Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Chăm sóc, hỗ trợ việc làm cho nạn nhân chất độc da cam của quỹ bảo trợ nạn nhân chất độc da cam ở nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (704.02 KB, 28 trang )

Chuyên đề Người khuyết tật
LỜI NÓI ĐẦU!
Chiến tranh đã đi qua 30 năm nhưng những hậu quả mà nó để lại cho chúng ta thì
rất nặng nề, đó là hơn 4 triệu nạn nhân chất dộc da cam, những nạn nhân gặp rất nhiều
khó khăn : Nhận thức của xã hội về vấn đề người khuyết tật còn hạn chế; Sự thiếu
đồng bộ trong hệ thống chính sách khiến nhiều người khuyết tật gặp trở ngại hoà nhập;
Huy động sự ủng hộ từ bản thân nội lực các cơ quan tổ chức trong nước chưa nhiều;
Chưa biết sử dụng có hiệu quả nguồn ủng hộ từ các tổ chức quốc tế mà nguyên nhân
chính là do năng lực quản lý; Điều kiện giao thông chưa tiếp cận; Các chính sách an
sinh xã hội như giáo dục, y tế, việc làm còn chưa đi vào chiều sâu và hiệu quả; Bản
thân nhiều người khuyết tật còn chưa khẳng định được tiếng nói của chính mình trong
xã hội do mặc cảm, tự ti.
Những khó khăn mà những nạn nhân gặp phải bao gồm cả vấn đề vật chất mà
còn cả tinh thần. Chúng ta cần biết chia sẻ, giúp đỡ những người như họ, hãy mở rộng
tấm lòng để cùng chia sẻ với họ giúp họ vượt qua những khó khăn trong cuộc sống để
họ có thêm nghị lực sống để vượt qua số phận và sống tốt đẹp hơn. Hơn bao giờ hết
chúng ta hãy bắt tay ngay vào công việc giúp đỡ họ bằng các hình thức khác nhau có
thể ủng hộ, cũng có thể làm những việc thực tế giúp đỡ họ. Có như vậy đất nước ta
mới ngày càng ngày càng phát triển đúng như lời Bác Hồ đã nói “các vua hùng đã có
công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Các nạn nhân chất độc da
cam mơ ước như thế nào ?
- “Em ước mơ có một chiếc xe lăn để có thể tự đi đến trường cho bố mẹ
em . - “Em ước mơ được chạy đùa với các bạn trên đôi chân của mình”. - “Tôi ước mơ
có được một nghề để có thể tự làm việc để nuôi sống bản thân và có một mái ấm hạnh
phúc gia đình”. - “Ước gì gia đình tôi được vay vốn. Chúng tôi sẽ làm lụng cật lực để
tiếp tục điều trị bệnh cho con tôi”.
Đó là những điều rất đỗi bình dị mà mỗi con người sống trong cuộc đời này lẽ ra
phải được hưởng. Nhưng với những nạn nhân chất độc da cam, họ phải chật vật lắm,
phải nỗ lực lắm mới làm được điều đó. Không ít người trong số họ đã đi đến cuối cuộc
đời, nhưng giấc mơ vẫn chưa thành.
Vì vậy em đã chọn vấn đề “Chăm sóc, hỗ trợ việc làm cho nạn nhân chất độc


da cam của quỹ bảo trợ nạn nhân chất độc da cam ở nước ta” thực trạng dạy nghề
và tạo việc làm cho nạn nhân chất độc da cam - đó là một trong những ước mơ của các
nạn nhân .Tạo việc làm cho người khuyết tật là cách tốt nhất để giúp đỡ họ hòa nhập
Sinh viên Đinh Thị Vân, Lớp LCĐ2.CT3
1
Chuyên đề Người khuyết tật
cộng đồng, tạo điều kiện để họ cống hiến, lao động nuôi sống bản thân và hướng tới
làm giàu cho gia đình và xã.
Chuyên đề em làm bao gồm:
Phần I. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn.
Phần II. Chính sách chăm sóc,hỗ trợ việc làm cho nạn nhân chất độc da cam.
Các mô hình hoạt động hiệu quả.
Chuyên đề về người khuyết tật là một vấn đề rất khó khăn trong việc giải
quyết giúp đỡ nạn nhân, do đó bài của em không thể tránh khỏi những sai sót, em
mong sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của cô.
PHẦN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN.
1. Khái niệm về người khuyết tật và một vài khái niệm có liên quan.
Theo Liên hợp quốc: người tàn tật có nghĩa là bất cứ người nào mà không có
khả năng tự đảm bảo cho bản thân, toàn bộ hay từng phần những sự cần thiết của một
cá nhân bình thường hay của cuộc sống xã hội do sự thiếu hụt trong những khả năng
về thể chất hay tâm thần của họ. (Tuyên ngôn về quyền của người tàn tật do Đại hội
đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 9/12/1975).
Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO): người tàn tật là người mà triển vọng
tìm giữ được một việc làm thích hợp, cũng như triển vọng tiến bộ về mặt nghề nghiệp,
điều bị giảm sút một cách rõ rệt, sau khi bị một trở ngại về thê chất hoặc tinh thần và
trở ngại đó đã được công nhận đúng mức.( Công ước số 159 về phục hồi chức năng
nghề nghiệp và việc làm cho người tàn tật)
Khái niệm người khuyết tật: Người tàn tật không phân biệt nguyên nhân tàn
tật, là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể mà chức năng thể lực hay
trí lực không bỡnh thường, biểu hiện dưới các dạng tật khác nhau làm suy giảm khả

năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn (Pháp lệnh
về người tàn tật )
“Chất độc da cam” là gì? “Chất độc da cam” hay “tác nhân da cam” là thuật
ngữ dịch từ tiếng Anh “Agent Orange”, là tên gọi thông thường của một loại thuốc diệt
cỏ do cỏc cụng ty hoỏ chất Mỹ sản xuất. Từ “da cam” là màu của những sọc kẻ trờn ký
hiệu in bờn ngoài cỏc thựng được dùng để tàng trữ và vận chuyển loại hoá chất độc
này. Quân đội Mỹ cũn dựng màu sắc để chỉ các chất độc khác được dùng trong Chiến
Sinh viên Đinh Thị Vân, Lớp LCĐ2.CT3
2
Chuyên đề Người khuyết tật
tranh Việt Nam như "chất xanh" (“Agent Blue”) để chỉ độc tố Cacodylic acid, "chất
trắng" (“Agent White”) để chỉ hỗn hợp với tỷ lệ 4/1 của chất độc 2,4-D và chất
Picloram) v.v Khi nhận được đơn đặt hàng của quân đội Mỹ, các công ty hóa chất
của nước này đó tăng hàm lượng độc tố trong “chất da cam” diệt cỏ và biến nó thành
loại thuốc tác dụng mạnh hơn để làm rụng lá cây và được quân đội Mỹ sử dụng trong
những năm 1961-1971 ở miền Nam Việt Nam với mục đích phát quang rừng rậm
nhằm tàn phá nơi che dấu lực lượng Quân giải phóng miền Nam Việt Nam
Khái niệm nạn nhân chất độc da cam. Nạn nhân chất độc da cam là những nạn
nhân bị nhiễm chất độc từ cuộc chiến tranh hóa học của Mỹ để lại, dẫn đến tình trạng
cỏc nạn nhân bị dị tật hoặc bất thường bẩm sinh từ cỏc thế hệ sau.
Khái niệm việc làm Việt Nam khái niệm việc làm được nêu trong Bộ luật lao
động năm 1994 “mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật
cấm đều được thừa nhận là việc làm.”
Như vậy từ khái niệm trên, nội dung của việc làm đó được mở rộng và tạo ra khả
năng to lớn giải phóng tiềm năng lao động, giải quyết việc làm cho nhiều người.
2. Đặc điểm tâm lý và sinh lý của người khuyết tật.
Do cú sự thiều hụt về thể chất dẫn tới khả năng hoạt động chức năng của người
tàn tật có thể sẽ bị suy giảm; ở người tàn tật có cơ chế bù trừ chức năng của các cơ
quan cảm giác.
Họ thường có tâm lý bi quan, chỏn nản, tự ti, mặc cảm, tủi phận, cho mỡnh là

