Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp liên quan đến tên miền quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 79 trang )

NGUYỄN THỊ THU THẢO

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
LUẬT KINH TẾ

HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH
TRONG LĨNH VỰC SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP LIÊN
QUAN ĐẾN TÊN MIỀN QUỐC GIA
NGUYỄN THỊ THU THẢO

2015 - 2017

HÀ NỘI - 2017

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG
LĨNH VỰC SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP LIÊN QUAN ĐẾN
TÊN MIỀN QUỐC GIA

NGUYỄN THỊ THU THẢO


CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 60380107

TS. NGUYỄN NHƯ QUỲNH

HÀ NỘI - 20117

2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu
trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và
trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành
tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa
Đào tạo sau Đại học - Viện Đại học mở Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Sau Đại học xem xét để tôi có thể bảo
vệ luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thị Thu Thảo

3


LỜI CẢM ƠN
Qua hai năm học tập nghiên cứu tại Viện Đại học mở Hà Nội và viết luận văn tốt
nghiệp đề tài “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp
liên quan đến tên miền quốc gia”. Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Viện Đại học mở

Hà Nội, Khoa Sau đại học Viện Đại học mở Hà Nội, các thầy giáo, cô giáo Viện Đại học
mở Hà Nội, trường Đại học Luật Hà Nội và các Bộ, ngành đã trực tiếp giảng dạy lớp cao
học Luật kinh tế khoá IV (niên khóa 2015-2017). Đặc biệt xin biết ơn giảng viên hướng
dẫn khoa học Tiến sĩ Nguyễn Như Quỳnh – Phó Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công
nghệ đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trong quá trình viết luận văn.
Cảm ơn các bạn trong lớp cao học Luật Kinh tế khoá III, Khoa Sau đại học, Viện đại
học mở Hà Nội đã giúp đỡ trong quá trình học tập. Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đến đồng nghiệp và gia đình đã nhiệt tình hỗ trợ, động viên, tạo điều kiện trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thiện luận văn này.
Do thời gian có hạn và kiến thức, kinh nghiệm còn nhiều thiếu sót, hạn chế, tác giả
mong muốn các Quý thầy, cô giáo, nhà khoa học, chuyên gia và độc giả quan tâm tham gia
đóng góp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 10 năm 2017

Nguyễn Thị Thu Thảo

4


LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hành vi đăng ký, chiến giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc
tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại hoặc chỉ dẫn địa lý đã, đang
diễn ra ngày một nhiều. Điển hình là tên miền aigvietnam.vn, sony.vn, bkav.vn,
familymart24h.com, grazia.com.vn, grazia.vn, kissyvietnam.com.vn, vtv-media.com,
amway2u.vn, herbalife-vietnam.com.vn, ebay.com.vn, ibm.com.vn, visa.com.vn,
anz.com.vn,
fanta.com.vn,


toyotavn.vn,

camry.vn,

olay.com.vn,

innova.vn,

heineken.vn,

sprite.com.vn,
bitis.vn,

coke.com.vn,

samsungmobile.vn,

samsungmobile.com.vn, visa.com.vn, …. Việc đăng ký để sử dụng hay không sử
dụng những tên miền như vậy trong hầu hết các trường hợp đã dẫn đến sự nhầm lẫn
của công chúng về chủ sở hữu tên miền và chủ sở hữu các đối tượng SHCN liên quan.
Điều này sẽ rất nghiêm trọng nếu hành vi cố ý đăng ký để chiếm giữ và lợi dụng tên
miền với mục đích CTKLM, làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất, kinh doanh
của chủ sở hữu các đối tượng SHCN; làm người tiêu dùng nhầm lẫn chủ thể quyền
SHCN và chủ sở hữu tên miền là một để trục lợi. Không chỉ gây thiệt hại cho chủ thể
quyền SHCN, cho người tiêu dùng, hành vi này còn tạo ra một môi trường kinh
doanh thiếu lành mạnh, trung thực, dẫn tới ảnh hưởng xấu tới sự phát triển kinh tế nói
chung.
Trước tình hình đó, nhà làm luật Việt Nam đã không ngừng quan tâm, xây dựng
những quy định của pháp luật liên quan nhằm xử lý răn đe, hạn chế việc thực hiện

hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHCN liên quan đến tên miền trên thực tế. Bằng
chứng là trong suốt thập kỷ qua, Việt Nam đã có nhiều sự thay đổi quan trọng khi
quy định về hành vi này. Trước kia, Luật Cạnh tranh năm 2004 mặc dù đã liệt kê rất
nhiều hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHCN nhưng hành vi CTKLM trong lĩnh vực

5


SHCN liên quan đến tên miền không được nói đến. Khi Luật SHTT 2005 được ban
hành, hành vi này đã được đề cập dưới dạng hành vi đăng ký, chiếm giữ quyền sử
dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên
thương mại hoặc chỉ dẫn địa lý, sau đó được hướng dẫn tại Nghị định 97/2010/NĐCP ngày 21 tháng 09 năm 2010 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHCN
và Thông tư 37/2011/TT-BKHCN ngày 27 tháng 12 năm 2011 hướng dẫn thi hành
một số điều của Nghị định số 97/2010/NĐ-CP. Tiếp đến năm 2008, với sự ra đời của
Luật Công nghệ thông tin, nội dung xác định và xử lý hành vi CTKLM trong lĩnh
vực SHCN liên quan đến tên miền lại được đề cập đến với tư cách là cơ sở để giải
quyết tranh chấp tên miền và được hướng dẫn tại Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày
28 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet
và thông tin điện tử trên internet và Thông tư số 10/2008/TT-BTTTT ngày 24 tháng
12 năm 2008 quy định về giải quyết tranh chấp tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”.
Sau khi Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 08 năm 2013 về xử lý vi phạm
hành chính trong lĩnh vực SHCN và Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng
07 năm 2013 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên
Internet được ban hành thay thế cho Nghị định số 97/2010/NĐ-CP và Nghị định số
97/2008/NĐ-CP, hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHCN liên quan đến tên miền vẫn
được đề cập đến với tư cách là một trong những nội dung quan trọng giúp cho môi
trường cạnh tranh trên internet phát triển lành mạnh. Mặc dù hành vi CTKLM trong
lĩnh vực SHCN liên quan đến tên miền đã, đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ
nhiều phía song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn trong việc chống lại hành
vi này.

