Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

BÀI SOẠN CÁC VĂN BẢN ĐỌC THÊM TRONG SGK VĂN 12 TẬP 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94 KB, 8 trang )

SOẠN BÀI
CÁC VĂN BẢN ĐỌC THÊM TRONG SGK NGỮ VĂN 12/ TẬP 1 – HKI


“Mấy ý nghĩ về thơ” – Nguyễn Đình Thi:
o Tác giả lý giải như thế nào về những đặc trưng cơ bản của thơ?


Biểu hiện tâm hồn con người:



Để làm nổi bật đặc trưng cơ bản nhất của thơ là biểu hiện tâm hồn con người,
Nguyễn Đình Thi đã phân tích, lí giải về mối quan hệ giữa thơ với tâm hồn của
con người bằng cách đưa ra một loạt dẫn chứng:



“Ta nói trời hôm nay nên thơ, nhưng chính ra là lòng chúng ta mong một nỗi
niềm vui buồn nào mà muốn làm thơ, hoặc đọc thơ về trời xanh. Mưa phùn như
chính nỗi nhớ nhung gặp buổi chiều mưa mà muốn thì thầm những câu thơ
chưa thành hình rõ".



“Làm một câu thơ yêu, tâm hồn cũng rung động như khi có người yêu trước
mặt".



“Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm với


cuộc sống".

 Qua đó tác giả muốn nhấn mạnh giữa thơ với tâm hồn con người có sự tác động
qua lại lẫn nhau.


Tiếp theo tác giả đưa ra đặc điểm của thơ để khẳng định thơ diễn tả tâm hồn
con người.



“Thơ là một thứ nhạc", “Một thứ nhịp điệu bên trong, một thứ nhịp điệu của
hình ảnh, tình ý" nhưng nói chung những cái đó là “của tâm hồn".



Nhịp điệu thơ được hình thành từ những cảm xúc, hình ảnh và trong khoảng im
lặng “cũng là nơi lưu trú ngụ kín đáo của sự xúc động".

 Cuối cùng tác giả kết luận “đường đi của thơ là đi thẳng vào tình cảm ". Điều đó
có nghĩa thơ là phương tiện biểu hiện của tâm hồn con người.
Tình cảm:
“Bài thơ là những câu, những lời diễn lên, làm sống ngay lên một tình cảm,
một nỗi niềm trong lòng người đọc”.
“Bài thơ là sợi dây truyền tình cảm cho người đọc”.








Cảm xúc:
“Cảm xúc là phần xương thịt hơn cả đời sống tâm hồn", “bất cứ cảm xúc tình
tự nào của con người cũng dính liền với sự suy nghĩ".
 Tư tưởng:
“Những tư tưởng trong thơ là tư tưởng dính liền với cuộc sống, ở trong cuộc
sống. Tư tưởng của nhà thơ nằm ngay trong cảm xúc, tình tự".
 Hình ảnh:
“Là hình ảnh thực nẩy lên trong tâm hồn khi ta sống trong một cảnh huống
hoặc trạng thái nào đấy", ví như “những tia lửa loé lên khi búa đập vào sắt
trên đi" được thu lượm kết nên một bó sáng.
 Cái thực trong thơ:
“Là những hình ảnh sống có sức lôi cuốn và thuyết phục người đọc. Đó là
những hình ảnh chưa có vết nhoà của thói quen, không bị dập khuôn vào
những ý niệm trừu tượng định trước".
o Ngôn ngữ thơ có gì đặc biệt so với ngôn ngữ các thể loại văn học
khác?













Ngôn ngữ thơ khác với ngôn ngữ của các thể loại văn học khác ở chỗ nó có
nhịp điệu, có tính nhạc và ý ở ngoài lời “thi tại ngôn ngoại”.


DC:

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về
(Đất nước – Nguyễn Đình Thi)

 Phần “thi tại ngôn ngoại” trong hai câu thơ trên:
+ Tiếng nói thiêng liêng của lịch sử cha ông luôn vọng về nhắc nhở.
+ Sức mạnh truyền thống của lịch sử dân tộc tạo nên động lực, niềm tự hào
cho thế hệ hiện tại trong cuộc đương đầu với thực dân Pháp xâm lược.