người bỏ đi, là gánh nặng của gia đình, người thân, ngại giao tiếp với mọi người.
Họ là người rất giàu nghị lực vượt qua khó khăn, tật nguyền để đạt thành tích
trong lao động, học tập nếu được hỗ trợ tích cực của gia đình và xã hội.
Mặt khác họ là người có đời sống nội tâm rất nhạy cảm, tế nhị, dễ cảm thông với
những khó khăn của người khác hơn so với người bình thường.
Họ có nhu cầu được giao lưu, được tôn trọng, được chấp nhận như những người
bình thường khác và được đáp ứng các phương tiện, tiện nghi sinh hoạt phù hợp; Nhu
cầu được học văn hoá, học nghề phù hợp với dạng tật, tình trạng sức khoẻ; nhu cầu
được khám chữa bệnh, phục hồi chức năng (thẩm mỹ, tâm lý, sinh lý, xã hội)
3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về người khuyết tật.
3.1 Công ước LHQ về quyền của người khuyết tật
Sinh viên Đinh Thị Vân, Lớp LCĐ2.CT3
3
Chuyên đề Người khuyết tật
Ngày 13 Tháng 12 năm 2006, Liên Hợp Quốc đã thông qua Công ước quốc tế về
quyền của người khuyết tật,) đã có khoảng 200 quốc gia tham gia ký kết. Việt Nam là
thành viên đến nay (thời điểm của bài báo là năm 2008 thứ 118 tham gia ký Công ước
vào tháng 10/2007. Ngày 30/7/2009, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York, đại diện
Chính phủ Mỹ cũng đã ký công ước này. Đây là công ước quốc tế về nhân quyền đầu
tiên mà Mỹ đã ký trong gần một thập kỷ qua.
3.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với người khuyết tật nói chung và
nạn nhân chất độc da cam nói riêng.
Chế độ ưu đãi đối với người tàn tật nói chung và nạn nhân chất độc da cam nói
riêng đã được Nhà nước ta quan tâm từ rất lâu. Trước kia nước ta đã có nhiều văn bản
quy định chính sách đối với người tàn tật, nạn nhân chất độc da cam được thể hiện
trong Hiến pháp, Bộ luật lao động, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng
hình sự, Luật Hôn nhân và gia đình và được thể hiện tập trung trong pháp lệnh về
người tàn tật và hàng loạt các Nghị định của Chính phủ, Thông tư các Bộ đều được
quy định và hướng dẫn cụ thể chính sách chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy nghề đối
với những đối tượng là người khuyết tật nói chung, đồng thời ngày càng bổ sung

những điều khoản đối với những hành vi làm ảnh hưởng đến người tàn tật nói chung
Ngày 30/7/1998 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khoá X đã thông qua pháp lệnh về người tàn tật nói chung quy định về mức
trợ cấp, về học văn hoá, học nghề cho người tàn tật.
Nhân “Ngày vì nạn nhân chất độc da cam/điôxin Việt Nam” (10/8), Chủ tịch nước
Nguyễn Minh Triết đã gửi thư thăm hỏi tất cả các nạn nhân chất độc da cam/điôxin trên
cả nước trong đó khẳng định: Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn cảm thông
và dành cho những nạn nhân chất độc da cam/điôxin sự quan tâm đặc biệt.
Trong 3 thập kỷ qua, Đảng và Nhà nước ta đã nỗ lực trợ giúp những nạn nhân của
chiến tranh hóa học. Nhà nước ta đã thành lập ủy ban 10-80 điều tra về những hậu quả
của chiến tranh hóa học và Ban chỉ đạo 33 khắc phục hậu quả của cuộc chiến tranh đó.
Tháng 2-2000, Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ các nạn nhân và con cháu của
họ. Hàng trăm nghìn nạn nhân đã được khám, chữa bệnh, phẫu thuật chỉnh hình, phục
hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, cấp phương tiện hành nghề, có việc làm
Công tác trợ giúp những đối tượng là người tàn tật, đòi hỏi sự nỗ lực đồng bộ, có
hiệu quả của cộng đồng, sự phối hợp các ngành, các cấp, sự hỗ trợ của các tổ chức
quốc tế, chính phủ và các tổ chức phi chính phủ đối với những đối tượng là người tàn
Sinh viên Đinh Thị Vân, Lớp LCĐ2.CT3
4
Chuyên đề Người khuyết tật
tật là nạn nhân chất độc da cam.Nước ta đã quy định đầy đủ việc giúp đỡ những nạn
nhân là người tàn tật như thế nào, bao gồm:
Khám, chữa bệnh, chỉnh hình và phục hồi chức năng, nghỉ an dưỡng.
Học nghề và tạo điều kiện việc làm.
Cung cấp phương tiện thiết yếu cho những người bị tàn tật.
Cho đến nay, văn bản pháp luật đầy đủ và có hiệu lực rộng rãi về vấn đề người
khuyết tật duy nhất là pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ Quốc Hội về Người tàn tật
(06/1988/PL-UBTVQH10, ngày 30 tháng 07 năm 1998). Pháp lệnh cũng đã đề cập
đến nhiều chính sách dành riêng cho người khuyết tật có liên quan đến y tế, giáo dục,
học nghề, việc làm, hoạt động thể dục thể thao, vv

Năm 1992, Chính phủ Việt Nam đã ký vào tuyên bố chung về quyền tham gia
đầy đủ và bình đẳng của người tàn tật khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Nghị định của Chính phủ số 72/2002/NĐ-CP ngày 06/8/2002 quy định chi tiết thi
hành Pháp lệnh đối với người khuyết tật.
*Hạn chế:
Nhìn chung, Đảng và Nhà nước đã dành nhiều quan tâm cho lĩnh vực người
khuyết tật trong những năm qua. Tuy vậy, các văn bản thể hiện chính sách của Nhà
nước về lĩnh vực người khuyết tật còn ít và cho đến nay, nhiều văn bản đã cũ và không
còn phù hợp với tình hình hiện tại. Ví dụ như, Pháp lệnh về Người tàn tật cũng đã ra
đời cách đây hơn mười năm, nhiều vấn đề dành được nhiều quan tâm liên quan đến
lĩnh vưc người khuyết tật như việc làm, giáo dục, tiếp cận, vv hiện nay không còn
phù hợp ở nhiều điểm.
PHẦN II. CHÍNH SÁCH, HỖ TRỢ VIỆC LÀM CHO NẠN NHÂN CHẤT
ĐỘC DA CAM Ở VIỆT NAM.
I.Thực trạng người khuyết tật trên thế giới.
Thống kê trên thế giới có khoảng 10% người khuyết tật tương đương với 650
triệu người (khảo sát năm 2007). Sau đây là bảng thống kê chi tiết số người khuyết tật:
Quốc gia Tỉ lệ dân số khuyết tật Năm thống kê
Sinh viên Đinh Thị Vân, Lớp LCĐ2.CT3
5
Chuyên đề Người khuyết tật
New Zeland 20% 1996
Úc 20% 2000
Zambia 13.1% 2006
Thụy Điển 12.1% 1988
Nicaragua 10.3% 2003
Mỹ 19.4% 2000
Nói về hiện trạng người tàn tật có liên quan tới mắt; hiện nay, trên thế giới có
khoảng hơn 45 triệu người mù và 135 triệu người khiếm thị. Trong số những người mù
và khiếm thị, có đến 90% số người mù lòa sống ở các quốc gia nghèo nhất thế giới.

II. Thực trạng người khuyết tật tại Việt Nam.
Theo báo cáo của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, ước tính cả nước có
khoảng 5,4 triệu người tàn tật, chiếm 6,34% dân số cả nước, trong đó độ tuổi từ 16-55
chiếm 60%, nhóm trên 55 tuổi chiếm khoảng 24% và dưới 16 tuổi chiếm khoảng 16%.
Tham khảo các báo cáo kết quả điều tra (1994 – 1995, 1998) của Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội; các tài liệu khảo sát của Bộ Giáo dục, Bộ Y tế, các số liệu báo
cáo của mạng lưới chỉnh hình phục hồi chức năng; ý kiến của cộng đồng; các tài liệu
nghiên cứu, khảo sát của một số tổ chức Quốc tế đã tiến hành tại Việt Nam,
thực trạng về người tàn tật trong đó có người khiếm thị ở Việt Nam có thể được phản
ánh theo các điểm sau đây:
Các dạng tật chủ yếu và các nguyên nhân:
Các dạng tật:
Dạng
tật
Vận
động
Thị
giác
Thính giác Ngôn ngữ Trí tuệ Thần kinh
Tỉ lệ % 35,46 15,70 9,21 7,92 9,11 13,93
Các bảng trên đây cho thấy người tàn tật cơ quan vận động chiếm tỉ lệ cao nhất:
35,46% sau đó là thị giác: 15,70% và thần kinh chiếm 13,93
Sinh viên Đinh Thị Vân, Lớp LCĐ2.CT3
6
Chuyên đề Người khuyết tật
Theo thống kê của Viện Mắt Trung ương, nước ta hiện có khoảng 900.000 người
khiếm thị, trong đó có khoảng hơn 600.000 thuộc đối tượng mù chiếm 1,2% dân số cả nước.
Nguyên nhân gây mù ở Việt Nam qua điều tra:
Nguyên nhân mù Điều tra 2000-2002 (8 vùng sinh thái)
Số khám điều tra 13,896

