Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Phân tích hệ gen biểu hiện (exome) ở con của nạn nhân chất độc da cam dioxin bị thiểu năng trí tuệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

PHÂN TÍCH HỆ GEN BIỂU HIỆN (EXOME)
Ở CON CỦA NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM/DIOXIN
BỊ THIỂU NĂNG TRÍ TUỆ

NGUYỄN THỊ HIỀN

HÀ NỘI, 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHÂN TÍCH HỆ GEN BIỂU HIỆN (EXOME)
Ở CON CỦA NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM/DIOXIN
BỊ THIỂU NĂNG TRÍ TUỆ

NGUYỄN THỊ HIỀN
CHUYÊN NGÀNH

: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

MÃ SỐ

: 8420201



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN HUY HOÀNG
HÀ NỘI, 12/2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi dưới
sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Huy Hoàng. Các số liệu, kết quả trong luận
văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác.

Học viên

Nguyễn Thị Hiền


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh
sự nỗ lực cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô,
cũng những sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập
nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS Nguyễn Huy Hoàng người
đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy cô trong Khoa đào
tạo sau Đại học – Viện Đại học Mở Hà Nội đã tận tình truyền đạt những kiến thức
quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học
tập nghiên cứu và cho đến khi thực hiện đề tài luận văn.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Viện nghiên cứu hệ gen – Viện Hàn
lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã không ngừng hỗ trợ và tạo mọi điều kiện
tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn

đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh.

Hà Nội, tháng 10 năm 2017
Học viên thực hiện

Nguyễn Thị Hiền


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

- CĐDC: Chất độc da cam
- CĐHH: Chất độc hóa học
- cDNA: Complementary DNA – ADN bổ trợ
- DTBS: Dị tật bẩm sinh
- GATK: Genome Analysis Toolkit – Công cụ phân tích hệ gen
- ID: Intellectual disability – Khuyết tật trí tuệ
- IQ: intelligence quotient – Chỉ số thông minh
- HET: Heterozygote – Biến thể dị hợp tử
- HOM: Homozygote – Biến thể đồng hợp tử
- NST: Nhiễm sắc thể
- OD: optical density – Mật độ quang
- PCBs: polychlorinated biphenyls
- PCDDs: polychlorinated dibenzo-p-dioxin
- PCR: Polymerase Chain Reaction – Phản ứng chuỗi polymerase
- ppt: parts-per-trillion - Một phần nghìn tỉ
- TCCD: tetrachlorodibenzo-p-dioxin
- TCDD: 2,3,7,8-tetrachlorodibenzo-p-dioxin
- TEFs/TEQ: toxic equivalance factors – Độ độc
- WES: whole exome sequencing – Giải trình tự toàn bộ hệ gen mã hóa

- WGS: whole genome sequencing – Giải trình tự toàn bộ hệ gen


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thể tích thành phần phản ứng

27

Bảng 3.2: Thông tin các mẫu bệnh nhân và gia đình nghiên cứu

31

Bảng 3.3: Nồng độ DNA tổng số của 09 bệnh nhân

33

Bảng 3.4: Bảng thông tin chất lượng đọc của các mẫu giải trình tự

37

Bảng 3.4: Bảng gióng hàng dữ liệu với hệ gen tham chiếu hg19

37

Bảng 3.5: Bảng SNP & INDEL

38

Bảng 3.6: Bảng các biến thể di truyền trên các gen ở bệnh nhân thiểu
năng trí tuệ


40


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Quy trình tạo thư viện DNA

24

Hình 2.2: Các bước giải trình tự gen thế hệ mới

26

Hình 2.3: Sơ đồ phương pháp nghiên cứu

30

Hình 3.2: Điện di đồ DNA tổng số mẫu bệnh phẩm

32

Hình 3.2 : Kết quả kiểm tra QC chất lượng DNA tổng số

34

Hình 3.3: Kết quả kiểm tra chất lượng thư viện DNA

35


Hình 3.4: Thống kê chất lượng dữ liệu của FastQ của mẫu đọc lần 1

36

Hình 3.5: Thống kê chất lượng dữ liệu của FastQ của mẫu đọc lần 2

36

Hình 3.6: Vị trí đột biến trên exon 10 của gen FAT1

44

Hình 3.7: Sơ đồ phả hệ và trình tự đột biến c.8798A>C (Gln2933Pro)
trong gia đình bệnh nhân.

45

Hình 3.8: Mô hình mô phỏng cấu trúc 3D chứa vị trí đột biến
Gln2933Pro trên protein FAT1

46


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về dioxin
1.2. Ảnh hưởng của dioxin
1.3. Các loại bệ nh do dioxin gây ra
1.4. Thiểu năng trí tuệ

1.5. Công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới
1.6. Các nghiên cứu ở mức độ phân tử trên bệnh nhân dioxin ở Việt Nam đến nay
CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp thu mẫu máu
2.2. Hóa chất
2.3. Trang thiết bị
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Tách chiết DNA tổng số
2.4.2. Điện di DNA trên gel agarose
2.4.3. Đo quang phổ DNA
2.4.4. Giải trình tự gen thế hệ mới
2.4.5. Nhân gen bằng kĩ thuật PCR
2.4.6. Tinh sạch sản phẩm PCR
2.4.7. Giải trình tự gen tự động trên máy Sanger
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả thu thập mẫu
3.2. Kết quả tách chiết DNA tổng số
3.3. Xác định nồng độ và độ tinh sạch mẫu DNA
3.4. Giải trình toàn bộ vùng mã hóa
3.4.1. Bệnh nhân
3.4.2. Kết quả tạo thư viện DNA
3.5. Kết quả giải trình tự trên máy Illumina
3.5.1. Kết quả đọc trình tự của các mẫu bệnh nhân
3.5.2. Kết quả kiểm định chất lượng gióng hàng
3.5.3. Xác định biến thể di truyền ở bệnh nhân thiểu năng trí tuệ
3.6. Các biến thể liên quan đế bệnh ID
3.7. Giải trình tự gen và tìm đột biến
3.8. Phân tích đột biến trên mô hình cấu trúc protein 3 chiều
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1
3
3
6
11
15
17
18
20
20
21
21
21
21
22
23
23
26
28
29
31
31
32
32
33
33
35
36
36

