Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp HÓA DƯỢC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 45 trang )

LỜI CẢM ƠN
Kính gửi: Quý thầy cô Bộ môn Hóa hữu cơ – Hóa dược, khoa Kỹ Thuật Hóa học, trường
Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh và Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Dược phẩm TV.Pharm.
Chúng em đã kết thúc một tháng thực tập từ ngày 18/6/2018-18/7/2018 tại Công ty Cổ
phần Dược phẩm TV.Pharm tọa lạc tại Thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh. Khoảng thời gian
vừa qua, chúng em đã được tiếp xúc trực tiếp với môi trường sinh làm việc, hoạt động sản xuất
của nhà máy. Mặc dù thời gian thực tập tuy khá ngắn, nhưng với sự giúp đỡ vô cùng tận tình
của các anh, chị nhân viên và sự quan tâm chu đáo của ban lãnh đạo nhà máy, chúng em đã có
được môi trường học tập tốt nhất có thể, từ đó củng cố được những kiến thức đã học đồng thời
trau dồi và biết thêm những kiến thức thực tiễn mới khác với lí thuyết trên lớp vô cùng bổ ích.
Chúng em cũng xin chân thành cảm ơn thầy Lê Xuân Tiến đã hướng dẫn, cung cấp cho
chúng em những lưu ý cả về sinh hoạt trong thời gian thực tập, tác phong, thái độ làm việc,
những lưu ý để học hỏi quy trình công nghệ, hoạt động sản xuất và những thông tin chi tiết về
các thiết bị được chúng em được tìm hiểu.
Về phía công ty, chúng em xin cảm ơn chị Hương – trưởng phòng nhân sự của công ty
đã tiếp nhận, quan tâm giúp đỡ những mong muốn của chúng em và giới thiệu chúng em đến
các phân xưởng để thực tập.
Về phía phòng kiểm nghiệm, chúng em vô cùng biết ơn chị Thúy – trưởng phòng kiểm
nghiệm đã hướng dẫn về tổng quan phòng kiểm nghiệm, cho chúng em cái nhìn sơ bộ và đầy
đủ nhất về phòng kiểm nghiệm, một bộ phận vô cùng quan trọng và không thể thiếu của nhà
máy. Chúng em cũng xin cảm ơn các anh, chị nhân viên khác của phòng kiểm nghiệm đã tạo
điều kiện thuận lợi và giải đáp những thắc mắc trong thời gian chúng em ở phòng kiểm nghiệm.
Về phía nhà máy Non -lactam, chúng em xin chân thành cảm ơn chú Thắng – giám
đốc nhà máy, chị Oanh – nhân viên văn phòng nhà máy, anh Non – trưởng bộ phận dập viên –
đóng nang và đặc biệt là chị Trinh và chị Trúc đã trực tiếp hướng dẫn chúng em ở phòng đóng
nang. Chúng em cũng xin cảm ơn tất cả nhân viên các bộ phận khác của nhà máy đã hết sức
quan tâm, động viên chúng em trong quá trình thực tập. Bằng sự kiên nhẫn và tận tâm của mình,
các anh chị đã hướng dẫn tận tình, giải đáp những thắc mắc, giải thích các quy trình công nghệ,
kỹ thuật và hoạt động của các bộ phận trong nhà máy cho chúng em.
Cuối cùng chúng em một lần nữa chân thành cảm ơn và gởi lời chúc sức khỏe cùng
thành công tới quý thầy cô, ban quản lý nhà máy, các anh chị nhân viên.


Nhóm sinh viên thực tập

1


NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

Nhóm sinh viên thực tập bao gồm 02 sinh viên:
1. Liêu Tấn Lợi (nhóm trưởng)
2. Lê Công Minh
Nhận xét:
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………
Trà Vinh, ngày

tháng

năm 2018

Xác nhận của đơn vị thực tập

2


MỤC LỤC

1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Dược phẩm TV.Pharm .............................................4
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ...........................................................................5
1.2. Mạng lưới phân phối ............................................................................................7
1.3. Cơ cấu tổ chức ......................................................................................................7
1.4. Các sản phẩm của công ty ....................................................................................7
1.5. An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp ..........................................................12
2. Quy trình sản xuất dược phẩm tại nhà máy Non -lactam........................................14
2.1. Quy trình sản xuất thuốc viên nang ....................................................................14
2.2. Quy trình sản xuất thuốc viên nén ......................................................................27
3. Sự cố và cách khắc phục sự cố ..................................................................................38
3.1. Sự cố và cách khắc phục trong quy trình sản xuất thuốc viên nang...................38
3.2. Sự cố và cách khắc phục trong quy trình sản xuất thuốc viên nén.....................39
4. Quy trình kiểm nghiệm ..............................................................................................40
4.1. Mục tiêu kiểm nghiệm thuốc ..............................................................................40
4.2. Tiêu chuẩn áp dụng ............................................................................................40
4.3. Nội dung kiểm nghiệm .......................................................................................40

5. Ý kiến và đề nghị của sinh viên.................................................................................43
6. Tài liệu tham khảo .....................................................................................................45