Hơn nữa, việc xác định và xử lý hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHCN liên
quan đến tên miền là một vấn đề phức tạp: từ khía cạnh pháp lý - hành vi này phản
ánh mối quan hệ giữa pháp luật cạnh tranh, pháp luật SHTT và pháp luật công nghệ
thông tin. Từ thực tế bảo hộ, quyền SHTT đối với một số đối tượng quyền SHCN
cũng như quyền sở hữu tên miền phát sinh nhiều vấn đề, những vấn đề này đã nhận
được nhiều giải pháp pháp lý đồng thời gây nhiều tranh cãi. Ví dụ, nguyên tắc đăng

6


kí và bảo hộ tên miền: “đăng ký trước cấp phát trước” và “đăng ký tên miền duy
nhất” có thể xâm phạm quyền chống CTKLM theo quy định của pháp luật SHTT
trong trường hợp đăng ký tên miền chứa thành phần trùng với nhãn hiệu, tên thương
mại hoặc chỉ dẫn địa lý. Xuất phát từ thực tế nói trên, tác giả nghiên cứu đề tài:
“Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp liên
quan đến tên miền quốc gia” nhằm đưa ra những giải pháp để khắc phục bất cập,
hạn chế của pháp luật và nâng cao hiệu quả xử lý hành vi CTKLM trong lĩnh vực
SHCN liên quan đến tên miền, góp phần bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp, người
tiêu dùng cũng như bảo vệ môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy kinh tế phát
triển.
2. Tình hình nghiên cứu
Các vấn đề liên quan đến CTKLM trong lĩnh vực SHCN và vấn đề giải quyết
tranh chấp tên miền nói chung đã được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Có thể
kể đến như công trình nghiên cứu của Bùi Thanh Lam “Cạnh tranh không lành mạnh
về SHTT trong pháp luật VN” đăng trên tạp chí TAND, TANDTC số 14 năm 2008,
hoặc công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Như Quỳnh “Xác định hành vi
CTKLM và hành vi hạn chế cạnh tranh liên quan đến quyền SHCN theo quy định của
pháp luật Việt Nam” đăng trên Tạp chí luật học, số 5 năm 2009 và công trình nghiên
cứu của Đặng Thị Hồng Tuyến “Hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHCN – Một số vấn
đề lý luận và thực tiễn” trong Luận văn thạc sĩ luật học năm 2013. Những công trình

nghiên cứu này chủ yếu tập trung nghiên cứu về hành vi CTKLM trong lĩnh vực
SHCN nói chung, trong đó có đề cập đến hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHCN liên
quan đến tên miền. Tuy nhiên, hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHCN liên quan đến
tên miền cũng chỉ được biết đến với tư cách là một hành vi CTKLM cụ thể. Các tác
giả chưa tập trung đi sâu nghiên cứu nội dung xác định và xử lý hành vi CTKLM
trong lĩnh vực SHCN liên quan đến tên miền cũng như sự tác động, ảnh hưởng của
hành vi đối với sự phát triển kinh tế hiện nay. Ngoài các công trình nghiên cứu kể
trên, hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHCN liên quan đến tên miền còn được các tác
giả nghiên cứu dưới góc độ xử lý tranh chấp tên miền. Điển hình là công trình nghiên

7


cứu của Lê Thị Thu Hà và Đào Kim Anh “Chính sách giải quyết tranh chấp tên miền
thống nhất và những vấn đề đặt ra với doanh nghiệp Việt Nam” trong tạp chí Nghiên
cứu lập pháp, số 15 năm 2013; hoặc công trình nghiên cứu của Phan Ngọc Tâm “So
sánh chính sách giải quyết tranh chấp tên miền của một số quốc gia ASEAN và kinh
nghiệm cho Việt Nam” trong tạp chí Khoa học pháp lý, số 2 năm 20102; công trình
nghiên cứu của Hồng Thoan “Bảo vệ tên miền là tăng lợi thế của Việt Nam trong nền
kinh tế số” đăng trên website: ... Nghiên cứu tranh
chấp tên miền cho thấy, hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHCN liên quan đến tên
miền là nguyên nhân làm phát sinh tranh chấp tên miền nhưng không phải mọi tranh
chấp tên miền đều phát sinh từ hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHCN liên quan đến
tên miền (có trường hợp tranh chấp tên miền phát sinh do hành vi đăng ký tên miền
trùng với tên của cá nhân, tổ chức) và không phải mọi hành vi CTKLM trong lĩnh
vực SHCN liên quan đến tên miền đều dẫn đến tranh chấp (tranh chấp chỉ phát sinh
khi có mâu thuẫn về quyền lợi). Tóm lại, hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHCN liên
quan đến tên miền không có tranh chấp sẽ không được đề cập trong các công trình
nghiên cứu kể trên. Như vậy, các công trình nghiên cứu trước đây chưa nghiên cứu
và giải quyết triệt hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHCN liên quan đến tên miền.

Việc nghiên cứu hành vi này với tư cách là một nội dung độc lập không những làm rõ
được các tiêu chí xác định hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHCN liên quan đến tên
miền theo quy định của pháp luật hiện hành cũng như thực tiễn xác định và xử lý
hành vi này mà còn hệ thống hóa một cách toàn diện pháp luật về hành vi CTKLM
trong lĩnh vực SHCN liên quan đến tên miền.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Thứ nhất, nghiên cứu các tiêu chí xác định và biện pháp xử lý hành vi CTKLM
trong lĩnh vực SHCN liên quan đến tên miền quốc gia theo quy định của pháp luật
Việt Nam hiện hành, thực tiễn xác định và xử lý hành vi này trên cơ sở của những
tiêu chí và biện pháp đã được nghiên cứu trước đó.

8


Thứ hai, hoàn thiện pháp luật Việt Nam hiện hành về việc xác định và xử lý
hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHCN liên quan đến tên miền quốc gia.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn đặt ra một số nhiệm vụ
nghiên cứu cơ bản là:
Thứ nhất, nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận về hành vi CTKLM trong
lĩnh vực SHCN liên quan đến tên miền quốc gia; quy định của pháp luật về xác định,
xử lý hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHCN liên quan đến tên miền quốc gia cũng
như thực tiễn xác định và xử lý hành vi này. Để đạt được điều này, tác giả tiến hành
khai thác từ các khía cạnh lý thuyết, pháp lý đến thực tiễn về xác định hành vi
CTKLM trong lĩnh vực SHCN liên quan đến tên miền quốc gia. Cụ thể: (i) lý thuyết
về hành vi CTLKM trong lĩnh vực SHCN liên quan đến tên miền quốc gia được làm
rõ trên cơ sở mối quan hệ giữa tên miền và đối tượng SHCN cũng như nguyên nhân
xuất hiện hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHCN liên quan đến tên miền quốc gia; (ii)
đánh giá mức độ tương thích giữa các quy định của pháp luật Việt Nam với nhau,
giữa quy định của pháp luật Việt Nam với quy định của pháp luật quốc tế về vấn đề

