Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2009
MỞ ĐẦU
Từ khi hình thành sự sống, loài người đã phải đối mặt với rất nhiều nguy hiểm
đe dọa cuộc sống. Một trong những nguy cơ đó là bệnh tật. Và để có thể chống lại
được bệnh tật, từ trước công nguyên, con người đã biết sử dụng các loại cây cỏ để
chữa một số loại bệnh. Khi cuộc sống càng ngày phát triển, khoa học công nghệ càng
nhiều các phát minh phục vụ cuộc sống con người thì đi kèm theo đó cũng là sự gia
tăng của các loại bệnh tật. Vì vậy thuốc là yếu tố không thể thiếu được trong phòng và
điều trị các bệnh tật đó ở cả quá khứ, hiện nay và tương lai.
Ở nước ta, tuy ngành công nghiệp dược hình thành muộn so với các nước khác
trên Thế Giới nhưng cũng đang từng bước phát triển. Hiện nay trên cả nước đã có
nhiều công ty sản xuất thuốc ra đời đạt tiêu chuẩn GMP-WHO. Tuy đại đa số các công
ty mới chỉ dừng lại ở giai đoạn bào chế các sản phẩm và chỉ một số ít các công ty có
phân xưởng hoá dược nhưng tiến tới ngành công nghiệp dược sẽ phát triển cả công
nghệ sản xuất các nguyên liệu phục vụ cho sản xuất.
Đây là đợt thực tập cuối cùng để chuẩn bị hành trang trước khi ra trường của
sinh viên lớp Công nghệ Hoá dược và HCBVTV nên rất quan trọng và bổ ích cho
chúng em. Đợt thực tập này giúp chúng em có cái nhìn tổng quan hơn nữa về thực tế
sản xuất và lý thuyết đã học thông qua quá trình tham quan ở 3 công ty:
− Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung Ương I.
− Công ty Cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam – VIPESCO.
− Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung Ương Mediplantex.
1
Nguyễn Thị Lê Na Hóa Dược & HCBVTV_ K49
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2009
Em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Tuấn Anh đã tận tình liên hệ và giúp đỡ
chúng em trong đợt thực tập này, tuy chỉ là một thời gian thực tập ngắn nhưng em
cũng đã thu thập được các thông tin phục vụ cho công việc sau này.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
MỤC LỤC 2
PHẦN I: HIỂU BIẾT CHUNG VỀ GMP 5
I. ĐỊNH NGHĨA 5
2
Nguyễn Thị Lê Na Hóa Dược & HCBVTV_ K49
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2009
II. NGUYÊN TẮC VÀ NỘI DUNG CỦA GMP 6
i. Nguyên tắc cơ bản của GMP 6
ii. Năm yếu tố quan trọng của GMP 6
iii. Nội dung chính của GMP 7
iv. Chiến lược đảm bảo toàn diện chất lượng 7
PHẦN II:CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG I 8
I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY 8
1. Giới thiệu chung: 8
ii. Hoạt động: 10
iii. Cơ cấu tổ chức: 10
iv. Sản phẩm và thị trường: 12
II. PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT THUỐC KHÁNG SINH 14
1. Sơ đồ phân xưởng 14
2. Thuyết minh sơ đồ 17
PHẦN III: CÔNG TY THUỐC SÁT TRÙNG VIỆT NAM 19
I. GIỚI THIỆU CHUNG 19
1. Sản xuất 20
ii. Nghiên cứu và phát triển 22
iii. Hợp tác quốc tế 23
II. MỘT SỐ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY 23
1. Dây chuyền sản xuất Đồng oxy clorua 23
ii. Dây chuyền gia công các sản phẩm thuốc dạng dung dịch hoặc thuốc dạng bột:
25
iii. Hệ thống xử lí khí thải 27
PHẦN IV: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM MEDIPLANTEX 30
3
Nguyễn Thị Lê Na Hóa Dược & HCBVTV_ K49
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2009
I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY 30
1. Năng lực nhân sự và kỹ thuật: 30
ii. Năng lực kinh doanh 31
iii. Những thành tựu nổi bật gần đây 32
iv. Phạm vi hoạt động 33
v. Cơ cấu tổ chức 35
II. PHÂN XUỞNG SẢN XUẤT 35
1. Yêu cầu về GMP 36
ii. Cơ cấu tổ chức và dây chuyền sản xuất của xưởng GMP 37
III. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG 40
IV. CÁC HỆ THỐNG PHỤ TRỢ. 41
1.Xử lý nước: 41
2.Điều hòa không khí: 42
3.Xử lý nước thải: 42
V. CÁC SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY. 43
KẾT LUẬN 45
4
Nguyễn Thị Lê Na Hóa Dược & HCBVTV_ K49
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2009
PHẦN I: HIỂU BIẾT CHUNG VỀ GMP
I. ĐỊNH NGHĨA
Thực hành sản xuất thuốc tốt (GMP: Good Manufacturing Practices) là hệ thống
những quy định chung hay hướng dẫn nhằm đảm bảo các nhà sản xuất có thể cho ra
sản phẩm luôn luôn:
- Đạt tiêu chuẩn chất lượng đã đăng kí.
