Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Hiệp định tạo thuận lợi cho thương mại của WTO và những vấn đề đặt ra đối với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (705.64 KB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

HIỆP ĐỊNH TẠO THUẬN LỢI CHO THƯƠNG MẠI CỦA
WTO VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM

NGUYỄN TRUNG THÀNH

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
HIỆP ĐỊNH TẠO THUẬN LỢI CHO THƯƠNG MẠI
CỦA WTO VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM
NGUYỄN TRUNG THÀNH
CHUYÊN NGÀNH : LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 60380107

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ NHƯ MAI

HÀ NỘI – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hướng dẫn khoa


học của TS. Nguyễn Thị Như Mai. Các nội dung và kết quả nghiên cứu trong Luận văn là
trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Những số liệu
cũng như các nhận xét, đánh giá của các tác giả khác, cơ quan tổ chức đều được trích dẫn và
ghi rõ nguồn tham khảo.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình.
Học viên thực hiện Luận văn
Nguyễn Trung Thành


LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật kinh tế với đề tài “Hiệp định tạo thuận lợi cho
thương mại của WTO và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam” là kết quả của quá trình
cố gắng không ngừng của bản thân và được sự giúp đỡ, động viên khích lệ của các thầy, bạn
bè đồng nghiệp và người thân. Qua trang viết này tác giả xin gửi lời cảm ơn tới những người
đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập - nghiên cứu khoa học vừa qua.
Tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với TS.Nguyễn Thị Như Mai đã trực
tiếp tận tình hướng dẫn cũng như cung cấp tài liệu thông tin khoa học cần thiết cho luận văn
này.
Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trường Viện đại học mở cùng khoa Luật đã tạo điều
kiện cho tôi hoàn thành tốt công việc nghiên cứu khoa học của mình.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, đơn vị công tác đã giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập và thực hiện Luận văn.

TÁC GIẢ

Nguyễn Trung Thành


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................7

LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH TẠO THUẬN LỢI THƯƠNG
MẠI CỦA WTO ........................................................................................................6
1.1 Tạo thuận lợi hóa thương mại và những lợi ích từ việc tạo thuận lợi thương
mại ..........................................................................................................................6
1.1.1 Khái niệm ....................................................................................................6
1.1.2 Sự cần thiết của việc tạo thuận lợi thương mại...........................................7
1.1.3 Sự cần thiết phải tạo thuận lợi thương mại tại Việt Nam .........................11
1.1.4 Nội dung của tạo thuận lợi thương mại ....................................................13
1.2 Lược sử xây dựng Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của WTO ................18
1.2.1 Quá trình đàm phán phán và khái quát nội dung đàm phán về tạo thuận
lợi thương mại của WTO ....................................................................................18
1.2.2 Quá trình Việt Nam tham gia đàm phán ...................................................24
1.2.3 Tiến trình Việt Nam phê chuẩn Hiệp định tạo thuận lợi thương mại .......26
1.2.4 Ý nghĩa ra đời của Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại..........................28
1.2.5 Hiệu lực của Hiệp định tạo thuận lợi thương mại ....................................29
CHƯƠNG 2:CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ THỰC THI HIỆP ĐỊNH TẠO
THUẬN LỢI THƯƠNG MẠI................................................................................30
2.1 Giới thiệu tổng quan về Hiệp định ............................................................... 30
2.1.1 Kết cấu của Hiệp định ...............................................................................30
2.1.2 Phân tích các nội dung của Hiệp định tạo thuận lợi thương mại .............32
2.2. Cơ chế thực thi Hiệp định...........................................................................40
2.2.1.Thành lập Ủy ban tạo thuận lợi thương mại.............................................41
2.2.1.1.Thành lập Ủy ban tạo thuận lợi thương mại của WTO..........................41
2.2.1.2 Ủy ban tạo thuận lợi thương mại quốc gia ............................................41


2.2.2. Một số cơ chế khác ...................................................................................44
2.3. Các cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển khi thực thi Hiệp
định tạo thuận lợi cho thương mại .........................................................................45

2.3.1. Cơ hội .......................................................................................................45
2.3.2. Thách thức ................................................................................................46
CHƯƠNG 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM KHI THỰC
THI HIỆP ĐỊNH TẠO THUẬN LỢI THƯƠNG MẠI VÀ CÁC GIẢI PHÁP.50
3.1 Tình hình tạo thuận lợi thương mại của Việt Nam .......................................50
3.2. Thực trạng quy định pháp luật Việt Nam liên quan đến các cam kết trong
Hiệp định tạo thuận lợi thương mại .......................................................................52
3.2.1 Quy định pháp luật hiện hành về tạo thuận lợi thương mại .....................52
3.2.2 Đánh giá chung .........................................................................................53
3.2.3 Các cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi thực thi Hiệp định tạo
thuận lợi thương mại ..........................................................................................67
3.3.Một số giải pháp và kiến nghị......................................................................72
3.3.1. Đối với Nhà nước .....................................................................................72
3.3.2. Đối với Doanh nghiệp ..............................................................................79
3.3.3. Đối với VCCI và các Hiệp hội ngành, hàng ............................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................83


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Hình 1:Trì hoãn trong các khâu của quá trình nhập khẩu .........................................9

Bảng 1: Lợi ích của tạo thuận lợi hóa thương mại tới Chính phủ và Doanh nghiệp 10
Bảng 2: So sánh nội dung của Hiệp định TFA và các quy định trong GATT .........30
Bảng 3: Các cam kết nhóm A của Việt Nam.......................................................... 26
Bảng 4: Chỉ số thuận lợi thương mại WEF của Việt Nam......................................50


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
APEC


Tên tiếng Anh

Tên tiếng Việt

Asia and the Pacific Economic Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á
Cooperation