này cũng như tính khả thi của chúng trên thực tế…
Thứ hai, đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của
pháp luật hiện hành về xác đinh và xử lý hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHCN liên
quan đến tên miền quốc gia.
5. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Thứ nhất, luận văn chỉ nghiên cứu hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHCN liên
quan đến tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”. Trên thực tế có hai loại miền là tên miền
quốc gia “.vn” và tên miền quốc tế “.com”, “.net”, “.org”, “.infor”…. Trong đó, tên
miền quốc tế chịu sự quản lý của Tổ chức quản lý Tên miền và Số hiệu mạng thế giới
(Internet Cooperation for Assigned Names and Number – ICANN) và hành vi
CTKLM trong lĩnh vực SHCN liên quan đến tên miền quốc tế được giải quyết trên
cơ sở của “Chính sách giải quyết tranh chấp tên miền thống nhất” (Uniform Domain-

9


name Dispute Resolution Policy - UDRP) của ICANN, không phụ thuộc vào các quy
định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Với mục đích nghiên cứu pháp luật và thực
tiễn xác định, xử lý để hoàn thiện pháp luật Việt Nam hiện hành về CTKLM trong
lĩnh vực SHCN liên quan đến tên miền, hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHCN liên
quan đến tên miền quốc tế sẽ không được đề cập trong luận văn.
Thứ hai, đối với pháp luật quốc tế, tác giả chỉ tập trung vào “Chính sách giải
quyết tranh chấp tên miền thống nhất”, bởi vì nội dung của chính sách này được coi
là cơ sở, nền tảng để nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới cũng như trong khu vực
Đông Nam Á như Malaysia, Singapore, Philippines…xây dựng và vận hành hệ thống
chính sách giải quyết tranh chấp tên miền quốc gia. Đối với pháp luật Việt Nam, tác
giả tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật cạnh tranh, pháp luật SHTT và
pháp luật công nghệ thông tin về hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHCN liên quan
đến tên miền.
6. Phương pháp nghiên cứu

Để làm rõ các vấn đề nghiên cứu trên, luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp
tổng hợp, phân tích. Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt từ đầu đến cuối luận
văn. Thông qua quá trình tổng hợp và phân tích các công trình nghiên cứu của các tác
giả khác nhau cũng như những quy định của pháp luật về hành vi CTKLM trong lĩnh
vực SHCN liên quan đến tên miền quốc gia, tác giả tiến hành đánh giá việc áp dụng
các quy định đó trên thực tiễn trong việc xác định và xử lý đối với hành vi này.
Ngoài ra, phương pháp so sánh cũng được sử dụng khá nhiều trong luận văn.
Trong phần 1.1.2 phương pháp này được sử dụng để chỉ ra những điểm giống và
khác nhau giữa tên miền và đối tượng SHCN. Trong chương 2, phương pháp này
được sử dụng để chỉ ra những điểm giống và khác nhau giữa các quy định của pháp
luật về hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHCN liên quan đến tên miền, từ đó chỉ ra
một số quy định không tương thích giữa pháp luật cạnh tranh, pháp luật SHTT và
pháp luật công nghệ thông tin.
7. Cơ cấu của luận văn

10


Luận văn gồm ba chương:
- Chương 1. Một số vấn đề lý luận về hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHCN
liên quan đến tên miền quốc gia.
- Chương 2. Quy định pháp luật và thực tiễn xử lý hành vi cạnh tranh không
lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp liên quan đến tên miền quốc gia
- Chương 3. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về xác định và
xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp liên
quan đến tên miền quốc gia

11



CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH KHÔNG
LÀNH MẠNH TRONG LĨNH VỰC SHCN LIÊN QUAN ĐẾN TÊN MIỀN
QUỐC GIA
1.1. Tên miền quốc gia
1.1.1 Khái niệm tên miền quốc gia
Mỗi trang web đều có địa chỉ IP riêng được biểu diễn bằng một chuỗi số (Ví dụ,
địa chỉ IP của trang web: www.witness.org là 216.92.171.152). Việc nhớ các địa chỉ
IP vốn là các dãy số dài là rất khó khăn, đồng thời chính các địa chỉ IP cũng thay đổi
theo thời gian, nên hệ thống tên miền (Domain name system) ra đời. Trong hệ thống
tên miền, các địa chỉ IP được mã hóa dưới hình thức chữ viết mà con người có thể
nhớ được được gọi là tên miền (Ví dụ, để truy cập vào trang Witness Web bạn sẽ
phải đánh nhập vào dòng địa chỉ là chữ www.witness.org, thay vì phải gõ chuỗi số
216.92.171.152).
Tên miền hiện nay đang được định nghĩa theo nhiều cách khách nhau, chẳng
hạn: “Tên miền là địa chỉ được sử dụng trên internet cho các website hoặc e-mail.
Đó là chuỗi ký tự thường được giải thích rõ bằng một từ, tên công ty hoặc tên
người”1. Theo WIPO, tên miền hay Domain Name được định nghĩa: “Domain names
are the human-friendly forms of Internet addresses, and are commonly used to find
websites”2, tạm dịch “tên miền là tên thân thiện của địa chỉ Internet và thường được
sử dụng để tìm các website”. Ví dụ, tên miền “wipo.int” được sử dụng để xác định vị
trí các trang web WIPO tại hoặc các trang web WIPO Trọng tài
và hòa giải tại Trung tâm Theo Trung tâm Internet Việt
Nam – VNNIC, tên miền (Domain Name) “là sự nhận dạng vị trí của một máy tính
trên mạng Internet thông qua tên tương ứng với địa chỉ IP của máy tính đó”3. Việc
nhận dạng này được thực hiện thông qua hệ thống tên miền (Domain Name System –
DNS). Theo Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT thì “Tên miền là tên được sử dụng để
1