37
38
39
42
45
47
48


MỞ ĐẦU
Chất độc da cam/ dioxin gây ra hàng loạt bệnh khác nhau trong đó có nhiều
bệnh liên quan đến hệ thần kinh. Rối loạn tâm thần là một trong 17 bệnh mà Việt
Nam đã công nhận. Các dị dạng, dị tật bẩm sinh, chậm phát triển trí tuệ (thiểu năng
trí tuệ) được phát hiện ở các thế hệ F1 và F2 của các nạn nhân bị phơi nhiễm. Giả
thuyết là chất độc da cam/ dioxin gây ra ảnh hưởng ở mức độ gen lên toàn bộ hệ
gen/ hệ gen biểu hiện (exome) hay cấu trúc và chức năng của các gen/ nhóm gen
nhất định dẫn tới phát sinh bệnh tật; các thay đổi/ đột biến này có thể di truyền cho
các thế hệ tiếp theo cần phải được chứng minh về mặt khoa học. Trí tuệ là một tính
trạng cực kỳ phức tạp do nhiều gen quy định. Vì vậy, nghiên cứu ảnh hưởng của
thay đổi các gen liên quan đến trí tuệ, dẫn đến thiểu năng trí tuệ cần được tiến hành
ở mức độ hệ gen, nhất là hệ gen biểu hiện (exome).
Đề tài tập trung giải quyết vấn đề trên thông qua việc sàng lọc rất kỹ lưỡng,
theo tiêu chuẩn quốc tế, các đối tượng nạn nhân thuộc thế hệ con/ cháu của các gia
đình có nạn nhân bị phơi nhiễm chất độc da cam/ dioxin. Từ đó, tiến hành giải trình
tự hệ gen biểu hiện (exome) của các đối tượng, phân tích tin sinh về các thay đổi/
đột biến gen và tìm hiểu mối liên hệ giữa thay đổi cấu trúc và chức năng gen với cơ
chế tác động của dioxin và cơ chế phát sinh thiểu năng trí tuệ.
Mục đích của luận văn:
- Sàng lọc gen bị ảnh hưởng bởi dioxin và tìm đột biến có khả năng di truyền từ bố
mẹ sang con gây bệnh thiểu năng trí tuệ.

Nội dung tiến hành nghiên cứu:
- Sàng lọc nạn nhân chất độc da cam/ dioxin trên cơ sở các hồ sơ, tài liệu, bệnh án
hiện có và bằng bộ câu hỏi phỏng vấn khi thăm, khám.
- Tạo và lưu giữ DNA từ các bệnh nhân.

1


- Giải trình tự và phân tích hệ gen biểu hiện (exome) của một số gia đình có con/
cháu bị thiểu năng trí tuệ do chất độc da cam/dioxin. Qua đó, xác định các biến dị di
truyền liên quan đến thiểu năng trí tuệ.

2


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về dioxin
Dioxin là thuật ngữ để chỉ một nhóm hợp chất hoá học có cấu trúc hoá học
nhất định, có tác dụng rất độc hại đối với con người và các loại động vật có vú.
Dioxin là tên gọi chung của một nhóm hàng trăm các hợp chất hóa học tồn tại bền
vững trong môi trường cũng như trong cơ thể con người và các sinh vật khác.
Chúng là các hợp chất thơm polychlorin có đặc tính vật lý, hoá học và cấu trúc
tương tự, dioxin hiện được dùng để chỉ hàng trăm chất hóa học có mặt trong môi
trường [1]. Cấu trúc của dioxin : công thức phân tử

đọc tên là 2,3,7,8

tetrachlorodibenzo-p-dioxin. Tùy vào vị trí của phân tử Clo và vị trí không gian của
những nguyên tử này mà dioxin có 75 đồng phân PCDD (poly-chloro-dibenzodioxines) và 135 đồng phân PCDF (poly-chloro-dibenzo-furanes). Các hợp chất xếp
trong lớp các chất tương tự dioxin (dioxin-like compounds) có 30 hợp chất và được

xếp vào ba nhóm: nhóm 1 bao gồm các polychlorinated dibenzo-p-dioxin (PCDDs),
trong nhóm hóa học đó thành phần độc nhất là TCDD (2,3,7,8-tetrachlorodibenzop-dioxin). Nhóm 2 gồm các polychlorinated dibenzofuran (PCCDs). Nhóm 3 gồm
các polychlorinated biphenyls (PCBs). Từ những năm 1950 người ta đã biết dioxin
là sản phẩm phụ của nhiều quá trình sản xuất chất hóa học công nghiệp liên quan
đến clo như các hệ thống đốt chất thải, sản xuất hóa chất và thuốc trừ sâu và dây
truyền tẩy trắng trong sản xuất giấy. Để so sánh mức độ gây độc của các chất, tổ
chức Y tế thế giới (WHO) dùng chỉ số TEFs (toxic equivalance factors) để đánh giá.
Hiện tại 2,3,7,8 tetrachlorodibenzo-p-dioxin (tên gọi tắt là TCDD) được đánh giá có
mức độ gây độc cao nhất trong tất cả các chất trên [1],[5],[7]. Trong chiến dịch khai
quang, Mỹ đã rải 15 loại độc chất xuống lãnh thổ Việt Nam như: chất độc da cam
(CĐDC) (Agent orange - chiếm 64%), chất độc màu trắng (Agentwhite - chiếm
27%), chất độc màu xanh (Agent blue, green - chiếm 8,7%), chất độc màu tím
(Agent pink - chiếm 0,6%). Nói đến độc chất dioxin, nhiều người thường đồng hóa
nó với CĐDC (Agent orange), lầm tưởng hai chất trên là một. Nhưng thực ra,

3


dioxin chỉ là một thành phần hóa học chính trong CĐDC [5]. Dioxin được các nhà
nghiên cứu đánh giá là một trong những độc chất nguy hiểm nhất mà con người tạo
ra và biết đến, nó có thể làm cây cối cháy trụi lá, làm cho con người phơi nhiễm bị
ung thư phổi, ung thư máu, có tính chất di truyền từ bố mẹ sang con, gây dị thai,
thai chết lưu trong bụng mẹ và dị dạng bẩm sinh... Dioxin là thành phần chính của
chất độc diệt cây (antiplant) là những chất độc hóa học thường được sử dụng dưới
dạng bột, keo, dung dịch và được phun rải bằng các phương tiện trên không hoặc
trên bộ để phá hoại mùa màng hoặc các thảm thực vật, nhiều loại chất độc còn gây
tổn thương cho con người và động vật. Chất độc diệt cây chủ yếu là chất độc da
cam, chất trắng, chất xanh, chất hồng, chất đỏ tía… Chúng được gọi với cái tên như
thế là theo màu của các vệt sơn quanh các thùng chứa nhưng khi phun rải đều có
màu trắng. Chất trắng (White) một chất diệt cây có tác dụng làm khô kiệt đất đai,

