Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM MÔN HÓA HỌC LỚP 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.59 KB, 14 trang )

TRƯỜNG THPT QUỐC TUẤN
TỔ: Hóa -Sinh-KTNN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
TÌM HIỂU VỀ SỰ ĂN MÒN NÚI ĐÁ VÔI VÀ SỰ TẠO THÀNH THẠCH
NHŨ TRONG HANG ĐỘNG
( Môn Hóa học- năm học 2015-2016)
1.
Mục tiêu dự án
a) Kiến thức
Qua hoạt động này, học sinh cần nắm được những kiến thức cơ bản về chủ
đề có liên quan tới các bộ môn tích hợp.
- Học sinh hiểu được lịch sử huyền thoại núi Voi.
- Học sinh hiểu được tác nhân ngoại lực tác động lên địa hình bề mặt núi Voi thông
qua quá trình phong hóa vật lí, hóa học và sinh học.
* Tích hợp kiến thức bộ môn Địa lí, Vật lí, Hóa học, Văn học, Lịch sử ,
GDCD, để làm nổi bật chủ đề. Cụ thể ở bộ môn Lịch sử học sinh biết một cách
khái quát lịch sử huyền thoại núi Voi của địa phương. Môn Địa lí giúp học sinh tìm
hiểu các quá trình phá hủy, phong hóa, phân biệt được quá trình phong hóa hóa học
và phong hóa lí học, sinh học. Môn Hoá học giúp học sinh tìm hiểu về quá trình
phong hóa hóa học ở khu vực núi Voi, mà kết quả là hình thành nên một số hang
động, và tạo thành các khối thạch nhũ. Môn Vật lí tìm hiểu về tác động của phong
hóa lí học lên địa hình khu vực núi Voi. Môn Văn học tìm hiểu về một số bài thơ,
nhạc về núi Voi huyền thoại.
- Môn Địa lí
+ Môn Địa lớp 10 : Bài 9( tiết 1): Tác động của ngoại lực lên địa hình bề
mặt trái Đất
- Môn Vật lí


+ Vận dụng kiến thức bài 36 sự nở vì nhiệt của chất rắn để giải thích tác
động của phong hóa lí học ở đá
- Môn Hóa học
+ Vận dụng kiến thức hóa học lớp 12( tiết 46) Hợp chất của canxi để giải
thích quá trình hình thành hang động và tạo ra các khối thạch nhũ
- Môn Văn học, Giáo dục công dân
1


+ Học sinh biết cảm nhận những chiến công anh hùng của nhân dân địa
phương gắn liền với di tích núi Voi trong văn học, trong âm nhạc; núi Voi với lễ
hội truyền thống hàng năm ở địa phương.
+ Học sinh có ý thức trân trọng, gìn giữ di tích núi Voi, biết ơn những vị anh
hùng, nhân dân đã làm nên những chiến thắng trong lịch sử. Giáo dục tình yêu quê
hương đất nước, trân trọng và gìn giữ di tích, danh thắng của địa phương.
b) Kĩ năng
- Quan sát và nhận xét và giải thích được tác động của quá trình phong hóa qua trải
nghiệm thực tế khu vực núi Voi.
- Giải thích được các tình huống cụ thể trong cuộc sống liên quan đến nội dung bài
học.
- Rèn kĩ năng hợp tác, kĩ năng thu thập, kĩ năng phản biện, trình bày, trải nghiệm
thực tế...
c) Thái độ
- Học sinh có ý thức trân trọng, biết ơn những người đã góp phần làm nên những
chiến thắng, những người đã gìn giữ phát huy di tích dang thắng của địa phương.
Giáo dục tình yêu quê hương đất nước.
d) Năng lực vận dụng của học sinh
- Năng lực chung: hợp tác, giải quyết vấn đề, năng lực trải nghiệm thực tế.
- Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp thông tin từ trải nghiệm, năng lực sử dụng
hình ảnh video.

