Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Pháp luật về sản xuất kinh doanh sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

PHÁP LUẬT VỀ SẢN XUẤT KINH DOANH SỬ DỤNG
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

HÀ VIỆT HƯNG

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

PHÁP LUẬT VỀ SẢN XUẤT KINH DOANH SỬ DỤNG
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

HÀ VIỆT HƯNG

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 60380107

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN PHƯƠNG

HÀ NỘI - 2017



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liêụ trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Hà Việt Hưng


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Văn Phương, người
đã trực tiếp động viên, hướng dẫn và tận tình chỉ bảo tác giả trong suốt quá
trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Tác giả cũng xin bày tỏ lời cám ơn chân thành tới các thầy cô giảng viên,
các thầy cô Khoa Sau đại học, Viện đại học Mở Hà Nội đã tạo điều kiện thuận
lợi nhất để tác giả có thể hoàn thành luận văn thạc sỹ luật học của mình.
Bên cạnh đó, tác giả cũng xin được gửi lời cám ơn chân thành tới gia
đình, bạn bè và những đồng nghiệp đã giúp đỡ, ủng hộ tác giả có thể hoàn
thành luận văn của mình một cách tốt nhất.

Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2017
Học viên thực hiện luận văn

Hà Việt Hưng


MỤC LỤC

Trang

Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT SẢN XUẤT,
KINH DOANH, SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

6

1.1. Hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
với vấn đề bảo vệ thực vật và bảo vệ môi trường

6

1.1.1. Khái niệm thuốc bảo vệ thực vật

6

1.1.2. Đặc trưng của thuốc bảo vệ thực vật

8

1.1.3. Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật tới bảo vệ thực vật và
bảo vệ môi trường

1.1.4. Khái niệm sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

11
14

1.2. Quan niệm về pháp luật về sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật

16

1.2.1. Khái niệm pháp luật về sản xuất, kinh doanh, sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật

16

1.2.2. Những yếu tố hợp thành pháp luật về sản xuất, kinh doanh,
sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

18

1.3. Vai trò của pháp luật về sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật

21

1.4. Khái quát về lịch sử hình thành của hệ thống pháp luật về sản
xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam
Kết luận chương 1

23

29

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ SẢN XUẤT, KINH
DOANH, SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY

30


2.1. Thực trạng các quy định chung về sản xuất, kinh doanh, sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật

30

2.1.1. Đăng ký và cấp phép thuốc bảo vệ thực vật

30

2.1.2. Bao bì và ghi nhãn thuốc bảo vệ thực vật

38

2.1.3. Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật

42

2.1.4. Thu hồi, tiêu hủy thuốc bảo vệ thực vật

45


2.2. Thực trạng các quy định cụ thể về sản xuất, kinh doanh, sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật

48

2.2.1. Quy định về sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

48

2.2.2. Quy định về buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

55

2.2.3. Quy định về xuất khẩu, nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật

60

2.2.4. Quy định về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

66

Kết luận chương 2

78

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ SẢN XUẤT, KINH DOANH, SỬ DỤNGTHUỐC BẢO VỆ
THỰC VẬT Ở VIỆT NAM

79


3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về sản xuất kinh doanh sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam

79

3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về sản xuất kinh doanh sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam

82

3.3. Các giải pháp khác nhằm bảo đảm tính hiệu quả trong thực thi
pháp luật về sản xuất kinh doanh sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

85

Kết luận chương 3

88

KẾT LUẬN

90

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

91


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


BVTV

Bảo vệ thực vật

BV&KDTV

Bảo vệ và kiểm dịch thực vật

GHS

Ghi nhãn hóa chất

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Theo thống kê của Tổ chức Lương thực Thế giới (FAO) hàng năm, thiệt
hại mùa màng do sâu, bệnh gây ra trung bình mất khoảng 20 - 30% tổng sản
lượng. Việc sử dụng các hoá chất bảo vệ thực vật đã trở thành một trong
những phương tiện hữu hiệu nhất trong công tác phòng trừ dịch hại và bảo
quản nông sản, đảm bảo an ninh lương thực [33].
Ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, nông nghiệp chiếm một vị thế
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân với diện tích canh tác lớn, điều kiện khí
hậu thuận lợi, chủng loại cây trồng phong phú nên dịch hại phát triển quanh năm.
Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là một trong những phương tiện hữu
hiệu trong công tác phòng trừ dịch hại và bảo quản nông sản, bảo đảm an ninh

lương thực. Do đó, nhu cầu sử dụng thuốc BVTV ở nước ta rất lớn.
Trong những năm qua, việc sản xuất và kinh doanh mặt hàng thuốc
BVTV đã góp phần không nhỏ thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, ổn
định thị trường, tạo công ăn việc làm, góp phần tăng thu cho ngân sách Nhà
nước nhưng tình trạng sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV, đặc biệt
là thuốc BVTV là hóa chất, trong đó có hóa chất độc hại thiếu kiểm soát đã có
những tác động vô cùng tiêu cực đối với môi trường. Để bảo đảm phát triển
bền vững kinh tế - xã hội và môi trường của đất nước thì sản xuất nông nghiệp
bền vững là một lĩnh vực cần được quan tâm một cách thích đáng. Muốn vậy,
việc kiểm soát, quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng thuốc
BVTV nhằm phát huy những tác động tích cực của thuốc BVTV đối với phát
triển kinh tế, ổn định xã hội và hạn chế những tác động của hoạt động này đối
với môi trường là một việc làm cần thiết và cần quan tâm một cách thích đáng
của Nhà nước và xã hội cũng như giới nghiên cứu pháp luật.
Trước khi Luật BV&KDTV 2013 có hiệu lực, hoạt động quản lý và sử
dụng thuốc BVTV được điều chỉnh bởi pháp lệnh BV&KDTV năm 2001. Tuy
nhiên, sau 10 năm thực thi, Pháp lệnh đã bộc lộ một số hạn chế là chưa đáp
ứng được những đòi hỏi của hoạt động quản lý nhà nước đối với thuốc BVTV
1


trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Ở tầm pháp lệnh năm 2001, các quy định về thuốc BVTV chỉ mang tính
cụ thể trước mắt, chưa tương thích với pháp luật quốc tế và chưa được xác lập
với tầm nhìn chiến lược cho một giai đoạn phát triển mới. Bên cạnh đó, nhiều
quy định về thuốc BVTV chưa đáp ứng yêu cầu của thực tế, nhiều khâu trong
hoạt động quản lý thuốc BVTV như đăng ký cấp phép, sản xuất, buôn bán, sử
dụng thuốc BVTV chưa thực sự linh hoạt, hiệu quả. Đặc biệt đối với bao bì
thuốc BVTV sau sử dụng vẫn chưa có quy định xử lý chi tiết [8].

Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, nhằm thể chế hóa đường lối,
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tương thích với quy định pháp
luật quốc tế, các quy định của pháp luật hiện hành nói chung và Luật
BV&KDTV năm 2013 nói riêng ngày càng được hoàn thiện, đáp ứng đòi hỏi
của quá trình toàn cầu hóa [8]. Đặc biệt, Luật Bảo vệ và Kiểm dịch 2013 đã
góp phần quan trọng, tạo cơ sở pháp lý trong việc phòng trừ sâu bệnh, ngăn
chặn kịp thời dịch hại, bảo vệ an toàn sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, tăng
cường hiệu lực quản lý nhà nước về công tác BVTV, kiểm dịch thực vật và
quản lý thuốc BVTV. Luật BV&KDTV năm 2013 và các văn bản hướng dẫn
thi hành đã được ban hành và có đã có hiệu lực được một thời gian. Do đó,
việc đánh giá những ưu điểm và hạn chế của các quy định và việc thực thi các
quy định này là một việc làm cần thiết.
Tuy nhiên, việc đánh giá một cách toàn diện tất cả các quy định về vấn đề này
cần nhiều thời gian và công sức nghiên cứu, đánh giá thực tiễn. Do đó, với khuôn
khổ một luận văn thạc sĩ luật học, em chỉ chọn một nhóm vấn đề của pháp luật
BV&KDTV để làm luận văn tốt nghiệp. Đó chính là lý do em chọn đề tài "Pháp
luật về sản xuất kinh doanh sử dụng thuốc bảo vệ thực vật" làm đề tài luận văn thạc
sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở Việt Nam, cũng như nhiều nước khác trên thế giới đang đứng trước
những thách thức rất lớn về vấn đề môi trường. Đặc biệt là Việt Nam một nước
2


nằm ở vùng nhiệt đới, lại có vị trí địa lý đặc biệt nên có lợi thế về tài nguyên
và môi trường đối với với việc hoạch định chiến lược phát triển. Tuy mới bước
vào con đường phát triển kinh tế nhưng do đứng trước áp lực của một quốc gia
đang phát triển, kinh tế là mũi nhọn phát triển cần phải được ưu tiên hàng đầu
nên Việt Nam đã và đang phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường nghiêm
trọng như: ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí từ đó phát sinh vấn đề vệ

sịnh môi trường phức tập, có lúc nghiệm trọng. Đặt biệt là vấn đề ô nhiễm môi
trường do các chất độc hóa học, trong đó nổi cộm là vấn đề ô nhiễm môi
trường do thuốc bảo vệ thực vật gây ra.
Đề tài nghiên cứu về thuốc BVTV đã có những công trình nghiên cứu,
tiêu biểu như: Nghiên cứu sản xuất sử dụng thuốc trừ sâu sinh học đa chức
nawg cho một số loại cây trồng bằng kỹ thuật công nghệ sinh học, PGS.TS.
Nguyễn Văn Tuất, Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật 2004; Nghiên cứu
ứng dụng thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học trong sản xuất rau an toàn; ảnh
hưởng của chúng đến thiên địch sâu hại và chất lượng sản phẩm vùng Hà Nội
và phụ cận, ThS.Trần Thị Thu Hương, Một số giải pháp hoàn thiện thể chế
quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ thực vật. Nội san Số 2 - 2010, Trường
Cán bộ quản lý NN&PTNT 2.
Đặng Thị Phương Lan, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, năm 2013; Nghiên
cứu sử dụng một số chế phẩm sinh học trong sản xuất lúa an toàn theo hướng
VietGAP ở tỉnh Thừa Thiên Huế, Trần Thị Xuân Phương, Luận án tiến sĩ Nông
nghiệp, năm 2016; Quản lý Nhà nước hoạt động kinh doanh thuốc BVTV trên
địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, Nguyễn Thị Nhật Linh, Luận văn thạc sĩ
quản lý nhà nước, năm 2015,… Giáo trình "Sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật",
Trường đại học Nông Nghiệp Hà Nội do PGS.TS. Nguyễn Trần Oánh chủ
biên, Hà Nội, 2007
Các công trình nghiên cứu khoa học về thuốc BVTV nêu trên chủ yếu chỉ được
đánh giá và nhìn nhận dưới góc độ khoa học kỹ thuật có liên quan trực tiếp đến các
lĩnh vực như: sinh học, hóa học, nông nghiệp, quản lý nhà nước…mà chưa tìm hiểu,
xem xét vấn đề sản xuất kinh doanh sử dụng thuốc BVTV dưới góc độ pháp lý.
3