- An toàn cho người sử dụng.
- Mục tiêu áp dụng của GMP.
Trong quá trình sản xuất thuốc, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của thuốc
như tình trạng lộn xộn, nhầm lẫn hay lây nhiễm chéo.
Việc kiểm tra chất lượng thuốc có thể bị hạn chế vì:
- Chỉ kiểm tra một số mẫu đại diện cho lô sản xuất.
- Khả năng của phương pháp hay thiết bị kiểm nghiệm có hạn.
Nhà sản xuất thuốc cần thoả mãn yêu cầu của khách hàng xong phải chấp nhận
những qui định vể quản lí dược của bộ y tế. Nếu thuốc có chất lượng kém thì người sử
dụng thuốc sẽ bị thiệt thòi hay nguy hiểm đến sức khoẻ, người kê đơn bị mất uy tín và
suy cho cùng thì nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm. Do đó mục tiêu áp dụng của GMP
là giúp cho các nhà sản xuất thuốc phòng ngừa nguy hại giảm thiểu các yếu tố ảnh
hưởng đến chất lượng thuốc trong quá trình sản xuất. đây không chỉ là trách nhiệm của
nhà sản xuất thuốc mà còn phụ thuộc vào chủ trương của bộ y tế.
5
Nguyễn Thị Lê Na Hóa Dược & HCBVTV_ K49
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2009
II. NGUYÊN TẮC VÀ NỘI DUNG CỦA GMP
i. Nguyên tắc cơ bản của GMP
1. Viết ra những gì cần làm.
2. Làm theo những gì đã viết.
3. Ghi kết quả đã làm vào hồ sơ.
4. Thẩm định các quy trình.
5. Sử dụng hợp lí các thiết bị.
6. Bảo trì thiết bị theo kế hoạch.
7. Đào tạo thường xuyên và cập nhật.
8. Giữ gìn sạch sẽ và ngăn nắp.
9. Cảnh giác cao về chất lượng.
10. Kiểm tra sự thực hiện đúng.
ii. Năm yếu tố quan trọng của GMP
1. Môi trường.
2. Nguyên liệu .
3. Con người.
4. Quy trình.
5. Thiết bị.
6
Nguyễn Thị Lê Na Hóa Dược & HCBVTV_ K49
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2009
iii. Nội dung chính của GMP
1. Khái niệm.
2. Nhân sự.
3. Nhà xưởng.
4. Thiết bị.
5. Vệ sinh.
6. Sản xuất.
7. Chất lượng.
8. Tự thanh tra.
9. Xử lí khiếu nại.
10. Tài liệu.
iv. Chiến lược đảm bảo toàn diện chất lượng.
Theo quan niệm về chất lượng toàn diện, ngành dược các nước có xu hướng áp
dụng đồng bộ thực hành sản xuất thuốc tốt (GMP), thực hành kiểm nghiệm thuốc tốt
(GLP), thực hành bảo quản thuốc tốt (GSP), thực hành phân phối thuốc tốt (GPP).
Từ năm 2002, bộ y tế Việt Nam đã có các chủ trương và hướng dẫn về GMP,
GLP và GSP.
Quy trình thao tác thuốc chuẩn (SOP- Standard Operating Procedure) là một văn
bản trình bày một cách trình tự về các thao tác trong mọi hoạt động của một nhà sản
xuất. thí dụ: kiểm định dụng cụ, lấy mẫu nguyên liệu hay thành phẩm, làm vệ sinh thiết
bị hay nhà xưởng, vận hành thiết bị sản xuất, kiểm nghiệm hay ấn định ngày sản xuất.
7
Nguyễn Thị Lê Na Hóa Dược & HCBVTV_ K49
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2009
Việc áp dụng hệ thống SOP có thể giúp nhà sản xuất ngăn ngừa hay giảm thiểu
các tình trạng sai sót, lộn xộn và nhiễm chéo.
PHẦN II:CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG I
I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
1. Giới thiệu chung:
Tên doanh nghiệp: Công ty dược phẩm trung ương I
Tên viết tắt hay tên giao dịch: PHARBACO
Hình thức: Công ty cổ phần.