1. Đục thể thuỷ tinh
2. Bệnh đáy mắt
3. Glôcôm
4. Mắt hột (CO)
5. Sẹo giác mạc khác
6. Tật khúc xạ
7. Mổ TTT không chỉnh kính
8. Biến chứng phẫu thuật
9. Nguyên nhân khác
71,3
11,5
5,7
2,7
2,3
0,8
1,7
1,8
2,3
Cộng 100 %
Tỷ lệ mù 2 mắt (ở người > 50 tuổi) 4,76%
Tỷ lệ mù 2 mắt (toàn dân) 0,63% (ước tính)
Theo kết quả của điều tra trên, tỷ lệ mù 2 mắt do mọi nguyên nhân ở người từ 50
tuổi trở lên qua điều tra ở miền Bắc là 4,34%, thấp hơn có ý nghĩa so với ở miền Nam
là 5,17%, trong đó tỷ lệ mù 2 mắt do đục thể thuỷ tinh trong suốt thời gian 2 thập kỷ
qua vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây mù ở nước ta, chiếm tới 71,3%, sau đó đến các
bệnh bán phần sau nhãn cầu ( dịch kính, võng mạc, thị thần kinh, màng bồ đào) chiếm
11,5%. Glocom là nguyên nhân gây mù thứ 3, chiếm tới 5,7%.
Như vậy, ước tính theo tỷ lệ mù ở dân số, thì hiện nay cả nước ta có ít nhất
482,700 người bị mù 2 mắt và 891,000 người mù 1 mắt. Trong số đó có khoảng
344,000 người mù 2 mắt (chiếm 71,3%) và 504,500 người bị mù 1 mắt (chiếm 56,6%)

do đục thể thuỷ tinh cần được mổ.
Sinh viên Đinh Thị Vân, Lớp LCĐ2.CT3
7
Chuyên đề Người khuyết tật
Tỷ lệ người khuyết tật chung cả nước là 15,3%. Vùng có tỷ lệ khuyết tật cao nhất
là Đông Nam Bộ, thấp nhất là Tây Bắc. Tỷ lệ người khuyết tật khu vực thành thị cao
hơn khu vực nông thôn (17,8% so với 14,4%).
Tỷ lệ người khuyết tật nữ cao hơn nam (16,58% so với 13,69%) lý do được đưa
ra là nhóm dân số nữ cao tuổi chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với nhóm dân số cao
tuổi là nam giới.
Nguyên nhân của các dạng tật:
Nguyên nhân dẫn tới tàn tật là do: bẩm sinh chiếm 34,15%, bệnh tật chiếm
35,75% và tai nạn chiến tranh là 19,07%. Riêng nguyên nhân tai nạn chiến tranh tỉ lệ
nam tàn tật cao hơn nhiều so với tỉ lệ của nữ. Tỉ lệ người đa tật chiếm khá cao: 20,22%
trong tổng số nguời tàn tật.
*Hoàn cảnh sống.
Báo cáo của Tiến sĩ Ôn Tuấn Bảo, Giám đốc văn phòng điều phối các hoạt động
hỗ trợ người tàn tật ở Việt Nam, về tổng quan tình hình người tàn tật Việt Nam và sự
hỗ trợ của chính phủ cho biết:
Phần lớn người tàn tật sống cùng với gia đình, chiếm tỉ lệ: 95,85%. Số người tàn
tật sống độc thân chiếm 3,31%. Tỉ lệ người tàn tật sống trong trại bảo trợ xã hội của
nhà nước là 0,22% (tập trung chính ở hai nhóm tuổi: 15 – 55 chiếm 54,17% và nhóm
tuổi dưới 15 chiếm 28,85%). Người tàn tật sống lang thang là 0,62%.
Sinh viên Đinh Thị Vân, Lớp LCĐ2.CT3
Thứ tự Nguyên nhân Tỉ lệ % so với người tàn tật
Tỉ lệ % Nam % Nữ %
1 Bẩm sinh . 34,15 30,44 40,61
2 Bệnh tật 35,75 29,75 46,11
3 Tai nạn lao động 1,98 2,36 1,32
4 Tai nạn giao thông 5,52 6,75 3,38

5 Tai nạn chiến tranh 19,07 27,07 5,14
6 Nguyên nhân khác 3,55 3,63 3,44
100 100 100
8
Chuyên đề Người khuyết tật
*Việc làm của người tàn tật.
Cả nước có 58,18% số người tàn tật có việc làm, tự nuôi sống mình và tham gia
đóng góp cho xã hội bằng nhiều công việc khác nhau. Tỉ lệ người tàn tật thất nghiệp là
30,43%. Vùng đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ là hai vùng có số người tàn tật
chưa có việc làm chiếm tỉ lệ cao, tương ứng là 41,86% và 35,77%.
Người ở độ tuổi lao động chiếm 69% và 50% số này đang tham gia sản xuất
*Trình độ văn hóa và chuyên môn:
Một bộ phận không nhỏ người tàn tật chưa biết chữ với tỉ lệ 35,58% chung cho
toàn quốc. Riêng khu vực nông thôn là 36,9%.
Người tàn tật có trình độ văn hóa cấp I chiếm tỉ lệ 25,36%. Người tàn tật có trình độ
văn hóa cấp II chiếm tỉ lệ 21,46% và cấp III là 5,64% (đặc biệt người tàn tật ở khu vực đô
thị có trình độ cấp III có tỉ lệ khá cao: 15,98%; so với khu vực nông thôn là 4,31%).
Phần lớn người tàn tật không có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm 97,64%. Chỉ
có một bộ phận nhỏ người tàn tật được đào tạo (công nhân kỹ thuật: 1,22%; trung học
chuyên nghiệp: 90,53%; cao đẳng và đại học 0,61%).
Hiện nay, cả nước có khoảng 1 triệu trẻ em khuyết tật, chiếm 3% trẻ em nói
chung ở lứa tuổi dưới 18. Mục tiêu của Việt Nam là sẽ đưa 50% trẻ em khuyết tật tới
trường vào năm 2005 và 70% vào năm 2010 so với mức hiện nay là 20 – 30%.
* Nguyên nhân gây ra các dạng khuyết tật.
Bẩm sinh; Tai nạn; Lão hóa khi tuổi cao; Ảnh hưởng chiến tranh
*Nguyện vọng của người tàn tật:
Theo kết quả điều tra, trong tổng số người tàn tật được hỏi ý kiến thì:
48,5% số người tàn tật mong muốn nhà nước trợ cấp vốn để tự tạo việc làm
23,9% có nguyện vọng phục hồi chức năng;
13,56% có nhu cầu được bố trí việc làm;

9,98% mong muốn nhà nước thu hút vào các cơ sở bảo trợ xã hội
4,08% có nguyện vọng được học nghề.
Nếu tính gộp các nhu cầu được trợ cấp vốn để tự tạo việc làm và có nguyện vọng
được đào tạo thì tỉ lệ này lên tới 66,14%. Điều này chứng minh đa số người tàn tật có
ý chí vươn lên để có cuộc sống tự lập, độc lập về kinh tế và hòa nhập với cộng đồng.
Sinh viên Đinh Thị Vân, Lớp LCĐ2.CT3
9
Chuyên đề Người khuyết tật
III. Chăm sóc, hỗ trợ việc làm cho nạn nhân chất độc da cam tại Việt Nam.
1.Thực trạng nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam.
Số nạn nhân chất độc da cam ở nước ta hiện nay đã là hơn 4 triệu nạn nhân và tốc
độ số nạn nhân chất độc da cam tiếp tục da tăng ngày càng nhanh (tăng gần 2- 3 lần)
chiếm 1/8 dân số nước ta.
Hơn thế nữa trong tổng số 4 triệu nạn nhân thì có tới 300.000 trẻ em đang bị
nhiễm trong số đó lại có 200.000 trẻ em bị dị tật bẩm sinh. Con số này cho thấy nhu
cầu học nghề và tạo điều kiện việc làm cho nạn nhân ngày càng trẻ hoá, trong đó:
Bị dị tật không còn khả năng lao động cần được phẫu thuật chỉnh hình chiếm
52%.;Số nạn nhân là trẻ em bị dị tật chiếm 10%;Số nạn nhân có nhu cầu học nghề và
kiếm việc làm chiếm 28%; Số nạn nhân phải bảo trợ thường xuyên chiếm 10%;Với
con số như vậy Quỹ đã có nhiều biện pháp giải quyết việc làm để giúp các nạn nhân
hoà nhập cộng đồng.
2. Thực trạng dạy nghề và tạo việc làm cho nạn nhân chất độc da cam.
Tổng số tiền huy động được để giúp đỡ nạn nhân.
Năm Số tiền huy động được
(tỷ đồng)
Số hộ được hỗ trợ
2003 19.700 283.000
2005 51.334 501.783
2006 57.552 507.138
2007 137.452 692.979