“What is a domain name”, Website />“What is a domain name”, Website.
3

“Tenmienlagi?”, Website: .
2

12


định danh các địa chỉ Internet của máy chủ gồm các dãy ký tự cách nhay bằng dấu
chấm “.””(khoản 4 Điều 2 Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT). Các định nghĩa này
đều chỉ ra bản chất của tên miền là “địa chỉ”. Như vậy, tên miền có thể được hiểu
một cách đơn giản là một “địa chỉ” của website kinh doanh hoặc một trang cá nhân
trên mạng Internet. Thông thường, để tên miền dễ nhớ, dễ sử dụng, chủ sở hữu tên
miền thường đăng ký tên miền bằng những cái tên thân thiện thay vì những con số
địa chỉ rắc rối.
Trên thực tế tên miền gồm hai loại là tên miền quốc tế và tên miền quốc gia,
như đã trình bày trong phạm vi nghiên cứu, đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu hành
vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến tên miền quốc gia, tại khoản 7 Điều 2
Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT đã định nghĩa tên miền quốc gia Việt Nam là: “tập
hợp tên miền các cấp dưới tên miền quốc gia Việt Nam cao cấp nhất “.vn” (sau đây
gọi chung là tên miền “.vn”) và tên miền các cấp dưới tên miền cấp cao nhất khác
thuộc quyền quản lý của Việt Nam”.
Cấu trúc tên miền “.vn” bao gồm tên miền không dấu và tên miền tiếng Việt.
Tên miền không dấu là tên miền mã ASCII, trong đó các ký tự tạo nên tên miền là
các ký tự được quy định trong bảng mã ASCII, bao gồm tên miền không dấu các cấp
dưới tên miền “.vn”. Ví dụ: COM.VN, BIZ.VN, EDU.VN, .GOV.VN, NET.VN,
hanoi.vn, haiphong.vn…Tên miền tiếng Việt là tên miền đa ngữ, trong đó các ký tự
tạo nên tên miền là các ký tự được quy định trong bảng mã tiếng Việt, bảng mã tiếng
Việt mở rộng theo tiêu chuẩn TCVN 6909:2001 và dấu “-”, bao gồm tên miền tiếng
Việt các cấp dưới tên miền “.vn”.
Hiên này, Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) là đơn vị trực thuộc Bộ
Thông tin và Truyền thông, thực hiện chức năng quản lý, phân bổ, giám sát và thúc

đẩy việc sử dụng nguồn tài nguyên tên miền, địa chỉ, số hiệu mạng Internet ở Việt
Nam; thông tin hướng dẫn, thống kê về mạng Internet; tham gia các hoạt động quốc
tế về Internet.

13


1.1.2 Đặc điểm của tên miền quốc gia
Thứ nhất, tên miền phải được đăng ký
Đối với một số đối tượng SHCN như nhãn hiệu nổi tiếng, tên thương mại,
quyền SHCN được xác lập một cách tự động thông qua quá trình sử dụng khi đáp
ứng những tiêu chuẩn nhất định. Đối với tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” đều phải
được xác lập thông qua quá trình đăng ký và bảo hộ dưới sự quản lý của Trung tâm
Internet Việt Nam. Bởi vì, môi trường internet là một môi trường ảo, rất khó kiểm
soát, nên nếu tên miền không được đăng ký bảo hộ đúng trình tự, thủ tục thì sẽ rất
khó khăn trong quá trình quản lý cũng như sử dụng. Việc đăng ký bảo hộ tên miền
phải đáp ứng được những điều kiện nhất định như: cung cấp các thông tin liên hệ như
số điện thoại, email liên hệ khi đăng ký; cung cấp các thông tin về tên chủ thể đăng
ký; về địa chỉ của người đăng ký tên miền… và cam kết trong quá trình sử dụng tên
miền4.
Việc đăng ký tên miền “.vn” được thực hiện theo nguyên tắc bình đẳng, không
phân biệt, đối xử, đăng ký trước được quyền sử dụng trước ngoại trừ các tên miền
thuộc phạm vi ưu tiên bảo vệ và dành cho đấu giá.
Thứ hai, tên miền là duy nhất
Tên miền được bảo hộ theo nguyên tắc “đăng ký trước cấp phát trước” (hay
thuật ngữ quốc tế thường gọi là nguyên tắc “first come first server”) và nguyên tắc
“đăng ký tên miền duy nhất”. Đối với một số đối tượng thuộc quyền SHCN như nhãn
hiệu (trừ nhãn hiệu nổi tiếng), các chủ thể khác nhau có thể được bảo hộ cho các
nhãn hiệu trùng nhau nếu sản phẩm gắn nhãn hiệu đó không thuộc cùng một lĩnh vực
kinh doanh; tương tự như vậy, các chủ thể khác nhau cũng có thể được bảo hộ cho

các tên thương mại trùng nhau nếu các chủ thể đó không cùng một lĩnh vực và khu
vực kinh doanh. Tuy nhiên, theo nguyên tắc trên, tên miền chỉ được bảo hộ nếu đảm
bảo tính “duy nhất” của tên miền đó. Điều đó có nghĩa là tên miền không được phép
trùng với tên miền đã được đăng ký trong mọi trường hợp.
4

Website: www.vnnic.vn/chinhsach/quy-dinh-ve-việc-đăng-ký-cập-nhật-cơ-sở-dữ-liệu-tên-miền-vn.

14


Thứ ba, tên miền không bị giới hạn bởi phạm vi lãnh thổ quốc gia
Internet là một hệ thống các mạng được liên kết bởi một loạt các công nghệ
mạng điện tử không dây và quang học trong phạm vi toàn cầu. Internet giúp cho hàng
triệu doanh nghiệp lớn nhỏ trên toàn thế giới kết nối với nhau…, cung cấp một loạt
các nguồn thông tin và dịch vụ khác nhau. Với tư cách là một bộ phận gắn liền với
internet, mọi tên miền, dù là tên miền quốc gia hay tên miền quốc tế cũng đều được
sử dụng trong phạm vi toàn cầu và không bị giới hạn bởi phạm vi lãnh thổ quốc gia.
Bởi vì tên miền không bị giới hạn bởi phạm vi lãnh thổ quốc gia nên thực tế có nhiều
chủ thể cho rằng, chỉ cần đăng ký tên miền quốc gia hoặc tên miền quốc tế là đủ và
không cần thiết phải phân định tên miền. Thiết nghĩ, mỗi một tên miền đóng một vai
trò nhất định (ví dụ, thông qua tên miền quốc gia, người truy cập có thể định hướng
và xác định được hoạt động sản xuất, kinh doanh đó đang được thực hiện tại quốc gia
nào. Tên miền quốc tế không làm được điều này nhưng không vì thế mà phủ nhận vai
trò của tên miền quốc tế. Với việc bảo hộ tên miền quốc tế thì người truy cập ở các
quốc gia khác nhau sẽ dễ nhớ, dễ tìm hơn so với tên miền quốc gia) nên hoạt động
phân định tên miền là thật sự cần thiết. Phân định tên miền không những tạo khả
năng phân biệt giữa các tên miền thuộc các quốc gia khác nhau và các tên miền quốc
tế mà còn là cơ sở quan trọng trong quá trình giải quyết tranh chấp. Nhìn chung,
doanh nghiệp muốn phát triển kinh doanh qua tên miền thì cần thiết phải đăng ký bảo