Năm thành lập: 1955
Số giấy phép: 401/ BYT/ QĐ ngày 20/5/1993
Số đăng kí kinh doanh: 108249
Địa chỉ: 160 Tôn Đức Thắng- Đống Đa- Hà Nội
8
Nguyễn Thị Lê Na Hóa Dược & HCBVTV_ K49
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2009
Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, nhu cầu thuốc phục vụ cho kháng chiến
ngày càng cao, nhà nước ta đã quyết định thành lập Viện bào chế Trung Ương với
nhiệm vụ sản xuất thuốc phục vụ kháng chiến có cơ sở đặt tại phố Phủ Doãn. Trong
thời kì chiến tranh chống Pháp diễn ra ác liệt, Viện được chuyển lên chiến khu Việt
Bắc và sau ngày hoà binh lặp lại năm 1954 được chuyển về Hà Nội. Năm 1955 chuyển
toàn bộ cơ sở từ phố Phủ Doãn về 160 Tôn Đức Thắng- Đống Đa,được sát nhập thêm
các đơn vị và đổi tên thành Xí Nghiệp I với nhiệm vụ sản xuất thuốc men, bông băng
và các vật tư Y tế phục vụ kháng chiến chống Mỹ cứu nước và phục vụ nhân dân. Do
nhiệm vuh sản xuất đa dạng, số lượng mặt hàng nhiều nên để đảm bảo tính chuyên
môn năm 1961 Xí Nghiệp I đã tách thành 3 Xí nghiệp:
− Xí nghiệp Dược phẩm I: Chuyên sản xuất thuốc Tân dược.
− Xí nghiệp Hoá dược: nay là Công ty cổ phần Hoá Dược Hà Nội: sản xuất các
hoá chất làm thuốc và một số vật tư y tế.
− Xí nghiệp Dược phẩm III nay là Công ty cổ phần dược phẩm III tại Hải Phòng.
Năm 1993, Xí nghiệp dược phẩm I đổi tên thành Xí nghiệp dược phẩm Trung
Ương I, và năm 2007 theo quyết định số 286/QĐ-BYT ngày 25/01/2007 và quyết định
sỗ 2311/QĐ-BYT ngày 27/06/2007 của Bộ trưởng Bộ Y Tế, Xí nghiệp được chuyển
thành Công ty cổ phần Dược phẩm Trung Ương I – Pharbaco.
Từ ngày thành lập đến nay doanh nghiệp luôn là con chim đầu đàn của ngành công
nghiệp Dược Việt Nam và công ty đã được nhà nước tặng thưởng nhiều huân huy
chương các loại. Hiện tại công ty có 2 cơ sở :
9
Nguyễn Thị Lê Na Hóa Dược & HCBVTV_ K49
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2009
* Cơ sở 1 tại 160 Tôn Đức Thắng: Công ty hiện có: 03 dây chuyền đạt tiêu
chuẩn GMP ASEAN 01 phòng kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn GLP và hệ thống kho đạt
tiêu chuẩn GSP.
* Cơ sở 2 tại Sóc Sơn - Hà Nội: Công ty đang Đầu tư xây dựng và hoàn thiện
Nhà máy mới hiện đại, dây chuyền thiết bị Châu Âu, đạt các tiêu chuẩn GMP - WHO,
GLP, GSP.
ii. Hoạt động:
Hiện tại công ty đang hoạt động sản xuất, mua bán, xuất nhập khẩu nguyên, phụ
liệu làm thuốc, dược phẩm, hoá chất ( Trừ hoá chất Nhà nước cấm), mỹ phẩm, thực
phẩm, vật tư và máy móc thiết bị sản xuất dược phẩm và y tế.
Tư vấn dịch vụ khoa học, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực y dược.
Xây, dựng quản lý, khai thác các công trình công nghiệp và dân dụng.
Tư vấn đầu tư trong và ngoài nước( Không bao gồm tư vấn pháp luật, tài chính)
iii. Cơ cấu tổ chức:
Tổng Giám Đốc : Đinh Xuân Hãn : Tổng giám đốc - Thạc sỹ dược học - Cử nhân kinh
tế
Sơ đồ tổ chức
10
Nguyễn Thị Lê Na Hóa Dược & HCBVTV_ K49
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2009
Hình 1: Sơ đồ tổ chức Pharbaco
Pharbaco có đội ngũ cán bộ công nhân viên với trên 100 dược sĩ, cử nhân có
trình độ đại học và trên đại học, trên 100 dược sĩ trung cấp và trên 300 công nhân kĩ sư
lành nghề. Với đội ngũ cán bộ trẻ năng, động sáng tạo và nhiệt tình, các sản phẩm của
11
Nguyễn Thị Lê Na Hóa Dược & HCBVTV_ K49
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2009
công ty rất phong phú đa dạng với 59 sản phẩm đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
hàng hoá. Một số thương hiệu đã thành công đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách
hàng. Do đó Pharbaco luông đứng trong Top 100 thương hiệu mạnh Việt Nam,10 năm
liền đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao.
iv. Sản phẩm và thị trường:
Pharbaco có đội ngũ Dược sỹ, công nhân: giỏi về chuyên môn, tâm huyết, lành
nghề trong lĩnh vực sản xuất và nghiên cứu sản phẩm. Hiện tại Pharbaco sản xuất và
lưu hành trên 200 sản phẩm gồm các nhóm thuốc kháng sinh, thuốc hạ sốt giảm đau,
thuốc tim mạch, thuốc chống lao, chống sốt rét, các vitamin, thuốc chống tiểu đường…
với các dạng bào chế khác nhau: viên nang, viên nén, viên bao film, viên bao đường
(trên 2 tỷ viên/năm); thuốc bột tiêm (chục triệu lọ/năm), thuốc tiêm dung dịch (50 triệu
ống/năm) Các sản phẩm thuốc của Pharbaco được sản xuất trên dây truyền máy móc
thiết bị hiện đại công nghệ tiên tiến, công xuất lớn và hệ thống kiểm soát chất lượng
đạt tiêu chuẩn GMP – WHO. Đặc biệt Pharbaco có các dây chuyền riêng biệt để sản
xuất các loại kháng sinh nhóm β - lactam như:
• Dây chuyền sản xuất thuốc bột, cốm, viên nén, viên bao, viên nang cứng chứa
kháng sinh nhóm penicillin.