- Vận dụng kiến thức để giải thích các tác động của các quá trình phong hóa lên địa
hình
- Có ý tưởng sáng kiến về bảo vệ tôn tạo và phát triển di tích danh thắng của địa
phương
2. Đối tượng
Số lượng
86 học sinh THPT, lớp 12A1, 12A2
Khối lớp: Khối lớp 12.
3. Ý nghĩa của hoạt động TNST:


Ý nghĩa đối với thực tiễn dạy học
- Góp phần đổi mới phương pháp dạy và học, phát triển ở các em tư duy học một
cách khoa học, chủ động, gắn lí thuyết với thực hành, thực tiễn trải nghiệm. Từ đó
có khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống trong đời sống.
- Nhằm giảm tải nội dung học tập nhưng vẫn đảm bảo tính toàn diện, kế
thừa
Ý nghĩa của đối với thực tế
.
- Giúp học sinh vận dụng được các kiến thức đã học của nhiều môn để tìm
hiểu về một vấn đề mà cụ thể trong dự án này học sinh biết lịch sử về di tích, danh
thắng núi Voi của địa phương được công nhận cấp quốc gia, biết được tác động của
quá trình hóa học lên địa hình núi Voi
- Học sinh vận dụng được kiến thức đã học để tìm ra những giải pháp hạn chế bớt
những tác động của ngoại lực lên bề mặt núi Voi, giải pháp đối với việc bảo vệ tôn
tạo, và phát triển danh thắng, di tích núi Voi
- Bồi đắp cho học sinh lòng yêu thích môn học, có sự gắn kết kiến thức giữa các bộ
môn.
4. Kế hoạch làm việc
- Giáo viên triển khai chủ đề tới học sinh để tìm hiểu chủ đề.

- Phác thảo đề cương: Các nhóm dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ của giáo viên
sẽ cùng thảo luận về các vấn đề cần giải quyết của tiểu chủ đề.
*Chủ đề 1: Tìm hiểu về di tích- danh thắng núi Voi
- Mục tiêu: Hiểu được núi đượcVoi là di tích lich sử với những hiện vật của
người cổ, nơi diễn ra các trận đánh lớn trong lich sử, và cũng là danh thắng của địa
phương
- Phương tiện, đồ dùng: Hình ảnh, tài liệu sưu tầm
- Phương pháp:Quan sát; thu thập, xử lí thông tin; thực tế di tích
*Chủ đề 2: Tìm hiểu tác động của quá trình hóa học lên địa hình bề mặt núi
Voi
- Mục tiêu: Hiểu được các được tác động của quá trình hóa học lên địa hình bề mặt
núi Voi


- Phương tiện, đồ dùng dạy học: Tranh ảnh, tài liệu sưu tầm.
- Phương pháp: Quan sát; thu thập, xử lí thông tin; thực tế từ từ tự nhiên
- Học sinh được đi thực tế, đến núi Voi thăm một số đền, chùa, di tích lich sử
của núi Voi, tìm hiểu tác động của quá trình hóa học lên địa hình núi Voi qua việc
việc nghe thông tin từ người trông coi đền thờ nữ tướng Lê Chân, quan sát tìm hiểu
thuyết trình về tác động của quá trình hóa học lên địa hình núi Voi dưới sự hướng
dẫn của giáo viên, quay phim.
Học sinh viết thu hoạch về buổi trải nghiệm thực tế.
*Chủ đề 3: Tìm hiểu những giải pháp tôn tạo phát triển di tích danh thắng
núi Voi
- Mục tiêu: Học sinh đưa ra được các giải pháp để góp phần tôn tạo, bảo vệ và phát
triển di tích núi Voi
- Phương tiện, đồ dùng dạy học: tài liệu tham khảo,tranh ảnh.
- Phương pháp: Quan sát, tìm hiểu thực tế, trong tài liệu để ghi chép, xử lí thông tin.
5.Nội dung cụ thể của từng chủ đề:
Chủ đề 1: Nhóm 1:Giới thiệu về núi Voi với di tích khảo cổ, di tích lich sử

