Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Nâng cao độ khả dụng mạng di động vinaphone tại trung tâm viễn thông 1 VNPT hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.56 MB, 64 trang )

HOÀNG GIA HUY

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

KỸ THUẬT VIỄN THÔNG2015 - 2017

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT VIỄN THÔNG
NÂNG CAO ĐỘ KHẢ DỤNG MẠNG DI ĐỘNG VINAPHONE TẠI
TRUNG TÂM VIỄN THÔNG 1 – VNPT HÀ NỘI

Hoàng Gia Huy

HÀ NỘI – 09/2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT VIỄN THÔNG

NÂNG CAO ĐỘ KHẢ DỤNG MẠNG DI ĐỘNG
VINAPHONE TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG 1 –
VNPT HÀ NỘI
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : PGS.TS.VŨ VĂN YÊM
HỌC VIÊN THỰC HIỆN

: HOÀNG GIA HUY


LỚP

: 15M-VT2

NIÊN KHÓA

: 2015-2017

HÀ NỘI – 09/2017


VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và
chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện
luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ
nguồn gốc rõ ràng và được phép công bố.
Hà Nội, ngày 16 tháng 09 năm 2017
Người cam đoan

Hoàng Gia Huy


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy
cô trong bộ môn Điện tử và truyền thông - Khoa sau đại học - Viện Đại học mở Hà

Nội, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS. Vũ Văn Yêm để tôi có
thể hoàn thành được đề tài này.
Tôi cũng xin cảm ơn các anh chị em học viên lớp 15M-VT2, khóa 2015-2017, Khoa
sau đại học, Viện Đại học mở đã ủng hộ và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng
như thực hiện luận văn này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô, các tác giả của các tài liệu tham
khảo mà tôi đã sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ ......................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH ............................................................................................... 1
ĐỊNH NGHĨA VÀ VIẾT TẮT ............................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG MẠNG DI ĐỘNG VINAPHONE TẠI TRUNG
TÂM VIỄN THÔNG 1 - VNPT HÀ NỘI ............................................................................................... 5
1.1 Kiến trúc cơ sở hạ tầng mạng di dộng Vinaphone tại Trung tâm Viễn thông 1 – VNPT Hà Nội. 5
1.1.1 Nhà trạm và cột anten ............................................................................................................ 5
1.1.2 Hệ thống tiếp đất chống sét .................................................................................................... 5
1.1.3 Hệ thống nguồn điện trạm ...................................................................................................... 6
1.1.4 Thiết bị phụ trợ ....................................................................................................................... 7
1.1.5. Mô hình truyền tải cho các BTS/NodeB Vinaphone .............................................................. 8
1.2. Các hạng mục cơ sở hạ tầng còn tồn tại, có nguy cơ cao gây mất an toàn thông tin liên lạc mạng
di động Vinaphone ............................................................................................................................ 14
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...................................................................................................................... 18
CHƯƠNG 2: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ KHẢ DỤNG MẠNG DI ĐỘNG VINAPHONE
TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG 1 – VNPT HÀ NỘI ...................................................................... 19
2.1 Tổng hợp phân tích số liệu mất liên lạc mạng di động Vinaphone ............................................. 19
2.1.1. Nguồn điện .......................................................................................................................... 23
2.1.2. Truyền dẫn........................................................................................................................... 26

2.2. Các giải pháp nâng cao độ khả dụng của mạng di động Vinaphone .......................................... 27
2.2.1. Nguồn điện .......................................................................................................................... 27
2.2.2 Truyền dẫn............................................................................................................................ 34
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................................................................... 47
CHƯƠNG 3: TRIỂN KHAI CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ KHẢ DỤNG MẠNG DI ĐỘNG
VINAPHONE ....................................................................................................................................... 48
3.1 Triển khai các giải pháp .............................................................................................................. 48
3.1.1 Nguồn điện ........................................................................................................................... 48
3.1.2 Truyền dẫn............................................................................................................................ 51
3.2. Kết quả đạt được ........................................................................................................................ 53
3.3 Kết luận chương 3 ....................................................................................................................... 57
KẾT LUẬN LUẬN VĂN ..................................................................................................................... 58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 59