3


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Trụ sở chính của Công ty Cổ phần Dược phẩm TV.Pharm tại tỉnh Trà Vinh.............5
Hình 2.1: Sơ đồ nhà máy Non -lactam……………………………………………………..14
Hình 2.2: Một số sản phẩm dạng viên nang của TV.Pharm………………………………….14
Hình 2.3: Một số loại thiết bị trộn phổ biến…………………………………………………20
Hình 2.4: Thuốc viên nang dạng pellet………………………………………………………21
Hình 2.5: Thiết bị trộn siêu tốc………………………………………………………………23
Hình 2.6: Thiết bị sấy tầng sôi tạo hạt……………………………………………………….24
Hình 2.7: Cơ cấu bên trong thiết bị ép đùn tạo hạt………………………………………….24
Hình 2.8: Sơ đồ các công đoạn chỉnh hướng và mở nắp nang………………………………25
Hình 2.9: Một số sản phẩm dạng viên nén của TV.Pharm…………………………………..27
Hình 2.10: Máy dập viên quay tròn………………………………………………………….32
Hình 2.11: Cấu tạo của máy bàn xoay tròn…………………………………………………33
Hình 2.12: Các loại chày khác nhau quyết định hình dạng viên nén………………………..34
Hình 2.13: Viên bao đường Neo-Corlion, sản phẩm của TV.Pharm……………………….35
Hình 2.14: Các loại thiết bị bao đường phổ biến…………………………………………….36
Hình 2.15: Súng phun dịch bao dùng khí nén……………………………………………….38

4


1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Dược phẩm TV.Pharm
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển


Hình 1.1: Trụ sở chính của Công ty Cổ phần Dược phẩm TV.Pharm tại tỉnh Trà Vinh.
Công ty Cổ phần Dược phẩm TV.Pharm có trụ sở chính tọa lạc tại 27 Nguyễn Chí
Thanh, phường 9, TP.Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh, tiền thân là Công ty Dược và Vật tư y tế
Trà Vinh, được thành lập vào năm 1992. Năm 1994, thành lập Xí nghiệp sản xuất thuốc,
sản xuất chủ yếu phục vụ nhu cầu khám trị bệnh cho nhân dân trong tỉnh. Đến năm
1999, công ty đầu tư xây dựng mới Nhà máy sản xuất dược phẩm Non -lactam với dây
chuyền công nghệ máy móc thiết bị hiện đại, trong đó có dây chuyền công nghệ mới về
sản xuất thuốc dạng nang mềm đầu tiên trong cả nước và đưa vào hoạt động có hiệu quả
cao. Năm 2003, công ty triển khai thực hiện cổ phần hóa và chính thức đi vào hoạt động
theo mô hình công ty cổ phần kể từ ngày 09/05/2003.
Năm 2006, đơn vị này đổi tên thành “Công ty Cổ phần Dược phẩm TV.Pharm”. Năm
2007, Nhà máy sản xuất thuốc kháng sinh -lactam đi vào hoạt động với trang thiết
5


bị hiện đại, trong đó có dây chuyền thuốc tiêm bột là dây chuyền công nghệ hoàn toàn
nhập khẩu từ Mỹ, đạt được năng suất 10 triệu lọ /năm.
Năm 2008, nâng cấp Nhà máy Non -lactam từ tiêu chuẩn GMP-ASEAN lên tiêu
chuẩn GMP-WHO. Chú trọng đầu tư mở rộng mạng lưới phân phối khắp toàn quốc.
Tháng 11 cùng năm, Công ty được Cục quản lý dược- Bộ Y tế chứng nhận hai nhà máy
sản xuất Non -lactam và -lactam đều đạt tiêu chuẩn GMP-WHO. Tháng 12 năm 2009,
Hệ thống quản lý chất lượng được đánh giá chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9001: 2008.
Năm 2010, công ty ký kết hợp đồng xuất khẩu đầu tiên sang Nigeria. Ngày 16/3/2010,công ty được cấp giấy Chứng nhận đăng ký chứng khoán lần đầu với số lượng chứng
khoán đăng ký là 6.300.000 cổ phiếu. Ngày 12/9/2013, công ty được cấp giấy Chứng
nhận đăng ký chứng khoán thay đổi lần 01 với số lượng chứng khoán đăng ký
là 10.080.000 cổ phiếu.
Nhờ sự nổ lực không ngừng của ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên, đến năm 2013,
công ty đã xây dựng thêm được nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng và năm 2014
tiến hành nâng cấp nhà máy Non -lactam.
Những thành tựu đã đạt được:

- Tháng 12/1999, Công ty được Cục quản lý dược - Bộ Y Tế cấp Giấy chứng nhận nhà
máy sản xuất đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc khối ASEAN” (GMPASEAN); Kho đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt bảo quản thuốc”(GSP); Phòng Kiểm
nghiệm đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc” (GLP). Hệ thống quản
lý chất lượng của Công ty được Tổ chức Anh quốc BVQI chứng nhận phù hợp tiêu
chuẩn quốc tế ISO 9001:2008.
- Năm 2002, Công ty đầu tư xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng được công nhận đạt
tiêu chuẩn ISO 9001: 2000.
- Năm 2007, công ty đạt Cúp vàng ISO 2007 và Cúp vàng thương hiệu Việt 2007.
Đặc biệt, Công ty Cổ phần Dược phẩm TV. Pharm là doanh nghiệp đầu tiên sản xuất
được viên nang mềm hiện đại nhất Việt Nam.