hộ cả tên miền quốc gia và tên miền quốc tế.
1.1.3 Mối quan hệ giữa tên miền quốc gia và các đối tượng SHCN
Tên miền vốn không phải là đối tượng SHCN, việc đăng ký, cấp phát và bảo hộ
tên miền cũng không chịu sự điều chỉnh của pháp luật SHTT, nhưng tên miền và một
số đối tượng SHCN như nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý có một mối quan
hệ gắn bó mật thiết, tác động qua lại ảnh hưởng lẫn nhau:
Thứ nhất, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý có thể là bộ phận cấu
thành của tên miền

15


Một tên miền có thể do nhiều thành phần cách nhau bởi dấu chấm “.” cấu tạo
nên nhưng phải có ít nhất một phần có khả năng phân biệt. Theo nguyên tắc đăng ký
tên miền “duy nhất”, thành phần phân biệt của tên miền chỉ được sử dụng để chỉ ra
sự khác nhau giữa các tên miền, không dùng phân biệt với nhãn hiệu, tên thương mại
hay chỉ dẫn địa lý. Do đó, nhãn hiệu, tên thương mại hoặc chỉ dẫn địa lý có thể là bộ
phận cấu thành của tên miền. Ví dụ: Công ty cổ phần sao Thái Dương lấy tên miền
cho website là: , Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải
khát Hà Nội (Habeco) lấy tên miền cho website là:
Tên miền chứa thành phần trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu, tên thương mại
hoặc chỉ dẫn địa lý có thể khiến cho người truy cập tên miền nhầm lẫn rằng chủ sở
hữu tên miền và chủ sở hữu của các đối tượng SHCN này là một. Không chỉ có người
tiêu dùng nhầm lẫn tên miền với các đối tượng SHCN nói trên, chủ sở hữu các đối
tượng SHCN cũng cho rằng các đối tượng SHCN khi được bảo hộ trên thực tế thì
cũng sẽ được bảo hộ dưới dạng tên miền. Ví dụ về trường hợp của Công ty IBM: sau
khi tiếp nhận đơn xin cấp phát tên miền “ibm.com.vn” của ông Lý Gia Khang,
VNNIC đã gọi điện thông báo cho đại diện của IBM để thông báo và khuyến cáo
IBM đăng ký tên miền này nhưng IBM đã không tiến hành đăng ký tên miền
“ibm.com.vn” vì cho rằng nhãn hiệu IBM đã được bảo hộ “không ai có quyền đăng

ký tên miền ibm.com.vn ngoài IBM”5.
Thứ hai, tổ chức, cá nhân đăng ký tên miền nhằm lợi dụng danh tiếng, uy tín
của các đối tượng SHCN đã được bảo hộ
Chủ sở hữu tên miền có thể lựa chọn các cách thức khác nhau để tên miền dễ
nhớ, dễ nhận diện, như sử dụng tên miền ngắn hoặc tên miền gắn liền với nhãn hiệu,
tên thương mại hoặc chỉ dẫn địa lý đã được nhiều người biết đến.
Lợi dụng thói quen của người dụng internet (truy cập vào website thông qua tên
miền tương ứng với nhãn hiệu, tên thương mại hoặc chỉ dẫn địa lý), rất nhiều người

5

Vụ việc về nhãn hiệu “IBM” liên quan đến tên miền “ibm.com.vn”, Website: />
16


đã đăng ký, sử dụng tên miền có dấu hiệu trùng hoặc tượng tự gây nhầm lẫn đối với
các đối tượng SHCN này. Đây được coi là con đường nhanh nhất để chủ sở hữu tên
miền dẫn người tiêu dùng đến website của mình.
Thứ ba, tên miền là công cụ để quảng bá các đối tượng SHCN và phát triển
kinh doanh
Nếu như trong môi trường thực tế, hàng hóa, dịch vụ trên thị trường chính là
công cụ để chủ thể thực hiện hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHCN (thông qua việc
sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn; hoặc sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại
một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại
lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó trên hàng hóa, dịch vụ bày bán
trên thị trường) thì trong môi trường internet, tên miền chính là công cụ mà các chủ
thể vẫn thường sử dụng để thực hiện hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHCN (thông
qua việc đăng ký, chiếm giữ, sử dụng tên miền bất hợp pháp trong môi trường
internet). Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển của hệ thống thông tin cùng
với các công nghệ hiện đại khiến cho thị trường số trở nên sôi động, nhu cầu quảng

bá và phát triển thương hiệu ngày một tăng thì mối quan hệ giữa hành vi CTKLM
trong lĩnh vực SHCN và tên miền cũng bộc lộ ngày một rõ. Tên miền trở thành mục
tiêu đầu tiên mà các hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHCN hướng tới trong thị
trường số.
Sự gắn bó mật thiết giữa tên miền và đối tượng SHCN đặt ra vấn đề: một doanh
nghiệp muốn quảng bá để phát triển thương hiệu thì cần thiết phải đồng bộ một số
đối tượng SHCN như nhãn hiệu, tên thương mại hoặc chỉ dẫn địa lý với tên miền.
Việc đồng bộ tên miền với các đối tượng SHCN kể trên có thể tạo điều kiện cho các
đối tượng này hỗ trợ nhau cùng phát triển. Một tên miền đồng bộ với các đối tượng
SHCN đi kèm với một website hiệu quả sẽ hỗ để hỗ trợ cho việc marketing, giúp phát
triển nhãn hiệu, tên thương mại hoặc chỉ dẫn địa lý. Nhưng việc đồng bộ này nếu
được thực hiện bởi các chủ thể khác nhau sẽ là nguyên nhân tạo ra sự nhầm lẫn về