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH
Hình 1: Mô hình trạm BTS
Hình 2: Mô hình truyển tải kết nối BTS/NodeB của các tỉnh có BSC/RNC đặt nội tỉnh
Hình 3:Mô hình truyển tải kết nối BTS/NodeB của các tỉnh có BSC/RNC đặt liên tỉnh
tỉnh
Hình 4, 5: Tủ phát sóng tích hợp tủ nguồn không có cảnh báo AC, DC, REC tại IBS
KDT-Sai-Đong-No17-IBS_HNI
Hình 6:Quy định màu đấu cảnh báo của thiết bị Huawei
Hình 7:Quy định về đấu dây cảnh báo vào thiết bị BBU
Hình 8: Cấu tạo cáp quang treo 12fo
Hình 9:Cấu tạo cáp quang luồn cống 12fo
Hình 10:Cấu tạo dây nhẩy quang chống chuột
Hình 11. Mô hình đấu splitter 1:2 làm truyền dẫn 2 hướng cho trạm BTS
Hình 12: Tủ ODF Postef dùng cho trạm BTS
Hình 13: Tủ ODF treo trên cầu cáp

Hình 14: Tủ ODF lắp đặt không đúng tiêu chuẩn
Hình 15: Lắp cáp quang trong tủ ODF tại trạm BTS

1


ĐỊNH NGHĨA VÀ VIẾT TẮT
• VNPT: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
• VNPT HN/VTHN: Viễn thông Hà Nội
• TTVT1: Trung tâm Viễn thông 1
• RNOC: Trung tâm Điều hành khu vực 1, thuộc Trung tâm Điều hành - Ban
Khai thác mạng - VNPT Net
• TT ĐHTT: Trung tâm Điều hành thông tin
• ĐHM: Bộ phận điều hành xử lý sự cố cơ sở hạ tầng BTS tại Trung tâm Điều
hành thông tin
• Đài KT&HTDV: Đài Khai thác và Hỗ trợ dịch vụ - Trung tâm Điều hành thông
tin
• Phòng VT: Phòng Vô tuyến - Trung tâm Điều hành thông tin
• Đài QLHT: Đài Quản lý hạ tầng - Trung tâm Điều hành thông tin
• BTS: Trạm thu phát sóng thông tin di động
• IBS: trạm BTS phủ sóng trong các tòa nhà (Inbuilding)
• Độ khả dụng: khả năng phục vụ các dịch vụ của mạng di động trong một
khoảng thời gian nhất định
• Thiết bị BTS: Bao gồm tủ BTS cùng các thiết bị bên trong tủ
• Đơn vị quản lý CSHT: Các ĐVT, ĐNĐ-ĐH là các đơn vị trực tiếp quản lý, sửa
chữa, khắc phục sự cố CSHT trạm BTS/IBS, chịu trách nhiệm xử lý sự cố ban
đầu đối với sự cố thuộc thiết bị truyền dẫn vi ba trên địa bàn được phân công
• FM_TOOL: Hệ thống giám sát cảnh báo do VNPT NET xây dựng phục vụ
công tác điều hành xử lý sự cố mạng Vinaphone
• CCOS: Chương trình xử lý phản ánh của khách hàng về chất lượng mạng