• Dây chuyền sản xuất thuốc bột, cốm, viên nén, viên bao, viên nang cứng chứa
kháng sinh nhóm Cephalosporin.
• Dây chuyền sản xuất thuốc bột tiêm chứa kháng sinh nhóm Cephalosporin.
Toàn bộ sản phẩm sản xuất trong nhà máy được kiểm nghiệm đầy đủ và chính
xác nhờ có một phòng Kiểm nghiệm GLP với đầy đủ các phương tiện trang thiết bị
12
Nguyễn Thị Lê Na Hóa Dược & HCBVTV_ K49
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2009
hiện đại trị giá hàng chục tỷ đồng và đội ngũ kiểm nghiệm viên lành nghề, nhiều kinh
nghiệm, thường xuyên được bổ túc nghiệp vụ.
Tổng kho GSP với dung tích chứa 10000 m
3
được trang bị hệ thống điều hoà
nhiệt độ có thể kiểm soát tự động nhiệt độ và độ ẩm đảm bảo cho việc bảo quản sản
phẩm theo đúng yêu cầu chất lượng. Hệ thống giá kệ, xe nâng hiện đại đáp ứng nhanh
chóng việc cấp phát hàng hoá tránh nhầm lẫn. Đảm bảo hàng hoá đến tay khách hàng
đầy đủ nhanh chóng, chính xác với chất lượng tốt nhất.
Sản phẩm của Pharbaco có mặt tại 64/64 tỉnh thành cả nước từ Lạng Sơn đến
Mũi Cà Mau, có 6 Chi nhánh và Đại lý giao dịch trực tiếp 200 khách hàng trên toàn
lãnh thổ Việt Nam, đồng thời Pharbaco có hợp đồng phân phối sản phẩm thông qua
hàng trăm Công ty dược trên toàn quốc.Các sản phẩm thuốc của Pharbaco hiện có mặt
tại các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc và nhiều bệnh viện lớn ở trung ương cũng
như địa phương.
Ngoài việc cung ứng thuốc cho hệ điều trị trong cả nước bằng các hệ thống chi
nhánh, đại lý và các Công ty phân phối, Pharbaco còn cung ứng cho cả thị trường
ngoài nước.Đến nay khoảng 30 sản phẩm của Pharbaco đã có visa xuất khẩu sang một
số nước trên thế giới như Moldova, Papua New Guinea, Nigeria, Somali, Myanmar,
Campuchia, Lào. Và Pharbaco có các Công ty đại diện phân phối thuốc tại các nước
Campuchia, Nigeria, Moldova, có văn phòng đại diện tại Myanmar. Pharbaco vẫn
đang tiếp tục tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu sang Trung Đông, Châu Âu và
Châu Phi.
Pharbaco sản xuất trên 100 mặt hàng gồm các loại kháng sinh, vitamin, thuốc
tim mạch, thuốc chống sốt rét, thuốc chống lao… với các dạng bào chế khác nhau như
viên nang, viên nén, viên bao, hỗn dịch, thuốc tiêm bột, thuốc tiêm dịch… Sản lượng
13
Nguyễn Thị Lê Na Hóa Dược & HCBVTV_ K49
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2009
hàng năm của Pharbaco đạt trên 2 tỉ viên, 50 triệu ống thuốc tiêm và hàng chục triệu lọ
thuốc tiêm bột các loại.
II. PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT THUỐC KHÁNG SINH
Công ty có các dây chuyền riêng biệt để sản xuất các loại thuốc kháng sinh
nhóm β -lactam như kháng sinh họ penicilin, cephalosporin hay kháng sinh Non β -
lactam ( đang xây dựng ở Sóc Sơn). Do thời gian thực tập có hạn nên chúng em chỉ có
thể tham quan và tìm hiểu được phân xưởng sản xuấ thuốc viên Penicilin.