Cách trung tâm thành phố Hải Phòng không xa khoảng 20km về phía tây
nam. Núi Voi huyện An Lão từ lâu được biết đến không chỉ là khu di tích danh
thắng nổi tiếng ẩn chứa bên trong nhiều giá trị văn hoá lịch sử, kho cổ học của
vùng đồng bằng Duyên hải Bắc bộ mà còn là nơi gìn giữ, phát huy những giá trị
văn hoá dân gian độc đáo của người dân vùng biển.
Núi Voi là một quần thể danh thắng thơ mộng giữa miền đồng bằng phì
nhiêu. Dáng tựa như hòn non bộ khổng lồ với những hang sâu, động lớn, hồ trong
như; động Họng Voi, hang Già Vị, hang Chiêng, hang Trống, hang cá chép… còn
lưu giữ đầy vẻ hoang sơ, huyền bí. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu lịch
sử và các tài liệu khảo cổ thì Núi Voi là một trong những di chỉ khảo cổ học lớn
thuộc nền văn hoá Đông Sơn thời các vua Hùng dựng nước, ẩn chứa nhiều dấu ấn
lịch sử về thời kỳ đồ đá, đồ đồng… Những công cụ lao động của người cổ được
tìm thấy ở đây như rìu đá, bôn đá, quả cân đá, bàn mài đá, giáo đồng dao găm đồng


… về giá trị khảo cổ đây là những hiện vật cực quý, minh chứng cho vùng đất có
chiều sâu, bề dày lịch sử văn hoá cùng với những truyền thuyết bí ẩn và hấp dẫn.
Núi Voi hiện đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài
nước.
Núi Voi ngày nay còn đó những địa chỉ đỏ như hang Thành uỷ, hang Huyện
uỷ, hang Già Vị, trận địa súng phòng không,…và truyền thống du kích Núi Voi mãi
mãi là niềm tự hào của người dân An Lão và thành phố Hải Phòng.
Núi Voi cũng được biết đến và nổi tiếng với những công trình văn hoá, kiến
trúc cổ như; chùa Long Hoa, được xây dựng vào thế kỷ XI thời Lý theo đánh giá
của các nhà nghiên cứu sử học thì chùa Long Hoa là trung tâm phật giáo lớn ra đời
từ rất sớm của quốc gia Đại Việt thời độc lập tự chủ.
Nằm trong hệ thống di tích của Núi Voi cùng với di tích đình, chùa Chi Lai
một công trình kiến trúc gỗ cổ độc đáo. Đền thờ Nữ tướng Lê Chân có giá trị tín
ngưỡng sâu sắc, đền thờ vị tướng thời Hai Bà Trưng người đã có công tạo dựng lên
vùng đất An Biên Trang tức Hải Phòng ngày nay. Không chỉ chứa đựng một kho

tàng các giá trị văn hoá lịch sử quý báu, Núi Voi còn là vùng đất sản sinh nhiều
danh tài mặc sĩ được lịch sử ghi nhận và đánh giá cao như Đại học sĩ Bùi Mộng
Hoa, Trạng nguyên Trần Tất Văn, Tiến sĩ nhà thơ yêu nước Lê Khắc Cẩn.
Nhiều nét văn hoá độc đáo ở đây vẫn được lưu giữ và phát triển tiêu biểu là
Lễ hội Núi Voi được tổ chức hằng năm vào dịp Rằm tháng Giêng, đây là dịp để
người dân tôn vinh và tưởng nhớ các vị anh hùng của dân tộc, các thế hệ người An
Lão đã chiến đấu xây dựng lên vùng đất này. Cùng với những dấu ấn lịch văn hoá,
cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ và những câu chuyện đi vào truyền thuyết, những
hoạt động văn hoá dân gian độc đáo tại lễ hội như tế lễ, đền thờ Lê Chân, đình
chùa Chi Lai. Biểu diễn nghệ thuật chèo truyền thống, các trò chơi dân gian… mà
ở đó quần chúng nhân dân là chủ thể tham gia vào các hoạt động. Những yếu tố đó
tạo nên một không gian lễ hội đặc trưng đa sắc màu.
Không chỉ dừng lại ở hoạt động văn hoá, lễ hội Núi Voi là nơi hội tụ gìn giữ
phát huy các giá trị văn hoá nghệ thuật dân gian, cổ vũ, động viên phát triển các
hoạt động phong trào văn hoá, văn nghệ thể thao quần chúng. Ngay từ những ngày


