch vụ hoặc cả chuỗi dịch vụ. Với hệ thống chuỗi dịch vụ này, người cung cấp
dịch vụ logistics sẽ giúp khách hàng có thể tiết kiệm được chi phí đầu vào trong các
khâu dịch chuyển, lưu kho, lưu bãi và phân phối hàng hóa (nguyên liệu, bán thành
phẩm, hoặc thành phẩm) cũng như các chi phí dịch vụ.
Thứ tư, dịch vụ logistics là sự phát triển bậc cao, hoàn chỉnh của dịch vụ vận
tải giao nhận
Cùng với quá trình phát triển của mình, logistics đã làm đa dạng hóa khái
niệm vận tải giao nhận truyền thống. Từ chỗ chỉ thay mặt khách hàng để thực hiện
các khâu rời rạc như thuê tàu, lưu cước, chuẩn bị hàng, đóng gói hàng hóa, tái chế,
làm thủ tục thông quan… cho tới cung cấp dịch vụ trọn gói (Door to Door). Từ chỗ
đóng vai trò là người nhận ủy nhiệm, chỉ đơn giản là giao nhận hàng hóa, người
thực hiện dịch vụ logistics trở thành chủ thể chính trong các hoạt động vận tải giao
nhận và các dịch vụ khác có liên quan đến khách hàng. Ngày nay, để có thể thực
hiện nghiệp vụ của mình, người làm dịch vụ logistics phải quản lý một hệ thống
đồng bộ từ giao nhận đến vận tải, cung cấp nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh
doanh, bảo quản hàng hóa tại kho bãi, phân phối hàng hóa đúng nơi đúng lúc, sử
dụng thông tin điện tử theo dõi, kiểm tra... Như vậy, không chỉ đơn thuần là người
giao nhận vận tải, giờ đây họ đã trở thành thương nhân cung cấp dịch vụ logistics.
Thứ năm, về cách thức tổ chức thực hiện
Thương nhân tổ chức thực hiện dịch vụ logistics cho khách hàng bằng cách
tự mình thực hiện hoặc thuê lại thương nhân khác thực hiện một hoặc nhiều công
đoạn của dịch vụ đó.
1.1.3 Phân biệt dịch vụ logistics với chuỗi cung ứng và vận tải đa phương thức
*. Phân biệt dịch vụ logistics với chuỗi cung ứng
Thuật ngữ “Quản trị chuỗi cung ứng” xuất hiện vào cuối những năm 1980 và
được sử dụng rất phổ biến vào những năm 1990. Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng
được định nghĩa như sau: “Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm hoạch định và quản lý
tất cả các hoạt động liên quan đến tìm nguồn cung, mua hàng, sản xuất và tất cả các
hoạt động quản trị logistics. Ở mức độ quan trọng, quản trị chuỗi cung ứng bao gồm


10


sự phối hợp và cộng tác của các đối tác trên cùng một kênh như nhà cung cấp, bên
trung gian, các nhà cung cấp dịch vụ, khách hàng. Về cơ bản, quản trị chuỗi cung
ứng sẽ tích hợp vấn đề quản trị cung cầu bên trong và giữa các công ty với nhau.
Quản trị chuỗi cung ứng là một chức năng tích hợp với vai trò đầu tiên là kết nối
các chức năng kinh doanh và các qui trình kinh doanh chính yếu bên trong công ty
và của các công ty với nhau thành một mô hình kinh doanh hiệu quả cao và kết
dính. Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những hoạt động quản trị logistics đã
nêu cũng như những hoạt động sản xuất và thúc đẩy sự phối hợp về qui trình và
hoạt động của các bộ phận marketing, kinh doanh, thiết kế sản phẩm, tài chính,
công nghệ thông tin”.
Như vậy chuỗi cung ứng có nội hàm rộng bao gồm cả hoạt động dịch vụ
logistics và quá trình sản xuất. Dịch vụ logistics thường liên quan đến hoạt động
xảy ra trong một tổ chức riêng lẻ trong khi việc quản lý chuỗi cung ứng lại liên
quan đến hệ thống các công ty làm việc với nhau và kết hợp các hoạt động để phân
phối sản phẩm đến thị trường. Ngoài ra, chuỗi cung ứng chú trọng hơn đến hoạt
động mua hàng trong khi logistics giải quyết về chiến lược và phối hợp giữa
marketing và sản xuất.
*. Phân biệt dịch vụ logistics với vận tải đa phương thức
Trước đây, trong việc xuất nhập khẩu, hàng hóa đi theo hình thức hàng lẻ từ
nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu và trải qua nhiều phương tiện vận tải khác
nhau. Vì vậy rủi ro đối với hàng hóa là rất cao và người gửi phải ký nhiều hợp đồng
với nhiều người vận tải khác nhau mà trách nhiệm của họ chỉ giới hạn trong chặng
đường hay dịch vụ mà họ đảm nhiệm.
Từ những năm 60-70 của thế kỷ 20, cách mạng container trong ngành vận tải
đảm bảo an toàn và độ tin cậy trong vận chuyển hàng hóa, là tiền đề và cơ sở cho sự
ra đời của vận tải đa phương thức. Theo Giáo trình Luật Thương mại Quốc tế của