diệt cỏ và có khả năng tồn tại lâu trong đất. Kết quả thí nghiệm của trường Đại học
Yale (Mỹ) cho thấy: sau 467 ngày hàm lượng chất trắng còn lại trong đất là 80 96,6%. Chất trắng được sử dụng thí nghiệm ở miền Nam Việt Nam từ năm 1967 và
có hiệu quả hơn so với chất đỏ tía (Purple) và da cam (Orange), sau đó được sử
dụng với quy mô lớn để triệt hại rừng già ở dạng dung dịch nước, nồng độ 25%; gây
hại cho nhiều loài thực vật thân gỗ mạnh hơn chất da cam và chỉ phun một lần là đủ
triệt phá rừng. Do khả năng tích tụ trong các lớp đất sâu, nên có thể diệt cả những
cây có rễ ăn sâu, liều lượng sử dụng 15- 16 kg/ ha. Chất xanh ( Blue) chất này tác
động lên thực vật bằng cách rút nước của lá cây, gây héo úa mạnh đối với cây cối.
Lá cây gặp chất độc bị khử nước, cuộn tròn lại và rụng trong vòng từ 2- 4 ngày. Để
triệt phá toàn bộ sự sinh trưởng quân đội Mỹ đã phun rải nhiều lần với liều lượng 8
kg/ ha. Đối với cây lúa nước, chất xanh gây ảnh hưởng xấu đến quá trình tạo hạt,
cây vẫn có vẻ phát triển bình thường, liều lượng để sử dụng diệt cây lúa nước từ 3 4kg / ha. Chất hồng (Pink) chất diệt cây loại lá rộng. Liều lượng sử dụng làm rụng
lá 18- 36 kg/ha, diệt cây lá rộng 12kg / ha, diệt cây lúa nước từ 30-60 kg/ha. Chất
đỏ tía ( Purple) loại cây sú vẹt, đước rất nhạy cảm với chất đỏ tía lá rụng hoàn toàn
sau một tuần bị phun rải, thường dùng với liều lượng 28 lít /ha. Chất đỏ tía được

4


quân đội Mỹ sử dụng những năm đầu của cuộc chiến tranh hóa học với 645.000-lít.
Chất da cam (Orange) là chất độc diệt cây có độc tính cao, và được sử dụng nhiều nhất ở
Việt Nam, ở dạng lỏng sánh như dầu, màu nâu thẫm, không tan trong nước, tan trong
diesel và mỡ, dễ xâm nhập vào màng tế bào của lá, đặc biệt là loài cây lá kép. Chất da
cam tương tác với hệ men của cây, ức chế quá trình quang hợp, làm ngừng trệ hình thành
chất diệp lục làm rối loạn điều tiết sinh trưởng, gây xoắn lá, xoắn cành rễ, nứt vỏ thân
cành. Úa đỏ, khô cành lá, quả cây ngừng lớn và chết [1],[5],[12].
Thiệt hại do chất độc da cam trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu
nước, khu vực Tây Nguyên nói riêng và cả nước Việt Nam nói chung phải hứng
chịu một lượng độc chất rất lớn do Mỹ rải xuống, có lẽ là lớn nhất trong lịch sử
chiến tranh thế giới đó là chất độc màu dacam/dioxin. Sau 35 năm khi cuộc chiến

kết thúc, tưởng rằng ảnh hưởng của chất độc đó sẽ không còn nhiều nữa. Nhưng
trên thực tế, những di chứng mà chất độc da cam (CĐDC) và dioxin để lại vô cùng
to lớn, hàng vạn nạn nhân CĐDC/ dioxin Việt Nam đã chết; đồng thời hàng triệu
nạn nhân có con và cháu sinh ra bị dị tật bẩm sinh; nhiều phụ nữ không được hưởng
hạnh phúc làm mẹ, rơi vào tuyệt vọng khi sinh ra những đứa con bệnh tật, dị dạng
không ra hình người. Cho đến nay, hàng triệu nạn nhân Việt Nam vẫn đang hàng
ngày phải vật lộn với những cơn đau mà di chứng CĐDC/dioxin để lại, họ mất mát
và đau khổ cả về vật chất và tinh thần. Ảnh hưởng của chất độc da cam/dioxin vô
cùng to lớn, tác động tới con người, môi trường sinh thái. Trong đó, ảnh hưởng
nặng nhất để lại cho chúng ta là hiện nay Việt Nam có hơn ba triệu người là nạn
nhân của chất độc da cam/dioxin. Có nhiều người đã chết do dioxin. Nhiều người
mắc bệnh hiểm nghèo hiện vẫn đang phải từng ngày từng giờ đối mặt với tử thần.
Hàng nghìn người bị phơi nhiễm và là nạn nhân CÐDC/dioxin. Có một xóm nhỏ chỉ
hơn 20 gia đình, nhưng tới hơn mười hộ có người bị nhiễm chất độc. Có gia đình
sáu người con thì bốn người bị di chứng CÐDC... Có thể nói họ là những người cơ
cực và khổ sở nhất trần gian này. Hiện nay, các cựu chiến binh của Việt Nam tham
gia chiến trường miền nam Việt Nam hầu hết bị phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin.
Sức khỏe của họ giảm sút nghiêm trọng và gần đây nhất bệnh tật của họ phát triển

5


như bệnh ung thư, bệnh tiểu đường, huyết áp và các bệnh khác. Nghiêm trọng hơn,
một số lớn cựu chiến binh sinh ra những đứa con tàn tật ngay từ khi được sinh ra
hoặc sống mà không thể tự chăm sóc bản thân mình. Tác hại của dioxin trên cơ thể
con người được tính bằng ppt (picrogram - phần tỷ của miligram), và một người
khỏe mạnh, chỉ cần nhiễm vài ppt là đã ảnh hưởng đến nhiều bộ phận [2],[3],[4].
Hơn nữa, thời gian bán hủy của dioxin trong cơ thể con người được ước tính từ 12
đến 20 năm. Nếu một người sống trong vùng bị rải dioxin vào năm 1970 - và bị
nhiễm 200 ppt chẳng hạn, thì 12 năm sau - nghĩa là năm 1982, số lượng này còn