Nhìn vào bảng ta thấy tổng số tiền huy động được thông qua hoạt động tết vì
người nghèo hàng năm không ngừng tăng lên.
Năm 2005 tăng 260,58% so với năm 2003 (cụ thể là tăng 31,634 tỷ đồng). Còn số
hộ gia đình nạn nhân được hỗ trợ năm 2005 tăng 1,8 lần so với năm 2003.
Năm 2006 tăng 112,11% so với năm 2005. Còn số gia đình nạn nhân được hỗ trợ
tăng 1,01 lần so với năm 2005.
Sinh viên Đinh Thị Vân, Lớp LCĐ2.CT3
10
Chuyên đề Người khuyết tật
Năm 2007 tăng 238,8% so với năm 2006. Còn số hộ gia đình nạn nhân được hỗ
trợ tăng 1,37 lần.
Với tổng số tiền huy động được Quỹ đã hỗ trợ cho các nạn nhân học nghề và tạo
việc làm, còn lại đầu tư vào các hoạt động cung cấp các dụng cụ, vào việc chữa trị cho
các nạn nhân
Với tổng số tiền huy động được, Quỹ đã hỗ trợ cho nạn nhân về các mặt sau:
Trong các đợt hoạt động trên, Hội chữ thập đỏ Việt Nam đã giúp đỡ hơn 660.000
cải thiện đời sống sức khỏe, vật chất và tinh thần, dạy nghề cho hơn 4.115 trong đó:
86.775 hộ gia đình được cấp vốn cho chăn nuôi như: cung cấp con giống trâu,
bò , lợn, gà cung cấp hỗ trợ cho vay vốn với lãi xuất thấp; sản xuất: như làm mây,
tre, đan, làm may, ; buôn bán nhỏ như: buôn bán cám ở các vùng nông thôn thì rất
thuận lợi vì người dân ở đây chăn nuôi lợn gà nhiều,buôn bán làm tạp hóa, làm dịch
vụ từ đó các nạn nhân sẽ có thêm thu nhập tự tạo công việc mới cho mình góp phần
hòa nhập cộng đồng tố hơn.
175.730 người được khám chữa bệnh. Phần lớn các nạn nhân có rất nhiều bệnh,
bệnh suy dinh dưỡng, khối nang u do dị chứng để lại. Nên trong đợt này các nạn nhân
được khám để ngăn chặn những bệnh mới và chữa những bệnh cũ mà chưa khỏi hẳn
4.844 nạn nhân được phẫu thuật chỉnh hình và phục hồi chức năng cho các nạn
nhân bị khuyết tật.
9.540 nạn nhân được cấp xe lăn, xe lắc cho các nạn nhân khuyết tật vận động.
Xây dựng 2.772 nhà tình nghĩa cho nạn nhân. Trong quá trình xây dựng nhà tình

nghĩa thì Quỹ áp dụng mô hình huy động nguồn lực tại cộng đồng bằng cách khi dựng
nhà thì mỗi họ hàng làng xóm có gì góp thứ đó người thì góp tre, người thì góp
ngói như vậy thì nguồn vốn xây dựng sẽ được giảm xuống góp phần đóng góp thêm
nhiều nhà tình nghĩa cho nạn nhân.
Cấp học bổng cho 7.594 học sinh, sinh viên là nạn nhân chất độc da cam. Làm
như vậy sẽ khuyến khích những học sinh là nạn nhân phấn đấu học tập và tạo đà đóng
góp vào sự phát triển của đất nước; Bảo trợ thường xuyên cho 152.347 nạn nhân.
Dạy nghề cho hơn 4.115 nạn nhân .Đáp ứng nhu cầu nguyện vọng cho những nạn
nhân có nhu cầu học nghề tìm kiếm việc làm từ đó giúp các nạn nhân tự nuôi bản thân
mình, tránh được mặc cảm tự ti và xây dựng gia đình riêng cho mình như bao người
dân khác.
Sinh viên Đinh Thị Vân, Lớp LCĐ2.CT3
11
Chuyên đề Người khuyết tật
Các hỗ trợ khác cho 223.349 nạn nhân: xây giếng, làm hệ thống nước, cung cấp
dụng cụ trợ giúp Hình thức hỗ trợ này là giúp cho những nhu cầu thiết yếu cho các
nạn nhân, giúp các nạn nhân đi lại sinh hoạt cho thuận lợi hơn.
Ngoài ra còn hàng trăm nghìn nạn nhân được tặng quà, thăm hỏi trong các dịp lễ,
tết Đây là những món quà có ý nghiã tinh thần rất lớn giúp cho những đối tượng yếu
thế được sưởi ấm tấm lòng.
3. Phân tích thực trạng học nghề và tạo việc làm cho nạn nhân chất độc da cam.
Vấn đề giải quyết việc làm không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà còn là
trách nhiệm của toàn xã hội,mỗi cá nhân và của mọi tổ chức xã hội.Trong những năm
gần đây, Quỹ đã tận dụng khai thác và phát huy mọi nguồn lực trong nước và ngoài
nước để giải quyết việc làm cho nạn nhân.
Kết quả của dạy nghề và tạo việc làm cho nạn nhân từ năm 2004 tới nay của Quỹ
Đơn vị:Người
Chỉ tiêu 2004 2006 2008
Tổng số nạn
nhân được dạy nghề

và tạo việc làm
80.250 87.300 90.890
Việc làm tạm thời
650 550 890
Việc làm ổn định
79.600 86.750 90.000
Nhìn bảng ta thấy tổng số nạn nhân chất độc da cam được hỗ trợ dạy nghề và tạo
việc làm có xu hướng ngày càng tăng, năm 2008 tăng 104,11% so với năm 2006 ( cụ
thể là tăng 3.590 người ). Năm 2006 tăng 108,78% so với năm 2004 ( cụ thể là tăng
7.050 người ). Năm 2008 Quỹ đã dạy nghề và tạo được việc làm cho 90.890 nạn nhân
( trong đó dạy nghề cho 4.115 nạn nhân và tạo việc làm bằng hỗ trợ phát triển kinh tế
cho 86.775 hộ) đã đạt 2.204,46% so với tổng số nạn nhân chất độc da cam là 2 triệu
nạn nhân.
Sinh viên Đinh Thị Vân, Lớp LCĐ2.CT3
12
Chuyên đề Người khuyết tật
Năm 2004 tổng số nạn nhân có việc làm ổn định chiếm 99,2%, việc làm tạm thời
chiếm 0,8%. Còn năm 2006 tổng số nạn nhân có việc làm ổn định chiếm 99,37%, việc
làm tạm thời chiếm 0,63% .Đến năm 2008 số nạn nhân có việc làm ổn định chiếm
99,02% , việc làm ổn tạm thời chiếm 0,8%. Nhìn chung tổng số nạn nhân được học
nghề và tạo việc làm ngày càng tăng, sau đó số nạn nhân tự lực và tự tạo được công
việc ổn định nhìn chung chiếm hơn 99%. Đó là một thành công lớn của Quỹ
Về vấn đề dạy nghề và tạo việc làm.Quỹ đã tổ chức dạy nghề cho 4.115 nạn
nhân.Trong thời gian đầu của dự án, các cán bộ bàn bạc, hướng dẫn những người
hưởng lợi lựa chọn ngành nghề thích hợp cho mình, tùy theo điều kiện sức khỏe, lứa
tuổi mà lựa chọn ngành nghề cho phù hợp với hoàn cảnh tường đối tượng.Ví dụ như
các nạn nhân chất độc da cam nếu là nữ thì có thể dạy các nghề như: may mặc, đan
len, thêu, mây tre đan Còn nều nạn nhân là nam giới thì có thể tư vấn và dạy nghề
như: sửa xe, thủ công mỹ nghệ, máy khâu Trong thực tế thì ngoài dự án của Quỹ các
nạn nhân còn được sự trợ giúp rất lớn từ cộng đồng, những người xung quanh nạn