Trường Đại học Luật Hà Nội: “Vận tải đa phương thức là vận tải hàng hóa mà theo
đó hàng hóa được vận tải bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau, trên cơ
sở một chứng từ vận tải và với một chế độ trách nhiệm dành cho một người vận tải

11


đối với hàng hóa trong suốt quá trình vận tải qua nhiều nước khác nhau”. Còn theo
khoản 1 điều 2 Nghị định 87/2009/NĐ-CP về vận tải đa phương thức: “Vận tải đa
phương thức là việc vận chuyển hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải
khác nhau trên cơ sở hợp đồng vận tải đa phương thức”. Nói chung, vận tải đa
phương thức thường được hiểu là việc vận chuyển hàng hóa bằng ít nhất hai phương
thức vận chuyển, theo một hợp đồng, một chứng từ vận tải và một người chịu trách
nhiệm đối với toàn bộ hàng hóa. Trong khi đó, thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistics không chỉ thực hiện hoạt động vận tải mà còn có thể tích hợp nhiều hoạt
động liên quan khác như lưu kho bãi, làm thủ tục hải quan, bốc xếp hàng hóa…
Như vậy, có thể nói dịch vụ logistics là sự phát triển hoàn thiện của dịch vụ vận tải
đa phương thức vì trong quá trình thực hiện dịch vụ logistics, tùy theo tính chất
công việc và yêu cầu của khách hàng, các thương nhân cũng có thể thực hiện dịch
vụ vận tải đa phương thức, chủ hàng chỉ phải ký một hợp đồng duy nhất với thương
nhân kinh doanh dịch vụ logistics. Bên này sẽ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện
toàn bộ việc vận chuyển hàng hóa từ khi nhận hàng cho tới khi giao hàng bằng một
chứng từ vận tải duy nhất, bao gồm cả vận tải đa phương thức và các thủ tục, dịch
vụ có liên quan.
1.1.4. Vai trò của dịch vụ logistics
Thứ nhất: Đối với doanh nghiệp: dịch vụ logistics có các vai trò sau:
- Giải quyết một cách có hiệu quả đầu ra và đầu vào của quá trình sản xuất
- Giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp
- Hỗ trợ đắc lực cho hoạt động marketing
- Có vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng thời gian, địa điểm

Thứ hai: Đối với nền kinh tế
- Dịch vụ logistics hiệu quả góp phần tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh
tế quốc dân. Ngày nay, hàng hóa được lưu thông nhanh chóng trên toàn cầu.
Logistics trở thành lợi thế cạnh tranh khi thực hiện tốt vấn đề dịch chuyển hàng hóa
trên phạm vi toàn cầu thay thế các doanh nghiệp vận tải hàng hóa, điều này tăng
cường năng lực cạnh tranh quốc gia.

12


- Dịch vụ logistics có vai trò quan trọng trong nền kinh tế và là một thị
trường có doanh thu cực lớn. Dịch vụ logistics đang ngày càng trở thành hoạt động
chủ đạo trong sự phát triển của thế giới hiện đại. Việc tăng GDP sẽ làm tăng nhu
cầu về vận tải với tốc độ tỷ lệ thuận. Nước nào triển khai tốt dịch vụ logistics sẽ
được hưởng lợi từ toàn cầu hóa. Các nước này sẽ có nhiều khả năng hội nhập với
nền kinh tế toàn cầu và thu hút FDI tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế. Do
thương mại và đầu tư là các kênh chủ yếu để phổ biến tri thức ở phạm vi quốc tế,
nên nếu dịch vụ logistics kém thì sẽ hạn chế khả năng tiếp cận công nghệ mới và
làm chậm tốc độ tăng trưởng. Ngược lại, thương mại phát triển sẽ tạo ra nhu cầu về
dịch vụ logistics chất lượng cao, gây áp lực cải cách tạo ra sự thuận lợi hóa thương
mại và duy trì một thị trường dịch vụ hiện đại.
- Tính hiệu quả của dịch vụ logistics trong hoạt động kinh doanh có ý nghĩa
quan trọng đối với mỗi ngành kinh tế và toàn bộ nền kinh tế, thúc đẩy thương mại
phát triển, mở rộng thị trường
- Dịch vụ logistics phát triển tốt sẽ mang lại khả năng giảm chi phí, nâng cao
chất lượng sản phẩm dịch vụ, góp phần hoàn thiện và tiêu chuẩn hóa chứng từ kinh
doanh quốc tế.
- Nhờ tính ưu việt và hiệu quả của dịch vụ logistics đã hỗ trợ kết nối các
ngành, lĩnh vực kinh tế và các vùng kinh tế
Thứ ba: Đối với người tiêu dùng