100 ppt. 12 năm sau nữa - năm 1994, nó còn 50 ppt và đến năm 2006, lượng dioxin
vẫn còn 25ppt - nghĩa là vẫn thừa để sinh ra các bệnh ung thư, hoặc con cái bị dị tật.
Vì nó tồn lưu lâu dài, và có tính chất lipophilic (nghĩa là dioxin có thể bám chắc vào
mỡ người), nó đi vào thức ăn và nằm trong các cơ quan nội tạng động vật, cả trong
sữa và máu người.
1.2. Ảnh hưởng của dioxin
Chất độc da cam/ dioxin và các chất độc hóa học khác do Mỹ sử dụng trong
chiến tranh Việt Nam từ năm 1961- 1972 đã gây những hậu quả hết sức nghiêm
trọng đến môi trường và sức khỏe người Việt Nam. Các chất độc này tác động lên
các đối tượng nạn nhân bị phơi nhiễm, gây ra những thay đổi ở mức độ gen, là
nguyên nhân của 14 bệnh đã được Hoa Kỳ và thế giới công nhận. Ngoài ra, dioxin
còn gây ra ít nhất 22 bệnh khác cần được kiểm chứng, trong đó có rối loạn nhận
thức và tâm lý tri giác, u não và thiểu năng trí tuệ. Việt Nam đã công nhận thêm 3
bệnh (nhóm bệnh) khác do dioxin gây ra: các bất thường sinh sản; các dị dạng, dị tật
bẩm sinh (đối với con của người bị nhiễm chất độc hóa học/dioxin); rối loạn tâm
thần. Trong số 17 bệnh này, có nhiều bệnh liên quan đến hệ thần kinh như: Bệnh
thần kinh ngoại biên cấp tính và bán cấp tính và 3 bệnh mà Việt Nam đã công nhận
[2],[3],[7]. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu giải trình tự hệ gen biểu hiện (exome,
chiếm khoảng 1% của toàn bộ hệ gen) của một số nạn nhân chất độc da cam/ dioxin
bị thiểu năng trí tuệ bằng công nghệ giải trình tự thế hệ mới. Qua đó, có thể phát
hiện các đa hình/ đột biến gen liên quan đến nguyên nhân và cơ chế gây thiểu năng

6


trí tuệ. Các nghiên cứu này sẽ có đóng góp mới cho khoa học, cũng như làm tiền đề
cho các nghiên cứu tiếp theo sâu hơn, phục vụ cho chẩn đoán và điều trị.
Dioxin kể cả khi chỉ có hàm lượng rất nhỏ (một phần tỉ) cũng liên quan đến
việc tàn phá sức khỏe con người một cách ghê gớm, có thể làm đoản thọ những
người bị phơi nhiễm, và có khả năng làm đoản thọ cả con cái họ và những thế hệ kế

tiếp trong tương lai.
Các nghiên cứu trước đây cũng cho thấy có bằng chứng khơi gợi về mối liên
quan với ung thư thanh quản, ung thư đường hô hấp và tiền liệt tuyến, đa u tủy,
chứng thoái hóa dạng tinh bột AL (là sự lắng đọng chất amyloid một cách bất
thường ngoài tế bào), bệnh thần kinh ngoại biên, rối loạn chuyển hóa porphyrin,
bệnh Parkinson và bệnh tim thiếu máu cục bộ, tăng huyết áp, tiểu đường type 2, tật
nứt đốt sống của con cái của những người bị phơi nhiễm [13].
Ở Việt Nam, Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam cũng liệt kê các bệnh sau gắn với
với sự phơi nhiễm với dioxin: bệnh thần kinh ngoại biên cấp tính, mạn tính và bán
cấp tính, chứng ban clor, tiểu đường type 2, ung thư gan, chuyển hóa lipid, sinh sản
bất thường và dị tật bẩm sinh như hở môi và hở vòm miệng, dị dạng bẩm sinh ở
chân, tràn dịch não, khuyết tật ống thần kinh, tật dính ngón (ngón chân/tay bị dính
lại), dị tật cơ bắp và bệnh bại liệt và một số khuyết tật phát triển khác.
Dioxin là chất hữu cơ tồn lưu độc hại kéo dài nhiều thập kỷ, không tan
trong nước và không thoái hóa dễ dàng. Chất này bám vào các phân tử đất được
nước chảy từ các đập tràn hoặc các vùng bị phun rải đưa xuôi xuống dưới và lắng
đọng dưới đáy ao hồ, chất này được hấp thụ vào các loài cá, loài thân mềm và vịt
ngan, dễ dàng len lỏi vào chuỗi thực phẩm của con người.
Dioxin ổn định về mặt hóa học và được giữ trong tế bào mỡ của người, nó
thay đổi sự cân bằng hóa chất và tế bào tổng hợp trong quá trình sinh sản và hoạt
động chức năng của cơ thể con người.
Tác động bất lợi của nó có thể được cải thiện bằng cách phẫu thuật, sử dụng
thuốc hoặc bằng vật lý trị liệu phục hồi chức năng trong hầu hết các trường hợp nếu

7


phát hiện sớm, nhưng một số trường hợp thì không thể khắc phục được cho dù tốn
bao nhiêu thời gian và tiền bạc.
Tác động về gen có thể bỏ qua một thế hệ và lại tái hiện trong thế hệ thứ ba

hoặc các thế hệ sau [2].
Khoảng từ 2,1 đến 4,5 triệu người Việt Nam đã sống trong những vùng bị
phun rải chất diệt cỏ có nhiễm dioxin tại thời điểm phun rải. Bộ Cựu Chiến Binh
Mỹ cho rằng trong số 2,8 triệu cựu chiến binh Mỹ đã đặt chân lên đất Việt Nam
từ 1962-1975 đều bị phơi nhiễm chất diệt cỏ có chứa dioxin, bao gồm chất độc
da cam [10].
Rất nhiều người hiện vẫn đang sống trong hoặc gần các “điểm nóng”, nơi họ
vẫn tiếp tục bị phơi nhiễm [15].
Hội chữ thập đỏ Việt Nam ước tính có tới 3 triệu người Việt Nam bị ảnh
hưởng về sức khỏe do phơi nhiễm dioxin, trong số đó ít nhất có 150.000 trẻ em bị
khuyết tật bẩm sinh [16]. Chính phủ Mỹ cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế và bồi
thường trên cơ sở nhân đạo cho những cựu binh Mỹ bị bất cứ tình trạng nào liệt kê
trong danh sách bệnh tật liên quan đến việc phục vụ trong cuộc chiến tranh Việt
Nam. Chưa có nghiên cứu nào đã tài liệu hóa mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe có
thể liên quan đến chất độc da cam/dioxin trong số 1,4 triệu người này.
Để đánh giá các nguy cơ lâu dài đối với sức khoẻ do các chất này, nên đánh
giá tổng lượng hoặc trung bình hàng tháng. Các chuyên gia đã thiết lập một liều
lượng hàng tháng được chấp nhận tạm thời (PTMI) là 70 picogram / kg mỗi tháng.
Mức này là lượng dioxins có thể ăn được trong suốt đời mà không có những ảnh
hưởng sức khoẻ có thể phát hiện được.WHO, phối hợp với FAO, thông qua Ủy ban
Tiêu chuẩn Thực phẩm Codex, đã thành lập "Quy tắc Thực hành về Phòng ngừa và
Giảm ô nhiễm PCBs và Dioxin trong Thực phẩm và Thức ăn". Tài liệu này hướng
dẫn các cơ quan quốc gia và khu vực về các biện pháp phòng ngừa [17].