nhân có thể hỗ trợ cho vấn đề học nghề của nạn nhân như có thể hỗ trợ vồn cho nạn
nhân mua dụng cụ để làm việc, không thì lại hỗ trợ các nạn nhân bằng cách cho nạn
nhân đồ dùng sửa xe, nều nạn nhân là người học nghề sửa xe, giúp nạn nhân về máy
khâu nếu nạn nhân là người học máy khâu.Cũng có thể huy động những nhóm tự giúp,
để các nạn nhân học tập kinh nghiệm những thế hệ đi trước trong cùng hoàn cảnh thì
dễ đồng cảm hơn. Khi kết thúc lớp học nghề thì tùy từng điều kiện mà các nạn nhân
lựa chọn làm luôn lại trung tâm học nghề hoặc là tự mình mở làm riêng. Đối với
những trung tâm nhận dạy nghề và tạo điều kiện việc làm cho nạn nhân thì sẽ được
nhà nước và Quỹ hỗ trợ kinh phí và có những ưu tiên khác nhau. Đó là điều kiện rất
thuận lợi để các nạn nhân chất độc da cam tự lực hòa nhập cộng đồng.
Về việc tạo việc làm cho nạn nhân bằng cách hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình:
Đã có 86.775 hộ gia đình được cấp vốn cho chăn nuôi, sản xuất, buôn bán nhỏ,
làm dịch vụ
Bắt đầu dự án nên tư vấn hỗ trợ chọn đúng hình thức phát triển kinh tế hộ gia
đình, phù hợp với điều kiện của họ.
Nguyên tắc tiếp theo là không hỗ trợ tiền mà giúp họ con giống: bò, lợn, trâu, dê,
gà, vịt, cá, trăn ; các phương tiện hành nghề : máy khâu, dụng cụ sửa xe, máy ép mía,
xe đẩy hàng, tủ đựng hàng
Sinh viên Đinh Thị Vân, Lớp LCĐ2.CT3
13
Chuyên đề Người khuyết tật
Sau khi đã hỗ trợ như vậy thì tiếp đó hưỡng dẫn từng hộ gia đình cách phát triển,
phòng bệnh của gia súc gia cầm.Trong thực tế thì các dự án của Quỹ còn phát huy tác
dụng hơn nhiều :ví dụ mô hình nhóm tự giúp chăn nuôi . Khi mà được Hội và Quỹ hỗ
trợ nuôi bò thì các hộ đều được hỗ trợ đó đã cùng giúp nhau chia sẻ kinh nghiệm chăn
nuôi, trồng cỏ, hỗ trợ thức ăn, thì 8-12 hộ gia đình hình thành một nhóm và quay vòng
đi chăm sóc bò, như vậy mỗi hộ gia đình 8-12 ngày mới phải đi chăm sóc bò một lần,
hình thức này cũng thu hút cả những người dân ở xung quanh không phải là nạn nhân
tham gia ngày càng đông đảo vì nó có lợi cho người dân rất nhiều. Đây là minh chứng
điển hình cho ở tỉnh Gia Lai.

Tiếp theo nữa là Quỹ đưa các nhân tham gia chủ động vào các dự án chứ không
nhận sự trợ giúp một cách bị động cũng mang lại hiệu quả thiết thực. Để lựa chọn hình
thức lựa chọn phù hợp với mình Hội chữ thập đỏ đã bàn với các nạn nhân .Nguyên tắc
là hình thức hỗ trợ phải phù hợp với từng hoàn cảnh nạn nhân .Với nguyên tắc này
trong một dự án hỗ trợ phát triển kinh tế có thể có tới hàng chục lọa hình hỗ trợ khác
nhau:nuôi lơn, nuôi bò, nuôi dê, nuôi trăn trồng ngô, trồng điều, buôn bán tạp hóa,
làm bún, sửa chữa điện tử, sửa chữa xe máy, cấp thuyền, cấp vó tép Sau một thời
gian dự án kết thúc thì cả bộ mặt của làng Sa Thày thay đổi.Do vậy Hội chữ thập đỏ đã
thực hiện theo đúng phương trâm có sự tham gia tích cực của nạn nhân
Bằng những việc làm trên Quỹ và Hội đã tạo được việc làm cho gần 1 triệu nạn
nhân chất độc da cam có việc làm trên cả nước, góp phần làm giảm tỷ lệ nghèo đói. Để
tăng thêm những cơ hội có việc làm cho các nạn nhân thì vấn đề dạy nghề và tạo việc
làm cho họ càng được quan tâm hơn nữa. Dạy nghề phải chú trọng đến việc làm và
chú trọng đến những điểm sau.
Nghề mà xã hội đang có nhu cầu phổ biến;Quá trình đào tạo phù hợp với đối
tượng;Chi phí đào tạo không quá lớn;Khả năng tự lực để làm việc sau đào tạo tốt.
Như vậy tạo việc làm cho lao động nói chung cho nạn nhân chất độc da cam nói
riêng đã đạt được nhiều kết quả. Kết quả tạo việc làm qua các năm đều có sự khác
nhau, tăng hay giảm đều do việc thực hiện các giải pháp, các chương trình, dự án có
tốt không?.Trong quá trình giải quyết việc làm, bên cạnh những thuận lợi thì còn có
những khó khăn đòi hỏi sớm có hiệu quả khắc phục.
4. Những thuận lợi và khó khăn trong việc dạy nghề và tạo việc làm cho nạn nhân.
4.1 Những thuận lợi:
Sinh viên Đinh Thị Vân, Lớp LCĐ2.CT3
14
Chuyên đề Người khuyết tật
Theo truyền thống của dân tộc ta thì những đối tượng yếu thế đang được sự quan
tâm của Đảng và Nhà nước, nên việc đầu tư cho những đối tượng này cũng rất lớn. Đây
cũng là điều kiện thuận lợi tạo ra nhiều việc làm cho các nạn nhân chất độc da cam.
Phần lớn các nạn nhân là những hộ gia đình nghèo nên họ có ước nguyện rất giảm dị

là có một nghề hoặc thu nhập từ một nguồn nào đó để giảm gánh nặng cho gia đình và xã
hội.Cho nên khi có dự án xuống thì phần lớn các nạn nhân đều tham gia nhiệt tình, không
ngừng học hỏi để cố gắng kiếm một nghề phù hợp với khả năng của mình.
Bên cạnh đó còn có rất nhiều tổ chức, cá nhân, tình nguyện viên mở nhiều lớp
dạy nghề cho nạn nhân và sau khi thời gian học nghề kết thúc các nạn nhân có thể có
việc làm tại trung tâm.
Những nghề mà các nạn nhân có thể làm là những nghề đơn giản, nên việc học và
làm việc cũng thuận lợi hơn rất nhiều và các nạn nhân có thể tự dạy nhau lấy kinh
nghiệm của người trước dạy cho những người sau.
4.2 Những khó khăn:
*Trong việc dạy nghề:
Khi dạy nghề cho nạn nhân thì thời gian kéo dài hơn người bình thường, nhưng
điều quan trong hơn là nạn nhân thường hay mặc cảm tự ti và không kiên nhẫn được
như người bình thường. Nên khi đào tạo xong nhiều nạn nhân không đáp ứng được
công việc nên lại phải cho nạn nhân thực tập tại cơ sở đào tạo hoặc đào tạo lại để tránh
mặc cảm của nạn nhân.
Khi dạy nghề cho nạn nhân nhiều nạn nhân không biết mình làm được nghề gì
phù hợp, hoặc có khi lại lựa chọn nghề sai không hợp với khả năng của mình.Nên
trong thời gian đào tạo thì cần thêm việc tư vấn và động viên nạn nhân.
Nhiều nạn nhân luôn có mặc cảm tự ti nghĩ mình không làm được gì nên khi có
dự án dạy nghề của Nhà nước thì không tham gia cùng những đối tượng hưởng lợi,
nên khi đối tượng này tham gia thì việc xóa bỏ mặc cảm tự ti trong thời gian đào tạo
nghề cho những đối tượng này là rất khó khăn.
Thường các nạn nhân là những đối tượng nghèo, không có hoặc không thể được
đi học như những người bình thường , nên trong khi dạy nghề thì trình độ nhận thức
của những nạn nhân thấp gây khó khăn cho việc giảng dạy cho nạn nhân.
Các trung tâm, các cơ sở dạy nghề cho những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt
còn rất hạn chế, nên cũng gây khó khăn cho những nạn nhân có mong muốn học nghề.
Sinh viên Đinh Thị Vân, Lớp LCĐ2.CT3
15