Do đó, việc nghiên cứu đề tài pháp lý về sản xuất kinh doanh sử dụng
thuốc BVTV là một việc làm cần thiết về lý luận và thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và
thực tiễn pháp luật về sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt
Nam, đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về sản xuất, kinh
doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhằm đáp ứng tốt các yêu cầu bảo vệ môi
trường của hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV nhằm bảo đảm
phát triển bền vững. Mục đích nghiên cứu của luận văn sẽ không xem xét các vấn
đề pháp luật về sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật dưới giác độ
của pháp luật thương mại, pháp luật kinh doanh mà xem xét các vấn đề này dưới
giác độ của pháp luật môi trường.
Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu được xác định là:
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận pháp luật về sản xuất kinh doanh sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật.
- Khái quát, phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật về sản xuất kinh
doanh sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam hiện nay để tìm ra những tồn
tại, vướng mắc và nguyên nhân
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả
việc thi hành pháp luật về sản xuất kinh doanh sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở
Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận pháp luật, hệ
thống các quy định pháp luật hiện hành về sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật và thực tiễn thi hành ở Việt Nam.
Về phạm vi nghiên cứu, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề
lý luận pháp luật, thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về sản
xuất kinh doanh sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, từ đó, xác định phương hướng
và giải pháp hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này ở Việt Nam.
Về mặt bản chất, thuốc BVTV chủ yếu là hóa chất nhưng cũng có những
loại thuốc BVTV không phải là hóa chất. Do đó, nội dung của luận văn chỉ đề cập
4



tới các quy định của Luật BV&KDTV 2013 và các văn bản hướng dẫn đối với hoạt
động sản xuất kinh doanh sử dụng thuốc BVTV mà sẽ không đề cập cụ thể tới các
quy định này của Luật Hóa chất và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hóa chất.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về bảo vệ môi
trường và phát triển bền vững, chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật, luận văn áp dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống, có độ
tin cậy để nghiên cứu đề tài như: Phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh, lịch
sử… trong đó phương pháp tổng hợp, phân tích là những phương pháp được
sử dụng chủ yếu.
Các phương pháp này được sử dụng trong tất cả các chương của luận
văn nhằm đạt được mục đích nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn:
Về mặt lý luận, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần làm phong phú
và sâu sắc hơn các vấn đề lý luận pháp luật về sản xuất kinh doanh sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật, góp phần vào việc xây dựng các luận cứ khoa học để hoàn thiện
pháp luật về sản xuất kinh doanh sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam.
Về mặt thực tiễn, thông qua việc đánh giá thực trạng pháp luật, luận văn
chỉ ra các ưu điểm, hạn chế, bất cập là cơ sở thực tiễn để hoàn thiện pháp luật
về sản xuất kinh doanh sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam. Bên cạnh
đó, kết quả nghiên cứu của luận văn cũng có thể là tài liệu tham khảo cho công
tác nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở đào tạo pháp luật, các cơ sở đào tạo
lĩnh vực kinh tế và nông nghiệp.
7. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận pháp luật về sản xuất kinh doanh sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về sản xuất kinh doanh sử dụng thuốc

bảo vệ thực vật ở Việt Nam hiện nay.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về sản xuất
kinh doanh sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam.
5


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT SẢN XUẤT KINH DOANH
SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
1.1. Hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật với
vấn đề bảo vệ thực vật và bảo vệ môi trường
1.1.1. Khái niệm thuốc bảo vệ thực vật
Theo Từ điển môi trường Anh - Việt và Việt - Anh [41] thì pesticide,
thuốc bảo vệ thực vật hay chất diệt trừ là tác nhân hóa học, thường là những
chất nhân tạo, có tác dụng diệt những thực vật hay động vật gây hại, thuật ngữ
này là thuật ngữ chung bao gồm các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc
diệt nấm thuốc trừ giun...
Theo Từ điển Bách khoa bảo vệ thực vật: "Thuốc bảo vệ thực vật hay còn
gọi là thuốc trừ dịch hại là tất cả các chất hay hỗn hợp các chất dùng để ngăn
ngừa, tiêu diệt các loài dịch hại của cây trồng, nông lâm sản… hoặc các loài
dịch hại gây cản trở quá trình chế biến, bảo quản nông sản. Thuốc trừ hại còn
bao gồm các chất có tác dụng điều hoà, kích thích sinh trưởng cây trồng, bảo
quản nông sản" [40].
Theo Công ước quốc tế về bảo vệ thực vật (đã được phê duyệt của Hội
nghị FAO (kỳ họp thứ 6) vào ngày 06/12/1951, theo Nghị quyết số 85/51, có
hiệu lực, theo Điều XIV, ngày 03/4/1952 và đã được bổ sung nhiều lần) thì
thuốc BVTV (pesticide) được định nghĩa là: "Bất kỳ chất hoặc hỗn hợp các
chất nhằm ngăn ngừa, tiêu diệt hoặc kiểm soát bất kỳ loại sâu bệnh nào, bao
gồm cả các vật chủ trung gian của các bệnh xuất phát từ con người hoặc động
vật, các loài không mong muốn của cây trồng hoặc vật nuôi gây hại hoặc can

thiệp vào việc sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, tiếp thị thực phẩm,
mặt hàng nông sản, gỗ và sản phẩm gỗ hoặc thức ăn động vật, hoặc các chất
có thể được dùng cho động vật để kiểm soát côn trùng, nhện hoặc sâu bệnh
khác trên cơ thể của chúng. Thuật ngữ bao gồm cả các chất được sử dụng với
6


ý định điều chỉnh sự tăng trưởng thực vật, thuốc khai quang, chất hút ẩm hoặc
tác nhân làm rụng trái cây hoặc ngăn ngừa sự rụng quả sớm của trái cây.
Ngoài ra cũng được sử dụng cho các loại cây trồng trước hoặc sau khi thu
hoạch để bảo vệ hàng hóa khỏi bị suy giảm trong quá trình bảo quản và vận
chuyển" [34].
Định nghĩa trên đã nêu chi tiết và liệt kê đầy đủ các tính năng và công
dụng của thuốc BVTV.Theo đó, ngoài các chức năng ngăn chặn, phòng ngừa,
kiểm soát và tiêu diệt các loại sâu bệnh gây hại thì thành phần các loại thuốc
BVTV còn có thêm các chất làm rụng quả được sử dụng trong trường hợp trên
một cây có quá nhiều quả nên phải sử dụng các chất hóa học để làm rụng bớt
quả, chỉ giữ lại một số lượng quả nhất định nhằm đảm bảo những quả còn lại
có chất lượng và phẩm cấp đạt yêu cầuhay những chất bảo quản nông sản, thực
phẩm trong quá trình lưu chứa hay vận chuyển.
Khái niệm thuốc BVTV bắt đầu được sử dụng ở Việt Nam vào khoảng
đầu và giữa những năm 60 của thế kỷ trước. Ở thời điểm đó, các loại hóa chất
được sử dụng bảo vệ sản xuất nông nghiệp chỉ nhằm mục đích hạn chế và diệt
trừ những côn trùng, vi sinh vật và cỏ dại gây hại cây trồng (thực vật) nên
thường được sử dụng với thuật ngữ đơn giản là"Thuốc bảo vệ cây trồng".Với
cách hiểu đó, văn bản pháp luật đầu tiên quy định về thuốc BVTV tại pháp
lệnh BV&KDTV năm 1993 (khoản 7 Điều 2) cũng đã định nghĩa: "Thuốc bảo
vệ thực vật là chế phẩm có nguồn gốc từ hóa chất, thực vật, động vật, vi sinh
vật dùng để phòng, trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật". Nói cách khác,
chức năng được quan tâm chính của thuốc BVTVthời gian này mới chỉ dừng