đầu xuân mới khắp làng trên xóm dưới trong huyện đều sôi nổi, tưng bừng tổ chức
các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao để lựa chọn những chương trình, tiết
mục đặc sắc, những diễn viên, vận động viên xuất sắc tham dự lễ hội. Có nhiều mô
hình phong trào được khi dậy và phát triển từ những hoạt động này như Vật ở
Thái Sơn, Bóng chuyền ở Bát Trang, Hát chèo, Cải lương ở Tân Dân, Quang
Trung… Chính sự hoà quyện giữa không gian thiên nhiên của danh thắng Núi Voi
và những hoạt động mang đậm nét truyền thống tạo nên nét riêng hấp dẫn, thu hút
đông đảo quần chúng nhân dân tham gia vào các hoạt động của lễ hội.
Phát huy những giá trị lịch sử văn hoá, truyền thống, nét đẹp của quê hương
là chuẩn bị tâm thế vững vàng trên bước đường phát triển và hội nhập. Những
năm qua huyện An Lão tích cực đẩy mạnh công tác quy hoạch, đầu tư khơi dậy,
phát triển tiềm năng giá trị của khu di tích danh thắng Núi Voi đến nay đã hoàn
thành một số hạng mục thuộc quy hoạch tổng thể, một số công trình cơ sở hạ tầng

công trình văn hoá tâm linh như đường giao thông nội bộ, đường đến các điểm di
tích và một số công trình tạo cảnh quan khác như trùng tu khu di tích Đình, chùa
Chi Lai, Nhà bảo tàng. Đặc biệt là một số công trình văn hoá tâm linh như đền thờ
Nữ tướng Lê Chân, Chùa Long Hoa…các công trình này đã và đang được tích cực
triển khai hoàn thành; năm 2010 an vị tượng phật bằng đồng lớn nhất thành phố tại
chùa Long Hoa; Khánh thành Đền thờ nữ tướng Lê Chân dịp khai hội Núi Voi năm
2011, đang khẩn trương hoàn thành công trình cải tạo, mở rộng hệ thống đường
giao thông nội bộ.
Hy vọng với những giải pháp chủ động, tích cực của các cấp, các ngành
cùng tiềm năng sẵn có. Núi Voi sẽ thực sự trở thành điểm đến hấp dẫn của du
khách và là nơi nuôi dưỡng, bảo tồn gìn giữ phát huy các giá trị văn hoá dân gian
độc đáo của quê hương.
Lịch sử núi Voi qua các thời kì chống giặc ngoại xâm
Núi Voi - Xuân Sơn là một quần thể núi đá, núi đất khá cao, xen kẽ lẫn nhau,
nhấp nhô, uốn khúc qua địa phận của 3 xã Trường Thành, An Tiến và An Thắng của
huyện An Lão, thành phố Hải Phòng. Cảnh sắc thiên nhiên và những giá trị


lịch sử văn hoá của Núi Voi - Xuân Sơn là niềm tự hào của người Hải Phòng, đã đi
vào ca dao:
Kiến An có núi ông Voi
Có sông Văn Úc, có đồi Thiên Văn
Núi Voi - Xuân Sơn, một trong các địa điểm được Nhà nước xếp hạng di
tích lịch sử, thắng cảnh sớm nhất của thành phố Hải Phòng (ngày 28/4/1962).

Núi Voi
Với vị trí hiểm yếu, thuận về tấn công, phòng thủ và lưu binh bảo toàn lực
lượng, Trong Biên niên sử ngành Giáo dục, Đào tạo thành phố Hải Phòng đã ghi rõ
cũng là nơi có rât nhiều di tích lịch sử từ thời hai Bà Trưng với nữ tướng Lê Chân Bà đã từng chiêu tập binh mã và tích trữ lương thảo ở Núi Voi để che mắt quân thù
và xây dựng thành căn cứ đánh giặc ở đây. Đến thời nhà Mạc đã xây dựng thành

quách, Vương triều, huyện quận... để lại như một dấu tích về giang sơn nhà Mạc.
Núi Voi còn được xem như một thành luỹ bảo vệ Thành phố Cảng trong suốt
đường dài lịch sử kháng chiến của ông cha ta, đặc biệt là hai cuộc kháng chiến thần
thành vừa qua.


