Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Giáo án thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh chu ky 20162019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.75 KB, 8 trang )

PHÒNG GD&ĐT YÊN THẾ
TRƯỜNG MN
………………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

GIÁO ÁN DỰ THI
GIÁO VIÊN MẦM NON DẠY GIỎI CẤP TỈNH VÒNG 3
CHU KỲ 2016- 2019.
Hoạt động: Làm quen với chữ viết
Đề tài: Làm quen chữ cái i, t, c
Chủ đề: Thế giới động vật
Loại tiết: Làm quen chữ cái.
Đối tượng: Trẻ 5-6 tuổi
Thời gian: 30 phút.
Ngày soạn: 27/ 11/ 2017.
Ngày dạy: 12/12/2017.
Người soạn và dạy: Trần Ngọc Anh.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến Thức.
- Hình thành cho trẻ biểu tượng chữ cái i, t, c.
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng các chữ cái: i, t, c. Nhận biết đặc điểm cấu
tạo các chữ: i, t, c.
- Nhận ra chữ cái i, t, c trong tiếng, từ trọn vẹn.
- Nhận biết được chữ cái i, t, c trong các trò chơi.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng phát âm đúng chữ cái i,t,c; nghe, quan sát, so sánh và khả
năng tư duy ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
- Phát triển ngôn ngữ. Rèn trẻ biết trả lời đủ câu rõ ràng, mạch lạc khi trả


lời các câu hỏi của cô.
- Rèn luyện khả năng phản ứng nhanh nhẹn khi nghe hiệu lệnh của cô.
3. Thái độ.
- Giáo dục trẻ mạnh dạn, tự tin, ý thức tổ chức kỷ luật trong các hoạt động
- Biết hợp tác chia sẻ với các bạn trong lớp khi tham gia các hoạt động.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý chăm sóc con vật nuôi trong gia đình.
II. Chuẩn bị
1. Địa điểm:
- Trong lớp học
2. Đồ dùng của cô:
- Thẻ chữ cái i, t, c.
- Giáo án PowePoint làm quen với chữ cái i, t , c.
- Máy chiếu, máy tính, loa.


- Câu đố về chữ i, t, c.
- Nhạc bài hát “chú vịt con”, “một con vịt”, “Đàn vịt con”, bài hát tạo dáng
chữ…
3. Đồ dùng của trẻ:
- Rổ con đựng thẻ chữ cái i, t, c; Các nét chữ cái i, t, c cắt rời bằng xốp.
- Các bức tranh con vật có chứa các chữ cái: i, t, c.
III. Tiến trình tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú
(3 Phút):
- Trẻ xúm xít quanh cô, nghe cô giới
- Xin nhiệt liệt chào mừng tất cả các bé thiệu.
đến với chương trình “bé vui học chữ” - Trẻ vỗ tay
ngày hôm nay.

- Tham dự chương trình có các bạn đến - Khi cô giới thiệu đến đội nào, đội đó
từ ba đội chơi đội “vịt trắng”, đội “vịt đứng lên chào khán giả
xám”, và đội “vịt vàng”.
- Cô Thu Chuyên sẽ là người đồng
hành cùng các con trong chương trình
ngày hôm nay.Và đặc biệt hơn ở
chương trình này chúng mình còn được
đón các cô giáo đến từ Sở GD&ĐT Bắc - Trẻ vỗ tay
Giang đã về dự và động viên tinh thần
cho các bé. Chúng mình đón chào các
cô bằng trang pháo tay thật lớn.
- Mở đầu chương trình là một tiết mục
văn nghệ vô cùng đặc sắc do cả ba đội
chơi cùng biểu diễn.
- Cô mở nhạc bài chú gà chú vịt.
- Trẻ hát“chú gà chú vịt.”.
- Các con vừa hát bài gì?
- Bài hát “chú gà chú vịt.” ạ.
- Bài hát nhắc tới những bạn nào?
- Bài hát có nhắc đến bạn gà và bạn vịt
ạ.
- Bạn gà trong bài hát đã làm gì?
- Bạn gà đi chơi không xin phép.
- Các con học tập ai trong bài hát? Vì - Học tập bạn vịt. Vì bạn ấy ngoan,
Sao?
chăm học, biết giúp đỡ mọi người ạ.
- Đúng rồi các con nên học tập bạn vịt
luôn chăm ngoan, vâng lời người lớn
và không được tự ý đi chơi khi chưa - Trẻ lắng nghe.
xin phép, các con đồng ý không?

- Các bé rất giỏi, thưởng cho các con
một tràng pháo tay thật lớn .
- Đi về chỗ ngồi.