17


chủ sở hữu và hình thành các hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHCN liên quan đến
tên miền.
1.2 Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực SHCN
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm của hành vi cạnh tranh không lành mạnh
1.2.1.1 Khái niệm hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Cạnh tranh là một trong những quy luật của nền kinh tế thị trường nên các
doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì cạnh tranh là điều tất yếu. Hiện nay, có
rất nhiều định nghĩa khác nhau về cạnh tranh, có thể hiểu “cạnh tranh là hành vi của
các doanh nghiệp độc lập với nhau và là đối thủ của nhau, cung ứng hàng hóa, dịch
vụ nhằm làm thỏa mãn nhu cầu giống nhau với sự may rủi của mỗi bên, có thể qua
việc lôi kéo được hoặc để mất đi một lượng khách hành thường xuyên6 ”. Trong
trường hợp này, cạnh tranh chỉ được hiểu đơn giản là hành vi “lôi kéo”, khi đối thủ
cạnh tranh của doanh nghiệp “lôi kéo” được một lượng khách hàng cũng đồng nghĩa
với việc doanh nghiệp đó mất đi một lượng khách hàng. Ngoài cách hiểu này, cạnh

tranh còn được hiểu “là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm
giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu lợi
siêu ngạch”7, hoặc cạnh tranh là “sự cố gắng giành phần thắng, phần hơn về mình
giữa những người, những tổ chức hoạt động nhằm mục đích như nhau”8. Như vậy,
cạnh tranh không đơn giản chỉ là sự “lôi kéo” mà cạnh tranh là sự sống còn của mỗi
doanh nghiệp.
Nhìn chung, các định nghĩa trên đã chỉ ra được bản chất của cạnh tranh là sự
“ganh đua” để giành phần lợi ích hơn về mình, để vượt lên trên các đối thủ có cùng
một mục đích. Trên thực tế, hành vi cạnh tranh diễn ra rất đa dạng, có thể là hành vi
cạnh tranh lành mạnh, hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc hành vi CTKLM. Với tư cách
là một bộ phận của cạnh tranh, khái niệm về CTKLM đã, đang được rất nhiều nhà
6

Luật cạnh tranh của Pháp và Liên minh Châu Âu, trích bởi Bùi Thanh Lam (2008), “Cạnh tranh không lành
mạnh về SHTT trong pháp luật VN”, TANN, TANDTC (số 14), tr. 2-8.
7
Các Mác, trích bởi Đặng Thị Hồng Tuyến (2013), “Hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHCN – Một số vấn đề
lý luận và thực tiễn”, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường đại học Luật Hà Nội, tr. 27-28;
8
Từ điển tiếng Viêt, Viện Ngôn ngữ học (2010), Nxb: Đà Nẵng, tr. 12.

18


nghiên cứu quan tâm. Có quan điểm cho rằng, “CTKLM là những vi cạnh tranh trái
với quy định của pháp luật, đi ngược lại với nguyên tắc của xã hội, tập quán và
truyền thống kinh doanh lành mạnh, xâm phạm lợi ích của nhà nước, của xã hội, của
người tiêu dùng và người kinh doanh khác”. Và “CTKLM cũng có thể được hiểu
trước hết là sự gây thiệt hại cho doanh nghiệp và người tiêu dùng…”9. Với quan
điểm này, cơ sở để đánh giá hành vi CTKLM bao gồm: các quy định của pháp luật

hiện hành, các nguyên tắc xã hội, tập quán và truyền thống kinh doanh. Nguyên tắc
xã hội ở đây có thể được hiểu là những quy tắc ứng xử chung của xã hội, được xã hội
thừa nhận nhưng chưa được nâng lên thành luật, còn tập quán và truyền thống kinh
doanh được hiểu là những thói quen kinh doanh được hình thành từ lâu. Những thói
quen được hình thành trong các giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau cũng khác
nhau nên khi đánh giá một hành vi CTKLM theo quan điểm này cũng cần phải căn
cứ vào từng thời kỳ khác nhau.
Dưới góc độ pháp lý, Công ước Paris quy định “bất cứ hành động nào trái với
tập quán trung thực trong công nghiệp và thương mại đều bị coi là hành động
CTKLM”10. Như vậy, nguyên tắc tối thiểu để xác định hành vi CTKLM theo quan
điểm này sẽ phụ thuộc vào tập quán hay chính là thói quen kinh doanh lành mạnh của
từng quốc gia. Ngoài ra, hành vi CTKLM còn được hiểu là “hành vi cạnh tranh của
các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường
về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng”
(khoản 4 Điều 3 Luật Cạnh tranh). Tóm lại, hành vi CTKLM là hành vi cạnh tranh
nhưng không phù hợp với những quy chuẩn do xã hội đặt ra, cạnh tranh đi ngược lại
với truyền thống kinh doanh thông thường và hệ quả là gây thiệt hại hoặc có thể gây
thiệt hại đến lợi ích của đối thủ cạnh tranh hoặc người tiêu dùng.
1.2.1.2 Đặc điểm hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Thứ nhất, là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh
9

Bùi Thanh Lam (2008), sđd.
Công ước Paris (khoản 2, Điều 10 bis).

10

19



Đặc điểm này thể hiện quy định về đối tượng áp dụng của Luật cạnh tranh.
Theo đó, chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh chỉ bao gồm các doanh nghiệp thuộc
mọi thành phần kinh tế, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp nước ngoài
hoạt động tại Việt Nam, các hiệp hội ngành nghề. Những đối tượng còn lại như các
đơn vị sự nghiệp, các tổ chức của người tiêu dùng, các đơn vị truyền thông, các tổ
chức phi kinh tế… không phải là đối tượng áp dụng của pháp luật về CTKLM. Tuy
nhiên, thực tế phát sinh những tình huống một số tổ chức phi kinh tế, các đơn vị
truyền thông… thực hiện những hành vi xâm phạm đến quyền cạnh tranh lành mạnh
của doanh nghiệp, ví dụ tung tin không trung thực về doanh nghiệp, về hàng hóa,
dịch vụ…. Với việc giới hạn chủ thể thực hiện hành vi, pháp luật cạnh tranh không
áp dụng để xử lý những tình huống trên. Mặt khác, đặc điểm này cũng khẳng định
hành vi CTKLM xảy ra trong kinh doanh ở mọi ngành, mọi lĩnh vực của đời sống
kinh tế, mọi công đoạn của quá trình kinh doanh. Pháp luật về hành vi CTKLM được
áp dụng cho mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực kinh tế. Nói cách khác, pháp luật không
giới hạn áp dụng cho bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực hoặc hoạt động kinh doanh nào của
kinh tế quốc dân11.
Thứ hai, hành vi CTKLM là hành vi trái với các chuẩn mực thông thường về
đạo đức kinh doanh
Thuật ngữ “chuẩn mực” và “đạo đức” không chỉ được sử dụng trong lĩnh vực
kinh doanh mà còn được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau như văn hóa, y
tế, giáo dục…“Chuẩn mực” và “đạo đức” không phải là một khái niệm tĩnh hay phổ
quát mà được thay đổi theo thời gian và biến chuyển theo văn hóa. Hơn nữa, mỗi một
lĩnh vực lại có một cách hiểu về “chuẩn mực” và “đạo đức” khác nhau nên hiện tại
vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đưa ra được một định nghĩa cụ thể thế nào là
“chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh”. Từ cách hiểu về chuẩn mực xã
hội nói chung “là quy tắc nhằm xác định kiểu hành vi gì là chấp nhận được trong số
đông xã hội, nhóm người”, thì chuẩn mực về đạo đức kinh doanh được hiểu “là

11


“Đặc điểm của hành vi cạnh tranh không lành mạnh”, website:kinhte.