Núi Voi với vị thế hiểm trở, có nhiều hang động, việc đi lại di chuyển về
làng Vẻn (làng An Biên) thuận lợi bằng đường thủy, nên trước khi khởi nghĩa Hai
Bà Trưng, truyền ngôn kể lại nữ tướng Lê Chân đã về nơi đây để huấn luyện binh
sĩ, cất giấu quân lương chờ thời cơ giết giặc. Ngày nay tại chân núi Mã Yên, thuộc
khu di tích Núi Voi, dưới những tán cây cổ thụ vài trăm năm tuổi, có ngôi đền to
đẹp thờ Thánh Mẫu Lê Chân.
Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, núi Voi trở thành căn cứ khởi nghĩa
chống Pháp do Lãnh Tư, Cử Bình chỉ huy. Đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống
Pháp do Đảng lãnh đạo, núi Voi là một trận địa phòng không quan trọng bảo vệ cửa
ngõ Tây Bắc Hải Phòng. Trung đội nữ du kích núi Voi đã bắn rơi máy bay Mỹ,
thành tích đó đã được Bác Hồ gửi thư khen và tặng huy hiệu của Người.. Núi Voi
xưa gắn liền với những bước lịch sử thăng trầm của dân tộc như dấu tích sông Đào,
hồ nhà Mạc, đấu đong quân, Vàm chúa Thượng, Vàm chúa Hạ và những sự kiện
đã đưa Núi Voi trở thành huyền thoại trong những năm kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ, với hình ảnh “ Những cô gái dân quân treo mình trên vách đá, lưng
chừng trời bắn máy bay rơi” và lời thề bất tử như khắc vào vách đá của đội du
kích Núi Voi:
“ Đứng trên đỉnh núi ta thề
Không giết được giặc không về núi Voi”
Trong những ngày bom đạn ác liệt nhất của cuộc kháng chiến cống giặc Mỹ
xâm lược, tháng 4 năm 1968 Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ 2 được tổ chức tại
đây thông qua nghị quyết, động viên nhân dân thành phố quyết tâm đánh bại âm
mưu chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại
bằng không quân và hải quân của địch. Khu di tích danh thắng núi Voi còn ghi dấu

nhiều địa chỉ đỏ, mãi mãi là niềm tự hào của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân
thành phố như hang Thành uỷ, hang Huyện uỷ, hang ông Vin, trận địa súng phòng
không... và truyền thống Du kích núi Voi.
Núi Voi danh thắng của địa phương
Núi Voi Xuân Sơn – Huyện An Lão, Hải Phòng nằm cách trung tâm thành
phố Hải Phòng khoảng 20km. Nơi đây là một địa danh nổi tiếng của vùng đất này