Tiết kiệm các chi phí phát sinh trong các khâu sản xuất lưu thông, góp phần
làm giảm giá cả hàng hóa trên thị trường mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu
dùng.
1.1.5. Phân loại dịch vụ logistics
Theo điều 4 Nghị định 140/2007/NĐ-CP ngày 5/9/2007 quy định chi tiết
Luật thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm
đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics (NĐ140/2007/NĐ-CP), dịch vụ
logistics được phân loại như sau:

13


(i) Các dịch vụ logistics chủ yếu, bao gồm: Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, bao
gồm cả hoạt động bốc xếp container; Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm
cả hoạt động kinh doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị; Dịch
vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch
bốc dỡ hàng hóa; Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và
quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi
lô-gi-stíc; hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho,
hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê
mua container;
(ii) Các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải, bao gồm: Dịch vụ vận tải
hàng hải; Dịch vụ vận tải thuỷ nội địa; Dịch vụ vận tải hàng không; Dịch vụ vận tải
đường sắt; Dịch vụ vận tải đường bộ; Dịch vụ vận tải đường ống.
(iii) Các dịch vụ logistics liên quan khác, bao gồm: Dịch vụ kiểm tra và phân
tích kỹ thuật; Dịch vụ bưu chính; Dịch vụ thương mại bán buôn; Dịch vụ thương
mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại
hàng hóa, phân phối lại và giao hàng; Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.
1.2. Khái quát pháp luật về dịch vụ logistics
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của pháp luật về dịch vụ logistics

Thuật ngữ logistics đã xuất hiện trên thế giới từ rất lâu, nhưng đến những
năm 1990 logistics mới phát triển trong lĩnh vực kinh tế và trở thành ngành dịch vụ
toàn cầu. Tùy theo sự phát triển của các quốc gia trên thế giới về logistics mà pháp
luật điều chỉnh có sự thu hẹp hoặc mở rộng, bởi lẽ pháp luật điều chỉnh hoạt động
của thị trường dịch vụ logistics có tác động trực tiếp đến khả năng của một quốc gia
trong sử dụng mạng lưới logistics toàn cầu, thông qua đó kết nối với thị trường thế
giới.
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng dịch vụ logistics
thường rất phức tạp, do đó đòi hỏi tất cả những người liên quan đến dịch vụ
logistics đều phải nắm vững pháp luật. Sự hiểu biết pháp luật sẽ giúp các nhà kinh
doanh thu được lợi nhuận tối đa và giảm thiểu rủi ro, đồng thời giúp những người

14


hoạt động trong lĩnh vực logistics thực hiện công việc chuyên môn và quản lý tài
chính ở mức độ tối ưu.
Ở Việt Nam, những kiến thức về logistics và pháp luật về hoạt động logistics
mới thâm nhập vào Việt Nam trong giai đoạn mở cửa của nền kinh tế, trước hết
thông qua các hoạt động của các công ty giao nhận vận tải nước ngoài và những
người được đào tạo ở nước ngoài. Hoạt động này phát triển sau khi Việt Nam gia
nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Trong những năm gần đây, khi khối
ASEAN tăng cường hội nhập, Việt Nam đã tham gia lộ trình hội nhập ngành
logistics trong ASEAN và đạt được những kết quả bước đầu. Tại kỳ họp thứ 7 Quốc
hội khóa XI, LTM 2005 được thông qua, lần đầu tiên dịch vụ logistics được thừa
nhận tại Việt Nam và là cơ sở quan trọng cho doanh nghiệp nghiên cứu triển khai
dịch vụ này
Có thể đưa ra khái niệm pháp luật về dịch vụ logistics như sau: Pháp luật về
dich vụ logistics là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát
sinh trong lĩnh vực hoạt động dịch vụ logisctics.