6


1.2. Mạng lưới phân phối
Hiện nay mạng lưới phân phối mở rộng của TV.Pharm cơ bản đã phủ kín trên địa bàn
cả nước với 9 chi nhánh kinh doanh phân bố theo cụm: Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM,
Đồng Nai, An Giang, Cần Thơ, Đắk Lắk, Khánh hòa, chi nhánh Trà Vinh và hệ thống
gần 10.000 nhà thuốc – đại lý; góp phần tạo thị trường dược phẩm phát triển lành mạnh,
hạn chế hàng giả, hàng kém phẩm chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân. Không
chỉ chiếm lĩnh thị phần lớn trong nước, TV.Pharm còn tự tin đưa sản phẩm sang chinh
phục thị trường các nước trong khu vực ASEAN và châu Phi. Hiện nay, Công ty đã ký
kết xuất khẩu với 2 đối tác của Campuchia và Nigeria; năm 2012 trị giá xuất khẩu hơn
85.000 USD.
Với sự nỗ lực không ngừng của ban lãnh đạo và đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm,
với phương châm chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Công ty Cổ phần Dược phẩm
TV.Pharm đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, thể hiện bằng các giải thưởng,
huân chương cấp Bộ - Nhà nước: Huân chương Lao động hạng Nhất, bằng khen của
Thủ tướng Chính phủ, cờ thi đua xuất sắc của Bộ Y tế và Liên đoàn Lao động Việt Nam,
danh hiệu lao động trong thời kỳ đổi mới,…. Nhiều cán bộ lãnh đạo, nhân viên công ty

được Đảng – Nhà nước, các bộ, ngành trung ương trao tặng danh hiệu “thầy thuốc ưu
tú”.
1.3. Cơ cấu tổ chức
Tổng số lao động của Công ty Cổ phần Dược phẩm TV.Pharm hiện có là 540 người,
trong đó:
- Trình độ trên Đại học: 10 người.
- Trình độ Đại học – Cao đẳng – Trung học chuyên nghiệp: 394.
- Công nhân kỹ thuật: 91.
- Lao động phổ thông: 95.
1.4. Các sản phẩm của công ty
Với chất lượng đã được thẩm định, sản phẩm của TV.Pharm ngày càng chiếm lĩnh thị
trường trong và ngoài nước. Hiện nay Công ty có trên 200 mặt hàng thuốc tân dược
được Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế cấp phép lưu hành trên toàn quốc với chủng loại
phong phú, đa dạng, thuộc nhóm hoạt chất và dạng bào chế bao gồm: các sản phẩm
7


kháng sinh Cephalosporin dạng bột tiêm, dạng viên và dạng gói; các sản phẩm thuốc
giảm đau hạ nhiệt, tim mạch, tuần hoàn não, hô hấp, tiêu hóa – gan mật, tiểu đường,
vitamin và khoáng chất.
Hiện nay, công ty sản xuất dược phẩm theo những nhóm sau đây:
1. Nhóm Kháng sinh
- Traforan 1g

- Cefpodoxim 200mg

- Ceftizoxim 1g

- Cefpodoxim 100mg


- TV-Perazol
- Cefradin 500mg
- TV-Ceftri 1g
- TV. Cefalexin 500mg
- Rocine 15m
- Ceforipin 200mg
- Rocine 3m
- Ceforipin 100mg
- TV-Droxil 500mg
- Vitraclor 250mg
- TV-Droxil 250mg
- Cefalexin 500mg
- Travinat 500mg
- TV.Cefuroxime 500mg
- Travinat 250mg
- TV.Cefuroxime 250mg
- Terpinzoat chai
- Cefaclor 500mg
- Orenko
- TV. Zidim 1g
- Cefdinir 300mg
- Cefadroxil 500mg
- Cefdinir 100mg
- Cefadroxil PL 500mg
- Cefadroxil PP 500mg

2. Nhóm hô hấp
- Terpizoat (viên nang/lọ)

- Terpinzoat (viên nang/hộp)