– Thái Bình Dương

ASW

ASEAN Single Window

Cơ chế một cửa ASEAN

ESCAP

Economic and Social Commission

Ủy ban Kinh tế xã hội Châu Á –

for Asia and the Pacific

Thái Bình Dương

General Agreement on Tariff and

Hiệp định chung về Thuế quan


Trade

và Thương mại

GATT

ICC

International Chamber of Commerce Phòng Thương mại quốc tế

NSW

National Single Window

Cơ chế một cửa quốc gia

OECD

Organization for Economic

Tổ chức Hợp tác và phát

co-operation and Development

triển kinh tế

Small and Medium-Sized

Doanh nghiệp vừa và nhỏ


SMEs

Enterprises
UNCTAD

United Nation Conference on Trade Hội nghị Liên hợp quốc
and Development

UNECE

về Thương mại và Phát triển

United Nations Economic Comission Ủy ban Kinh tế Châu Âu
for Europe United Nations

thuộc Liên Hợp Quốc

Economic Commission for Europe
VCCI

Vietnam Chamber of Commerce

Phòng Thương mại và

and Industry,

Công nghiệp Việt Nam

WCO


World Custom Organization

Tổ chức Hải quan quốc tế

WEF

World Economic Forum

Diễn đàn kinh tế thế giới

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại thế giới



LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, nhu cầu giao dịch thương mại giữa các quốc
gia ngày càng tăng lên. Một giao dịch thương mại quốc tế thường có sự tham gia của rất
nhiều bên cùng rất nhiều dữ liệu và chứng từ có liên quan. Do đó, tạo thuận lợi thương
mại nhằm giảm bớt những chi phí phát sinh trong quá trình giao dịch là một nội dung
được quan tâm rộng rãi bởi nó có liên quan đến lợi ích của cả doanh nghiệp, của các cơ
quan quản lý và của cả nền kinh tế.
Nhận thức được tầm quan trọng của tạo thuận lợi thương mại trong giao dịch hàng
hóa quốc tế, các tổ chức quốc tế có liên quan, đặc biệt là Tổ chức Hải quan Thế giới
(World Customs Organization, WCO) cũng đã có nhiều văn kiện, điều ước quốc tế điều
chỉnh các nội dung liên quan đến tạo thuận lợi cho thương mại, tuy nhiên còn đơn lẻ,

chưa có cơ chế ràng buộc thực hiện hiệu quả. Trong bối cảnh đó, Tổ chức Thương mại
Thế giới (The World Trade Organization, WTO) đã đưa vấn đề này vào chương trình
đàm phán trong khuôn khổ Chương trình phát triển Doha. Chương trình đã nhận được
sự ủng hộ của các Thành viên. Trải qua hơn 50 phiên đàm phán chính thức cùng với
hàng trăm phiên trao đổi thảo luận nhóm, cuối cùng Hiệp định tạo thuận lợi cho thương
mại (Trade Facilitation Agreement, TFA) đã được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng
WTO lần thứ 9 (ngày 07/12/2013)) tại Bali (Indonexia). Ngày 27/11/2014, các Thành
viên WTO đã thống nhất thông qua Nghị định thư sửa đổi Hiệp định thành lập WTO để
đưa TFA chính thức trở thành Hiệp định thuộc Phụ lục 1A của GATT năm 1994 trong
hệ thống các hiệp định bắt buộc của WTO. Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại (TFA)
đã nhận được phê chuẩn cần thiết từ 2/3 trong tổng số 164 thành viên của WTO và chính
thức có hiệu lực từ ngày 22/2/2017, đánh dấu mốc quan trọng trong hệ thống thương
mại thế giới khi thỏa thuận đa phương đầu tiên trong lịch sử 21 năm của Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO) chính thức có hiệu lực. Hiệp định TFA có hiệu lực hứa hẹn sẽ đẩy
nhanh sự luân chuyển, thông quan và giải phóng hàng hóa; mở ra một thời kỳ mới cho
cải cách, tạo thuận lợi thương mại và tạo ra một động lực quan trọng thúc đẩy hoạt động
thương mại hàng hóa quốc tế, mang lại lợi ích chung cho tất cả các quốc gia thành viên.
Việt Nam bắt đầu tham gia đàm phán tạo thuận lợi thương mại trong khuôn khổ
của WTO bắt đầu từ năm 2008. Ngày 26/11/2015, Quốc hội Việt Nam đã thông qua
1


Nghị quyết số 108/2015/QH13 phê chuẩn Nghị định thư sửa đổi Hiệp định Marrakesh
thành lập Tổ chức thương mại Thế giới, trở thành Thành viên thứ 54 của WTO phê
chuẩn Hiệp định. Như vậy, Việt Nam sẽ có nghĩa vụ thực thi các cam kết trong Hiệp
định. Đối với Việt Nam, những nội dung trong TFA hoàn toàn phù hợp với các mục tiêu
cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan mà Chính phủ đang thúc đẩy mạnh
mẽ trong thời gian gần đây. Hơn thế nữa, TFA còn đặt ra các tiêu chuẩn thuận lợi hóa
thương mại rõ ràng, thống nhất, kèm theo các hỗ trợ kỹ thuật cần thiết để thực thi. Vì
vậy, TFA là động lực cộng hưởng có ý nghĩa và là thước đo khách quan cho quá trình

cải cách tự thân này của Việt Nam.Với ý nghĩa đặc biệt quan trọng đó, các doanh nghiệp
Việt Nam sẽ là những đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất từ TFA. Với ý nghĩa đặc
biệt quan trọng đó, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ là những đối tượng được hưởng lợi
nhiều nhất từ TFA. Tuy nhiên, tham gia TFA cũng đặt ra những thách thức không
nhỏ. Vậy những thuận lợi, khó khăn đó là gì? Làm thế nào để Việt Nam có thể tận dụng
được những thuận lợi và khắc phục được khó khăn trong quá trình thực thi TFA?
Để trả lời được những câu hỏi trên, người viết đã lựa chọn đề tài: “Hiệp định tạo
thuận lợi cho thương mại của WTO và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam”.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong nước:
Nắm bắt được tầm quan trọng và ảnh hưởng của Hiệp định tạo thuận lợi thương
mại, tại Việt Nam đã có nhiều cuộc hội thảo, báo cáo, đề tài khoa học nghiên cứu về
Hiệp định. Có thể kể tới một số đề tài, báo cáo, tài liệu và các hội thảo sau:
- Khuyến nghị phương án đàm phán Hiệp định tạo thuận lợi thương mại do Trung
tâm WTO – phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thực hiện với sự hỗ trợ tài
chính của Liên minh Châu Âu năm 2011;
- Nghiên cứu Rà soát pháp luật Việt Nam với các nghĩa vụ cam kết trong TFA
được thực hiện bởi Trung tâm WTO – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
với sự hỗ trợ tài chính của Quỹ Thịnh vượng Đông Nam Á, Bộ Ngoại giao Vương quốc
Anh năm 2014;
- Nghiên cứu của Trần Hữu Huỳnh, “Hiệp định tạo thuận lợi của WTO, doanh
nghiệp đượcgì? Cần làm gì?” năm 2014;