Vinaphone của VNPT Net.
• XHH: Xã hội hóa

2


• CSDL: Cơ sở dữ liệu
• CSHT trạm BTS: Là toàn bộ cơ sở hạ tầng trạm BTS (2G, NodeB,
SingleRAN), IBS do VNPT Hà Nội quản lý và khai thác, bao gồm:
o Nhà trạm
o Truyền dẫn (đồng/quang/viba)
o Nguồn điện AC, DC, accu
o Hệ thống tiếp đất và thiết bị chống sét
o Cột anten (đối với BTS và 1 số trường hợp IBS có kéo dài sector)
o Cầu cáp
o Thiết bị điều hoà nhiệt độ
o Thiết bị cảnh báo ngoài (nhiệt độ, cháy, mở cửa, v.v...), thiết bị chống
cháy nổ, dụng cụ chữa cháy
o Các thiết bị khác (đèn chiếu sáng, mạng điện sinh hoạt, v.v...)
o Hệ thống an ten feeder trong tòa nhà (đối với IBS)
• KTV: Kỹ thuật viên
• MC: Trạm Microcell
• MLL : Mất liên lạc
• PCCN/PCCC: Phòng chống cháy nổ/Phòng cháy chữa chá
• ĐVT: Đội Viễn thông
• ĐƯCTT: Đội Ứng cứu thông tin
• ĐNĐĐH: Đội Nguồn điện Điều hoà
• Phòng (KTNV/TH): Phòng Kỹ thuật Nghiệp vụ/ Tổng hợp) - TTVT1
• Bss.vnpt.vn: hệ điều hành sản xuất kinh doanh của VNPT Hà Nội
• CSHT trạm BTS XHH: Là những phần CSHT trạm BTS (2G, NodeB,

SingleRAN, 4G), IBS do các đối tác đầu tư và cung cấp cho VNPT Hà Nội để
phục vụ lắp đặt, phát sóng trạm, bao gồm nhưng không giới hạn: nhà trạm, hệ
thống tiếp đất chống sét, cột anten, điều hoà nhiệt độ, cảnh báo ngoài, các thiết
bị chiếu sáng, các thiết bị phòng cháy chữa cháy, máy phát điện dự phòng, hệ
thống an ten feeder trong tòa nhà (đối với IBS)
3


• CSHT ngoài trạm BTS: Cơ sở hạ tầng bên ngoài trạm BTS, bao gồm: Anten,
Feeder và tiếp đất cho Anten, Feeder

4


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG MẠNG
DI ĐỘNG VINAPHONE TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG
1 - VNPT HÀ NỘI
1.1 Kiến trúc cơ sở hạ tầng mạng di dộng Vinaphone tại Trung tâm Viễn thông 1
– VNPT Hà Nội.
1.1.1 Nhà trạm và cột anten
• Vỏ trạm: là công trình kiến trúc nhằm che chở, bảo vệ thiết bị chống lại tác hại
của môi trường
• Cột ăng ten dây co (Guyed Mast): là cột có chiều cao, kết cấu chịu tải bằng dây
cáp co sử dụng lắp đặt ăng ten thông tin
• Tháp ăng ten tự đứng (Self Supporting Tower): là tháp có chiều cao, chịu tải
bằng chính các bộ phận cấu tạo nên thân tháp dùng để lắp đặt ăng ten thông tin
• Thang, cầu cáp (Cable Ladder): là bộ phận thuộc trạm thu phát nhằm mục đích
gá đỡ cáp thông tin từ thiết bị thông tin đến thiết bị thông tin và từ thiết bị thu
phát vô tuyến tới vị trí lắp đặt ăng ten
1.1.2 Hệ thống tiếp đất chống sét

• Điện cực đất (Earth Electrode): một hoặc một nhóm bộ phận dẫn điện tiếp xúc
tốt tạo liên hệ dẫn điện với đất
• Tổ tiếp đất (Earthing Group): là một bộ phận của hệ thống tiếp đất bao gồm các
điện cực đất và sự kết nối giữa chúng thực hiện chức năng tiếp xúc điện với đất
• Mạng tiếp đất (Earthing Network): là một tổ tiếp đất hoặc nhiều tổ tiếp đất có
chức năng khác nhau liên kết với nhau trong một khu vực địa lý
• Hệ thống tiếp đất (Earthing System): bao gồm mạng tiếp đất cùng các dây dẫn
đất
• Hệ thống tiếp đất công tác (Communication Earth): hệ thống tiếp đất làm nhiệm
vụ là một phần dẫn của hệ thống thu phát vô tuyến.