20


những quy tắc xử sự chung đã được chấp nhận rộng rãi và lâu dài trong hoạt động
kinh doanh trên thị trường”. Một hoạt động kinh doanh nhất định bị đa số trong cộng
đồng doanh nghiệp phản đối thì hiếm khi được coi là hành vi cạnh tranh lành mạnh.
Do vậy, chuẩn mực về đạo đức kinh doanh cũng được coi là một trong những căn cứ
để đánh về hành vi CTKLM.
Thứ ba, hành vi CTKLM gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại cho các chủ thể
khác
Thiệt hại mà hành vi CTKLM gây ra không nhất thiết phải là thiệt hại thực tế đã
xác định, có thể là nguy cơ gây thiệt hại, chỉ cần có căn cứ để xác định rằng hậu quả
chắc chắn sẽ xảy ra nếu không ngăn chặn hành vi. Đặc điểm về hậu quả của hành vi
CTKLM giúp cho chúng ta phân biệt dưới góc độ lý thuyết hành vi CTKLM và hành
vi hạn chế cạnh tranh là những xử sự của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp làm
thay đổi một cách tiêu cực tình trạng cạnh tranh hoặc làm giảm tác dụng của cạnh
tranh đối với thị trường. Hành vi hạn chế cạnh tranh có thể gây thiệt hại cho một, một
số đối tượng cụ thể song nghiêm trọng hơn là cản trở, làm suy giảm hoặc sai lệch
cạnh tranh. Trong khi đó, hành vi CTKLM chỉ gây thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân
kinh doanh khác hoặc cho người tiêu dùng, xâm hại đến trật tự quản lý cạnh tranh
của nhà nước mà không cản trở, sai lệch hay làm giảm tình trạng cạnh tranh của thị
trường nên cách thức và mức độ xử lý đối với hai loại hành vi này khác nhau. Dưới
góc độ lịch sử phát triển, những đặc điểm về hậu quả của hành vi CTKLM thay đổi
theo thời gian phụ thuộc vào nhận thức của con người về tính nguy hại và mức độ
xâm hại của hành vi đó đối với lợi ích mà pháp luật cần bảo vệ. Ở thời kỳ đầu tiên,
pháp luật cạnh tranh chỉ nhằm chống lại các biểu hiện không lành mạnh xâm phạm
lợi ích của đối thủ cạnh tranh theo quan niệm cạnh tranh phải là sự đối đầu giữa các

đối thủ trên thị trường, vì vậy những hành vi xâm hại lợi ích của người tiêu dùng
không nằm trong khái niệm CTKLM. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị
trường, những hành vi không lành mạnh được thực hiện với khách hàng (người tiêu
dùng), tưởng chừng như không liên quan đến đối thủ cạnh tranh nhưng thực tế cũng
làm tổn hại và thậm chí phá vỡ trật tự và hệ thống cạnh tranh hiện hành. Do đó, quan

21


niệm về hành vi CTKLM đã làm cho pháp luật chống CTKLM mở rộng phạm vi
sang cả những hành vi xâm hại lợi ích của người tiêu dùng12.
1.2.2 Khái niệm, đặc điểm hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở
hữu công nghiệp
1.2.2.1. Khái niệm hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHCN
Hành vi CTKLM có thể diễn ra ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có lĩnh vực
SHCN. Nhiều chủ thể khi cạnh tranh với các đối thủ khác đã lợi dụng một số đối
tượng SHCN như nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý để loại bỏ đối thủ cạnh
tranh hoặc lừa dối người tiêu dùng và thu lợi bất chính…. Những hành vi như vậy
không chỉ gây thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh mà còn có thể gây thiệt hại cho người
tiêu dùng và nhà nước nên bị coi là hành vi CTKLM. Có quan điểm cho rằng, “hành
vi CTKLM trong lĩnh vực SHCN là những hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp
trong quá trình sản xuất kinh doanh liên quan đến việc sử dụng hoặc chuyển giao
các đối tượng SHCN, trái với các chuẩn mực thong thường về đạo đức kinh doanh,
gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng”13. Với quan điểm này, hành vi
CTKLM trong lĩnh vực SHCN phải được thực hiện bởi doanh nghiệp trong quá trình
sản xuất, kinh doanh liên quan đến việc sử dụng hoặc chuyển giao các đối tượng
SHCN. Xét dưới góc độ của pháp luật cạnh tranh và hành vi CTKLM nói chung thì
điều này là hợp lý đối với hầu hết các hành vi CTKLM. Tuy nhiên, đối với hành vi
CTKLM trong lĩnh vực SHCN cụ thể như hành vi đăng ký chiếm giữ tên miền bất

hợp pháp thì việc định nghĩa về hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHCN như trên là
không chính xác. Bởi chủ thể thực hiện hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHCN liên
quan đến tên miền không nhất thiết phải là doanh nghiệp, có thể là cá nhân, tổ chức
phi kinh tế đăng ký chiếm giữ quyền sử dụng tên miền để thực hiện hành vi CTKLM.
Để khắc phục hạn chế này, hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHCN có thể được hiểu
12

“Đặc điểm của hành vi CTKLM”, website:kinhte
Đặng Thị Hồng Tuyến (2013), “Hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHCN – Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn”, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường đại học Luật Hà Nội, tr. 10.