2


- Nghiên cứu của Trịnh Thị Thu Hương “ Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của
WTO: cơ hội và thách thức đối với Việt Nam” năm 2015;
- Hội thảo: “ Xây dựng kế hoạch hành động nhằm thực hiện cam kết nhóm B và C
theo Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của WTO” do Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ

(USAID) và Tổng cục Hải quan phối hợp thực hiện tháng 12/2016;
- Kỷ yếu hội thảo quốc tế “ Tạo thuận lợi quốc tế: Kinh nghiệm của Châu Âu và
bài học cho Việt Nam”, Trường Đại học Ngoại Thương và Trung tâm Đào tạo và Nghiên
cứu Quốc tế và Cộng đồng (Đại học Aix-Marseille, Cộng hòa Pháp) tháng 3/2017;
Quốc tế:
-World Bank, “A Guidebook to assist developing and least-developed WTO
Members to effectively participate in the WTO Trade Facilitation Negotiations”, 2005;
- Moïsé,E. and Sorescu, “Trade Facilitation Indicators: the Potential Impact of
Trade Facilitation and Developing Countries”,
-UNCTAD, “ National Trade Facility Bodies in the world”, 2014;
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc thực thi TFA thông qua các cơ chế được
nêu trong hiệp định và các giải pháp để đảm bảo Việt Nam sẽ thực thi tốt các nghĩa vụ
của mình theo TFA.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung, luận văn tập trung nghiên cứu nội dung cơ bản và cơ chế thực thi của
TFA; so sánh các quy định của pháp luật Việt Nam với cam kết tạo thuận lợi thương
mại trong TFA.
Về thời gian, luận văn nghiên cứu vấn đề tạo thuận lợi thương mại trong WTO từ
thời điểm WTO được thành lập. Đồng thời, đề tài cũng hướng đến đề xuất các giải pháp
cho Việt Nam trong tương lai để đảm bảo thực thi tốt các quy định của TFA.
Về không gian, nội dung nghiên cứu của luận văn chủ yếu liên quan đến TFA của
WTO mà không nghiên cứu sâu về các sáng kiến của các tổ chức quốc tế khác về tạo
thuận lợi thương mại. Tuy nhiên, trong một chừng mực nhất định, đề tài cũng sẽ sử dụng
một số nội dung trong các sáng kiến đó để làm rõ một số vấn đề mang tính chất lý thuyết
hoặc liên quan đến TFA.
3



4. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ các vấn đề lý thuyết về tạo thuận lợi thương mại và quá trình đàm phán
về tạo thuận lợi thương mại trong khuôn khổ của WTO, dựa trên điều V (về thủ tục quá
cảnh), điều VIII (phí lệ phí và thủ tục xuất nhập khẩu), và điều X (về về công bố và quản
lý các quy định thương mại) của Hiệp định chung về Thương mại và dịch vụ GATT năm
1994;
- Phân tích nội dung cơ bản của TFA và cơ chế thực thi TFA;
- Làm rõ sự tương thích của pháp luật Việt Nam với các cam kết trong Hiệp định;
- Đánh giá những cơ hội cũng như thách thức khi Việt Nam thực thi các cam kết
của TFA, từ đó đề xuất các giải pháp để thực thi hiệu quả các cam kết về tạo thuận lợi
thương mại trong khuôn khổ WTO đối với Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu của Chủ nghĩa Mác – Lênin như
phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các
phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, diễn giải, quy nạp. Đặc biệt, đề tài đã sử
dụng phương pháp so sánh luật học để làm rõ sự tương thích của pháp luật Việt Nam
với TFA. Cuối cùng, phương pháp nghiên cứu tình huống cũng được sử dụng để làm rõ
một số nội dung có liên quan đến đề tài.
6. Ý nghĩa nghiên cứu khoa học của đề tài
Hiệp định tạo thuận lợi cho thương mại là một trong những văn bản rất quan trọng
của WTO nhằm tạo ra những thuận lợi nhất định cho di chuyển hàng hóa giữa các quốc
gia thành viên của WTO. Là một thành viên của WTO, TFA sẽ mang lại những thuận
lợi cũng như những khó khăn cho Việt Nam và doanh nghiệp Việt Nam. Như vậy việc
nghiên cứu và thực hiện các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề trên là hết sức cần thiết.
Luận văn đã đưa ra bức tranh so sánh chi tiết giữa pháp luật thương mại và hải
quan của Việt Nam với từng nghĩa vụ, cam kết cụ thể trong TFA, phân tích đánh giá
hiện trạng pháp luật so với yêu cầu của TFA và nhu cầu tự thân của Việt Nam và xây
dựng các đề xuất về biện pháp thực thi TFA tương ứng.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm ba chương:

Chương 1: Tổng quan về Hiệp định tạo thuận lợi cho thương mại của WTO
4


Chương 2: Các vấn đề pháp lý về thực thi Hiệp định tạo thuận lợi thương mại
Chương 3: Những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam khi thực thi Hiệp định tạo thuận lợi
thương mại và các giải pháp

5


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH TẠO THUẬN LỢI
THƯƠNG MẠI CỦA WTO

1.1 Tạo thuận lợi hóa thương mại và những lợi ích từ việc tạo thuận lợi thương

mại
1.1.1 Khái niệm
Quá trình tự do hóa thương mại mạnh mẽ với sự phân bổ nguồn lực tối ưu cho các
nền kinh tế mở chính là động lực thúc đẩy quá trình phát triển của các nền kinh tế trên
toàn cầu. Trong bối cảnh này, các biện pháp tạo thuận lợi thương mại là yếu tố cơ bản
của tự do hóa thương mại vì nó thúc đẩy lưu thông thương mại cũng như hỗ trợ cho
công tác quản lý quốc gia qua các giai đoạn.
Tạo thuận lợi thương mại đã được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. WTO đã
đưa ra định nghĩa về tạo thuận lợi cho thương mại như sau: “Tạo thuận lợi thương mại
là việc đơn giản hóa và hài hòa hóa các thủ tục thương mại quốc tế, bao gồm các hoạt
động, thông lệ, và thủ tục có liên quan trong việc thu thập, trình bày, trao đổi và xử lý
các dữ liệu cần thiết cho việc vận chuyển hàng hóa trong thương mại quốc tế”. 1
Các tổ chức quốc tế khác như Ủy ban Kinh tế Châu Âu và APEC cũng đã đưa ra
những định nghĩa nhấn mạnh các khía cạnh của tạo thuận lợi thương mại.