8


- Dextromethorphan 10mg

- Terpin-Codein

- Dextromethorphan 15mg

- Terpin-Codein F

- Neo-Corclion

- Dextromax

- Neo-Corclion F

- Eucatusdine

- Ho long đờm – TVP

- Theratussine 5mg

3. Nhóm kháng viêm
- Piromax 20mg

- Prednisolone 5mg

- Picromax 10mg


- Ibuprofen 400mg

- COR-F

- Alphachymotrypsin

- Methylsolon 16mg

4. Nhóm kháng Histamin
- Desloratadin 5mg

- Fexophar 120mg

- Colmax

- Fexophar 60mg

- Loratadine 10mg

- Cetirizin 10m

- Fexophar 180mg

5. Nhóm giảm đau hạ sốt
- Travicol

- Pancidol

- Travicol Extra


- Piantawic

- Travicol Flu

- Banalcine

- Travicol 650

- TV.Pafen F
9


- Anicidol

- Novazin

- D-Cotatyl 500

6. Nhóm tim mạch – huyết áp
- Telmisartan 80mg

- Losartan 25mg

- Telmisartan 40mg

- Captopril 25mg

- Atorvastatin 20mg

- Enalapril TVP


- Atorvastatin 10mg

- TV. Fenobirat

- Atenolol 50mg

- TV. Amlodipin

- Losartan 50mg

- Clopidogrel 75mg

7. Nhóm đường huyết
Glimepridide 2mg

8. Nhóm tiêu hóa đường ruột

- Suspengel

- Parepemic (viên nang)

- Aluphagel

- Parepemic (viên nén)

- Spacmarizine

- Trimebutin


- Prazopro 40mg

- Omeprazol 40mg

- Prazopro 20mg

- TV.Lansoprazol

- Alzole

- TV.Pantoprazol
10


- Butylpan

9. Nhóm Vitamin – bổ dưỡng
- Vitamin A&D

- Multivitamin

- Vitamin PP 500mg

- Vitamin B1 + B6 + B12

10. Nhóm thần kinh và tuần hoàn não
- Piracetam 400mg

- Ginkgo Biloba


- Flunarizine 5mg

- TV.Sulpiride

- Spasticon

- Stugon-Pharimex

11. Nhóm Thực phẩm chức năng
- Geriton

- Rob-Euca

- Hompolimin Ginseng

- Rob-Euca Fort

- Phariton

- Vitamin E 400IU

- Phariton Ginseng

Theo đánh giá của giới chuyên môn, TV.Pharm hiện là một trong số ít thương hiệu
biết tạo sự khác biệt trong hướng đi từ những lợi thế đặc thù của mình. Nét nổi trội
của đơn vị này không chỉ dựa trên sự khác biệt về lý tính, chất lượng của sản phẩm
mà còn bởi sự gần gũi với thể chất, sức khỏe của người Việt.

11



1.5. An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp
1.5.1. Mục tiêu
Vấn đề an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp, cụ thể là công nghiệp bào chế dược
phẩm nhằm mục đích bảo đảm sự toàn vẹn thân thể của người lao động, hạn chế về
bệnh nghề nghiệp, giảm sự tiêu hao sức khỏe, nâng cao chất lượng ngày công giờ
công, giữ vững và duy trì sức khỏe lâu dài và làm việc có năng suất lao động cao.
Công ty Cổ phần dược phẩm TV.Pharm thực hiện các quy định về an toàn lao động
và vệ sinh công nghiệp theo tiêu chuẩn GMP-ISO.
1.5.2. Nội dung
An toàn lao động
Về môi trường, cơ sở làm việc
– Vị trí nhà xưởng: thuận tiện, cao ráo, thông thoáng, độ bụi theo quy định, đủ diện
tích, đủ ánh sáng, bố trí phù hợp với yêu cầu sản xuất,...
– Trang thiết bị: Lắp đặt thuận tiện cho thao tác, cho vệ sinh sửa chữa, phải che chắn
những bộ phận truyền chuyển động như motor, ròng rọc,... nhằm đảm bảo an toàn
tuyệt đối cho người lao động,...
Về người lao động
– Người sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao
động, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh và cải thiện lao động cho người lao động. –
Người lao động phải tuân thủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh và nội quy
lao động của xí nghiệp, doanh nghiệp,...
– Mọi tổ chức và cá nhân có liên quan đến lao động, sản xuất phải tuân theo pháp
luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động và về bảo vệ môi trường.
– Phải được đào tạo và huấn luyện thuần thục các thao tác, vận hành, sử dụng máy
móc,... nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối.
– Có chương trình và kế hoạch đào tạo huấn luyện định kỳ.
– Khám sức khoẻ định kỳ,...
– Đối với lao động nữ còn có những quy định riêng.
Vệ sinh công nghiệp