5


• Hệ thống tiếp đất chống sét (Lightening Protection Earth): hệ thống tiếp đất làm
nhiệm vụ chống sét cho trạm
• Hệ thống tiếp đất bảo vệ (Protective Earth): hệ thống tiếp đất dùng để nối vỏ
các thiết bị công suất lớn hoặc có phát sóng cao tần nhằm đảm bảo an toàn cho
người vận hành khai thác
• Tấm đấu đất (Earth Collection Bar): tấm kim loại nối với dây dẫn đất dùng để
nối đất cho hệ thống thiết bị trong nhà trạm
• Dây (cáp) dẫn đất (Earth Conductor): dây dẫn nối từ tấm đấu đất tới tổ tiếp đất
• Dây (cáp) thoát sét: dây dẫn nối từ kim thu sét tới tổ tiếp đất
• Dây trung tính (N - Neutral Conductor): là dây dẫn nối tới điểm trung gian
trong hệ thống truyền dẫn năng lượng
• Dây bảo vệ (PE - Protective Conductor): là dây dẫn nhằm bảo vệ chống điện
giật
• CBN (Common Bonding Network): phương tiện chính để thực hiện nối và tiếp
đất trong nhà trạm viễn thông. Là tập hợp các các phần kim loại nối với nhau
trong nhà trạm tạo thành tấm lá chắn điện từ cho hệ thống điện tử và người ở

tần số từ một chiều đến tần số sóng vô tuyến thấp. CBN bao gồm: kết cấu thép
của nhà trạm, vỏ kim loại dây dẫn điện, dây dẫn bảo vệ, cầu cáp, dây nối đất
1.1.3 Hệ thống nguồn điện trạm
• TN-C: viết tắt cho Terrestrial Neutral Combined là hệ thống cung cấp nguồn
điện gồm dây pha (L) và 1 dây trung tính đồng thời là dây bảo vệ (PEN)
• TN-S: viết tắt cho Terrestrial Neutral Separated là hệ thống cung cấp nguồn
điện gồm dây pha, 1 dây trung tính (N) và 1 dây bảo vệ nối đất (PE)
• TN-C-S: viết tắt cho Terrestrial Neutral Combined Separated là hệ thống cung
cấp nguồn điện gồm dây pha, dây PEN ở phía ngoài trạm và dây pha, N (tách từ
PEN), PE (tách từ PEN) phía cung cấp cho thiết bị trạm
• Nguồn điện thương mại: là hệ thống điện nguồn được cung cấp theo hợp đồng
tại trạm BTS/NodeB (chủ yếu của EVN)

6


• Nguồn điện trạm BTS/NodeB: là sự kết hợp giữa nguồn điện thương mại và
nguồn điện dự phòng của trạm BTS/NodeB nhằm cung cấp điện liên tục cho
trạm
• MCB: Cầu dao tự động loại nhỏ
• MCCB: Cầu dao tự động loại vỏ đúc
• RCCB hoặc ELCB: Cầu dao tự động chống giật, rò
• ATS: bộ chuyển đổi nguồn tự động
• EAC: bộ chuyển đổi giao tiếp cảnh báo ngoài trạm BTS
• Máy nắn nguồn: biến đổi (nắn) dòng AC (220V) thành dòng DC (+48V) cung
cấp cho các thiết bị và 1 dòng nhỏ (khoảng 2A) để nạp bù cho ắc-quy. Xuất tín
hiệu cảnh báo AC,DC, REC thông qua tủ cảnh báo về RNOC
• Accu: ắc quy cung cấp nguồn điện 1 chiều cho thiết bị hoạt động khi máy nắn
nguồn không hoạt động do mất điện AC
• Máy phát điện (cố định/lưu động): cung cấp nguồn điện AC 220V cho máy nắn