Theo OECD, tạo thuận lợi thương mại là “đơn giản hóa và tiêu chuẩn hóa các thủ
tục liên quan và dòng thông tin cần thiết để vận chuyển hàng hóa quốc tế từ người bán
tới người mua và để thực hiện việc thanh toán của người mua trả cho người bán”2
Theo APEC, “tạo thuận lợi thương mại được hiểu một cách khái quát là quá trình
đơn giản hóa và hài hòa hóa, có sử dụng các công nghệ mới và các biện pháp khác để
giải quyết các trở ngại về thủ tục hành chính đối với thương mại. Tạo thuận lợi thương
mại là việc các nước thành viên sử dụng các công nghệ và kỹ thuật nhằm tăng cường

1World

Trade Organization, “WTO rules relevant to Trade Facilitation”, 1998
Moïsé,E.and
Sorescu, “Trade Facilitation Indicators: the Potential Impact of Trade Facilitation and
Developing Countries”, 2013, tr 4,
xem tại: (truy cập
ngày: 29/3/2017)
2

6


khả năng chuyên môn, giảm chi phí và giúp cho hàng hóa, dịch vụ luân chuyển một cách
tốt hơn.”3
Như vậy, mục tiêu tạo thuận lợi thương mại là giảm chi phí kinh doanh cho tất cả
các bên bằng cách loại bỏ gánh nặng hành chính không cần thiết trong quá trình đưa
hàng hoá và dịch vụ qua biên giới.4
Mặc dù khác biệt đôi chút, tất cả các định nghĩa trên đều có chung một nhận định,
theo đó tạo thuận lợi thương mại đòi hỏi đơn giản hóa hoặc hài hòa hóa các thủ tục xuất
nhập khẩu hàng hoá, như cấp phép và thủ tục hải quan, tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn
an toàn và sức khỏe, v.v

Thông qua các khái niệm nêu trên, có thể hiểu tạo thuận lợi thương mại như sau:
“Tạo thuận lợi thương mại là việc đơn giản hóa và hài hòa hóa các thủ tục thương mại
quốc tế, bao gồm các hoạt động, thông lệ, và thủ tục có liên quan trong việc thu thập,
trình bày, trao đổi và xử lý các dữ liệu cần thiết cho việc vận chuyển hàng hóa trong
thương mại quốc tế.”
Khái niệm “tạo thuận lợi hóa thương mại” bao gồm một loạt các vấn đề liên quan
đến việc lưu chuyển thương mại một cách trôi chảy và đúng luật, bao quát các vấn đề từ
luật thương mại quốc tế, quốc gia, các vấn đề hợp tác và ngoại giao quốc tế cho đến các
vấn đề quản lý điều hành cơ bản hàng ngày. Nói cách khác, khái niệm này bao quát một
phạm vi rất rộng liên quan đến nhiều ban ngành khác nhau trong một chuỗi hoạt động
thương mại, từ đặt hàng, vận chuyển, làm thủ tục hải quan và thanh toán.
1.1.2 Sự cần thiết của việc tạo thuận lợi thương mại
Toàn cầu hóa và sự phát triển nhanh chóng của thương mại thế giới đã và đang đẩy
nhanh tốc độ phát triển kinh tế tại nhiều vùng trên thế giới. Trong thập kỷ vừa qua,
thương mại thế giới đã tăng trưởng gấp hai lần so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
thế giới5. Những nước có khả năng tạo lập môi trường hấp dẫn đầu tư trực tiếp nước

3Asia

– Pacific Economic Cooperation (APEC), “APEC’s Second Trade Facilitation Plan”, 2007, tr 1,
Singapore, APEC Secretariat. Xem tại: (truy cập 29/03/2017)
4

The World Trade Organization (WTO), “World Trade report 2015”, 2015, tr 34 -36. Xem tại:
(truy cập ngày: 29/03/2017)
5Kim Ngọc, “Kinh tế thế giới năm 2013 và triển vọng”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh,
Số 1/2014, tr 5.

7



ngoài và có khả năng tiến hành các hoạt động thương mại thông qua cắt giảm thuế quan
từ các nước đang phát triển cũng như nước phát triển giúp thúc đẩy thương mại nhưng
rõ ràng là các chính sách tự do hóa thương mại chỉ tạo điều kiện cho hội nhập thương
mại phát triển khi có các chính sách bổ trợ đi cùng. Xóa bỏ các hàng rào phi thuế quan
và tạo thuận lợi thương mại cũng như thực hiện các chương trình cải cách Hải quan là
các mục tiêu có tầm quan trọng ngang nhau trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế. Sở dĩ
như vậy là vì các thủ tục biên giới ngày càng trở nên phức tạp do yêu cầu chính sách và
thủ tục liên quan trực tiếp đến các cam kết thương mại quốc tế và khu vực và việc gia
nhập WTO. Các thủ tục hải quan bổ sung mới được đưa vào nhằm đảm bảo an ninh cho
chuỗi cung ứng quốc tế kể từ sau vụ khủng bố ngày 11/09/2001 đem lại những hạn chế
đáng kể đối với dòng lưu chuyển hàng hóa tự do giữa biên giới các quốc gia.
Trải qua tám vòng đàm phán từ Geneva (1947) cho đến Uruguay (1994), cộng
đồng thương mại quốc tế đã đạt được những thành công đáng kể trong việc cắt giảm
thuế quan, mức thuế trung bình toàn bộ hệ thống 40% năm 1950 xuống còn 3,9% so
với các nước phát triển và 15% so với các nước đang phát triển vào năm 19956. Vì vậy,
mối quan tâm lớn nhất của cộng đồng thương mại hiện nay hướng vào các biện pháp phi
thuế quan đang gây cản trở cho việc di chuyển tự do hàng hóa qua biên giới. Các hàng
rào phi thuế quan đó có thể là các yêu cầu quá nhiều về chứng từ, thủ tục, các quy trình
thủ tục chưa hiện đại, thiếu minh bạch trong các quy định về việc xuất nhập khẩu hàng
hóa, cũng như các quy định rườm rà khác làm tăng chi phí một cách không cần thiết hạn
chế hiệu quả thương mại.
Một phần lớn của thương mại thế kỷ XXI cần có chuỗi cung ứng toàn cầu tích hợp
để di chuyển hàng hóa trung gian và thành phẩm trên khắp thế giới. Hàng hóa trung gian
chiếm 60% thương mại toàn cầu, và khoảng 30% tổng số thương mại được thực hiện
giữa các công ty thành viên của các tập đoàn đa quốc gia7. Điều này có nghĩa là để cạnh
tranh, các quốc gia phải đảm bảo rằng tất cả các giai đoạn của chuỗi cung ứng cần phải
nhanh chóng và hiệu quả. Trên thực tế, nghiên cứu cho thấy hoạt động logistics không