Chuyên đề Người khuyết tật
* Trong việc tạo việc làm cho nạn nhân.
Do sự hiểu biết và trình độ dân trí kém cho nên khi Quỹ tạo việc làm cho nạn
nhân theo các hình thức như:cung cấp vốn để buôn bán tạp hóa, khi mở xong quán cho
các nạn nhân thì trẻ con đến xin thế là hộ gia đình nạn nhân lại đem hết bánh kẹo đồ
dung phát cho trẻ em. Thế là Quỹ lại phải cung cấp lại vốn và ở lại giám sát.
Những việc mà các nạn nhân có thể làm là những nghề đơn giản, sản phẩm làm
ra chất lượng lại không được tốt cho lắm nên khó khăn cho việc tạo việc làm mới cho
nạn nhân và thị trường tiêu thụ còn hạn chế.
Nhiều địa phương trình độ dân trí còn kém nên có những cái nhìn lệch lạc về nạn
nhân chất độc da cam. Thậm chí nhiều người không biết cứ nghĩ là những nạn nhân bị
tật nguyền hoặc ung thư chức năng nào đó của cơ thể là sợ bị lây, nên có những nạn
nhân có việc làm nhưng lại không đầu vào.
Trong khi tạo việc làm cho các nạn nhân thường xuyên khó khăn là các chủ
doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất không muốn nhận những người tàn tật vào làm vì
phải thực hiện nhiều chế độ mà ở lao động những người bình thường không có.
5. Những giải pháp toàn dân ta đã hoạt động để trợ giúp cho nạn nhân chất
độc da cam.
Được sự chỉ đạo của Nhà nước và Hội chữ thập đỏ Việt Nam, Quỹ Bảo trợ nạn
nhân chất độc da cam đã phối hợp với các ban nghành đoàn thể thực hiện các hoạt
động nhằm trợ giúp cho nạn nhân chất độc da cam học nghề và tạo việc làm bằng các
hoạt động cụ thể:
* Tổ chức tuyên truyền, vận động sự ủng hộ, giúp đỡ về vật chất và tinh thần của
các Chính phủ, các tổ chức kinh tế- xã hội- khoa học, cá nhân trong nước và quốc tế
đối với nạn nhân chất độc da cam.
Công tác tác tuyên truyền, vận động sự ủng hộ, giúp đỡ về vật chất và tinh thần
cho nạn nhân chất độc da cam được tiến hành ở tất cả các cấp:
Cấp Trung ương:
Hàng năm tổ chức các đợt hoạt động trong đó có hai đợt hoạt động lớn là tết vì
người nghèo vì nạn nhân chất độc da cam và Ngày vì nạn nhân chất độc da cam 10-8.

Thông qua các đợt hoạt động này, bạn bè trong nước và quốc tế hiểu biết hơn nạn nhân
chất độc da cam.
Sinh viên Đinh Thị Vân, Lớp LCĐ2.CT3
16
Chuyên đề Người khuyết tật
Hiệp Hội chữ thập đỏ và trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế ra lời kêu gọi hỗ trợ nạn
nhân chất độc da cam Việt Nam.
Đưa các bài tin về nạn nhân chất độc da cam, hậu quả của nạn nhân chất độc da
cam trện truyền hình nhân đạo, chương trình vì người nghèo trên VTV1 và VTV4, các
báo của Hội chữ thập đỏ và các báo, các phương tiện thông tin đại chúng. Phổ biến
tuyên truyền những hình thức hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam có hiệu quả.
Tham gia nhiều hội nghị, hội thảo trong nước và Quốc tế về chất độc da cam và
về dioxin để giới thiệu về tác hại và hậu quả của chất độc da cam ở Việt Nam để từ đó
có hình thức hỗ trợ cho phù hợp
Phổ biến, tuyên truyền những hình thức hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam có hiệu
qủa để kêu gọi mọi người hướng về nạn nhân từ đó giúp cho việc học nghề và việc làm
cho nạn nhân được thuận lợi hơn nữa.
Cấp tỉnh, huyện, xã:
Hàng năm tổ chức các đợt hoạt động trong đó hai đợt hoạt động lớn là Tết vì
người nghèo vì nạn nhân chất độc da cam và Ngày vì nạn nhân chất độc da cam 10-8
theo sự chỉ đạo của Trung ương Hội chữ thập đỏ Vịêt Nam.
Tổ chức truyền hình trực tiếp ở tỉnh, đưa các bài, tin về nạn nhân chất độc da
cam, hậu quả của nạn nhân chất độc da cam trên truyền hình địa phương và truyền
hình nhân đạo.
* Quỹ đã thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế đặc biệt là
tạo điều kiện về vốn để phát triển kinh tế hộ gia đình, cung cấp con giống và phương
thức chăn nuôi, buôn bán để các nạn nhân tự làm giàu chính quê hương của mình.
*Qũy đã huy động được 18 dự án ngoài nước, 4 dự án từ nguồn ngân sách Nhà
nước và 11 dự án nhỏ từ nguồn đóng góp của các tổ chức cá nhân trong và ngoài
nước. Các dự án này đóng vai trò rất quan trọng trong việc dạy nghề và tạo việc làm

cho nạn nhân chất độc da cam.
*Tham gia kiến nghị với cơ quan Nhà nước trong việc xây dựng các chế độ,
chính sách đối với nạn nhân chất độc da cam và hình thức, biện pháp để bảo trợ đối
tượng này
Tham gia các hội thảo cùng với các bộ phận chức năng của bộ Lao Động-
Thương binh và xã hội, có những đề xuất về chính sách đối với nạn nhân chất độc da
cam, với người khuyết tật.
Sinh viên Đinh Thị Vân, Lớp LCĐ2.CT3
17
Chuyên đề Người khuyết tật
Tham gia các hội thảo, hội nghị với ban chỉ đạo Quốc gia về khắc phục hậu quả
của chất độc chiến tranh. Đặc biệt quỹ đảm nhận phần đề xúât, giới thiệu các hình thức
hỗ trợ hiệu quả cho nạn nhân chất độc da cam.Tham gia các hội thảo xây dựng kế
hoạch khắc phục hậu quả chất độc hoá học chiến tranh.
Trong quá trình hoạt động, Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam đã đề xuất một
số phong trào, phát động phát triển trên quy mô toàn quốc.Điển hình là 2 phong
trào:”tết vì người nghèo, vì nạn nhân chất độc da cam”, và “Ngày vì nạn nhân chất độc
da cam 10-8”.
CÁC MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CÓ HIỆU QUẢ CỦA QUỸ.
*Mô hình huy động tại cộng đồng :
Dựa vào nguồn huy động được, trong quá trình phát triển các dự án, Hội chữ thập
đỏ các cấp tiếp tục huy động thêm nguồn lực để giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam.
Hình thức huy động nguồn lức trong quá trình hoạt động đã trỏ thành một mô hình,
trong một số trường hợp nó được coi như phần đối ứng của địa phương.
Ví dụ :để thức hiện xây nhà cho một hộ nạn nhân.Hội chữ thập đỏ họp với hộ gia
đình họ hàng nạn nhân, với bà con lối xóm và các tình nguyện viên Hội chữ thập đỏ để
huy động nhân công giúp cho nạn nhân, huy động thêm nguyên vật liệu, thậm chí có
thể huy động thêm cả tiền.Với hình thức này nểu tièn của dự án hỗ trợ cho 1 hộ nạn
nhân là 8 triệu đồng thì trên thức tế giá trị nhà làm được cho nạn nhân là tối thiểu từ 12
đến 18 triệu đồng, có khi lển đến 40 triệu.

Việc hỗ trợ phát triển chăn nuôi:Hội chữ thập đỏ thường huy động lức lượng
khuyến nông hỗ trợ kỹ thuật, huy động những gia đình có kinh nghiệm chăn nuôi cung
cấp giống cỏ và truyền đạt kinh nghiệm chăn nuôi cho các gia đình mới được hỗ trợ
Trong việc chăm sóc sức khoẻ cho nạn nhân chất độc da cam, mô hình huy động
tại cộng đồng cũng được triển khai đa dạng và có hiệu quả.Bên cạnh nguồn được hỗ
trợ từ các dự án của Nhà nước hoặc của các tổ chức phi Chính phủ, Hội chữ thập đỏ
còn huy động sự tham gia của các viện như khoa Phẫu thuật chỉnh hình bệnh viện
Xanh Phôn, Trung tâm phẫu thuật chỉnh hình phục hồi chức năng Quy Nhơn , Trụng
tâm phát triển cộng đồng để hỗ trợ kỹ thụât cho việc phẫu thuật, phục hồi chức năng
và phục hồi chức năng tại cộng đồng.
Sinh viên Đinh Thị Vân, Lớp LCĐ2.CT3
18
Chuyên đề Người khuyết tật
Với hình thức này khi nhận được nguồn hỗ trợ , Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc
da cam các cấp đã huy động thêm làm cho sự giúp đỡ nạn nhân có hiệu quả hơn.Ví dụ
từ nguồn ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho các tỉnh Tây Nguyên và Tây Ninh, Quỹ đã
vận động thêm các nguồn khác để hỗ trợ cho nạn nhân chưa nhận được nguồn hỗ trợ
của Nhà nước, tỉnh Đắc nông nhận tổng số tiền trong 4 năm là khoảng 2 tỷ thì lượng
huy động để mở rộng đồi tượng là khoảng 5 tỷ.
* Nhóm tự giúp :
Mô hình hoạt độngcủa nhóm tự giúp đã gắn kết các nạn nhân, thậm chí cả những
người không phaỉ là nạn nhân để thực sự trợ giúp nhau trong cuộc sống. Ví dụ mô
hình nhóm tự giúp chăn nuôi : những người cùng được Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc
da cam - Hội chữ thập đỏ hỗ trợ nuôi bò cùng giúp nhau chia sẻ kinh nghiệm chăn
nuôi, trồng cỏ, hỗ trợ thức ăn, thường 8- 12 gia đình hình thành nhóm tự giúp, họ sẽ
quay vòng đi chăm sóc bò, với hình thức này mỗi hộ gia đình từ 8- 12 ngày mới phải
đi chăn bò một lần.Hình thức này đã thu hút cả những gia đình không phải là nạn nhận
cũng hăng hái tham gia nhóm tự giúp của Chữ thập đỏ vì họ có lợ ích thực sự từ việc
tham gia nhóm tự giúp. Hình thức này được triển khai rất hiệu quả ở nhiều nơi, đặc
biệt các nhóm tự giúp đối với gia đình nạn nhân chất độc da cam tại tỉnh Gia Lai được