lại ở việc phòng và trừ sinh vật gây hại mà chưa biết hoặc chưa quan tâm đến
nhiều chức năng quan trọng khác của thuốc BVTV như kiểm soát, điều hòa
hay bảo quản…thực phẩm. Ngày 25/7/2011 pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch
năm 2001 được Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa X thông qua và có hiệu lực
thi hành từ ngày 1/1/2002 và thay thế cho Pháp lệnh BV&KDTV năm 1993
trước đó. Tuy nhiên về cơ bản, khái niệm thuốc BVTV quy định tại khoản 9
Điều 3 của Pháp lệnh không có sự thay đổi về nội hàm khái niệm so với quy
7


định tại khoản 7 Điều 2 Pháp lệnh BV&KDTV năm 1993 trước đó.
Luật BV&KDTV 2013 được ban hành đã định nghĩa rõ hơn, cụ thể hơn
về "Thuốc bảo vệ thực vật". Khoản 16 Điều 3 Luật BV&KDTV năm 2013
định nghĩa: "Thuốc bảo vệ thực vật là chất hoặc hỗn hợp các chất hoặc chế
phẩm vi sinh vật có tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn, xua đuổi, dẫn dụ, tiêu
diệt hoặc kiểm soát sinh vật gây hại thực vật; điều hòa sinh trưởng thực vật
hoặc côn trùng, bảo quản thực vật, làm tăng độ an toàn, hiệu quả khi sử dụng
thuốc". So với định nghĩa về thuốc BVTV được quy định tại Pháp lệnh
BV&KDTV năm 1993, 2001 thì đây là định nghĩa khá tương thích với quan
điểm chung của quốc tế khi bao quát khá đầy đủ các công dụng của thuốc
BVTV bao gồm: phòng và diệt trừ sinh vật gây hại, điều hòa sinh trưởng, bảo
quản thực vật…
Về bản chất, thuốc BVTV chính là nông dược những chất độc có nguồn
gốc từ tự nhiên hay hóa chất tổng hợp, được dùng để bảo vệ cây trồng, nông
sản và chống lại sự phá hoại của những vi sinh vật gây hại đến mùa màng. Do
đó trên thực tế, thuật ngữ "Thuốc bảo vệ thực vật" trong nhiều trường hợp
thường bị nhầm lẫn với khái niệm "Thuốc trừ sâu" (Insecticide). Theo PGS.TS
Nguyễn Trần Oánh: "Thuốc trừ sâu gồm các chất hay hỗn hợp chất có tác
dụng tiêu diệt, xua đuổi hay di chuyển bất kỳ loại côn trùng nào có mặt trong
môi trường. Chúng được dùng để diệt trừ hoặc ngăn ngừa tác hại của côn

trùng đến cây trồng, cây rừng, nông lâm sản, gia súc và con người" [22, tr.78].
Nói cách khác, thuốc trừ sâu cũng là một loại thuốc BVTV nhưng không phải
tất cả mọi loại thuốc BVTVđều là thuốc trừ sâu. Khác biệt rõ rệt nhất của
thuốc BVTV và thuốc trừ sâu là đối tượng và mục đích của hai loại thuốc này.
Trong khi thuốc trừ sâu tác động đến các côn trùng gây hại nhằm tiêu diệt, xua
đuổi phòng ngừa sâu bệnh có hại cho thực vật thì thuốc BVTV làm ảnh hưởng
tới các sinh vật gây hại cho thực vật nói chung, có thể là chuột, nhện, sâu
bọ…ngoài mục đích phòng trừ sinh vật gây hại còn hướng đến việc điều hòa
sinh trưởng và bảo quản thực phẩm như đã phân tích ở trên.
1.1.2. Đặc trưng của thuốc bảo vệ thực vật [22]:
8


Thuốc BVTV hay còn gọi là nông dược là những chất độc có nguồn gốc
từ tự nhiên hay hóa chất tổng hợp, được dùng để bảo vệ cây trồng, nông sản và
chống lại sự phá hoại của những vi sinh vật gây hại đến mùa màng. Những vi
sinh vật gây hại chính bao gồm: sâu hại, bệnh hại, cỏ dại, chuột và các tác
nhân khác. Tuy nhiên không phải bất cứ chất độc nào được sử dụng trong nông
nghiệp cũng là thuốc BVTV mà phải thỏa mãn một số đặc trưng tiêu biểu:
Thứ nhất: Có tính độc đối với sinh vật gây hại.
Thuốc BVTV có tính độc nhưng chỉ được phép có tác dụng gây độc đối
với các sinh vật gây hại như: sâu hại, bệnh hại, cỏ dại, chuột và các tác nhân
gây hại khác. Đây là yêu cầu tất yếu đối với thuốc BVTV để thực hiện đúng
chức năng quan trọng của nó trong phòng trừ sinh vật gây hại và tăng năng
suất cho cây trồng. Có thể nói, càng thâm canh thì yêu cầu phòng trừ dịch hại,
bảo vệ sản xuất nông nghiệp càng tăng. Do đó thuốc BVTV là một loại vật tư
nông nghiệp quan trọng góp phần hạn chế dịch hại, bảo vệ cây trồng, giữ vững
và nâng cao sản lượng, chất lượng nông sản. Việc sử dụng thuốc BVTV đúng
mục đích và đúng kĩ thuật sẽ mang lại hiệu quả tốt trong quản lí dịch hại cây
trồng và bảo vệ nông sản.