Pháp luật về dịch vụ logistics mang các đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, pháp luật về dịch vụ logistics là khái niệm tổng hợp bao gồm các
quy phạm, các chế định được quy định trong các văn bản pháp luật thuộc các lĩnh
vực khác nhau. Điều này xuất phát từ các quan hệ thương mại phát sinh trong hoạt
động logistics trải rộng trên nhiều khâu, nhiều giai đoạn, nhiều lĩnh vực của chuỗi
dịch vụ logistics.
Thứ hai, pháp luật về dịch vụ logistics ngày càng được quốc tế hóa nhanh
chóng. Xuất phát từ đặc thù của hoạt động logistics luôn mang tính quốc tế, không
thể thiếu trong quan hệ quốc tế nên pháp luật điều chỉnh dịch vụ logistics không chỉ
là lĩnh vực pháp luật riêng biệt của quốc gia, mà từ lâu nó đã trở thành đối tượng
của các điều ước quốc tế như Quy tắc Hamburg năm 1978 có hiệu lực ngày
1/11/1992 về vận tải biển; Công ước quốc tế về vận tải đường sắt ký giữa các nước
Châu Âu năm 1980 tại Burn…

15


1.2.2. Cấu trúc, nội dung pháp luật về dịch vụ logistics
1.2.2.1.Cấu trúc pháp luật về dịch vụ logistics:
1.2.2.1. 1. Các quy định pháp luật quốc gia về dịch vụ logistics
Ở Việt Nam, dịch vụ logistics được điều chỉnh bằng nhiều văn bản pháp luật
thuộc nhiều lĩnh vực cụ thể:
Thứ nhất, LTM 2005 từ điều 233 đến điều 240, NĐ140/2007/NĐ-CP ngày
5/9/2007 quy định chi tiết LTM về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics .
Thứ hai, các quy định pháp luật liên quan điều chỉnh dịch vụ logistics, bao
gồm:
Một là, các quy định chung liên quan như: Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13
và các văn bản hướng dẫn; Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 và các văn bản
hướng dẫn; Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 và các văn bản hướng dẫn; Luật Cạnh
tranh số 27/2004/QH11 và các văn bản hướng dẫn; Luật Hải quan số 54/2014/QH13

và các văn bản hướng dẫn; Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/200/QH11 và các quy
định về bảo hiểm thương mại; Luật Phá sản số 51/2014/QH13 và các văn bản
hướng dẫn thi hành; các quy định pháp luật về phòng chống tham những và minh
bạch hóa chính sách; các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; các quy định
của pháp luật về phòng chống cháy nổ; các quy định khác
Hai là, các quy định chuyên ngành như: Bộ luật Hàng hải số 95/2015/QH13
và các văn bản hướng dẫn thi hành; Luật Đường sắt số 35/2005/QH11 và các văn
bản hướng dẫn thi hành; Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QH11và
các văn bản hướng dẫn thi hành; Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 và
các văn bản hướng dẫn thi hành; Luật Giao thông đường thủy nội địa số
48/2014/QH13 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Luật Bưu chính số
49/2010/QH12 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Thể lệ bốc dỡ, giao nhận và bảo
quản hàng hóa tại cảng biển Việt Nam ban hành kèm theo quyết định số 2106/QĐGTVT ngày 23/8/1997 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải; các quy định khác
1.2.2.1.2. Các quy định pháp luật quốc tế về dịch vụ logistics

16


Các điều ước quốc điều chỉnh sự dịch chuyển hàng hóa quốc tế, mặc dù chưa
hoàn thiện, nhưng là bộ phận rất quan trọng của pháp luật về dịch vụ logistics. Ở
một số khu vực như ASEAN, NAFTA... có quy định pháp luật về vận tải xuyên
biên giới giữa các nước trong khu vực. Một số quy định pháp luật quốc tế cơ bản về
dịch vụ logistics có thể kể đến như:
Thứ nhất: Các điều ước quốc tế về vận tải đường sắt như: Công ước quốc tế
về vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt (Convention internationale du transport des
marchandises par chemins de fer – Công ước CIM) ký kết giữa các nước Châu Âu
năm 1890 tại Bern, sửa đổi bổ sung năm 1950 thành công ước COTLF (có hiệu lực
ngày 1/5/1985); Công ước quốc tế về vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt, có hiệu
lực ngày 1/11/1951, sửa đổi, bổ sung năm 1953, 1997 (còn gọi là Hiệp định
SMGS). Việt Nam tham gia công cước này năm 1956