1. Vệ sinh cá nhân
- Thay đổi trang phục theo quy định khi vào khu vực sản xuất.
12


- Vệ sinh, rửa tay, giặt rửa đồ bảo hộ lao động sao cho kết quả kiểm tra vi sinh phải
đạt theo yêu cầu quy định.
- Không được để hở tay, miệng, mũi khi tiếp xúc với sản phẩm hở. Nón bảo hộ lao
động phải đội kín tóc và tai.
- Không được vào làm việc khi đang mắc các bệnh có khả năng lây nhiễm.
2. Vệ sinh khu vực sản xuất
- Hành lang khu vực sản xuất phải được làm vệ sinh sạch 15 phút trước khi bắt đầu
sản xuất.
- Mỗi phòng, khu vực sản xuất phải được làm vệ sinh sạch sẽ từ tường đến nền sau
mỗi ngày làm việc.
- Đối với các kho trung gian, kho biệt trữ, phải được làm vệ sinh tường, nền và pallet
ít nhất 1 lần/ tuần.
3. Vệ sinh trang thiết bị
- Tất cả các thiết bị phải được vệ sinh trước khi chuyển sang mặt hàng mới.
- Đối với khuôn đóng nong, sau khi vệ sinh xong, phải tráng lại bằng cồn 960, lau lại
bằng vải khô và để khô tự nhiên trong phòng chứa dụng cụ sạch.
- Chỉ được dùng máy hút bụi, không được sử dụng khí nén, cọ trong vệ sinh thiết bị.
4. Chống nhầm lẫn, nhiễm chéo, tạp nhiễm
- Thiết kế nhiệt độ và áp suất tại khu vực sản xuất để phòng chống nhiễm chéo: áp
suất bên trong phòng làm việc thấp hơn bên ngoài hành lang đảm bảo bụi bẩn, bột
thuốc không thể phát tán ra bên ngoài hành lang và sang các phòng khác.
- Trong khâu cân nguyên liệu và từ khâu pha chế đến đóng gói, cần chú ý thực hiện
và kiểm tra đối chiếu số lượng, khối lượng theo hồ sơ lô quy định, tránh gây nhầm
lẫn giữa các mặt hàng.
- Các thùng chứa trước khi đưa vào kho trung gian hoặc kho biệt trữ phải được lau

sạch bụi bám bên ngoài.
- Không được đem bất kỳ đồ ăn, nước uống nào vào khu sản xuất (trừ nước uống do
nhân viên vệ sinh công nghiệp cấp mỗi ngày).
- Phòng chống côn trùng và vi sinh vật gây hại.

13


2. Quy trình sản xuất dược phẩm tại nhà máy Non -lactam

Hình 2.1: Sơ đồ nhà máy Non -lactam
2.1. Quy trình sản xuất thuốc viên nang

Hình 2.2: Một số sản phẩm dạng viên nang của TV.Pharm
Viên nang là dạng thuốc uống chứa một hay nhiều dược chất trong vỏ nang với nhiều
kiểu dáng và kích thước khác nhau. Mỗi viên là một đơn vị chia liều, bao gồm : dược
chất (đã được bào chế ở dạng thích hợp) và vỏ nang (thường được làm từ gelatin và
các phụ gia thích hợp).

14


Dựa vào thể chất của vỏ nang, người ta thường chia thuốc viên nang thành 2 loại
chính : viên nang cứng và viên nang mềm. Ngoài ra, còn có các loại khác như : viên
nang tan ở ruột, viên nang giải phóng dược chất có kiểm soát,…
Viên nang cứng
Vỏ nang được điều chế từ gelatin hoặc từ các loại polymer khác như hydroxy propyl
methyl cellulose hoặc các dẫn chất của tinh bột. Hỗn hợp được nạp bên trong vỏ
nang thường ở dạng rắn (bột, pellet,…).
Ưu điểm

- Sinh khả dụng cao hơn viên nén quy ước, có thể giải phóng dược chất nhanh do vỏ
nang dễ tan rã và các tiểu phân dược chất chưa được nén hoặc nén ít.
- Đặc tính hỗn hợp dùng để đóng nang rất phong phú, có thể bao gồm cả các nguyên
liệu khó nén hoặc không thể nén được. Người ta có thể đóng nang thuốc ở dạng bột,
hạt, hỗn hợp bán rắn, lỏng,….
- Hình thức bên ngoài của viên nang đẹp với nhiều hình dáng và màu sắc.
- Viên nang có bề mặt trơn và thuôn giúp dễ nuốt, có thể che giấu được mùi vị của
dược chất bên trong, đặc biệt là các dược chất có vị đắng khó uống.
- Dễ đóng gói, vận chuyển, bảo quản.
- Có thể kiểm soát quá trình giải phóng dược chất và điều khiển quá trình đó theo
mong muốn.
Nhược điểm
- Năng suất thường thấp hơn so với sản xuất viên nén.
- Chi phí sản xuất cao hơn so với viên nén.
- Không sử dụng được đối với các dược chất có tính hút ẩm mạnh.
- Khi uống có thể gây ra kích thích đường tiêu hóa, do tập trung dược chất cao tại vị
trí mở vỏ nang.