6

Võ Thu Thanh, “Các vấn đề về tổng quan hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO”, 2014, tr.2,
xem tại: ( Ngày truy cập:
03/04/2017)
7
Nestor Scherbey, “Thực thi Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của WTO và Việt Nam”, 2014, tr.4.
Xem tại: ( Ngày truy cập: 03/04/2017)

8


hiệu quả sẽ trực tiếp làm giảm khối lượng thương mại đối với hàng hóa và dịch vụ.
Trong Báo cáo Thúc đẩy Thương mại Toàn cầu, Diễn đàn Kinh tế Thế giới ước tính
(năm 2012), chỉ số thúc đẩy thương mại (EtI) 8giảm 10% sẽ tương đương với sụt giảm
trung bình 40% trong thương mại hai chiều.
Hiện nay, quy trình nhập khẩu hàng hóa chỉ chiếm 25% thời gian cần thiết để hoàn
thành toàn bộ quy trình nhập khẩu. Trong khi đó, thủ tục chứng từ (chứng từ trước khi
hàng đến) và thời gian dành cho khai báo hải quan và kiểm hóa lên tới 75% còn lại (xem
hình 1):
Hình 1:Trì hoãn trong các khâu của quá trình nhập khẩu

12%

Xử lý tại cảng và điểm đến
16%

Làm thủ tục hải quan và
kiểm tra
Vận tải nội địa

59%

13%

Chứng từ trước khi hàng
đến

Nguồn: Ngân hàng Thế giới – Ban Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Cải cách thủ tục
xuất nhập khẩu – Hướng dẫn cho đối tượng thực thi, 2013, tr.121.
Bên cạnh đó, ngày nay chi phí thương mại có liên quan đến chi phí vận tải, chứng
từ và những chậm trễ trong công tác thông quan tại biên giới có vai trò quan trọng không
kém so với các rào cản thương mại truyền thống như quy định về thuế quan và hạn chế
định lượng. Khả năng cung cấp hàng hóa và dịch vụ đúng thời hạn quy định với chi phí
thấp là một yếu tố quan trọng đánh giá khả năng hội nhập của quốc gia vào nền kinh tế

8Chỉ

số thúc đẩy thương mại EtI, viết tắt của Enabling Trade Index. Chỉ số này được Diễn đàn kinh tế
thế giới (WEF) đánh giá qua các tiêu chí về tiếp cận thị trường, quản lý biên giới, thủ tục hải quan, dịch vụ vận
chuyển, cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc và môi trường kinh doanh, với sự tham vấn các công ty hàng đầu trong
lĩnh vực dịch vụ hậu cần và vận tải, cùng các chuyên gia thương mại hàng đầu thế giới.

9


thế giới. Việc vận chuyển hàng hóa và cung cấp dịch vụ nhanh chóng, thuận tiện sẽ làm
tăng tính cạnh tranh trong xuất khẩu và tạo thuận lợi để tiếp cận các công nghệ tiên tiến
thông qua nhập khẩu hoặc đầu tư trực tiếp nước ngoài..
Tạo thuận lợi thương mại đã trở thành một vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt trong
các chương trình rào cản thương mại phi thuế quan, khi mà vấn đề thuế quan bảo hộ đã
được dỡ bỏ sau vòng đàm phán Uruguay, cùng với việc áp dụng công nghệ thông tin đã
góp phần thúc đẩy lưu chuyển hàng hóa qua biên giới. Tuy nhiên những thất thoát mà

các doanh nghiệp phải chịu phát sinh từ những chậm trễ tại biên giới khi chấp hành các
yêu cầu thủ tục giấy tờ phức tạp và không cần thiết trong nhiều vụ việc đã vượt quá chi
phí thuế quan. Các biện pháp tạo thuận lợi thương mại có thể giúp đạt được các ưu tiên
phát triển của quốc gia thông qua các kênh khác nhau, không chỉ mang lại lợi ích cho
các doanh nghiệp mà ngay cả Chính phủ và cơ quan quản lý Nhà nước.
Bảng 1: Lợi ích của tạo thuận lợi hóa thương mại tới Chính phủ và Doanh
nghiệp
Lợi ích tới Chính phủ

Lợi ích tới Doanh nghiệp

-Tăng hiệu quả trong quá trình kiểm

- Giảm chi phí giao dịch, hạn chế sự

soát quản lý

chậm trễ trong vận chuyển

-Sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả - Hàng hóa được thông quan và giải phóng
Hơn

nhanh chóng

-Tối đa hóa doanh thu

- Quy trình, thủ tục thương mại thuận tiện,

- Nâng cao tính tuân thủ của các doanhđơn giản hơn cho giao dịch thương mại nội
nghiệp