2. Hoạt động 2: Bài mới ( 25 phút):
* Làm quen chữ cái i, t, c.
- Không để các con phải chờ đợi lâu
- Trẻ nhìn lên màn hình.
xin mời các bé cùng nhìn lên màn hình
để cùng khám phá chương trình nào.
- Cô giới thiệu hình ảnh chú vịt con hỏi
trẻ
+ Cô có hình ảnh gì đây?
- Vịt là con vật được nuôi ở đâu?
- Nó kêu thế nào nhỉ? Các bạn cùng bắt
trước vịt con kêu nào?
- Con còn thấy gì dưới hình ảnh chú vịt
con?
- Theo các con dòng chữ này viết gì.
- Cô động viên trẻ. Cô đọc từ “Vịt con”
và cho trẻ đọc theo cô
- Đếm số chữ cái trong từ “vịt con”
- Cho trẻ lên tìm những chữ cái đã học
và phát âm
- Yêu cầu trẻ lên tìm chữ cái ở vị trí 2,3
4. Đây sẽ là 3 chữ cái mới mà chúng
mình sẽ cùng khám phá trong chương
trình hôm nay.
- 2 chữ cái còn lại sẽ tìm hiểu vào

chương trình sau (cất chữ cái v,n)
* Làm quen chữ i:
- Cô đưa thẻ chữ i và hỏi trẻ có bạn nào
biết đây là chữ cái gì không?
- Bạn nào chưa biết thì hôm nay các
con cùng làm quen, bạn nào đã biết thì
hôm nay chúng mình cùng tìm hiểu kỹ
hơn về chữ i nhé.
- Cô giới thiệu với các con đây là chữ i
và được phát âm là i. các con nghe cô
phát âm nhé. (cô phát âm chữ cái)
- Khi phát âm chữ i miệng hơi mở phát
âm nhẹ nhàng i.
- Cho cả lớp phát âm chữ i

- Con vịt con ạ
- Nuôi trong gia đình.
- Trẻ làm động tác và kêu vít vít...
Thấy dòng chữ ạ.
- Trẻ đoán (con vịt, vịt con, vịt con lông
vàng…)
- “Vịt con” 3- 4 lần
- Trẻ đếm 1,2,3,4,5,6
- Trẻ lên tìm.( Chữ o)
- Cả lớp phát âm chữ o
- Trẻ lên tìm.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ quan sát.

- Trẻ trả lời theo hiểu biết


- Trẻ lắng nghe và quan sát

- Trẻ lắng nghe

- Cả lớp phát âm 3- 4 lần
- Lần lượt từng tổ, nhóm phát âm, cá


- Mời tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm.
- Cô bao quát sửa sai cho trẻ.
- Các con hãy quan sát thật kỹ chữ i và
chọn các nét có trong rổ của mình ghép
thành chữ i giống chữ i của cô nào.
- Con hãy nói cho cô và các bạn cùng
biết con ghép chữ i bằng mấy nét? đó là
những nét nào? Con ghép nét nào
trước, nét nào sau?
- Con thấy chữ i giống cái gì mà con
nhìn thấy trong cuộc sống hàng ngày
- Cô nói cấu tạo của chữ i: Chữ i gồm 2
nét đó là nét sổ thẳng và một dấu chấm
ở phía trên, được phát âm là i.
- Cô giới thiệu đây là chữ i in thường;
Ngoài chữ i in thường ra còn có chữ i
in hoa, chữ i viết thường, tuy cách viết
khác nhau nhưng đều được phát âm là i
- Cả lớp phát âm lại các kiểu chữ i
* Làm quen chữ t:
- Chữ cái thứ hai các con được khám

phá đó là chữ t, được phát âm là “tờ”.
- Các con nghe cô phát âm nhé. (cô
phát âm chữ cái).
- Khi phát âm miệng mở cong đầu lưỡi
và đẩy hơi ra ngoài phát âm “tờ”
- Cho cả lớp phát âm chữ t
- Mời tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm.
(Cô quan sát, lắng nghe và sửa cách
phát âm của trẻ, nếu sai)
- Cho trẻ ghép nét chữ tạo thành chữ t.
- Con hãy nói cho cô và các bạn cùng
biết xem con ghép chữ t như thế nào?

nhân phát âm.
- Trẻ lấy nét chữ trong rổ và ghép
thành chữ cái i
- Con ghép chữ i bằng 2 nét ạ, nét sổ
thẳng và dấu chấm ở phía trên. Con
ghép nét sổ thẳng trước, dấu chấm sau.
- Trẻ nhận xét chữ i giống que diêm….
- Trẻ lắng nghe

- Trẻ lắng nghe cô nói và quan sát

- Trẻ phát âm

- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe và quan sát cô phát âm
- Trẻ lắng nghe và quan sát
- Cả lớp phát âm

- Tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm.
“tờ”
- Trẻ ghép nét chữ.
- Con ghép chữ t bằng 2 nét, nét sổ
thẳng và nét ngang. Nét sổ thẳng ghép
trước, nét ngang ghép sau.