15


Thành phần viên nang
Vỏ nang
Thành phần chính của vỏ nang là gelatin (gelatin A hoặc gelatin B) và một số thành
phần khác như : chất tạo màu, chất bảo quản,… Ngoài ra, vỏ nang cũng có thể được
sản xuất từ các loại polymer, ví dụ : hydroxypropyl methyl cellulose (HPMC) gel
hóa ở nhiệt độ cao 50 – 900C
Hình dạng và kích cỡ vỏ nang
Vỏ nang cứng gồm hai nửa hình trụ (có đầu kín và đầu hở) có thể gắn khít vào nhau.
Vỏ nang rỗng được sản xuất theo kích cỡ đường kính thống nhất, gồm các loại được

đánh số quy ước từ 000 đến 5. Thể tích của từng loại vỏ nang được trình bày trong
bảng sau :
Cỡ nang
Thể

tích

nang (ml)

000

00

0

1

2

3

4

5

1,37

0,91

0,68


0,50

0,37

0,30

0,21

0,10

Vỏ nang cứng phải được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ 20 – 30oC, độ ẩm tương
đối của môi trường khoảng 35 – 50%. Điều kiện bảo quản có ảnh hưởng đến hàm
ẩm trong vỏ nang. Hàm lượng nước liên quan đến kích thước và thể chất của vỏ nang
(nước đóng vai trò là một chất làm dẻo, giữ cho vỏ nang không bị giòn). Quá trình
bảo quản vỏ nang cũng cần phải chú ý đến độ nhiễm khuẩn, kích thước,…

Hỗn hợp nạp trong nang
Thành phần hỗn hợp nạp trong vỏ nang cũng tương tự như đối với thuốc viên nén,
gồm dược chất và các tá dược phù hợp (tá dược độn, tá dược dính, tá dược trơn, tá
dược rã,…). Trên thực tế, hỗn hợp nạp nang thường thấy nhất là dạng bột hoặc pellet
(thường có bao phim để giải phóng hoạt chất từ từ). Một số trường hợp, dược chất
được bào chế dưới dạng viên mini, hỗn dịch, dung dịch,…
Hạt sử dụng đế đóng nang cần đạt một số tiêu chuẩn nhất định, trong đó hai đặc tính
quan trọng là độ trơn chảy và độ chịu nén của hạt. Mức độ yêu cầu các đặc tính này
khác nhau, phù hợp với từng loại thiết bị đóng nang.

16



Sơ đồ quy trình sản xuất viên nang cứng:

Cấp vỏ

Nguyên liệu

Chỉnh hướng

Cân

Tách nang

Phân liều và nạp thuốc
vào nang

Đóng nắp nang

Đẩy nang ra khỏi

Làm sạch viên

Ép vỉ, đóng gói

Nhập kho

17

Pha chế



2.1.1. Nguyên liệu
Nguyên liệu của nhà máy ở dạng hóa chất (kể cả dược chất và tá dược) có hàm lượng
đạt yêu cầu, ở dạng bột khô (đối với viên nang và viên nén) và dạng lỏng. Nguyên liệu
được nhập từ nhiều thị trường như Ấn Độ, Đức,… được tiến hành kiểm nghiệm ban đầu
nếu đạt được chỉ tiêu theo yêu cầu sẽ được nhập vào hệ thống kho đạt tiêu chuẩn GSP –
WHO (Tiêu chuẩn thực hành tốt bảo quản thuốc) sẵn sàng cho quá trình bào chế các
dạng dược phẩm cần thiết. Kho có đầy đủ giá, kệ, hệ thống điều hòa, quạt thông gió, các
thiết bị chống ẩm để bảo quản các nguyên, phụ liệu và thành phẩm.
Nguyên liệu từ kho đã qua kiểm nghiệm sẽ được đưa vào phòng cân để phân chia theo
yêu cầu của khu vực sản xuất, thuận lợi cho quá trình kiểm soát.
2.1.2. Pha chế
Trong quá trình sản xuất thuốc viên nang, giai đoạn pha chế đóng vai trò quyết định đến
hàm lượng dược chất trong mỗi viên thuốc đúng với hàm lượng đã được thiết kế ngay
từ đầu. Giai đoạn pha chế trong quy trình sản xuất thuốc viên nang bao gồm trộn, tạo
hạt, sấy, trộn hoàn tất,…

TRỘN
Kỹ thuật trộn chất rắn được ứng dụng nhiều trong quá trình sản xuất thuốc ở thể rắn.
Trộn hỗn hợp rắn là một quá trình trong đó có sự nhào trộn của ít nhất hai loại tiểu phân
chất rắn khác biệt để tạo ra được một hỗn hợp đồng nhất theo quy định cụ thể. Mức độ
đồng nhất của hỗn hợp phụ thuộc nhiều vào những đặc tính riêng của từng tiểu phân,
thiết bị trộn và điều kiện tiến hành trộn.
Trong sản xuất thuốc, không có loại thuốc nào chỉ gồm hoạt chất tinh khiết, do đó trộn
là một quá trình công nghệ cơ bản để trộn dược chất chính với các nguyên phụ liệu khác
(tá dược) để tạo thành cốm theo yêu cầu của từng loại thuốc.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trộn
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trộn hai hay nhiều chất rắn với nhau. Trong
đó, yếu tố có ảnh hưởng lớn đến sự đồng đều của hỗn hợp là tỷ lệ của các thành phần và
kích thước các tiểu phân. Ngoài ra các yếu tố khác có thể chi phối quá trình trộn bao
gồm :