với nhiều di tích lịch sử minh chứng là cái nôi của người tiền và sơ sử từng sinh
sống tại khu vực này. Đây cũng là một trong những danh lam thắng cảnh được nhà
nước công bố là di tích lịch sử đầu tiên của Hải Phòng (28/4/1962).
Danh lam thắng cảnh Núi Voi, điểm đến Hải Phòng là một quần thể núi đá,
núi đất khá cao, xen kẽ lẫn nhau, nhấp nhô, uốn khúc qua địa phận của 3 xã
Trường Thành, An Tiến và An Thắng của huyện An Lão, thành phố Hải Phòng. Sở
dĩ được gọi là núi voi bởi hình dáng của quần thể núi được tạo hóa ban cho vóng
dáng rất giống với hình một ông voi nằm sừng sững giữa bốn bề là những cánh
đồng lúa. Núi Voi có nhiều hang động đẹp: hang Họng Voi, hang Chiêng, hang Cá
Chép, hang Bể… Phía nam núi Voi có động Nam Tào, phía bắc có động Bắc Đẩu.
Trong hang động có nhiều nhũ đá, măng đá với muôn hình kỳ lạ như rồng chầu, hổ
phục, đầu voi… Trên đỉnh núi Voi có một khoảng đất tương đối bằng phẳng gọi là
bàn cờ cõi tiên.
Đường đến núi voi An Lão Hải Phòng Núi Voi đã được các nhà khảo cổ
Pháp chững minh là một di tích khảo cổ học với nhiều di vật tồn tại cách đây
khoảng 3000 năm như : rìu đá, bôn đá, quả cân đá, bàn mài đá; hay những vũ khí
bằng đồng như: giáo đồng, dao găm đồng…
Hàng năm, cứ vào ngày 12 đến ngày 14 tháng 2 là lễ hội núi voi bắt đầu diễn
ra mang nhiều màu sắc văn hóa của người dân miền biển. Dịp này cũng là thời
điểm dành cho những du khách thích khám phá tìm về với núi voi để cùng tìm hiểu
về vùng đất cổ có bề dày lịch sử và tham gia các hoạt động văn hoá độc đáo ở đây.
Lễ hội núi voi ở Hải phòng

Với địa thế hiểm trở, nhiều hang động lớn và được bao bọc bởi 2 con sông
lớn Lạch Tray, Đa Độ, thuận lợi giao thông thủy bộ, núi Voi từng được nhiều nhân
vật lịch sử chọn xây dựng căn cứ hoạt động. Nữ tướng Lê Chân chọn núi Voi làm
địa điểm chiêu tập binh mã và tích trữ lương thảo, che mắt quân thù và xây dựng
căn cứ đánh giặc. Tại đây, nhà Mạc xây dựng thành quách, luyện binh, đào hào,
đắp lũy. Nay, núi Voi vẫn còn dấu tích những Vàm chúa cả, Vàm chúa thượng, con
sông đào. Những cái tên như hang Thành Ủy, hang Hải Quân, hang Chạn (nơi cất


giữ lương thảo), hang Già Vị gợi nhớ những năm tháng gian khó, song đầy hào
hùng của thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Đặc biệt trong cuộc kháng
chiến chống Pháp, núi Voi là một trận địa phòng không quan trọng bảo vệ cửa ngõ
Tây Bắc Hải Phòng.
Nếu bạn là một người thích du lịch khám phá, nếu có dịp đi du lịch hải
phòng hãy đến núi voi đúng dịp lễ hội truyền thống hàng năm của Núi voi và ngày
12/2 để cùng tìm hiểu về một quần thể di tích lịch sử – danh lam thắng cảnh của
vùng đất này.
Chủ đề 2 : Tác động của quá trình hóa học đến địa hình bề mặt núi Voi
Phong hóa Vật lí
- Dưới tác động của ngoại lực như nước mưa, nhiệt độ. Đặc biệt là sự thay
đổi của nhiệt độ theo mùa, theo ngày và đêm làm cho đá bị rãn nở liên tục : mùa
lạnh thì co lại, mùa nóng thì nở ra, ban ngày nhiệt độ cao thì nở ra, ban đêm nhiệt
độ giảm thì co lại ( sự nở vì nhiệt của vật rắn- Vật lí 10 bài 36), sự thay đổi liên tục
như vậy dẫn đến đá chóng bị nứt vỡ). Quanh khu vực núi Voi có rất nhiều những
tảng đá lớn bị nứt vỡ với những khe nứt rất lớn, thậm chí có những tảng đá lớn như
sắp rơi xuống phía dưới. Đối với những vật dụng trong gia đình chúng ta nên để ở
những nơi khô, thoáng, tránh để ngoài trời tiếp xúc với nhiệt độ chúng rất rễ hỏng
vì nó cũng chịu ảnh hưởng của sự rãn nở vì nhiệt.
Phong hóa hóa học : Khí hậu nóng ẩm mưa nhiều nhiệt độ cao làm cho quá
trình bào mòn núi đá vôi được đẩy nhanh hơn. Cụ thể tại vị trí hang Họng Voi

chúng ta đang đứng, là kết quả của quá trình tạo hang động ( phong hóa hóa học) .
Khi nước mưa lớn đi qua khí quyển đã lôi theo khí CO2 và hòa tan nó trong nước
tạo ra axit cacbonic. Khi mưa rơi xuống mặt đất, nó ngấm qua các lớp đất.
Ca(HCO3)2→