8


Giới hạn môi trường chung ở hầu hết các nước là 1,000 ppt TEQ (độ độc)
trong đất và 100 ppt trong trầm tích. Hầu hết các nước công nghiệp hóa có nồng độ
dioxin trong đất thấp hơn 12 ppt [18].

Cơ quan Đăng ký các Chất độc và Bệnh tật của Mỹ đã xác định rằng hàm
lượng cao hơn 1000 ppt TEQ trong đất cần phải có sự can thiệp như: giám sát,
nghiên cứu, nghiên cứu về sức khỏe, giáo dục cộng đồng và y học, và các điều tra
về phơi nhiễm [19].
Cục Bảo vệ Môi trường của Hoa Kỳ đang xem xét để giảm mức giới hạn
xuống 72ppt TEQ. Sự thay đổi này sẽ làm tăng đáng kể khối lượng đất bị ô nhiễm
sẽ cần được xử lý.
Hàm lượng dioxin cao nhất được ghi nhận là ở một người đánh cá tại hồ
trong căn cứ không quân Đà Nẵng là hơn 1,000 ppt. Để so sánh, người ở các nước
công nghiệp như Hoa Kỳ có hàm lượng khoảng 3-7 ppt dioxin trong máu [20].
Hậu quả của chất độc hóa học, mà chủ yếu do chất da cam có chứa dioxin –
do Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh hóa học ở Việt Nam không chỉ cho tác động trực
tiếp, phải tính đến ảnh hưởng lâu dài đến môi trường sinh thái và những di chứng
cho các thế hệ nạn nhân chất độc da cam, số nạn nhân ngày một tăng theo thời gian.
Đối với dân thường, qua phân tích mô mỡ những người sống trong vùng bị nhiễm
độc ở miền Nam Việt Nam, nồng độ dioxin cao hơn so với người thường là 3-4 lần.
Do đó, nó là nguyên nhân gây nên xáo trộn về di truyền như: quái thai, ung thư,
chết yểu…Thực tế sau chiến tranh, tại những vùng bị nhiễm chất độc dioxin, tỉ lệ
sinh con quái thai cao gấp 10 lần, sinh con chết hay sẩy thai cao gấp 6 lần
[2],[3],[7]. Chất độc da cam cũng là nguyên nhân của nhiều bệnh ung thư khác
cũng như các bệnh như rối loạn chuyển hoá gây tử vong, tổn thương hệ thần kinh và
rối lọan chức năng da. Sản phẩm phụ hình thành trong quá trình điều chế chất da
cam, là nguyên nhân gây ra các bệnh hiểm nghèo. Chỉ cần 1g dioxin cũng đủ giết 8
triệu người. Thế nhưng chất da cam rải xuống đồng ruộng, làng mạc Việt Nam
chiếm tới 60% (trên 40 triệu lít) tổng khối lượng chất độc diệt cây mà quân đội Mỹ

9


đã sử dụng. Dioxin gây nhiễm độc qua đường hô hấp, tiêu hóa với các triệu chứng:

da và niêm mạc mắt bị kích thích, nhức đầu, nôn mửa, tổn thương gan, phổi, hệ tim
mạch, cơ thể suy nhược; biến loạn thể nhiễm sắc, tăng ung thư gan, nguyên phát và
dị tật ở con cái, sẩy thai [4]. Năm 2002, các nhà nghiên cứu Mỹ phát hiện một bộ
phận dân số Việt Nam những người đã chịu đựng việc tiếp xúc nhiều với loại hóa
chất này có hàm lượng dioxin cao hơn mức trung bình 33 lần và cao gấp 206 lần đối
với một số cá nhân. Tại một số làng, cứ mười đứa trẻ thì có một bị dị tật bẩm sinh,
bao gồm cả chậm phát triển cả về thể chất và trí tuệ, mất hoặc biến dạng chi, hoặc
gặp phải các bệnh khác như là gai đôi cột sống và bại não [6],[20]. Ngoài ra có rất
nhiều giai thoại về hậu quả của chất độc da cam và bất kỳ một ai đến Việt Nam đều
có thể dễ dàng nhận thấy tình trạng dị tật bẩm sinh ở trẻ em rất cao, nhất là ở miền
Trung và các tỉnh phía Nam Việt Nam. Rõ ràng cả về mặt vật chất và chính trị, di
sản của cuộc chiến tranh vẫn như một bóng ma tiếp tục ám ảnh người dân Việt
Nam. Thiệt hại cho hệ sinh thái môi trường theo số liệu ban đầu, quân đội Mỹ đã sử
dụng 72 triệu lít chất độc diệt cây nhưng mới đây có tài liệu công bố là 100 triệu lít,
trong đó đáng chú ý là trên 40 triệu lít chất độc da cam có chứa dioxin. Kết quả,
khoảng 5 triệu người Việt Nam bị nhiễm chất độc, 3.340.000 ha đất bị hủy diệt,
44% đất canh tác hoang hóa. Những khảo sát của các nhà khoa học 20 năm sau
chiến tranh cho thấy vẫn còn 22% rừng tự nhiên và 31% đất trồng thuộc vùng bị
nhiễm chất độc hóa học. Nồng độ các chất độc hóa học được rải trong các phi vụ
thường cao hơn gấp từ 20 - 40 lần nồng độ dùng trong nông nghiệp. Các chất diệt
cỏ và phát quang thông thường được phân huỷ sau một tháng đến dưới một năm,
riêng hợp chất dioxin có trong chất da cam rất bền vững, với thời gian bán phân huỷ
được ước tính khoảng 15 đến 20 năm hoặc lâu hơn nữa [22]. Theo các nhà khoa
học, việc phun các chất diệt cỏ trong chiến tranh gây ra các hậu quả lâu dài với môi
trường thiên nhiên. Các chất độc hóa học rải trên quy mô lớn với một nồng độ cao
làm thay đổi thành phần của đất, tiêu huỷ các vi sinh vật có ích, làm cho đất khô
cằn, chỉ còn tồn tại các loài cỏ dại hay một số loài thực vật thứ sinh, không có giá trị
kinh tế; các loại gặm nhấm, trung gian truyền các dịch bệnh; chứng tích để lại là từ