Thứ hai: An toàn đối với chất lượng môi trường tự nhiên và sức khỏe
của con người trong giới hạn cho phép.
Đây là yêu cầu có ý nghĩa quan trọng và tiêu biểu nhất đặt ra đối với
thuốc BVTV. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, chất độc trong các chất hóa
học BVTVdễ dàng xâm nhập vào cơ thể con người và những động vật máu
nóng khác thông qua quá trình hô hấp, từ đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới
sức khỏe, tính mạng của con người và các loài sinh vật. Do đó, yêu cầu đặt ra
đối với các loại thuốc BVTV không được gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con
người là điều kiện tiên quyết trong quản lí và sử dụng thuốc BVTV trên thế
giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Bên cạnh đó, để đảm bảo hạn chế tác động gây ô nhiễm của thuốc
BVTV tới chất lượng môi trường, xu hướng trên thế giới đã và đang khuyến
9


khích các chủ thể hạn chế sử dụng các loại thuốc BVTV có phổ tác động rộng
(có độc lực đối với nhiều loài sinh vật gây hại), chuyển hướng tới nghiên cứu,
sản xuất và sử dụng các loại thuốc BVTV có phổ tác động hẹp (chỉ có tính độc
đối với rất ít loài, thậm chí chỉ hướng tới duy nhất một loài sinh vật gây hại
thuộc đối tượng cần diệt trừ). Mặt khác, các nhà khoa học cũng nghiên cứu để
đưa vào sản xuất các loại thuốc BVTVcó thời gian phân hủy nhanh chóng, chỉ
lưu lại tính độc trong môi trường trong thời gian ngắn nhằm làm hạn chế tối đa
những ảnh hưởng bất lợi của thuốc BVTV tới chất lượng môi trường. Trên
thực tế, các hợp chất hóa học dùng trong bảo vệ thực vật, nếu không được sản
xuất và sử dụng đúng, không những gây độc đối với các sinh vật gây hại mà
còn gây độc đối với các sinh vật có ích, bao gồm cả loài động vật máu nóng,
kể cả con người. Do đó để đảm bảo sức khỏe môi trường tự nhiên và chất
lượng cuộc sống cho con người, tính độc của thuốc BVTV chỉ được phép áp
dụng đối với các sinh vật gây hại nhằm mục đích phòng chống và diệt trừ,
không áp dụng đối với các loài sinh vật có ích khác và làm ảnh hưởng đến hệ

sinh thái. Bởi lẽ nhiều loại hóa chất là thuốc BVTV trong quá trình tiêu diệt
các loài sinh vật gây hại đã giết chết côn trùng và các loài sinh vật có ích, từ đó
giải phóng cho một số loài sinh vật gây hại khỏi sự kiềm chế của các loại thiên
địch khiến chúng hoạt động mạnh hơn, gây hại nhiều hơn. Do đó, tính độc của
thuốc BVTV phải được giới hạn chỉ có độc đối với các loài gây hại nhưng
không độc đối với các loài sinh vật có ích, các thiên địch của các loài gây hại
trong sinh quần tự nhiên.
Thứ ba: Thuốc BVTV là loại hàng hóa đặc biệt.
Việt Nam là nước sản xuất nông nghiệp, khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm
của Việt Nam là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng, đồng thời
cũng rất thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển của các loài sâu bệnh và cỏ dại
gây hại mùa màng. Do vậy việc sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ sâu hại,
dịch bệnh, bảo vệ mùa màng, giữ vững an ninh lương thực quốc gia vẫn là một
biện pháp quan trọng và chủ yếu. Cùng với phân bón hóa học, thuốc BVTV là
10


yếu tố quan trọng để bảo đảm an ninh lương thực cho loài người. Tuy nhiên,
do các loại thuốc BVTV thường là các chất hóa học có độc tính cao nên mặt
trái của thuốc BVTV là rất độc hại đối với sức khỏe cộng đồng và là một đối
tượng có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường sinh thái nếu không được quản
lí chặt chẽ và sử dụng đúng cách. Dư lượng thuốc BVTV khi vượt quá giới hạn
cho phép trong nông sản và thực phẩm sẽ là mối đe đọa lớn đối với sức khỏe
con người. Do đó việc giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa sử dụng thuốc
BVTV để bảo vệ sản xuất nông nghiệp với việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng và
môi trường là một đòi hỏi và thách thức lớn đối với cơ quan quản lí nhà nước
về bảo vệ thực vật.
Xuất phát từ ý nghĩa trên, thuốc BVTV với những đặc tính của nó được
coi là một loại hàng hóa đặc biệt mà khi chủ thể thực hiện các hoạt động sản
xuất, kinh doanh, vận chuyển, buôn bán, sử dụng luôn đi kèm với những điều

kiện nhất định. Các điều kiện này phải được quy định đầy đủ và cụ thể trong
hệ thống pháp luật hiện hành về BV&KDTV nói chung, quản lí và sử dụng
thuốc BVTV nói riêng mà người viết sẽ trình bày cụ thể ở phần sau.