- Trẻ lắng nghe cô giới thiệu cấu tạo
chữ t
- Giống cây cột điện, giống thanh
- Cô nói cấu tạo của chữ t: Chữ t được kiếm…
cấu tạo bởi 2 nét đó là nét sổ thẳng và
một nét ngang, phát âm là “tờ”.
- Trẻ quan sát
- Con thấy chữ t giống cái gì mà con
nhìn thấy trong cuộc sống hàng ngày. - Trẻ lắng nghe
- Cô quan sát, sửa sai


- Đây là chữ t in thường
- Ngoài chữ t in thường ra còn có chữ t
in hoa, chữ t viết thường, tuy cách viết
khác nhau nhưng đêù được phát âm là
“tờ” đấy.
- Mời cả lớp phát âm cùng cô.
- Có một trò chơi dân gian rất hay mà
trong lời bài hát của trò chơi đó có rất
nhiều từ chứa chữ cái t đố chúng mình
biết đó là trò chơi gì?
- Các con hãy cất chữ t vào rổ, đứng

lên hát và làm động tác vận động theo
lời bài hát “Tập tầm vông”.
* So sánh sự khác nhau và giống
nhau giữa các chữ cái i, t.
Chữ i và chữ t có điểm gì giống nhau?

- Trẻ phát âm 2-3 lần.
- Trò chơi tập tầm vông ạ.

- Trẻ cất chữ vào rổ và đứng lên hát
làm động tác.

- Chữ i và chữ t giống nhau là cả 2 chữ
đều có 1 nét sổ thẳng.

- Chữ i và chữ t khác nhau:
+ Chữ i có dấu chấm ở phía trên còn
chữ t có nét ngang
- Chữ i và chữ t có điểm gì khác nhau? + Khác nhau về cách phát âm, chữ i
phát âm là “i”, chữ t phát âm là “tờ”
- Trẻ lắng nghe cô khái quát điểm
giống và khác nhau của 2 chữ cái.
- Cô khái quát lại: Điểm giống và khác
nhau giữa chữ cái: i, t.
* Làm quen chữ c:
- Các bạn giỏi quá, giờ các bạn hãy
cùng hướng lên màn hình xem chữ cái
cuối cùng mà chúng mình được khám
phá là chữ cái gì nhé.
- Đây là chữ c, được phát âm là cờ. Khi

phát âm, miệng mở rộng đẩy hơi ra và
phát âm cờ.
- Cô phát âm mẫu
- Cho cả lớp phát âm chữ c.
- Mời tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm.
- Con hãy tìm trong rổ của mình nét
chữ cái giống với chữ c trên màn hình
của cô cầm lên sờ và quan sát.
- Các bạn có nhận xét gì về cấu tạo của

- Trẻ lắng nghe cô giới thiệu

- Trẻ lắng nghe và quan sát

- Trẻ lắng nghe cô phát âm
- Cả lớp phát âm 4-5 lần
- Tổ, nhóm, cá nhân phát âm “cờ”
- Trẻ tìm và cầm lên sờ, quan sát.
- Chữ c gồm có 1 nét cong hở phải
- Chữ c giống cái liềm, giống mặt trăng
khuyết...


chữ c nào?
- Con thấy chữ c giống cái gì mà con
nhìn thấy trong cuộc sống hàng ngày.
- Cô nói cấu tạo của chữ c: Chữ c gồm
có 1 nét cong hở phải phát âm là “cờ”.
- Cô giới thiệu đây là chữ c in thường.
Ngoài chữ c in thường ra còn có chữ c

in hoa, chữ c viết thường, tuy cách viết
khác nhau nhưng đều được phát âm là
“cờ” đấy.
*Trò chơi luyện tập
Trò chơi 1: “Hãy chọn tôi”.
- Cách chơi: Cô sẽ phát âm chữ cái, nêu
cấu tạo hoặc đọc câu đố về chữ. Nhiệm
vụ của các bạn là phải lắng nghe và
chọn đúng chữ cái đó để giơ lên thật
nhanh sau đó phát âm to. Bạn nào chọn
sai sẽ phải đứng lên ngồi xuống 5 lần
nhé.
- Lần 1: Cô nói tên chữ cái trẻ tìm chữ
cái giơ lên và phát âm
- Lần 2: Cô đọc câu đố và nêu cấu tạo
chữ:
- Một nét thẳng đứng nghiêm chào
Trên thêm dấu mũ thành ra chữ gì?
( Đó là chữ gì các bạn)
- Nét tròn em đọc chữ o
Khuyết đi một nửa sẽ cho chữ gì ?)
- Trẻ chơi cô quan sát hướng dẫn sửa
sai cho trẻ sau mỗi lần chơi.
Trò chơi 2: Cùng vịt tạo dáng chữ:
- Cách chơi: Cô và trẻ cùng hát bài hát
khi hát đến chữ cái nào thì trẻ nhanh
chóng tạo dáng chữ cái đó
- Trẻ hát và tạo dáng chữ cùng cô (2
lần):
Lần 1: Cạp cạp cạp vịt con đến