CaCO3 + CO2 + H2O

Nước có tính axít yếu này bắt đầu hòa tan đá từ vị trí các khe nứt và các lớp
đá trong các tầng đá vôi. Theo thời gian các khe nứt này mở rộng dần và nền đá
vẫn tiếp tục bị hòa tan. Các khoảng rỗng trong các lớp đá tăng dần về kích thước
và bắt đầu phát triển hệ thống thoát nước ngầm, cho nhiều nước hơn đi qua và làm
tăng tốc độ hình thành các hang động ngầm
10


Còn quá trình tạo ra các khối thạch nhũ, măng đá. Ở vị trí chúng ta đang
đứng ngay “Bầu sữa mẹ” cũng là một khối thạch nhũ, bên cạnh còn rất nhiều khối
thạch nhũ khác. Sự tạo thành thạch nhũ gồm 2 quá trình:
- Phá hủy đá vôi CaCO3 do tác dụng của nước mưa có hòa tan CO2 tạo ra muối
Ca(HCO3)2 tan:
CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
- Sự phân hủy Ca(HCO3)2 theo các kẽ nứt chảy xuống các vòm hang và bị phân hủy
tạo thành thạch nhũ:
Ca(HCO3)2 → CaCO3 ↓ + CO2 + H2O
- Đây chính là kết quả của phong hóa hóa học. Ở Việt Nam do khí hậu nóng ẩm mưa
nhiều nên càng thúc đẩy nhanh quá trình tạo thành hang động.
Chủ đề 3: Các giải pháp bảo tồn và tôn tạo di tích- danh thắng núi Voi
- Về cơ sở hạ tầng, ví dụ: cải tạo, nâng cấp, làm mới đường (từ Đại lộ 10, tỉnh lộ 357
vào khu vực này và mở rộng đường ). Đầu từ để khôi phục lại hồ nhà Mạc nhằm
điều hoà khí hậu, nhất là vào mùa hè. Xây dựng công trình cấp nước, điện cho các

khu (cả trên núi).
- Về tôn tạo di tích: xây dựng các công trình: chùa, đền có ý nghĩa đặc biệt về văn
hoá, xứng với qui mô đã từng là trung, đại danh lam của quốc giá Đại Việt (chùa
Long Hoa, Đền Hang, chùa Bụt Mọc, đình chùa Chi Lai). Xây mô phỏng lại An
Dạy học của Tiến sĩ Nguyễn Hoa trên Núi Voi.
- Xây khu nhà nghỉ dưỡng, khu vui chơi, giải trí.
- Tiếp đến là làm các công trình, hạng mục khác nằm trong qui hoạch đã nêu.

11


Có thể Khơi được hồ để tạo được không khí mát mẻ và tạo khung cảnh sơn thủy
hữu tình cho núi Voi, thì sẽ còn kéo theo hàng loạt các công trình vui chơi giải trí,
thể thao dưới nước ở nơi có địa điểm lý tưởng này.
- Về phía học sinh trong huyện cần hiểu biết về di tích danh thắng của địa phương,
có thể tổ chức “ngày chủ nhật xanh” những nhóm nhỏ học sinh dọn vệ sinh trồng
cây quanh khu vực dưới chân núi( gần sân bóng truyền), hoặc dọn vệ sinh ở khu
vực bậc thang lối đi lên hang Họng Voi, để tạo cảnh quan xanh, sạch đẹp cho khu
vực núi Voi.

CÂU HỎI KHẢO SÁT
1. Khu di tích và danh thắng núi Voi có giá trị về
a.

Khảo cổ, văn hóa, lịch sử b.Khảo
cổ

c. Văn hóa
d. Lịch sử


2. Từng chiêu tập binh mã và tích trữ lương thảo ở Núi Voi để che mắt quân thù
và xây dựng thành căn cứ đánh giặc ở đây
a.