1.1.3. Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật tới bảo vệ thực vật và bảo vệ môi
trường.
Có thể nói rằng, thuốc BVTV có tác dụng như con dao hai lưỡi. Nếu
biết sử dụng một cách hợp lý thì nó sẽ góp phần đáng kể trong bảo vệ mùa
màng, cải thiện chất lượng nông sản. Tuy nhiên, nếu việc sản xuất, kinh doanh,
sử dụng một cách bừa bãi, thiếu ý thức, thiếu các biện pháp an toàn thì tai họa
thật khôn lường. Đặc biệt là đối với sức khoẻ của người trực tiếp sử dụng,
cộng đồng và gây tác động xấu đến môi trường chung quanh.
Thứ nhất, thuốc BVTV có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả của công tác
bảo vệ thực vật trong nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế của đất nước.
Là một quốc gia đang phát triển mà sản xuất nông nghiệp chiếm tới
17,4% GDP Việt Nam (năm 2015) [30] đã và đang đặc biệt chú trọng tới vấn
đề đảm bảo an ninh lương thực trong nước, cung ứng nguồn hàng xuất khẩu,
11


đem lại những nguồn lợi nhuận kinh tế lớn cho người sản xuất và tăng nguồn
thu cho ngân sách quốc gia. Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh các vấn đề môi
trường đang diễn biến ngày càng khắc nghiệt cùng với sự tàn phá của các đối
tượng thiên địch của hoạt động sản xuất nông nghiệp đã và đang làm ảnh
hưởng không nhỏ tới năng suất và chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp.
Do đó, để đảm bảo an ninh lương thực trong nước, hạn chế những bất ổn về
chính trị - kinh tế - xã hội do đói nghèo gây ra, đồng thời giữ vững vị thế của
một trong những quốc gia xuất khẩu lương thực lớn trong khu vực và thế giới,
việc sử dụng các loại thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp đã và đang trở
thành một nhu cầu tất yếu. Nhờ có thuốc BVTV, cây trồng được tăng cường

khả năng chống chịu với những bất thường của tự nhiên, năng suất và chất
lượng sản phẩm được cải thiện theo hướng tốt hơn. Việc sử dụng thuốc BVTV
có thể nhanh chóng hạn chế các loài gây hại và dập tắt dịch hại, bảo vệ cây
trồng trên một diện tích lớn và trong thời gian ngắn trong khi cách thức sử
dụng lại khá đơn giản và dễ thực hiện. Xuất phát từ những lợi ích đó, thuốc
BVTV đã và đang góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sử dụng,
góp phần hạn chế thiệt hại do sâu bệnh gây ra, từ đó đảm bảo và nâng cao lợi
nhuận cho nhà nông.
Thứ hai, việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV không đúng
ảnh hưởng rất lớn tới môi trường và sức khỏe con người.
Thuốc BVTV là những hợp chất hóa học, hiện nay thường được chế
xuất từ các hợp chất hóa học khác, là một loại thuốc độc dùng để tiêu diệt
những loài sâu bệnh, sinh vật có hại với cây trồng. Do đó, nếu không sử dụng
đúng liều lượng, nồng độ, những chất độc trong thuốc BVTV hoàn toàn có thể
giết hại những sinh vật khác không phải là sinh vật gây bệnh. Ngoài ra, môi
trường mà thuốc bảo vệ thực vật lan truyền ra ngoài thường là môi trường mở,
ở những cánh đồng hay ruộng cây ăn trái nên vì thế nó dễ dàng xâm nhập vào
môi trường khác như nước, đất, không khí… gây hại cho môi trường xung
quanh. Theo thống kê chưa đầy đủ của Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT thì nền
12


kinh tế nông nghiệp Việt Nam với hơn 70% dân số đang chuyển mạnh sang cơ
cấu sản xuất hiệu quả hơn, trong đó trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy
sản, dịch vụ đều đạt tốc độ tăng trưởng cao. Nghĩa là, thay vì sản xuất nhỏ lẻ
manh mún, người dân đã chuyển dần qua cơ giới hóa và sử dụng những sản
phẩm của công nghiệp để phục vụ nông nghiệp. Do đó, lượng thuốc BVTV,
hóa chất bảo quản… đều được sử dụng trong ngành nông nghiệp. Thế nhưng,
tình trạng sử dụng thuốc BVTV lại chưa được quản lý một cách chặt chẽ mà
chủ yếu là tự phát, rất tràn lan, thiếu kiểm soát. Theo thống kê của Cục Bảo vệ

thực vật, Bộ NN&PTNT, danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng
trong nông nghiệp đến năm 2015 đã lên tới 1.699 hoạt chất, trong khi, các
nước trong khu vực chỉ có khoảng từ 400-600 loại hoạt chất, như: Trung Quốc
630 loại, Thái Lan 400-600 loại...Từ năm 2011 đến nay, hàng năm Việt Nam
nhập và sử dụng từ 70.000-100.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật. Trong đó, thuốc
trừ sâu chiếm 20,4%, thuốc trừ bệnh 23,2%, thuốc trừ cỏ 44,4%, các loại thuốc
bảo vệ thực vật khác, như: thuốc xông hơi khử trùng, bảo quản lâm sản, điều
hòa sinh trưởng cây trồng chiếm 12%. Khối lượng và chủng loại thuốc bảo vệ
thực vật trên đã vượt gấp nhiều lần nhu cầu sử dụng cho sản xuất nông nghiệp.
Qua những con số trên có thể thấy, Việt Nam là một trong số những nước có
lượng tiêu thụ thuốc bảo vệ thực vật rất lớn [32].
Bên cạnh lượng hóa chất khổng lồ được sử dụng như thống kê ở trên thì
ngay cả lượng bao bì, vỏ đựng những loại hóa chất này cũng có khối lượng
khổng lồ, ảnh hưởng rất lớn đến môi trường bởi chúng đa phần là những loại
vật liệu không tự phân hủy, gây hại đến xung quanh. Tình trạng lạm dụng
thuốc BVTV ở hầu hết các loại cây trồng của người nông dân thực sự là hồi
chuông báo động đến với toàn thể cộng đồng xã hội. Theo đó, nếu trước đây,
thuốc BVTV chủ yếu sử dụng cho cây lúa thì ngày nay còn được sử dụng phổ
biến trên cây rau và nhiều loại cây trồng khác. Chưa có bất kỳ nghiên cứu và
khuyến cáo nào dành cho nông dân khi sử dụng những loại hóa chất này lên
rau màu, thứ thực phẩm tiêu dùng được người dân sử dụng trực tiếp nhưng với
diện tích đất nông nghiệp chiếm gần 80% nên lượng chất thải nguy hại phát
13


sinh từ hoạt động nông nghiệp rất lớn. Tuy nhiên, việc xử lý vỏ bao bì chưa
được cơ quan quản lý, chính quyền, nhà sản xuất, cơ sở kinh doanh và nông
dân quan tâm xử lý. Do đó, nếu không có biện pháp quản lý chặt chẽ sẽ dẫn
đến vấn đề ô nhiễm môi trường do thuốc BVTV và về lâu dài sẽ tác động xấu
đến môi trường và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người [35].