Nguyễn Đình Thi đã so sánh ngôn ngữ thơ với ngôn ngữ văn xuôi để tìm ra
điểm riêng của thơ: “đường đi của thơ là con đường đi thẳng vào tình cảm
không quanh co... Trong khi văn xuôi lôi cuốn người như dòng nước đưa ta đi
lần lượt từ điểm này qua điểm khác thì thơ chỉ chọn một ít điểm chính bấm vào
những điểm ấy thì toàn thể dóng lên theo”.



Ngôn ngữ trong thơ phải có hồn, có sức gợi, phải kết tinh trong đó tình cảm,
cảm xúc của thi nhân.





Nhịp điệu, nhạc điệu trong thơ chính là nhịp điệu, nhạc điệu bên trong tâm hồn
nhà thơ.
o

Nguyễn Đình Thi quan niệm như thế nào về thơ tự do, thơ không
vần?



Trước tiên, các tác giả công nhận vai trò sức mạnh của vần, nhịp, luật thơ, sau
đó sử dụng thao tác lập luận bác bỏ để khẳng định không có nó người làm thơ
vẫn thành công. "Theo tôi những luật lệ của thơ từ âm điệu đến vần đều là
những vũ khí rất mạnh trong tay người làm thơ. Không phải hễ thiếu những vũ
khí ấy trên trận đánh nhất định thua. Thiếu vũ khí ấy trận đánh gay go thêm
nhiều, nhưng người làm thơ vẫn có thể thắng.



Đưa ra quan niệm: “Tôi nghĩ rằng không có vấn đề thơ tự do, thơ có vần và thơ
không vần"



Định hướng cách hiểu về thơ: “Tôi nghĩ rằng chúng ta không nên lo thơ đi vào
hình thức này hay hình thức khác mà trước hết nên lo sao phải nói lên được
những tình cảm tư tưởng mới của thời đại. Dùng bất cứ hình thức nào miễn là
thơ diễn được đúng tâm hồn con người mới hiện nay. Đây chính là vấn đề trọng
tâm, cốt lõi quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi.
 Nhận xét:






Quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi đúng đắn, tiến bộ, sát thực với tình
hình thơ ca thời đại.



Quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi ngày nay vẫn còn nguyên giá trị.

“Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, 1 – 12 – 2003” –
Cô-phi An-nan:
o HIV khác AIDS như thế nào?
 Đầu tiên, HIV là tên của một loại virus chứ không phải là một loại bệnh.
 Một người có thể nhiễm HIV, nhưng các triệu chứng của HIV thì không
phát triển. Tuy nhiên, nếu virus HIV không được loại bỏ tất yếu sẽ thành
bệnh, khi đó được gọi là AIDS-Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do
virus này gây ra. Hệ miễn dịch của một bệnh nhân mắc AIDS thường yếu,
do đó người này dễ bị tấn công bởi các vi trùng thông thường, gây ra bệnh
như viêm phổi.


Một người mắc AIDS chắc chắn có HIV, nhưng một người có HIV thì chưa
hẳn bị AIDS.



Trong lời kêu gọi mọi người phải nỗ lực phòng chống HIV/AIDS
nhiều hơn nữa, tác giả đã đặc biệt nhấn mạnh đến điều gì?

 Tác giả đã đặc biệt nhấn mạnh: "Thậm chí chúng ta còn bị chậm hơn nữa
về tiến độ hoàn thành các mục tiêu nếu sự kì thị và phân biệt đối xử vẫn
tiếp tục diễn ra đối với những người bị HIV/AIDS".
o Hãy nêu thông điệp của người viết qua những câu văn sau: “Trong
thế giới khốc liệt của AIDS, không có khái niệm chúng ta và họ. Trong
thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết”.
 Thông điệp: Trong quá trình đấu tranh để đẩy lùi căn bệnh nguy hiểm chết
người này, tất cả chúng ta đều không được kì thị và phân biệt đối xử với
bất kỳ ai. Đồng thời, những người bị AIDS cần mạnh dạn công khai, lên
tiếng về bệnh của mình, chỉ như thế mới cứu được bản thân.
o Em hiểu như thế nào về từ “im lặng” trong câu văn trên?
“Im lặng” ở đây tức là thái độ sai lầm của cả “chúng ta” và “họ”: người
mắc bệnh không dám công khai nên nguy cơ lây nhiễm càng cao; người
chưa mắc bệnh thiếu sự hiểu biết nên không biết cách phòng tránh... Im
lặng còn là sự dửng dưng, mất cảnh giác và thiếu tinh thần đấu tranh trước
đại dịch AIDS. Trong khi đó, hiểm hoạ này có thể tấn công bất kì ai, vào
bất kì lúc nào. Sự "im lặng" của "chúng ta" và "họ" đã tạo điều kiện thuận
lợi cho căn bệnh thế kỉ gieo rắc cái chết khắp nơi và với một tốc độ kinh
hoàng...
“Bác ơi!” – Tố Hữu:
o