hỗ trợ bởi dự án “giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam khu vức các tỉnh Tây Nguyên và
Tây Ninh’
* Các dự án có sự tham gia tích cực của nạn nhân chất độc da cam.
Mô hình đưa các nạn nhân chất độc da cam tham gia chủ động vào các dự án chứ
nhận sự trợ giúp một cách bị động cũng mang lại hiệu quả thiết thực.để chọn hình thức
hỗ trơ, cán bộ Hội chữ thập đỏ bàn bạc với nạn nhân.
Nguyên tắc là hình thức hỗ trợ phải phù hợp nhất với hoàn cảnh từng nạn nhân.
Vời nguyên tắc này trong một dự án phát triển kinh tế có thể tới hàng chục loại hình
hỗ trợ khác nhau :nuôi lợn, nuôi bò, nuôi trâu, nuôi dê, nuôi trăn, nuôi cá, trồng điều,
trồng ngô, làm bún, sửa chữa điện tử, buôn bán tạp hoá, sửa chữa xe máy, cấp thuyền,
vó tép sự bàn bạc đưa các nạn nhân trực tiếp tham gia không dừng lại ở những người
khó khăn mà có cả cộng đồng cùng tham gia. Với hình thức này thông qua báo Tuổi
trẻ thành phố Hồ Chí Minh, làng Chữ thập đỏ Sa Thày đã ra đời, ở đây có những gia
đình được xây nhà, sửa nhà, đào giếng và cung cấp nước phát triển trồng ngô,hoa màu,
nuôi bò, giúp đỡ nhau chăm sóc các nạn nhân. Làng chữ thập đỏ Sa Thày không chỉ có
các nạn nhân và gia đình nạn nhân tham gia mà tất cả các gia đình trong làng cùng
Sinh viên Đinh Thị Vân, Lớp LCĐ2.CT3
19
Chuyên đề Người khuyết tật
tham gia. Sau một thời gian hỗ trợ, bộ mặt của làng đã thay đổi căn bản, nếp sinh hoạt
cũng được đổi mới. Việc triển khai dự án “Giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam các tỉnh
khu vực Tây Ninh và Tây Nguyên” nguồn ngân sách Nhà nước , dự án “Hỗ trợ nạn
nhân chất độc da cam và người khuyết tật nghèo” do Hội chữ thập đỏ Mỹ tài trợ cũng
được thực hiện theo phương châm có sự tham gia tích cực của nạn nhân, các nạn nhân,
gia đình nạn nhân sau khi được hỗ trợ có thể vươn lên bằng chính điều kiện của mình.
Do liên tục đánh giá rút kinh nghiệm qua mỗi đợt hoạt động, do có đội ngũ 4 cấp
trong toàn quốc, chỉ tiêu rõ ràng, huy động được cộng đồng cùng tham gia giúp đỡ nạn
nhân, các hoạt động của Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam đã và đang có lòng tin
đối với nạn nhân chất độc da cam, được các cấp chính quyền đoàn thể ủng hộ.Nhiều
dự án của Quỹ khi được triển khai được nhân dân đành giá là dự án của lòng dân.

Các cấp hội và toàn thể Hội viên Hội chữ thập đỏ Vịêt Nam ý thức sâu sắc việc
giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam là lương tri và là trách nhiệm của mọi người và coi
đây là một trong những nhiệm vụ chính và quan trọng của Hội hiện nay và trong
những năm tới’
MỘT VÀI GIẢI PHÁP
Ngày nay một trong những giải pháp quan trọng và nóng bỏng của đất nước Việt
Nam là vụ kiện dioxin đòi Mĩ phải bồi thường cho những nạn nhân Việt Nam. Gần đây,
quan hệ Việt Nam và Mỹ trong vấn đề giải quyết hậu quả chất độc da cam/dioxin ở Việt
Nam đã có những bước đi theo hướng tích cực (dù nhỏ và chậm) nhưng cũng cần được
ghi nhận. Chúng ta yêu cầu Chính phủ Hoa Kỳ hợp tác chân thành và đầy đủ, cùng Việt
Nam tiến hành đồng thời ba vấn đề: Hỗ trợ nhân đạo cải thiện cuộc sống cho các nạn
nhân chất độc da cam; Thực hiện việc tẩy độc ở một số vùng nồng độ dioxin còn cao;
Hợp tác nghiên cứu khoa học về tác hại của chất độc da cam/dioxin. Những yêu cầu này
là bước ngoặt quan trọng giúp các nạn nhân cả về vật chất lẫn tinh thần.
1. Giải pháp phòng ngừa tác hại của chất độc da cam.
Các phương pháp cụ thể có thể hạn chế tác hại của dioxin đến sức khoẻ con
người gồm:
Phát hiện những người mang gen lặn có hại, tư vần di truyền để phòng ngừa việc
sinh con bị dị tật và bị một số bệnh di truyền. Hai người mang gen lặn ở trạng thái dị hợp
sẽ không có biều hiện bất thường gì nhưng khi sinh con: 1/4 số con của họ sẽ bị dị tật
Sinh viên Đinh Thị Vân, Lớp LCĐ2.CT3
20
Chuyên đề Người khuyết tật
Áp dụng các biện pháp an toàn hoá chất đặc biệt khi nghi có thể tiếp xúc với chất
độc hại. Tẩy độc môi trường với những vùng nóng, Cung cấp nước sạch cho nhân sống
ở những vùng nóng.
Thăm khám, chăm sóc bà mẹ khi mang thai: cung cấp thức ăn sạch, sử dụng một
số chất chống oxy hoá và cung cấp đủ vitamin.Có chế độ ăn và sử dụng một số thuốc
và vitamin đặc biệt vitamin nhóm B cho những bà mẹ có nguy cơ cao.
Khám và phát hiện dị tật trước sinh.

Phát hiện sớm để có biện pháp khắc phục sớm.
Sử dụng một số biện pháp có thể áp dụng ở cộng đồng: hướng dẫn chế độ ăn, các
biện pháp phòng tránh sinh con khuyết tật và bệnh dy truyền.
Vấn đề hiện nay và trong thời gian tới cần tập trung là phòng ngừa chất độc hoá
học ở các thế hệ sau. Thực chất của việc này là phòng ngừa các bất thường bẩm sinh.
2. Một số giải pháp khắc phục hậu quả chiến tranh hoá học:
Hậu quả chiến tranh hoá học còn kéo dài.Công việc chủ yếu và quan trọng nhất
vẫn là việc giúp đỡ các nạn nhân.
Các biện pháp giúp đỡ nạn nhân có thể là:
1.Tổ chức khám bệnh và chữa bệnh một cách thường xuyên và hệ thống.
2. Nhiều nạn nhân gặp khó khăn trong cuộc sống và sinh hoạt.Vì vậy bên cạnh
chăm sóc y tế, cần có các hình thức hỗ trợ cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho
nạn nhân.
3. Song song với việc giúp đỡ nạn nhân là việc tẩy rửa môi trường, nơi có các
chất độc hoá học.
4.Tiếp tục tổ chức nghiên cứu khoa học, tìm hiểu cơ chế gây bệnh của dioxin, tìm
những tổn thương mang tính đặc hiệu. Từ đó có những giải pháp điều trị có hiệu quả,
ngăn chặn di chứng để lại cho các thế hệ sau.
3. Giải pháp dạy nghề và tạo việc làm cho nạn nhân chất độc da cam.
Giải pháp 1. Một vài lưu ý trong quá trình dạy nghề và tạo việc làm cho nạn nhân:
Trong quá trình dạy nghề cho các nạn nhân thì thời gian dạy nghề phải dài hơn
bình thường
Sinh viên Đinh Thị Vân, Lớp LCĐ2.CT3
21
Chuyên đề Người khuyết tật
Với những nghề nạn nhân sẽ làm ở nhà thì cho nạn nhân học nghề ở những nơi
đào tạo tốt nhất, có nhiều kinh nghiệm đào tạo để khi về tới gia đình nạn nhân có thể
tự vững và tự tin mình đứng ra làm riêng
Với những nghề sẽ làm ở cơ sở sản xuất thì nên gắn quá trình đào tạo với tìm
việc, đào tạo ở nơi sẽ nhận người làm.