Hai bà Trưng

b.

Nữ tướng Lê Chân

c.

Bùi Mộng Hoa

d.

Cả 3 đúng

3. Dưới những tán cây cổ thụ vài trăm năm tuổi, có ngôi đền to đẹp.Trong đền
có Thần tượng bằng đồng thờ
a.

Hai bà Trưng

b.

Thờ danh nhân Bùi Mộng Hoa

c.


Thờ nữ tướng Lê Chân


4. Những chiến sĩ gái dân quân núi Voi, tổ chức trận địa trên đỉnh Núi Voi,
bằng súng bộ binh đã bắn cháy máy bay phản lực của kẻ thù trong kháng
chiến
a.

Chống Mĩ

b.

Chống pháp

c.

Cả a, b đúng

5. Núi Voi có nhiều hang động kì thú
a. Hang………………………………………………………………
b. Phía Nam có động…………………, Phía bắc có động………………
6. Tại khu di tích núi Voi diễn ra ngày hội truyền thống của địa phương vào
ngày
a.

Ngày 8,9,10 tháng riêng âm lịch hàng năm

b.

Ngày 14, 15, 16 tháng riêng âm lịch hàng năm


c.

Ngày 10,11,12 tháng riêng âm lịch hàng năm

7. Đá bị vỡ nứt thành từng tảng to, xếp chồng lên nhau là tác động của
a.

Phong hóa hóa hoc

b.

Phong hóa lí học

c.

Phong hóa sinh học

8. Trong hang Họng Voi có nhiều những khối thạch nhũ, một số khối thạch nhũ
nước vẫn rỉ ra là do
a.
b.

Nước hòa tan đá từ vị trí các khe nứt và các lớp đá trong các tầng đá vôi

Các khoảng rỗng trong các lớp đá bắt đầu phát triển hệ thống thoát nước ngầm, cho
nước đi qua
c.

Do nước mưa lâu ngày đọng lại và chảy xuống


d.

Do trong hang có mạch nước ngầm

9. Thạch nhũ trong hang Họng Voi có màu sắc xỉn hơn so với các khối thạch
nhũ ở các hang động thuộc vùng núi khác như động Phong Nha-Kẻ bang ở
nước ta là do
a.

Trong Ca(HCO3)2 nghèo các quặng K+, Li + ...
b.

Do trong hang thiếu ánh sang


c.

Do các khối thạch nhũ ở vùng núi này được hình thành cách đây lâu đời hơn
10.Nói kết quả của phong hóa sinh học là tổng hợp của kết quả phong hóa hóa
học và lí học

a.

Đúng b Sai
11.Ở Việt Nam quá trình hình thành các hang động trong lòng núi nhiều và
nhanh hơncác khu vực khác là do
a.

Tính chất đá dễ dàng bị phong hóa


b.

Khí hậu nhiệt đới ẩm, cộng với phần lớn là núi đá vôi

c.

Do địa hình nước ta ¾ là đồi núi

12.Khi giải thích về hiện tượng tạo các hang và khối thạch nhũ trong long núi,
em cần vận dung kiến thức của môn
a.

Sinh học

b.

Hóa học

c.

Địa lí

d.

Vật lí

13.Việc làm em cho là góp phần bảo vệ môi trường, giữ gìn và tôn tạo di tíchthắng cảnh núi Voi xanh- Sạch- Đẹp.
a.
b.


Biết, hiểu về lịch sử, địa lí núi Voi, địa phương.

Giữ gìn vệ sinh môi trường xanh- Sạch- đẹp quanh khu vực, bằng các hoạt động cụ
thể như bỏ rác đúng nơi quy định khi đến tham quan,
c.

Tổ chức các nhóm bạn dọn vệ sinh quanh khu vực...

d.

Tất cả đúng

14.Là học sinh tại địa phương em đã làm gì để góp phần bảo vệ và tôn tạo
những giá trị của di tích danh thắng núi Voi
………………………………………………………………………



×