- Khối lượng riêng của các thành phần.
18


- Đặc tính bề mặt của các thành phần.
- Thiết bị trộn.
Cơ chế của quá trình trộn
Cơ chế quá trình trộn thể hiện bởi sự chuyển động tương đối của các tiểu phân này với
các tiểu phân khác. Các cơ chế chính của quá trình này :
- Trộn đối lưu : sự chuyển dịch các nhóm của các tiểu phân liền kề từ một vị trí này đến
một vị trí khác trong khối bột.
- Trộn khuếch tán : sự chuyển dịch ngẫu nhiên vị trí tương đối giữa các tiểu phân với
nhau, phân bố các tiểu phân trên khắp bề mặt mới tạo thành.
- Biến dạng (chia cắt) : cơ chế thay đổi vị trí tương đối của các thành phần qua việc tạo
thành các mặt phẳng trượt trong hỗn hợp.
Thiết bị trộn
Trong công nghiệp dược hiện nay, thiết bị trộn có thể được phân thành hai loại :
- Thiết bị trộn có thùng chứa chuyển động (thiết bị trộn tạo sự nhào lộn).
- Thiết bị trộn có thùng chứa tĩnh và các cánh trộn chuyển động.

Thiết bị trộn tạo sự nhào lộn

19


Đối với dạng thiết bị này, các hỗn hợp rắn được trộn đều nhờ sự chuyển động, nhào lộn
của thùng chứa. Thiết bị trộn tạo sự nhào lộn thường được sử dụng để trộn hạt khô.

Hình 2.3: Một số loại thiết bị trộn phổ biến
Những thiết bị trên là các thiết bị trộn kiểu nhào lộn điển hình, có cấu tạo là một thùng

chứa hỗn hợp có thể quay để tạo các dòng chảy phức tạp hoặc đơn giản đối với các thành
phần chứa trong thùng quay. Bên cạnh đó, còn có các dạng thiết bị trộn có vách ngăn,
tăng cường lực chia cắt.
Thiết bị trộn không tạo chuyển động nhào lộn
Các thiết bị trộn loại này không tạo ra sự nhào trộn của hỗn hợp nguyên liệu, do đó
không tạo ra sự phân lập liên tục như các loại thiết bị nhào trộn. Các loại thiết bị không
nhào trộn điển hình như : thiết bị trộn siêu tốc, thiết bị trộn có cánh trộn dạng giải
xoắn,… loại thiết bị này tạo lực chia cắt lớn, thích hợp để trộn các hỗn hợp có khả năng
20


kết dính lớn. Chúng thường được sử dụng để nhào trộn các khối hạt ẩm trong quá trình
tạo hạt.

TẠO HẠT
Trong công nghệ sản xuất dược phẩm, đôi khi người ta cần phải thiết kế thuốc ở dạng
hạt để viên thuốc có được những đặc tính ưu việt, phù hợp với công dụng điều trị riêng.
Tạo hạt chủ yếu là một giai đoạn trung gian trong quá trình sản xuất thuốc dạng rắn, đặc
biệt là thuốc viên nang dưới dạng pellet.

Hình 2.4: Thuốc viên nang dạng pellet.

Quá trình tạo hạt
Tạo hạt là quá trình kết hợp các tiểu phân nhỏ lại với với nhau thành các hạt lớn hơn,
trong các hạt đó vẫn phân biệt được các tiểu phân ban đầu. Về mặt sinh dược học, tạo
hạt yêu cầu các hạt phải tan rã được để giải phóng dược chất (các tiểu phân ban đầu đem
tạo hạt).
Hiện nay, người ta áp dụng hai phương pháp để tạo hạt: phương pháp tạo hạt ướt và
phương pháp tạo hạt khô. Cả hai phương pháp này đều được sử dụng trong ngành sản
xuất dược phẩm, trong đó tạo hạt ướt là phương pháp được sử dụng nhiều hơn cả.