10



các rừng nhiệt đới xanh tươi um tùm rậm rạp, sinh học đa dạng, phong phú trở
thành đồi núi trơ trụi hoặc đất phèn chua cằn cỗi; ngoài ra còn làm thay đổi về khí
hậu do sự mất cân bằng sinh thái của thiên nhiên. Các chất độc hóa học rải xuống
đất sẽ bị phân huỷ và bị lôi cuốn xuống các vùng đất trũng, xa nơi được rải xuống.
Sự tồn lưu của dioxin trong thiên nhiên rất bền vững, chu kỳ bán huỷ khoảng 15 đến
20 năm và có thể hơn nữa. Việc khôi phục đất trồng và rừng cần phải hàng chục
năm, thậm chí hàng thế kỷ và tốn kém khá nhiều tiền của. Với số lượng rất lớn chất
độc hoá học đã rải, lặp đi lặp lại nhiều lần trong quãng thời gian dài với nồng độ
cao, không những đã làm chết cây cối, động vật mà còn gây ô nhiễm môi trường
trong một thời gian dài và làm đảo lộn các hệ sinh thái tự nhiên. Chất độc hoá học
đã được rải từ vĩ tuyến 17 cho đến tận Mũi Cà Mau. Nhiều loại rừng ở miền Nam
Việt Nam đã bị hủy diệt, nhiều loại tài nguyên bị tiêu hủy, gây tác động bất lợi lớn
cho sự phát triển bền vững của cả nước. Qua nhiều thập kỷ, diện tích rừng có nhiều
biến đổi theo chiều hướng suy giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Riêng trong
khoảng năm 1950 đến năm 1972, chiến tranh, nhất là chiến tranh hoá học của Mỹ,
đã để lại một hậu quả tàn khốc lên tài nguyên rừng. Rừng nội địa bị phá vỡ cấu trúc,
chức năng bị đảo lộn. Chỉ tính riêng rừng ngập mặn và ứng phèn, có đến 240.000 ha
bị phá hủy. Chiến tranh hóa học làm cho tài nguyên lâm sản bị cạn kiệt, tính ra có
tới 75 triệu m3 gỗ bị đốt cháy thành than. Dioxin là loại hoá chất độc hại nhất mà
loài người đã tìm ra cho đến nay [6],[22].
1.3. Các loại bệnh do dioxin gây ra
Các bệnh lý do chất độc da cam/ dioxin gây ra đã được các nhà khoa học
Việt Nam nghiên cứu từ nhiều thập kỷ qua, bao gồm nhiều công trình trong nước,
hay kết hợp với nước ngoài (Ban Chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả chất độc
hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam, 2002).
Báo cáo của Viện Y học Mỹ tháng Bảy năm 2009 đã trích dẫn đầy đủ bằng
chứng về sự liên hệ giữa việc bị phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin với năm loại


11


bệnh: ung thư mô mềm, u lym phô lành tính, bệnh bạch cầu u lym phô mãn tính
(bao gồm cả bệnh bạch cầu mô lông, bệnh ung thư và chứng ban clor).
Trên cơ sở các bằng chứng khoa học quốc tế và trong nước, Bộ Y tế nước ta
đã công nhận 17 bệnh do ảnh hưởng chất diệt cỏ (dioxin) gây ra.
Trong đó, có 14 bệnh (từ số 1-14) đã được Viện Y học, Hoa Kỳ (Institute of
Medicine, 2013) trước đó và gần đây bổ sung, công nhận là có bằng chứng đủ để
kết luận rằng có sự có liên quan đến sự phơi nhiễm thuốc diệt cỏ (dioxin). Các bệnh
có liên quan chặt chẽ được liệt kê dưới đây:
1. Ung thư phần mềm (Soft tissue sarcoma)
2. U lympho không Hodgkin (Non – Hodgkin’s lymphoma)
3. U lympho Hodgkin (Hodgkin’s disease)
4. Ung thư phế quản - phổi (Lung and Bronchus cancer)
5. Ung thư khí quản (Trachea cancer)
6. Ung thư thanh quản (Larynx cancer)
7. Ung thư tiền liệt tuyến (Prostate cancer)
8. Ung thư gan nguyên phát (Primary liver cancers)
9. Bệnh đa u tủy xương ác tính (Kahler’s disease)
10. Bệnh thần kinh ngoại biên cấp tính và bán cấp tính (Acute and subacute
peripheral neuropathy)
11. Tật gai sống chẻ đôi (Spina Bifida)
12. Bệnh trứng cá do clo (Chloracne)
13. Bệnh đái tháo đường type 2 (Type 2 Diabetes)
14. Bệnh Porphyrin xuất hiện chậm (Porphyria cutanea tarda)
15. Các bất thường sinh sản (Unusual births)

12



16. Các dị dạng, dị tật bẩm sinh (đối với con của người bị nhiễm chất độc
hóa học/dioxin)
17. Rối loạn tâm thần (Mental disorders).
Ngoài 17 bệnh đã nêu ở trên, còn có 22 bệnh khác có các bằng chứng mang
tính gợi ý hoặc bằng chứng không đầy đủ về sự ảnh hưởng của CĐDC/dioxin.
Việt Nam có khoảng 5 triệu người bị nhiễm dioxin mà hậu quả là các chứng
bệnh ung thư, từ ung thư gan đến ung thư dạ dày, ung thư buồng trứng... Bên cạnh
đó còn có gần 150 nghìn trẻ em sinh ra bị dị tật như không có mắt; hệ cơ, xương
không hoạt động hoặc hoàn toàn không nhận thức được với cuộc sống quanh mình
[2]. Hiện nay chưa có tài liệu nào xác nhận, công bố chính xác ngưỡng gây bệnh
của dioxin với cơ thể con người, chỉ biết rằng giới hạn dioxin an toàn trong con
người khoảng dưới 5 ppt. Các biểu hiện nhiễm độc tức thời và lâu dài do dioxin gây
nên đã được y văn thế giới mô tả đầy đủ và tỉ mỉ, trong đó có các biểu hiện được coi
là đặc thù của sự nhiễm độc như: Chloracne (là một bệnh ngoài da mãn tính có các
mụn trứng cá do clo, làm biến dạng mặt, được coi là một biểu hiện bệnh lý đặc
trưng gây nên bởi dioxin), sạm da chậm, suy nhược cơ thể, ung thư (sacôm mô
mềm, u lym pho không Hodgkin, bệnh Hodgkin, ung thư vú, đặc biệt là ung thư gan
và đường hô hấp) [6],[8],[20]. Trong bệnh học của người, mỗi cá nhân phản ứng lại
với các tác nhân gây bệnh một cách khác nhau và có những biểu hiện khác nhau,
làm cho việc đánh giá thống kê gặp nhiều khó khăn. Các nhà khoa học trên thế giới
và Việt Nam đều thống nhất cho rằng các chất diệt cỏ đã gây ra tác động lên nhiễm
sắc thể của người, gây các biến cố sinh sản, các dị dạng ở thai nhi và các ung thư
cũng như các dị tật bẩm sinh khác. Các cựu chiến binh ở Việt Nam bị nhiễm chất
độc hóa học (CĐHH) một thời gian dài trong các năm chiến tranh có thể truyền lại
cho thế hệ thứ hai các dị tật bẩm sinh (DTBS). Tỷ lệ sinh quái thai trong các gia
đình cựu chiến binh Việt Nam cao hơn trong các gia đình bình thường.
CĐDC/dioxin tác động trên cơ thể con người gây ra các tai biến sinh sản trầm trọng
như chửa trứng- ung thư màng nuôi, sẩy thai tự nhiên, thai đẻ non, thai chết lưu, tỷ