địa và quốc tế

-Đẩy mạnh phát triển kinh tế

- Tăng cường tính cạnh tranh

-Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài
Nguồn:Nguyễn Thu Thủy,”Thuận lợi hóa thương mại và hài hòa hóa các chính
sách Logistic tại các quốc gia trong ASEAN”,Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 63/2014,
tr.16.
Các chương trình tạo thuận lợi thương mại có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc
giúp các nước cắt giảm chi phí giao dịch thương mại. Các chi phí giao dịch thương mại
bao gồm cả chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp. Các biện pháp tạo thuận lợi thương mại
10


giúp giảm các chi phí trực tiếp cũng như chi phí tuân thủ liên quan đến cung cấp thông
tin và chứng từ cần có cho dòng lưu chuyển hàng hóa, các phương tiện thanh toán liên
quan, chi phí bảo hiểm thương mại và quản lý cảng. Tạo thuận lợi thương mại sẽ giúp
các doanh nghiệp không bị bỏ qua các cơ hội kinh doanh do trì hoãn trong thời gian
thông quan và xử lý hàng hóa, hay thiếu tính minh bạch trong các quy định pháp luật
hay thủ tục hợp đồng. Việc đơn giản hóa quy trình thủ tục thương mại đồng thời áp dụng
các nghiệp vụ như: Quyết định trước hay sau kiểm tra thông quan sẽ đẩy nhanh tốc độ
thông quan và giải phóng hàng tại các trạm hải quan, rút ngắn thời gian thực hiện giao
dịch và nâng cao hiệu quả thương mại, qua đó góp phần tăng năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp nói chung cũng như của quốc gia nói riêng.
Hơn thế nữa, các biện pháp tạo thuận lợi thương mại còn góp phần nâng cao tính
tự giác tuân thủ của doanh nghiệp nhờ vào cải cách và đơn giản hóa thủ tục thương mại,

giảm thiểu thủ tục hải quan rườm rà. Do đó, các cơ quan chính phủ có thể nâng cao hiệu
quả quản lý hơn.
Trong đó, theo Ủy ban Kinh tế xã hội Châu Á – Thái Bình Dương (ESCAP), đối
với lợi ích trung và dài hạn, bốn lợi ích đáng kể nhất khi việc thuận lợi hóa thương mại
giữa các quốc gia được tiến hành là (i) tăng cường các lợi thế cạnh tranh trong thương
mại; (ii) thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI); (iii) khuyến khích sự tham gia của các
công ty vừa và nhỏ vào thương mại quốc tế; và (iv) đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh
tế. Theo số liệu thống kê trong những nghiên cứu gần đây, sự tăng cường trao đổi do
thuận lợi thương mại được kì vọng tăng GDP bình quân đầu người khoảng 2,5% tại các
quốc gia châu Á – Thái Bình Dương 9
1.1.3 Sự cần thiết phải tạo thuận lợi thương mại tại Việt Nam
Thứ nhất, xuất phát từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển các
hoạt động giao dịch thương mại của Việt Nam.:
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001- 2010 được thông qua tại Đại hội Đảng
lần thứ IX đã đặt ra mục tiêu : … ‘tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở
thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại với tổng thu nhập quốc nội năm 2010 tăng
trưởng gấp đôi năm 2000, nâng cao hiệu quả và sức mạnh của sản phẩm, doanh nghiệp
9

Duval & Utoktham, “Intraregional Trade Cost In Asia: A Primer”, 2011, tr.8. Xem tại:
( Ngày truy cập: 03/04/2017)

11


và nền kinh tế, nhịp độ tăng xuất khẩu gần 2 lần nhịp độ tăng GDP, tổng thu ngân sách
nhà nước tăng bình quân hàng năm 8,7%”. Việc đẩy mạnh kinh tế đối ngoại dẫn tới lưu
lượng hàng hóa thương mại nhằm tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong nước
mà vẫn duy trì được các hoạt động kiểm soát ở mức độ vừa phải, hợp lý.
Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại Thế giới

WTO, mở rộng các mối quan hệ kinh tế song phương, đa phương, hội nhập sâu rộng và
toàn diện vào các diễn đàn kinh tế thế giới, các hoạt động giao dịch thương mại cũng
tăng lên nhanh chóng.
Thương mại quốc tế phát triển đã đặt ra một khối lượng lớn công việc cần giải
quyết đối với các cơ quan quản lý nhà nước nói chung và cơ quan quản lý biên giới nói
riêng, đồng thời yêu cầu của công việc cũng cao hơn để thực hiện các giao dịch thương
mại nhanh nhất mà vẫn đảm bảo quản lý tốt. Chính từ đó mà nhu cầu cần thực hiện tạo
thuận lợi thương mại cho các thủ tục thương mại là rất cấp bách và sẽ mang lại nhiều
ảnh hưởng tích cực cho nền kinh tế nếu thực hiện tốt
Thứ hai, xuất phát từ yêu cầu thực hiện các cam kết quốc tế:
Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, do đó việc tham gia vào
các hiệp định song phương và đa phương là những quyền lợi và nghĩa vụ của Việt Nam.
Vì vậy, khi tham gia vào “ ngôi nhà chung WTO”, chúng ta cần phải tuân thủ và hướng
theo những xu hướng chung của thương mại toàn cầu. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã
tham gia vào nhiều cam kết song phương và đa phương như AFTA, APEC, Hiệp định
thương mại Việt – Mỹ… đặt ra cho chúng ta hàng loạt các vấn đề mới cần giải quyết
nhằm đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa qua cửa khẩu và giảm chi phí không cần
thiết cho doanh nghiệp. Việc thực hiện tạo thuận lợi thương mại nhằm tăng hiệu quả lưu
thông hàng hóa qua biên giới đồng thời vẫn đảm bảo các mục tiêu quản lý nhà nước và
an sinh xã hội.
Thứ ba, xuất phát từ thực trạng quản lý nhà nước với thương mại:
Hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu bao gồm từ các
khâu trong cấp phép xuất nhập khẩu, thủ tục thông quan, xuất nhập cảnh. Những năm
qua, Việt Nam đã có những nỗ lực vượt bậc để từng bước đẩy mạnh hiệu quả quản lý
nhà nước đối với các hoạt động giao dịch thương mại tuy nhiên vẫn còn thiếu một tầm
nhìn về lâu dài với các mục đích chiến lược rõ ràng cùng việc áp dụng các chuẩn mực
12


quốc tế vào thực tiễn Việt Nam. Công tác quản lý còn nhiều bất cập, nhất là trong công