Theo điều tra của Cục Y tế dự phòng về môi trường Việt Nam, hàng
năm có trên 5.000 trường hợp nhiễm độc hóa chất do thuốc BVTV phải cấp
cứu tại các bệnh viện và trên 300 trường hợp tử vong. Có thể nói, đây là một
con số thực sự báo động và nó đã chỉ ra rằng, thuốc BVTV không chỉ gây hại
đến môi trường nước, đất, hệ sinh thái… mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khỏe của người dân, theo chiều hướng ngày càng tiêu cực hơn. Điều này diễn
ra đang có xu hướng ngày càng tăng bởi thuốc BVTV hiện nay gần như được
sử dụng ở tất cả các loại cây trồng, nhất là rau củ quả, hàng hóa mà người tiêu
dùng đang sử dụng trực tiếp [35].
Vì vậy, những giải pháp sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV một
cách an toàn và có hướng đi bền vững nhằm khai thác những lợi ích từ thuốc
BVTV nhưng cũng hạn chế một cách tối đa những ảnh hưởng của thuốc BVTV
đối với môi trường và sức khỏe con người là điều cần thiết và cần có những quyết
sách đúng đắn.
1.1.4. Khái niệm sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Hiện nay chưa có cách hiểu thống nhất khái niệm sản xuất, kinh doanh
và khái niệm sử dụng trong các văn bản pháp luật có liên quan. Do đó, để
nghiên cứu các vấn đề liên quan đến pháp luật về sản xuất, kinh doanh, sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật, cần xác định rõ nội hàm của khái niệm này.
Luật doanh nghiệp định nghĩa một khái niệm bao trùm là khái niệm kinh
doanh. Khoản 16 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014 định nghĩa "Kinh doanh là
việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình
đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị
trường nhằm mục đích sinh lợi."
14


Với khái niệm trên, kinh doanh được đề cập với nội hàm rất rộng, kinh
doanh được hiểu đầy đủ là "quá trình đầu tư", bao gồm các hoạt động sản xuất,
tiêu thụ và cung ứng dịch vụ. Chủ thể kinh doanh khi tiến hành hoạt động kinh

doanh chỉ cần thực hiện một trong ba công đoạn trên đã có thể xem là tham gia
vào hoạt động kinh doanh. Hay nói cách khác hoạt động sản xuất là một công
đoạn của hoạt động kinh doanh. Như vậy, có thể hiểu, khái niệm kinh doanh
đã bao hàm khái niệm sản xuất.
Luật BV&KDTV năm 2013 không định nghĩa khái niệm kinh doanh hóa
chất nhưng ngay trong các điều luật thì có sử dụng khái niệm này bên cạnh các
khái niệm sản xuất, nhập khẩu, sử dụng thuốc BVTV. Ví dụ như tại Khoản 6
và Khoản 8 Điều 13 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm:
"6. Sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam, thuốc bảo vệ
thực vật giả, không rõ nguồn gốc, hết hạn sử dụng, thuốc bảo vệ thực vật
không có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt
Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 67 của Luật này.
8. Sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản, vận chuyển, thải bỏ, thu
gom, xử lý thuốc và bao gói thuốc bảo vệ thực vật trái quy định của Luật này."
Tuy nhiên trong chương 3 của Luật BV&KDTV năm 2013 quy định về quản
lý thuốc BVTV thì lại không thấy xuất hiện khái niệm kinh doanh mà chỉ xuất hiện
các khái niệm sản xuất, buôn bán, nhập khẩu, xuất khẩu và sử dụng thuốc BVTV.
Luật doanh nghiệp 2014 không định nghĩa khái niệm sản xuất nhưng
khoản 21 Điều 3 Luật BV&KDTV năm 2013 có định nghĩa "Sản xuất thuốc
bảo vệ thực vật bao gồm sản xuất hoạt chất, thuốc kỹ thuật, thuốc thành phẩm,
đóng gói thuốc bảo vệ thực vật."
Khái niệm sử dụng hàng hóa, vật chất nào đó, trong đó có thuốc BVTV
là một khái niệm thông dụng mà có thể được hiểu một cách chung nhất là chủ
sở hữu đưa hàng hóa, vật chất đó vào khai thác công dụng của nó trên thực tế.
15


Từ các khái niệm trên đây, khi sử dụng các khái niệm này trong luận
văn, tác giả sẽ sử dụng các khái niệm này với nội hàm sau đây:

- Khái niệm sản xuất sẽ được hiểu như định nghĩa tại khoản 21 Điều 3 Luật
BV&KDTV năm 2013 là "Sản xuất thuốc bảo vệ thực vật bao gồm sản xuất hoạt
chất, thuốc kỹ thuật, thuốc thành phẩm, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật."
- Khái niệm kinh doanh sẽ được hiểu hẹp hơn khái niệm kinh doanh
được định nghĩa tại khoản 16 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014, chỉ bao gồm
hoạt động mua bán, nhập khẩu thuốc BVTV.
- Khái niệm sử dụng thuốc BVTV được hiểu là chủ sở hữu đưa thuốc
BVTV vào khai thác công dụng của nó trên thực tế.
1.2. Quan niệm về pháp luật về sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật.