13


lệ đẻ con bị DTBS ở những vùng bị rải nhiều cao gấp 5 đến 10 lần những vùng
không bị rải [22],[24]. CĐDC/dioxin làm giảm sức đề kháng con người, do đó các
bệnh mãn tính và nhiễm trùng phát triển mạnh hơn, ví dụ các bệnh nội tiết (đái
đường, bướu giáp trạng), ung thư (gan, đường hô hấp).... Dioxin khi vào cơ thể
người sẽ làm các nhiễm sắc thể bị gẫy, biến dạng mà bản chất là sự thay đổi cấu
trúc axit amin (ADN, ARN) dẫn tới hiện tượng dị tật, dị dạng và di truyền cho các
thế hệ con cháu sau này. Bình thường, dị tật trong xã hội nào cũng có, nhưng dị tật
ở vùng bị rải CĐDC có đặc điểm: đa dị tật trong một cơ thể; xảy ra ở nhiều trẻ trong
một gia đình; tính chất dị tật nặng; có khả năng truyền cho các thế hệ sau. Trên thực
tế ở Việt Nam mới chỉ quan sát được sự di truyền này ở đời con, cháu (F1, F2) của
các cựu chiến binh vì chưa xuất hiện F3 (chắt) nên chưa quan sát được. Ở những
vùng bị rải CĐDC, tỷ lệ chết của trẻ em dưới 1 tuổi tăng cao (đây là một trong
những thước đo để đánh giá độ nhiễm dioxin). Dị tật nứt gai cột sống ở những con
của cựu chiến binh sống trong vùng bị rải ở tuổi trưởng thành cao gấp 1,5 đến 2 lần
so với con những cựu chiến binh sống ở vùng không rải CĐDC. Đây là một DTBS
đã được thế giới công nhận gây ra do ảnh hưởng của CĐDC. Có thể thống kê các
loại DTBS thường gặp ở các nạn nhân bị hậu quả CĐDC là: chậm phát triển trí tuệ;
câm- điếc; hội chứng Down; điếc; lác mắt; câm; động kinh; chậm phát triển thể lực;
không mọc tóc; sần mặt; bạc tóc; sứt môi- hở vòm miệng; sụp mi mắt; không có tai;
dị dạng các chi (khoèo, teo cơ, liệt, dị dạng các chi, vẹo bàn chân, thừa ngón, thiếu
ngón, thừa- dính ngón) [25],[26]. Các loại ung thư: Phế quản, thanh quản, phổi, khí
quản (trong vòng 30 năm kể từ ngày rời khỏi Việt Nam); tuyến tiền liệt, Hodgkin,
Non Hodgkin lymphoma, đa u tuỷ, ung thư mô mềm, phế nang, mạch máu, tế bào
sáng của gân, biểu mô, ung thư trẻ em có tính di truyền, u ác người lớn... (không đòi
hỏi thời gian). Những bệnh khác ngoài ung thư đòi hỏi thời gian: thần kinh ngoại
biên cấp và bán cấp (các triệu chứng xuất hiện sau 1 tháng tiếp xúc CĐDC và đã
được điều trị trong vòng 2 năm kể từ khi có triệu chứng đầu tiên); bệnh nhiễm

Chloracne (1 năm phục vụ ở Việt Nam); vàng da chậm (1 năm phục vụ ở Việt
Nam); tật của trẻ em là con các cựu chiến binh có thời gian phục vụ ở Việt Nam;

14


nứt gai đốt sống ( trẻ sinh sau khi cựu chiến binh lần đầu tới Việt Nam). Những
bệnh và tật có nhiều khả năng được xác nhận trong tương lai: không bình thường về
số lượng và chất lượng tinh trùng; sinh con dị tật (ngoài nứt gai đốt sống); ung thư
xương, máu, mũi, họng, thận, da, vú, gan mật, cơ quan sinh sản; rối loạn hệ thống
thần kinh mãn tính, hô hấp, tuần hoàn, tinh thần kinh bẩm sinh, hệ miễn dịch,
chuyển hoá và tiêu hoá; sẩy thai tự nhiên [6],[8],[20]. Những người sống ở khu vực
bị rải CĐDC và những người đi vào vùng bị rải trong khoảng thời gian từ 1961 đến
1971 đều bị nhiễm CĐDC, tức là nạn nhân của CĐHH, nhưng không phải tất cả đều
bị hậu quả CĐDC. Bởi chất dioxin chỉ có tác động trên một cơ thể đã có biến đổi
sẵn, nghĩa là suy yếu hoặc có sẵn những yếu tố bất thường có thể phối hợp tác động
với dioxin, tác động như một chất gây ung thư cộng hưởng với một chất men gây
ung thư có sẵn trong cơ thể. Còn trên một cơ thể khoẻ mạnh, tác động của dioxin
chưa rõ rệt. Các cựu chiến binh miền Nam và cựu chiến binh ở miền Bắc phục vụ
chiến trường miền Nam trong những năm kháng chiến, cũng như nhân dân sống
trên các địa phương khác nhau ở miền Nam Việt Nam đều có nồng độ dioxin cao
hơn rõ rệt so với người không bị tiếp xúc như cư dân ở các tỉnh miền Bắc không bị
tác hại của cuộc chiến hóa học [23],[24].
1.4. Thiểu năng trí tuệ
Thiểu năng trí tuệ hay trí tuệ chậm phát triển là một dạng khiếm khuyết trí
não, phát triển tinh thần dưới mức trung bình. Có nhiều nguyên nhân giải thích cho
tình trạng thiểu năng trí tuệ ở trẻ. Đầu tiên phải kể đến những yếu tố tác động trong
quá trình mang thai, và sau khi sinh. Tiếp theo do trẻ mắc một số chứng bệnh ảnh
hưởng đến sự phát triển của não bộ như bệnh suy giáp, thiểu năng tuyến giáp, sốt
cao, chấn thương. Nguyên nhân do yếu tố di truyền cũng được kể đến như hội