o

Tâm trạng bàng hoàng, đau xót của nhà thơ trước sự kiện của Bác
Hồ qua đời được diễn tả như thế nào trong 4 khổ thơ đầu?
 Tâm trạng được thể hiện trong dáng đi lần bước: Xót xa, đau đớn
– “chạy về”, “lần theo lối sỏi quen”; bơ vơ – “đến bên thang gác,

đứng nhìn lên”; bàng hoàng, không tin vào sự thật – “Bác đã đi rồi
sao, Bác ơi!”.
 Trong cách cảm nhận thiên nhiên: “Đời tuôn nước mắt, trời tuôn
mưa”.
 Cảnh vật: Hoang vắng, lạnh lẽo, ngơ ngác, không bóng dáng Người
(“Ướt lạnh vườn rau”, “mấy gốc dừa”, “Chuông ôi chuông nhỏ còn


o

reo nữa?”, “Phòng lạnh”, “rèm buông”, “tắt ánh đèn”, “Trái bưởi
kia”, “hoa nhài”, “mặt hồ”.
6 khổ thơ giữa bài tập trung thể hiện hình tượng Bác Hồ với những
vẻ đẹp, phẩm chất đáng quý nào?
Hình tượng Bác Hồ được thể hiện trên nhiều khía cạnh, phương diện:
a. Về lí tưởng và lẽ sống:
- Ôm cả non sông mọi kiếp người
- Tự do cho mỗi đời nô lệ
- Nâng niu tất cả chỉ quên mình
Đó là lí tưởng sông cao đẹp, là lẽ sống quên mình vì mọi người của bậc
“đại nhân, đại trí, đại dũng". Bác hi sinh cả hạnh phúc cá nhân để lo cho
cả dân tộc, lo cho mỗi sinh linh bé nhỏ được tự do hạnh phúc, yên vui.
b. Niềm vui và tình thương của Người được thể hiện ở nhiều cung bậc,
góc độ:
- Bác đau: dân nước, năm châu; lo: muôn mối; yêu: ngọn lúa, cành hoa;
nhớ: Miền Nam; vui: mỗi mầm non trái chín, tiếng ca chung..
- Bác nghe từng bước ra tiền tuyến: lắng mỗi tin mừng...
Tất cả những động từ biểu thị tâm trạng trong các khổ thơ đã vẽ lên chân
dung của Bác. Người dành cả trái tim, tấm lòng, trí óc, bầu nhiệt huyết
cho nhân dân. Tất cả những điều mà người quan tâm tới không có gì dành

có cá nhân, cho riêng bản thân Người mà đều vì dân tộc, Tổ quốc. Thế
mới thấy hết được trái tim của người Cha, người Mẹ, người Bác, người
Anh trong trái tim vĩ đại Hồ Chí Minh.

c. Di sản Người để lại:
- Bác để tình thương cho chúng con
- Một đời thanh bạch, áo vải hồn muôn trượng...


Những gì mà Người để lại cho dân tộc đã vượt lên trên giá trị vật chất tầm
thường, món quà vô giá Người để lại là di sản tinh thần, đó là tình yêu
thương, là một trái tim chỉ biết quên mình; đó là một cuộc đời đơn giản,
thanh bạch, cao quý. Chính sự giản dị, thanh bạch trong lối sống đã tạo
nên một hình ảnh Hồ Chí Minh vĩ đại, khắc sâu trong mỗi trái tim Việt
Nam hơn mọi bức tượng đồng được xây dựng công phu. Lời thơ là lời
ngợi ca sự tồn tại vĩnh hằng của một cuộc đời rất đỗi giản dị, thanh cao đã
hi sinh cho giông nòi, dân tộc này.