nguồn hoạt động khi mất điện lưới
1.1.4 Thiết bị phụ trợ
• Hệ thống cảnh báo ngoài: xuất tín hiệu cảnh báo cháy, khói, nhiệt độ cao về
RNOC
• Điều hòa không khí: làm mát máy, duy trì nhiệt độ phòng ở mức 27 độ C
• Luân phiên điều hòa: chuyển đổi tự động điều hòa luân phiên
• Quạt gió: tạo không khí lưu thông trong phòng máy khi nhiệt độ trong phòng
máy vượt ngưỡng 32 độ C
• Hệ thống chiếu sáng: chiếu sáng phòng máy
• Tủ cắt lọc sét: chống sét và bảo vệ các thiết bị tránh bị cháy, hỏng do thay đổi
điện áp đột ngột, xung sét

7


Hình 1: Mô hình trạm
tr
BTS/NoteB
1.1.5. Mô hình truyền tảii cho các BTS/NodeB Vinaphone
BTS/NodeB kết nối đếnn BSC/RNC thông qua các kết
k nốii E1/IP trên các hhệ thống
truyền dẫn SDH, MAN-E
E & VN2. Trong đó, truyền tại di động
ng qua m
mạng L2Switch,
MAN-E
E và VN2 tuân theo thi
thiết kế ban hành kèm theo Quyết định số 2011/Q
2011/QĐ-VNPTVT ngày 14/12/2011.
BTS/NodeB kết nối đến

n BSC/RNC thông qua các kết
k nốii E1/IP trên các hhệthống
truyền dẫn SDH, MAN-E
E & VN2. Trong đó, truyền tại di động
ng qua m
mạngL2Switch,
MAN-E
E và VN2 tuân theo thiết
thi kế ban hành kèm theo Quyết định số2011/Q
2011/QĐ-VNPTVT ngày 14/12/2011, cụ thểể như sau:
8


Quy hoạch VLAN/IP
Các VNPT tỉnh/thành

o Dải S – VLAN quy hoạch
3G Vinaphone: 2701 – 2750
2G Vinaphone: 2801 – 2850

o Trên 1 UPE: đối với mỗi mạng di động (công ty VNP), quy hoạch 02
S – VLAN riêng biệt: 1 S – VLAN cho mạng 3G (SVLAN – 3G), 1
SVLAN dùng cho 2G (SVLAN 2G)

o Các NodeB/BTS của 1 mạng di động thuộc cùng 1 UPE sẽ được quy
hoạch 02 subnet:
Subnet 1 cho dịch vụ (IuB), đóng gói bằng cặp VLAN C1 –
VLAN – 3G, S – VLAN – 3G. Tối đa không quá 14
NodeB/BTS trong 1 subnet
Subnet 2 cho quản lý (OAM), đóng gói bằng cặp VLAN C2 –

VLAN – 3G, S – VLAN – 3G

o Mô hình đóng gói sẽ là mô hình QinQ
o Các VNPT Hà Nội chủ động quy hoạch giải SVLAN và báo cáo về
Tập đoàn chi tiết quy hoạch
Các VNPT Net

o Thực hiện quy hoạch IP, cấu hình kết nối cho trường hợp kết nối liên
tỉnh

o Quy hoạch địa chỉ IP, CVLAN dịch vụ; địa chỉ IP, CVLAN quản lý
trên các trạm NodeB/BTS. Mỗi NodeB/BTS được quy hoạch 02 giải
địa chỉ IP, 02 C – VLAN: 1 C – VLAN dùng cho truyền tải dữ liệu, 1
C – VLAN dùng cho quản lý

o Quy hoạch C – VLAN của NodeB/BTS theo điều kiện
Công ty VNP quy hoạch CVLAN theo giải từ 2501 đến 3000
Sử dụng subnet/28 cho lớp mạng của các trạm NodeB/BTS
(trong 1 subnet có không quá 14 trạm NodeB/BTS.) Các trạm