1. Sơ đồ phân xưởng
Phân xưởng gồm có 40 phòng nhỏ. mỗi một phòng có một chức năng riêng. Sơ
đồ phân xưởng sản xuất:
14
Nguyễn Thị Lê Na Hóa Dược & HCBVTV_ K49
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2009
Hình 2: Phân xưởng sản xuất thuốc viên Penicilin
Giải thích:
1. Nguyên liệu chờ sản xuất
2. Thay bao bì
3. PVC foil casure.
4. Cân nguyên liệu chờ sản xuất
5. Cân sơ chế nguyên liệu
6. Phòng IPC
7. Phòng trộn
8. Nhào cao tốc
9. Sấy tầng sôi
10. Rửa sấy dụng cụ
11. Bán thành phẩm chờ dập viên
12. Kho dụng cụ +tủ điện
13. Kho để thùng sạch
14. Dập viên 1
15. Dập viên 2
16. Đóng nang 1
17. Đóng nang 2
15
Nguyễn Thị Lê Na Hóa Dược & HCBVTV_ K49
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2009
18. Bao film
19. Bán thành phẩm chờ ép vỉ, đóng lọ
20. Lau viên nén
21. Lau viên nang
22. Sản xuất điều kiện đặc biệt
23. Ép vỉ 1
24. Sấy lọ
25. Đóng viên vào lọ
26. Ép vỉ 2
27. Kho thành phẩm chưa đóng gói
28. Thay quần áo khu vực đóng gói
29. Đóng gói
30. Biệt trữ thành phẩm
31. Rửa lọ
32. Văn phòng phân xưởng
33. Để tư trang
34. Thay quần áo nữ
35. Thay quần áo nam
36. Máy lạnh
16
Nguyễn Thị Lê Na Hóa Dược & HCBVTV_ K49
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2009
37. Khí nén
38. Phụ trợ sấy tầng sôi
39. In phun
2. Thuyết minh sơ đồ.
Đây là phân xưởng có nhiệm vụ sản xuất thuốc Penicilin dạng viên. Phân xưởng
đạt tiêu chuẩn GMP Asean về tiêu chuẩn sản xuất thuốc bột họ β -lactam.
Trong phân xưởng này nguyên liệu cũng như nhân viên đều phải tuân theo
những quy trình vệ sinh nhất định trước khi vào phân xưởng sản xuất. Nhân viên phải
mặc quần áo, đội mũ, đi giày bảo hộ lao động theo quy định. Nguyên liệu thuốc được
đi theo một lối riêng. Bao bì đóng gói, chai lọ, nhãn mác cũng có một đường riêng để
vào phân xưởng sản xuất. Để sản xuất được một sản phẩm thuốc viên có các công
đoạn:
Pha chế Đóng góiBao Phim
Dập viên (Đóng
nang)
Hình 3: Các công đoạn sản xuất thuốc viên
Pha chế:
Nguyên liệu ban đầu gồm dược chất chính và các tá dược được đưa vào phòng 4
để cân chia lô, chia mẻ sau đó sang phòng chờ để chuyển sang công đoạn tiếp theo.
Nguyên liệu cho từng lô sản xuất được đưa sang phòng 5 để cân sơ chế nguyên liệu.
Sau khi dược chất và tá dược đã được cân đủ lượng thì được trộn đều với nhau ở
phòng 7 rồi chờ để nhào tạo hạt. Tuỳ từng loại nguyên liệu mà sử dụng cách tạo hạt
khô hay tạo hạt ướt.
17
Nguyễn Thị Lê Na Hóa Dược & HCBVTV_ K49
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2009
Với các loại thuốc nang thì dùng phương pháp tạo hạt khô bằng mát tạo hạt khô.
Với các loại thuốc viên thì phải tạo hạt ướt bằng cách đưa nguyên liệu vào máy nhào
cao tốc ( 8), nguyên liệu gồm dược chất, tá dược đã được trộn lẫn với nhau cộng với
chất dịch kết dính được nhào trộn với với nhau ở tốc độ cao để tạo thành một hỗn hợp
ướt đồng nhất.
Sau đó hỗn hợp này được sấy bởi máy sấy tầng sôi (9) để làm khô và tạo cốm.
Vì sau khi sấy các hạt tạo thành không đồng nhất mà có hạt to, hạt bé do đó phải đưa
vào máy sửa hạt để tạo hạt theo ý muốn rồi được bao trộn để tạo sự đồng nhất lô hoặc
bao viên tá dược. Cốm được biệt trữ ở kho ( 11). Trong kho có hai khu vực riêng biệt
là khu vàng (dán nhãn vàng) và khu xanh (dán nhãn xanh).
Cốm vừa pha chế xong được đưa vào kho và đặt ở khu xanh sau đó được đưa
mẫu đi kiểm nghiệm, nếu đạt các tiêu chuẩn kiểm nghiệm thì được dán nhãn xanh và
chuyển sang vùng xanh chờ công đoạn tiếp theo, nếu không đạt yêu cầu thì lại chuyển
về công đoạn trước để pha chế lại.
Dập viên:
Bán thành phẩm đạt yêu cầu được đưa đi dập viên bằng các máy dập viên
( 14,15) và chờ bao phim.
Đóng nang:
Với các loại thuốc nang như Amoxifcilin 0,5g thì bán thành phẩm được đóng
vào nang bằng các máy đóng nang rồi cũng được lau nang (21) để lau hết bụi và đưa
vào kho biệt trữ 19.