Thứ hai: Các điều ước quốc tế về vận tải đường bộ như: Vận tải đường bộ
xuyên biên giới theo quy định của Hiệp định NAFTA và các thỏa thuận ASEAN;
Các nước Tây Âu đã ký tại Geneva Công ước về hợp đồng vận chuyển hàng hóa
bằng đường bộ ngày 19/5/1956, có hiệu lực ngày 2/7/1961 (Công ước CMR). Ngoài
ra các nước này còn ký Công ước về thủ tục hải quan (Công ước TIR) năm 1949,
sửa đổi bổ sung năm 1959.
Thứ ba: Các điều ước quốc tế về vận tải biển như: Quy tắc La Haye (Hague
Rules) - đây là Công ước thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển ký ngày
25/8/1924 tại Bruxelles, còn gọi là Công ước Bruxelles, có hiệu lực năm 1931, có
khoảng 90 nước tham gia công ước này; Quy tắc Hague – Visby (Hague-Visby
Rules) - đây là Nghị định thư Visby năm 1968 sửa đổi công ước Bruxelles năm
1924, có hiệu lực ngày 23/6/1977; Quy tắc Hamburg (Hamburg Rules) - đây là
Công ước của Liên Hợp Quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển ký tại
Hamburg năm 1978, có hiệu lực ngày 1/11/1992; Công ước quốc tế thống nhất một
số quy tắc có liên quan đến việc giới hạn trách nhiệm của các chủ tàu biển thông
qua năm 1924, có hiệu lực ngày 2/6/1931; Công ước quốc tế liên quan đến việc
giới hạn trách nhiệm của các chủ thể tàu biển thông qua năm 1957, có hiệu lực ngày

17


31/5/1986 với trên 50 nước tham gia; Công ước về giới hạn trách nhiệm đối với
khiếu nại hàng hải, ký tháng 9/1976 viết tắt là LLMC76, có hiệu lực ngày
1/12/1986.
Thứ tư: Các điều ước quốc tế về vận tải hàng không như: Công ước thành lập
Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), thành lập năm 1947 với trên 185
thành viên, Việt Nam là thành viên của ICAO từ năm 1980; Công ước thành lập
hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA) trên 220 thành viên chính thức,
Vietnam Airlines là thành viên năm 2007; Công ước thành lập Hiệp hội các hãng
hàng không Châu Á – Thái Bình Dương (AAPA), thành lập năm 1965 với khoảng

20 hãng hàng không là thành viên, trong đó có Vietnam Airlines; Công ước thống
nhất một số quy tắc điều chỉnh vận tải hàng không quốc tế, ký tại Vac-xa-va ngày
12/10/1929 (công ước Vac-xa-va 1929) với khoảng 130 nước là thành viên. Việt
Nam tham gia công ước này ngày 11/10/1982; Nghị định thư sửa đổi Công ước
Vac-xa-va 1929 ký ngày 28/9/1955 tại La Haye (La Haye Protocol); Công ước bổ
sung Công ước Vac-xa-va 1929 ký tại Guadalajara ngày 18/9/1961 (Công ước
Guadalajara), áp dụng trong trường hợp vận tải hàng không được tiến hành bởi một
người không phải là người vận chuyển theo hợp đồng; Hiệp định liên quan tới giới
hạn của Công ước Vac-xa-va năm 1929 và Nghị định thư La Haye 1955, ký tại
Montreal ngày 13/5/1966 (Hiệp định Montreal 1966; Nghị định thư sửa đổi Công
ước Vac-xa-va 1929, ký năm 1971; các Nghị định thư Montreal bổ sung công ước
Vac-xa-va 1929 (các Nghị định thư số 1,2,3,4)
Thứ năm: Các điều ước quốc tế về vận tải đa phương thức như: Công ước
của Liên Hợp Quốc về vận tải hàng hóa quốc tế đa phương thức năm 1980; Quy tắc
của UNCTAD/ICC về chứng từ vận tải đa phương thức có hiệu lực ngày 1/1/1992.
Thứ sáu: Các điều ước quốc tế về hợp đồng mua bán quốc tế như: Công ước
Viên 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế; Các nguyên
tắc của hợp đồng thương mại quốc tế của tổ chức UNIDROIT (viết tắt là PICC);
Quy tắc chính thức của ICC về các điều kiện thương mại quốc tế (Incoterm)

18


×