9


cùng subnet dịch vụ sẽ cùng CVLAN dịch vụ, CVLAN quản
lý. Nếu tại vùng thu gom của UPE đó có nhiều hơn 14 trạm thì
quy hoạch thêm CVLAN
Các NodeB/BTS khác UPE sẽ phải khác Subnet (khác
CVLAN)
Đối với các NodeB đã phát song và đang có quy hoạch subnet
khác với quy hoạch của Tập đoàn, VNP/VMS chủ động phối

hợp với các VNPT tỉnh/thành thực hiện quy hoạch lại theo
thời gian thích hợp, đảm bảo không làm gián đoạn dịch vụ
Mô tả kết nối

o Các trạm SingleRAN chung 1 truyền dẫn quang tới L2Switch gần
nhất

o Lưu lượng truyền tải qua L2Switch, MANE tới cặp Mobile Router
kết nối với RNC/BSC hoặc PE/VN2

o Trên các cặp Router này cấu hình các VRRP/HSRP group đảm bảo
dự phòng cho NodeB
Mô tả cấu hình tại từng điểm

o NodeB/BTS gửi bản tin 803.1q
o L2Switch đóng thêm nhãn S –VLAN – 802. 1ad (QinQ)
o Với các L2 Switch không hỗ trợ QinQ, UPE thực hiện đóng nhãn
SVLAN

o Trên UPE cấu hình VSI: VSI/UPE sẽ kết nối Active/Active đến 2
SI/SubInt trên 02 PE – AGG tương ứng kết nối đén 02 Mobile
router/VNP/VMS hoặc PE/VN2

o Trên các VSI tại các UPE cấu hình no – split – horizon/no – isolate –
spoken để truyền tải các bản tin điều khiển VRRP/HSRP

o PE – AGG gỡ nhãn S – VLAN, trả lại C – VLAN tới Mobile
Router/PE

10



o Trên 2 giao diện của Mobile Router kết nối với 2 PE – AGG của
mạng MAN – E cấu hình VRRP/HSRP, 1 hướng active, 1 hướng
standby để dự phòng dịch vụ. Các Mobile Router cần cấu hình BFD
thông nhau (qua VSI trên UPE) để tăng thời gian hội tụ VRRP/HSRP
Cấu hình QoS tại từng thời điểm

o NodeB/BTS gửi Qó theo 802.1p và DSCP
o L2Switch đọc bản tin 802.1p và giữ nguyên thông tin (trust domain)
o UPE thực hiện đọc 802.1p và sao chép vào các lớp tương ứng
EXP/MPLS, giữ nguyên các bản tin Qó trong gói tin nhận được

o PE – AGG thực hiện trả lại đúng 802.1p cho Mobile Router/PE hoặc
nhận - 802.1p từ Mobile Router và sao chép vào EXP/MPLS
Cấu hình bảo mật

o Trên các L2Switch, VSI thực hiện cấu hình cô lập cổng không cho
các NodeB/BTS gửi Broadcast sang lẫn nhau (cùng switch, cùng
UPE)

o Trên các cổng L2Switch, VSI thực hiện cấu hình giới hạn tần suất
cho các bản tin Broadcast là 5%; cấu hình phân tách cổng (Port
Isolate)

11


Hình 2: Mô hình truyển tải kết nối BTS/NodeB của các tỉnh có BSC/RNC đặt nội
tỉnh


12


Hình 3: Mô hình truyền tải kết nối BTS/NodeB của các tỉnh có BSC nội tỉnh, RNC
liên tỉnh