chứng Down, khiếm khuyết nhiễm sắc thể, đột biến gen, dị tật bẩm sinh. Người ta
chia thiểu năng trí tuệ làm 4 mức độ chậm phát triển trí tuệ là: nhẹ, trung bình, nặng
và rất nặng/nghiêm trọng (rất nặng với IQ dưới 20 hoặc 25, nặng IQ từ 20 đến 40,
trung bình với IQ từ 35 đến 55 và thể nhẹ với IQ từ 50 đến xấp xỉ 70 [25]. Ở Việt

15


Nam, thiểu năng trí tuệ có tỉ lệ cao, phần nhiều do ô nhiễm dioxin từ chiến tranh
hóa học của Mỹ để lại.
Bệnh này được định nghĩa là một suy giảm đáng kể các chức năng nhận thức
và thích ứng. Thiểu năng trí tuệ (ID) là bệnh rối loạn của hệ thần kinh gây ảnh
hưởng và cản trở hoạt động của não bộ, do đó nó gây ra sự phát triển không bình
thường về tinh thần. Người bị bệnh thiểu năng trí tuệ có chỉ số IQ dưới 70, bị thiếu
hụt hoặc khiếm khuyết ít nhất hai trong số các hành vi thích ứng như giao tiếp, tự
chăm sóc, sống tại gia đình, kĩ năng xã hội, liên cá nhân, sử dụng tiện ích công
cộng, tự định hướng, kĩ năng học đường, chức năng giải trí lao động. Thiểu năng trí
tuệ có thể chia thành 2 nhóm: nhóm phi hội chứng là chỉ có một đặc điểm lâm sàng
ở những bệnh nhân, trong khi nhóm hội chứng xảy ra với sự kết hợp của nhiều đặc
điểm lâm sàng [26],[27].
Trẻ bị thiểu năng trí tuệ có tri giác và thị giác rất hạn chế, không có khả năng
phân biệt hay bắt chước các hình dạng. Do tri giác nghèo nàn nên gây khó khăn cho
sự định hướng trong hoàn cảnh mới, khó khăn trong việc phân biệt hóa, khó khăn
trong việc quan sát hay kể lại những gì quan sát được.
Mức độ phát triển chú ý ở nhóm đối tượng này rất thấp, trẻ không thể chú ý
hay tập trung vào việc gì đó trong thời gian dài dẫn đến khó khăn trong việc giao
tiếp của trẻ.
Trẻ ID thường chậm nhớ, mau quên, không biết lấy ra các kiến thức và kĩ
năng đúng lúc, tái hiện không chính xác, quên bất thường do ức chế bảo vệ, trí nhớ
máy móc, trí nhớ ý nghĩa yếu, không gắn được kí hiệu cho nội dung ghi nhớ, không

tách được nội dung chính cần ghi nhớ, khó khăn trong ghi nhớ và liên hệ logic bên
trong, các lý giải bằng lời trừu tượng, không biết cách ghi nhớ và tái hiện có mục
đích, ghi nhớ không chính xác.
Mức độ phát triển tư duy ở trẻ mắc ID thường đặc biệt thấp, các thao tác tư
duy hình thành không trọn vẹn, khó có tư duy khái quát, tư duy không theo trình tự,
vai trò điều khiển của tư duy yếu. Trẻ khó khăn trong việc thể hiện những suy nghĩ

16


của mình trong giao tiếp với người khác, lời nói nghèo nàn và sai do chức năng kết
nối não yếu. Động thái các quá trình thần kinh bị rối loạn do đó khó tạo các động
hình. Tiếp nhận lời nói không phân thành thành phần. Tri nhận từ và trật tự âm
không chính xác do phân tích quan thính giác chậm phát triển. Phát âm không chính
xác, ngọng, lắp do bộ máy vận động lời nói chậm phát triển. Chậm phản ứng với lời
nói của người khác, sử dụng từ không đúng nghĩa và câu không liền mạch. Đặc
điểm về nhận thức “trẻ chậm hiểu – mau quên” nên rất khó khăn trong việc tiếp thu
các từ mới và hiểu nghĩa của từ.
Trẻ mắc ID có rối loạn trong quá trình phát triển tâm lý và thể chất ảnh
hưởng lớn đến sự phát triển tình cảm và cảm xúc của trẻ. Một trong những biểu hiện
đặc trưng là ở trẻ xuất hiện nhiều loại phản ứng mang tính xúc cảm khác nhau như
tự vệ - công kích, tự vệ - thụ động. Ở một số trẻ là sự hung dữ, hành động không
nhất quán và thiếu suy nghĩ. Ở một số trẻ là sự nhút nhát, hay khóc nhè, thiếu tự tin,
đa nghi, thiếu việc biểu hiện tính sáng tạo và niềm đam mê. Trẻ ID thường tự đánh
giá cao, có tính ích kỷ, thiếu tính yêu lao động, không có khả năng đồng cảm và tự
hạn chế, có xu hướng về bệnh cảm xúc mạnh. Do ảnh hưởng của sự rối loạn trí tuệ
nên ở nhóm trẻ này thường không có những khái niệm về bản thân, về những người
xung quanh trẻ, trẻ không biết thiết lập mối quan hệ và bày tỏ thái độ tích cực của
mình với người khác.
Rất nhiều năm sau chiến tranh, các nghiên cứu cho thấy nồng độ dioxin

trong cơ thể người dân sống tại các vùng sinh thái bị nhiễm chất độc hóa học nặng
vẫn còn rất cao. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho các thế hệ tiếp theo của
người việt nam về sự hủy hoại sức khỏe, bệnh di truyền, ung thư, các bất thường
sinh sản, dị tật bẩm sinh, rối loạn tâm thần và nhiều bệnh hiểm nghèo khác.
1.5. Công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới
Trong một vài thập kỉ qua, các nhà khoa học đã bắt đầu tìm ra những gen có
khả năng gây thiểu năng trí tuệ do xảy ra hiện tượng đột biến gen. Đó là những sự
rối loạn chuyển hóa, mất cân bằng sinh hóa trong cơ thể do đột biến trên các gen

17


×