Bao phim:
18
Nguyễn Thị Lê Na Hóa Dược & HCBVTV_ K49
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2009
Với thuốc viên sau khi đập viên còn có một công đoạn hết sức cần thiết đó là
bao phim. Ở công đoạn này viên thuốc được đưa vào máy bao phim để bao một lớp
phim mỏng khoảng vài micromet. Lớp phim mỏng này có vai trò để che giấu mùi vị
thật của thuốc, tạo cảm giác dễ uống hoặc để điều chỉnh sự hoà tan của viên thuốc ở dạ
dày hay ruột. Sau đó thuốc được đưa qua công đoạn lau viên (20) để lau hết bụi bám
trên viên thuốc rồi đưa vào kho biệt trữ chờ ép vỉ hoặc đóng lọ (19) Đóng gói:
Có hai cấp đóng gói là đóng gói cấp I và đóng gói cấp II:
− Đóng gói cấp I : bao gồm các công đoạn như ép vỉ hoặc đóng lọ. Ở giai đoạn
này sản phẩm được đóng gói và tiếp xúc trực tiếp với bao bì. Với các loại thuốc
vỉ thì viên nén hoặc viên nang được đưa vào các máy ép vỉ để đóng thành các vỉ
thuốc. Còn với các loại thuốc được đựng trong lọ thì thuốc cũng được đưa vào
các máy đóng lọ để đóng viên vào lọ.
− Đóng gói cấp II: là quá trình xếp vỉ vào hộp, dán nhãn cho lọ và đóng vào hộp
trước khi phân phối.
PHẦN III: CÔNG TY THUỐC SÁT TRÙNG VIỆT NAM
I. GIỚI THIỆU CHUNG
Là một thành viên của Tổng Công ty Hoá chất Việt nam, Công ty Thuốc sát
trùng Việt Nam được thành lập năm 1976, do sự sát nhập và sắp xếp lại các xí nghiệp
cùng ngành. Công ty bao gồm cơ sở sản xuất - nghiên cứu - triển khai, quảng bá – Tiếp
thị và mạng lưới phân phối tại khắp nơi trong nước. Trụ sở chính tại Thành phố Hồ
Chí Minh, Công ty có văn phòng đại diện ở Hà nội, Huế, Bình dương đảm bảo sự hoạt
động thường xuyên trong toàn quốc.
19
Nguyễn Thị Lê Na Hóa Dược & HCBVTV_ K49
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2009
Sau 25 năm tồn tại và phát triển, Công ty có nhiều bước chuyển biến quan trọng:
Sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú có hiệu quả cao và hiện là nhà cung cấp có
uy tín và quen thuộc nhất với nông dân. Một số sản phẩm được xuất khẩu.
1. Sản xuất
Với hai nhà máy sản xuất hoạt chất, sáu xí nghiệp gia công từ Bắc vào Nam,
Công ty Thuốc sát trùng Việt Nam có thể sản xuất hàng năm từ 30 đến 40.000 tấn
thành phẩm bao gồm các loại thuốc trừ sâu, trừ bệnh, trừ cỏ dại, bảo quản kho tàng,
kích thích tố thực vật ở dạng bột, hột, nước, nhũ dầu, viên trên các dây chuyền công
nghệ đã được cải tạo hoặc nhập từ nước ngoài.
Sản xuất hoạt chất: Được tiến hành tại Công ty Liên doanh Kosvida (Kosvida
Agrochemical Companny Ltd.) một liên doanh giữa Công ty Thuốc sát trùng Việt
Nam, Công ty Kosco và Công ty Daewoo với các sản phẩm BPMC (95% min),
Carbofuran (97% kỹ thuật), Glyphosate (62% DD, 41% DD), Isoprothiolan (96% min).
Công suất chung: 2000 T/năm.
Từ những hoạt chất này, có thể gia công thành hàng vạn tấn thành phẩm.
− Thuốc trừ sâu: Là nhóm sản phẩm chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số các sản phẩm
của VIPESCO. Với hàng chục chủng loại khác nhau, chúng có thể diệt hầu hết
các loại sâu hại những cây lương thực, rau quả và cây công nghiệp.
− Thuốc trừ nấm bệnh: Bệnh cây trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gây hại không
kém so với sâu bệnh, đặc biệt là khi phát triển thành dịch, gây mất mùa trên diện
tích rộng. Về sản lượng, hiện nay truốc trừ nấm bệnh đứng hàng thứ hai trong số
các sản phẩm của VIPESCO, tập trung vào việc trừ bệnh đạo ôn và bệnh khô
vằn cho lúa là hai bệnh phổ biến hơn cả.
20
Nguyễn Thị Lê Na Hóa Dược & HCBVTV_ K49
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2009
Để nâng cao tính chọn lọc và giảm tác dụng có hại đối với môi trường, Công ty đã
triển khai liên doanh sản xuất thuốc trừ nấm bệnh vi sinh Validamycin công suất 3000
tấn/năm, có khả năng xuất khẩu.