13


Trong đó, trách nhiệm quản lý của các Trung tâm viễn thông trực thuộc VNPT
Hà Nội gồm:
Chịu trách nhiệm quản lý, đảm bảo an toàn truyền dẫn từ các trạm BTS đến thiết bị
L2SW.
1.2. Các hạng mục cơ sở hạ tầng còn tồn tại, có nguy cơ cao gây mất an toàn
thông tin liên lạc mạng di động Vinaphone
Yêu cầu về độ khả dụng mạng di động Vinaphone của tập đoàn VNPT
Theo yêu cầu của tập đoàn VNPT đối với các VNPT tỉnh thành về của mạng di động
VNP tại Hà Nội phải đạt yêu cầu:
• Độ khả dụng đạt 99, 94%
• Tổng thời gian gian mất liên lạc trạm trong tháng không quá 4200 Phút và
không quá 12600phút/Quí
• Thời gian mất liên lạc Trung bình/Trạm/Quí: 75 phút
• Thời gian mất liên lạc Trung bình/Trạm/Tháng: 25 phút
Công thức tính độ khả dụng mạng di động
Độ khả dụng mạng =














ê



độ

á

!" #$ %$

(

ú )

&

$$

Công thức tính thời gian mất liên lạc trung bình các trạm BTS/ tháng
Thời gian MLL TB/tháng =




'ố



14







ê



độ

á

(

ú )


Phân loại trạm BTS:
• Danh mục phân loại BTS được VNPT Hà Nội ban hành hàng quý trên cơ sở
hiệu quả của trạm BTS (theo tiêu chí doanh thu – chi phí, lấy trung bình của 03

tháng gần nhất trên Chương trình quản lý nhà trạm) và mức độ quan trọng của
trạm, khả năng chạy máy nổ, trang bị accu,… kể từ quý 04/2017.
• Danh mục các trạm BTS theo phân loại 1, 2, 3, 4. Lưu ý: Tạm thời, tất cả các
IBS được xếp 01 loại và có hệ số K¬pl = 1.
• Phân loại trạm BTS sử dụng tính toán Thời gian mất liên lạc (MLL) quy đổi
trong các quy định về thời gian MLL trung bình (các KPI), giảm trừ doanh thu
do MLL BTS và trong các chỉ tiêu BSC của VNPT Hà Nội.
Thời gian mất liên lạc trạm BTS quy đổi:
Thời gian MLL quy đổi= kpl * kkg * Thời gian MLL thực tế
• Thời gian MLL thực tế: Là thời gian MLL thực tế được ghi nhận trên hệ
thống ĐHSX của VNPT Hà Nội từ dữ liệu cảnh báo MLL BTS.
• Kpl : Hệ số phân loại BTS, được tính như sau:
Các BTS được chia thành 04 loại cụ thể:
Phân loại BTS

Ghi chú

Kpl
1

1.5 Là các BTS có doanh thu trừ chi phí
(<Doanh thu> – <Chi phí>) cao. Các đơn
vị cần quan tâm sửa chữa sớm.

2

1.1

3


1

4

0.5 Là các BTS có doanh thu trừ chi phí <=0.

Danh sách phân loại BTS do VNPT Hà Nội quy định (theo doanh thu trừ chi
phí và điều kiện cụ thể của BTS/NodeB), các BTS/NodeB chưa phân loại
(hoặc chưa được quy định): Được xếp loại 3.

15


Riêng IBS không phân loại (có 01 loại) và có Kpl = 1.
• kkg: Hệ số theo khung giờ
-

Khung giờ thấp điểm: Từ 0h đến 6h sáng: kkg = 0.5.

-

Khung giờ cao điểm: Từ 8h đến 21h: kkg = 1.5.

-

Khung giờ bình thường: Từ 6h đến 8h và 21h đến 24h: kkg = 1.