Phương pháp tạo hạt khô

21


Đối với phương pháp này, các tiểu phân dạng bột được kết tập lại do lực nén lớn, khi đó
diện tích tiếp xúc giữa bề mặt của các tiểu phân tăng và khoảng cách gần, do đó sẽ làm
tăng lực liên kết giữa các tiểu phân. Phương pháp tạo hạt khô không sử dụng nhiệt và
ẩm, thích hợp để sản xuất các thuốc không bền nhiệt như viên sủi bọt, kháng sinh,…
Phương pháp này bao gồm các giai đoạn sau :
- Trộn hỗn hợp: dược chất và tá dược sẽ được trộn đều bằng thiết bị trộn đã trình bày ở
trên.
- Nén, ép: bao gồm quá trình dập tạo thỏi (nén bột bằng máy dập), cán ép tạo tấm (bánh).
- Cán tạo hạt: các thỏi hoặc tấm ở trên sẽ được cán vỡ bằng các thiết bị chuyên dụng,
qua rây để thu được hạt theo kích thước mong muốn.
Phương pháp tạo hạt ướt
Phương pháp tạo hạt ướt khắc phục được những nhược điểm của phương pháp tạo hạt
khô như chất lượng hạt kém, tạo bụi khi sản xuất,…
Tạo hạt ướt là quá trình tạo hạt bằng cách nhào trộn hỗn hợp bột (dược chất và tá dược)
với một chất lỏng, thường là nước (qua lọc RO) hoặc dung dịch tá dược dính trong nước.
Trong phương pháp này, giữa các tiểu phân hình thành các lực liên kết: lực dính, lực
hấp dẫn giữa các tiểu phân, lực tĩnh điện, lực van der Waals,… và các hạt tăng kích
thước nhờ quá trình hợp nhất các tiểu phân.
Quá trình tạo hạt ước gồm các bước sau :
1. Nghiền, rây nguyên liệu.
Các thành phần ban đầu được nghiền và rây để đạt được kích thước theo yêu cầu trước
khi tạo hạt, bên cạnh đó quá trình nghiền và rây giúp chống vón cục.
2. Trộn khô các nguyên liệu.
Nguyên liệu đạt kích thước tiêu chuẩn sẽ được tiến hành trộn kỹ để đảm bảo sự phân bố
đồng đều của hạt chất trong hạt, quá trình này là quá trình trộn rắn thường được tiến

hành qua bước nghiền mịn để đảm bảo độ đồng nhất.
3. Thêm tá dược dính (ở dạng lỏng) tạo khối ẩm.
Đây là quá trình trộn lỏng – rắn, được tiến hành trong máy trộn siêu tốc để tạo được một
khối ẩm.

22


Hình 2.5: Thiết bị trộn siêu tốc.
4. Xát hạt ướt qua lưới rây
Quá trình xát hạt ướt nhằm tăng tăng số lượng điểm tiếp xúc giữa các tiểu phân làm cho
hạt trở nên chắc chắn và tăng diện tích bề mặt giúp cho quá trình sấy sau này thuận lợi
hơn. Khối ẩm được nén qua một lưới rây thô hoặc đĩa kim loại có đục lỗ thích hợp. Kích
thước lưới rây nhỏ sẽ tốt hơn do hạt thu được sẽ có tổng diện tích bề mặt lớn.
5. Sấy hạt
Sấy khô hạt là bước quan trọng nhằm loại bỏ dung môi ban đầu, giảm đáng kể lượng ẩm
có trong hạt để đưa hạt đạt đến độ ẩm thích hợp. Để không ảnh hưởng đến chất lượng
hạt, cần lựa chọn nhiệt độ, áp suất thích hợp. Trong công nghiệp dược, quá trình sấy hạt
thường được thực hiện trong thiết bị sấy tầng sôi.

23


Hình 2.6: Thiết bị sấy tầng sôi tạo hạt.
6. Xay hoặc rây hạt khô thu được để đạt phân bố kích thước theo yêu cầu
Quá trình này còn được gọi là sửa hạt khô, hạt sau khi sấy sẽ được rây một lần nữa để
đảm bảo đồng đều về kích thước hạt như thiết kế ban đầu. Hạt để sản xuất viên nén hoặc
viên nang có kích thước tiểu phân tối ưu nằm trong khoảng 0,35 – 0,70 cm.
Thiết bị tạo hạt
Phễu cấp


Trục vít
Pellet

Hình 2.7: Cơ cấu bên trong thiết bị ép đùn tạo hạt.
Để tạo hạt dạng pellet, người ta chủ yếu sử dụng thiết bị ép đùn khi cần thu được hạt
hình cầu hoặc gần giống hình cầu với tỷ trọng cao. Quá trình đùn cần có khối ẩm và lưới
rây bền hơn so với các loại thiết bị khác. Trong quá trình đùn, khối ẩm được nén qua đĩa
đục lỗ bằng một trục vít, rồi qua một đĩa quay trong một khối trụ cố định, khi đó sợi
24


đùng sẽ bị bẻ gãy và vo tròn. Pellet thu được sau đó sẽ được sấy khô bằng tủ sấy hoặc
thiết bị sấy tầng sôi.
Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình tạo hạt ướt
- Lượng tá dược dính: khi tạo hạt trong thiết bị tầng sôi, sự tạo hạt bị chi phối bởi điều
kiện tiến hành như nhiệt độ, tốc độ gió thổi và hàm ẩm của khí sử dụng.
- Đặc tính nguyên liệu: độ tan của hỗn hợp bột trong dịch dính, kích thước trung của các
tiểu phân, đặc tính sắp xếp của chất rắn, hình dạng và hình thái bề mặt của các tiểu phân,
sức căng bề mặt cảu tá dược dính,…
- Thiết bị tạo hạt: trạng thái của khối hạt ướt phụ thuộc vào tổng hàm lượng ẩm và lực
tác động của thiết bị lên khối ẩm.
2.1.3. Đóng nang

Hình 2.8: Sơ đồ các công đoạn chỉnh hướng và mở nắp nang
- Cấp vỏ : vỏ nang được đổ vào phễu, rơi vào khe ở đáy phễu và được định hướng di
chuyển theo chiều dọc.
25



×