− Thuốc trừ cỏ: Theo dự kiến trong tương lai thuốc trừ cỏ sẽ tăng nhanh trong đó
VIPESCO đặt ưu tiên cho thuốc trừ cỏ vào cây lương thực chính là lúa. Công ty
nâng cao tỷ lệ chất trừ cỏ trong bộ sản phẩm của mình phục vụ cho việc phát
triển kinh tế trang trại và trồng cây ăn quả.
Bên cạnh thuốc sát trùng nông nghiệp VIPESCO còn sản xuất các loại thuốc bảo
vệ kho tàng và thuốc sát trùng gia dụng. Thuốc bảo vệ kho tàng nhằm khống chế
những tổn thất sau thu hoạch và bảo quản các kho hàng hoá xuất nhập khẩu, gây ra chủ
yếu do chuột và côn trùng trong kho. Hai mặt hàng quen thuộc, có hiệu quả cao và
được sản xuất theo công nghệ của Công ty đi từ nguyên liệu trong nước là FOBEKA
và PHOSTOXIN. Các loại thuốc này đã từng tham gia dập tắt được dịch chuột phá lúa
trong nhiều năm rộ lên ở miền Bắc cũng như miền Nam. Chất xông hơi trừ mối mọt
trong các kho thực phẩm không để lại dư lượng độc trong thực phẩm.
Thuốc sát trùng gia dụng gồm các sản phẩm diệt côn trùng trong nhà như ruồi,
muỗi, gián, kiến - những kẻ trung gian truyền bệnh nguy hiểm. Chúng được gia công
dưới các dạng thuận tiện cho việc sử dụng như nhang, bình xịt, dầu, viên phấn…
Nhang và bình xịt diệt côn trùng trong nhà nhãn hiệu Mosfly là sản phẩm liên doanh
của VIPESCO và MALAYSIA, được tín nhiệm cao trong nước nhờ hiệu quả và an
toàn.
Ngoài các sản phẩm chủ yếu có sản lượng lớn, VIPESCO còn triển khai một số
sản phẩm khác phục vụ việc trồng trọt, đó là:
21
Nguyễn Thị Lê Na Hóa Dược & HCBVTV_ K49
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2009
− Chất điều hoà sinh trưởng cây trồng: có tác dụng đẩy nhanh sự sinh trưởng, ra
rễ, hoa, tỷ lệ thụ phấn (đậu quả) và chất lượng sản phẩm. Đã nhiều năm qua, các
mặt hàng như VIPAC 88, VIPROM, VIKIPI và VIMOGREEN đã có tín nhiệm
với khách hàng. Chúng được dùng để sử lý hạt giống cũng như phun lên hoa và
tác động rõ rệt đến năng xuất.
− Phân bón lá: Cung cấp các chất dinh dưỡng và đặc biệt các nguyên tố vi lượng
dưới dạng dễ hấp thụ, qua hệ thống lá cây, không những làm cho cây phát triển
nhanh hơn, chất lượng sản phẩm cao hơn mà còn hạn chế được các bệnh.hại cây.
Phân bón lá dùng cho lúa, các loại rau - quả có tiềm năng thị trường lớn trong
tương lai.
ii. Nghiên cứu và phát triển
Để có thể mở rộng và sản xuất , đa dạng hóa sản phẩm không thể thiếu công tác
nghiên cứu - triển khai, do trung tâm Nghiên cứu sản xuất hoá chất nông dược phẩm.
với đội ngũ các nhà khoa học trẻ và trang thiết bị tương đối hiện đại, cũng như các
thiết bị sản xuất quy mô nhỏ, trung tâm đã nghiên cứu các hoạt chất mới, có hiệu qủa
cao, tác dụng chọn lọc nhưng nhanh chóng phân hủy trong điều kiện tự nhiên, không
để lại dư lượng độc; các công thức pha chế theo hướng giảm sử dụng các dung môi
hữu cơ tác động xấu đến môi trường; các dạng gia công thích hợp ít gây ô nhiễm. trung
tâm cũng đặc biệt chú ý đến việc phát triển sản phẩm mới như chất điều hòa sinh
trưởng, phân bón lá, các phụ gia và chất độn, chất hấp dẫn, chất xua đuổi, nông dược
sinh học. qua khâu thí nghiệm lớn và quảng bá, những sản phẩm mới nào được thị
trường chấp nhận sẽ nhanh chóng được sản xuất trên quy mô lớn.
22
Nguyễn Thị Lê Na Hóa Dược & HCBVTV_ K49
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2009
iii. Hợp tác quốc tế
VIPESCO có mối quan hệ rộng rãi với nhiều đối tác quốc tế. Những mối quan
hệ của Công ty không chỉ là quan hệ thương mại mà còn là quan hệ công nghệ. Chúng
đóng vai trò quan trọng trong việc đổi mới các công nghệ, áp dụng các dây chuyền sản
xuất tiên tiến, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Việc thành lập các Công ty liên doanh như Kosvida với Hàn quốc, Viguato với
Trung quốc, Mosfly Việt nam với Malaysia là dẫn chứng về hiệu quả của việc hợp tác
quốc tế.