Độ khả dụng mạng di động VNP tại TTVT1 - VNPT Hà Nội
Theo số liệu thống kê về độ khả dụng các trạm NodeB trong Quí 3/2016 (nguồn
số liệu lấy từ dữ liệu của VNPT Hà Nội)

Tháng 7 năm 2016
Đơn vị

TTVT1

Số
trạm

Tổng
số lần
MLL
trong
tháng

Tổng
t/g
MLL
trong
tháng
(phút)

Số
lần
MLL
do
TD

Số
phút
MLL

do
TD

Số lần
MLL
do
nguồn
điện

162

62

8504

15

2350

47

Số
Thời gian
phút MLL trung
MLL bình/tháng/
do
trạm
nguồn
(phút)
điện

6154

52

Độ khả
dụng

99,88

Tháng 8 năm 2016
Đơn vị

Số
Tổng
trạm số lần
MLLL
trong
tháng

Tổng
t/g
MLL
trong
tháng
(phút)

Số
lần
MLL
do

TD

Số
phút
MLL
do
TD

Số lần
Số
MLL
phút
do
MLL
nguồ
do
n điện nguồn
điện

Thời gian
Độ khả
MLL trung dụng
bình/tháng/
trạm (phút)

TTVT1

162

6181


17

3493

34

38,2

51

Tháng 9 năm 2016

16

2688

99,91


Đơn vị

TTVT1

Số
Tổng
trạm số lần
MLLL
trong
tháng


Tổng
t/g
MLL
trong
tháng
(phút)

162 99
10035
Trong quí III/2016

Số
lần
MLL
do
TD

Số
phút
MLL
do
TD

Số lần
Số
MLL
phút
do
MLL

nguồ
do
n điện nguồn
điện

Thời gian
Độ khả
MLL trung dụng
bình/tháng/
trạm (phút)

35

3513

64

61,9

6522

99,86

o Tổng thời gian mất liên lạc trạm NodeB tại TTVT1: 24720 phút.
o Thời gian mất liên lạc trung bình của quí III/2016: 152,59 phút
o Độ khả dụng mạng di động VNP tại TTVT1: 99,88%.
o Trong đó nguyên nhân chủ yếu do 2 hạng mục cơ sở hạ tầng không đảm bảo
gây ra:
Do truyền dẫn: 9356 phút chiếm 37,84% thời gian MLL
Do mất nguồn điện: 15364 phút chiếm 62,15 % thời gian MLL


17


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
o Khái quát cơ sở hạ tầng mạng di động Vinaphone (nhà trạm, nguồn điện,
truyền dẫn).
o Qua thống kê phân tích sốliệu thực tế, trong quí III/2016, độ khả dụng về
mạng di động VNP tại TTVT1-VNPT HN không đạt yêu cầu của tập đoàn

TTVT1

Yêu cầu của tâp đoàn VNPT

Độ khả dụng

99,88%

99,94%

Thời gian MLL

152,59

75

24720

12600


TB/quí (phút)
Tổng thời gian
MLL (phút)

o Xác định được các hạng mục cơ sở hạ tầng chính gây ra mất an toàn thông
tin liên lạc mạng di động và yêu cầu cần đạt được

18


CHƯƠNG 2:CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ KHẢ
DỤNG MẠNG DI ĐỘNG VINAPHONE TẠI TRUNG
TÂM VIỄN THÔNG 1 – VNPT HÀ NỘI
2.1 Tổng hợp phân tích số liệu mất liên lạc mạng di động Vinaphone
Từ phân tích trong Chương 1, ta đã xác định được hai (02) nguyên nhân chính
ảnh hưởng đến độ khả dụng mạng di động VNP tại TTVT1 gồm:
• Nguồn điện
• Truyền dẫn
Bằng phương pháp tra cứu, thống kê số liệu mất liên lạc các trạm BTS trên hệ thống
điều hành sửa chữa và trang quản lý nhà trạm của VNPT Hà Nội tại địa chỉ website:
www.bss.vnpt.vn, chúng ta xác định được các nguyên nhân chính như sau:
Bước 1: Truy cập vào website

19


Bước 2: Chọn Module làm việc ĐHSC HNI

Bước 3: Vào Mục “tra cứu”, chọn “Lý lịch sửa chữa”


20


×