“Đò lèn” – Nguyễn Duy:
o Trong 2 khổ thơ đầu bài thơ, cái tôi của tác giả thời tuổi nhỏ được tái
hiện như thế nào?
 Tuổi thơ của tác giả phải nếm trả những cơ cực, nghèo đói do chiến tranh;
nhưng hình ảnh tác giả thời ấu thơ vẫn vừa rất tình cảm, tội nghiệp, đáng
yêu, vừa tinh nghịch ranh mãnh, và có cả cái xấu hồn nhiên của đứa trẻ:
Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá Níu váy bà đi chợ Bình Lâm Bắt chim sẻ ở
vành đai tượng Phật Và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần Những kỉ niệm
vừa đẹp vừa không đẹp nhưng hấp dẫn chúng ta vì sự chân thành, khác với
xu hướng phổ biến là tô đẹp cho những kỉ niệm thuở nhỏ của mình.
 Nét mới: nói ra cả những kỉ niệm không đẹp nhưng là sự thật lẽ ra phải

giữ kín, hoặc phải quên đi: “ăn trộm nhãn chùa Trần" là một lỗi lầm của
tác giả thời trẻ con, nhưng là lỗi lầm nhỏ, có thể thông cảm được và khi
tác giả thành thật thú nhận thì chúng ta còn thấy đó là một đứa trẻ dễ mến,
đáng yêu và rất xúc động trước sự chân thật ấy. Đây cũng là sự đổi mới
trong cách nhìn, cách cảm của những nhà văn, nhà thơ sau năm 1975;
dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, dám nói ra sự thật từ góc nhìn không
thuận chiều.
o

Hình ảnh người bà hiện lên trong ký ức của nhà thơ như thế nào? Từ
“thập thững” trong câu thơ Quán Cháo, Đồng Giao thập thững
những đêm hàn” diễn tả điều gì?
1. Hình ảnh người bà âm thầm chịu đựng, hi sinh vì đứa cháu mồ côi
trong tình thương của tác giả được tái hiện rất cảm động:

- Hình ảnh người bà lam lũ, vất vả, lặn lội thân cò trong tình thương của đứa cháu:


Bà mò cua xúc tép ở đồng Quan
Bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quán cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn
- Hình ảnh người bà đi bán trứng ở ga Lèn đầy cảm động giữa sự tan hoang của cảnh
vật
Bom Mĩ giội nhà bà tôi bay mất
Đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền
Thánh với Phật rủ nhau bay đi hết
Bà tôi đi bán trứng ga Lèn
- Nỗi xót xa của người cháu thi sĩ ấy là ngày trở lại, ngày chiến thắng trở về không
còn được gặp người bà thân yêu. Hình ảnh nấm mồ thể hiện 31 hối hận chân thành và
đó cũng là tình yêu thương sâu sắc của nhà thơ đối với bà của mình:


o

Khi tôi biết thương bà thì đã muộn
Bà chỉ còn là một nắm cỏ thôi
2. Từ láy “thập thững” gợi tả dáng đi dò dẫm mà tất tả của bà cụ trong
đêm giá rét. Tưởng chừng như bao cơ nhọc của cuộc đời đều hiện
hết trong dáng đi ấy. Lại một lần nữa ta bắt gặp trong thơ ca hình
ảnh tỉ lần cò lặn lội, nhưng không phải lặn lội vì con mà lặn lội vì
cháu – vì thế hệ thứ ba.
Bài thơ thể hiện tình cảm, tâm trạng gì của tác giả khi nghĩ về người
bà của mình? Tình cảm, tâm trạng, cảm xúc ấy được thể hiện rõ qua
những câu thơ nào?

Nét độc đáo trong cách thể hiện tình cảm đối với người bà của Nguyễn Duy là bộc lộ
tình cảm trực tiếp, những kí ức ùa về dào dạt rất chân thành, không che đậy dưới bất
kì hình ảnh, biểu tượng nào. Mặt khác, nhà thơ bày tỏ tình cảm đối với bà bằng
những lời thơ như tự trách mình, như ăn năn, hối lỗi khi nhớ về một thời vô tâm,
vụng dại đã qua, chưa kịp làm gì để đền đáp công ơn của bà. Lời thơ rưng rưng, đau
nhói lòng người:
Khi tôi biết thương bà thì đã muộn
Bà chỉ còn là một nắm cỏ thôi!




×