Đối với những cơ sở dạy nghề nhận nạn nhân chất độc da cam thì Quỹ cần hỗ trợ
sao cho nạn nhân có điều kiện học nghề, học tập cho thuận lợi ( làm đường đi cho xe
lăn, cải tạo đường đi, nhà vệ sinh, có bàn nghế đặc biệt riêng để người khuyết tật có
thể sử dụng được).Trong thời gian học tập nghề cần có sự giám sát, động viên khuyết
khích để các nạn nhân có thêm nghị lực học nghề tập tốt hơn.
Giải pháp 2 : Chương trình dạy nghề, tạo việc làm, hoàn thiện kỹ năng lao động
cho nạn nhân, làm cho các nạn nhân tự khẳng định mình trong xã hội .
Giải pháp 3: Phát triển và quản lý tốt các trung tâm xúc tiến việc làm, trung tâm
giáo dục, chữa bệnh
Giải pháp 4: Giải quyết việc làm cho nạn nhân cần phải kết hợp với việc giải
quyết vấn đề đói nghèo và vấn đề xã hội.
Giải pháp 5: Phát triển ngành nghề gia công mây, tre, đan cần nhiều lao động là
người tàn tật. Đây là một hướng rất quan trọng, khai thác thế mạnh của những nạn nhân .
Giải pháp 5: Khuyến khích các doanh nghịêp vừa và nhỏ sử dụng nhiều lao động
là người tàn tật, nạn nhân chất độc da cam nhằm thu hút nhiều lao động là nạn nhân
vào sản xuất kinh doanh.
Giải pháp 7: Khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống.
Giải pháp 8: Đẩy mạnh phát triển các mô hình VAC.
Giải pháp 9: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát triển các hình thức đào tạo nghề:
Giải pháp 10: Nên tạo những nhóm tự giúp và hướng dẫn cách xin việc, liên hệ
giới thiệu cho những nạn nhân đã có tay nghề.
Các giải pháp này nhằm khắc phục những hạn chế trong việc dạy nghề và tạo
việc làm cho các nạn nhân về việc hỗ trợ vốn cho các nạn nhân có nghề bằng hình thức
phát triển kinh tế hộ gia đình, các trung tâm dạy nghề và tạo việc làm về mục tiêu, nội
dung, phương pháp, về kiểm tra đánh giá
Sinh viên Đinh Thị Vân, Lớp LCĐ2.CT3
22
Chuyên đề Người khuyết tật
Tất cả các giải pháp trên đây là cách tốt nhất để giúp các nạn nhân hòa nhập cộng
đồng, có đòng góp vào sự phát triển của đất nước chứ không phải là gánh nặng của

gia đình và xã hội.
KIẾN NGHỊ.
* Kiến nghị đối với nạn nhân, cộng đồng xã hội:
Cố gắng phấn đấu vươn lên hòa nhập cộng đồng xứng đáng với câu mà Bác đã
tặng “ Tàn nhưng không phế”.
Học nghề phù hợp với bản thân để trở thành người đóng góp có ích cho xã hội.
Hoàn thiện hơn cơ chế chính sách về người khuyết tật.
Hoàn thiện cơ sở hạ tầng, giao thông, … để người khuyết tật được tiếp cận.
Đẩy mạnh phong trào người khuyết tật đến từng địa phương, giúp người khuyết
tật tự tin hoà nhập cộng đồng.
Khuyến khích các doanh nghiệp đánh giá, nhìn nhận người khuyết tật như là
những người có khả năng lao động và nhận người khuyết tật vào làm việc.
Đẩy mạnh giao lưu, tuyên truyền về vấn đề người khuyết tật để cả cộng đồng
hiểu hơn và đánh giá người khuyết tật như là những công dân bình thường
Cấp chính quyền cần tiếp tục phát huy, kêu gọi sự ủng hộ của loài người tiến bộ
để thắng trong vụ kiện chất độc hóa học do Mĩ rải xuống nước ta, bắt Mĩ phải có trách
nhiệm bồi thường cho những nạn nhân.
* Kiến nghị đối với khoa công tác xã hội:
Em nghĩ vấn đề dioxin và nạn nhân chất độc da cam đang là vấn đề nóng bỏng
của đất nước ta, chiếm một số lượng rất lớn người khuyết tật nước ta. Hơn nữa những
nạn nhân chất độc hóa học này phần lớn là hậu duệ của những anh hùng đã hy sinh cho
đất nước. Vì vậy kính mong các thầy cô giáo trong khoa thu xếp để giảng sâu về vấn
đề này cho chúng em nắm bắt kịp và hiều được tầm quan trọng của nó.
KẾT LUẬN
Thực trạng chăm sóc, hỗ trợ việc làm cho nạn nhân chất độc da cam hiện
nay mà cả nước nói chung và đúng đầu là Quỹ bảo trợ nạn nhân chất độc da cam nói
riêng là một vấn đề cần thiết, nó mang tính nhân đạo, nhân văn sâu sắc, đó là đạo lý “
Sinh viên Đinh Thị Vân, Lớp LCĐ2.CT3
23
Chuyên đề Người khuyết tật

Đền ơn đáp nghĩa” “ Uống nước nhớ nguồn”…nhờ có sự quan tâm của toàn xã hội và
nhờ tấm lòng hảo tâm của mọi người trên thế giới, cuộc sống của người khuyết tật nói
chung và nạn nhân chất độc da cam nói riêng ngày càng được cải thiện không những
về vấn đề vật chất mà còn cả về mặt tinh thần.
Tuy nhiên cuộc sống của những nạn nhân vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn trong
đời sống xã hội như: thiếu việc làm phù hợp, không có khả năng đi hoc, thiếu dụng cụ
đi lại, phương tiện công cộng chưa phù hợp….tất cả những khó khăn đó cần tiếp tục
được sự giúp đỡ toàn xã hội, để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho những nạn nhân hòa
nhập cộng đồng.
CÁC DIỄN ĐÀN DÀNH CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT.
Diễn đàn Người Khuyết tật Việt Nam
Diễn Đàn Người Khuyết Tật Việt Nam được thành lập với mục đích làm nơi tập
trung người Việt Nam trên khắp thế giới để có thể cùng nhau giao lưu, trao đổi, học
hỏi, an ủi và giúp đỡ người khuyết tật.
Chủ trì: Ms Nguyen Hong Ha, Disability Forum <>
Câu lạc bộ Tin học khiếm thị Hà Nội
Số 11 Ngő 1 Tạ Quang Bửu
Được Viện Nghiên cứu hỗ trợ phát triển giáo dục Hà Nội tài trợ. Tổ chức các
khóa học NDC (chương trình soạn thảo văn bản dành cho người khiếm thị) và JAWS
đã có thể đánh word, viết email, lướt web thành thạo
Sinh viên Đinh Thị Vân, Lớp LCĐ2.CT3
24
Chuyên đề Người khuyết tật
Trung tâm Tia Sáng
Tầng II, số 844, Minh Khai (quận Hai Bà Trưng)
Đào tạo miễn phí tin học và Internet cho người khiếm thị. Các môn chính là Soạn
thảo văn bản NDC, chương trình hỗ trợ tin học cho người khiếm thị JAWS, Microsoft
Word, khai thác thông tin trên Internet, viết Email… Tất nhiên, mọi thứ đều hoàn toàn
miễn phí.
Câu lạc bộ Bừng sáng

266/5 đường Nguyễn Tri Phương - phường 4 - quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh,
Việt Nam. Từ năm 1985 đến nay, là nơi nuôi dưỡng và dạy dỗ các học trò khiếm thị.

Mái ấm Thiên Ân
40 / 34 Tân Hương, phường 16, quận Tân Bình,
Trường Khiếm thị Nhật Hồng
20/4 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 19, quận Bình Thạnh
Nhật Hồng là một trong ba cơ sở nuôi dạy trẻ khiếm thị được các Sơ dòng Mến
Thánh Giá thành lập từ năm 1995. Hiện nay có 38 em bị khiếm thị bẩm sinh, với độ
tuổi từ 9 đến 20 đang được các Sơ chăm sóc và dạy một nghề nhất định để làm hành
trang bước vào đời sống tự lập sau này.
Trung tâm từ thiện xã hội Chùa Kỳ Quang
136 Khu phố 3, P.Thạnh Lộc, Q12, TPHCM
Tiếp nhận, nuôi dưỡng, giáo dục và dạy nghề cho hơn 200 trẻ khiếm thị, khiếm
thính, chậm phát triển trí tuệ, tâm thần, bại liệt, bại não, hội chứng Down, nhiễm chất
độc da cam và nhiễm HIV.

TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Giáo trình Cứu trợ xã hội Trường ĐH LĐ_XH biên soạn
Giáo trình Tâm lý học xã hội Trường ĐHLĐ_XH biên soạn.
Pháp lụât về các vấn đề xã hội nhà xuất bản LĐ_XH biên soạn.
Sinh viên Đinh Thị Vân, Lớp LCĐ2.CT3
25

×