tác hải quan – một mắt xích quan trọng trong chuỗi thương mại quốc tế. Hoạt động của
cơ quan hải quan vẫn còn bị coi là chậm chạp, thiếu năng động, minh bạch. Hệ thống
quy trình, yêu cầu về hồ sơ còn phức tạp, còn nặng về phương pháp quản lý thủ công.
1.1.4 Nội dung của tạo thuận lợi thương mại
Về nghĩa rộng, những yếu tố và vấn đề liên quan đến thuận lợi hóa thương mại có
thể xuất phát từ những khuyến nghị quốc tế. Những khuyến nghị đó mới chỉ dừng lại ở
việc phác thảo và được lặp lại nhiều trong những đề nghị của các Thành viên tới WTO.
Tuy nhiên, mặc dù nhiều tổ chức quốc tế đã soạn ra những quyển cẩm nang hoặc ấn
phẩm cho người đọc thì về mặt học thuật vẫn có rất ít những phân tích vềnhững yếu tố
trong nội dung thuận lợi hóa thương mại được đưa ra.
Bốn yếu tố trọng tâm trong thuận lợi hóa thương mại là: (1) sự đơn giản hóa và hài
hòa hóa những thủ tục hải quan (2) sự hiện đại hóa hệ thống tuân thủ thương mại, đặc
biệt là thông tin chia sẻ giữa doanh nghiệp và các cơ quan, (3) quản lý hành chính trong
thương mại và thủ tục hải quan; (4) cơ chế thể chế đảm bảo thực thi hiệu quả những
nguyên tắc thuận lợi hóa thương mại và cam kết cải cách liên tục. 10
Thứ nhất, về sự đơn giản hóa và hài hòa hóa những thủ tục hải quan
Với mục tiêu trọng tâm là giảm mức độ phức tạp liên quan đến những thủ tục hải
quan, liên quan đến những văn bản được áp dụng hoặc những dự thảo pháp luật đang
xây dựng. Nội dung cụ thể của việc đơn giản và hài hóa thủ tục hải quan bao gồm: (a)
hài hòa hóa về quy tắc và thủ tục; (b) tránh sự trùng lặp; (c) điều tiết tập quán thương
mại và đảm bảo những thủ tục và quy tắc có thể thi hành được.
(a) Sự hài hòa hóa thủ tục thương mại và hải quan thể hiện ở việc sử dụng những
quy tắc và công ước đảm bảo tính thống nhất, quen thuộc và sự tương thích giữa các
nước trao đổi thương mại với nhau như Công ước Kyoto về Hải quan của WCO sửa đổi
năm 1999, Khuyến nghị của Liên hợp quốc về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, công
ước về vận tải quốc tế năm 1975( International Road Transport, TIR) …
Ở cấp độ quốc gia, sự hài hòa hóa cho phép sự nhất quán trong việc áp dụng sự
kiểm soát của những cơ quan điều hành khác nhau. Ở một số nước, những thủ tục phi

UNCTAD, “National Facilitation Bodies”, 2014, tr.17 . Xem tại:

( Ngày truy cập: 05/05/2017)
10

13


hải quan (như thu thập số liệu thống kê thương mại, thu thập thuế giá trị gia tăng, tăng
cường các biện pháp kiểm dịch thực vật, hoặc các tiêu chuẩn thị trường) chỉ được đặt
dưới sự quản lý của hải quan, vì vậy yêu cầu cần tạo ra một sự kiểm soát phối hợp hơn.
Tuy nhiên, để thực thi hiệu quả các thủ tục đòi hỏi những thay đổi sâu rộng về mặt luật
pháp. Nếu không có những thay đổi này, những cơ chế kiểm soát thường sẽ không thể
phối hợp với nhau được.
(b) Tránh trùng lặp
Ở cấp độ quốc tế, vấn đề thuận lợi hóa thương mại thường liên quan đến việc thiết
lập quyền kiểm soát chung. Đối với những cơ quan tăng cường điều hành cho phép
những cuộc điều tra quốc tế hoặc điều tra song phương, đưa ra một khuôn khổ cho việc
chia sẻ những trách nhiệm kiểm soát và điều hành. Những cuộc đàm phán có thể được
tổ chức với mục đích công nhận chính thức: sự kiểm soát xuất khẩu của một nước thay
cho sự kiểm soát nhập khẩu của nước khác; hoặc cơ chế chứng nhận của một nước (ví
dụ trong khu vực an ninh, xuất xứ, hoặc các biện pháp kiểm dịch động thực vật) để việc
kiểm soát không phải lặp lại trong quá trình nhập khẩu.
Ở cấp quốc gia, thiết lập kiểm soát chung có thể áp dụng thông qua những nỗ lực
phối hợp (chính thức hoặc không chính thức) giữa các cơ quan chính phủ để tăng cường
phối hợp kiểm soát và chia sẻ những nguồn như nhân lực hay cơ sở điều tra. Những nỗ
lực trên có thể mở rộng đến sự công nhận chính thức hoặc không chính thức những kiểm
soát được tiến hành bởi các bên liên quan của khu vực tư không phân biệt bất cứ kiểm
soát kỹ thuật chính thức nào, ví dụ như sự kiểm soát này được áp dụng trong bối cảnh
kiểm soát chất lượng hoặc rà soát đặc biệt về thương mại.
(c) Tăng cường áp dụng tập quán thương mại
Có nhiều ví dụ liên quan đến việc chấp nhận các tài liệu thương mại như hóa đơn

thương mại hoặc bản kê khai hàng hóa trên tàu, thay cho các tài liệu thương mại chính
thức. Những tập quán thương mại đơn giản sẽ cho phép những hoạt động cần phải tuân
thủ có thể được thực thi dễ dàng hơn như việc thông quan nội địa (khỏi cảng) hoặc việc
khai định kỳ hiệu quả hơn so với việc ký gửi.
Mục tiêu khác của việc tăng cường áp dụng tập quán thương mại là đảm bảo rằng
những thủ tục trong tập quán thương mại có hiệu lực có thể được thực hiện. Về mặt pháp
lý, những quy tắc và thủ tục thông thường không tương thích với nhưng tập quán hoạt
14