Xúc tiến ngoại thương là một trong những ưu tiên của VIPESCO. Nhiều sản
phẩm của Công ty xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á, Trung quốc, Đài loan…. Số
khách hàng và doanh số ngoại thương tăng liên tục đạt 15-17 triệu USD/năm.
VIPESCO còn là độc quyền tiêu thụ sản phẩm cho các hãng nước ngoài nổi tiếng như
AVENTIS, CALTEX, GROWING, NIHON NOHYAKU…
Sự tin cậy lẫn nhau và cùng có lợi là phương châm của VIPESCO trong quan hệ
quốc tế, là yếu tố đưa đến thành công và nâng cao uy tín của Công ty. Trong giai đoạn
phát triển đầy hứa hẹn sắp tới VIPESCO sẵn sàng đón nhận mọi sự hợp tác với bất cứ
đối tác nước ngoài nào.
II. MỘT SỐ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY
Công ty chủ yếu là gia công các sản phẩm. Hiện nay duy nhất chỉ có dây chuyền
sản xuất đồng oxy clorua là hoàn chỉnh do công ty sản xuất.
1. Dây chuyền sản xuất Đồng oxy clorua.
a. Sản phẩm:
23
Nguyễn Thị Lê Na Hóa Dược & HCBVTV_ K49
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2009
Đồng oxyclorua [ CuO.CaCl
2
.4H
2
O ],còn có tên là đồng oxyclorua kiềm hoặc
đồng II clorua oxit hyđrat được sử dụng như thuốc trừ nấm bệnh từ những năm 1990
với tên thương mại Cupravit (hang Bayer) hoặc Recop (hãng Sandoz). Tuy nhiên do
những tính chất ưu việt nên nó vẫn còn được sử dụng đến ngày nay.
Tính chất hoá lý: Đồng oxyclorua là bột màu xanh da trời, không tan trong nước
và dung môi hưu cơ, tan trong axít loãng tạo thành muối đồng II, tan trong NH
4
OH tạo
thành phức ion. Thành phần của hoạt chất phụ thuộc vào điều kiện công nghệ sản xuất.
Hoạt chất có tính ăn mòn kim loại .
Hoạt tính sinh học và ứng dụng: Đồng oxyclorua là thuốc trừ nấm có tính
phòng hơn là trừ. thuốc có tác dụng với các nấm Phytophthora infecstans,
Pseudoperonospora humuli trên rau quả như cà chua, khoai tây… Ở Việt Nam, đồng
oxyclorua được sản xuất từ năm 1980. Thuốc gia công dạng WP, dùng đơn hoặc hỗn
hợp với các thuốc trừ nấm khác như Cacbendazim, Zineb. Dithan…
b. Dây chuyền công nghệ:
Nước + Đồng
Sunphát +muối ăn
Đóng gói
Máy vẩy ly tâmTrộn với nhũ dầuPhơi khô
Nghiền nhỏ
Bể lắng
Thùng phản ứng
(Khuấy trộn + Đá
vôi)
24
Nguyễn Thị Lê Na Hóa Dược & HCBVTV_ K49
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2009
Hình 4: Dây chuyền sản xuất Đồng oxyclorua
c. Thuyết minh dây chuyền công nghệ:
Nguyên liệu ban đầu là CuSO
4
98%, NaCl, H
2
O, CaCO
3
được chuẩn bị sẵn lượng
theo từng mẻ sản phẩm. Đầu tiên cho khoảng 450ml nước vào thiết bị phản ứng trước
sau đó cho dần dần 450kg đồng sunphát và 54kg muối ăn vào, bật cánh khuấy để trộn
đều. Sau khi trộn trong khoảng 2- 3 tiếng thì từ từ cho 260kg bột CaCO
3
vào để thực
hiện phản ứng. Lúc này nếu cho bột CaCO
3
vào một lúc thì phản ứng xảy ra mãnh liệt
có thể làm trào ra khỏi bể.
PTPƯ:
CuSO
4
+ 2NaCl + CaCO
3
+4 H
2
O CuO.CaCl
2
.4H
2
O + Na
2
SO
4
+ CO
2
Thời gian phản ứng cho mỗi mẻ khoảng 8h. Sau phản ứng sản phẩm được tháo
xuống bể lắng, loại bớt nước, sau đó tiếp tục cho vào máy vẩy li tâm để loại bỏ hết
nước trong sản phẩm.
Sau khi đã lọc bỏ hết nước, sản phẩm được trộn với SanimanH tạo nhũ dầu
trong máy trộn. Quá trình trộn nhũ dầu này có mục đích làm tăng độ bám dính trên cây
trồng và kết thúc khi tạo được một hỗn hợp đặc quánh rồi được rải ra phơi khô đến khi
đạt tiêu chuẩn thì được nghiền và chờ đóng gói, lưu kho.
ii. Dây chuyền gia công các sản phẩm thuốc dạng dung dịch hoặc
thuốc dạng bột:
a. Sơ đồ công nghệ:
25
Nguyễn Thị Lê Na Hóa Dược & HCBVTV_ K49