trường,cạp cạp cạp vịt ta học chữ,I t e
là a t c, cạp cạp cạp vịt quên mất rồi là
quên mất rồi.Quạc quạc thày ngan liền

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ phát âm “cờ”

- Trẻ lắng nghe cô giới thiệu tên trò
chơi, cách chơi.

- Trẻ tìm chữ cái theo yêu cầu của cô
giơ lên và phát âm.
- Trẻ tìm chữ cái theo cấu tạo cô nêu,
giơ lên và phát âm.
- Trẻ lắng nghe, đoán chữ i, tìm chữ cái
i, giơ lên và phát âm “i”
- Trẻ lắng nghe, đoán chữ c, tìm chữ
cái c, giơ lên và phát âm “cờ”

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ hát cùng cô và tạo dáng chữ. Chữ
i đứng nghiêm chụm chân, chữ t giang
hai tay sang ngang, chữ c tay trái đưa


nhắc: i thì chấm trên đầu, t thì thêm nét
ngang, c là cong hở phải, (Hở phải, hở
phải, hở phải). Cạp cạp cạp vịt ta nhớ

rồi.
Lần 2: Cạp cạp cạp vịt con đến
trường,cạp cạp cạp vịt ta học chữ i, t e
là a t c, cạp cạp cạp vịt quên mất rồi là
quên mất rồi. quạc quạc thầy ngan liền
nhắc:
C là cong hở phải, i thì chấm trên đầu, t
thì thêm nét ngang, c là cong hở phải,
( Hở phải, hở phải, hở phải). Cạp cạp
cạp vịt ta nhớ rồi.
Trò chơi 3: Vịt con chọn chữ.
- Luật chơi: Các bạn chơi theo luật tiếp
sức. Mỗi lần chơi chỉ được chọn 1 chữ
cái.
- Cách chơi: Các con chia thành 3 đội
chơi. Phía trên chương trình có rất
nhiều bức tranh về các con vật có tên
chứa các chữ cái i, t, c. Nhiệm vụ của
chúng mình là khi có hiệu lệnh bắt đầu
thì bạn đầu tiên của 3 đội sẽ lần lượt
bật về phía bên kia bờ, rồi chọn và lấy
1 chữ cái i, t, c trong từ chỉ tên các con
vật chạy nhanh về và để vào giỏ của
đội mình rồi chạy về cuối hàng. Bạn
tiếp theo lại lên chơi tiếp. Trong vòng
một đoạn nhạc, đội nào tìm được nhiều
chữ cái i, t, c nhất thì đội đó chiến
thắng.
- Cho trẻ chơi trên nền nhạc “một con
vịt”

- Trẻ chơi, cô quan sát, động viên
- Kiểm tra kết quả chơi của 3 đội

vòng lên trên đầu, tay phải đưa vòng
dưới.

- Trẻ chơi trò chơi.

- Trẻ lắng nghe cô phổ biến luật chơi,
cách chơi.

- Đứng thành ba đội chơi.
- Lần lượt từng trẻ bật lên rút một chữ
cái i hoặc t hoặc c để vào giỏ của đội
mình và về cuối hàng.
- Trẻ kiểm tra kết quả cùng cô và phát
âm chữ cái.
- Trẻ đứng quanh cô.
- Chữ i, t, c ạ

3. Hoạt động 3: Củng cố ( 1 phút) .
- Vừa rồi tất cả các bạn đã thể hiện rất - Trẻ vỗ tay.
xuất sắc trong chương trình bé vui học


chữ với các chữ cái gì?
- Các bạn rất giỏi, một tràng pháo tay
chúc mừng các bạn và chức mừng
chương trình của chúng ta đã thành
công rực rỡ.

4. Hoạt động 4: Kết thúc: ( 1 phút)
- Trẻ hát “Đàn vịt con” đi ra ngoài.
- Trẻ hát và đi ra ngoài.
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG

Người soạn
Trần Ngọc Anh



×