động địa phương. Do đó cần sự ủng hộ từ cơ chế, thể chế để có thể làm cho quy tắc và
thủ tục đó phù hợp với mục đích thương mại.
Thứ hai, về sự hiện đại hóa hệ thống tuân thủ thương mại.
Việc hiện đại hóa hệ thống tuân thủ thương mại tập trung vào việc thúc đẩy xử lý
những hoạt động khai hải quan, đặc biệt là qua việc sử dụng công nghệ thông tin hiện
đại. Nội dung này tập trung vào hai nội dung chính là: (a) khuyến nghị về giải pháp thực
hiện; (b) sự phát triển những tiêu chuẩn cho phép;
(a)

Các khuyến nghị về các giải pháp thực hiện

Một giải pháp hiệu quả được đề xuất trong chương trình tạo thuận lợi thương mại
là xây dựng Cơ chế một cửa. Đây là một cơ chế cho phép các bên tham gia vào thương
mại có thể trao thông tin và tài liệu đã được chuẩn hóa tại một điểm nhập cảnh duy nhất
để đáp ứng đầy đủ yêu cầu theo quy định liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu. Như vậy,
cơ chế này đã sắp xếp hợp lý và triệt để giao điểm chung giữa doanh nghiệp và cơ quan
hải quan, tạo ra giá trị hoạt động sâu rộng, lợi ích hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
Những giải pháp khác được đưa ra như phương pháp kiểm kê tại cảng (cho phép
xử lý thông tin ở tốc độ ngang bằng hoặc nhanh hơn khả năng xử lý của người điều hành
cảng) cho đến phương pháp hải quan điện tử (nhanh và tự động về các hoạt động xử lý

của việc quản lý hải quan) và những cổng thông tin (đảm bảo cho việc những nhà điều
hành và thương nhân luôn có thể tiếp cận nguồn thông tin cập nhật nhất).
(b)

Chuẩn hóa

Theo đó các những hoạt động sẽ dựa trên những tiêu chuẩn hóa được thiết lập một
cách đặc biệt trong những vòng tròn thuận lợi hóa thương mại, đặc biệt là trong những
tổ chức như Liên Hiệp Quốc hay Tổ chức Hải quan Thế giới. Về cơ bản, đây là cách
thức được đẩy mạnh bởi mong muốn cắt giảm chi phí giao dịch từ những dữ liệu điện
tử không tương thích (đó là những giao thức và định dạng được sử dụng để trao đổi
thông tin giữa các hệ thống máy tính). Do đó, cần có một thỏa thuận quốc tế về kiểu dữ
liệu cần thiết để kiểm soát thương mại cũng như việc thông tin được mã hóa rõ ràng như
thế nào.
Hoạt động khác liên quan đến thuận lợi hóa thương mại theo cách truyền thống là
việc chuẩn hóa tài liệu và hình thức của chúng. Việc tuân thủ đảm bảo sự nhất quán bất
kể vị trí, ngôn ngữ, hay cơ chế kiểm soát sẽ giảm rủi ro, sai sót.
15


Thứ ba, về quản lý hành chính các thủ tuc thương mại
Có nhiều ý kiến điển hình khác nhau về việc làm thế nào để cải thiện việc điều
hành và quản lý thủ tục thương mại. Những ý kiến dựa trên những khuyến nghị quốc tế
có thể được phân loại thành: (a) Tiêu chuẩn dịch vụ và (b) nguyên tắc quản lý, gồm cơ
chế giảm thiểu sự phối hợp giữa các bên liên quan.
(a) Tiêu chuẩn dịch vụ
Những tiêu chuẩn dịch vụ chính là các dịch vụ công theo những cam kết như: luôn
đăng tải các quy định và thủ tục liên quan; luôn đăng tải và cập nhật thuế hải quan; cung
cấp dịch vụ trợ giúp thông tin trực tuyến; và cho phép các thương nhận áp dụng quy tắc
xác định trước, chẳng hạn việc phân loại thuế. Việc chuẩn hóa dịch vụ cũng đề cập đến

việc thay thế và cải cách đối với những biện pháp thông quan tốn thời gian, tình trạng
quá tải những dòng người ở cơ sở kiểm tra, và những giờ làm việc hợp lý –đặc biệt quan
trọng ở nơi mà hàng hóa đến vào ban đêm và cần được cho thông quan trước khi trời
sáng.
(b) Nguyên tắc quản lý, bao gồm cơ chế hợp tác
Có nhiều ý kiến về thuận lợi hóa thương mại chung, chỉ tập trung vào việc các thủ
tục về thương mại và hải quan cần được áp dụng và quản lý như thế nào. Một nguyên
tắc hướng dẫn là các thủ tục và quy tắc có thể áp dụng nên được xác định theo tỷ lệ rủi
ro mà chúng phòng ngừa. Ví dụ: về mức thuế hải quan thấp ở các nước phát triển nhất,
nhiều doanh nghiệp thường tranh luận rằng gánh nặng quy định liên quan đến nghĩa vụ
đóng thuế thực sự (hoặc hoãn lại) không được tính theo tỷ lệ. Một nguyên tắc quản lý
quản lý quan trọng khác là việc sử dụng những kỹ thuật quản trị rủi ro. Việc áp dụng
nguyên tắc quản trị rủi ro tập trung đến việc kiểm soát và kiểm tra, tập trung những nỗ
lực kiểm soát vào những hành động nghi ngờ trong khi thúc đẩy tự do hóa thương mại
hợp pháp. Do đó, thay vì thực thi kiểm soát tổng thể ở hạn ngạch thanh tra theo nhóm
(ví dụ 100%, 50%; hoặc 5% trên tổng lượng giao thông) nên kiểm soát theo tỷ lệ mức
độ rủi ro. Cơ chế kiểm soát rủi ro thường gắn với thẩm quyền chính thức, và việc trao
những đặc quyền cho những người quản lý rủi ro thấp mà có kết quả chấp hành tốt.
Những đặc quyền này có thể bao gồm việc tiếp cận với những đối xử nhanh chóng và
ưu đãi, những thủ tục đơn giản, hoặc những thủ tục gắn với lợi ích tài chính ( như lưu
kho hải quan, hoãn nộp thuế, hoàn thuế và những thủ tục tương tự).
16


×