13

22


là bất kỳ hành vi cạnh tranh nào nhằm mục đích lợi dụng các đối tượng SHCN để
thực hiện hoạt động cạnh tranh trái với quy định của pháp luật, đi ngược lại với
nguyên tắc của xã hội, tập quán và truyền thống kinh doanh lành mạnh, xâm phạm
lợi ích của xã hội, của người tiêu dùng và người kinh doanh khác.
1.1.2.2. Đặc điểm hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHCN
Bên cạnh những đặc điểm chung vốn có của hành vi CTKLM nói chung, hành
vi CTKLM trong lĩnh vực SHCN có một số đặc điểm riêng:
Thứ nhất, hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHCN xuất phát từ độc quyền đối với
các đối tượng SHCN
Quy định về sự độc quyền đối với các đối tượng SHCN có thể là nguyên nhân
hình thành hành vi CTKLM. Dưới góc độ của chủ sở hữu – người sáng tạo ra các đối
tượng SHCN, quy định về quyền độc quyền đối với các đối tượng SHCN nhằm bù
đắp cho những nỗ lực sáng tạo của chủ thể nắm giữ quyền SHCN, khuyến khích họ
tích cực sáng tạo… Tuy nhiên, độc quyền có thể gây ra những tác động tiêu cực cho

khả năng tiếp cận hàng hóa của người tiêu dùng, cho sự lưu chuyển bình thường của
hàng hóa, dịch vụ trên thị trường và cho cạnh tranh lành mạnh. Bởi chủ thể nắm giữ
quyền SHCN dễ dàng lạm dụng quyền đó để cản trở hoạt động thương mại gây tổn
hại cho người tiêu dùng
Thứ hai, hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHCN xuất phát từ giá trị thương mại
của quyền SHCN
Với tư cách là một trong những yếu tố cấu thành hàng hoá, dịch vụ, các đối
tượng SHCN cũng mang mang những giá trị nhất định và được coi là một loại “tài
sản đặc biệt". Nghiên cứu về giá trị thương mại của quyền SHCN cho thấy, trong
danh sách 100 thương hiệu mạnh nhất thế giới năm 2002 do Tuần báo Buiness Week
(Hoa Kỳ) công bố, nhãn hiệu Coca - Cola được định giá tới 69,6 tỷ USD, Microsoft
64 tỷ USD, IBM 51,1 tỷ USD, GE 41,3 tỷ USD, Intel 30,8 tỷ USD, Nokia 29,9 tỷ
USD. Còn đối với một số sản phẩm có tên tuổi của Việt Nam, như nhãn hiệu kem
đánh răng P/S được chuyển nhượng với giá 7,5 triệu USD, kem đánh răng Dạ Lan

23


2,5 triệu USD. Với giá trị kinh tế lớn, các đối tượng SHCN được sử dụng làm vốn
góp trong công ty, làm tài sản thế chấp vay vốn, có thể cho thuê, chuyển nhượng
quyền sở hữu, hoặc dùng để định giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán và các
giao dịch thương mại khác14. Xuất phát từ giá trị thương mại to lớn của quyền SHTT
nói chung và quyền SHCN nói riêng, chủ thể kinh doanh thường nghĩ đến việc sử
dụng đối tượng SHCN của đối thủ cạnh tranh để kiếm lời và gây thiệt hại cho đối thủ
cạnh tranh. Như vậy, hành vi CTKLM được hình thành tất yếu qua quá trình sử dụng
các đối tượng SHCN.
Thứ ba, hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHCN gắn với đối tượng SHCN và các
chỉ dẫn thương mại khác
Nếu như những hành vi CTKLM khác (ví dụ: hành vi quảng cáo nhằm CTKLM
– Điều 45 Luật Cạnh tranh; hoặc hành vi khuyến mại nhằm CTKLM – Điều 46 Luật

Cạnh tranh….) trực tiếp hướng đến các đối tượng là hàng hóa, dịch vụ thì hành vi
CTKLM trong lĩnh vực SHCN hướng đến các đối tượng SHCN và các chỉ dẫn
thương mại khác. Ví dụ, hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn. Hành vi
này chủ yếu tác động lên các đối tượng SHCN như nhãn hiệu, tên thương mại hoặc
chỉ dẫn địa lý. Việc sử dụng chỉ dẫn này nhằm mục đích gây nhầm lẫn cho người tiêu
dùng về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng
hóa, dịch vụ, xuất xứ địa lý, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc
điểm khác của hàng hóa, dịch vụ, hoặc về điều kiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
Hoặc nhãn hiệu là đối tượng mà hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHCN tác động vào
thông qua hành vi sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều
ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử
dụng nhãn hiệu đó.

14

Nguyễn Thanh Tâm, “Tính thương mại của quyền SHCN”, website />
24


1.3. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực SHCN liên quan đến
tên miền quốc gia
1.3.1 Khái niệm hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực SHCN liên
quan đến tên miền quốc gia
Để có thể lợi dụng danh tiếng, uy tín của các đối tượng SHCN, thực hiện mục
đích hưởng lợi bất chính, rất nhiều chủ sở hữu tên miền đã thực hiện hành vi đăng ký,
chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn
với nhãn hiệu, tên thương mại đã được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà
mình không có quyền sử dụng. Việc đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng tên miền
trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của
người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng trên thực tế không

những làm mất cơ hội đăng ký tên miền của chủ sở hữu các đối tượng SHCN mà còn
tạo ra sự nhầm lẫn của khách hàng về chủ sở hữu, người sử dụng hợp pháp các đối
tượng này, gây ảnh hưởng đến danh tiếng, uy tín của chủ sở hữu các đối tượng
SHCN tương ứng đó (ví dụ, chủ sở hữu tên miền trong trường hợp này có thể lợi
dụng khả năng gây nhầm lẫn về chủ sở hữu để đưa các sản phẩm của đối thủ cạnh
tranh, đưa các thông tin sai lệch lên website tương ứng, buộc doanh nghiệp – chủ sở
hữu, người sử dụng hợp pháp các đối tượng SHCN phải mua lại tên miền để bảo vệ
doanh tiếng, uy tín của mình... hoặc trường hợp sử dụng tên miền trùng hoặc tương
tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại đã được bảo hộ của người khác hoặc
chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng để quảng cáo, kinh doanh các sản
phẩm trùng hoặc tương tự cũng có thể gây thiệt hại đến uy tín, danh tiếng và gây ảnh
hưởng xấu đến sự phát triển của doanh nghiệp). Vì vậy, những hành vi này có thể bị
coi là hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHCN liên quan đến tên miền. Hiện nay chưa
có bất kỳ văn bản nào đưa ra một khái niệm chính xác thế nào là hành vi CTKLM
trong lĩnh vực SHCN liên quan đến tên miền. Tuy nhiên, thông qua quy định tại
khoản 1 Điều 130 Luật SHTT thì hành vi CTKLM trong lĩnh vực SHCN liên quan
đến tên miền được hiểu là hành vi đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng
tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại hoặc chỉ

25


×