1.2.1. Khái niệm pháp luật về sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật.
Theo quan niệm chung nhất thì pháp luật về sản xuất, kinh doanh, sử
dụng một loại hàng hóa nào đó được hiểu là một bộ phận của pháp luật kinh
doanh hay luật kinh doanh.
Ở Việt Nam, thuật ngữ " Luật kinh doanh" hay "Pháp luật kinh doanh"
được bàn đến vào những năm đầu của thập kỷ 90 thế kỷ XX, trong các đề tài
nghiên cứu khoa học và hội thảo khoa học. Theo GS.TS Lê Hồng Hạnh " Luật
kinh doanh điều chỉnh các quan hệ gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cũng theo PGS.TS Dương Đăng Huệ, pháp Luật kinh doanh nói một cách nôm
na nhất là tổng hợp các văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong
quá trình tổ chức hoạt động và giải thể doanh nghiệp. Nội dung của kinh doanh
gồm bốn bộ phận cơ bản cấu thành là: pháp luật về các loại hình doanh nghiệp,
pháp luật về hành vi kinh doanh, pháp luật về vỡ nợ, phá sản, pháp luật về cơ
quan tài phán trong kinh doanh [20]. Từ những quan niệm trên cho thấy Luật
kinh doanh là ngành luật có nội dung của nó gồm hai vấn đề pháp lý cơ bản đó là:
16



pháp luật về hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh doanh và pháp luật về
quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh.
Với trình độ khoa học, kĩ thuật, công nghệ hiện nay, không có hoạt động
sản xuất, kinh doanh nào không ảnh hưởng đến môi trường. Nếu đòi hỏi hoạt
động sản xuất hoàn toàn không ảnh hưởng đến môi trường thì có thể sẽ không
có bất kì hoạt động phát triển kinh tế nào được thực hiện. Từ đó, kinh tế sẽ bị
đình trệ và hệ quả là không thể phát triển kinh tế - xã hội, không bảo đảm phát
triển bền vững. Để có thể bảo đảm phát triển bền vững về kinh tế - xã hội, cần
phải kiểm soát và khống chế mức độ tác động của hoạt động kinh tế - xã hội tới
môi trường. Các hành vi gây hủy hoại, tàn phá môi trường cần phải được hạn
chế hoặc loại trừ. Hoạt động phát triển kinh tế phải bảo đảm phù hợp với khả
năng hồi phục của môi trường và mức độ có thể tiếp nhận các ảnh hưởng từ hoạt
động kinh tế tới môi trường. Cũng cần phải xem xét mối tương quan giữa những
ảnh hưởng bất lợi đối với môi trường so với hiệu quả kinh tế đem lại.
Bên cạnh đó, các vấn đề môi trường như ô nhiễm, suy thoái môi trường
có thể tác động tiêu cực tới hiệu quả sản xuất, kinh doanh thông qua những
ảnh hưởng bất lợi của chất lượng môi trường tới sức khoẻ người lao động, phát
sinh những chi phí ngoại ứng cho hoạt động kinh doanh, làm tăng giá thành
sản phẩm, giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế [36, tr.7-8].
Giải quyết tốt mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh và vấn đề bảo vệ môi
trường không chỉ bảo đảm chất lượng môi trường sống mà còn góp phần nâng
cao hiệu quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh. Mục tiêu này có thể đạt được
thông qua những hình thức khác nhau mà một trong những phương thức đó là
ban hành pháp luật và thực thi pháp luật môi trường trong kinh doanh: Pháp luật
là công cụ đặc biệt quan trọng để bảo đảm giải quyết tối ưu mối quan hệ giữa
kinh doanh và vấn đề môi trường. Các quy định này hướng tới mục tiêu hạn chế
đến mức tối đa những ảnh hưởng tới môi trường của hoạt động kinh doanh nhưng
vẫn bảo đảm sự tăng trưởng bền vững trong hoạt động kinh doanh [36, tr.14-15].
Tập bài giảng Pháp luật môi trường trong kinh doanh của Trường Đại học
17



luật Hà Nội có đưa ra định nghĩa "Pháp luật môi trường trong kinh doanh là
tổng hợp các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc pháp lí điều chỉnh các quan
hệ xã hội liên quan trực tiếp đến quá trình bảo vệ có hiệu quả môi trường sống
của con người khi các chủ thể tiến hành hoạt động kinh doanh" [36, tr.27].
Với mục đích nghiên cứu được đề cập trong lời nói đầu, nội dung của
pháp luật sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV được đề cập trong luận
văn là giải quyết các vấn đề môi trường của quá trình sản xuất, kinh doanh, sử
dụng thuốc BVTV chứ không đề cập tới vấn đề quản trị doanh nghiệp. Hoạt
động sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV là một hoạt động kinh doanh
(hiểu theo nghĩa rộng) trong lĩnh vực nông nghiệp. Dưới góc độ của luật
thương mại thì vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại cũng là
một nội dung quan trọng. Do đó, có thể thấy rằng, pháp luật sản xuất, kinh
doanh, sử dụng thuốc BVTV là một lĩnh vực cụ thể của pháp luật môi trường
trong kinh doanh và là nội dung quản lý nhà nước, về môi trường, trong hoạt
động kinh doanh. Pháp luật về sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV nằm
trong khoảng giao thoa giữa pháp luật thương mại và pháp luật môi trường, có thể
hiểu là một bộ phận của pháp luật môi trường trong kinh doanh.
Từ các phân tích trên đây có thể đưa ra định nghĩa "Pháp luật sản xuất,
kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là tổng hợp các quy phạm pháp
luật, các nguyên tắc pháp lí điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp
đến quá trình sản xuất, mua bán, nhập khẩu và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
nhằm phát huy tác động tích cực của nó đối bảo vệ thực vật và bảo vệ có hiệu
quả môi trường sống của con người"
1.2.2. Những yếu tố hợp thành pháp luật về sản xuất, kinh doanh, sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật.
Từ định nghĩa nêu trên, các yếu tố hợp thành pháp luật về sản xuất, kinh
doanh, sử dụng thuốc BVTV bao gồm các nguyên tắc pháp lý và các chế định
điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất, mua bán,

nhập khẩu và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhằm phát huy tác động tích cực của
18


×